Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Điều tra, đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 91 trang )

UBND TỈNH QUẢNG TRỊ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

SỞ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÁO CÁO

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH
HOẠT NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
HIỆU TRƯỞNG

CHỦ TRÌ DỰ ÁN

PGS.TS. Bùi Duy Cam TS. Nguyễn Thanh Sơn

Hà Nội - 2009

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỈNH QUẢNG TRỊ
GIÁM ĐỐC

Võ Trực Linh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ TN & MT - Bộ Tài nguyên và Môi trường


BVTV

- Bảo vệ thực vật

BYT

- Bộ Y tế

CL

- Cam Lộ

ĐR

- Đakrông

ĐHQGHN

- Đại học Quốc gia Hà Nội

GL

- Gio Linh

HL

- Hải Lăng

HH


- Hướng Hóa

KTTV

- Khí tượng Thủy văn

NAU

- Nước ăn uống

NSH

- Nước sinh hoạt

TKTTĐB

- Thời kỳ tính toán đại biểu

TP

- Triệu Phong

TT

- Trung tâm

UBND

- Ủy ban nhân dân


VL

- Vĩnh Linh

-1-


DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA
1. TS. Nguyễn Thanh Sơn, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, Chủ trì dự án
2. TS. Trần Ngọc Anh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, Thư ký khoa học
3. PGS.TS. Đặng Văn Bào, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
4. PGS.TS. Đoàn Văn Bộ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
5. TS. Nguyễn Tiền Giang, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
6. NCS. Trần Thanh Hà, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN
7. NCS. Nguyễn Đức Hạnh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
8. TS. Nguyễn Hiệu, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
9. ThS. Vũ Thị Quỳnh Hoa, Viện Khoa học KTTV & Môi trường, Bộ TN & MT
10. HVCH. Lê Quốc Huy, Viện Khoa học KTTV & Môi trường, Bộ TN & MT
11. ThS. Nguyễn Thị Nga, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
12. ThS. Đặng Quý Phượng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
13. ThS. Phan Ngọc Thắng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
14. ThS. Ngô Chí Tuấn, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
15. ThS. Lương Hải Yến, TT Kiểm định thuốc BVTV phía Bắc

-2-


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................... 1
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA .................................................................... 2

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 5
Chương 1. TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ DÂN SỐ VÙNG NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ 8
1.1. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN TỈNH QUẢNG TRỊ..................................... 8
1.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................... 8
1.1.2. Địa hình, địa mạo............................................................................................... 8
1.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng ......................................................................................... 9
1.1.4. Thảm thực vật.................................................................................................. 10
1.1.5. Khí hậu ............................................................................................................ 11
1.1.6. Thuỷ văn .......................................................................................................... 13
1.2. TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ ................................................................... 14
1.2.1. Tài nguyên nước mưa ..................................................................................... 15
1.2.2. Tài nguyên nước sông, hồ............................................................................... 15
1.2.3. Tài nguyên nước ngầm.................................................................................... 16
1.3. DÂN SỐ VÙNG NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ ..................................................... 17
Chương 2. ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ NGUỒN NƯỚC VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH
HOẠT NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ .......................................................................... 19
2.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN ........................ 19
2.2. TIỀM NĂNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN........................................................ 21
2.2.1. Tiềm năng nước mưa ...................................................................................... 21
2.2.2. Tiềm năng nước sông, suối và ao hồ .............................................................. 22
2.2.3. Tiềm năng nước dưới đất................................................................................ 23
2.3. CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN ................................................... 24
2.3.1. Kết quả đo và phân tích chất lượng mẫu nước sinh hoạt ............................... 24
2.3.2. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn nước sạch ................... 47
2.3.2. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn nước ăn uống.............. 50
2.3.3. Đánh giá tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước sinh hoạt ................... 52
2.3.4. Xây dựng bản đồ chất lượng nước sinh hoạt.................................................. 59
Chương 3. ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ
NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ..................................................... 63
3.1. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH

QUẢNG TRỊ ............................................................................................................... 63
3.1.1. Khai thác nước mưa ........................................................................................ 63
3.1.2. Khai thác nước dưới đất.................................................................................. 64
3.1.3. Nước sông hồ .................................................................................................. 66
3.1.4. Hệ thống cấp nước tập trung........................................................................... 69
3.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN QUẢNG TRỊ ........ 70
3.2.1. Lịch sử phát triển ............................................................................................. 70
3.2.2. Hiện trạng quản lý............................................................................................ 71
Chương 4. ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG TRỊ ĐẾN NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN ....................................... 73
4.1. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN NGUỒN NƯỚC
SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ .......................................................... 73
4.1.1. Nông, lâm nghiệp............................................................................................. 73
4.1.2. Công nghiệp .................................................................................................... 74
4.1.3. Nuôi trồng thuỷ sản.......................................................................................... 74
4.1.4. Nước, rác thải sinh hoạt và các dịch vụ khác .................................................. 74
4.2. NGUY CƠ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN QUẢNG TRỊ 75
4.2.1. Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt từ các hoạt động nhân sinh............. 75

-3-


4.2.2. Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt từ các tai biến thiên nhiên ............... 76
4.3. CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ XỬ LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG
THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ .......................................................................................... 76
4.3.1. Các giải pháp bảo vệ và xử lý nước sinh hoạt nông thôn ............................... 77
4.3.2. Các mô hình xử lý nước sinh hoạt nông thôn đơn giản .................................. 79
4.4. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN .......................................................... 81
4.4.1. Giải pháp giáo dục, truyền thông ..................................................................... 81
4.4.2. Giải pháp về chính sách .................................................................................. 82

4.4.3. Giải pháp về công nghệ ................................................................................... 83
4.4.4. Giải pháp về vốn .............................................................................................. 84
4.4.5. Tổ chức thực hiện............................................................................................ 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 88

-4-


MỞ ĐẦU
Nước sinh hoạt là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của toàn nhân loại.
Vấn đề cung cấp nước sạch và đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt hiện nay diễn
ra trong phạm vi toàn cầu và cả ở nước ta. Trong những năm gần đây, Đảng và
Chính phủ rất quan tâm đến việc giải quyết nước sạch và vệ sinh môi trường, nhất
là các vùng nông thôn.
Từ ngày 29 tháng 4 năm 1994, Chỉ thị 200/TTg của Thủ tướng Chính phủ
về đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được ban hành. Nhiều
Bộ và Ban, ngành như Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Khoa học & Công
nghệ đã ra nhiều văn bản pháp lý hướng dẫn cụ thể các tiêu chuẩn và cách tổ
chức thực hiện Chỉ thị này bao gồm các văn bản về tiêu chuẩn nước uống và
nước sinh hoạt như Quyết định số 1329/2002/BYT/QĐ ngày 18/4/2002 và Quyết
định số 09/2005/QĐ - BYT ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ Y tế về việc ban
hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống và Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch; Quy
định của Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998 và Nghị định
179/1990/NĐ - CP ngày 30/12/93 của Chính phủ quy định việc thi hành Luật tài
nguyên nước; Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005.
Trong những năm qua, UBND tỉnh Quảng Trị đã tập trung chỉ đạo các
ngành, các cấp đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong đó có
nhiệm vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. So với tình hình
chung của cả nước đạt mức trung bình. Tuy nhiên trước sự phát triển của các

thành phần kinh tế theo quy luật thị trường và phát triển dân cư nên nhu cầu dùng
nước ngày càng tăng, việc khai thác nước tự do không theo quy hoạch tạo nên
nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh, trong đó có nước
sinh hoạt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư ngày càng tăng.
Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước và
đảm bảo sức khỏe cộng đồng, tạo lập cơ sở khoa học cho việc đầu tư các công
trình xử lý và cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn, đáp ứng Chương trình mục tiêu
Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị,
cần có những nghiên cứu về chất lượng nước sinh hoạt đồng bộ và tổng thể.
Chính vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị kết hợp với đơn
vị tư vấn là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội lập Dự
án: "Điều tra, đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Quảng Trị" nhằm
xác lập các luận cứ cho việc quản lý khai thác, quy hoạch sử dụng và đầu tư các
công trình cấp và xử lý nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh.
- Địa bàn tiến hành nghiên cứu: Vùng nông thôn Quảng Trị gồm 117 xã.

-5-


- Mục tiêu của dự án: Điều tra đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông
thôn tỉnh Quảng Trị nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phục vụ phát triển kinh tế
xã hội
1. Điều tra, đánh giá tổng quan nguồn và chất lượng nước sinh hoạt nông
thôn tỉnh Quảng Trị
- Nội dung nghiên cứu của dự án
 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tài nguyên nước và dân
số vùng nông thôn tỉnh Quảng Trị
 Xác định các nguồn nước sinh hoạt đang được sử dụng (nước mưa,
nước mặt (sông ngòi, ao hồ), nước dưới đất (giếng khoan và giếng đào) tại tất cả
các xã vùng nông thôn tỉnh Quảng Trị

 Thu thập mẫu nước sinh hoạt phục vụ việc đánh giá chất lượng nước
sinh hoạt vùng nông thôn tỉnh Quảng Trị bao gồm: đo 500 mẫu nền tại hiện
trường gồm 9 yếu tố: màu sắc, mùi, vị, nhiệt độ, độ mặn, độ dẫn điện, DO, pH, độ
đục bằng các thiết bị đo nhanh chất lượng nước
 Phân tích 320 mẫu nước sinh hoạt gồm 8 chỉ tiêu: Độ cứng, NH4, NO3,
NO2, COD, Fe, Colifom tổng, E. coli tiến hành trong cả mùa khô và mùa mưa tại
tất cả các xã.
 Phân tích 150 mẫu nước sinh hoạt gồm 4 chỉ tiêu kim loại nặng: As, Hg,
Pb và Cu cho tất cả các xã.
 Phân tích 30 mẫu nước sinh hoạt theo 4 chỉ tiêu về dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật: DDT, 2,4 - D, 2,4 - T và 5 - T
 Xây dựng bản đồ chất lượng nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Quảng Trị tỷ
lệ 1: 50.000
 Báo cáo về điều tra, đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn tỉnh
Quảng Trị
2. Điều tra, đánh giá hiện trạng quản lý, khai thác, sử dụng nước sinh hoạt
nông thôn tỉnh Quảng Trị
- Điều tra, đánh giá hiện trạng quản lý khai thác, sử dụng nước sinh hoạt
vùng nông thôn tỉnh Quảng Trị qua việc thu thập, tổng quan các báo cáo của các
ban ngành trong tỉnh
- Lập phiếu điều tra và phỏng vấn về hiện trạng quản lý khai thác, sử dụng
nước sinh hoạt vùng nông thôn tỉnh Quảng Trị bao gồm 400 phiếu dành cho các
đơn vị cấp xã và 1000 phiếu điều tra trực tiếp từ các hộ gia đình

-6-


- Xử lý các phiếu điều tra, các số liệu thu thập về hiện trạng quản lý khai
thác, sử dụng nước sinh hoạt vùng nông thôn tỉnh Quảng Trị và viết báo cáo
3. Đánh giá tác động của các hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh

Quảng Trị đến nguồn nước sinh hoạt
- Điều tra và đánh giá các hoạt động kinh tế xã hội ảnh hưởng đến chất
lượng nước sinh hoạt nông thôn (công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,
bệnh viện, các khu thương mại, dịch vụ)
- Đánh giá các nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt nông thôn tỉnh
Quảng Trị theo diễn thế tự nhiên và có tác động của môi trường
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước sinh hoạt nông thôn bao gồm:
nghiên cứu các phương pháp xử lý nước sinh hoạt cho mô hình cấp nước tập
trung và phân tán và lựa chọn các mô hình xử lý nước thích hợp cho từng vùng,
từng loại ô nhiễm cụ thể
- Sản phẩm chính của dự án


Báo cáo tổng kết công trình của dự án kèm đĩa CD



Bộ số liệu điều tra và phân tích chất lượng nước sinh hoạt vùng nông thôn



Bản đồ chất lượng nước sinh hoạt nông thôn Quảng Trị tỷ lệ 1: 50 000

Thực hiện dự án này, nhóm tác giả đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của
UBND, Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi
trường tỉnh Quảng Trị, các cơ quan, xí nghiệp, các xã và nhân dân trong tỉnh
Quảng Trị cũng như lãnh đạo Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc
gia Hà Nội đã tạo các điều kiện thuận lợi để tiến hành dự án. Nhân dịp này, các
tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất.
Do điều kiện số liệu còn chưa đầy đủ, chi tiết, công trình này, mặc dù đã rất

cố gắng tận dụng mọi khả năng để hoàn thành có chất lượng cao nhất, tuy vậy
cũng không thể tránh hết các khiếm khuyết và thỏa mãn người sử dụng. Các tác
giả mong nhận được sự góp ý và bổ sung của các nhà khoa học, các nhà quản lý
để hoàn thiện công trình.

-7-


Chương 1
TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ DÂN SỐ VÙNG NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ
1.1. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN TỈNH QUẢNG TRỊ
1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Trị nằm trong phạm vi từ 16 018 đến 17010 vĩ độ Bắc và 106032
đến 107034 kinh độ Đông; phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình; phía
Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế; phía Tây là biên
giới Việt - Lào và phía Đông là Biển Đông, với chiều dài bờ biển là 75 km.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 4.744,32 km2 được chia thành 10 đơn vị hành
chính, gồm 8 huyện và 2 thị xã. Quảng Trị ở vào vị trí cầu nối của hai miền Nam –
Bắc có quốc lộ 1A, đường mòn Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy
qua, có quốc lộ 9 nối hành lang Đông Tây rất thuận lợi cho việc giao lưu và phát
triển kinh tế.
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Vùng nghiên cứu có thế dốc chung từ Tây sang Đông, đổ ra biển. Do sự
phát triển của các bình nguyên đồi thấp nên địa hình ở vùng này rất phức tạp.
Theo chiều Bắc Nam, phần đồng bằng địa hình có dạng đèo thấp, thung lũng
sông - đèo thấp. Theo chiều Tây - Đông, địa hình ở đây có dạng bình nguyên đồi, đồng bằng, đồi thấp ven biển. Có thể phân chia địa hình ở đây theo các dạng
đặc trưng sau:
- Vùng cát ven biển: chạy dọc từ Cửa Tùng đến bãi biển Mỹ Thuỷ theo
dạng cồn cát. Chiều rộng cồn cát nơi rộng nhất tới 3 - 4 km, dài đến 35 km. Dốc
về 2 phía: đồng bằng và biển, cao độ bình quân của các cồn cát từ +6  +4 m. Cát

ở đây di chuyển theo các dạng cát chảy theo dòng nước mưa, cát bay theo gió
lốc, cát di chuyển theo dạng nhảy do mưa đào bới và gió chuyển đi; dạng cồn cát
này có nguy cơ di chuyển chiếm chỗ của đồng bằng. Tuy nhiên dạng địa hình này
có khả năng cải tạo thành vùng trồng cây trồng cạn nếu như có nước để cải tạo.
- Vùng đồng bằng ở đây là các thung lũng sâu kẹp giữa các dải đồi thấp và
cồn cát hình thành trên các cấu trúc uốn nếp của dãy Trường Sơn, có nguồn gốc
mài mòn và bồi tụ. Ở đây có các vùng đồng bằng rộng lớn như:
+ Đồng bằng hạ du sông Bến Hải, cao độ biến đổi từ +1,0  2,5 m; địa hình
bằng phẳng, đã được khai thác từ lâu đời để sản xuất lúa nước. Xuôi theo chiều
dài dòng chảy của sông Sa Lung, dạng đồng bằng này có tới gần 8.000 ha.
+ Đồng bằng dọc sông Cánh Hòm: là dải đồng bằng hẹp chạy từ phía Nam

-8-


cầu Hiền Lương tới bờ Bắc sông Thạch Hãn, thế dốc của dải đồng bằng này là từ
2 phía Tây và Đông dồn vào sông Cánh Hòm. Cao độ bình quân dạng địa hình
này từ +0,5  1,5m đã cải tạo để gieo trồng lúa nước.
+ Đồng bằng hạ du sông Vĩnh Phước và đồng bằng Cam Lộ: địa hình bằng
phẳng, tập trung ở Triệu Ái, Triệu Thượng (Vĩnh Phước). Đây là cánh đồng rộng
lớn của Triệu Phong và thành phố Đông Hà. Địa hình đồng bằng có cao độ bình
quân từ +2,0  4,0m, dải đồng bằng này hẹp chạy theo hướng Tây - Đông, kẹp 2
bên là các dãy đồi thấp.
+ Địa hình đồng bằng phù sa phân bố ven sông nằm kẹp giữa vùng gò đồi
phía Tây và vùng cát ven biển, các cánh đồng nhỏ hẹp, có độ cao không đều là
thành tạo của các quá trình bồi đắp phù sa của các hệ thống sông và các dải đất
dốc tụ được khai phá từ lâu dọc theo Quốc lộ 1A từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng.
+ Một dạng địa hình nữa trong vùng nghiên cứu là các thung lũng hẹp độc
lập diện tích khoảng 5 - 50 ha cũng đã được khai thác để trồng lúa nước.
- Vùng núi thấp và đồi: Địa hình vùng đồi ở đây có dạng đồi bát úp liên tục,

có những khu nhỏ dạng bình nguyên như vùng đồi Hồ Xá (Vĩnh Linh) và khu Cùa
(Cam Lộ). Độ dốc vùng núi bình quân từ 15  180. Địa hình này rất thuận lợi cho
việc phát triển cây trồng cạn, cây công nghiệp và cây ăn quả; có nhiều thung lũng
lớn. Đây là dạng địa hình có thế mạnh của tỉnh Quảng Trị, dạng địa hình này
chiếm tới 50% diện tích tự nhiên của các lưu vực sông, thuận lợi cho việc xây
dựng hồ chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Trên
bậc địa hình này thích hợp với các loại cây lâu năm như hồ tiêu, cao su, cà phê và
các loại cây ăn quả …
1.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng
 Địa chất
Địa tầng phát triển không liên tục, các trầm tích từ Paleozoi hạ tới Kainozoi
trong đó trầm tích Paleozoi chiếm chủ yếu, gồm 9 phân vị địa tầng, còn lại 6 phân
vị thuộc Meôzoi và Kainozoi. Các thành tạo xâm nhập phân bố rải rác, song chủ
yếu ở phần Tây Nam với diện tích gần 400km2, thuộc các hệ Trà Bồng, Bến Giàng
- Quế Sơn và các đá mạch không phân chia. Phức hệ Trà Bồng nằm trên vùng
Làng Xoa (Hướng Hoá) với lộ diện 120 km2, khối có dạng kéo dài theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam nằm dọc đứt gẫy Đakrông - A Lưới. Phức hệ Bến Giàng - Quế
Sơn nằm dọc theo dải núi và vùng Vít Thu Lu gồm các khối Tam Kỳ, Ta Băm và
động Voi Mẹp. Địa chất trong vùng có những đứt gãy chạy theo hướng từ đỉnh
Trường Sơn ra biển tạo thành các rạch sông chính cắt theo phương Tây - Đông.

-9-


Tầng đá gốc ở đây nằm sâu, tầng phủ dày. Phần thềm lục địa được thành tạo từ
trầm tích sông biển và sự di đẩy của dòng biển tạo thành.
 Thổ nhưỡng
- Vùng đồng bằng ven biển: bao gồm các xã nằm phía Đông quốc lộ 1A
kéo dài từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng. Vỏ phong hoá chủ yếu phát triển trên đất đá
Bazan (Vĩnh Linh) vùng trầm tích biển và phù sa sông, gồm các tiểu vùng:

+ Tiểu vùng cồn cát, bãi cát phân bố dọc bờ biển, địa hình đụn cát có dạng
lượn sóng, độ dốc nghiêng ra biển. Các đụn cát có độ cao từ 1m đến vài chục
mét. Cát trắng chiếm ưu thế, tầng dưới cùng bước đầu có tích tụ sắt, chuyển sang
màu nâu hơi đỏ. Lớp vỏ phong hoá khá dày, thành phần cơ giới trên 97% là cát.
Đất nghèo các nguyên tố vi lượng.
+ Tiểu vùng đất nhiễm mặn Cửa Tùng được tạo thành dưới tác động của
thuỷ triều phân bố ở địa hình thấp, bậc thềm phù sa ven sông hoặc mực nước
ngầm nông. Diện tích đất này chiếm ít, có thể sử dụng để trồng lúa nhưng cần có
các biện pháp thau chua rửa mặn.
- Vùng gò đồi: Hầu hết có dạng địa hình đồi thấp, một số dạng thung lũng
sông thuộc địa phận huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ trên vỏ phong hoá
Mazma. Nhiều nơi hình thành đất trống, đồi trọc. Thực vật chủ yếu là cây dạng
lùm bụi, cây có gai. Đất đai ở những nơi không có cây bị rửa trôi khá mạnh.
+ Tiểu vùng Bazan Vĩnh Linh, vùng này thích hợp cho trồng cây hồ tiêu.
+ Tiểu vùng đất đỏ Bazan: thuộc khu vực Cồn Tiên, Dốc Miếu và Tân Lâm,
Cùa. Diện tích khoảng 10.200 ha. Đất có tầng dày trên 1,2 m, có tới 6.300 ha. Đây
là hai khối Bazan lớn nhất của tỉnh và có nhiều tiềm năng phát triển cây công
nghiệp dài ngày như hồ tiêu, cà phê, cao su. Khu Cồn Tiên - Dốc Miếu là vùng
cao su chủ lực của tỉnh.
+ Tiểu vùng đồi thấp sa phiến thạch giáp đồng bằng được hình thành trên
đá mẹ sa phiến thạch, tầng mỏng, bị bào mòn mạnh, thực vật nghèo nàn. Vùng
đất này phù hợp với trồng cây lâm nghiệp để tái tạo môi sinh môi trường.
1.1.4. Thảm thực vật
Toàn tỉnh Quảng Trị có 213564 ha đất rừng, theo kết quả điều tra nghiên
cứu mới nhất thì hiện tại rừng Quảng Trị có khoảng 1053 loại thực vật thuộc 528
chi, 130 họ, trong đó có 175 loài cây gỗ. Động vật khá phong phú và đa dạng.
Hiện có 67 loài thú, 193 loài chim và 64 loài lưỡng cư, bò sát đang sinh sống tại
rừng Quảng Trị. Rừng trồng có 50556 ha, chất lượng tốt, cây thông nhựa chiếm

- 10 -



khoảng 20000 ha. Một số cây bản địa khác như sến, muồng đen, sao đen v.v.. đã
được đưa vào trồng rừng phòng hộ. Các cây nhập nội được chú trọng đưa vào
rừng trồng sản xuất. Rừng trồng sản xuất chủ yếu bao gồm các loại keo lá tràm,
keo tai tượng, keo lai v.v.. được trồng tập trung và thâm canh nên mang lại hiệu
quả kinh tế khá cao.
Đồng thời với các kế hoạch trồng rừng, thực hiện hạn chế khai thác rừng
tự nhiên, tăng cường khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, độ che phủ rừng đã
tăng bình quân 1%/năm. Đến nay, độ che phủ của rừng đạt 45,01%. là một thành
quả sinh thái quan trọng (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Kết quả sản xuất lâm nghiệp (ha)
STT
1
2
3
4

Đối tượng
Diện tích rừng trồng tập trung (ha)
Diện tích trồng cây phân tán (ha)
Diện tích rừng được chăm sóc (ha)
Diện tích rừng được tu bổ (ha)
Tổng cộng

2000
6916
721
9114
1770

20521

2007
4222
1104
16952
2669
26954

1.1.5. Khí hậu
Tỉnh Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm mang
đầy đủ sắc thái khí hậu các tỉnh miền Trung Việt Nam. Trong năm có hai mùa rõ
rệt, mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng XII tới tháng VIII năm sau, mùa mưa
từ tháng IX tới tháng XI. Từ tháng III đến tháng VIII chịu ảnh hưởng của gió Tây
Nam khô và nóng. Từ tháng IX đến tháng II năm sau chịu ảnh hưởng của gió
Đông Bắc đi kèm với mưa phùn và rét đậm.
 Mưa
Mưa trong vùng phụ thuộc vào yếu tố địa hình trên từng lưu vực. Lượng
mưa hàng năm nằm trong khoảng 2.000 - 2.800 mm. Lượng mưa 3 tháng mùa
mưa chiếm tới 68  70% lượng mưa năm. Tổng lượng mưa 9 tháng mùa khô chỉ
chiếm 30% tổng lượng mưa năm. Trong các tháng mùa khô từ tháng XII đến
tháng IV thường có những trận mưa rào nhẹ cách nhau từ 7 đến 8 ngày với lượng
mưa trần từ 20  30mm, giữa 2 mùa khô có 1 thời kỳ mưa lớn là tháng V và tháng
VI gọi là mưa lũ tiểu mãn.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng IX đến tháng XI, thậm chí có năm mùa mưa kéo
dài đến tận tháng XII. Đây là thời gian bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động mạnh ở
khu vực miền Trung. Do đặc điểm địa hình chia cắt nên lượng mưa trong mùa
mưa cũng ít khi đồng đều trên toàn tỉnh. Theo thống kê lượng mưa bình quân
nhiều năm của các trạm thể hiện trên bảng 1.2.


- 11 -


Bảng 1.2. Mưa bình quân nhiều năm (mm)
Trạm
Vĩnh Linh
Gia Vòng
Đông Hà
Thạch Hãn
Cửa Việt
Hướng Hoá
Khe Sanh
Ba Lòng

I
129.9
60.1
48.2
84.3
57.6
83.6
16.7
99.8

II
83.3
47.9
34.1
60.7
48.6

61.7
19.2
90.1

III
48.6
35.4
30.8
48.9
33.1
47.8
29.7
51.0

IV
51.9
64.1
60.7
63.0
50.8
97.8
89.8
71.7

V
100.5
143.6
119.3
135.0
102.6

191.5
158.9
156.6

VI
97.8
101.4
83.0
105.7
63.4
171.7
210.8
156.8

VII
94.3
78.7
65.7
82.9
68.1
148.9
187.8
74.2

VIII
125.3
155.0
163.2
135.3
150.3

219.1
295.9
173.1

IX
420.2
509.7
388.9
476.4
398.6
585.8
376.7
473.4

X
766.0
695.9
683.9
710.6
574.3
778.0
455.0
762.0

XI
462.3
456.4
429.0
438.6
415.7

227.7
175.8
411.8

XII
227.0
188.0
175.2
240.7
219.6
95.7
64.7
227.8

Năm
2614.1
2536.3
2291.8
2627.3
2187.8
2779.9
2118.6
2794.3

 Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trong vùng thấp nhất vào mùa Đông (tháng XI tới tháng
III), cao nhất vào mùa hè (tháng V tới tháng VIII). Nhiệt độ bình quân nhiều năm
vào khoảng 24,3oC. Chênh lệch nhiệt độ trong ngày từ 7 tới 10oC. Nhiệt độ bình
quân tháng tại trạm các trạm trong vùng nghiên cứu được thể hiện ở bảng 1.3.
Bảng 1.3. Nhiệt độ bình quân tháng tại các trạm (oC)

Trạm
Đông Hà
Quảng Trị
Khe Sanh

I
19.2
19.4
17.6

II
19.3
20.4
18.4

III
22.5
22.6
21.8

IV
25.6
25.6
24.4

V
28.2
28.1
25.6


VI
29.3
29.4
25.6

VII
29.6
29.5
25.3

VIII
28.8
29.0
24.6

IX
27.1
27.1
24.0

X
25.1
25.1
22.8

XI
22.5
23.2
20.4


XII
19.9
20.8
18.2

 Độ ẩm tương đối
Độ ẩm tương đối bình quân nhiều năm nằm trong khoảng 85 tới 89%. Bảng
1.4 trích dẫn độ ẩm tương đối tại Đông Hà.
Bảng 1.4. Độ ẩm tương đối trạm Đông Hà (%)
I
92

II
91

III
91

IV
93

V
91

VI
79

VII
81


VIII
79

IX
84

X
85

XI
88

XII
89

TB
86,9

 Bốc hơi
Bốc hơi bình quân nhiều năm nằm trong khoảng 1200 - 1300 mm. Ở vùng
đồng bằng bốc hơi bình quân nhiều năm cao hơn vùng núi. Lượng bốc hơi bình
quân tháng lớn nhất tại Đông Hà là 219 mm/tháng (Bảng 1.5). Lượng bốc hơi
ngày lớn nhất vào tháng VII, bình quân 1 ngày bốc hơi tới 7 mm
Bảng 1.5. Bốc hơi bình quân tháng trạm Đông Hà (mm)
I
53.5

II
49


III
54

IV
71.5

V
126

VI
195

VII
219

VIII
189

IX
100

X
90

XI
71

XII
61


Năm
1279

 Số giờ nắng
Bình quân số giờ nắng trong năm khoảng 1840 giờ. Tại Đông Hà bình quân
số giờ nắng trong tháng biến đổi từ 92 giờ vào tháng II tới 242 giờ vào tháng VII.

- 12 -


Bảng 1.6. Số giờ nắng trạm Đông Hà
I
95

II
92

III
106

IV
169

V
223

VI
235

VII

242

VIII
192

IX
151

X
145

XI
84

XII
106

Năm
1840

 Gió và bão
Các lưu vực sông thuộc Quảng Trị chịu chế độ khí hậu nhiệt đới, gió mùa.
Một năm có 2 chế độ gió mùa chính:
Gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh vào mùa hè từ tháng IV đến tháng XI,
tốc độ gió bình quân 2,0  2,2m/s. Gió mùa Tây Bắc hoạt động mạnh từ tháng XII
đến tháng III năm sau, tốc độ gió bình quân từ 1,7  1,9m/s. Thời gian chuyển tiếp
các hướng gió Tây Nam và Tây Bắc là thời gian giao thời và gió Tây khô nóng
hoạt động vào tháng IV, tháng V (địa phương gọi là gió Lào). Thời kỳ có gió Lào là
thời kỳ nóng nhất trong năm ở tỉnh Quảng Trị.
Bão và xoáy thuận nhiệt đới là những biến động thời tiết trong mùa hạ, hoạt

động rất mạnh mẽ và thất thường. Hướng đi của bão trong vùng Bình Trị Thiên
như sau: theo hướng chính Tây chiếm khoảng 30%; theo hướng Tây - Tây Bắc
chiếm khoảng 45%; theo hướng Nam chiếm khoảng 24%; theo các hướng khác
chiếm khoảng 1%. Tính chất của bão và áp thấp nhiệt đới ở vùng Quảng Trị cũng
rất khác nhau theo từng cơn bão và từng thời kỳ có bão. Vùng ven biển Quảng Trị
bão và áp thấp nhiệt đới thường gặp nhau tới 78%, do vậy khi có bão thường gặp
mưa lớn sinh lũ trên các triền sông. Bão đổ bộ vào đất liền với tốc độ gió từ cấp
10 đến cấp 12, khi gió giật trên cấp 12. Thời gian bão duy trì từ 8  10 giờ nhưng
mưa theo bão thường xảy ra 3 ngày liên tục. Trong thời gian có bão thường đi
kèm mưa lớn và có thể gây lũ quét làm thiệt hại lớn về người và tài sản
1.1.6. Thuỷ văn
Trên địa phận tỉnh Quảng Trị có các hệ thống sông:
(1) Hệ thống sông Thạch Hãn (còn gọi là sông Quảng Trị) có 37 con sông
gồm 17 sông nhánh cấp I với 3 nhánh tiêu biểu là Vĩnh Phước, Rào Quán và Cam
Lộ, 13 sông nhánh cấp II, 6 sông nhánh cấp III. Diện tích toàn lưu vực là 2660
km2, độ dài sông chính là 156 km, độ cao bình quân lưu vực 301 m, độ dốc bình
quân lưu vực là 20,1%, độ rộng trung bình lưu vực là 36,8 km, mật độ lưới sông là
0,92; hệ số uốn khúc là 3,5.
(2) Hệ thống sông Bến Hải có diện tích lưu vực là 809 km2, dài 64,5 km, độ
cao bình quân lưu vực 115 m, độ dốc bình quân lưu vực là 15,7%, mật độ lưới
sông là 1,15; hệ số uốn khúc là 1,43.
(3) Hệ thống sông Ô Lâu thuộc lưu vực sông Mỹ Chánh chảy qua phá Tam

- 13 -


Gaing về cửa Thuận An bao quát một diện tích lưu vực là 855 km2, dài 65 km.
Đầu nguồn lưu vực nằm ở địa phận tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Ngoài ra còn có một số sông suối lưu vực sông Xê Pôn và Sê Păng Hiêng
thuộc Tây Trường Sơn và một số suối nhỏ vùng cồn cát đổ thẳng ra biển.

Cũng như các nơi khác ở nước ta, dòng chảy sông suối trong tỉnh Quảng
Trị không những phân bố không đều trong lãnh thổ mà còn phân bố rất không đều
trong năm. Hàng năm, dòng chảy sông suối biến đổi theo mùa rõ rệt: mùa lũ và
mùa cạn. Thời gian bắt đầu, kết thúc các mùa dòng chảy không cố định hàng năm
mà có xê dịch giữa các năm từ một đến vài tháng.
Dòng chảy năm tại khu vực nghiên cứu có giá trị mô đun biến động trong
khoảng 54 - 73 l/s.km2, thuộc khu vực có dòng chảy dồi dào so với trung bình cả
nước, phần lớn nước tập trung vào mùa lũ. Một số đặc trưng dòng chảy năm các
lưu vực sông thuộc tỉnh Quảng Trị trên bảng 1.7 và 1.8.
Bảng 1.7. Một số đặc trưng dòng chảy năm các lưu vực sông thuộc tỉnh Quảng Trị
STT
1
2

Tên sông
Bến Hải
Thạch Hãn

Tên trạm
Gia Vòng
Thạch Hãn

Q 0 (m3/s)
14,4
70,0

Các đặc trưng dòng chảy lưu vực
M 0 (l/s.km2)
Y 0 (mm)
53,9

1698
68,5
2158


0,61
0,77

Bảng 1.8. Phân phối dòng chảy theo các tháng trong năm của các trạm đại biểu
Tên lưu vực
Bến Hải
Quảng Trị

I
5.10
6.41

II
2.70
5.47

III
1.90
4.75

IV
1.50
3.60

V

3.10
5.02

VI
2.40
4.79

VII
1.40
5.00

VIII
2.90
5.36

IX
14.2
10.3

X
30.9
17.6

XI
23.9
18.9

XII
10.0
12.8


Qua bảng 1.7 và bảng 1.8, môđun dòng chảy và chuẩn dòng chảy năm của
hai hệ thống sông chính Bến Hải và Thạch Hãn thuộc loại cao của cả nước. Hệ số
dòng chảy đều vượt 0,6 đã chứng tỏ được khả năng sinh dòng và điều kiện lớp
phủ thực vật trên lưu vực là tốt.
Nguồn nước ngầm ở tỉnh Quảng Trị thể hiện ở nước khe nứt, nước lỗ hổng
và nước cồn cát. Nguồn nước này tương đối dồi dào và chất lượng tốt có thể đáp
ứng cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư và bổ sung nước tưới cho các loại hình
sản xuất kinh tế xã hội. Tuy nhiên, vùng ven biển nhiều nơi nước ngầm bị nhiễm
mặn, ở vùng đồi núi nước ngầm phân bố sâu khó khai thác. Vì vậy, cần có kế
hoạch cân đối và khai thác sử dụng nước hợp lý.
1.2. TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ
Quảng Trị là một tỉnh ven biển Miền Trung có điều kiện địa lý tự nhiên khá
phức tạp cả về vị trí địa lý, đặc điểm địa hình cũng như cấu tạo địa chất và đât.
Chính sự phức tạp đó đã ảnh hưởng quan trọng đến qui luật phân bố theo không

- 14 -


gian và thời gian của lượng mưa, lượng bốc hơi, nhiệt độ không khí, độ ẩm không
khí… và cả lượng dòng chảy của các thủy vực trong tỉnh.
1.2.1. Tài nguyên nước mưa
Quảng Trị nằm trong vùng mưa tương đối lớn của nước ta. Lượng mưa
hàng năm tính trung bình trên phạm vi toàn tỉnh trên 2400 mm và phân bố không
đều theo không gian, phụ thuộc vào hướng sườn dốc và độ cao địa hình, có xu
thế tăng dần từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Nơi mưa ít nhất là những
thung lũng khuất gió như Khe Sanh, Tà Rụt và phía hữu ngạn của thượng nguồn
sông Xê Pôn. Nơi mưa nhiều nhất là khu vực núi cao thuộc dãy Trường Sơn,
thượng nguồn các sông Rào Quán, Cam Lộ. Mức độ dao động của lượng mưa
năm trong thời kỳ nhiều năm ở tỉnh Quảng Trị thuộc loại trung bình. Hệ số biến đổi

tại đa số các trạm dao động trong khoảng từ 0,20 đến 0,24.
Lượng mưa ở tỉnh Quảng Trị phân phối không đều trong năm, hình thành
hai mùa là mùa mưa và mùa khô, bắt đầu và kết thúc không đồng bộ. Các khu
vực sườn phía Đông Trường Sơn có mùa mưa xuất hiện muộn và ngắn, chỉ 3 đến
4 tháng (IX – XI, XII) còn mùa khô kéo dài tới 8 - 9 tháng (XII, I – VIII). Các khu
vực sườn phía Tây Trường Sơn có mùa mưa đến sớm và kéo dài hơn (VI – XI),
mùa khô (XII – V). Sự phân hóa hai mùa mưa - khô khá sâu sắc. Tại sườn phía
Đông Trường Sơn, tổng lượng mưa cả mùa chiếm 59 - 73 tổng lượng mưa
năm; trong khi đó, mùa khô chỉ chiếm 27 - 41. Tại sườn phía Tây Trường Sơn,
tổng lượng mưa mùa mưa chiếm trên 80 tổng lượng mưa năm còn mùa khô chỉ
chiếm chưa đầy 20%. Phân phối mưa năm theo tháng trong tỉnh Quảng Trị phân
hoá thành 2 dạng rất khác biệt. Sườn phía Đông Trường Sơn có phân phối mưa
dạng 2 đỉnh; cực đại chính xuất hiện vào tháng X, đỉnh phụ vào tháng VI do có
mưa "tiểu mãn", cực tiểu chính xuất hiện trong các tháng I  IV còn cực tiểu phụ
xuất hiện vào tháng VII. Sườn phía Tây Trường Sơn có phân phối mưa dạng 1
đỉnh, cực đại xuất hiện vào X còn cực tiểu xuất hiện trong các tháng I  IV.
1.2.2. Tài nguyên nước sông, hồ
Nằm trong vùng mưa lớn nên dòng chảy năm của các sông suối trong tỉnh
Quảng Trị cũng khá dồi dào. Mô đun dòng chảy năm bình quân toàn tỉnh đạt
khoảng 45,4 l/skm2, tương đương với lớp dòng chảy 1431 mm. Chuẩn dòng chảy
năm phân bố không đều, biến đổi theo độ cao địa hình từ 30 l/skm2 đến 60 l/skm2.
Thượng nguồn các sông Bến Hải, Rào Quán, Cam Lộ, hạ lưu sông Ô Lâu có
nguồn nước rất dồi dào, mô đun dòng chảy hàng năm đạt tới 50 - 60 l/skm2. Hữu
ngạn của thượng nguồn sông Sê Pôn và phần sông Đa - krông trên dãy Trường
Sơn là những khu vực có lượng dòng chảy nghèo nhất, mô đun dòng chảy năm

- 15 -


đạt 30 - 40 l/skm2. Vùng đồng bằng ven biển có dòng chảy năm vào loại trung

bình, mô đun dòng chảy năm đạt 38 - 45 l/skm2. Các khu vực còn lại có chuẩn
dòng chảy năm khoảng 40 - 50 l/skm2.
Tổng lượng dòng chảy năm, trên toàn bộ sông suối tỉnh Quảng Trị là 6,673
km , trong đó: hệ thống sông Bến Hải 1,31 km3 (chiếm 19,6 ), Thạch Hãn
khoảng 3,92 km3 (58,8 ), Ô Lâu 0,50 km3 (7,55 ) và Sê Păng Hiêng 1,05 km3
(15,8 ). Mức đảm bảo nước tính trung bình hàng năm trên một người dân hiện
tại của tỉnh Quảng Trị là 10750 m3/người, cao hơn nhiều so với trung bình của cả
nước (4750 m3/người). Mức độ dao động của dòng chảy năm trong thời kì nhiều
biến đổi từ 0,27 đến 0,33.
3

Dòng chảy sông suối trong tỉnh Quảng Trị phân phối rất không đều trong
năm, phân hoá thành hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt. Mùa lũ trên các sông
suối trong tỉnh Quảng Trị xuất hiện muộn và duy trì trong khoảng thời gian ngắn,
chỉ kéo dài 4 tháng, nhưng mức độ tập trung dòng chảy khá lớn, chiếm tới 62,5 80 tổng lượng dòng chảy năm. Mùa kiệt kéo dài tới 8 tháng và tổng lượng dòng
chảy chiếm khoảng 20 - 37,5 tổng lượng dòng chảy năm.
Tỉnh Quảng Trị hiện có 301 công trình thủy lợi, trong đó có 200 công trình
hồ chứa, đập dâng lớn, vừa và nhỏ. Ngoài ra có 101 trạm bơm các loại phục vụ
tưới, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp. Tổng dung tích nước đã sử dụng qua
các công trình thủy lợi khoảng 295 triệu m3 (trong đó tổng dung tích hồ chứa các
loại cung cấp 211 triệu m3, các đập dâng và trạm bơm tập trung cung cấp 82 triệu
m3, số còn lại là các trạm bơm quy mô nhỏ).
Khi thực hiện các nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị gặp
phải khó khăn do rất thiếu số liệu đo đạc. Cụ thể là số liệu đo mưa tại khu vực
vùng núi cao phía Tây của tỉnh và số liệu đo lưu lượng dòng chảy của các sông
chính trong tỉnh. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu sau này, cần xây
dựng thêm ít nhất một trạm đo mưa ở khu vực vùng núi cao phía Tây của tỉnh,
một số trạm đo lưu lượng trên các sông chính khác trong tỉnh ngoài sông Bến Hải
và tiến hành đo đạc cả đặc trưng bùn cát tại các trạm thủy văn.
1.2.3. Tài nguyên nước ngầm

Ở Quảng Trị, nước lỗ hổng tồn tại trong các trầm tích bở rời Đệ Tứ được
phát hiện trong các lưu vực sông, trong đồng bằng và các cồn cát ven biển. Độ
dốc thuỷ lực của các tầng chứa nước nhìn chung rất nhỏ (0,008 - 0,012). Độ sâu
mực nước ở trung tâm các lưu vực thường chỉ vào khoảng 1,0 - 2,0m. Trên các
cồn cát và các cánh đồng trước núi, nón phóng vật thì mực nước ngầm nằm sâu
hơn (2,0 - 5,0m). Các tầng chứa nước lỗ hổng ở Quảng Trị có bề dày khá lớn (10

- 16 -


- 30) đôi chỗ đạt được 35m. Trên vùng tam giác của sông như vùng Quảng Trị
phần lớn nước lỗ hổng bị nhiễm mặn, chất lượng kém đối với các mục tiêu cấp
nước cho sinh hoạt và công nghiệp (tổng khoáng hoá: > 1 đến 3 g/l).
Căn cứ khả năng chứa nước của các trầm tích, các tầng chứa nước lỗ
hổng ở Quảng Trị được xếp vào 3 nhóm:
Các tầng chứa nước có năng suất cao (tầng giàu nước): Thuộc về nhóm
này là các trầm tích Holocen thượng (Q IV 3) nguồn gốc sông - biển - gió phân bố
dọc bờ biển từ Vĩnh Linh đến thị xã Quảng Trị, thành phần chủ yếu là cát thạch
anh hạt vừa đến hạt thô, mài mòn và chọn lọc tốt (bề dày trung bình 15m).
Các tầng chứa nước có năng suất trung bình (tầng chứa nước trung bình):
Thuộc nhóm này là các trầm tích sông biển (amQ III ), phân bố ở Vĩnh Chấp và
Diên Sanh (Hải Lăng), thành phần chủ yếu là sét và cát thạch anh hạt nhỏ lẫn ít
cuội sỏi, tầng dày 30 - 35m. Căn cứ đặc điểm thạch học, diện. phân bố và bề dày
trầm tích, có thể tạm xếp chúng vào nhóm tầng chứa nước trung bình.
Các tầng chứa nước có năng suất thấp, không thể khai thác liên tục (tầng
nghèo nước): Thuộc về nhóm này là các thể địa chất dQ I - III và adQ II - III , phân bố
rải rác ven rìa đồng bằng (riêng thể adQ II - III , chỉ thấy một diện nhỏ (4km2) cực
Nam của tỉnh), thành phần trầm tích gồm cát, cát pha, sét lẫn nhiều mảnh vụn đá
gốc.
Ở Quảng Trị, nước khe nứt tồn tại trên một diện tích rất rộng, chiếm tới 4/5

tổng diện tích của tỉnh, nằm trong đới nứt nẻ phong hoá và các đới phá huỷ kiến
tạo trong các địa tầng có tuổi từ Proterozoi đến Neogen. Thành phần bao gồm các
trầm tích lục nguyên trầm tích carbonat, các đá biến chất, các đá phun trào v.v...
Các tầng chứa nước khe nứt được chia thành 2 nhóm:
Các tầng chứa nước có năng suất cao (tầng giàu nước): Thuộc về nhóm
này là các thể địa chất K mg , J 1 hn, J 2 hc. Đây là tầng giàu nước nhưng diện phân
bố hẹp nên việc bố trí khai thác nước có thể hạn chế.
Các tầng chứa nước có năng suất thấp không thể khai thác liên tục (tầng
nghèo nước): Thuộc về nhóm này có các thể địa chất: Q IV , N 2 - Q C - P bs,
C 1 lk, D 2 ; P 2 cl, D 1 tl, S 2 - D 1 dg, 0 3 - S 1 ld,  2 - Q 1 av. Về động thái của nước dưới
đất, mực nước ngầm dao động theo mùa với biên độ lớn 2,1 đến 3,4m.
1.3. DÂN SỐ VÙNG NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ
Theo Niên giám thống kê năm 2007 của Cục thống kê Quảng Trị, dân số
của tỉnh là: 630339 người, số dân sống ở thành thị chiếm 24.57% còn lại hầu hết

- 17 -


dân số sống ở nông thôn (75.43%). Cơ cấu dân số vùng nông thôn như sau:
Nam:

211009 người

Nữ:

220790 người

Dân số vùng nông thôn trong độ tuổi lao động: 214492 người, xấp xỉ 50%
Bảng 1.9. Phân bố dân số vùng nông thôn theo huyện ở Quảng Trị
Huyện

Vĩnh Linh
Hướng Hoá
Gio Linh
Đakrông
Cam Lộ
Triệu Phong
Hải Lăng
Tổng

Dân số
64499
52666
41042
30722
41169
105117
96584
431799

Nữ
32349
26734
22087
15359
20995
53806
49460
220790

Nam

32150
25932
18955
15363
20174
51311
47124
211009

LĐ trong độ tuổi
32679
26379
19624
14632
21647
53453
46078
214492

Nhìn chung, Quảng Trị có số dân nông thôn cao, phân bố không đều, có
nhiều dân tộc thiểu số sinh sống với nhiều phong tục tập quán sinh hoạt khác
nhau, vì vậy, việc khai thác và sử dụng nước cũng mang nhiều sắc thái khác
nhau. Việc đánh giá chất lượng nước sinh hoạt đáp ứng yêu cầu sử dụng nước
sạch nâng cao đời sống xã hội cần tuyên truyền đến từng hộ gia đình.
Dân số phân bố không đều đặc biệt có sự khác biệt lớn giữa đồng bằng và
miền núi. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh: 133 người/km2 trong khi đó huyện
miền núi Đakrông 29 người/km2, Hướng Hoá có mật độ dân là 62 người/km2. Dân
cư trong vùng chủ yếu là người Kinh, sống tập trung ở đồng bằng ven biển, các
thị trấn. Số còn lại là các dân tộc ít người như người Sách, Thái, Dao, Vân Kiều,
Sào, Pa Cô tập trung chủ yếu ở Hướng Hoá và Đakrông. Tỷ lệ người Kinh chiếm

tới 84%, người Vân Kiều, Pacô chiếm 10% còn lại là các dân tộc ít người khác.
Tốc độ tăng dân số trong vùng còn cao. Theo thống kê, tốc độ tăng dân số của
tỉnh Quảng Trị là 10,48% 0 (2007). Có tới 70% dân sống nhờ vào sản xuất nông
nghiệp, 12% dân số sống dựa vào công nghiệp, 5% dựa vào ngư nghiệp, 8%
sống nhờ vào lâm nghiệp còn lại là nhờ dịch vụ buôn bán nhỏ và các ngành khác.

- 18 -


Chương 2
ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ NGUỒN NƯỚC VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT
NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN
Các nguồn nước sinh hoạt được sử dụng phổ biến ở Việt Nam bao gồm:
nước mưa, nước mặt ở các sông suối và hồ đập, nước ngầm ở các giêng và mạch
lộ. Tất cả các nguồn nước trên đều có ở Quảng Trị và cũng được khai thác sử
dụng phục vụ sinh hoạt theo các mức độ khác nhau ở các vùng nông thôn khác
nhau trên địa bàn tỉnh.
2.1.1. Nước mưa
Lượng mưa trung bình năm ở Quảng Trị là 2400 mm, vào loại khá phong
phú. Tuy nhiên, nước mưa được khai thác sử dụng phục vụ sinh hoạt còn chưa
được phổ biễn, chưa khai thác ở quy mô rộng. Trên địa bàn Quảng Trị, theo kết
quả điều tra của nhóm thực hiện dự án năm 2008, hiện có 2061 hộ sử dụng nước
mưa. Việc sử dụng nước mưa phục vụ nhu cầu ăn uống sinh hoạt ở nông thôn
theo hình thức đơn giản và trực tiếp.
Bản chất nước mưa là nước sinh hoạt có chất lượng khá tốt, thường là
siêu nhạt (độ khoáng hoá từ 0.01 - 0.2g/l), nhưng do điều kiện kinh tế người dân
nông thôn Quảng Trị có nhiều hộ nghèo không có nhà kiên cố để hứng nước
mưa. Phần lớn nước mưa sử dụng được hứng từ mái lá, mái fibrôximăng, mái
tôn....nên chất lượng nước hứng được chưa tốt, dụng cụ chứa nước phần lớn là

bể xi măng hoặc lu phục vụ chủ yếu cho cho việc ăn uống và sinh hoạt.
Việc khai thác nước mưa để sử dụng trong mùa khô là rất cần thiết. Đặc
biệt, tại các vùng ven biển nguồn nước mặt và nước ngầm thường hay bị nhiễm
mặn trong khí đó lại có lượng mưa khá lớn, kéo dài nên việc tích trữ và sử dụng
nước mưa phục vụ sinh hoạt tại các vùng nông thôn là khá phù hợp và thuận tiện.
2.1.2. Nước mặt ở các sông suối và hồ đập
Nước sông ở Quảng Trị có trữ lượng lớn nhưng lại phân phối rất không
đều trong năm, và trong từng vùng. Vào mùa mưa, lượng mưa lớn hàng năm
thường xuyên gây ra lũ lụt ngập úng làm ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng lớn
cho việc sử dụng nước sinh hoạt và còn là nguyên nhân gây dịch bệnh. Sông ở
Quảng Trị nhiều nhưng lại ngắn, dốc, nước thoát nhanh nên vào mùa khô lượng
nước trên các sông hạ thấp, gây khan hiếm lượng nước, thậm chí nhiều con sông
bị cạn trong mùa khô, phía hạ lưu lại thường bị nhiễm mặn. Số hộ dân sử dụng
nước sông trực tiếp cho sinh hoạt tập trung nhiều ở vùng núi và thường sử dụng

- 19 -


trực tiếp, không qua xử lý. Theo kết quả điều tra năm 2008 của nhóm thực hiện
dự án, hiện có 6118 hộ dân nông thôn sử dụng trực tiếp nguồn nước sông phục
vụ ăn uống và sinh hoạt.
Quảng Trị có nhiều hồ và hồ chứa nhân tạo, các đập công trình thuỷ lợi cấp
nước, tuy nhiên dung tích hồ chứa có trữ lượng lớn không nhiều, nhiều hồ vào
mùa khô cạn nước, đáng chú ý có một số hồ có dung tích lớn như hồ Hà Thượng,
Trúc Kinh, Ái Tử, La Ngà và đặc biệt là công trình Nam Thạch Hãn. Nước trong hồ
khá trong có thể đóng góp quan trọng cho việc cấp nước ăn uống và sinh hoạt
vùng nông thôn.
2.1.3. Nước dưới đất
Tiềm năng nước dưới đất (loại nhạt) ở Quảng Trị tuy không lớn, tập trung
chủ yếu ở phần đồng bằng ven biển của 2 hệ thống sông Quảng Trị và Bến Hải,

nước dưới đất tầng nông ít bị nhiễm mặn, tuy nhiên cần chú ý có khu vực xung
quanh Cửa Việt bị ảnh hưởng do nêm mặn lấn vào trong sông. Sơ bộ đánh giá
cho thấy, hầu hết các vùng nông thôn tỉnh Quảng Trị chất lượng nước dưới đất
nhìn chung còn tốt, phần còn lại mặc dầu bị nhiễm mặn nhưng chưa thấy có hiện
tượng ô nhiễm do sinh hoạt và các hoạt động kinh tế trên bề mặt.
Hầu hết nhân dân nông thôn Quảng Trị sử dụng nước ngầm mạch nông.
Khoảng 70 - 80% hộ dân trong tỉnh sử dụng nguồn nước này cho ăn uống sinh
hoạt qua công trình khai thác là giếng đào và giếng khoan. Các tầng nông mùa
mưa thì đủ nước dùng nhưng về mùa khô nhiều vùng thiếu nước, chất lượng
nước xấu đi do nhiễm phèn, nhiễm mặn.
Đồng bào dân tộc ít người sử dụng nước ngầm xuất lộ ra từ các khe núi
hay sườn đồi, tập trung khai thác một số vùng thiếu nước quanh năm bằng các
hệ thống ống, kênh dẫn nước về nơi sử dụng. Nước mạch lộ có trữ lượng nhỏ
hơn các nguồn nước khác, chất lượng tốt ít bị ô nhiễm bởi các hoạt động của
con người. Song nếu quá trình dẫn nước về nơi sử dụng bằng các kênh mương
dẫn không đảm bảo, có thể làm chất lượng nước suy giảm.
Tóm lại, ước tính mức dùng nước chung cho vùng nông thôn trong tỉnh vào
khoảng 45 - 50l/ngày/ người, tất cả các loại nguồn nước ít, nhiều đã được khai
thác và sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Theo kết quả đánh giá của người dân,
chất lượng nước sử dụng đạt giá trị trung bình chiếm đa số, các mẫu nước đạt
chất lượng tốt còn ít và còn nhiều mẫu điều tra đánh giá chất lượng nước thuộc
loại kém có màu, mùi, vị không đạt tiêu chuẩn.
Để khai thác và sử dụng tốt nguồn nước, hạn chế những thiệt hại gây ra
bởi thiên tai, và ô nhiễm nguồn nước từ các hoạt động kinh tế cần phải xây dựng

- 20 -


chiến lược phát triển bền vững tài nguyên nước trong toàn tỉnh.
2.2. TIỀM NĂNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN

2.2.1. Tiềm năng nước mưa
Phân tích bản đồ đẳng trị chuẩn mưa năm, theo báo cáo "Quy hoạch tổng
thể tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị đến 2010 có định hướng 2020", có thể phát
hiện thấy:
Quảng Trị nằm trong vùng mưa tương đối lớn của nước ta. Lượng mưa
hàng năm tính trung bình trên phạm vi toàn tỉnh (theo phương pháp đường đẳng
lượng mưa) đạt trên 2400 mm.
Bảng 2.1. Chuẩn mưa năm và và các đặc trưng chuẩn mưa năm của các trạm
TT
1
4
3
4
5
6

Tên trạm
Đông Hà
Khe Sanh
Cồn Cỏ
Gia Vòng
Thạch Hãn
Cửa Việt

Thời kỳ tính
toán đại biểu
(TKTTĐB)
78 - 98
78 - 04
79 - 03

81 - 02
78 - 04
79 - 04

Độ dài
TKTTĐB
(năm)
21
27
25
22
27
26

K tb
1,00
0,99
0,99
1,00
0,99
0,99

Hệ số biến
Chuẩn
Sai số quân
đổi mưa năm mưa năm
phương
Cv x
X o (mm) tương đối (%)
0,21

2271,5
4,58
0,23
2070,3
4,43
0,24
2192,9
4,80
0,20
2478,1
4,26
0,24
2559,8
4,62
0,22
2237,1
4,26

Trong phạm vi tỉnh Quảng Trị, lượng mưa năm phân bố không đều theo
không gian (Bảng 2.1), phụ thuộc vào hướng sườn dốc và phù hợp với xu thế
tăng dần của mưa theo độ cao địa hình. Do địa hình có xu thế tăng dần từ đông
sang tây và từ bắc xuống nam nên lượng mưa năm cũng có xu thế tăng dần từ
đông (tức từ vùng đồng bằng ven biển) sang tây (tức khu vực núi cao thuộc dãy
Trường Sơn ở phía tây của tỉnh) và từ bắc xuống nam (tức là về phía tâm mưa A
Lưới). Nơi mưa ít nhất là những thung lũng khuất gió như Khe Sanh (2070,3 mm),
Tà Rụt (1936,7 mm) và phía hữu ngạn của thượng nguồn sông Sê Pôn ( 1800
mm). Nơi mưa nhiều nhất ( 3000 mm) là khu vực núi cao thuộc dãy Trường Sơn
ở phía tây của tỉnh, thượng nguồn các sông Rào Quán, Cam Lộ. Lượng mưa năm
của nơi mưa nhiều nhất lớn gấp trên 1,7 lần lượng mưa năm của nơi mưa ít nhất.
Khu vực trung lưu của các sông Bến Hải, Cam Lộ có lượng mưa hàng năm cỡ

2400 - 2600 mm. Khu vực trung lưu sông Thạch Hãn; khu vực thành phố Đông
Hà; vùng đồng bằng ven biển thuộc hạ lưu các sông Thạch Hãn, Bến Hải và khu
vực đảo Cồn Cỏ có lượng mưa hàng năm trong khoảng từ 2200 đến 2400 mm.
Lưu vực sông Thác Mã, Ô Lâu nằm ở rìa phía Bắc của tâm mưa A Lưới nên có
lượng mưa hàng năm khá lớn, cỡ 2600 - 2800 mm.
Như vậy, nguồn nước mưa trên địa bàn tỉnh khá phong phú, là một nguồn
nước dồi dào có thể sử dụng phục vụ mục đích sinh hoạt và ăn uống của người

- 21 -


dân, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Tuy nhiên do mưa phân bố không đều trong
năm và thời gian không mưa ở Quảng Trị lại kéo dài cho nên cần có biện pháp
tích cực để dự trữ nguồn nước quý báu này sử dụng trong mùa khô.
2.2.2. Tiềm năng nước sông, suối và ao hồ
Hàng năm, theo báo cáo "Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước tỉnh Quảng
Trị đến 2010 có định hướng 2020" trên toàn bộ sông suối tỉnh Quảng Trị hình
thành một tổng lượng dòng chảy cỡ 6,673 km3, trong đó: trên lưu vực hệ thống
sông Bến Hải khoảng 1,31 km3 (chiếm19,6 ), trên lưu vực hệ thống sông Thạch
Hãn khoảng 3,92 km3 (chiếm 58,8 ), trên lưu vực hệ thống sông Ô Lâu khoảng
0,50 km3 (chiếm 7,55 ) và trên lưu vực hệ thống sông Sê Păng Hiêng khoảng
1,05 km3 (chiếm 15,8 ) (Bảng 2.2). Mức đảm bảo nước tính trung bình hàng
năm trên một người dân hiện tại của tỉnh Quảng Trị là 50 m3/người, cao hơn nhiều
so với trung bình của cả nước (4750 m3/người).
Tỉnh Quảng Trị hiện có 301 công trình thủy lợi, trong đó có 200 công trình
hồ chứa, đập dâng lớn, vừa và nhỏ. Tổng dung tích nước hồ chứa các loại cung
cấp 211 triệu m3, các đập dâng và trạm bơm tập trung cung cấp 82 triệu m3, số
còn lại là các trạm bơm quy mô nhỏ (Bảng 2.3).
Bảng 2.2. Tiềm năng nước mặt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị


TT

Lưu vực hệ thống
sông

1 Thạch Hãn
2 Bến Hải
3 Ô Lâu
4 Sê Păng Hiêng
Tổng cộng

Diện tích lưu
vực
Tỉ lệ
km2
()
2777
58,4
905
19,0
331
7,0
730
15,4
4755
100

Môđun
dòng chảy
chuẩn Mo

(l/skm2)
44,8
45,8
48,3
45,7

Lớp dòng
chảy
chuẩn Yo
(mm)
1412,8
1444,7
1523,8
1442,2

Tổng lượng dòng
chảy chuẩn
Tỉ lệ
W
(km3)
()
3,92
58,79
1,31
19,60
0,50
7,55
1,05
15,78
6,67

100

Bảng 2.3. Các hồ, đập lớn ở Quảng Trị
TT

Tên hồ chứa

Địa điểm

Đơn vị quản lý

1
2
3
4
5
6
7
8

Trúc Kinh
La Ngà
Bảo Đài
Kinh Môn
Ái Tử
Hà Thượng
Bàu Nhum
Nghĩa Hy

Gio Linh

Vĩnh Linh
Vĩnh Linh
Gio Linh
Triệu Phong
Gio Linh
Vĩnh Linh
Cam Lộ

Công ty KTN Trúc Kinh
XNKTN Vĩnh Linh
Công ty KTN Vĩnh Linh
XNKTN Gio Linh

9

Khe Mây

Đông Hà

XNKTN Đông Hà

XNKTN Gio Linh
XNKTN Vĩnh Linh
XNKTN Đông Hà

Tổng cộng các hồ lớn
10

Nam Thạch Hãn


Hải Lăng

XNKTN Nam Thạch Hãn

- 22 -

Dung tích (triệu m3)
Chứa
Hữu ích
38.9
37.8
36.7
34
25.5
25
18.2
15.9
15.5
15.3
11.3
6.5
9.0
8.0
3.27
3.24
1.2

0.8

159.57


146.54
79,8


Theo tính toán, nước sử dụng phục vụ sinh hoạt của cả tỉnh, kể cả vệ sinh
môi trường đô thị, dịch vụ và thương mại cho đến 2020 cũng chỉ chiếm khoảng
3% tổng lượng nước nên có thể nói tiềm năng nước mặt của tỉnh là rất dồi dào,
Vấn đề cần quan tâm là quản lý và bảo vệ nguồn nước này để đảm bảo chất
lượng phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, và nước sinh hoạt nói riêng.
2.2.3. Tiềm năng nước dưới đất
Trữ lượng nước dưới đất. Kết quả công bố cho thấy ở tỉnh Quảng Trị:
Tổng trữ lượng tĩnh

1.656.800.000 m3

Tổng trữ lượng động thiên nhiên

1.094.690 m3/ngày

Tổng trữ lượng khai thác tiềm năng

1.112.750 m3/ngày

Triển vọng khai thác nước dưới đất: Căn cứ giá trị tiềm năng nước dưới đất
ở Quảng Trị cho thấy triển vọng khai thác nước dưới đất bằng các công trình thu
nước tập trung chỉ có thể thực hiện chủ yếu trong các trầm tích bở rời tuổi
Holocen thường (Q VI ) và Pleistocen hạ - trung (amQ II - III ) ở vùng Gio Linh hoặc
trong các trầm tích Carbon (D 2 - 3 cb). Tuy nhiên, trong các trầm tích Carbonat việc
khai thác bị hạn chế bởi diện phân bố của chúng khá hạn hẹp. Trong các tầng

chứa nước khác chỉ có thể khai thác qui mô vừa và nhỏ bằng các công trình thu
nước đơn lẻ và biệt lập với nhau. Dựa vào đặc điểm và khả năng chứa nước, ở
từng vùng trong tỉnh có thể dự báo triển vọng khai thác nước dưới đất như sau:
- Vùng đồng bằng ven biển: Dọc theo các dải cát tại Cửa Tùng đến Tân An
có thể khai thác nước dưới đất bằng các công trình nằm ngang hay giếng tia.
Tổng lưu lượng khai thác có thể đạt tới 10.000 m3/ngày. Ở Gio Linh, kết quả thăm
dò cho thấy có thể khai thác với lưu lượng không đổi là 15.000 m3/ngày (bằng lưu
lượng khai thác cấp B, 20% trữ lượng khai thác cấp C). Vùng thành phố Đông Hà
và thị xã Quảng Trị có thể thiết kế các công trình khai thác nước dưới đất với công
suất tổng cộng đạt tới 19.000m3/ngày. Vùng phía tây thành phố Đông Hà cũng có
thể khai thác đạt tới lưu lượng 2.800m3/ngày. Tại các công trình này chủ yếu phục
vụ nước sinh hoạt cho các thị xã, thị trấn và các khu công nghiệp. Vùng nông thôn
hiện tại được hưởng lợi từ các công trình này rất hạn chế. Phần lớn hộ dân khai
thác nước dưới đất phục vụ sinh hoạt ở vùng nông thôn (thậm chí ngay cả các
vùng đô thị) bằng giếng khoan và giếng đào.
- Miền đồi núi phía tây, tây nam (chiếm đa số diện tích của tỉnh): Ở Cam Lộ
có thể khai thác tập trung trong phạm vi tầng chứa nước trầm tích Carbonat (D 2 3 cb)

với lưu lượng không đổi khoảng 1.500m3/ngày. Ngoài ra trên nhiều vùng xuất

- 23 -


hiện các trầm tích Carbonat như vùng Cam Lộ (như vùng núi Da Ban, vùng phía
tây động Sa Riêng) cũng có thể khai thác với năng suất tương tự.
Ở các vùng khác trong miền đồi núi này chỉ có thể khai thác nước dưới đất
bằng các công trình đơn lẻ, biệt lập, năng suất khai thác ở mỗi công trình đó vào
khoảng 0,5 đến 10 m3/h và không nên khai thác liên tục mà mỗi ngày cần ngừng
khai thác trong một số thời gian thích hợp để mực nước tĩnh hồi phục.
Các phân tích cho thấy, tiềm năng nước dưới đất (loại nhạt) ở Quảng Trị

tuy không lớn, nhưng có thể khai thác đưa vào sử dụng đáp ứng các nhu cầu
dùng nước của một số đô thị, nhu cầu sinh hoạt của các vùng nông thôn và miền
núi. Việc khai thác sử dụng nước dưới đất ở Quảng Trị đang dần từng bước được
qui hoạch với sự quản lí và bảo vệ nước dưới đất, tuy đã có chủ trương đúng đắn,
nhưng trong triển khai thực hiện còn nhiều vấn đề được xem xét để khắc phục và
hoàn thiện.
2.3. CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN
2.3.1. Kết quả đo và phân tích chất lượng mẫu nước sinh hoạt
Nhiệm vụ trọng tâm của dự án là "Điều tra, đánh giá chất lượng nước sinh
hoạt nông thôn tỉnh Quảng Trị". Để thể hiện nội dung trên, tập thể tác giả công
trình này đã tiến hành:
 Thu thập mẫu nước sinh hoạt phục vụ việc đánh giá chất lượng nước
sinh hoạt vùng nông thôn tỉnh Quảng Trị bao gồm: đo 500 mẫu nền gồm 9 yếu tố:
màu sắc, mùi, vị, nhiệt độ, độ mặn, độ dẫn điện, DO, pH, độ đục (Bảng 2.4) vào
tháng 4 và tháng 11 năm 2008 tại hiện trường bằng các thiết bị đo nhanh chất
lượng nước: HORSIBA, TOA và máy phân tích DREL.
 Phân tích 320 mẫu nước sinh hoạt cấp I gồm 8 chỉ tiêu: Độ cứng, NH 4 ,
NO 3 , NO 2 , COD, Fe, Colifom tổng, E. coli tiến hành trong cả mùa khô và mùa
mưa tại tất cả các xã bằng phương pháp: GCMS (10 - 4)+ UVIS (10 - 4) + Chuẩn
độ và nuôi cấy + Máy phân tích Drel (Bảng 2.5)
 Lấy và phân tích 150 mẫu nước sinh hoạt gồm 4 chỉ tiêu kim loại nặng:
As, Hg, Pb và Cu cho tất cả các xã bằng phương pháp: GCMS (10 - 4)+ UVIS (10
- 4) + Chuẩn độ và nuôi cấy + Máy phân tích Drel (Bảng 2.6)
 Lấy và phân tích 30 mẫu nước sinh hoạt theo 4 chỉ tiêu về dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật: DDT, 2,4 - D, 2,4,5 - T

- 24 -



×