Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI BÃI CHÔN LẤP ĐÌNH VŨ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 82 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI BÃI

CHÔN LẤP ĐÌNH VŨ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG”

Người thực hiện

: Hoàng Thùy Linh

Lớp

: K57MTC

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Giáo viên hướng dẫn

: ThS.Hồ Thị Thúy Hằng

Hà Nội – 2016



1


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI BÃI

CHÔN LẤP ĐÌNH VŨ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG”

Người thực hiện

:Hoàng Thùy Linh

Lớp

:K57MTC

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường


Giáo viên hướng dẫn

: ThS.Hồ Thị Thúy Hằng

Địa điểm thực tập

: Công ty TNHH MTV môi trường đô thị
Hải Phòng

Hà Nội – 2016
2


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của
bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, nhân dịp này tôi xin bày to
lòng biết ơn với những sự giúp đỡ đó.
Để có thể hoàn thành tốt bài báo cáo thực tậpnày, tôi xin chân thành
gửi lời cảm ơn chân thành đến bố mẹ và gia đình đã tạo điều kiện cho tôi
được đi học và luôn luôn bên cạnh tiếp sức cho tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi tham gia vào đợt thực tập
này,giúp tôi tích lũy thêm kinh nghiệm và kiến thức thực tế.
Tôi xin gửi lờicảm ơn giảng viên hướng dẫn – cô Hồ Thị Thúy Hằng,đã
luôn nhắc nhở những mốc thời gian thực tập,tiếp thu những phản hồi và hỗ trợ
các vấn đề về hồ sơ khi tôi thực tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quí vị lãnh đạo của công ty TNHH MTV môi
trường đô thị Hải Phòng đã tiếp nhận đồng ý cho tôi vào thực tập. Cám ơn các
anh chị đã tạo cho tôi có cơ hội làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp
và năng động đầy sáng tạo,cũng như đã giúp đỡ và bố trí công việc cho tôi

trong thời gian thực tập tại công ty. Lần đầu tiên tiếp xúc với công việc tôi
không tránh khoi nhiều thiếu xót, khoảng thời gian này tôi vô cùng chân thành
cảm ơn người trực tiếp hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc và hỗ trợ tôi
trong suốt thời gian thực tập tại công ty. Cảm ơn anh chị đã không chỉ hỗ trợ
về những nghiệp vụ mà còn chỉ bảo những cách xây dựng mối quan hệ và ứng
xử với trở ngại tình huống. Tôi xin kính chúc mọi người thật nhiều sức khoe,
niềm tin luôn thành công trong công việc và cuộc sống.
Hà Nội, ngày … tháng 06 năm 2016
Người thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

3


MỤC LỤC

4


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BOD
BTNMT
BCL
CTRSH
CTRĐT
COD
CT
CTR
EC

KT-XH
KXLCTR
MTV
MTĐT
NĐ-CP
NXB
TP
TCVN
TNHH
QCVN

Nhu cầu oxy hóa sinh học
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bãi chôn lấp
Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn đô thị
Nhu cầu oxy hóa học (Chemistry Oxygen Demand)
Chất thải
Chất thải rắn
Độ dẫn điện
Kinh tế-Xã hội
Khu xử lý chất thải rắn
Một thành viên
Môi trường đô thị
Nghị định-Chính phủ
Nhà xuất bản
Thành phố
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trách nhiệm hữu hạn
Quy chuẩn Việt Nam


DANH MỤC BẢNG

5


6


DANH MỤC HÌNH

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước với mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Cùng với đó là sự gia tăng số lượng, quy mô các ngành nghề sản xuất, sự hình
thành các khu dân cư tập trung, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu
và năng lượng ngày càng nhiều hơn. Điều đó đóng góp tích cực cho sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ với quy
mô và nhịp độ lớn như vậy cũng làm lượng chất thải gia tăng ngày càng
nhiều, đa dạng về thành phần và độc hại hơn về tính chất, đặc biệt ở các đô thị
lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng... trong khi các giải pháp quản
lý, xử lý thì chưa được đồng bộ tương ứng dẫn tới những áp lực không nho
đến môi trường, đếnsức khoe con người.Theo Báo cáo môi trường quốc gia
2011 về chất thải rắn, khối lượng chất thải rắn đô thị năm 2010 của Hà Nội
khoảng 6.500 tấn/ngày, TP Hồ Chí Minh khoảng 7.081 tấn/ngày và dự kiến
đến năm 2020 tăng gấp 2,37 lần, năm 2025 tăng gấp 3,2 lần so với năm 2010.

Chất thải ngày càng gia tăng tuy nhiên công tác thu gom,xử lý đạt tỉ lệ
chưa cao, ở các đô thị tỉ lệ thu gom chất thải trung bình đạt 83 – 85% cho năm
2010 và xử lý được khoảng 76 - 82% lượng chất thải rắn thu gom được(Theo
Báo cáo môi trường quốc gia 2011 về chất thải rắn).Công nghệ xử lý áp dụng
chủ yếu là chôn lấp nhưng phần lớn các bãi chôn lấp ở các thành phố lớn
thường hay gặp phải các vấn đề không hợp vệ sinh, quá tải dẫn tới rất nhiều
ảnh hưởng tới môi trường tại khu vực chôn lấp và xung quanh. Theo thống kê
của Tổng cục môi trường, cuối năm 2013, trên cả nước có 458 bãi chôn lấp
chất thải rắn sinh hoạt có quy mô trên 1ha, tổng diện tích các bãi chôn lấp này
là hơn 1.800 ha, nhưng chỉ có 121 bãi (hơn 26%) tạm coi là hợp vệ sinh.Số
bãi rác còn lại là không đạt yêu cầu, chôn lộ thiên hoặc theo công nghệ lạc
8


hậu, không đúng quy cách, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Do đó, khảo
sát đánh giá được thực trạng xử lý tại các bãi chôn lấp là cần thiết góp phần
bảo vệ môi trường.
Hải Phòng là một trong những thành phố lớn ở nước ta, có vị trí địa lý
và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Là một trong
những trung tâm công nghiệp chính của Việt Nam và là một cực của tam giác
phát triển kinh tế ở phía Bắc: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Bên cạnh
sự phát triển và đi lên về mọi mặt Hải phòng cũng phải đối mặt với các vấn đề
mà thành phố trong nước cũng như ngoài nước đang vấp phải như vấn đề
bùng nổ dân số, tệ nạn xã hội ngày càng tăng, vấn đề ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, môi trường thành phố được quan tâm nhiều hơn đặc biệt là vấn đề
xử lý chất thải rắn. Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
TP.Hải Phòng đến năm 2025 là 1.114.710 tấn/năm (Nguồn: Viện Quy hoạch –
Sở Xây dựng TP.Hải Phòng, 2010) nếu không có biện pháp xử lý thì khối
lượng rác thải khổng lồ trên sẽ trở thành một thảm họa đô thị. Hải Phòng có
hai bãi rác tập trung rác thải là Tràng Cát và Đình Vũ,bãi rác Tràng Cát hiện

đang quá tải, Đình Vũ đang là một trong những bãi rác được tập trung của
thành phố. Mặc dù theo thiết kế ban đầu cả hai BCL đều là BCL hợp vệ
sinhnhưng thực trạng hai BCL có thực hiện đúng các yêu cầu về công tác xử
lý, đảm bảo các quy định về môi trường hay không? Theo phản ánh của người
dân bãi rác Tràng Cát tập trung lượng rác quá lớn trong thời gian dài nhưng
không được đầu tư đúng mức nên gây ô nhiễm toàn bộ môi trường sống khu
vực này, bãi chỉ cách khu dân cư có 1,4 km nằm ngay hướng đông nam, gây
mùi hôi thối nồng nặc quanh năm, người dân không thể trồng cấy, nuôi trồng
thủy sản, nguồn nước ngầm bị nhiễm độc... Còn BCL Đình Vũ để giải quyết
áp lực lớn về chất thải rắn cho thành phố liệu có thực hiện đúng theo các yêu
cầu, quy định của một BCL hợp vệ sinh?

9


Xuất phát từ thực tế nói trên và nguyện vọng của bản thân em tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác xử lý chất thải rắn tại bãi chôn lấp Đình
Vũ, TP.Hải Phòng” nhằm đánh giá được thực trạng hoạt động công tác xử lý
hiện tại và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá công tác xử lý chất thải rắn tại bãi chôn lấp Đình Vũ, Hải
Phòng, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lý và bảo vệ
môi trường.

10


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại Việt Nam

Theo Luật bảo vệ môi trường 2014, chất thải là vật chất được thải ra từ
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Theo nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu, chất
thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn
bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Chất thải rắn
thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc
thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng
chất thải nguy hại. Chất thải rắn thông thường chủ yếu đề cập đến chất thải
rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình, khu dân cư, rác chợ, rác đường phố, chất thải
rắn công nghiệp thông thường,…hiện nay đang được thu gom và xử lý tập
trung.Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có
một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm,
gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại như chất thải y tế, chất thải công
nghiệp,…việc thu gom và xử lý dựa vào thông tư 36/2015/TT-BTNMT, thông
tư về quản lý chất thải nguy hại.
Xét về sự hình thành và phát sinh, chất thải rắn có thể phát sinh từ
nhiều quá trình khác nhau như quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông, sinh hoạt gia
đình, trường học, khu dân cư, nhà hàng, khách sạn,...căn cứ vào đặc điểm chất
thải có thể chia làm 4 dạng: Chất thải đô thị (có thể xem như chất thải công
cộng, ngoại trừ các chất thải từ quá trình chế biến tại các khu công nghiệp và
chất thải nông nghiệp), chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải
từ các nguồn khác. Nguồn gốc phát sinh CTR được thể hiện trong bảng 1.1

11


Bảng 1.1: CTR theo các nguồn phát sinh khác nhau
Nguồn

phát
sinh

CTR đô
thị

CTR
nông
thôn
CTR
công
nghiệp
CTR y
tế

Tính
chất
Thông
thường
Nguy
hại
Thông
thường
Nguy
hại
Thông
thường
Nguy
hại
Thông

thường
Nguy
hại

Loại chất thải
Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon, kim
loại, lá cây,...
VLXD thải từ xây sửa nhà, đường giao thông, vật liệu thải từ
công trường,...
Đồ điện, điện tử hư hong, nhựa, túi nilon, pin, săm lốp xe,
sơn thừa, đèn neon hong, bao bì thuốc diệt chuột/ruồi/muỗi,...
Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon, kim
loại, lá cây, rơm rạ, cành lá cây, chất thải chăn nuôi,...
Đồ điện, điện tử hư hong, nhựa, túi nilon, pin, săm lốp xe,
sơn thừa, đèn neon hong, bao bì thuốc diệt chuột/ruồi/muỗi,
bao bì thuốc bảo vệ thực vật,...
Rác thải của công nhân trong quá trình xản xuất và sinh
hoạt...
Kim loại nặng, giẻ lau máy, cao su, bao bì đựng hóa chất độc
hại,...
Chất thải nhà bếp, chất thải từ hoạt động hành chính, bao gói
thông thường,...
Phế thải phẫu thuật, bông, gạc, chất thải bệnh nhân, chất
phóng xạ, hóa chất độc hại, thuốc quá hạn,...

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia,2011)
Qua bảng 1.1 cho thấy mỗi nguồn phát sinh đều có những loại chất thải
đặc trưng, bao gồm những loại chất thải thông thườngvà chất thải có đặc tính
nguy hại. Trong đó, dù là đô thị, nông thôn, hay công nghiệp và y tế thì đều có
chất thải rắn từ hoạt động sinh hoạt của con người, đặc trưng với các loại rác

thực phẩm và một số thành phần hữu cơ thường gặp.
Xét về đặc trưng thành phần, chất thải rắn bao gồm thành phần hữu cơ
và thành phần vô cơ. Thành phần hữu cơ như: thực phẩm, giấy, vải, cao su,
da, gỗ, cành cây, co, lá... Thành phần vô cơ như: thuỷ tinh, vo hộp, nhôm và
các kim loại khác, tro, các chất bẩn, đất cát, gạch ngói vỡ... Trong đó, tại các
khu vực tập trung dân cư sinh sống như đô thị hay nông thôn và một số ngành
12


sản xuất đặc thù thì tỷ lệ hữu cơ luôn chiếm phần lớn trong thành phần chất
thải (bảng 1.2).
Bảng 1.2: Một số đặc trưng thành phần của chất thải rắn
% trọng lượng
Hợp phần
Các chất thải thực phẩm
Giấy
Catton
Chất dẻo
Cao su
Da vụn
Sản phẩm vườn
Gỗ
Thuỷ tinh
Vo đồ hợp
Kim loại không thép
Kim loại thép
Bụi, tro, gạch

Khoảng
giá trị

(KGT)
6-25
25-45
3-15
2-8
0-2
0-2
0-2
1-4
4-16
2-8
0-1
1-4
0-10

Độ ẩm%

Trọng lượng riêng
(kg/m3)

Trung
bình

KGT

TB

KGT

TB


15
40
4
3
0,5
0,5
12
2
8
6
1
2
4
100

50-80
4-10
4-8
1-4
1-4
8-12
30-80
15-40
1-4
2-4
2-4
2-6
6-12
15-40


70
6
5
2
2
10
60
20
2
3
2
3
8
20

128-80
32-128
38-80
32-128
96-192
96-256
84-224
128-200
160-480
48-160
64-240
128-1120
320-960
180-420


228
81,6
49,6
64
128
160
104
240
193,6
88
160
320
480
300

(Nguồn: Quản lý chất thải rắn - GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ)
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, lượng chất
thải rắn sinh hoạt đang có xu hướng ngày càng gia tăng theo lượng và thành
phần. Theo thống kê của Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) khối lượng
CTRSH phát sinh trên toàn quốc năm 2014 khoảng 23 triệu tấn tương đương
với khoảng 63.000 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh
khoảng 32.000 tấn/ngày. Chỉ tính riêng tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là: 6.420 tấn/ngày và
6.739 tấn/ngày, dự đoán tiếp tục gia tăng trong tương lai. Lượng CTRSH phát
sinh tại các đô thị trên toàn quốc tăng trung bình 10-16% mỗi năm, chiếm
khoảng 60-70% tổng lượng CTR đô thị và tại một số đô thị tỷ lệ CTRSH phát
sinh chiếm đến 90% tổng lượng CTR đô thị. Đặc biệt, thành phố Hà Nội và
13



thành phố Hồ Chí Minh chiếm tới 45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh từ tất cả các đô thị. Chỉ số phát sinh CTRSH bình quân trên đầu
người ở mức độ cao từ 0,9-1,38 kg/người/ngày ở thành phố Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh và một số đô thị phát triển về du lịch như: thành phố Hạ
Long, thành phố Đà Lạt, thành phố Hội An,…Chỉ số phát sinh chất thải rắn
sinh hoạt bình quân trên đầu người thấp nhất tại thành phố Đồng Hới, thành
phố Kon Tum, thị xã Gia Nghĩa thuộc tỉnh Đăk Nông, thành phố Cao Bằng từ
0,31-0,38 kg/người/ngày. (Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2008).
Lượng CTRSH phát sinh ở thành thị và nông thôn có sự khác biệt rõ
rệt, khoảng 42-46% lượng CTRSH phát sinh từ đô thị.Tốc độ đô thị hóa diễn
ra nhanh chóng đã đem lại những lợi ích về KT-XH, tạo ra sức ép về nhiều
mặt. Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt tăng theo dẫn đến lượng chất thải cũng
tăng theo. Tính bình quân người dân đô thị tiêu dùng năng lượng, đồ tiêu
dùng, thực phẩm,... cao gấp 2 - 3 lần người dân nông thôn kéo theo lượng rác
thải của người dân đô thị cũng gấp 2 - 3 lần người dân nông thôn.Tỷ lệ phát
sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị
loại I tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có tỷ
lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau
(0,72 – 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị
bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày. Ở các đô thị
phát triển du lịch, tỷ lệ phát sinh CTRSH có tính bình quân lớn nhất như
TP.Hạ Long 1,38kg/người/ngày; TP.Hội An 1,08kg/người/ngày; TP.Đà Lạt
1,06kg/người/ngày; TP.Ninh Bình 1,30kg/người/ngày. Các đô thị có tỷ lệ phát
sinh CTRSH tính bình quân đầu người thấp nhất là TP.Đồng Hới (Tỉnh Quảng
Bình) chỉ 0,31kg/người/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/người/ngày; Thị xã
Kon Tum 0,35kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38kg/người/ngày. Trong khi

14



đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên
phạm vi cả nước là 0,73kg/người/ngày.
Nếu năm 2000, nước ta có 649 đô thị thì năm 2005, con số này là 715
đô thị và đã tăng lên thành 755 đô thị lớn nho vào giữa năm 2011 (theo Bộ
Xây dựng, 2011). Đô thị phát triển kéo theo vấn đề di dân từ nông thôn ra
thành thị. Năm 2009, dân số đô thị là 25,59 triệu người (chiếm 29,74% tổng
dân số cả nước), đến năm 2010, dân số đô thị đã lên đến 26,22 triệu người
(chiếm 30,17% tổng số dân cả nước) (theo Tổng cục thống kê, 2011). Dự
đoán năm 2020 là 44 triệu người chiếm 45% dân số cả nước và năm 2025 là
52 triệu người chiếm 50% dân số cả nước.
Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát
triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị
tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch
Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%),… Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ
phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).
Bảng 1.3: CTR đô thị phát sinh các năm 2009 – 2010
và dự báo đến năm 2025
Dân số đô thị (triệu người)
% dân số đô thị so với cả nước
Chỉ số phát sinh CTR đô thị (kg/người/ngày)
Tổng lượng CTR đô thị phát sinh (tấn/ngày)

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2011)
Hiện nay với lượng chất thải phát sinh lớn như vậy thì tại các thành phố
lớn cũng như các vùng nông thôn đã có biện pháp thu gom, ở các đô thị lớn
hiệu quả thu gom có thể đạt 90 – 97% còn ở khu vực nông thôn hiệu quả thu
gom thấp chỉ đạt 65% (Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia, 2011). Do việc

15



phân loại CTR tại nguồn vẫn chưa được triển khai rộng rãi, vì vậy ở nước ta,
việc thu gom rác chưa phân loại vẫn là chủ yếu. Công tác thu gom thông
thường sử dụng 2 hình thức là thu gom sơ cấp (người dân tự thu gom vào các
thùng/túi chứa sau đó được công nhân thu gom vào các thùng rác đẩy tay cỡ
nho) và thu gom thứ cấp (rác các hộ gia đình được công nhân thu gom vào
các xe đẩy tay sau đó chuyển đến các xe ép rác chuyên dụng và chuyển đến
khu xử lý hoặc tại các chợ/khu dân cư có đặt container chứa rác, công ty môi
trường đô thị có xe chuyên dụng chở container đến khu xử lý). Tỷ lệ thu gom
CTRSH của một số đô thị thể hiện trong bảng 1.4.
Rác sau khi thu gom được vận chuyển đến các khu vực xử lý tập trung,
có thể xử lý theo nhiều phương pháp khác nhau, có thể tái chế, thiêu đốt, chôn
lấp,... Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại
một số bãi chôn lấp trong thể hiện trong bảng 1.5.

16


Bảng 1.4: Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt của một số đô thị năm 2009

Hồ Chí Minh
Hải Phòng
Đà Nẵng
Huế
Nha Trang

Tỷ lệ thu
gom (%)
90 ÷ 95 (4

quận nội
thành lõi)
83,2 (10
quận)
90 ÷ 97
80 ÷ 90
90
90
90

Quy Nhơn

60,8

Buôn Ma
Thuột

70

Thái Nguyên

> 80

Việt Trì

95

Nam Định

78


Thanh Hóa

84,4

Cà Mau

80

Mỹ Tho

91

Long Xuyên

69

Điện Biên
Phủ

80

Bắc Ninh

70

Đô thị

Đô thị
loại đặc

biệt

Đô thị
loại 1:
Thành
phố

Đô thị
loại 2:
Thành
phố

Đô thị
loại
3:Thành
phố

Hà Nội

Đô thị loại 3:
Thành phố

Đô thị

Tỷ lệ thu
gom (%)

Bắc Giang

> 80


Thái Bình
Phú Thọ
Bảo Lộc
Vĩnh Long
Bạc Liêu
Sông Công - Thái
Nguyên
Từ Sơn - Bắc
Ninh
Lâm Thao - Phú
Thọ
Sầm Sơn - Thanh
Hóa
Đô thị loại 4: Cam Ranh-Khánh
Thị xã
Hòa
Thủ Dầu Một Bình Dương
Đồng Xoài-Bình
Phước
Gò Công - Tiền
Giang
Ngã Bảy - Hậu
Giang
Tủa Chùa - Điện
Đô thị loại 5:
Biên
Thị trấn, Thị
Tiền Hải - Thái
tứ

Bình

90
80
70
75
52
> 80
51
80
90
90
84
70
60
60
75
74

(Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu quản lý CTR tại Việt Nam, JICA, 3/2011;
Báo cáo hiện trạng môi trường của các địa phương, 2010)

17


Bảng 1.5: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại bãi chôn lấp của một số
địa phương năm 2009 – 2010
T
T



Nội
Loại chất
(Na
thải
m
Sơn)


Hải
Hải
Huế
Đà
HCM HCM Bắc
Nội Phòn Phòn
(Thủy
Nẵng
(Đa
(Phướ Ninh
(Xuâ
g
g
Phương (Khán Phước
c
(TT
n
(Tràn (Đình
)
h Hòa)
)

Hiệp) Hồ)
Sơn) g Cát) Vũ)

1

Rác hữu


53,8
1

60,79 55,18

57,56 77,1

68,47

64,50

62,83

56,9
0

2

Giấy

6,53


5,38

4,54

5,42

1,92

5,07

8,17

6,05

3,73

3

Vải

5,82

1,76

4,57

5,12

2,89


1,55

3,88

2,09

1,07

4

Gỗ

2,51

6,63

4,93

3,70

0,59

2,79

4,59

4,18




5

Nhựa

13,5
7

8,35

14,34

11,28 12,47

11,36

12,42

15,96

9,65

6

Da và
cao su

0,15

0,22


1,05

1,90

0,28

0,23

0,44

0,93

0,20

Kim loại 0,87

0,25

0,47

0,25

0,40

1,45

0,36

0,59




7
8

Thủy
tinh

1,87

5,07

1,69

1,35

0,39

0,14

0,40

0,86

0,58

9

Sành sứ


0,39

1,26

1,27

0,44

0,79

0,79

0,24

1,27



10

Đất và
cát

6,29

5,44

3,08

2,96


1,70

6,75

1,39

2,28

27,8
5

11

Xỉ than

3,10

2,34

5,70

6,06



0,00

0,44


0,39



12 Nguy hại 0,17

0,82

0,05

0,05



0,02

0,12

0,05

0,07

13

Bùn

4,34

1,63


2,29

2,75

1,46

1,35

2,92

1,89



14

Các loại
khác

0,58

0,05

1,14

1,14



0,03


0,14

0,04



15

Tổng

100

100

100

100

100

100

100

100

(Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu quản lý chất thải rắn tại Việt Nam, JICA,
3/2011 vàBáo cáo Dự án Tổng hợp, xây dựng các mô hình thu gom, xử
lý rác thải cho các thị trấn, thị tứ, cấp huyện, cấp xã, 2006-2008)


18


Lượng phát sinh chất thải rất lớn như vậy, nếu không được thu gom và
xử lý đúng cách thì toàn bộ lượng chất thải này thải ra ngoài môi trường, nó
sẽ gây tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí và con người như là
phát sinh mùi, phát sinh dịch bệnh, gây mất mỹ quan, các chất thải có thành
phần độc hại dẫn đến suy giảm sức khoe con người đặc biệt là chất thải nguy
hại.
1.2.Tổng quan các công nghệ xử lý chất thải rắn và thực trang áp dụng
tại Việt Nam
Cùng với sự gia tăng dân số mạnh mẽ và sự hình thành, phát triển vượt
bậc của các ngành nghề sản xuất trong thời gian qua, một mặt thúc đẩy phát
triển kinh tế – xã hội của đất nước, mặt khác đã làm gia tăng nhu cầu tiêu
dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng và cũng làm gia tăng nhanh
chóng lượng chất thải rắn phát sinh. Như nội dung được trình bày trong phần
1.1 chúng ta có thể thấy chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói
riêng ngày càng tăng nhanh chóng về số lượngvà thành phần ngày càng đa
dạng, phức tạp. Trong đó, có những thành phần có thể tái chế, tận thu và
những thành phần không thể tái chế bắt buộc phải đem tiêu hủy. Do đó, đối
với các công nghệ xử lý (tái chế, chôn lấp, thiêu đốt chất thải,...) thì không có
một công nghệ nào xử lý được triệt để lượng chất thải rắn phát sinh. Vậy nên,
trong xử lý chất thải hiện nay, nó là sự kết hợp của rất nhiều các công nghệ.
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Phước - Khoa Môi trường, trường Đại học
Bách khoa TPHCM,có thể xử lý chất thải bằng nhiều phương pháp khác nhau:
• Phương pháp cơ - lý: như đập, nghiền, sàng chủ yếu được sử dụng để làm
giảm kích thước chất thải rắn đô thị (kim loại, thủy tinh, gỗ vụn, mảnh vỡ bê
tông trong CTR xây dựng,...). CTR được làm giảm kích thước có thể sử dụng
trực tiếp làm lớp che phủ trên bề mặt đất hay làm phân compost, hoặc một

phần được sử dụng cho các hoạt động tái sinh.
19


• Phương pháp hóa - lý: như trích ly, hòa tan, kết tinh,... là các phương pháp xử
lý làm thay đổi tính chất của chất thải, áp dụng với CTR trong công nghiệp
như chế biến bã thải của công nghiệp khai thác mo, một số xỉ của luyện kim
và nhiên liệu,...
• Phương pháp hóa học chủ yếu áp dụng để xử lý chất thải công nghiệp, làm
thay đổi đặc tính của chất thải (bao gồmgiải pháp tái chế chì, nhôm...).
• Phương pháp tuyển chất thải: tuyển trọng lực (đãi, rửa, tuyển nổi), tuyển từ,
tuyển điện, tuyển trong huyền phù và chất long nặng chủ yếu để thay đổi kích
thước chất thải, phân loại chất thải, chọn lọc phân loại các vật liệu có trong
chất thải.
• Phương pháp nhiệt (thiêu đốt rác): là một phương pháp hiệu quả và được sử
dụng khá phổ biến hiện nay trong xử lý CTR và CTRNH.
Thiêu đốt rác là quá trình ôxy hóa chất thải rắn bằng ôxy không khí ở
điều kiện nhiệt độ cao. Nguyên lý của quá trình đốt là sử dụng nhiệt độ cao
đốt các chất thải hữu cơ theo sơ đồ dưới đây:
Nhiệt độ cao
CT hữu cơ + O2

Tro xỉ
(có thể chứa kim loại
nặng)

20

Khói lò: Nhiệt độ cao, bụi,
CO2, SO2, CO, NOx, HCl,

Furan, dioxin, lim loại thăng
hoa: Cu, As, Ca, Pb, Hg, Ni.


Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đốt là nhiệt độ đốt, thời gian lưu
của chất thải trong lò đốt, đảo trộn chất thải rắn. Nếu nhiệt độ đốt nho hơn
900oC, thường khói lò chứa dioxin, furan,... Nhiệt độ từ 900 – 1100 oC → phần
lớn các chất hữu cơ cháy hết nhưng PCB (chất trong thiết bị điện) chưa cháy hết.
Ở 1200oC hầu hết đều bị cháy, tuy nhiên nhiệt độ đốt càng cao thì bản thân nhiệt
toa ra của khí đốt không toa ra đủ đòi hoi nhiên liệu phụ, do đó chi phí vận hành
tăng lên, do vậy mà hiệu quả kinh tế sẽ thấp.
Thời gian lưucủa chất thải trong lò đốt ảnh hưởng nhiều đến hiệu xuất
đốt của lò. Thời gian lưu : Đối với pha rắn là 2 - 4 giờ (nhưng tùy thuộc vào
kích thước của rác) còn đối với pha khí ít nhất là 4 giây. Nhiệt độ tăng thì thời
gian lưu giảm đi. Đối với lò đốt chất thải y tế ở Việt Nam theo Quy chế quản lý
chất thải y tế thì nhiệt đột của lò đốt ít nhất là 1000oC.
Việc đảo trộn chất thải rắn mục đích là tăng khả năng không khí tiếp
xúc với chất thải để hiệu suất đốt cháy cao hơn.
Một số sản phẩm phụ tạo ra trong quá trình đốt: những chất đốt được
(dung môi, dầu thải, bùn dầu, chất thải bệnh viện, dược phẩm quá hạn, thuốc
bảo vệ thực vật, các loại chất dẻo, cao su, sơn, keo, các hợp chất PVCs, PCBs
(poly chlorinated biphenyl)) và những chất không nên đốt: là các chất không
cháy được, chất thải phóng xạ, chất thải dễ nổ,...
Phương pháp thiêu đốt có ưu điểm đó là phương pháp này là giảm được
thể tích và khối lượng của chất thải đến 70 - 90% so với thể tích chất thải ban
đầu (giảm một cách nhanh chóng, thời gian lưu trữ ngắn). Có thể đốt tại chỗ
không cần phải vận chuyển đi xa. Nhiệt toa ra của quá trình đốt có thể sử
dụng cho các quá trình khác. Kiểm soát được ô nhiễm không khí, giảm tác
động đến môi trường không khí. Có thể sử dụng phương pháp này để xử lý
phần lớn các chất thải hữu cơ nguy hại. Yêu cầu diện tích nho hơn so với

phương pháp xử lý bằng sinh học và chôn lấp. Ô nhiễm nước ngầm ít hơn đối
với phương pháp xử lý bằng chôn lấp. Xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm của
21


chất thải rắn. Giảm thể tích tối đa sau khi xử lý, cho nên tiết kiệm được diện
tích chôn, tro thải ra sau khi đốt thường là những chất trơ.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là vận hành dây chuyền
phức tạp, đòi hoi kỹ thuật và tay nghề cao, chi phí đầu tư ban đầu lớn. Không
phải mọi chất thải đều có thể đốt được, phải bổ sung nhiên liệu cho quá trình đốt.
Tại Việt Nam hiện nay đang có xu hướng đầu tư đại trà lò đốt chất thải
rắn sinh hoạt ở tuyến huyện, xã. Do vậy, đang tồn tại tình trạng mỗi huyện, xã
tự đầu tư lò đốt công suất nho để xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên
địa bàn. Theo báo cáo của các địa phương, trên cả nước có khoảng 50 lò đốt
chất thải rắn sinh hoạt, đa số là các lò đốt cỡ nho, công suất xử lý dưới
500kg/giờ, các thông số chi tiết về tính năng kỹ thuật khác của lò đốt chất thải
chưa được thống kê đầy đủ. Trong đó có khoảng 2/3 lò đốt được sản xuất, lắp
ráp trong nước. (Nguồn: Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV, Bộ tài
nguyên và môi trường, Hà Nội, 29/09/2015).
• Phương pháp sinh hóa bao gồm phương pháp ủ chất thải (composting) và
chôn lấp chất thải
- Phương pháp ủ sinh học làm phân compostcó thể được coi như là quá
trình ổn định sinh hoá các chất hữu cơ để thành các chất mùn, với thao tác và
kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu cho quá trình.Cơ sở lý
thuyết của quá trình làm phân hữu cơlà rác thải sinh hoạt, rau quả thực phẩm,
xác sinh vật chết (proteins, lipid, cacbon hydrat, xenlulo, lignin, tro đất) + O 2
(không khí)

VSV + dd VSV


tế bào mới + phân hữu cơ, celulo,

lignin, tế bào chết + tro → Q, SO42-, NO2-, H2O, CO2.
Sơ đồ công nghệ quá trình làm phân hữu cơ: Rác hữu cơ → cân → bãi
tập kết → dùng cẩu, băng chuyền → băng tải phân loại thủ công→sàng quay
→máy tách từ (thu kim loại) → băng tải →(thêm nước vào) nhà ủ phân
(VSV) sau đó điều chỉnh N, P, K (độ ẩm trong vòng khoảng 50-60%, nhiệt độ
nho hơn hoặc bằng 55oC, thời gian trong vòng 21 ngày).
22


23


Rác tươi

Cân

Phân hầm cầu

Sàn tập kết
Băng phân loại
Nghiền

Tái chế

Bể chứa

Băng chuyền
Trộn

Lên men

- Kiểm soát độ ẩm, nhiệt, cấp khí
- Thời gian 21 ngày

Ủ chín
Sàng
Tính chế

Vê viên

Đóng bao

Trộn
N, P, hữu
K
Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ quá trình làm
phân


Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình làm phân hữu cơ:Vi sinh vật,
kích cỡ của rác thải, tỷ lệ C/N, độ ẩm, nhiệt độ, pH, các mầm bệnh.
Vi sinh vật theo nhiệt độ được phân thành ba nhóm:
Nhóm vi sinh vật ưa lạnh: -10 → 200C
(150C)
Nhóm vi sinh vật ưa ấm:20 → 500C (350C)
Nhóm vi sinh vật ưa nóng: 45 →750C
(550C)
Đối với quá trình phân huỷ chất hữu cơ trong sản xuất phân hữu cơ, hai
nhóm sinh vật ưa ấm và ưa nóng chiếm ưu thế. Tuy nhiên những vi sinh vật

này vốn tồn tại sẵn trong môi trường tự nhiên, chúng ta chỉ tạo điều kiện
thuận lợi nhất để nhóm sinh vật này sinh trưởng phát triển.
Kích cỡ của rác thải thường không đồng nhất, như vậy không có lợi cho
quá trình phân huỷ rác thải. Do vậy, chúng ta phải cắt để rác có kích cỡ theo
yêu cầu để đạt được hiệu quả cao, tốt nhất là vào khoảng 5cm.
Tỷ lệC/N tốt nhất là vào khoảng từ 20 – 25/1 (trong đó bùn thường có tỉ
lệ thấp, các chất thải vườn có tỉ lệ cao).

24


Độ ẩm thuận lợi nhất cho quá trình phân hủy sinh học từ 50 – 60%. Độ
ẩm có thể điều chỉnh bằng cách trộn thêm các thành phần khô hoặc nước
(nước bùn, phân hầm cầu). Khi độ ẩm <40% khả năng phân hủy sinh học
chậm đi tuy nhiên nếu độ ẩm quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông
trao đổi khí trong các đống ủ.
Hệ thống phân hủy sinh học hiếu khí được phân hủy bởi các nhóm sinh
vật ưa nhiệt trung bình (30-38°C) và nhóm ưa nhiệt cao (55-60°C). Trong quá
trình theo dõi các hoạt động ủ rác sinh học đã phát sinh các phản ứng toa
nhiệt liên quan đến quá trình hô hấp trao đổi chất. Nhiệt độ của các đống ủ có
thể được điều chỉnh bởi các dòng khí lưu thông. Nhìn chung sau quá trình trộn
nhiệt độ giảm xuống 5-10°C, nhưng nhiệt độ sẽ tăng trở lại với nhiệt độ ban đầu
sau vài giờ đông hồ. Nhiệt độ trong đống ủ sẽ giảm dần sau khi đống ủ chín.
Ban đầu pH đặc trưng từ 5-7, những ngày đầu tiếp theo pH <= 5. Giai
đoạn này sinh khối chất hữu cơ giai đọng tích lũy nhiệt, nhóm sinh vật ưa
nhiệt trung bình sẵn có trong rác thải bắt đầu phát triển và nhiệt độ tăng lên
nhanh chóng (sau khoảng 3 ngày) và đạt đến nhiệt độ cao, lúc này pH 8-8,5.
Sau đó quá trình ủ phân chín, nhiệt độ lạnh dần và pH giảm xuống 7-8. Nếu
pH giảm xuống <4 thì quá trình ủ thất bại.
Sự phân hủy diệt các loại mầm bệnh của các sinh vật là quan trọng

trong khi thiết kế các thành phần trong quá trình ủ sinh học, nó sẽ chịu ảnh
hưởng của nhiệt độ và quá trình hiếu khí. Ví dụ loài Salmonella có thể bị phân
hủy trong 15-20 phút ở 60°C, hoặc trong 1 giờ ở 55°C. Hầu hết các vi sinh vật
gây bệnh đều chết nhanh chóng khi nhiệt độ đạt đến 55°C, chỉ có một số loài
sống sót ở nhiệt độ >67°C trong thời gian ngắn.
Phương pháp làm phân hữu cơ có ưu điểm là giảm lượng chất thải
phát sinh (khoảng 50% lượng chất thải sinh hoạt). Tạo ra sản phẩm phân hữu
cơ phục vụ cho trồng trọt (thay thế một phần cho phân hóa học, tạo độ xốp
cho đất, sử dụng an toàn, dể dàng), góp phần cải tạo đất (giúp tăng độ mùn,
25


×