Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ĐÁNH GIÁ tỉ lệ bảo hộ của gà SAU KHI TIÊM PHÒNG VACCINE cúm AH5N1 re5 tại HUYỆN gò CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.8 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Khoa học chuyên ngành

ĐÁNH GIÁ TỈ LỆ BẢO HỘ CỦA GÀ SAU KHI TIÊM PHÒNG VACCINE CÚM
A/H5N1-Re5 TẠI HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG
ThS. Phan Văn Đầy
Khoa Chăn nuôi – Thú y
ABSTRACT
A evaluation trial of level of protection after vaccination of influenza A/H5N1-Re5 at chicken
farms in Go Cong Dong distrist,Tien Giang province was performed from february 2012 to july
2012. There were all 900 samples collected from 5 village for the survey.
Results showed the percentage of serum samples with sufficient protective antibodies against
the H5N1 avian influenza after vaccination of H5N1-R5 in crossbred Ganoi was 88.11%. 100
percent of chicken flocks taken blood for serum antibody tests had protective antibody response
over 70%, of which the majority were of level of protection antibody from 90 to 100%. Factors such
as rearing areas, vaccination days old, sampling period after vaccination and poultry production
scale affected antibody response and the level of protection after vaccination but not significant
statistically.
Keywords: avian influenza, level of protection
TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá tỉ lệ bảo hộ của gà sau khi tiêm phòng vaccine cúm A / H5N1-Re5 tại Huyện
Gò Công Đông Tỉnh Tiền Giang” được thực hiện từ 2/2012đến 07/2012. Tổng cộng 900 mẫu đã
được thu thập từ 5 xã khảo sát.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể đủ bảo hộ với virus cúm gia
cầm H5N1 đối với gà nòi lai nuôi thịt sau khi tiêm phòng vaccin cúm gia cầm H5N1 - R5 đạt 88,11%.
Toàn bộ 100% đàn gà có tham gia lấy mẫu huyết thanh xét nghiệm kháng thể đều đạt tỉ lệ bảo hộ
70% trở lên. Trong đó đa số đạt tỉ lệ bảo hộ 90 - 100%. Các yếu tố như địa bàn chăn nuôi, ngày
tuổi tiêm phòng, thời điểm lấy mẫu sau tiêm phòng, qui mô chăn nuôi đều có ảnh hưởng đến tỉ lệ
bảo hộ sau tiêm phòng nhưng không đáng kể và không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Từ khoá: cúm gia cầm, mức độ bảo hộ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chăn nuôi gia cầm nói chung và


chăn nuôi gà nói riêng, ngoài việc phòng ngừa
các bệnh thường găp như: Thương hàn, Tụ
huyết
trùng,
Cầu
trùng,
Gumboro,
Newcastle….thì bệnh cúm gia cầm là vấn đề
cần được quan tâm hàng đầu.
Biện pháp chủ động và hữu hiệu để kiểm
soát, ngăn chặn sự tái phát dịch cúm gia cầm
chủng độc lực cao H5N1 là thực hiện an toàn
sinh học trong chăn nuôi và tiêm phòng
vaccine cúm cho đàn gia cầm. Tuy nhiên, khả
năng bảo hộ của gia cầm sau khi được tiêm
phòng vaccin cúm có thể thay đổi bởi nhiều
yếu tố như kỹ thuật tiêm phòng, giống, tuổi,
phương thức chăn nuôi, quy mô chăn nuôi,
hướng sản xuất, điều kiện vệ sinh thú y...
Để tìm hiểu hiệu lực của vaccine cúm A/
H5N1-Re5 trên đàn gia cầm ở Tiền Giang nói

Tập san Khoa học & Giáo dục số 3

chung và Huyện Gò Công Đông nói riêng,
được sự đồng ý của Ban Giám hiệu, khoa Chăn
nuôi -Thú y Trường Cao đẳng Nông nghiệp
Nam Bộ và sự giúp đỡ của Chi cục Thú y Tiền
Giang, Trạm Thú y huyện Gò Công Đông
chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá tỉ lệ bảo

hộ của gà nòi lai nuôi thịt sau khi tiêm phòng
vaccine cúm A /H5N1-Re5 tại Huyện Gò Công
Đông Tỉnh Tiền Giang”.
II.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Thời gian:
Từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2012.
Địa điểm:
Địa điểm lấy mẫu và ghi nhận thông tin:
Trạm Thú y huyện Gò Công Đông, ấp Hòa
Bình, xã Bình Nghị, Huyện Gò Công Đông,
tỉnh Tiền Giang.

78


Nghiên cứu Khoa học chuyên ngành

Địa điểm xét nghiệm mẫu: Trạm chẩn
đoán xét nghiệm Chi cục Thú y Tiền Giang
Đối tượng khảo sát
- Đàn gà nòi lai nuôi thịt qui mô từ 5005000 con, đã được tiêm phòng vaccine H5N1 R5 trên 30 ngày tại địa bàn các xã Bình Nghị,
Bình Ân, Phước Trung, Tăng Hòa, Tân Thành
của Huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
- Số lượng: mỗi xã 15 - 20 đàn, mỗi đàn
10 mẫu.
Nội dung khảo sát
- Xác định tỷ lệ mẫu huyết thanh gà có
kháng thể bảo hộ bệnh cúm sau khi tiêm phòng
vaccine H5N1 - R5.


- Xác định tỉ lệ đàn gà được bảo hộ đối
với bệnh cúm A/H5N1 sau khị tiêm phòng
vaccine H5N1 - R5.
- Tìm hiểu và đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng sinh kháng thể (tuổi tiêm
phòng, thời điểm lấy mẫu sau tiêm phòng, địa
bàn chăn nuôi, qui mô đàn).
Cách bố trí lấy mẫu
Mẫu huyết thanh được lấy ngẫu nhiên từ
những đàn gà nòi lai nuôi thịt đã được tiêm
phòng vaccine H5N1-R5 từ 30 ngày trở lên tại
địa bàn các xã.
-Số lương mẫu huyết thanh gà được lấy
tại các xã tổng cộng là 900 mẫu

Bảng 1.Bảng phân bố mẫu khảo sát
STT



Mẫu huyết thanh (10 mẫu/đàn)
Số đàn

Số mẫu

1

Bình Nghị


20

200

2

Bình Ân

15

150

3

Phước Trung

20

200

4

Tăng Hòa

20

200

5


Tân Thành

15

150

90

900

Tổng
Phương pháp xét nghiệm
Mẫu xét nghiệm
Mẫu xét nghiệm được lấy từ thời điểm:
trên 30 ngày sau khi tiêm vaccine Cúm A/
H5N1-R5 theo quy trình.
Sinh phẩm
- Kháng nguyên chuẩn H5N1
- Hồng cầu 10% và 0,5%.
Hóa Chất: Dung dịch điệm PBS, Na2HP04,
NaH2P04, HCL, NaOH, EDTA
Các giai đoạn chuẩn bị
 Chuẩn bị huyễn dịch hồng cầu gà 10%
 Chuẩn bị huyễn dịch hồng cầu gà 0,5%
Xử lý mẫu huyết thanh
Phương pháp xét nghiệm: Phản ứng ngăn trở
ngưng kết hồng cầu (HI)
Các chỉ tiêu theo dõi
Tỉ lệ bảo hộ theo mẫu
Tỉ lệ bảo hộ theo đàn

Tỉ lệ bảo hộ theo địa bàn (xã)

Tập san Khoa học & Giáo dục số 3

Tỉ lệ bảo hộ theo tuổi tiêm phòng
Tỉ lệ bảo hộ theo thời điểm lấy mẫu sau
tiêm phòng
Tỉ lệ bảo hộ theo qui mô chăn nuôi
Các xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel và
Minitab
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Trong thời gian thực hiện đề tài, toàn bộ
mẫu huyết thanh trên được xét nghiệm bằng
phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI).
Theo công văn 487/ TY-DT ngày 01/04/2009
của Cục Thú y, hiệu giá HI ≥ 4log2 được coi là
hiệu giá bảo hộ của cá thể gia cầm; đàn gia
cầm được bảo hộ là đàn có ≥ 70% số cá thể có
hiệu giá HI≥4log2.
Kết quả khảo sát được ghi nhận như sau:
có 793/900 mẫu huyết thanh gà đạt hiệu giá HI
≥ 4log2 và toàn bộ những đàn gà tham gia lấy
mẫu huyết thanh xét nghiệm kháng thể sau

79


Nghiên cứu Khoa học chuyên ngành


tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1-R5 đều
lên theo tiêu chuẩn của Cục Thú y.
đạt 70% số cá thể có hiệu giá HI ≥ 4log2 trở
1.Tỉ lệ mẫu huyết thanh gà có kháng thể đủ bảo hộ với virus cúm gia cầm H5N1
Bảng 2.Tỉ lệ mẫu huyết thanh gà có kháng thể đủ bảo hộ
Số mẫu
Số mẫu có hiệu giá kháng thể
Tỉ lệ bảo hộ
xét nghiệm

≥4log2

(%)

900

793

88,11

Qua bảng 2 cho thấy tỉ lệ mẫu huyết
thanh gà có kháng thể đủ bảo hộ với virus cúm
gia cầm H5N1 trên gà nòi lai nuôi thịt tại 5 địa
bàn khảo sát thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh
Tiền Giang đạt 88.11%, tỉ lệ bảo hộ này là khá
cao. Theo tiêu chuẩn của Cục Thú y, hiệu giá
(HI) ≥4log2 được coi là hiệu giá bảo hộ của cá
thể gia cầm
Kết quả trên cho thấy, sau 4 tuần tiêm
vaccine cúm, đàn gà tại 5 địa bàn khảo sát có


khả năng bảo hộ tốt với virus cúm A phân týp
H5N1. Sự thành công này là do đảm bảo tốt của
nhiều yếu tố từ chất lượng vaccine, vận chuyển
và bảo quản vaccine…cho đến qui trình và kỹ
thuật tiêm phòng. Bên cạnh đó còn có sự hợp
tác tốt từ người chăn nuôi, sự giám sát chặt chẽ
của các ngành, các cấp và hệ thống mạng lưới
thú y huyện Gò Công Đông nói chung và các
xã nói riêng trong công tác tiêm phòng.

2.Tỉ lệ bảo hộ của gà sau tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1 theo đàn
Bảng 3. Tỉ lệ bảo hộ của gà theo đàn
Tỉ lệ bảo hộ

Số đàn

Số đàn

Tỉ lệ

(%)

xét nghiệm

có bảo hộ

(%)

100


90

30

33.33

90

90

29

32,22

80

90

15

16.67

70

90

16

17,78


<70

90

0

0

Tổng cộng

90

90

100

Nhìn từ bảng 3 chúng ta có thể thấy tất
cả những đàn gà được lấy mẫu huyết thanh để
xét nghiệm hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng
vaccine cúm gia cầm H5N1.- R5 đều đạt tỉ lệ
bảo hộ từ 70% trở lên, đạt tiêu chuẩn theo công
văn 487/TY-DT ngày 01/04/2009 của Cục Thú
y (đàn gia cầm được bảo hộ là đàn có ≥ 70% số
cá thể có hiệu giá HI≥4log2. Trong đó số đàn
có tỉ lệ bảo hộ 100% là cao nhất (30/90 đàn) và

Tập san Khoa học & Giáo dục số 3

thấp nhất là số đàn có tỉ lệ bảo hộ 80% (15/90

đàn).
3.Tỉ lệ mẫu huyết thanh gà có kháng thể đủ
bảo hộ với virus cúm gia cầm H5N1 của gà
theo địa bàn (xã)
Để đánh giá tỉ lệ mẫu huyết thanh gà có
kháng thể đủ bảo hộ với virus cúm gia cầm
phân type H5 sau tiêm phòng vaccin H5N1 - R5
theo địa bàn từng xã, chúng tôi thiết lập bảng
4

80


Nghiên cứu Khoa học chuyên ngành

Bảng 4. Tỉ lệ bảo hộ theo địa bàn (xã)
Địa bàn

Số mẫu

Số mẫu có

Tỉ lệ bảo hộ

( Xã)

xét nghiệm

kháng thể


(%)

Bình Ân

150

135

90,00

Bình Nghị

200

173

86,50

Phước Trung

200

180

90,00

Tăng Hòa

200


178

89,00

Tân Thành

150

127

84,66

Tỉ lệ mẫu huyết thanh gà có kháng thể đủ
bảo hộ với virus cúm gia cầm H5N1 sau tiêm
phòng vaccin H5N1 - R5 cao nhất ở 2 xã Bình
Ân và Phước Trung đạt (90%), xã thấp nhất là
Tân Thành cũng đạt (84,66%). Kết quả xét
nghiệm mẫu huyết thanh của gà ở các địa bàn
khảo sát của huyện Gò Công Đông đều có khả
năng bảo hộ cao với virus cúm H5N1, sự chênh
lệch về tỉ lệ bảo hộ giữa các xã là không đáng
kể. Thực tế cho biết, ở Tiền Giang vaccine cúm
gia cầm được bảo quản ở kho lạnh của Chi cục
Thú y đảm bảo nhiệt độ từ 2 – 8OC; từ đây,
vaccine được bảo quản và vận chuyển về Trạm
Thú y theo nhu cầu (căn cứ vào danh sách đăng
ký chăn nuôi). Cán bộ thú y xã quản lí địa bàn
trực tiếp phối hợp với người chăn nuôi theo dõi,
giám sát khi có những đàn gà đền tuổi tiêm
phòng, báo cho Trưởng ban thú y xã trực tiếp

đến Trạm Thú y nhận vaccine về tiêm phòng,
sao cho số lượng vaccine được nhận chỉ sử
dụng trong 1-2 ngày và chỉ đủ sử dụng với số

lượng gà đã báo. Tại Trạm Thú y hoặc Ban
Thú y xã, vaccine đều được bảo quản ở ngăn
mát của tủ lạnh, trong khi vận chuyển vaccine
được bảo quản trong thùng bảo ôn
Tại 5 địa bàn khảo sát, đều có Ban Thú y
xã vững mạnh, phối hợp chặt chẻ với Trạm thú
y và người chăn nuôi. Bên cạnh đó, công tác
tiêm phòng vaccin cúm cho gia cầm còn được
sự quan tâm của Ban chỉ đạo phòng chống dịch
bệnh trên cây trồng vật nuôi của xã và sự đồng
tình hợp tác của chủ nuôi nên việc tiêm phòng
cúm cho những đàn gà đạt hiệu quả cao, ít xảy
ra sai xót.
4.Tỉ lệ mẫu huyết thanh gà có kháng thể đủ
bảo hộ với virus cúm gia cầm H5N1 theo tuổi
tiêm phòng
Kết quả khảo sát tỉ lệ mẫu huyết thanh gà
có khả năng bảo hộ với virus cúm gia cầm
phân type H5 sau tiêm phòng vaccin H5N1 - R5
theo tuổi tiêm phòng được thể hiện ở bảng 5.

Bảng 5. Tỉ lệ bảo hộ theo tuổi tiêm phòng
Tuổi

Số mẫu


tiêm phòng

xét nghiệm

14-≤35 ngày

350

302

86,28

>35 ngày

550

491

89,27

Qua bảng 5 cho thấy, tỉ lệ mẫu huyết
thanh gà có kháng thể đủ bảo hộ với virus cúm
gia cầm phân type H5 sau tiêm phòng vaccin

Tập san Khoa học & Giáo dục số 3

Số mẫu có kháng thể

Tỉ lệ bảo hộ
(%)


H5N1 - R5 đối vời những gà được tiêm phòng
ở giai đoạn >35 ngày tuổi có cao hơn so với gà
được tiêm phòng ở giai đoạn từ 14-35 ngày
tuổi. Tuy nhiên, sự chênh lệch này là không

81


Nghiên cứu Khoa học chuyên ngành

đáng kể (89,29%) so với (86,28%) và không có
ý nghĩa về mặt thống kê với (P<0,001). Điều
này phù hợp với thực tế của việc chăn nuôi gà
nòi lai hướng thịt, loại gà này chỉ nuôi trong
thời gian từ 3,5–4 tháng tuổi thì xuất chuồng.
Trong khi đó qui trình tiêm phòng vaccine cúm
trên gà chỉ tiêm một mũi duy nhất và 4 tháng
sau mới tiêm lập lại, người chăn nuôi thường
tâp trung tiêm phòng vaccine cúm cho gà vào
giai đoạn từ 25 – 45 ngày tuổi khi gà đã được
chủng ngừa đầy đủ các bệnh khác và có sức

khỏe tốt, tiêm vào giai đoạn này ít ảnh hưởng
đến sức khỏe của gà và đáp ứng miễn dịch sẽ
cao hơn
5. Tỉ lệ mẫu huyết thanh gà có kháng thể đủ
bảo hộ với virus cúm gia cầm H5N1 theo thời
điểm lấy mẫu sau tiêm phòng
Tỉ lệ mẫu huyết thanh gà có kháng thể đủ

bảo hộ với virus cúm gia cầm phân type H5
sau tiêm phòng vaccin H5N1 - R5 theo thời
điểm lấy mẫu sau tiêm phòng được chúng tôi
trình bày qua bảng 6.

Bảng 6. Tỉ lệ mẫu bảo hộ theo thời điểm lấy mẫu sau tiêm phòng
Sau

Số mẫu

Số mẫu có kháng

Tỉ lệ bảo hộ

tiêm phòng

xét nghiệm

thể

(%)

30-60 ngày

500

434

86,80


61-90 ngày

400

359

89,75

Từ bảng 6 cho thấy tỉ lệ mẫu huyết thanh
có kháng thể đủ bảo hộ với virus cúm gia cầm
H5N1 của những gà được lấy mẫu huyết thanh
để xét nghiệm kháng thể tại thời điểm từ 61-90
ngày sau tiêm phòng vaccine có tỉ lệ bảo hộ
cao hơn (89,75%) so với thời điểm 30-60 ngày
sau tiêm phòng (86,80%). Tuy nhiên sự chênh
lệch này là không đáng kể (89,75%) so với
(86,80%). Điều này có thể lý giải như sau:
Thời gian tạo miễn dịch khoảng 14 ngày
sau tiêm phòng, sau đó đạt cực đại vào ngày
thứ 30. Trên gà, thời gian miễn dịch kéo dài
khoảng 6 tháng. Trên vịt và ngỗng, thời gian
miễn dịch kéo dài khoảng 4 tháng (sau khi tiêm
mũi 2). (Chi cuc Thú y).
Trong thực tế khảo sát dù chia thành 2
thời điểm lấy mẫu khác nhau là 30-60 ngày và
61-90 ngày sau tiêm phòng nhưng thời điểm
lấy mẫu thường tập trung vào khoảng thời gian
từ 50-70 ngày sau tiêm phòng theo yêu cầu của
người chăn nuôi, nên khác biệt về tỉ lệ bảo hộ


là không đáng kể. Bên cạnh đó nếu gà được
chăm sóc nuôi dưỡng tốt, chủng ngừa đầy đủ
các loại vaccine khác, thời điểm tiêm phòng gà
có sức khỏe tốt đồng thời đảm bảo việc bảo
quản, vận chuyển và tiêm phòng vaccine đúng
qui trình thì khả năng bảo hộ sẽ cao và đạt yêu
cầu.
6.Tỉ lệ mẫu huyết thanh gà có kháng thể đủ
bảo hộ với virus cúm gia cầm H5N1 theo qui
mô chăn nuôi
Để khảo sát tỉ lệ mẫu huyết thanh có khả
năng bảo hộ với virus cúm gia cầm phân type
H5 của gà sau tiêm phòng vaccin H5N1 - R5
theo theo quy mô chăn nuôi chúng tôi chia ra 4
loại qui mô sau:
Qui mô 1: từ 500-1000 con.
Qui mô 2 từ 1001-2000 con
Qui mô 3: từ 2001-3000 con.
Qui mô 4: từ 3001-5000 con
Kết quả khảo sát được trình bày qua bảng 7

Bảng 7. Tỉ lệ bảo hộ theo qui mô chăn nuôi
Qui mô chăn nuôi

Số mẫu xét nghiệm

Số mẫu có khàng thể

Tỉ lệ bảo hộ (%)


500-1000con

200

183

91,50

1001-2000con

420

364

86,66

2001-3000con
3001-5000con

160
120

143
103

89,37
85,83

Tập san Khoa học & Giáo dục số 3


82


Nghiên cứu Khoa học chuyên ngành

Theo bảng 7, chúng tôi nhận thấy nhóm
qui mô 1 gồm những đàn gà từ 500-1000 con
có tỉ lệ mẫu huyết thanh đạt hiệu giá kháng thể
đủ bảo hộ với virus cúm gia H5N1 cầm cao nhất
(91,50 %), kế đến lần lượt là nhóm qui mô 3
những đàn gà từ 2001-3000 con (89,37 %) và
qui mô 2 gồm những đàn từ 1001 đến 2000 con
(86,66% %). Cuối cùng thấp nhất nhưng vẫn
đạt cao hơn tiêu chuẩn cho phép của Cuc Thú y
là tỉ lệ bảo hộ của những đàn gà thuộc nhóm
qui mô 4 (83,85%). Sự khác biệt về tỉ lệ bảo hộ
giữa các nhóm qui mô không đáng kể và không
có ý nghĩa về mặt thống kê với P>0,05. Kết
quả này cũng phù hợp với điều kiện chăn nuôi
thực tế, trong đề tài này chúng tôi chỉ khảo sát
trên những đàn gà nòi lai nuôi hướng thịt qui
mô từ 500 con trở lên, ở qui mô này là chăn
nuôi hàng hóa nên thường được người chăn
nuôi đầu tư cao về vốn và kỹ thuật chăm sóc
nuôi dưỡng. Do vậy, người chăn nuôi thường
tuân thủ nghiêm ngặt qui trình kỹ thuật, áp
dụng nhiều biện pháp an toàn sinh học, đặc biệt
là thường xuyên vệ sinh tiêu độc khử trùng môi
trường chăn nuôi và tổ chức tiêm phòng
vaccine cúm cho đàn gia cầm đầy đủ, đúng qui

trình. Theo Too và Seneque (2002), tiêm chủng
vacccine cho đàn vật nuôi ở môi trường sạch
bệnh là hết sức lý tưởng bởi lẽ cùng với qui
trình tiêm phòng hợp lý, nghiêm ngặt và bệnh
được kiểm soát bằng các biện pháp an toàn
sinh học thì đàn vật nuôi sẽ được bảo hộ một
cách chắc chắn.
IV.KẾT LUẬN
Qua thời gian thực hiện đề tài: “Đánh giá
tỉ lệ bảo hộ của gà nòi lai nuôi thịt sau khi tiêm
phòng vaccine cúm A / H5N1-Re5 tại Huyện Gò
Công Đông Tỉnh Tiền Giang”. Chúng tôi rút ra
một số kết luận sau:
- Tỉ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể đủ
bảo hộ với virus cúm gia cầm H5N1 của gà nòi
lai nuôi thịt sau khi tiêm phòng vaccin cúm gia
cầm H5N1 - R5 đạt 88,11%
- Toàn bộ 100% đàn gà có tham gia lấy
mẫu huyết thanh xét nghiệm kháng thể đều đạt
tỉ lệ bảo hộ 70% trở lên. Trong đó đa số đạt tỉ
lệ bảo hộ 90-100%
+ Tỉ lệ bảo hộ 100% là: 33,33%
+ Tỉ lệ bảo hộ 90% là : 32,22%
+ Tỉ lệ bảo hộ 80% là : 16,67%
+ Tỉ lệ bảo hộ 70% là : 17,78%

Tập san Khoa học & Giáo dục số 3

- Các yếu tố như: địa bàn chăn nuôi, ngày
tuổi tiêm phòng, thời điểm lấy mẫu sau tiêm

phòng, qui mô chăn nuôi đều có ảnh hưởng
đến tỉ lệ bảo hộ sau tiêm phòng nhưng không
đáng kể và không có ý nghĩa về mặt thống kê,
cu thể như sau:
+ Đối với yếu tố địa bàn chăn nuôi thì 2
xã Bình Ân và Phước Trung đạt tỉ lệ cao nhất
90% tiếp đến là các xã Tăng Hòa 89,00%, Bình
Nghị 86,50% và Tân Thành 84,66%
+ Đối với yếu tố ngày tuổi tiêm phòng thì
tỉ lệ bảo hộ lần lượt như sau:
Tiêm phòng từ 14-≤35 ngày tuổi đạt tỉ lệ
bảo hộ 86,28%.
Tiêm phòng sau 35 ngày tuổi đạt tỉ lệ bảo
hộ 89,27%
+ Đối với yếu tố thời điểm lấy mẫu sau
tiêm phòng thì tỉ lệ bảo hộ lần lượt là:
Thời điểm lấy mẫu từ 30-60 ngày sau
tiêm phòng đạt tỉ lệ bảo hộ 86,80%.
Thời điểm lấy mẫu từ 61-90 ngày sau
tiêm phòng đạt tỉ lệ bảo hộ 86,80%
Đối với yếu tố qui mô chăn nuôi thì
nhóm qui mô từ 500 - 1000con đạt tỉ lệ bảo hộ
cao nhất 91,50%; tiếp đến là nhóm qui mô
2001 - 3000 con đạt tỉ lệ bảo hộ 89,37%; hai
nhóm qui mô 1001 - 2000 con và 3000 - 5000
con đạt tỉ lệ bảo hộ lần lượt là 86,66%; 85,83%
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Cục Thú y, 2007.Sổ tay hướng dẫn phòng
chống bệnh cúm gia cầm và bệnh cúm

trên người. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
[2]. Cục Thú y, 2004.Đề phòng lây nhiễm bệnh
cúm gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
[3]. Chi cục Thú y, 2005. Tài liệu bệnh cúm và
biện pháp an toàn sinh học. Nhà xuất bản
Nông nghiệp.
[4]. Cục Thú y, 2006.Tiêm phòng vắc-xin cúm
gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
[5]. Care, 2007. Cách nhận biết và phòng ngừa
cúm gia cầm ở gia cầm và người.Nhà
xuất bản Nông nghiệp.
[6]. Lê Hồng Mận, Phương Song Liên,
1999.Bệnh gia cầm và biện pháp phòng
trị.Nhà xuất bản Nông nghiệp.
[7]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
2007.Cẩm nang phòng chống bệnh cúm
83


Nghiên cứu Khoa học chuyên ngành

gia cầm thể độc lực cao (H5N1).Nhà xuất
bản Nông nghiệp.
[8]. Tổng Cục thống kê, 2012. Niên giám thống
kê Việt Nam 2011. NXB Thống kê Hà
Nội.
Tiếng Anh
[9]. USAID, 2012. Hướng dẫn thực hành về An
toàn sinh học trong chăn nuôi gà quy mô
nhỏ theo hướng thương mại.

[10]. VietGAHP, 2008. Quy trình thực hành
chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an
toàn tại Việt Nam.
[11]. Al-Saffar A.; Al-Nasser A.;Al-Haddad
A.;Mashaly M., 2006. Principles of

Tập san Khoa học & Giáo dục số 3

Poultry Biosecurity Program. Kuwait
Institute for Scientific Research.
[12]. The Australian Department of Agriculture,
Fisheries and Forestry, 2009. The
National water Biosecurity Manual for
Poultry Production.
[13]. Bearson, S., B. Bearson, and W. J Foster,
1996. Acid stress responses in
enterobacteria. FEMS Microbiology
Letters 147: 173-180.

84



×