Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh lớp 4, 5 thông qua các bài tập luyện từ và câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.56 KB, 74 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
----------------------------------

NGUYỄN THỊ NINH

TÌM HIỂU KHẢ NĂNG XÁC ĐỊNH TỪ LOẠI
CỦA HỌC SINH LỚP 4, 5 THÔNG QUA
CÁC BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

HÀ NỘI - 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
----------------------------------

NGUYỄN THỊ NINH

TÌM HIỂU KHẢ NĂNG XÁC ĐỊNH TỪ LOẠI
CỦA HỌC SINH LỚP 4, 5 THÔNG QUA
CÁC BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THU HƢƠNG



HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn
cô giáo Nguyễn Thu Hƣơng- ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, động viên và giúp
đỡ chúng em hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy (cô) giáo trong Ban giám hiệu,
phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa Giáo dục Tiểu học, thƣ viện Trƣờng Đại
học Sƣ phạm Hà Nội 2. Cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, các
thầy cô giáo và các em học sinh Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng, Trƣờng Tiểu
họcNam Viêm – Thị xã Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc trong suốt quá trình
chúng em quan sát, tìm hiểu thực tế và thực nghiệm khoá luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp K37B – GDTH đã tạo
điều kiện và động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn
thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Ninh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả đƣa ra trong khóa luận là trung thực,chính xác và chƣa từng đƣợc
công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Ngƣời thực hiện


Nguyễn ThịNinh


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 4
4. Đối tƣợng và khách thể .............................................................................. 4
5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 5
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
8. Cấu trúc đề tài .............................................................................................. .5
PHẦN 2. NỘI DUNG ....................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TÌM HIỂUKHẢ NĂNG XÁC
ĐỊNH TỪ LOẠI CỦA HỌC SINH .................................................................. 7
1.1. Từ loại ..................................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 7
1.1.2. Vấn đề phân định từ loại trong tiếng Việt ........................................ 7
1.1.3. Tiêu chí phân định từ loại ................................................................. 8
1.1.3.1.Ý nghĩa ngữ pháp khái quát ......................................................... 8
1.1.3.2. Hình thức ngữ pháp .................................................................... 9
1.1.4. Kết quả phân loại từ loại ................................................................. 10
1.1.4.1. Thực từ ...................................................................................... 11
1.1.4.2. Hƣ từ ......................................................................................... 19
1.1.5. Vị trí, nhiệm vụ của việc dạy học các dạng bài tập về từ loại cho
học sinh lớp 4, 5 ........................................................................................ 23
1.2. Phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học ................................................. 23
1.2.1. Vị trí của phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học ........................... 23

1.2.2. Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu ...................................... 24


1.2.2.1. Về mặt Luyện từ ....................................................................... 24
1.2.2.2. Về mặt Luyện câu ..................................................................... 25
1.2.3. Các nguyên tắc dạy học Luyện từ và câu ....................................... 25
1.2.3.1. Nguyên tắc giao tiếp ................................................................. 25
1.2.3.2. Nguyên tắc trực quan ................................................................ 26
1.2.3.3. Nguyên tắc đồng bộ, tích hợp ................................................... 27
1.2.3.4. Nguyên tắc chú ý đến các đặc điểm của từ trong hệ thống
ngôn ngữ ................................................................................................ 28
1.2.3.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa ý nghĩa và hình thức
ngữ pháp ................................................................................................. 29
1.2.4.Nội dung Luyện từ và câu trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu
học ............................................................................................................. 30
1.2.4.1. Hệ thống hóa các nội dung Luyện từ........................................ 30
1.2.4.2. Hệ thống hóa các nội dung Luyện câu ..................................... 31
1.2.5. Phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5 ................................................ 31
1.3. Đặc điểm của học sinh Tiểu học ........................................................... 32
1.3.1.Đặc điểm quá trình nhận thức của học sinh Tiểu học ..................... 32
1.3.1.1. Tri giác ...................................................................................... 33
1.3.1.2. Chú ý ......................................................................................... 33
1.3.1.3. Trí nhớ ...................................................................................... 33
1.3.1.4. Tƣ duy ....................................................................................... 34
1.3.1.5. Tƣởng tƣợng ............................................................................. 34
1.3.1.6. Ngôn ngữ .................................................................................. 34
1.3.2. Đặc điểm nhân cách của học sinh Tiểu học.................................... 35
1.3.2.1. Tính cách .................................................................................. 35
1.3.2.2. Tình cảm ................................................................................... 35



CHƢƠNG 2. KHẢ NĂNG XÁC ĐỊNH TỪ LOẠI CỦAHỌC SINH VÀ
CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG XÁC ĐỊNH TỪ LOẠI CHO
HỌC SINH LỚP 4, 5 ...................................................................................... 37
2.1. Khả năng xác định từ loại của học sinh ................................................ 37
2.1.1. Mục đích tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh ............ 37
2.1.2. Đối tƣợng và phạm vi tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học
sinh ............................................................................................................ 37
2.1.2.1. Đối tƣợng .................................................................................. 37
2.1.2.2. Phạm vi ..................................................................................... 37
2.1.3. Nội dung tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh ............ 37
2.1.4. Kết quả tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh lớp 4, 5
thông qua các bài tập Luyện từ và câu ...................................................... 38
2.1.4.1. Dạng 1: xác định từ loại, tiểu loại trong câu, đoạn .................. 38
2.1.4.2. Dạng 2: Tìm từ theo từ loại ...................................................... 39
2.1.4.3. Dạng 3: Điền từ loại vào chỗ trống .......................................... 41
2.1.4.4. Dạng 4: Dùng từ loại đặt câu, viết đoạn ................................... 42
2.1.4.5. Dạng 5: Thay thế danh từ bằng đại từ ...................................... 43
2.1.4.6. Dạng 6: Chữa lỗi sử dụng từ loại.............................................. 45
2.1.5. Nguyên nhân mắc lỗi khi xác định từ loại của học sinh ................. 46
2.2. Các biện pháp nâng cao khả năng xác định từ loại cho học sinh lớp 4, 5 48
2.2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp nâng cao khả năng xác định từ loại
của học sinh............................................................................................... 48
2.2.2. Một số biện pháp nâng cao khả năng xác định từ loại cho học
sinh lớp 4,5 ................................................................................................ 49
2.2.2.1. Sử dụng phƣơng pháp đàm thoại gợi mở để hình thành kiến
thức về từ loại ........................................................................................ 49
2.2.2.2. Sử dụng phƣơng pháp nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học
về từ loại ................................................................................................. 51



2.2.2.3. Sử dụng phƣơng pháp trực quan trong dạy học về từ loại ....... 53
2.2.2.4. Thiết kế các dạng bài tập nhằm nâng cao khả năng xác định
từ loại cho học sinh ................................................................................ 54
2.2.2.5. Hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu, thực hiện các dạng bài tập
về từ loại ................................................................................................ 57
2.2.2.6. Tổ chức giảng dạy theo trình độ học tập của học sinh ............ 59
PHẦN 3. KẾT LUẬN ..................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 66


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của tiếng Việt trong sự nghiệp giáo dục
con ngƣời, từ xa xƣa, ông cha ta đã sử dụng nó nhƣ một phƣơng tiện để giáo
dục trẻ nhỏ. Khi chƣa có nhà trƣờng, trẻ đƣợc giáo dục trong gia đình và
ngoài xã hội. Từ thuở nằm nôi, các em đƣợc bao bọc trong tiếng hát ru của
mẹ, của bà; lớn lên chút nữa những câu chuyện kể có tác dụng to lớn, là dòng
sữa ngọt ngào nuôi dƣỡng tâm hồn trẻ, rèn luyện các em thành con ngƣời có
nhân cách, có bản sắc dân tộc góp phần hình thành con ngƣời mới, đáp ứng
yêu cầu của xã hội.
Trong xu thế phát triển toàn cầu nhƣ hiện nay, việc phát triển con ngƣời
toàn diện là việc thiết yếu.Ngƣời Việt Nam trƣớc hết phải sử dụng thuần thục
ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ để giao tiếp, học tập và nghiên cứu. Môn Tiếng Việt ở
các cấp học nói chung, ở Tiểu học nói riêng giúp cho học sinh hình thành và
phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng Việt. Môn Tiếng Việt tập trung thể hiện
ở bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết).Đây là những kỹ năng quan trọng để học
sinh học tập và giao tiếp trong các môi trƣờng hoạt động của lứa tuổi. Đồng thời
là cơ sở để học sinh tiếp thu và học tốt các môn học khác ở các lớp trên. Thông
qua việc dạy và học, tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tƣ duy.

Trong môn Tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ góp
phần cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt bằng con
đƣờng qui nạp và rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu (nói – viết), bên cạnh đó
còn cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con ngƣời, văn
hoá, văn học của Việt Nam và nƣớc ngoài; giúp học sinh bồi dƣỡng tình yêu
tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt;
từ đó hình thành nhân cách và nếp sống văn hoá của con ngƣời Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục nhà trƣờng xuất hiện nhƣ
một điều tất yếu, đón bƣớc thiếu nhi cắp sách tới trƣờng. Cả thế giới đang
1


mởtrƣớc mắt các em.Kho tàng văn minh nhân loại đƣợc chuyển giao từ những
điều sơ đẳng nhất.Quá trình giáo dục đƣợc thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, tấtcả
các môn học.
Những điều sơ đẳng nhất đã góp phần rất quan trọng trong việc sử
dụngngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp của học sinh.Ngôn ngữ là thứ công cụ
có tácdụng vô cùng to lớn. Nó có thể diễn tả tất cả những gì con ngƣời nghĩ
ra, nhìnthấy, biết đƣợc những giá trị trừu tƣợng mà các giác quan không thể
vƣơn tớiđƣợc. Các môn học ở Tiểu học có tác dụng hỗ trợ cho nhau nhằm
giáo dục toàndiện học sinh.Luyện từ và câu là phân môn chiếm thời lƣợng
khálớn trong môn Tiếng Việt ở tiểu học.Nó tách thành một phân môn độc lập,
có vị tríngang bằng với phân môn Tập đọc, Tập làm văn... song song tồn tại
với các mônhọc khác. Điều đó thể hiện việc cung cấp vốn từ, đặc biệt là
những kiến thức và kĩ năng xác định, sử dụng từ loại cho học sinh là rất cần
thiết và nócó thể mang tính chất cấp bách nhằm “đầu tƣ” cho học sinh có cơ
sở hình thànhngôn ngữ cho hoạt động giao tiếp cũng nhƣ chiếm lĩnh nguồn tri
thức mới trongcác môn học khác. Tầm quan trọng đó đã đƣợc rèn giũa, luyện
tập nhuần nhuyễntrong quá trình giải quyết các dạng bài tập trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 4, 5.

Tuy nhiên, khả năng xác định từ loại của mỗi học sinh không giống
nhau. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học
sinh lớp 4, 5 thông qua các bài tập Luyện từ và câu”.
2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề từ loại là một vấn đề xa xƣa và cổ truyền bậc nhất của ngữ pháp
học truyền thống.
Học thuyết về từ loại ra đời từ thời cổ Hy Lạp gắn với tên tuổi của nhà
triết học Arixtôt. Thuở ấy, từ loại đã đƣợc đặt trong quan hệ với lô-gic, song
Arixtôt đã không gắn các từ loại với các phạm trù mà ông đề xuất. Ông chỉ

2


chú ý đến tính chất vị ngữ của động từ và cho rằng động từ thể hiện vị thể của
phán đoán. Danh từ thì đƣợc coi là tên gọi của các sự vật.
Các nhà ngữ pháp của học phái A-lêch-xăng-đri định nghĩa danh từ và
động từ không phải theo các thành phần của phán đoán mà theo khái niệm do
chúng thể hiện: “Danh từ là từ loại biến cách chỉ vật thể đồ đạc, đƣợc phát
ngôn cả cái chung và cái riêng”. “Động từ là từ loại không biến cách và thể
hiện các hoạt động chủ động, bị động”.
Thế kỉ XVII – XVIII, các nhà ngữ pháp duy lý lại đặt trở lại mối quan
hệ giữa từ loại và các phạm trù của lô-gic, cụ thể là mối quan hệ giữa động từ
với vị thể của phán đoán. Danh từ và tính từ đƣợc giải thích nhƣ là những từ
chỉ sự vật không xác định nào đó qua một khái niệm đã xác định mà ngẫu
nhiên đối với bản chất sự vật.
Trong nhiều năm, mối quan hệ giữa từ loại và các phạm trù lô-gic chƣa
đƣợc giải quyết một cách thỏa đáng. Phải đến cuối thế kỉ XIX vấn đề từ loại
tiếng Việt mới đƣợc bàn lại, theo đó vấn đề từ loại đƣợc xem xét:
Năm 1986, tác giả Đinh Văn Đức trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (từ
loại), Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệpquan tâm đến các

vấn đề:
- Bản chất và các đặc trƣng của từ loại, tiêu chuẩn phân định từ loại.
- Hệ thống các từ loại tiếng Việt.
- Từ loại là các phạm trù của tƣ duy.
Năm 1999, tác giả Lê Biên trong cuốn Từ điển tiếng Việt hiện đại, Nhà
xuất bản Giáo dục nghiên cứu các vấn đề: Khái niệm về từ loại; đối tƣợng,
tiêu chí, mục đích phân định từ loại. Đặc biệt, tác giả đi sâu tìm hiểu hệ thống
từ loại cơ bản, ranh giới giữa từ loại cơ bản với từ loại không cơ bản.
Đến năm 2004, trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo
Dục, khi nghiên cứu về từ loại tiếng Việt, Diệp Quang Ban đã đƣa ra ba tiêu
chuẩn để phân định từ loại tiếng Việt: Ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp,
3


chức vụ cú pháp. Ngoài ra, khi bàn về vấn đề các lớp từ tiếng Việt, tác giả
phân thành hai lớp lớn: Thực từ và hƣ từ. Trong đó, tác giả tập trung nghiên
cứu ba từ loại thuộc lớp thực từ: danh từ, động từ, tính từ.
Và gần với đề tải của chúng tôi nghiên cứu là cuốn Ngữ pháp tiếng
Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006, tác giả Diệp Quang Ban – Hoàng Văn
Thung đã dành ra một chƣơng nghiên cứu về từ loại tiếng Việt với trọng tâm
là tiêu chuẩn phân định từ loại và hệ thống từ loại tiếng Việt. Theo tác giả, hệ
thống từ loại tiếng Việt có thể sắp xếp thành hai nhóm:
Nhóm 1: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ.
Nhóm 2: phụ từ (định từ, phó từ), kết từ, tiểu từ (trợ từ và tình thái từ).
Đồng thời, tác giả có sự lý giải cho các sắp xếp trên.
Những cuốn sách trên chỉ viết trên cơ sở lí luận mà không đƣợc thực
nghiệm ở trƣờng Tiểu học. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc gắn lý
thuyết với thực tiễn, gắn việc tiếp thu tri thức và thực hành tri thức, chúng tôi
mạnh dạn tiến hành điêu tra thực nghiệm về khả năng xác định từ loại của học
sinh Tiểu học. Từ đó có cơ sở đề ra biện pháp tổ chức dạy học phù hợp nhằm

giúp học sinh xác định từ loại đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh
lớp 4, 5 thông qua các bài tập Luyện từvà câu, từ đó đề xuất một số biện pháp
nhằm nâng cao khả năng xác định từ loại cho học sinh lớp 4, 5.
4. Đối tƣợng và khách thể
- Đối tƣợng nghiên cứu: Khả năng xác định từ loại của học sinh lớp 4,
5 thông qua các bài tập Luyện từ và câu.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng xác định từ loại của học sinh lớp
4, 5thông qua các bài tập Luyện từ và câu, cụ thể tại Trƣờng Tiểu học Hùng
4


Vƣơng – Thị xã Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc và Trƣờng Tiểu học Nam Viêm
- Thị xã Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cở sở lí luận của việc tìm hiểu khả năng xác định từ loại
của học sinh lớp 4, 5 thông qua các bài tập Luyện từ và câu.
- Hệ thống bài tập Luyện từ và câu khảo sát khả năng xác định từ loại
của học sinh lớp 4, 5.
- Đề xuất biện pháp nâng cao khả năng xác định từ loại cho học sinh
lớp 4, 5 thông qua các bài tập Luyện từ và câu.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1.Phương pháp nghiên cứu lí luận
Trên cở sở sử dụng các thao tác của tƣ duy: phân tích, tổng hợp, so
sánh, khái quát hóa,…để nghiên cứu tài liệu liên quan nhằm thu thập thông tin
cần thiết làm cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm: Dự giờ, quan sát hoạt động của giáo
viên, học sinh để tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh.
- Phƣơng pháp đàm thoại: Trò chuyện với giáo viên và học sinh để tìm
hiểu khả năng xác định từ loại và những khó khăn trong quá trình xác định từ
loại của học sinh.
- Phƣơng pháp điều tra giáo dục: Tiến hành điều tra bằng phiếu bài tập
đối với học sinh nhằm thu thập những thông tin về khả năng xác định từ loại
của học sinh.
- Phƣơng pháp thống kê toán học: Dùng phƣơng pháp thống kê số liệu
để từ đó rút ra những đánh giá cần thiết.
8. Cấu trúc đề tài
Đề tài đƣợc cấu trúc gồm 2 chƣơng:

5


Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của việc tìm hiểu khả năng xác định từ loại của
học sinh.
Chƣơng 2: Khả năng xác định từ loại của học sinh và các biện pháp
nâng cao khả năng xác định từ loại cho học sinh lớp 4, 5.

6


PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TÌM HIỂU
KHẢ NĂNG XÁC ĐỊNH TỪ LOẠI CỦA HỌC SINH
1.1. Từ loại
1.1.1. Khái niệm
Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp đƣợc phân chia theo

ý nghĩa khái quát, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác và thực hiện
những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu(Đinh Văn Đức, 1986).
Từ loại là khái niệm chỉ sự phân loại từ nhằm mục đích ngữ pháp, theo
bản chất ngữ pháp của từ (Lê Biên). Trong cuốn Từ điển tiếng Việt (2008)
định nghĩa “Từ loại là phạm trù ngữ pháp bao gồm các từ có chung đặc điểm
ngữ pháp và ý nghĩa khái quát nhƣ: danh từ, động từ, tính từ,…”
Vậy, theo chúng tôi, từ loại là lớp các từ có sự giống nhau về đặc điểm
ngữ pháp. Muốn phân định đƣợc từ loại cần xác định đƣợc đặc điểm ngữ pháp
(bao gốm cả ý nghĩa ngữ pháp khái quát) của từ.
1.1.2. Vấn đề phân định từ loại trong tiếng Việt
Phủ nhận sự tồn tại của từ loại, tác giả Hồ Hữu Tùng cho rằng: Tiếng
Việt cơ cấu theo một lối khác hẳn so với các ngôn ngữ phƣơng Tây (không có
sự biến đổi hình thái) do đó không có từ loại, mà tuỳ thuộc vào vị trí trong câu
mà có tính chất (thuộc tính) nhất định, một từ có thể có nhiều thuộc tính khác
nhau.
Thừa nhận sự tồn tại của phạm trù từ loại. Tuy nhiên trong nhóm này
có những khác biệt trong việc nhận định, phân loại:
- Thuần túy ý nghĩa khái quát (Trần Trọng Kim)

7


- Chức vụ cú pháp (Phan Khôi): một từ có thể thuộc về nhiều từ loại
khác nhau.
- Khả năng kết hợp (Nguyễn Tài Cẩn):
+ Khả năng làm trung tâm của cụm từ, ngữ.
+ Khả năng làm thành tố phụ của ngữ.
1.1.3. Tiêu chí phân định từ loại
Trong tiếng Việt, ngƣời ta dựa vào các tiêu chí sau đây để phân chia
các từ thành từ loại:

1.1.3.1.Ý nghĩa ngữ pháp khái quát
Ý nghĩa ngữ pháp khái quát của từ bao gồm các nét nghĩa liên quan đến
từ vựng (ý nghĩa từ vựng khái quát) và các nét nghĩa liên quan đến ý nghĩa
ngữ pháp (ý nghĩa tình thái, ý nghĩa quan hệ).
Ý nghĩa ngữ pháp khái quát là loại ý nghĩa phạm trù có mức độ khái
quát cao, do đó là ý nghĩa chung cho các từ thuộc cùng từ loại. Ví dụ: các từ
ăn, chạy, đánh, đào, viết, mua có ý nghĩa khái quát chung là chỉ hoạt động;
các từ tốt, đẹp, tối, thẳng, cao, thơm có ý nghĩa khái quát chung là chỉ tính
chất, đặc điểm.
Trong một phạm trù ý nghĩa lại có các ý nghĩa khái quát ở mức độ thấp
hơn.Các ý nghĩa khái quát thấp hơn này là tiêu chí để phân chia một từ loại
thành các tiểu loại.
Ý nghĩa khái quát là một tiêu chí quan trọng và ý nghĩa ngữ pháp của từ
chi phối những đặc điểm trong hoạt động ngữ pháp của từ. Nhƣng nếu chỉ căn
cứ vào ý nghĩa khái quát thì không thấy đƣợc những đặc điểm khác biệt của
từ loại trong các ngôn ngữ khác nhau, trong các loại hình ngôn ngữ khác
nhau, không thấy đƣợc sự thống nhất giữa ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ
pháp, chức năng ngữ pháp của từ.Vả lại, việc phân định từ loại chỉ dựa trên
tiêu chí ý nghĩa sẽ không có tác dụng tích cực đối với thực tiễn sử dụng khi

8


đƣa từ vào hoạt động giao tiếp (nói, viết).Vì thế ngoài tiêu chí về ý nghĩa khái
quát, cần phải sử dụng các tiêu chí về hình thức ngữ pháp.

1.1.3.2. Hình thức ngữ pháp
Hình thức ngữ pháp của từ tiếng Việt không bộc lộ trong bản thân từ
mà bộc lộ trong hoạt động cấu tạo các đơn vị lớn hơn: cụm từ và câu. Vì vậy,
để xem xét các phƣơng diện hình thức ngữ pháp của tiếng Việt, cần dựa vào

khả năng kết hợp của từ khi cấu tạo cụm từ và dựa vào khả năng đảm nhận
các thành phần câu (chức năng cú pháp của từ).
a. Khả năng kết hợp
Khả năng kết hợp của từ là sự phân bố của từ trong hoàn cảnh giống
nhau hoặc khác nhau khi chúng kết hợp với từ khác.Các từ đƣợc phân bố
cùng một vị trí, trong cùng một hoàn cảnh giống nhau có thể tập hợp thành
một từ loại.
Ví dụ: các từ người, nhà, con, cái, chiếc,… đều có khả năng kết hợp
với các từ chỉ số lƣợng ở phía trƣớc và các từ này, kia, đó, ấy, nọ ở phía sau,
chúng đƣợc tập hợp thành từ loại danh từ; các từ ăn, suy nghĩ, đọc, vác,… đều
có thể đứng sau đã, đang, sẽ, đứng trƣớc xong, rồi,… chúng đƣợc tập hợp
thành từ loại động từ…
Khả năng kết hợp các vị trí phân bố giống nhau là tiêu chuẩn tích cực
đối với từ loại này và là tiêu chuẩn tiêu cực đối với từ loại khác (tiêu chuẩn
đối lập các từ loại).
b. Chức năng ngữ pháp của từ
Khả năng đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp của từ trong câu không
giống nhau. Hoạt động cấu tạo của câu chủ yếu đƣợc xem xét ở năng lực đảm
nhiệm của hai thành phần chính (chủ ngữ và vị ngữ) trong nòng cốt câu của
câu đơn bình thƣờng. Có thể phân biệt những từ có thể đảm nhận vai trò các
thành phần chính (danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ) và các từ chỉ đảm
9


nhận đƣợc vai trò các thành phần phụ (phụ từ), hoặc chỉ đảm nhận vai trò kết
nối các thành phần câu (quan hệ từ). Ngoài ra, còn có các từ không đảm
nhiệm vai trò cấu tạo một phần nào trong cấu trúc ngữ pháp của câu, mà chỉ
thể hiện ý nghĩa tình thái của câu (tình thái từ).Các từ có chức năng ngữ pháp
điển hình giống nhau có thể đƣợc xếp vào cùng một từ loại.Những từ thuộc các
loại khác nhau (thƣờng) có chức năng ngữ pháp điển hình không giống nhau.

Có thể phân biệt các từ có thể đảm nhiệm vai trò thành phần chính
(danh từ, động từ, tính từ, đại từ) và các từ thƣờng đảm nhiệm vai trò thành
phần phụ (số từ, phụ từ), hoặc chỉ đảm nhiệm vai trò kết nối các thành phần
trong câu (quan hệ từ).Ngoài ra, còn có các từ không đảm nhiệm vai trò cấu
tạo một thành phần nào trong cấu trúc ngữ pháp cơ bản của câu, mà chỉ thể
hiện ý nghĩa tình thái (tình thái từ, trợ từ, thán từ).
1.1.4. Kết quả phân loại từ loại
Nhìn một cách tổng quát, các từ của tiếng Việt trƣớc hết đƣợc phân biệt
theo các đặc điểm về ý nghĩa và các đặc điểm về hình thức trong hoạt động
ngữ pháp thành hai phạm trù hớn là thực từ và hƣ từ.
Thực từ có nghĩa từ vựng thực, thƣờng gắn với chức năng tri nhận và
định danh các đối tƣợng của hiện thực; có khả năng đảm nhiệm vai trò các
thành tố chính và cả vai trò các thành tố phụ trong cấu tạo cụm từ và của câu;
có thể độc lập tạo câu đặc biệt.
Hƣ từ cũng có nghĩa nhƣng ý nghĩa của hƣ từ không thể liên hệ với một
đối tƣợng nào trong thực tế, do đó hƣ từ không thể thực hiện chức năng định
danh.Hƣ từ chỉ có ý nghĩa ngữ pháp hoặc ý nghĩa tình thái và không thể đảm
nhiệm đƣợc vai trò thành tố chính trong cấu tạo của cụm từ và câu. Nó chỉ có
thể đi kèm với các từ để làm thành tố phụ bổ sung ý nghĩa nào đó cho thực từ;
biểu thị quan hệ giữa các từ, cụm từ, các câu; làm dấu hiệu cho các ý nghĩa
tình thái.

10


Cả thực từ và hƣ từ đều cần thiết và không thể thiếu đối với hoạt động
ngôn ngữ, nhất là đối với ngôn ngữ dùng hƣ từ là một trong những phƣơng
thức ngữ pháp chủ yếu của tiếng Việt.

1.1.4.1. Thực từ

a. Danh từ
Danh từ là những thực từ có ý nghĩa khái quát chỉ sự vật (bao gồm các
thực thể nhƣ ngƣời, động vật, đồ vật, cây cối, các vật thể tự nhiên, các hiện
tƣợng xã hội và các khái niệm trừu tƣợng thuộc phạm trù tinh thần). Ví dụ:
người, học sinh, công nhân, mèo, chim, bàn, ghế, hoa, công ti, tình yêu,…
Danh từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ số, chỉ lƣợng ở trƣớc và các
đại từ chỉ định (này, nọ, kia, ấy, đó) ở sau để tạo nên một cụm từ chính phụ
mà nó là trung tâm. Ngoài ra có thể nhận diện danh từ căn cứ vào khả năng
kết hợp với từ nghi vấn nào ở phía sau để tạo thành câu hỏi. Những từ không
có khả năng đó không phải là danh từ.
Danh từ có thể đảm nhiệm vai trò của thành phần phụ và thành phần
chính trong câu.
Các tiểu loại của danh từ không biểu hiện các đặc điểm trên một cách
đồng đều mà ở các mức độ khác nhau.
a1.Danh từ riêng
Danh từ riêng là những danh từ chỉ tên riêng của ngƣời hoặc sự vật.Là
tên riêng của một cá thể xác định nên danh từ riêng không cần xác định về
lƣợng và không cần chỉ định để phân biệt với các cá thể khác. Do vậy, danh từ
riêng kết hợp hạn chế với các từ chỉ số lƣợng và các từ chỉ định. Chỉ khi trùng
tên, ta mới sử dụng các định ngữ chỉ lƣợng và các định ngữ hạn định cho danh
từ riêng. Các danh từ riêng đều đƣợc phân biệt bằng cách viết hoa theo những
quy định chung của chữ viết tiếng Việt hiện nay.
a2. Danh từ chung
11


Danh từ chung là những danh từ gọi tên chung tất cả các cá thể trong
cùng một lớp sự vật. Hệ thống danh từ chung bao gồm một số lƣợng rất lớn.
Chúng thƣờng đƣợc phân biệt theo các diện đối lập thành danh từ tổng hợp và
danh từ không tổng hợp.

 Danh từ tổng hợp
Danh từ tổng hợp chỉ gộp các sự vật khác nhau nhƣng gần gũi với
nhau, thƣờng đi đôi với nhau và hợp thành một loại sự vật. Ví dụ: nhà cửa, xe
cộ, máy móc, quần áo,…
Danh từ tổng hợp không kết hợp trực tiếp với các số từ (chính xác),
không kết hợp với danh từ chỉ đơn vị cá thể (con, cái, chiếc,…) nhƣng có khả
năng kết hợp với các phụ từ chỉ tổng thể ( tất cả, cả, toàn thể, hết thảy,…) và
các danh từ chỉ đơn vị tổng thể (bọn, bộ, đoàn, tốp, đống,…). Ví dụ: không
nói ba quần áo, bốn nhà cửa, cái quần áo, ngôi nhà cửa,… mà có thể nói tất
cả quần áo, chồng sách vở, toán binh lính,…
Về cấu tạo, danh từ tổng hợp thƣờng có cấu tạo theo kiểu từ ghép đẳng
lập, có thể có tiếng mờ nghĩa ( ví dụ: đất nước, quần áo, xe cộ,…)
 Danh từ không tổng hợp
Trong các danh từ không tổng hợp lại có những phƣơng diện đối lập
khác, dựa vào đó có sự tách biệt các tiểu loại là danh từ trừu tƣợng và danh từ
cụ thể.
- Danh từ trừu tƣợng
Danh từ trừu tƣợng chỉ các khái niệm trừu tƣợng thuộc phạm trù tinh
thần. Ví dụ: niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, tư tưởng, đạo đức,… Chúng có thể
kết hợp trực tiếp đƣợc với các từ có ý nghĩa số lƣợng (một nỗi buồn, những
phương pháp, vài vấn đề,…). Đôi khi giữa từ chỉ lƣợng và danh từ trừu tƣợng
có thể có một danh từ chỉ đơn vị (một nền đạo đức, những nỗi tâm tư, những
luồng suy nghĩ,…)
- Danh từ cụ thể
12


Danh từ cụ thể là các danh từ chỉ sự vật cụ thể. Trong nội bộ danh từ cụ
thể lại có thể phân thành các tiểu loại nhƣ sau:
Danh từ chỉ đơn vị: Là danh từ chỉ các đơn vị sự vật. Chúng kết hợp

trực tiếp sau các từ chỉ lƣợng. Ví dụ: ba cái, bốn quyển, hai căn (nhà),… Có
các nhóm danh từ chỉ đơn vị tiêu biểu sau đây:
+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: Là các danh từ chỉ rõ dạng tồn tại tự
nhiên của sự vật. Chúng vừa có ý nghĩa đơn vị, vừa có ý nghĩa chỉ sự vật
(đƣợc phân biệt theo quan niệm của ngƣời bản ngữ). Vì vậy, các danh từ chỉ
đơn vị tự nhiên còn đƣợc gọi là loại từ hay danh từ chỉ loại, danh từ loại thể.
Ví dụ: con, cái, quyển, chiếc, ngôi, căn, tờ, hòn,… Các danh từ chỉ đơn vị tự
nhiên mang màu sắc hình tƣợng và biểu cảm. Vì vậy, có nhiều danh từ chỉ
đơn vị tự nhiên đƣợc dùng để biểu hiện cùng sự vật, tùy thuộc vào các nhìn
nhận sự vật trong từng tình huống. Ví dụ: quả tim, trái tim; ngọn núi, đỉnh
núi; cái thuyền, chiếc thuyền, con thuyền;…
+ Danh từ chỉ đơn vị quy ƣớc: Có những danh từ chỉ đơn vị quy ƣớc
chính xác (mét, lít, tạ, tấn,…) và có những danh từ chỉ đơn vị quy ƣớc không
chính các ( nắm, mớ, gánh, vốc,…).
Các danh từ chỉ đơn vị trên đây dễ dàng dùng trực tiếp sau số từ nên
đƣợc quy vào danh từ đếm đƣợc. Thuộc các danh từ đếm đƣợc còn có các
danh từ chỉ sự vật đơn thể.
Danh từ chỉ sự vật đơn thể: Là các danh từ chỉ sự vật có thể tồn tại
thành từng đơn thể. Các sự vật đó là ngƣời (hay bộ phận cơ thể ngƣời), động
vật, cây cối, đồ vật và cả các vật thể tự nhiên. Ví dụ: công nhân, học sinh, núi,
mây, sông, xe, châu chấu,…Chúng thƣờng kết hợp với các từ chỉ số lƣợng
thông qua các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Vì vậy, chúng đƣợc quy vào nhóm
các danh từ đếm đƣợc (gián tiếp) hoặc nhóm các danh từ biệt loại (chỉ các sự
vật đƣợc phân loại nhờ các danh từ chỉ đơn vị). Ví dụ: hai con gà, bốn cái xe,
vài quả táo,…Trong sử dụng, có những danh từ chỉ sự vật đơnthể chuyển
13


thành danh từ chỉ đơn vị.Khi đó ý nghĩa của chúng thay đổi (nghĩa sự vật đơn
thể thành nghĩa đơn vị) và các dùng cũng thay đổi (kết hợp gián tiếp với số từ

thành kết hợp trực tiếp với số từ).
+ Danh từ chỉ chất liệu: Là danh từ chỉ các chất nhƣ sắt, thép, dầu, cát,
mỡ,… Khi cần tính đếm, danh từ chỉ chất liệu có thể kết hợp với từ chỉ số
lƣợng thông qua danh từ chỉ đơn vị quy ƣớc (chính xác hoặc không chính
xác). Ví dụ: một lít nước, một cân đường, một ngụm nước,…
b. Động từ
Cũng nhƣ danh từ, động từ là loại từ cơ bản trong hệ thống từ loại tiếng
Việt. Động từ có ý nghĩa khái quát là chỉ hoạt động, trạng thái, tình cảm hay
quan hệ, nói chung là chỉ những dạng thức vận động, biến chuyển của sự vật
về vật lí, tâm lí, sinh lí, nhƣ: nấu, làm, nhảy, chạy,…
Động từ có khả năng kết hợp với các phụ từ ở phía trƣớc nó.Chức năng
tiêu biểu nhất của động từ là là vị ngữ. Ngoài ra, động từ có thể làm bổ ngữ,
định ngữ, đôi khi động từ đảm nhiệm chức năng chủ ngữ, trạng ngữ.
Căn cứ vào khả năng hoạt động độc lập và ý nghĩa khái quát của từ,
động từ đƣợc chia thành các tiểu loại sau:
b1.Động từ không độc lập
Động từ không độc lập là những động từ thƣờng không đứng một mình
đảm nhiệm vai trò ngữ pháp trong câu, mà phải đi cùng với một từ khác hoặc
một cụm từ đi sau làm thành tố phụ. Tính chất không độc lập của các động từ
nhóm này chỉ mang tính chất tƣơng đối. Trong điều kiện về ngữ cảnh và căn
cảnh nhất định, động từ không độc lập vẫn có thể đƣợc dùng một mình làm
thành phần câu.
Có thể chia các động từ không độc lập thành các nhóm chủ yếu sau:
 Nhóm động từ tình thái:
- Động từ chỉ sự cần thiết: phải, cần, nên,…
- Động từ chỉ khả năng: có thể, không thể, chẳng thể, chưa thể,…
14


- Động từ chỉ ý chí: định, toan, dám, quyết, nỡ,…

- Động từ chỉ nguyện vọng, mong muốn: mong, ước, muốn,…
- Động từ chỉ tình trạng tiếp thụ, chịu đựng: bị, được, phải, mắc,…
 Nhóm động từ chỉ sự biến hóa:hóa, hóa thành, biến, biến thành, trở
nên, trở thành, hóa ra, sinh ra,…
 Nhóm động từ chỉ sự diễn tiến của hoạt động: bắt đầu, tiếp tục, thôi,
dừng, kết thúc,…
 Nhóm động từ quan hệ: là, làm, có, gồm, thuộc, thuộc về,…
b2. Động từ độc lập
Động từ độc lập là những động từ có thể dùng đƣợc một mình khi đảm
nhiệm các chức năng ngữ pháp trong câu.Loại động từ này có số lƣợng lớn và
gồm nhiều tiểu loại. Theo ý nghĩa khái quát và khả năng chi phối thành tố
phụ, các động từ này thƣờng đƣợc chia thành hai nhóm là nội động từ và
ngoại động từ.
 Nội động từ
Nội động từ là những động từ chỉ hoạt động, trạng thái tự thân, không
tác động tới đối tƣợng bên ngoài; không có thành tố phụ (trực tiếp) chỉ đối
tƣợng tác động. Nội động từ có các nhóm nhỏ tiêu biểu sau đây:
- Nhóm động từ chỉ tƣ thế: đứng, ngồi, nằm, quỳ,…
- Nhóm động từ chỉ sự di chuyển: đi, chạy, nhảy, ra, vào, lên, xuống,…
- Nhóm động từ chỉ trạng thái tâm lí, sinh lí: băn khoăn, hồi hộp...
- Nhóm động từ chỉ trạng thái tồn tại: có, còn, hết, mất, lặn, tàn,…
 Ngoại động từ
Ngoại động từ là những động từ chỉ các hoạt động có chuyển đến, tác
động đến một đối tƣợng nào đó; thƣờng đòi hỏi thành tố phụ sau (trực tiếp)
chỉ đối tƣợng tác động. Căn cứ vào ý nghĩa tiểu phạm trù và khả năng chi

15


phối các thành tố phụ sau, có thể chia ngoại động từ thành một số nhóm nhỏ

sau đây:
- Nhóm động từ tác động: đóng, xé, nấu, phá,…
- Nhóm động từ chỉ sự di chuyển đối tƣợng trong không gian: kéo, ném,
lôi,…
- Nhóm động từ chỉ hoạt động phát nhận: tặng, trả, vay, mượn, biếu,…
- Nhóm động từ chỉ hoạt động nối kết các đối tƣợng: buộc, nối, hòa,
trộn, pha, liên kết,…
- Nhóm động từ chỉ hoạt động cầu khiến, gây khiến: bắt, nhờ, sai,
khiến, đề nghị, yêu cầu,…
- Nhóm động từ chỉ hoạt động đánh giá đối tƣợng: gọi, lấy, coi, bầu,
cử, chọn,…
- Nhóm động từ chỉ hoạt động cảm giác, tri giác, nhận thức, nói năng:
biết, nghĩ, thấy, phát biểu,…
Ranh giới các tiểu nhóm động từ nhƣ vừa nêu cũng chỉ mang tính
tƣơng đối. Trong hoạt động, động từ có thể chuyển tiểu loại, chuyển nhóm,
khi đó ý nghĩa và khả năng chi phối thành tố phụ của động từ thay đổi.
c. Tính từ
Tính từ là những từ chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật, của hoạt động,
trạng thái; có khả năng kết hợp với các phụ từ tƣơng tự nhƣ động từ.Tuy
nhiên, tính từ ít kết hợp với phụ từ câu khiến, phần lớn tính từ dễ kết hợp với
phụ từ chỉ mức độ.
Giống nhƣ động từ, tính từ có thể làm vị ngữ trực tiếp. Ngoài ra, tính từ
còn có thể đảm nhiệm các chức năng ngữ pháp khác trong câu: bổ ngữ, định
ngữ, chủ ngữ, trạng ngữ.
c1. Căn cứ vào ý nghĩa khái quát, có thể phân biệt hai loại tính từ
 Những tính từ biểu hiện các đặc điểm về chất

16



Những đặc điểm này không thể lƣợng hóa đƣợc mà chỉ có thể sắc thái
hóa. Đó là các nhóm tính từ:
- Chỉ màu sắc: đỏ, tím, xanh, vàng, đen, xanh lè,…
- Chỉ hình dạng, kích thƣớc: to, nhỏ, dài, ngắn, méo,…
- Chỉ mùi vị: cay, đắng, ngọt, bùi, thơm, hôi,…
- Chỉ tính chất vật lí: cứng, mềm, dẻo, căng, nhão,…
- Chỉ phẩm chất của sự vật: tốt, xấu, xinh, đẹp, hay, dở, tồi, cao thượng,
đê hèn,…
- Chỉ đặc trƣng tâm lí – tình cảm: hiền, ác, sữ, lành, nóng nảy, phúc
hậu,…
- Chỉ đặc điểm sinh lí: yếu, khỏe, mạnh, cường tráng,…
- Chỉ đặc điểm trí tuệ: ngu đần, thông minh, mưu trí,…
- Chỉ cách thức hoạt động: nhanh, nhau nhẹn, chậm, chậm chạp, vững,
thạo,…
 Các tính từ chỉ đặc điểm về lƣợng
Những đặc điểm này thƣờng có thể lƣợng hóa nhờ thành tố phụ chỉ
lƣợng đứng sau.
c2. Căn cứ vào nét nghĩa mức độ và khả năng thể hiện ý nghĩa mức độ
nhờ các thành tố phụ, có thể phân biệt hai nhóm tính từ
 Tính từ chỉ đặc điểm, tính chất có các thang độ khác nhau
- Các tính từ này có khả năng kết hợp với phụ từ chỉ mức độ ở trƣớc
hoặc sau nhƣ: cực kì anh dũng, rất đẹp, cao quá,…
- Những tính từ này cũng có thể kết hợp với các thành tố phụ sau khác,
có ý nghĩa miêu tả mức độ nhƣ: đẹp như tiên, cao đến đầu, sâu đến ngực, sâu
thăm thẳm, tối om om,…
 Tính từ chỉ đặc điểm không phân biệt theo các thang độ khác nhau
Các tính từ này không kết hợp với phụ từ chỉ mức độ. Nhóm này có hai
loại:
17



×