Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Liên hệ: Dự án đầu tư đổi mới thiết bị dệt kim điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.39 KB, 19 trang )

PHẦN 1 : CÁC QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN

I. Trên phương diện nhà nước
Dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê duyệt
cấp vốn và cấp giấy phép đầu tư. Vốn ngân sách Nhà nước sử dụng để đầu
tư phát triển theo kế hoạch thông qua các dự án các công trình, kết cấu hạ
tầng kinh tế – xã hội, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, các
DAĐT quan trọng của quốc gia trong từng thời kỳ. Dự án sẽ được phê
duyệt, cấp giấy phép đầu tư khi mục tiêu của dự án phù hợp với đường lối,
chính sách phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, khi hoạt động của dự án
không gây ảnh hưỏng đến môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế- xã
hội.Dự án được phê duyệt thì các bên liên quan đến dự án phải tuân
theo nội dung, yêu cầu của dự án. Nếu nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp
giữa các bên liên quan thì dự án là một trong những cơ sở pháp lý để giải
quyết.
Qua việc phân tích DAĐT một cách hết sức toàn diện, khoa học và
sâu sắc, các cơ quan chức năng này sẽ có được những kết luận chính xác
và rất cần thiết để tham mưu cho nhà nước trong việc hoạch định chủ
trương đầu tư, định hướng đầu tư và ra quyết định đầu tư đối với dự án.
Trong thực tế, để tạo điều kiện cho các cơ quan thẩm định dự án, các
DAĐT được chia ra làm một số loại cụ thể. Trên cơ sở phân loại này, các
sự phân cấp trách nhiệm trong khâu thẩm định và xét duyệt. Các DAĐT
phải đảm bảo tính chính xác và được nhanh chóng phê duyệt
Dự án phải được tuân thủ theo pháp luât, các nghị định đã ban
hành Nhà nước đánh giá dự án trên phương diện lợi ích về kinh tế xã hội.
Lợi ích kinh tế-xã hội của dự án đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà
nền kinh tế và xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế vàxã hội
phải bỏ ra khi thực hiện dự án.
1
Các tiêu chuẩn đánh giá:


Đối với mọi quốc gia, mục tiêu chủ yếu của nền sản xuất xã hội là tối
đa hoá phúc lợi. Mục tiêu này thường thể hiện trong các chủ trương chính
sách và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước. Với các nước
đang phát triển, lợi ích kinh tế-xã hội thường được đề cập là :
- Nâng cao mức sống của dân cư: được thể hiện gián tiếp qua các số
liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc dân, mức gia tăng tích luỹ vốn,
mức gia tăng đầu tư, tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng…
- Phân phối lại thu nhập thể hiện qua sự đóng góp của dự án vào
việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển, nâng cao đời sống của tầng
lớp dân cư nghèo.
- Gia tăng số lao động có việc làm. Đây là một trong những mục tiêu
chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của các nước thừa lao
động, thiếu việc làm.
- Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ. Những nước đang phát triển không
chỉ nghèo mà còn là các nước nhập siêu. Do đó đẩy mạnh xuất khẩu, hạn
chế nhập khẩu là những mục tiêu quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh
tế quốc dân.
- Các mục tiêu khác:
* Tận dụng, khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới phát
hiện
* Nâng cao năng suất lao động, đào tạo lao động có trình độ tay nghề
cao, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật để hoàn thiện cơ cấu sản xuất của nền
kinh tế
* Phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo có tác dụng gây phản ứng
dây chuyền thúc đẩy phát triển các ngành nghề khác.
* Phát triển các địa phương nghèo, các vùng xa xôi dân cư thưa thớt
nhưng có nhiều triển vọng về tài nguyên để phát triển kinh tế.
Đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.Khi thực hiện đầu tư
2
phải đảm bảo về lợi ích quốc gia,tuân thủ theo các điều ước quốc tế.

II. Trên phương diện chủ đầu tư.
Dự án là căn cứ quan trọng để quyết định sự bỏ vốn đầu tư.
DAĐT được soạn thảo theo một quy trình chặt chẽ trên cơ sở nghiên
cứu đầy đủ về các mặt tài chính, thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý. Do
đó, chủ đầu tư sẽ yên tâm hơn trong việc bỏ vốn ra để thực hiện dự án vì có
khả năng mang lại lợi nhuận và ít rủi ro. Mặt khác, vốn đầu tư của một dự
án thường rất lớn, chính vì vậy ngoài phần vốn tự có các nhà đầu tư còn
cần đến phần vốn vay ngân hàng. Dự án là một phương tiện rất quan trọng
giúp chủ đầu tư thuyết phục ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng xem xét
tài trợ cho vay vốn. DAĐT cũng là cơ sở để chủ đầu tư xây dựng kế hoạch
đầu tư, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện đầu tư.
Quá trình này là những kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị, kế hoạch
thi công, xây lắp, kế hoạch sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, dự án còn là căn
cứ để đánh giá và điều chỉnh kịp thời những tồn đọng vướng mắc trong quá
trình thực hiện đầu tư, khai thác công trình.
III. Trên phương diện ngân hàng
Trong cơ chế thị trường hoạt động của NHTM phải chịu sự chi phối
của các quy luật kinh tế khách quan trong đó có quy luật cạnh tranh. Cạnh
tranh trong nền kinh tế thị trường luôn dẫn đến kết quả một người thắng
và nhiều kẻ thất bại và cạnh tranh là một quá trình diễn ra liên tục. Các
doanh nghiệp luôn phải cố gắng để là người chiến thắng. NHTM trong nền
kinh tế luôn phải đương đầu với áp lực của cạnh tranh, khả năng xảy ra rủi
ro. Rủi ro có thể xảy ra bất cứ loại hình hoạt động này của ngân hàng
như rủi ro tín dụng, thanh toán, chuyển hoán vốn, lãi suất, hối đoái…
Trong đó rủi ro về tín dụng, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn là rủi ro mà
hậu quả của nó có thể tác động nặng nề đến các hoạt động kinh doanh khác
thậm chí đe doạ sự tồn tại của ngân hàng. Rủi ro trong hoạt động tín dụng
của ngân hàng xảy ra khi xuất hiện các biến cố làm cho bên đối tác (khách
3
hàng) không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình đối với ngân hàng

vào thời điểm báo hạn. Các khoản nợ đến hạn nhưng khách hàng không có
khả năng trả nợ ngân hàng sẽ thuộc về một trong hai trường hợp: khách hàng
sẽ trả nợ ngân hàng nhưng sau một thời gian kể từ thời điểm báo hạn, như
vậy ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro đọng vốn, hoặc khách hàng hoàn toàn
không thể trả nợ cho ngân hàng được, trường hợp này ngân hàng gặp rủi ro
mất vốn. Như vậy rõ ràng trong nền kinh tế thị trường, thẩm định dự án là vô
cùng quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thực tiễn hoạt
động của các NHTM Việt Nam một số năm vừa qua cho thấy bên cạnh một
số DAĐT có hiệu quả đem lại lợi ích to lớn cho chủ đầu tư và nền kinh tế,
còn rất nhiều dự án do chưa được quan tâm đúng mức đến công tác thẩm
định trước khi tài trợ đã gây ra tình trạng không thu hồi được vốn nợ quá hạn
kéo dài thậm chí có những dự án bị phá sản hoàn toàn. Điều này gây rất
nhiều khó khăn cho hoạt động ngân hàng, đồng thời làm cho uy tín của một
số NHTM bị giảm sút nghiêm trọng. Như vậy, khi đi vào nền kinh tế thị
trường với đặc điểm cố hữu của nó là đầy biến động và rủi ro thì yêu cầu
nhất thiết đối với các NHTM là phải tiến hành thẩm định các DAĐT một
cách đầy đủ và toàn diện trước khi tài trợ vốn.
1. Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu
ra của các dự án.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của các dự án đóng vai
trò rất quan trọng quyết định việc thành bại của một dự án. Vì vậy việc
thẩm định dự án cần được xem xét đánh giá kỹ về phương diện này khi
thẩm định dự án. Các nội dung chính cần xem xét đánh giá là:
- Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án:
+ Định dạng sản phẩm của dự án.
+ Đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án,
tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm
thẩm định.
4
+ Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với

sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng
năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm của dự án
trong đó lưu ý liên hệ với mức gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm
của dự án có thể bị thay thế bởi sản phẩm khác có cùng công dụng.
- Đánh giá về cung sản phẩm:
+ Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước
hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã
đáp ứng được bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu, việc nhập
khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu hay sản phẩm
nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn.
+ Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án
khác, đối tượng khác cũng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ
đầu ra của dự án.
+ Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập
khẩu trong những năm tới.
+ Dự đoán ảnh hưởng của chính sách thuế xuất – nhập khẩu đến
thị trường sản phẩm của dự án.
+ Đưa ra một số liệu dự kiến về tổng cung hoặc tốc độ tăng trưởng về
tổng cung sản phẩm, dịch vụ.
- Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án:
Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu của thị trường, cán bộ
thẩm định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án như sau:
+ Thị trường nội địa: cần xem xét đánh giá về hình thức, mẫu mã , giá cả,
chất lượng sản phẩm xem có phù hợp với thị hiếu của người tiêu thụ.
+ Thị trường nước ngoài: cần xem xét đánh giá về tiêu chuẩn để xuất
khẩu, quy cách chất lượng, mẫu mã, thị trường xuất khẩu dự kiến, sản
phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường xuất khẩu dự
kiến chưa, kết quả…
5
- Phương pháp tiêu thụ và mạng lưới phân phối:

Cần xem xét đánh giá trên các mặt: sản phẩm của dự án dự kiến được
tiêu thụ theo phương thức nào, cần có hệ thống phân phối không.
Mạng lưới phân phối sản phẩm của dự án đã được thiết lập hay chưa,
có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không, phương thức bán hàng
trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tính toán nhu cầu
vốn lưu động ở phân tích tính toán hiệu quả của các dự án.
- Đánh giá về dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án:
Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng
cạnh tranh của sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định phải đưa ra được các dự
kiến về khả năng tiêu thụ được sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt
động theo các chỉ tiêu chính thức như sản lượng sản xuất tiêu thụ hàng
năm, sự thay đổi của cơ cấu, sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm,
diễn biến giá bán sản phẩm dịch vụ đầu ra hàng năm.
2. Thẩm định về khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào
của một dự án
Trên cơ sở hồ sơ dự án(báo cáo đánh giá chất lượng, trữ lượng tài
nguyên, giấy phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua bên ngoài, nhập
khẩu…) và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá đáp ứng
đến khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án:
- Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm.
- Các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào: do một hay nhiều nhà
cung cấp, quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng và mức độ
tín nhiệm.
- Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên vật liệu đầu vào nếu có.
- Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tỉ
giá trong trường hợp phải nhập khẩu.
Tất cả những phân tích đánh giá trên đều nhằm kết luận được hai vấn
đề chính sau đây:
6
+ Có chủ động được nguyên nhiên vật liệu đầu vào hay không tức tính

ổn định lâu dài của nguồn nguyên vật liệu.
+ Những thuận lợi khó khăn đi kèm với việc đó có thể chủ động được
nguyên nhiên vật liệu đầu vào.
3. Thẩm định về phương diện kỹ thuật
Thẩm định dự án về phương diện kỹ thuật là việc kiểm tra phân tích
các yếu tố kỹ thuật và công nghệ chủ yếu của dự án để đảm bảo tính khả thi
về mặt thi công và xây dựng dự án cũng như việc vận hành dự án theo
đúng các mục tiêu đã dự kiến. Đối với ngân hàng, việc phân tích kỹ thuật
lại là một vấn đề khó nhất vì nó đề cập đến rất nhiều chỉ tiêu và quan trọng
hơn cả là nó quyết định đến chất lượng sản phẩm.
Chính vì vậy mà cán bộ tín dụng cần đặc biệt quan tâm đến việc thẩm
định dự án trên phương diện kỹ thuật, về việc thẩm định dự án này dựa
trên các nội dung chính sau đây:
- Địa điểm xây dựng:
+ Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về giao thông hay không,
có gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu, điện nước và thị trường tiêu thụ
hay không, có nằm trong quy hoạch hay không.
+ Cơ sở vật chất, hạ tầng liên quan đến địa điểm đầu tư thế nào, đánh
giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.
+ Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng
như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản
phẩm.
-Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án:
+ Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường.
+ Quy cách phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào.
+ Yêu cầu kỹ thuật tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao hay không.
+ Công suất dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng
tài chính và trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không.
7

×