Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt chất thải nguy hại hiện đạng áp dụng tại việt nam đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 109 trang )

“Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt
CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý ” – Lê Thị
Thu Hiền – Cao học CNMT 2010

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải
nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý” do TS. Lý Bích Thủy hƣớng dẫn do tôi
thực hiện, không sao chép của bất cứ tác giả hay tổ chức nào ở trong và ngoài nƣớc.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung đã trình bầy trong Luận văn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2012
Học viên

Lê Thị Thu Hiền

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

a


“Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt
CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý ” – Lê Thị
Thu Hiền – Cao học CNMT 2010

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Đặng Kim Chi và
TS. Lý Bích Thủy ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn tôi thực hiện Luận văn, ngƣời luôn
quan tâm, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô giáo của Viện
Khoa học và Công nghệ Môi trƣờng - Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận
tình giúp đỡ, ân cần dạy bảo và trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích, thiết thực


trong những năm qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo sau Đại học - Trƣờng Đại học Bách
Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Công ty Cổ phần Môi trƣờng Đô thị
và Công nghiệp 11 - URENCO 11, Công ty TNHH Sản xuất Dịch vụ Thƣơng mại
Môi Trƣờng Xanh, Công ty TNHH Tân Thuận Phong đã tạo điều kiện thuận lợi để
tôi có đƣợc những thông tin quý báu để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ khoa học này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn.
Hà Nội, ngày 02 tháng 11năm 2012.
Học viên

Lê Thị Thu Hiền

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

b


“Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt
CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý ” – Lê Thị
Thu Hiền – Cao học CNMT 2010

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................ 4
I.1. Tổng quan chất thải nguy hại ......................................................................... 4
I.1.1. Tổng quan về chất thải nguy hại .............................................................. 4
I.1.1.1. Khái niệm về chất thải nguy hại ........................................................ 4

I.1.1.2. Một số đặc trƣng của CTNH Việt Nam ............................................. 5
I.1.2. Một số công nghệ xử lý CTNH ở Việt Nam hiện nay ............................ 11
I.1.3.1. Công nghệ đốt................................................................................. 11
I.1.3.2. Công nghệ hóa rắn .......................................................................... 15
I.1.3.3. Công nghệ tái chế ........................................................................... 16
I.1.3.4. Công nghệ lƣu giữ .......................................................................... 18
I.2. Tổng quan về công nghệ đốt CTNH............................................................. 19
I.2.1. Cơ sở lý thuyết của quá trình đốt chất thải rắn ....................................... 19
I.2.1.1. Lý thuyết quá trình đốt của chất thải rắn [16 .................................. 20
I.2.1.2 Cân bằng vật chất và cân bằng nhiệt lƣợng trong lò đốt [16 ........... 21
I.2.2. Lý thuyết của quá trình xử lý khói lò ..................................................... 22
I.2.2.1. Sự hình thành các chất thải ............................................................. 22
I.2.2.2. Một số phƣơng pháp xử lý khói lò ................................................. 25
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT
THẢI ..................................................................................................................... 32
II.1. Đánh giá công nghệ xử lý chất thải ............................................................. 32
II.1.1. Khái niệm về đánh giá công nghệ xử lý chất thải ................................. 32
II.1.1.1. Khái niệm ...................................................................................... 32
II.1.1.2. Một số khái niệm liên quan ............................................................ 32
II.1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải ............. 33
II.1.2. Tình hình áp dụng công nghệ xử lý chất thải ở Việt Nam ..................... 34
II.1.3. Tình hình áp dụng đánh giá công nghệ xử lý chất thải trên thế giới ...... 36
II.2. Các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải. ......................................... 38
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

c


“Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt
CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý ” – Lê Thị

Thu Hiền – Cao học CNMT 2010

II.2.1. Khái niệm ............................................................................................ 38
II.2.2. Giới thiệu phƣơng pháp luận xây dựng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý
chất thải .......................................................................................................... 38
II.2.2.1. Nguyên tắc chung .......................................................................... 38
II.2.2.2. Các yếu tố căn cứ lựa chọn công nghệ xử lý chất thải .................... 39
II.2.2.3. Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để xây dựng
tiêu chí đánh giá công nghệ đốt CTNH. ...................................................... 40
II.2.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá công nghệ đốt CTNH ................................ 42
II.2.3.1. Hiệu quả xử lý CTNH ................................................................... 43
II.2.3.2. Chi phí kinh tế ............................................................................... 44
II.2.3.3. Trình độ công nghệ và thiết bị xử lý .............................................. 45
II.2.3.4. Phù hợp với điều kiện Việt Nam .................................................... 46
II.2.3.5. An toàn về môi trƣờng ................................................................... 48
II.2.4. Lƣợng hóa các tiêu chí đánh giá ........................................................... 50
II.2.4.1. Tiêu chí I: Hiệu quả xử lý CTNH .................................................. 51
II.2.4.2. Tiêu chí II: Chi phí kinh tế............................................................. 53
II.2.4.3. Tiêu chí III: Trình độ công nghệ và thiết bị xử lý ........................... 54
II.2.4.4. Tiêu chí IV: Phù hợp với điều kiện Việt Nam ................................ 55
II.2.4.5. Tiêu chí V: An toàn về môi trƣờng ................................................ 57
CHƢƠNG 3: HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ ĐỐT CTNH Ở MỘT SỐ CƠ SỞ ĐÃ
ĐƢỢC LỰA CHỌN ĐÁNH GIÁ .......................................................................... 60
III.1. Công ty Cổ phần Môi trƣờng Đô thị và Công nghiệp 11 - URENCO 11... 60
III.1.1. Giới thiệu ........................................................................................ 60
III.1.2. Công nghệ đốt chất thải ................................................................... 60
III.2. Công ty TNHH Sản xuất Dịch vụ Thƣơng mại Môi Trƣờng Xanh ............ 64
III.2.1. Giới thiệu ........................................................................................ 64
III.2.2. Công nghệ đốt chất thải ................................................................... 65
III.3. Công ty TNHH Tân Thuận Phong ............................................................. 73

III.3.1. Giới thiệu ........................................................................................ 73
III.3.2.Công nghệ đốt chất thải .................................................................... 74
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

d


“Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt
CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý ” – Lê Thị
Thu Hiền – Cao học CNMT 2010

CHƢƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CTNH BẰNG PHƢƠNG PHÁP
ĐỐT CHO CÁC CƠ SỞ XỬ LÝ CTNH ĐÃ LỰA CHỌN .................................... 77
IV.1. Đánh giá bằng điểm số các công nghệ đốt đã khảo sát ............................ 77
IV.1.1. Công ty CP Môi trƣờng Đô thị và Công nghiệp 11- URENCO 11 ...... 77
IV.1.1.1. Hiệu quả xử lý CTNH .................................................................. 77
IV.1.1.2. Chi phí kinh tế ............................................................................. 78
IV.1.1.3. Trình độ công nghệ xử lý ............................................................. 78
IV.1.1.4. Phù hợp với điều kiện Việt Nam .................................................. 78
IV.1.1.5 An toàn về môi trƣờng .................................................................. 79
IV.1.2. Công ty TNHH Sản xuất Dịch vụ Thƣơng mại Môi trƣờng Xanh ....... 81
IV.1.2.1. Hiệu quả xử lý CTNH .................................................................. 81
IV.1.2.2. Chi phí kinh tế ............................................................................. 81
IV.1.2.3. Trình độ công nghệ xử lý ............................................................. 82
IV.1.2.4. Phù hợp với điều kiện Việt Nam .................................................. 82
IV.1.2.5 An toàn về môi trƣờng .................................................................. 83
IV.1.3. Công ty TNHH Tân Thuận Phong ...................................................... 85
IV.1.3.1. Hiệu quả xử lý CTNH .................................................................. 85
IV.1.3.2. Chi phí kinh tế ............................................................................. 85
IV.1.3.3. Trình độ công nghệ xử lý ............................................................. 86

IV.1.3.4. Phù hợp với điều kiện Việt Nam .................................................. 87
IV.1.3.5 An toàn về môi trƣờng .................................................................. 87
IV.2. Tóm tắt đánh giá bằng điểm số cho các công nghệ đốt đã khảo sát............ 89
IV.3. Đánh giá công nghệ đốt CTNH tại các công ty, lựa chọn công nghệ đốt
CTNH phù hợp .................................................................................................. 89
IV.3.1. Công ty CP Môi trƣờng Đô thị và Công nghiệp 11- URENCO 11 ...... 89
IV.3.2. Công ty TNHH Sản xuất Dịch vụ Thƣơng mại Môi trƣờng Xanh ....... 90
IV.3.3. Công ty TNHH Tân Thuận Phong ...................................................... 90
IV.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đốt CTNH ................................. 91
IV.4.1. Giải pháp riêng ................................................................................... 91
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

e


“Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt
CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý ” – Lê Thị
Thu Hiền – Cao học CNMT 2010

IV.4.1.1. Công ty CP Môi trƣờng Đô thị và Công nghiệp 11- URENCO 11 91
IV.4.1.2. Công ty TNHH Sản xuất Dịch vụ Thƣơng mại Môi trƣờng Xanh . 92
IV.4.1.3. Công ty TNHH Tân Thuận Phong ................................................ 92
IV.4.2. Giải pháp chung.................................................................................. 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 94
I.

Kết luận ...................................................................................................... 94

II. Kiến nghị .................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 97


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

f


“Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt
CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý ” – Lê Thị
Thu Hiền – Cao học CNMT 2010

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CTNH
CTR
CTSH
CTCN
MT
MTKK
TCCP
TCVN
QCVN
TCXD VN
CON
HC
ĐGCN XLCT
HT
EPA
UNEP
URENCO
PCBs
o

C
m3
cm
mm
s
h
kg
kW
l
%

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:
:

Chất thải nguy hại
Chất thải rắn
Chất thải sinh hoạt
Chất thải công nghiệp
Môi trƣờng
Môi trƣờng không khí
Tiêu chuẩn cho phép
Tiêu chuẩn Việt Nam
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Chất ô nhiễm
Hóa chất
Đánh giá công nghệ xử lý chất thải
Hệ thống
Cơ quan bảo vệ môi trƣờng Hoa Kỳ
Chƣơng trình Môi trƣờng Liên hợp quốc
Công ty Môi trƣờng đô thị
Polychlorinated biphenyls
Độ C
Mét khối

Xăng ti mét
Mi li mét
giây
Giờ
Ki lo gram
Ki lo oát
lít
Phần trăm

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

g


“Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt
CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý ” – Lê Thị
Thu Hiền – Cao học CNMT 2010

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Khả năng phản ứng lẫn nhau của các chất thải................................... 10
Bảng 1.2: Một số loại hình công nghệ xử lý CTNH phổ biến ở Việt Nam ......... 11
Bảng 1.3: Đặc tính tro đáy lò............................................................................. 23
Bảng 1.4: Đặc trƣng của tro bay lò đốt CTNH ................................................... 23
Bảng 1.5: Đặc tính khí thải lò đốt CTNH khi không có hệ thống xử lý khí lò .... 25
Bảng 1.6: Thành phần nƣớc thải từ quá trình xử lý khí thải lò đốt CTNH [29] .. 25
Bảng 2.1: Một số tiêu chí xây dựng đánh giá công nghệ đốt CTNH .................. 49
Bảng 2.2: Tầm quan trọng của các kim loại có trong tro xỉ lò đốt ...................... 52
Bảng 2.3: Tầm quan trọng của các tiêu chí nhánh trong tiêu chí 3 ..................... 54
Bảng 2.4: Tầm quan trọng của các tiêu chí nhánh trong tiêu chí 4 ..................... 56
Bảng 2.5: Tầm quan trọng của các tiêu chí nhánh trong tiêu chí 5 ..................... 57

Bảng 3.1: Công nghệ xử lý chất thải của CP MTĐT & CN 11 - URENCO 11.. 60
Bảng 3.2: Chi phí cho lò đốt CTNH kiểu URL -1000 ........................................ 64
Bảng 3.3: Chi phí cho lò đốt CTNH kiểu FBE-200 và FBE-1000 ...................... 73
Bảng 3.4: Chi phí cho lò đốt CTNH kiểu TTP ................................................... 76
Bảng 4.1: Lƣợng hóa điểm số các tiêu chí lò đốt CTNH kiểu URL-1000 .......... 80
Bảng 4.2: Lƣợng hóa điểm số các tiêu chí lò đốt CTNH kiểu FBE-200 ............. 84
Bảng 4.3: Lƣợng hóa điểm số các tiêu chí lò đốt CTNH kiểu FBE-1000 ........... 84
Bảng 4.4: Lƣợng hóa điểm số các tiêu chí lò đốt CTNH kiểu TTP .................... 88
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp đánh giá bằng điểm số cho các công nghệ đốt đã khảo
sát ..................................................................................................................... 89

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

h


“Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt
CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý ” – Lê Thị
Thu Hiền – Cao học CNMT 2010

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ của quá trình đốt ..................................................... 19
Hình 1.2: Sơ đồ cân bằng vật chất của quá trình cháy CTNH ............................ 21
Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ của lò đốt CTNH kiểu URL-1000 ........................... 62
Hình 3.2: Sơ đồ tuần hoàn nƣớc lò đốt CTNH kiểu URL- 1000 ........................ 64
Hình 3.3: Sơ đồ công nghệ của lò đốt CTNH kiểu FBE-200.............................. 66
Hình 3.4: Sơ đồ công nghệ của lò đốt CTNH kiểu FBE-1000 ............................ 68
Hình 3.5: Sơ đồ công nghệ HT xử lý khí thải lò đốt CTNH kiểu FBE-200 ........ 69
Hình 3.6: Sơ đồ công nghệ HT xử lý khí thải lò đốt CTNH kiểu FBE-1000 ...... 71
Hình 3.7: Sơ đồ công nghệ của lò đốt CTNH kiểu TTP ..................................... 75


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

i


“Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt
CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý ” – Lê Thị
Thu Hiền – Cao học CNMT

MỞ ĐẦU
 Đặt vấn đề
Quản lý chất thải nguy hại (CTNH) là một vấn đề tƣơng đối mới mẻ và đang
khá bức xúc trong công tác bảo vệ môi trƣờng tại Việt Nam hiện nay. Cùng với quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa mạnh mẽ của nƣớc ta, lƣợng chất thải cũng liên
tục gia tăng, tạo sức ép rất lớn đối với công tác bảo vệ môi trƣờng. Theo kết quả
nghiên cứu năm 2004 [4], tổng lƣợng CTNH phát thải của Việt Nam trong năm
2003 vào khoảng 160 ngàn tấn và dự báo tăng lên khoảng 500 ngàn tấn vào năm
2010. Tuy nhiên, theo báo cáo của 35/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng
năm 2009, số lƣợng CTNH phát sinh từ các địa phƣơng này đã vào khoảng gần 700
ngàn tấn [25]. Riêng số lƣợng CTNH đƣợc thu gom, vận chuyển, xử lý bởi các đơn
vị hành nghề quản lý CTNH liên tỉnh do Tổng cục Môi trƣờng cấp phép trong năm
2009 là hơn 100 tấn, chỉ đáp ứng đƣợc một phần nhỏ tổng lƣợng phát sinh [24].
Lƣợng phát thải CTNH lớn nhƣ vậy, nếu không đƣợc quản lý chặt chẽ và xử lý an
toàn, là nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Hơn nữa, sự phát sinh
CTNH ở Việt Nam rất đa dạng về nguồn cũng nhƣ chủng loại trong khi công tác
phân loại tại nguồn còn kém càng dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý và xử lý
[3, 24].
Trƣớc sự gia tăng nhanh chóng của CTNH, công tác quản lý, xử lý hiện nay
chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng. Thực tế cho thấy, việc quản lý và

xử lý chất thải không an toàn, đặc biệt là các loại CTNH, đã để lại những hậu quả
nặng nề về môi trƣờng, gây ảnh hƣởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng nhƣ các
điểm tồn lƣu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, các bãi rác không hợp vệ sinh, các bãi
đổ chất thải của các nhà máy sản xuất...Vì vậy, quản lý và xử lý an toàn chất thải,
đặc biệt là CTNH nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng và hạn chế các tác
động xấu tới sức khỏe con ngƣời là một trong những vấn đề cấp bách trong công tác
bảo vệ môi trƣờng ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

1


“Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt
CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý ” – Lê Thị
Thu Hiền – Cao học CNMT

Ngoài ra, sau một giai đoạn phát triển kinh tế nhanh và tiêu thụ rất nhiều tài
nguyên, tái chế chất thải và thu hồi tài nguyên từ chất thải đã trở thành một xu thế tất
yếu. Để thực hiện những vấn đề trên cần phải có các công nghệ xử lý CTNH hợp lý.
Song thực tế hiện nay việc lựa chọn đƣợc các công nghệ xử lý CTNH phù hợp với
từng cơ sở (nhất là công nghệ đốt CTNH) đang gặp nhiều khó khăn do đặc thù của
CTNH Việt Nam khó phân loại đầu nguồn và nhiệt trị không ổn định nên khi áp dụng
các công nghệ xử lý tiên tiến trên Thế giới đều không có hiệu qủa. Đồng thời cơ sở
pháp lý để tạo điều kiện cho công tác quản lý Nhà nƣớc về công nghệ xử lý CTNH
còn chƣa đủ, đội ngũ chuyên gia am hiểu các công nghệ xử lý còn rất mỏng nên đã
gây rất nhiều khó khăn cho việc xác định các công nghệ xử lý tối ƣu nhất.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của các cơ sở xử lý CTNH về việc bảo vệ môi
trƣờng, giảm các rủi ro do việc đầu tƣ các công nghệ xử lý chất thải không hiệu quả,
đề tài: “Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu

chí đánh giá lò đốt CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả xử lý” đã đƣợc lựa chọn cho luận văn thạc sĩ Công nghệ Môi
trƣờng nhằm từng bƣớc tiếp cận với đánh giá công nghệ xử lý chất thải nói chung
và công nghệ đốt CTNH nói riêng để thuyết phục các cơ sở xử lý lựa chọn công
nghệ tối ƣu, khắc phục những hạn chế hiện có của công nghệ đang áp dụng, đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của xử lý CTNH và bảo vệ môi trƣờng.
 Mục đích nghiên cứu của luận văn
 Khảo sát hiện trạng áp dụng công nghệ đốt CTNH ở một số cơ sở xử lý
CTNH ở miền Bắc Việt Nam.
 Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá công nghệ đốt CTNH, áp dụng cho các công
nghệ đã khảo sát nhằm lựa chọn nghệ đốt CTNH phù hợp với trình độ ngƣời lao
động, điều kiện kinh tế - xã hội cũng nhƣ hoàn cảnh Việt Nam hiện nay.
 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng: Công nghệ đốt CTNH bao gồm: các thiết bị của hệ thống lò đốt
CTNH nhƣ lò đốt, hệ thống xử lý khí, hệ thống thải tro xỉ và hệ thống xử lý nƣớc
thải.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

2


“Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt
CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý ” – Lê Thị
Thu Hiền – Cao học CNMT

 Phạm vi nghiên cứu: Điều tra, khảo sát các công nghệ đốt CTNH đang đƣợc
áp dụng tại một số cơ sở xử lý CTNH ở miền Bắc Việt Nam, bao gồm các vấn đề
sau: các kiểu lò đốt CTNH, các thiết bị xử lý khí thải, các dạng CTNH có khả năng
đốt, số lƣợng CTNH đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp đốt, lƣu lƣợng và nồng độ các
chất ô nhiễm trong khói thải, khối lƣợng và nồng độ các chất ô nhiễm trong tro xỉ,

lƣu lƣợng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải phát sinh từ quá trình đốt
CTNH… Từ đó đƣa ra tính phù hợp, khả năng áp dụng của mỗi công nghệ đã đƣợc
khảo sát trong tƣơng lai, đề xuất một số phƣơng pháp nâng cao hiệu quả xử lý
CTNH.
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn


Ý nghĩa khoa học: Dựa trên phƣơng pháp luận về đánh giá công nghệ xử lý

chất thải nói chung, xây dựng tiêu chí đánh giá công nghệ đốt CTNH, làm cơ sở
khoa học cho việc lựa chọn các công nghệ đốt CTNH phù hợp với đặc thù CTNH
và điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ của ngƣời lao động Việt Nam
 Ý nghĩa thực tiễn: đánh giá công nghệ đốt CTNH hiện tại đang đƣợc áp
dụng tại các cơ sở xử lý, phân tích điểm mạnh và điểm yếu của các công nghệ giúp
cho các nhà quản lý, các cơ sở xử lý CTNH và nhà cung cấp có đƣợc các giải pháp
để lựa chọn và quyết định đầu tƣ vào các công nghệ xử lý CTNH phù hợp nhằm
giúp cho việc xử lý môi trƣờng đạt hiệu quả cao, giảm các rủi ro do việc đầu tƣ các
công nghệ không phù hợp.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

3


“Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt
CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý ” – Lê Thị
Thu Hiền – Cao học CNMT

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1. Tổng quan chất thải nguy hại

I.1.1. Tổng quan về chất thải nguy hại
I.1.1.1. Khái niệm về chất thải nguy hại
Khái niệm về thuật ngữ “chất thải nguy hại” (Hazardous Waste) lần đầu tiên
xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỷ trƣớc tại các nƣớc Âu – Mỹ, sau đó mở rộng
ra nhiều quốc gia khác. Sau một thời gian nghiên cứu phát triển, tùy thuộc vào sự
phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng nhƣ quan điểm của mỗi nƣớc mà hiện
nay trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau về CTNH trong luật và các
văn bản dƣới luật về môi trƣờng [19]. Sau đây là một số khái niệm về CTNH:
 Theo Chƣơng trình Môi trƣờng Liên hợp quốc (UNEP)
Chất thải độc hại là những chất thải (không kể chất thải phóng xạ) có hoạt
tính hóa học, hoặc có tính độc hại, cháy nổ, ăn mòn gây nguy hiểm hoặc có thể gây
nguy hiểm đến sức khỏe hoặc môi trƣờng khi hình thành hoặc tiếp xúc với các chất
thải khác.
Chất thải không bao gồm trong định nghĩa trên:
 Chất thải phóng xạ đƣợc xem là chất thải độc hại nhƣng không bao gồm
trong định nghĩa này bởi vì hầu hết các quốc gia quản lý và kiểm soát chất phóng xạ
theo qui ƣớc, điều khoản, qui định riêng.
 Chất thải rắn sinh hoạt có thể gây ô nhiễm môi trƣờng do chứa một ít chất
thải nguy hại tuy nhiên nó đƣợc quản lý theo hệ thống chất thải riêng. Ở một số
quốc gia đã sử dụng thu gom tách riêng chất thải nguy hại trong rác sinh hoạt.
 Theo Quy chế quản lý CTNH của Việt Nam
Theo Luật Bảo vệ Môi trƣờng năm 2005 tại Điều 3 - mục 11 thì chất thải
nguy hại đƣợc định nghĩa: “Là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ
nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác ”.
Theo Thông tƣ 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng quy định về “Quản lý Chất thải nguy hại” thì chất thải nguy hại đƣợc
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

4



“Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt
CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý ” – Lê Thị
Thu Hiền – Cao học CNMT

định nghĩa nhƣ sau: “Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp
chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc,
dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác chất với
chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người”.
I.1.1.2. Một số đặc trƣng của CTNH Việt Nam
a) Các nguồn phát sinh CTNH
CTNH đƣợc phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là do các ngành
công nghiệp. Việc phát thải có thể do bản chất của công nghệ, hay do trình độ dân
trí dẫn đến việc thải chất thải có thể là vô tình hay cố ý. Tuỳ theo cách nhìn nhận mà
có thể phân thành các nguồn thải nhƣ sau:
 Từ các hoạt động công nghiệp: hầu hết các chất thải đều có nguồn gốc từ các
loại nguyên nhiên liệu sử dụng cho công nghiệp, nhƣ: sơn và keo; nhựa plastic nguy
hại; axit và kiềm; chất tẩy rửa; chất thải hữu cơ; chất thải hữu cơ thối rữa; dầu mỡ
thải và chất thải dính dầu; má phanh có chứa amiăng; tro xỉ lò đốt CTNH và tro xỉ
luyện kim chứa kim loại nặng; chất thải phóng xạ dạng rắn hoặc bùn…
 Từ các hoạt động sinh hoạt nhƣ: dầu thải; ác quy chì thải, pin thải; dung môi,
chất tẩy rửa; sơn, vecni; thuốc nhuộm tóc, thuốc sơn móng tay; thuốc rửa, tráng
phin ảnh; thuốc diệt chuột, gián, muỗi, sâu bọ, diệt cỏ…; đèn tuýt, nhiệt kế thủy
ngân; amiang nồi hơi…
 Từ hoạt động nông nghiệp nhƣ: bao bì dính hóa chất; thuốc trừ sâu dạng bột
bị cấm sử dụng; các loại hóa chất bảo vệ thực vật…
 Từ các hoạt động thƣơng mại nhƣ: quá trình nhập - xuất các hàng độc hại
không đạt yêu cầu cho sản xuất hay hàng quá hạn sử dụng…
 Từ thiên nhiên: chất thải nguy hại có khả năng sản sinh ra từ các quá trình
trao đổi chất trong tự nhiên, có hoặc không có vai trò của con ngƣời.

Trong các nguồn thải nêu trên thì hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh
chất thải nguy hại lớn nhất, đây cũng là nguồn phát thải mang tính thƣờng xuyên,
ổn định nhất và đang là mối quan tâm lớn hiện nay. Các nguồn phát thải từ dân

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

5


“Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt
CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý ” – Lê Thị
Thu Hiền – Cao học CNMT

dụng hay từ thƣơng mại không nhiều, lƣợng chất thải tƣơng đối nhỏ, mang tính sự
cố hoặc do trình độ nhận thức và dân trí của ngƣời dân. Các nguồn thải từ các hoạt
động nông nghiệp mang tính chất phát tán dạng rộng, đây là nguồn rất khó kiểm
soát và thu gom, lƣợng thải này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức cũng
nhƣ trình độ dân trí của ngƣời dân.
Các loại CTNH có thể đốt bao gồm: các loại bùn thải nguy hại; cặn, chất
thải rắn và lõi khuôn đúc; hóa chất bảo vệ thực vật vô cơ, hữu cơ, chất bảo quản gỗ;
hóa chất và hỗn hợp hóa chất từ phòng thí nghiệm, hóa chất nguy hại và chất thải
cilicon; tro xỉ, tro bụi; than hoạt tính đã qua sử dụng; các loại dung môi hữu cơ và
chất thải dung môi; dầu thải; mùn cƣa, phoi bào, gỗ thừa, ván, gỗ dán vụn có chứa
thành phần nguy hại…ngoại trừ các chất thải phóng xạ.
Ngoài ra, còn lƣợng lớn CTNH phát sinh từ các cơ sở khám chữa bệnh nhƣ
bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám bệnh…, đó là CTNH y tế. Lƣợng CTNH này
đƣợc thu gom và xử lý riêng theo quy định nên không đề cập trong Luận văn.
b) Phân loại CTNH [19]
Có nhiều cách phân loại CTNH, nhƣng nhìn chung theo hai cách nhƣ sau:
 Theo đặc tính.

 Theo danh sách liệt kê đƣợc ban hành theo luật.
 Phân loại CTNH theo đặc tính
Chất thải nguy hại đƣợc phân loại dựa theo tính nguy hại gây ra cho sức
khỏe con ngƣời và môi trƣờng, gồm những đặc tính sau:
+ Tính cháy: một chất thải đƣợc coi là nguy hại thể hiện tính dễ cháy khi mẫu
đại diện chất thải này có những tính chất sau:
 Là chất thải hay dung dịch chứa lƣợng alcohol < 24% (theo thể tích) hay có
điểm chớp cháy < 60oC;
 Là chất thải (lỏng hoặc không phải chất lỏng) có thể cháy qua việc ma sát,
hấp phụ độ ẩm, hay tự biến đổi hóa học khi bắt lửa, cháy mãnh liệt và liên tục (dai

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

6


“Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt
CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý ” – Lê Thị
Thu Hiền – Cao học CNMT

dẳng) tạo ra hay có thể tạo ra chất thải nguy hại, trong các điều kiện nhiệt độ và áp
suất tiêu chuẩn;
 Là khí nén;
 Là chất oxy hóa.
+ Tính ăn mòn: một chất thải đƣợc coi là nguy hại có tính ăn mòn khi mẫu đại
diện chất thải này thể hiện một trong các tính chất sau:
 Là chất lỏng có pH ≤ 2 hay ≥ 12,5;
 Là chất lỏng có tốc độ ăn mòn thép > 6,36mm một năm ở nhiệt độ thí
nghiệm là 55oC;
+ Tính phản ứng: một chất thải đƣợc coi là nguy hại và có tính phản ứng khi

mẫu đại diện chất thải này thể hiện một tính chất bất kỳ trong các tính chất sau:
 Thƣờng không ổn định và dễ thay đổi một cách mãnh liệt mà không gây nổ;
 Phản ứng mãnh liệt với nƣớc;
 Ở dạng khi trộn với nƣớc có khả năng gây nổ;
 Khi trộn với nƣớc chất thải sinh ra khí độc bay hơi hoặc khói với lƣợng có
thể gây nguy hại cho sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng;
 Là chất thải chứa xyanit hay sunfit ở điều kiện pH giữa 2 và 11,5 có thể tạo
ra khí độc, hơi hoặc khói với lƣợng có thể gây nguy hại cho sức khỏe con ngƣời và
môi trƣờng;
 Chất thải có thể nổ hoặc phản ứng gây nổ nếu tiếp xúc với nguồn kích nổ
mạnh hoặc nếu đƣợc gia nhiệt trong thùng kín;
 Chất thải có thể dễ dàng nổ hoặc phân hủy (phân ly) nổ, hay phản ứng ở
nhiệt độ áp suất chuẩn;
 Là chất nổ bị cấm theo Luật định.
+ Đặc tính độc: để xác định đặc tính độc hại của chất thải ngƣời ta dựa vào liều
lƣợng của chất thải làm chết 50% động vật thí nghiệm trong 96 giờ (LC50). Cụ thể
nhƣ sau:
 Nhóm độc cực mạnh: LC50 <1 mg/l;
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

7


“Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt
CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý ” – Lê Thị
Thu Hiền – Cao học CNMT

 Nhóm độc trung bình: LC50 = 1 – 10 mg/l;
 Nhóm độc yếu: LC50 = 100 – 1.000mg/l;
 Nhóm độc rất yếu: LC50 > 1.000mg/l

+ Tính bền vững: dựa vào thời gian bán phân hủy của chất thải trong môi
trƣờng có các dạng sau:
 Không bền: thời gian bán phân hủy từ 1 ÷ 12 tuần;
 Bền trung bình: thời gian bán phân hủy từ 4÷ 18 tháng;
 Bền: thời gian bán phân hủy từ: 2÷ 5 năm;
 Rất bền: thời gian bán phân hủy > 5 năm.
 Phân loại CTNH theo Luật định
Ở Việt Nam, để xác định chất thải có phải là CTNH hay không, có thể tham
khảo loại chất thải nhƣ đƣợc quy định trong TCVN 6706- 2000.
c) Tác hại của CTNH
Chất thải nguy hại nói chung khi tiếp xúc với cơ thể con ngƣời sẽ gây tác
động đến các cơ quan nhạy cảm nhƣ da, hô hấp (trong đó, tiếp xúc qua tuyết hô hấp
độc nhất, sau đó qua ăn uống và cuối cùng là tiếp xúc qua da). Mức độ độc hại khi
tiếp xúc với chất thải nguy hại đã biết thƣờng tỷ lệ thuận với nồng độ tiếp xúc, thời
gian tiếp xúc, tuổi và sức khỏe của ngƣời hay sinh vật tiếp xúc. Đối với ngƣời, các
tiêu chuẩn sau đây đƣợc sử dụng để mô tả thời gian hấp phụ::
. Thời gian hấp phụ ít hơn một ngày: gây độc cấp tính;
. Thời gian hấp phụ từ 1÷ 7 ngày: gây độc cận cấp tính;
. Thời gian hấp phụ: từ 7 ngày ÷ 7 năm: gây độc cận mãn tính;
. Thời gian hấp phụ: từ 7 năm đến suốt đời: gây độc mãn tính.
Dƣới đây là tác hại của một số loại CTNH điển hình:


Các hợp chất chứa Halogen: các hợp chất chứa halogen chỉ cần ở nồng độ

rất nhỏ cũng gây độc, nhiễm độc nặng và có khả năng gây ô nhiễm trên phạm vi
rộng lớn. Khi hít phải clo, clo sẽ đi vào phế quản, phế nang tác dụng với chất nhày
ƣớt ở mô sống của cơ thể, tạo ra HClO vƣợt qua màng tế bào và phá hủy các tế bào.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


8


“Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt
CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý ” – Lê Thị
Thu Hiền – Cao học CNMT

HF gây bệnh sụn xƣơng, viêm phế quản, tổn thƣơng răng; hạn chế độ sinh trƣởng
của cây, gây rụng lá, lép quả. HCl làm giảm độ bóng mỡ của lá, gây tổn thƣơng cây
trồng và làm giảm lƣợng sữa.


Các hợp chất hữu cơ: thƣờng rất độc với cơ thể ngƣời và động vật. Một số

chất hữu cơ nhƣ là Benzen và hợp chất hữu cơ thơm đa nhân có thể là nguyên nhân
gây bệnh ung thƣ. Dioxin và Furan là những chất rất độc, ở hàm lƣợng thấp cũng
gây bệnh về da, phụ nữ có thai nếu tiếp xúc với những chất này sẽ sinh con thiếu
tháng hoặc quái thai; nhiễm độc nặng sẽ gây các bệnh về gan, máu, ung thƣ và dẫn
đến tử vong. Động vật bị nhiễm Dioxin và Furan sẽ giảm trọng lƣợng tới 50 % và sẽ
chết trong vòng từ 2 ÷ 3 tuần.


Khí sunfurơ (SO2): là một trong những nguồn ô nhiễm chính trong khí

quyển và gây ảnh hƣởng xấu tới sức khỏe con ngƣời, độ bền vật liệu và là nhân tố
chính gây ra mƣa axit. SO2 có khả năng hòa tan trong nƣớc cao hơn các khí gây ô
nhiễm khác nên dễ phản ứng với cơ quan hô hấp của ngƣời và động vật. Khi hàm
lƣợng thấp SO2 là sƣng viêm mạc, ở hàm lƣợng cao (> 0,5mg/m3) SO2 gây tức thở,
ho, viêm loét đƣờng hô hấp. SO2 gây nhiễm độc cây trồng, làm thiệt hại đến mùa
màng, làm hỏng và giảm tuổi thọ các sản phẩm vải nilong, đồ dùng bằng da, giấy…



Khí sunfuahydro (H2S): ở nồng độ thấp (khoảng 5ppm) H2S gây nhức đầu

khó chịu, ở nồng độ cao (<150 ppm) H2S gây tổn thƣơng màng nhày cơ quan hô
hấp, ở nồng độ cao hơn (khoảng 500 ppm) gây tiêu chảy, viêm phổi; khi ở nồng độ
700 ÷ 900 ppm H2S sẽ xuyên màng túi phổi và xâm nhập vào máu, gây tử vong.
Đối với thực vật H2S gây tổn thƣơng lá, làm rụng lá cây và giảm sinh trƣởng [19].
d) Thu gom, lƣu giữ và vận chuyển CTNH
Theo điều 3, Thông tƣ số 12/2011/TT – BTNMT ban hành ngày 14/4/2011
quy định về Quản lý chất thải nguy hại thì vận chuyển chất thải nguy hại là quá
trình chuyên chở CTNH từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo việc thu
gom, đóng gói, bảo quản, lưu giữ tạm thời, trung chuyển, sơ chế CTNH.
Các loại CTNH khi bị trộn lẫn với nhau có khả năng xẩy ra phản ứng gây
cháy, nổ, tạo ra khí cháy, khí độc, tỏa nhiệt, hay tạo ra chất có độ hòa tan lớn hơn.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

9


“Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt
CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý ” – Lê Thị
Thu Hiền – Cao học CNMT

Vì vậy, khi thu gom, vận chuyển, lƣu kho và xử lý CTNH cần lƣu ý đến tính chất
của CTNH. Khả năng phản ứng lẫn nhau của CTNH thể hiện cụ thể dƣới bảng sau:
Bảng 1.1: Khả năng phản ứng lẫn nhau của các chất thải [15]

1


Axit khoáng vô cơ
oxy hóa: HNO3;
H2SO4

1

2

Kiềm: NaOH; KOH;
Ca (OH)2

H

3

Cacbuahuydro
thơm: C6H6, C7H8

H
F

4

Chất hữu cơ chứa
Halogen: RCl, thuốc
trừ sâu, diệt cỏ

H
F
GT


5

Kim Loại: Na, K,
Li, Mg, Be, Al;

GF
H
F

6

Kim loại độc nhƣ:
As, Hg, Pb, Cd, Cr

S

7

Hydrocacbon no
mạch thẳng:
C2H8; C6H10

H
F

8

Phenol, Sresol:
C6H5OH; C7H8OH


H
F

9

Chất oxy hóa mạnh:
KMnO4; K2Cr2O7;
Na CrO, H2O2

10

Chất khử mạnh: Na,
Ni, K, Mg, Zn,
Al, Be

H
F
GT

H
GT

11

Nƣớc và hỗ hợp
chứa nƣớc cồn…

H


H
E

12

Chất phản ứng
mạnh với nƣớc:
SOCl2; SOCl2, PCl

Phản ứng cực mạnh, không trộn với bất kỳ chất hóa học hay chất thải nào

Ghi chú viết tắt:

2
3
H
GF

4
H
F

5

GT

6
7
8


H

H
F

H
F

H

9

GF
H
S

E: Explosive
F: Fire
GT: Toxic Gas
H: Heat Generation
GF: Flammable gas
S: Solubilisation of toxins

H

:
:
:
:
:

:

H
F
E

10
GF
11
GT
12

Dễ nổ
Dễ cháy
Khí độc
Sinh nhiệt
Khí dễ cháy
Hòa tan chất độc

e) Dấu hiệu phòng ngừa, cảnh báo CTNH

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

10


“Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt
CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý ” – Lê Thị
Thu Hiền – Cao học CNMT


Theo TCVN 6707-2009/BTNMT “Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo,
phòng ngừa”) thì để cảnh báo và phòng ngừa tác hại của CTNH sử dụng hình tam
giác viền đen, nền màu vàng với các biểu tƣợng màu đen và chữ (nếu có).
I.1.2. Một số công nghệ xử lý CTNH ở Việt Nam hiện nay
Có rất nhiều công nghệ xử lý CTNH, tuy nhiên tùy vào đặc điểm của CTNH
và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng mà các đơn vị xử lý cũng nhƣ các
cơ quan quản lý lựa chọn công nghệ xử lý CTNH phù hợp. Dƣới đây là một số công
nghệ xử lý CTNH đang đƣợc áp dụng phổ biến hiện nay.
Bảng 1.2: Một số loại hình công nghệ xử lý CTNH phổ biến ở Việt Nam [20]
TT

Tên công nghệ

1

Công nghệ đốt:
- Bằng lò đốt tĩnh hai cấp
- Lò đốt thùng quay
- Lò đốt nhiều tầng ghi cố định
- Lò đốt tầng sôi
- Lò ghi chuyển động
- Lò plasma
- Đồng xử lý trong lò nung xi măng

2

Công nghệ hóa rắn (bê tông hóa)

3


Công nghệ tái chế:
- Xử lý, tái chế dầu thải
- Xử lý bóng đèn thải
- Xử lý chất thải điện tử
- Phá dỡ, tái chế ắc quy chì thải

4

Công nghệ lƣu giữ:
- Chôn lấp
- Đóng kén CTNH

Công suất phổ biến
50 ÷ 1000 kg/h
30 tấn /h
1 ÷ 5 m3/h

3 ÷ 20 tấn/ngày
0,2 tấn/ngày
0,3 ÷ 5 tấn/ngày
0,5 ÷ 200 tấn/ngày
15.000 m3
-

I.1.3.1. Công nghệ đốt
Theo số liệu tại Tổng cục Môi trƣờng, tại Việt Nam hiện nay công nghệ xử
lý CTNH phổ biến đƣợc sử dụng nhiều là công nghệ đốt bằng lò đốt tĩnh hai cấp
(với tổng số 24 lò đốt, chiếm 21/36 số cơ sở xử lý CTNH do Tổng cục Môi trƣờng
cấp phép). Các lò đốt này đều sử dụng quy trình công nghệ dạng buồng tĩnh theo
mẻ và thiêu đốt hai cấp với công suất của các lò đốt dao động từ 100 ÷1.000 kg/h.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

11


“Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt
CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý ” – Lê Thị
Thu Hiền – Cao học CNMT

Đa số các lò không có biện pháp lấy tro trong quá trình đốt. Sau khi đốt, tro xỉ
đƣợc lấy ra ngoài qua xe tháo tro và chuyển đến bãi tập kết tro thải để tái sử dụng
hoặc xử lý.
Các lò đốt đều trang bị hệ thống xử lý khí thải bao gồm: thiết bị trao đổi
nhiệt (hạ nhiệt bằng không khí hoặc nƣớc); thiết bị hấp thụ (phun sƣơng hoặc sục
dung dịch kiềm) và thiết bị hấp phụ (than hoạt tính).
Với các hệ thống xử lý khí thải sử dụng phƣơng pháp hạ nhiệt độ khí thải
bằng nƣớc, nƣớc thải phát sinh từ quá trình đốt hầu hết đều đƣợc thu gom, xử lý sơ
bộ và sử dụng tuần hoàn. Sau một thời gian nƣớc quá ô nhiễm sẽ đƣợc dẫn về hệ
thống xử lý nƣớc thải trong Khu xử lý, nƣớc thải sẽ xử lý trƣớc khi thải ra ngoài
đảm bảo tiêu chuẩn QCVN 40:2011/ BTNMT.
 Lò đốt tĩnh hai cấp
Đây là loại công nghệ phổ biến đƣợc sử dụng nhiều ở Việt Nam. Lò thƣờng
cấu tạo 2 buồng đốt gồm: buồng đốt sơ cấp để đốt cháy các chất thải cần tiêu hủy
hoặc hóa hơi chất độc ở nhiệt độ 400 ÷ 800oC; buồng đốt thứ cấp để tiếp tục đốt
cháy hơi khí độc phát sinh từ buồng đốt sơ cấp ở nhiệt độ trên 1.100oC. Một số lò
có bổ sung thêm buồng đốt bổ sung sau buồng đốt thứ cấp để tăng cƣờng hiệu quả
đốt các khí độc.
+ Ưu điểm: Công nghệ đơn giản, sẵn có (nhập khẩu hoặc chế tạo trong nƣớc);
Chi phí đầu tƣ hợp lý; Dễ vận hành phù hợp điều kiện Việt Nam.
+ Nhược điểm: Công suất không cao do mất thời gian khi khởi động và dừng

lò, hoặc khi tro đã đầy phải lấy ra đối với các lò không lấy tro giữa quá trình đốt;
Quy trình kiểm soát, vận hành còn thủ công hoặc chƣa tự động hoá cao nên khó có
thể đốt các CTNH đặc biệt độc hại nhƣ các chất có chứa halogen (ví dụ PCB, thuốc
bảo vệ thực vật cơ clo); Không đốt đƣợc hoặc đốt không hiệu quả đối với các loại
chất thải khó cháy và có độ kết dính cao nhƣ bùn thải; Thƣờng hay bị trục trặc hệ
thống bép đốt hoặc hệ thống xử lý khí thải (nhƣ bị thủng ống khói do hơi axit).
 Lò đốt thùng quay

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

12


“Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt
CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý ” – Lê Thị
Thu Hiền – Cao học CNMT

Hiện nay Việt Nam đang có một số cơ sở nghiên cứu lắp đặt lò đốt quay
nhƣng đều chƣa đến giai đoạn đƣợc cấp phép.
Lò đốt thùng quay tƣơng tự nhƣ lò đốt tĩnh, cấu tạo gồm hai buồng đốt sơ
cấp và thứ cấp, chỉ khác là buồng đốt sơ cấp có dạng trụ quay (nhƣ lò xi măng).
Đƣờng kính ngoài của buồng đốt thùng quay nhỏ hơn 4,5m, đƣờng kính trong
khoảng 1,5 ÷ 3,6m với chiều dài từ 3 ÷ 9m. Chiều dài của lò khoảng 3 ÷ 5 lần
đƣờng kính lò. Số vòng quay thay đổi từ 0,2 ÷ 2,0 vòng/phút. Lƣợng chất thải đƣa
vào lò chiếm không quá 20% thể tích lò. Thời gian lƣu của chất rắn trong lò từ 0,5 ÷
1,5giờ, thời gian lƣu của khí ở mỗi buồng khoảng 2 giây. Nhiệt độ khí lò tại buồng
đốt sơ cấp đạt 850 ÷ 950oC và ở buồng thứ cấp đạt 1.400oC.
+ Ưu điểm: Xáo trộn tốt vì trong quá trình hoạt động lò sẽ quay quanh trục nhờ
hệ thống truyền động. Với góc quay phù hợp, chất thải đƣợc chuyển từ miệng lò
đến đáy lò một cách từ từ. Trong thời gian đó, chất thải trải qua các giai đoạn: sấy,

nhiệt phân, khí hóa, cháy; Xỉ đƣợc tháo liên tục, tách riêng ra khỏi chất thải chƣa
cháy và không ảnh hƣởng đến quá trình cháy; Có khả năng đốt nhiều loại chất thải
khó cháy ở nhiệt độ cao nhƣ bùn thải…; Có khả năng điều chỉnh thời gian lƣu, hiệu
suất lò bằng cách tăng góc nghiêng hay tốc độ quay; Không bị nghẹt gỉ (vỉ lò) do
quá trình nóng chảy; Có thể vận hành lò ở nhiệt độ trên 1.400oC.
+ Nhược điểm: Dòng khí thải có nhiều bụi; Độ kín của lò hạn chế do phải
chuyển động; Lƣợng không khí dƣ cao; Chi phí đầu tƣ cao; Thiết kế và vận hành lò
khá phức tạp.
 Lò đốt nhiều tầng ghi cố định
Lò đốt nhiều tầng ghi cố định là kiểu lò đứng, có nhiều tầng, đƣờng kính
trong khoảng 2 ÷ 4m, chiều cao khoảng 4 ÷ 23m, số tầng trong khoảng 5 ÷ 12 tầng.
Vùng trên của lò là vùng sấy có nhiệt độ khí từ 430 ÷ 650oC. Vùng trung tâm
nhiệt độ từ 760 ÷ 980oC. Vùng dƣới là vùng thải tro.
+ Ưu điểm: Đốt đƣợc chất thải có nhiệt trị thấp và các chất thải có hàm lƣợng
nƣớc cao.
+ Nhược điểm: Kết cấu phức tạp, khó đạt đƣợc nhiệt độ lò quá 1.000oC.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

13


“Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt
CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý ” – Lê Thị
Thu Hiền – Cao học CNMT

 Lò đốt tầng sôi
Công nghệ này hiện nay chƣa đƣợc áp dụng tại Việt Nam. Lò đốt tầng sôi có
cấu tạo hình trụ, tƣờng bằng gạch chịu lửa, bên trong có sử dụng một tầng vật liệu
là cát hoặc nhôm, đá vôi, gốm…để làm tăng bề mặt tiếp xúc pha, tăng thời gian
cháy của nhiên liệu. Khi lò hoạt động những vật liệu này cùng với chất thải sẽ thổi

lên tồn tại ở trạng thái “giả sôi”. Do đặt điểm cấu tạo, chất thải sau khi nạp vào lò
đạt đƣợc sự tiếp xúc mãnh liệt với không khí, thực hiện quá trình thiêu đốt hiệu quả
các thành phần cháy đƣợc và tách hết phần ẩm, nhờ nhiệt độ cao của buồng đốt và
không khí thổi từ dƣới lên, chất thải sẽ bốc cháy ở trạng thái lơ lửng. Nhiệt độ tầng
sôi thƣờng dao động trong khoảng từ 760 ÷1100oC.
Tro còn lại sau khi đốt sẽ trộn lẫn với vật liệu tầng sôi, một phần theo dòng khí
thải ra ngoài. Với chất thải chứa các muối kim loại, lƣợng tro sau khi đốt thƣờng gây
hiện tƣợng kết tụ tầng sôi (là sự tăng kích thƣớc của các hạt vật liệu tầng sôi, kéo theo
sự kết hợp của chúng thành các hạt rắn lớn, dễ lắng tụ, dẫn đến giảm hiệu quả xử
dụng của tầng sôi và hiệu quả làm việc của lò).
+ Ưu điểm: Thiết kế đơn giản và hiệu quả cháy cao; Nhiệt độ khí thải thấp và
lƣợng khí dƣ yêu cầu nhỏ; Hiệu quả đốt cao do diện tích bề mặt tiếp xúc lớn; Lƣợng
nhập liệu không cần cố định; Hiệu suất tiết kiệm năng lƣợng cao hoặc tái sử dụng
năng lƣợng do chất thải tạo thành
+ Nhược điểm: Chi phí vận hành tƣơng đối lớn; Điều kiện vận hành khó kiểm
soát và không ổn định; Nồng độ bụi trong khí thải tƣơng đối lớn; Khó tách phần
không cháy đƣợc.
 Lò plasma
Công nghệ lò đốt plasma là công nghệ rất hiện đại, sử dụng nhiệt độ rất cao để
phá huỷ hoàn toàn các chất hữu cơ, chuyển hoá thành các khí tổng hợp và tạo ra xỉ là
thuỷ tinh với khối lƣợng xỉ tạo ra là ít nhất so với các công nghệ đốt khác [5 . Hiện nay,
tại Việt Nam có một số cơ sở đang tiến hành lập dự án lắp đặt lò đốt plasma.
+ Ưu – nhược điểm: Đốt đƣợc nhiều loại rác; có thể thu hồi đƣợc năng lƣợng
và phát điện. Chi phí đầu tƣ cao; kỹ thuật vận hành phức tạp, đòi hỏi trình độ cao.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

14


“Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt

CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý ” – Lê Thị
Thu Hiền – Cao học CNMT

 Đồng xử lý trong lò nung xi măng
Công nghệ này mới đƣợc sử dụng bởi hai cơ sở sản xuất xi măng tại Kiên
Giang và Hải Dƣơng.
Do đặc thù của công nghệ sản xuất xi măng lò quay, có thể sử dụng CTNH
làm nguyên liệu, nhiên liệu bổ sung cho quá trình sản xuất xi măng, chất thải đƣợc
tiêu hủy đồng thời trong lò nung xi măng ở nhiệt độ cao (trên 1.300oC). Lò nung
clinke có hình trụ quay quanh trục để đảo trộn các vật liệu khi nung. Do quá trình
nung xi măng thƣờng phát sinh nhiều khí độc và bụi nên các nhà máy sản xuất xi
măng thƣờng đầu tƣ hệ thống xử lý khí thải hiện đại. Hệ thống xử lý khí thải nhà
máy xi măng bao gồm các công đoạn nhƣ: lọc bụi thô bằng xyclon, sau đó lọc bụi
tinh bằng tĩnh điện hoặc túi vải, sau đó sử dụng phƣơng pháp hấp thụ các khí độc
bằng dung dịch kiềm dƣới dạng phun sƣơng.
+ Ưu điểm: Hiệu suất tiêu huỷ cao, xử lý đƣợc nhiều loại CTNH với khối
lƣợng lớn; Hiệu quả kinh tế rất lớn;Tiết kiệm đƣợc chi phí đầu tƣ về cơ sở hạ tầng.
+ Nhược điểm: Đòi hỏi công nghệ sản xuất xi măng hiện đại là lò quay khô,
quá trình nạp chất thải vào lò đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ để không ảnh hƣởng đến
quá trình sản xuất xi măng cũng nhƣ đảm bảo hiệu quả xử lý CTNH; Có thể ảnh
hƣởng đến vấn đề thị trƣờng nhƣ định kiến của khách hàng về chất lƣợng sản phẩm
xi măng hoặc việc nghiên cứu triển khai đồng xử lý gây xao lãng trong cuộc đua
giành thị phần xi măng; Vƣớng thủ tục pháp lý do việc triển khai đồng xử lý chƣa rõ
có phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng cho dự án xử lý CTNH hay không.
I.1.3.2. Công nghệ hóa rắn
Công nghệ này đƣợc sử dụng rất phổ biến, có mặt tại 17/36 cơ sở hành nghề xử lý
CTNH do Tổng cục Môi trƣờng cấp phép với công suất trung bình từ 1 – 5 m3/h.
Đặc điểm của công nghệ là sử dụng CTNH kết hợp với xi măng, cát, sỏi, nƣớc
để đóng rắn các CTNH trơ, vô cơ nhƣ tro xỉ. Hiện nay đang phổ biến hai công nghệ
là hoá rắn có nén ép cƣỡng bức (sử dụng máy ép thuỷ lực để ép chặt cốt liệu bê tông

nhƣ sản xuất gạch block) và hoá rắn thông thƣờng (đổ bê tông tự nhiên). Cấu tạo của

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

15


“Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt
CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý ” – Lê Thị
Thu Hiền – Cao học CNMT

hệ thống hoá rắn thƣờng rất đơn giản, gồm có máy trộn bê tông và máy ép khuôn
hoặc các khuôn đúc.
+ Ưu điểm: Thiết bị, công nghệ đơn giản, dễ vận hành; Hiệu quả kinh tế vì có
thể tận dụng sản xuất vật liệu xây dựng (gạch block, tấm đan…).
+ Nhược điểm: Chỉ xử lý an toàn đối với CTNH trơ, có thành phần vô cơ; Khả
năng ổn định CTNH trong khối rắn thay đổi theo từng loại CTNH nên cần phải
nghiên cứu kỹ cấp phối bê tông; Cần giám sát sản phẩm đầu ra để đảm bảo không
vƣợt ngƣỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07: 2010/BTNMT.
I.1.3.3. Công nghệ tái chế
 Tái chế dầu thải
Hiện tại, có 13/36 các cơ sở hành nghề xử lý do Tổng cục môi trƣờng cấp
phép đầu tƣ công nghệ tái chế dầu và một số cơ sở đang làm thủ tục cấp phép, chủ
yếu sử dụng công nghệ chƣng đơn giản và chƣng phân đoạn (chƣng nhiều bậc). Về
cấu tạo của công nghệ chƣng đơn giản gồm có lò gia nhiệt (đốt cấp nhiệt trực tiếp
cho nồi chƣng), nồi chƣng (nồi chứa dầu thải), hệ thống ngƣng tụ hơi dầu và hệ
thống xử lý khí thải. Còn cấu tạo của công nghệ chƣng nhiều bậc gồm hệ thống cấp
nhiệt (lò hơi, sử dụng hơi nƣớc quá nhiệt để cấp nhiệt cho tháp chƣng cất), tháp
chƣng cất dạng đĩa lỗ có ống chảy truyền hoặc tháp đĩa chóp, hệ thống hồi lƣu dòng
sản phẩm lỏng và hệ thống xử lý khí thải lò hơi.

+ Ưu điểm: Trang thiết bị đơn giản, dễ vận hành và chi phí đầu tƣ thấp.
+ Nhược điểm: Vận hành và kiểm soát thủ công, đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ
năng của ngƣời vận hành. Công nghệ chƣng đơn giản chỉ phù hợp với các cơ sở nhỏ
có lƣợng dầu thải đầu vào thấp, biến động; Công nghệ chƣng phân đoạn có hệ thống
kiểm soát hiện đại, chất lƣợng sản phẩm đầu ra ổn định nhƣng chi phí đầu tƣ lớn,
vận hành phức tạp, đòi hỏi nguyên liệu đầu vào lớn và ổn định.
 Xử lý bóng đèn huỳnh quang thải
Hiện nay có 8/36 cơ sở hành nghề xử lý CTNH do Tổng cục Môi trƣờng cấp
phép có hệ thống xử lý bóng đèn thải. Cấu tạo của hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

16


×