Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

điều tra và đánh giá tác động của sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học tại hai quận bình thủy và cái răng thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.99 MB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM SINH HỌC

ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA SINH VẬT
NGOẠI LAI XÂM HẠI ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC
TẠI HAI QUẬN BÌNH THỦY VÀ CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành SƯ PHẠM SINH – KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. PHÙNG THỊ HẰNG

LÝ MINH ĐÀNG
Lớp: SP Sinh – KTNN
MSSV: 3108061

NĂM 2014


Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014

Trường Đại học Cần Thơ

CẢM TẠ
Trong quá trình học tập 4 năm đại học ở Cần Thơ, tôi đã gặp nhiều khó khăn


trong việc học và hoàn thành luận văn, nhưng được sự giúp đỡ tận tình của gia
đình, thầy cô và bạn bè, tôi mới có thể hoàn thành được mọi việc. Với tấm lòng tôn
trọng và biết ơn sâu sắc, tôi gửi làm cám ơn chân thành đến:
Cha mẹ đã nuôi con khôn lớn, là chỗ dựa tinh thần cho tôi đứng lên sau mỗi
lần vấp ngã.
Cô Phùng Thị Hằng đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức và kinh
nghiệm quý báu trong học tập. Đặc biệt là sự động viên, quan tâm đôn đốc, tạo
điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Quý Thầy Cô bộ môn sư phạm Sinh học, khoa Sư phạm, Trường Đại học
Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm sống trong 4 năm qua.
Tôi gửi lời cám ơn đến tập thể lớp Sinh - KTNN K36 vì sự giúp đỡ, chia sẻ
của của các bạn, luôn động viên giúp đỡ trong học tập và quá trình làm luận văn.
Cám ơn đến sự giúp đỡ tận tình của anh Lý Văn Lợi và Lý Hoàng Phi đã
giúp sức tôi rất nhiều trong việc kỹ thuật vẽ bản đồ.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2014
Người thực hiện

Lý Minh Đàng

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

i

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014

Trường Đại học Cần Thơ


TÓM LƯỢC
Đề tài: “Điều tra và đánh giá tác động của sinh vật ngoại lai xâm hại đến
đa dạng sinh học tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng – Thành phố Cần Thơ”
được thực hiện từ tháng 9/2013 đến tháng 5/2014, đã tiến hành điều tra và phỏng
vấn đã xác định được 6 loài thực vật ngoại lai là Mai dương (Mimosa pigra L.),
Trinh nữ móc [Mimosa diplotricha (C. Wright ex Sauvalle, 1869)] , Lục bình
[Eichhornia crassipes (Mart.) Solms (1883)] , Sò đo cam (Spathodea campanulata P.),
Trăm ổi (Lantana camara L.), Cúc bò (Wedelia trilobata L.) thuộc 5 họ: Fabaceae,
Pontederiaceae, Verbenaceae, Bignoniaaceae, Asteraceae và 5 loài động vật ngoại
lai là Bọ cánh cứng hại dừa [Brotispa longissima (Gestro)] , Ốc bươu vàng [Pomacea
caniculata (Lamarck, 1819)] , Ốc sên Châu Phi [Achatina fulica (Férussac, 1821)], Cá

lau kính lớn [Pterygoplichthys pardalis (Weber, 1991)] và Cá lau kính bé [Hypotomus
punctatus (Valenciennes, 1840)] thuộc 3 họ: Chrysomelidae, Pilidae, Loricariidae.

Bằng phương pháp điều tra thực địa và phỏng vấn, xác định được sự phân bố theo
sinh cảnh và kiểu sử dụng đất của các loài sinh vật ngoại lai. Kết quả điều tra xác
định được sinh cảnh ven đường là nơi tập trung nhiều thực vật ngoại lai, sinh cảnh
vườn cây ăn trái và vườn tạp là hai sinh cảnh sinh thực ngoại lai phân bố ít nhất.
Thành lập được bản đồ số sự phân bố các loài thực vật ngoại lai có trên địa bàn
hại Quận Bình Thủy và Cái Răng và quản lý bằng phần mềm Google Earth và truy
xuất bản đồ bằng phần mềm ArcGIS. Đề tài còn đánh giá sơ bộ sự ảnh hưởng của
các loài ngoại lai xâm hại đa dạng sinh học dựa trên sự hiểu biết của người dân về
các loài sinh vật ngoại lai gây hại.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

ii


Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014

Trường Đại học Cần Thơ

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu kết quả
trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây
Tác giả luận văn

Lý Minh Đàng

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

iii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014

Trường Đại học Cần Thơ

MỤC LỤC
CẢM TẠ .....................................................................................................................i
TÓM LƯỢC .............................................................................................................. ii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii

MỤC LỤC.................................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................. viii
TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................................ix
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1
1.

Đặt vấn đề ......................................................................................................1

2.

Mục tiêu đề tài................................................................................................2

CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................... 3
1.

Tổng quan về sinh vật ngoại lai .....................................................................3
1.1.

Định nghĩa về sinh vật ngoại lai ............................................................3

1.2.

Con đường hình thành sinh vật ngoại lai ...............................................3

2.

Tình hình nghiên cứu sinh vật ngoại lai trên thế giới ....................................4

3.


Tổng quan về những nghiên cứu những loài ngoại lai trong nước ................4

4.

Đa dạng sinh học và tác động của sinh vật ngoại lai đến đa dạng sinh học ..8

5.

Điều kiện tự nhiên của hai Quận Bình Thủy và Cái Răng – TPCT ...............9

6.

5.1.

Địa hình ..................................................................................................9

5.2.

Khí hậu ...................................................................................................9

5.3.

Thủy văn ..............................................................................................10

5.4.

Sơ lược chung về Quận Bình Thủy......................................................10

5.5.


Sơ lược chung về Quận Cái Răng ........................................................11

Giới thiệu về phần mềm ArcGIS .................................................................11

CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 15
1.

Phương tiện ..................................................................................................15

2.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................15
2.1.

Thời gian thực hiện ..............................................................................15

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

iv

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014

Trường Đại học Cần Thơ

2.2.


Phương pháp kế thừa ...........................................................................15

2.3.

Điều tra thực tế .....................................................................................15

2.3.1. Điều tra theo sinh cảnh ....................................................................15
2.3.2. Điều tra theo tuyến ...........................................................................16
2.3.3. Phỏng vấn cộng đồng.......................................................................18
2.4.

Thu mẫu thực địa .................................................................................18

2.4.1. Thu mẫu............................................................................................18
2.4.2. Xử lý khô ..........................................................................................19
2.5.

Công tác nội vụ ....................................................................................19

2.6.

Quản lý dữ liệu và biên tập bản đồ ......................................................19

CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 22
1.

Kết quả điều tra và phỏng vấn về sự phân bố các loài sinh vật ngoại lai ....22
1.1.

Kết quả điều tra sự phân bố các loài thực vật ngoại lai theo sinh cảnh ...

..............................................................................................................23

1.2.

Kết quả phỏng vấn sự phân bố các loài động vật ngoại lai theo sinh

cảnh

..............................................................................................................26

1.3.

Sự phân bố các loài sinh vật ngoại lai trên các kiểu sử dụng đất ........30

1.4.

Quản lý sinh vật ngoại lai bằng bản đồ số và bản đồ phân bố sinh vật

ngoại lai tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng ................................................33
2.

Khảo sát ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng sinh học và tầm hiểu

biết của người dân. ...............................................................................................42
2.1.

Thời gian bắt đầu xuất hiện của các sinh vật ngoại lai tại địa phương 42

2.2.


Lợi ích ..................................................................................................44

2.2.1. Lợi ích của thực vật ngoại lai ..........................................................44
2.2.2. Lợi ích của động vật ngoại lai .........................................................46
2.3.

Tác hại ..................................................................................................47

2.3.1. Tác hại của các loài thực vật ngoại lai............................................47
2.3.2. Tác hại của các loài động vật ngoại lai ...........................................48
2.4.

Những biện pháp phòng trừ mang hiệu quả cao ..................................49

2.5.

Đánh giá chung ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng sinh học
..............................................................................................................51

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

v

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014

Trường Đại học Cần Thơ


CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 53
1.

Kết luận ........................................................................................................53

2.

Đề nghị .........................................................................................................53

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 54
PHỤ LỤC ................................................................................................................... I
Phụ lục 1: Sự phân bố các loài sinh vật ngoại lai theo sinh cảnh .......................... I
Phụ lục 2: Bảng mô tả đặc điểm các loài sinh vật ngoại lai ................................. V
Phụ lục 3: Phiếu điều tra phỏng vấn ................................................................ XIX
Phụ lục 4: Danh sách các hộ dân đã phỏng vấn ............................................... XXI

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

vi

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014

Trường Đại học Cần Thơ

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Bộ phần mềm ứng dụng ArcGIS ................................................................12
Hình 2: Ví dụ việc sử dụng Google Earth xây dựng các tuyến khảo sát .................20

Hình 3: Ví dụ sử dụng phần mềm GPS Utility trong việc chuyển đổi ....................20
Hình 4: Ví dụ sử dụng phần mềm MapSource chuyển tuyến khảo sát vào máy GPS
..................................................................................................................................21
Hình 5: Ảnh chụp từ phần mềm quản lý Google Earth về sự phân bố ....................34
các loài sinh vật ngoại lai .........................................................................................34
Hình 6: Bản đồ phân bố Cúc bò theo tọa độ tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng 35
Hình 7: Bản đồ phân bố Lục bình theo tọa độ tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng
..................................................................................................................................36
Hình 8: Bản đồ phân bố Mai dương theo tọa độ tại hai Quận Bình Thủy và Cái
Răng .........................................................................................................................37
Hình 9: Bản đồ phân bố Sò đo cam theo tọa độ tại hai Quận Bình Thủy và Cái
Răng .........................................................................................................................38
Hình 10: Bản đồ phân bố Trăm ổi theo tọa độ tại hai Quận Bình Thủy và Cái Răng
..................................................................................................................................39
Hình 11: Bản đồ phân bố Trinh nữ móc theo tọa độ tại hai Quận Bình Thủy và Cái
Răng .........................................................................................................................40
Hình 12: Bản đồ thể hiện các tọa độ phỏng vấn tại hai Quận Bình Thủy và Cái
Răng .........................................................................................................................41

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

vii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014

Trường Đại học Cần Thơ


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Một số công trình nghiên cứu về sinh vật ngoại lai ở trong nước................6
Bảng 2: Các tuyến khảo sát và sinh cảnh đi qua trên tuyến trên hai Quận Bình Thủy
và Cái Răng ..............................................................................................................16
Bảng 3: Sinh cảnh và các kiểu sử dụng đất tương ứng với sinh cảnh .....................17
Bảng 4: Kết quả khảo sát thực địa sự phân bố các loài thực vật ngoại lai theo sinh
cảnh (theo tọa độ đánh dấu)(*) ..................................................................................23
Bảng 5: Kết quả điều tra phỏng vấn về sự phân bố của các loài động vật ngoại lai27
Bảng 6: Sự phân bố của sinh vật ngoại lai theo kiểu sử dụng đất ...........................31
Bảng 7: Kết quả phỏng vấn về thời gian bắt đầu xuất hiện của các loài sinh vật
ngoại lai trên toàn vùng điều tra (% ý kiến).............................................................43
Bảng 8: Ý kiến người dân về lợi ích của các loài thực vật ngoại lai trong đời sống
và sản xuất (% ý kiến) ..............................................................................................45
Bảng 9: Ý kiến người dân về lợi ích của các loài động vật ngoại lai đối với con
người và hoạt động sản xuất (% ý kiến) ..................................................................46
Bảng 10: Ý kiến người dân về những tác hại của các loài thực vật ngoại lai trên
toàn vùng điều tra (% ý kiến). ..................................................................................47
Bảng 11: Ý kiến người dân về những tác hại của các loài động vật ngoại lai (% ý
kiến)..........................................................................................................................49
Bảng 12: Những biện pháp phòng trừ các loài sinh vật ngoại lai có hiệu quả (% ý
kiến)..........................................................................................................................51

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

viii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014


Trường Đại học Cần Thơ

TỪ VIẾT TẮT
IUCN: Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên
ĐDSH: Đa dạng sinh học
TPCT: Thành phố Cần Thơ
GPS: Hệ thống định vị toàn cầu

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

ix

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014

Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU
1.

Đặt vấn đề
Đa dạng sinh học đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển bền vững

đất nước đặc biệt đối với sự phát triển của các ngành kinh tế nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản, y tế, công nghiệp và du lịch, đưa lại lợi ích và sinh kế cho hàng

triệu người dân. Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đa dạng sinh
học đang tiếp tục bị suy giảm và trở thành mối quan tâm lớn của cộng đồng. Ngoài
những nguyên nhân tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học đã được nghiên cứu và
biết đến nhiều như khai thác quá mức, sử dụng tài nguyên sinh vật không bền
vững, các hoạt động kinh tế - xã hội, xây dựng các cơ sở hạ tầng làm mất và suy
thoái nơi cư trú của động vật hoang dã,… Gần đây, các nghiên cứu về sự di nhập
của các loài ngoại lai xâm hại cũng cho thấy những ảnh hưởng bất lợi của nhóm
sinh vật này đến đa dạng sinh học, nông nghiệp, gây ra những thiệt hại nặng nề về
kinh tế và môi trường (Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học, 2011).
Cùng với hệ sinh vật bản địa, sinh vật ngoại lai tạo nên sự đa dạng về chủng
loại các loài sinh vật ở các nước trên thế giới. Bên cạnh các sinh vật ngoại lai được
du nhập vào trong nước với mục đích dùng làm nguồn thực phẩm, làm cảnh… thì
cũng tồn tại nhiều loài mang lại những tác hại vô cùng to lớn. Đơn cử như một số
loài ngoại lai xâm hại sử dụng các loài bản địa làm thức ăn, làm nhiễm độc, cạnh
tranh môi trường sống hoặc giao phối với loài bản địa làm suy thoái nguồn gen,
làm mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến quần thể động thực vật bản địa dẫn đến
suy giảm đa dạng sinh học… Và để hạn chế sự du nhập, ảnh hưởng của sinh vật
ngoại lai, Công ước Đa dạng sinh học đã được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh
Trái Đất năm 1992 tại Rio de Janeiro kêu gọi các bên tham gia "Ngăn chặn việc
nhập nội, kiểm soát hoặc tiêt diệt các loài ngoại lai đe dọa đến hệ sinh thái, môi
trường sống hoặc các loài sinh vật bản địa" (IUCN, 2003).
Ở Việt Nam, những năm gần đây sinh vật ngoại lai xuất hiện ngày càng
nhiều và kèm theo đó là những tác hại đến hệ sinh thái và hoạt động sản xuất nông
nghiệp. Đã có một số nghiên cứu về sinh vật ngoại lai ví dụ nghiên cứu điều tra
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

1

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014

Trường Đại học Cần Thơ

mức độ xâm lấn và gây hại của cây mai dương ở Vườn quốc gia Tràm Chim, Đồng
Tháp, và một số nghiên cứu nhỏ lẻ ở các tỉnh thành khác. TPCT với Dự án “Xây
dựng Kế hoạch Đa dạng sinh học TPCT, giai đoạn 2010 đến 2015 và định hướng
đến năm 2020” đang từng bước hoàn thiện yêu cầu điều tra về đa dạng sinh học theo
luật ĐDSH của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay các công trình nghiên cứu về sinh vật
ngoại lai còn hạn chế.
Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc áp dụng phương pháp
mới trong điều tra đa dạng sinh học bằng cách xây dựng các bản đồ số giúp quản lý
tốt hơn, dễ dàng tra cứu, tham khảo. Xây dựng bản đồ số thể hiện sự phân bố các
loài sinh vật ngoại lai giúp có cái nhìn nhiều chiều, trực quan vào kết quả điều tra
đa dạng sinh học, đáp ứng được nhu cầu đa chiều của người sử dụng như nhà phân
loại học có thể điều tra thành phần loài, nhà quản lý có thể truy suất hay cập nhật
những biến động về sự phân bố của các loài diễn ra hằng năm.
Từ những thực tế trên, việc điều tra, khảo sát, đánh giá tác động của sinh vật
ngoại lai đến đa dạng sinh học ở TPCT là cần thiết. Đề tài “Điều tra và đánh giá
tác động của sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học tại hai Quận Cái
Răng và Bình Thủy – Thành phố Cần Thơ” nằm trong đề tài điều tra đa dạng
sinh học ở TPCT được đề xuất thực hiện sẽ điều tra, khảo sát, thu thập những dẫn
liệu về thành phần loài sinh vật ngoại lai và quản lý dữ liệu này bằng bản đồ số sẽ
góp phần vào sự bảo tồn đa dạng sinh học ở TPCT.
2.

Mục tiêu đề tài
Thống kê hiện trạng các loài sinh vật ngoại lai ở hai Quận Bình Thủy và Cái


Răng – TPCT.
Mô tả, lập danh sách các loài sinh vật ngoại lai xâm hại, thực hiện bộ sưu
tập các loài thực vật ngoại lai.
Xây dựng bản đồ số thể hiện sự phân bố các loài ngoại lai xâm hại tại hai
Quận Bình Thủy và Cái Răng – TPCT.
Phản ánh hiện trạng, đánh giá tác động của sinh vật ngoại lai đến đa dạng
sinh học, từ đó đưa ra biện pháp phòng tránh sự lây lan và tiêu diệt các loài gây hại.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

2

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014

Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG II

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.

Tổng quan về sinh vật ngoại lai
1.1. Định nghĩa về sinh vật ngoại lai
Theo IUCN (2003), sinh vật ngoại lai là một loài, phân loài hoặc một taxon

thấp hơn, kể cả bất kỳ bộ phận, giao tử hoặc chồi mầm có khả năng sống sót và
sinh sản, xuất hiện ngoài vùng phân bố tự nhiên trước đây và phạm vi phát tán tự

nhiên của chúng. Bên cạnh những loài sinh vật ngoại lai có lợi, được ứng dụng vào
cuộc sống thì một phần sinh vật ngoại lai tạo ra những mối gây hại đối với môi
trường, tạo ra sự thay đổi và đe dọa đa dạng sinh học như lấn át, ăn thịt sinh vật
bản địa, biến đổi nguồn gen, phá vỡ cấu trúc và chức năng hệ sinh thái, phá hoại
mùa màng, gây ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe con người… thì chúng được
liệt kê vào nhóm sinh vật ngoại lai xâm hại.
Theo đó tại khoản 19, điều 3, chương 1 Bộ Luật Đa dạng sinh học Việt Nam
định nghĩa “Loài ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn
không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng. Loài ngoại lai xâm hại là loài
ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa,
làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển” (Luật Đa dạng
sinh học, 2008).
1.2. Con đường hình thành sinh vật ngoại lai
Theo IUCN (2003), sinh vật ngoại lai được hình thành trãi qua nhiều giai
đoạn nối tiếp nhau:


Do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số lượng lớn các loài sinh vật

được chuyển đến sống ở khu vực ngoài phân bố tự nhiên lâu đời trước đây của
chúng. Trong điều kiện môi trường sống mới, do điều kiện sống mới không phù hợp
hay bị cạnh tranh mạnh của các loài sống bản địa, các sinh vật mới đến này không
tồn tại và phát triển được.


Tuy nhiên, khi thiếu vắng các đối thủ cạnh tranh và thiên địch ở quê

hương cũ, lại được gặp thêm các điều kiện thuận lợi (khí hậu, đất đai…) các loài du
nhập này có điều kiện sinh sôi, nảy nở rất nhanh và đến một lúc nào đó thì chúng
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp


3

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014

Trường Đại học Cần Thơ

sẽ phá vỡ cân bằng sinh thái của môi trường sống mới và vượt xa sự kiểm soát của
con người. Lúc này, các loài mới này được gọi là các loài ngoại lai xâm hại.
2.

Tình hình nghiên cứu sinh vật ngoại lai trên thế giới
Nhiều quốc gia trên thế giới đã bị ảnh hưởng nặng nề trong trong nguy cơ

phá hoại nền sản xuất nông nghiệp, dịch bệnh, phá vỡ đất canh tác vì sự du nhập
của các loài sinh vật ngoại lai du nhập vào đất nước của họ. Để ngăn ngừa sự xâm
nhập và gây hại của các loài sinh vật lạ, Công ước Đa dạng sinh học được ký kết
nhằm phối hợp các quốc gia chống lại mối nguy hại này. Để ngăn ngừa kiểm soát
sinh vật ngoại lai xâm hại, IUCN đã điều tra, nghiên cứu và phát hành cuốn sách
“100 of the World's Worst Invasive Alien Species” nhằm cung cấp thông tin về tên
khoa học, tên thường gọi và các tác hại của từng loại sinh vật xâm hại. Và cuốn
sách này cũng đã được Cục Bảo vệ Môi trường trích dịch và phát hành trong nước
(Bộ Tài nguyên và Môi trường – Cục Môi trường, 2002).
3.

Tổng quan về những nghiên cứu những loài ngoại lai trong nước
Ở Việt Nam, những loài ngoại lai cũng ảnh hưởng mạnh đến hệ thống nước


ngọt và nông nghiệp gây ra những thiệt hại nặng về kinh tế. Tuy nhiên, ở nước ta,
chưa có một công trình nghiên cứu, đánh giá, thống kê đầy đủ, toàn diện về sự xâm
nhập, tác hại và tổn thất của các loài sinh vật ngoại lai gây ra. Đơn cử như sự bùng
nổ nạn dịch Ốc bươu vàng phá hoại nền nông nghiệp cả nước cuối những năm 90
thế kỷ XX, gây nguy hiểm đến canh tác lúa và làm thất thoát sản lượng lúa hàng
triệu USD (Pilgrim và Nguyễn Đức Tú, 2007). Hay sự xuất hiện của cây Mai
dương xâm lấn vào các vùng đất trồng cây nông nghiệp làm nổi lên mối lo ngại về
sự xâm lấn của các loài sinh vật hại ở nước ta. Nhận thấy những mối nguy hại đó,
từ năm 1995 đến 1997, với sự tài trợ của ACIAR, Viện Bảo vệ thực vật đã hợp tác
song phương với Tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ Úc (SCIRO) tiến hành
điều tra tình hình xâm lấn của cây Mai dương Minosa pigra L. và nghiên cứu biện
pháp quản lý dịch hại tại một số vùng sinh thái của Việt Nam. Năm 2000, Trường
Đại học Cần Thơ và Trường Đại học Khoa học tự nhiên, thành phố Hồ Chí Minh
đã có hành điều tra mức độ xâm lấn và gây hại của cây Mai dương ở Vườn quốc
gia Tràm Chim, Đồng Tháp.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

4

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014

Trường Đại học Cần Thơ

Năm 2000, với sự xâm lấn và gây ra tác hại mạnh mẽ của Ốc bươu vàng đến
với sản xuất nông nghiệp, Cục bảo vệ thực vật đã xuất bản quyển sách “Ốc bươu

vàng và biện pháp phòng trừ” với những biện pháp hiệu quả để tiêu diệt loài ốc này
(Cục Bảo vệ thực vật, 2000).
Tran Triet et al. (2002) đã thực hiện đề tài “Impacts of Mimosa pigra on
native plants and soil insect communities in Tram Chim National Park” đánh giá
về tác động của Mai dương đối với thực vật và côn trùng bản địa tại Tràm Chim
Tran Triet et al. (2004) đã mở rộng quy mô nghiên cứu về sự cuộc xâm lược
của Mai dương ở khu vực ĐBSCL qua đề tài “The invasion by Mimosa pigra of
wetlands of the Mekong Delta”.
Bên cạnh quyển sách “Danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất
trên thế giới” được Bộ Tài nguyên và Môi trường – Cục Môi trường xuất bản năm
2002. Đến năm 2003, IUCN và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tổ chức
biên soạn và phát hành cuốn sách “Sinh vật ngoại xâm hại- Sự xâm lăng thầm
lặng” nhằm cảnh báo những nguy cơ do các loài ngoại lai xâm hại gây ra và có
những biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn và và quản lý chúng.
Năm 2005, Nguyễn Công Minh đưa ra nghiên cứu về việc phân tích 23 loài
ngoại lai gây ra các mối đe dọa đến đa dạng sinh học (trích bởi Pilgrim và Nguyễn
Đức Tú, 2007). Cũng trong năm 2005, Lê Khiết Bình công bố 41 loài thủy sinh vật
lạ xâm hại đến thủy vực sông Việt Nam, có tới 9 loài thuộc nhóm thủy sinh vật cần
được theo dõi ở lưu vực tự nhiên để có kế hoạch phòng ngừa tiêu diệt (Lê Khiết
Bình, 2005).
Đến năm 2008, thuật ngữ sinh vật ngoại lai xâm hại mới được sử dụng trong
văn bản luật ở nước ta thông qua Luật Đa dạng sinh học. Sau đó, Hội nghị về Đa
dạng sinh học (2010), Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học (2011), Thông tư liên
tịch Ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại và danh mục loài ngoại lai có nguy
cơ xâm hại (2012) đề có đề cập đến sự ảnh hưởng của các loài sinh vật ngoại lai
xâm hại ở nước ta.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

5


Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014

Trường Đại học Cần Thơ

Bảng 1: Một số công trình nghiên cứu về sinh vật ngoại lai ở trong nước
Tác giả

Đối tượng

Nội dung

Phạm vi

nghiên cứu

nghiên cứu

nghiên cứu

nghiên cứu

TT
Bộ tài nguyên và

1.


môi trường – Bộ

Các loài sinh

Nông nghiệp và

vật ngoại lai

phát triển nông

xâm hại

thôn, 2012

2.

Quy định tiêu chí xác định
loài ngoại lai xâm hại và ban
hành danh mục loài ngoại lai

Cả nước

xâm hại

Bộ Tài nguyên và

Các loài sinh

Danh sách 100 loài sinh vật


Môi trường – Cục

vật ngoại lai

ngoại lai xâm hại nguy hiểm

Môi trường, 2002

xâm hại

Cả nước

nhất trên thế giới
Sự phát sinh, phát triển, tác

3.

Cục Bảo vệ thực
vật, 2000

Ốc bươu vàng

hại, những nghiên cứu và
biện pháp phòng trừ Ốc bươu

Cả nước

vàng trong và ngoài nước

4.


Dư Quan Tuấn,
2001

Tình hình phân bố, lây lan và
Ốc bươu vàng gây hại của Ốc bươu vàng và
một số biện pháp phòng trừ
Bọ cánh cứng

5.

Hồ Văn Chiến,
2009

hại dừa
Brotispa
longissima
(Gestro)

6.

Huỳnh Thị Hoàng
Oanh, 2012

Cá lau kính

Các loài sinh
7.

IUCN, 2003


vật ngoại lai
xâm hại

8.

Lê Khiết Bình,

ĐBSCL

Các loài thủy

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

Quản lý Bọ cánh cứng hạ dừa

Các tỉnh phía

bằng biện pháp phóng thích

Nam từ Bình

ong



sinh

nhập


nội

Asecodes hispinarum Boucek
Nghiên cứu một số đặc điểm
sinh học của Cá lau kính

Thuận trở
vào.

Cần Thơ

Tổng quan về sự gây hại của
sinh vật ngoại lai và danh
sách 100 loài sinh vật ngoại
lai gây hậu quả nghiêm trọng
Thực trạng thủy sinh vật lạ

6

Các lưu vực

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014

Trường Đại học Cần Thơ

Tác giả


Đối tượng

Nội dung

Phạm vi

nghiên cứu

nghiên cứu

nghiên cứu

nghiên cứu

TT
2005

9.

Lê Minh Trường,
2010

sinh vật ngoại xâm nhập thủy vực Việt Nam

nước.

lai xâm hại

và giải pháp quản lý


Mai dương

Biện pháp sinh học khống

Mimosa pigra chế khả năng tái sinh của cây
L.

sông khắp cả

Mai dương

Vườn quốc
gia Tràm
Chim, Đồng
Tháp

Bọ cánh cứng

10.

Nguyễn Thị Thu
Cúc, 2002

hại dừa

Đặc điểm hình thái, sự gây

Brotispa

hại và biện pháp phòng trị Bọ


longissima

cánh cứng hại dừa

(Gestro)

Bọ cánh cứng

11.

Nguyễn Thị Thu
Cúc, 2010

hại dừa

Vai trò thiên địch của Bộ

Brotispa

đuôi kiềm (Dermaptera) đối

longissima

với Bọ cánh cứng hại dừa

Các

tỉnh:


Vĩnh

Long,

Tiên

Giang,

Đồng

Tháp,

Long An, Trà
Vinh,

Kiêng

Giang,

(Gestro)

Bến

Tre, TP Cần
Thơ và đảo
Phú Quốc
Thông tin cơ sở về các loài bị

12.


Pilgrim và

Các loài sinh

đe dọa và các loài ngoại lai

Nguyễn Đức Tú,

vật ngoại lai

tại Việt Nam và các đề xuất

2007

xâm hại

cho nội dung của Luật Đa

Cả nước

dạng Sinh học

13.

Tổng cục môi

Các loài sinh

Giới thiệu một số loài sinh


trường – Cục bảo

vật ngoại lai

vật ngoại lai xâm hại ở Việt

tồn đa dạng sinh

xâm hại

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

Cả nước

Nam

7

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014

Trường Đại học Cần Thơ

Tác giả

Đối tượng

Nội dung


Phạm vi

nghiên cứu

nghiên cứu

nghiên cứu

nghiên cứu

Mai dương

Sử dụng thuốc diệt cỏ để

TT
học, 2011

14.

15.

16.

4.

Trần Phú Vinh,
2010

Trần Triết và ctv,

2004

Trần Triết và ctv,
2002

Mimosa pigra kiểm soát sự phát triển và tái
L.
Mai dương

sinh cây Mai dương

Mai dương
Mimosa pigra
L.

gia Tràm
Chim, Đồng
Tháp

Cuộc xâm lược của Mimosa

Mimosa pigra pigra đối với vùng đất ngập
L.

Vườn quốc

ĐBSCL

nước ở BĐBSCL
Tác động của Mimosa pigra


Vườn quốc

đối với thực vật bản địa và

gia Tràm

côn trùng đất tại vườn quốc

Chim, Đồng

gia Tràm Chim

Tháp

Đa dạng sinh học và tác động của sinh vật ngoại lai đến đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học: nghiên cứu về tính đa dạng của vật sống trong thiên

nhiên, từ các loài sinh vật phân cắt đến động thực vật (trên cạn và dưới nước) và cả
loài người chúng ta, từ mức độ phân tử đến các cơ thể, các loài và quần xã mà
chúng sống. Gồm đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái (Nguyễn
Nghĩa Thìn, 2008).
Với sự đa dạng về thành phần loài sinh vật ngoại lai xâm hại, chúng đã tạo
gây ra nhiều tác hại đến môi trường và đa dạng sinh học nơi chúng ở, nhưng có thể
chia thành các nhóm chính:
+ Cạnh tranh các loài bản địa về thức ăn, nơi ở…
+ Lai giống với các loài bản địa, từ đó làm suy giảm nguồn gen
+ Ăn thịt các loài bản địa
+ Phá hủy hoặc làm thoái hóa môi trường sống
+ Truyền bệnh và ký sinh trùng.


Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

8

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014

Trường Đại học Cần Thơ

Ngoài ra, nhiều loài xâm hại không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi
trường và đa dạng sinh học mà những ảnh hưởng gián tiếp cũng rất phức tạp và gây
ra những tổn thất đáng kể cho công tác bảo tồn và đời sống cộng đồng (IUCN,
2003).
5.

Điều kiện tự nhiên của hai Quận Bình Thủy và Cái Răng – TPCT
Quận Bình Thủy và Cái Răng là hai Quận trực thuộc TPCT.
5.1. Địa hình
Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư

nghiệp. Cao độ trung bình khoảng 1 – 2 m dốc từ đất giồng ven sông Hậu, sông
Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng (từ Đông Bắc sang Tây Nam). Do nằm cạnh
sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh, rạch khá dày. Bên cạnh đó, thành
phố còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu như Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn,
Cù lao Tân Lập. Địa mạo bao gồm 3 dạng chính:
 Ven sông Hậu hình thành dải đất cao (đê tự nhiên) và các cù lao ven sông
Hậu.

 Vùng tứ giác Long Xuyên, thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng
năm.
 Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ.
Địa chất: địa bàn được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích
biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 m có hai loại trầm tích:
Holocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).
5.2. Khí hậu
Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới - gió mùa. Khí hậu điều hoà dễ
chịu, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5
đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm
khoảng 28ºC, số giờ nắng trung bình cả năm: 2.249,2h. Lượng mưa trung bình
năm: 1600 mm (năm 2000 khoảng 1.911, năm 2004 khoảng 1.416 mm). Độ ẩm
trung bình năm: 82% - 87% (thay đổi theo các năm). Gió có 2 hướng chính: Hướng
Đông Bắc: từ tháng 12 đến tháng 4 (mùa khô ). Hướng Tây Nam: từ tháng 5 đến

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

9

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014

Trường Đại học Cần Thơ

tháng 10 (mùa mưa), Tốc độ gió bình quân 1,8 m/s. Ít bão nhưng thường có giông,
lốc vào mùa mưa .
5.3. Thủy văn
Sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65

km đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6 km. Tổng lượng nước sông Hậu
đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3/năm (chiếm 41% tổng lượng nước của sông Mê
Kông), lưu lượng nước bình quân tại Cần Thơ là 14.800 m3/giây. Tổng lượng phù
sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm (chiếm gần 1/2 tổng lượng phù sa sông Mê
Kông).
Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, có chiều dài
khoảng 16 km, chiều rộng từ 280 - 350 m, đi qua các Quận Ô Môn, huyện Phong
Điền, Quận Cái Răng, Quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông
Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có
tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông. Sông Cái Lớn dài 20
km, chiều rộng cửa sông 600 - 700 m, độ sâu 10 - 12 m nên có khả năng tiêu, thoát
nước rất tốt. Bên cạnh đó, TPCT còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn 158
sông, rạch lớn nhỏ là phụ lưu của hai sông lớn là sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua
thành phố nối thành mạng đường thủy. Các sông rạch lớn khác là rạch Bình Thủy,
Trà Nóc, Ô Môn, Thốt Nốt, kênh Tham Rôn và nhiều kênh lớn khác tại các huyện
ngoại thành là Thốt Nốt, Cờ Đỏ và Phong Điền, cho nước ngọt suốt hai mùa mưa
nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất.
5.4. Sơ lược chung về Quận Bình Thủy
Quận Bình Thủy với diện tích tự nhiên 7.068,23 ha, khoảng 56% là đất nông
nghiệp thuận lợi cho việc phát triển lúa, hoa màu và cây ăn trái. Địa bàn Quận trãi
dài bên bờ sông Hậu, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Long, tây giáp huyện Phong Điền,
nam giáp Quận Ninh Kiều và bắc giáp Quận Ô Môn; Quận có hệ thống giao thông
thủy, bộ thuận lợi, có Cảng Cần Thơ phục vụ cho việc giao thương vận chuyển
hàng hóa bằng đường thủy. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ có các trục chính
như tuyến Quốc lộ 91, 91B nối liền Cầu Cần Thơ đi các tỉnh lân cận và phục vụ

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

10


Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014

Trường Đại học Cần Thơ

cho việc vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp trên địa bàn; đường Võ Văn
Kiệt nối liền với Sân bay Cần Thơ là cửa ngõ đường không của TPCT.
Năm 2008 UBND Quận đã đề nghị và được chấp thuận thành lập phường
Trà An (tách từ phường Trà Nóc), phường Bùi Hữu Nghĩa (tách từ phường An
Thới), nâng lên 08 phường: Trà Nóc, Trà An, Bình Thủy, An Thới, Bùi Hữu
Nghĩa, Long Tuyền, Long Hòa và Thới An Đông, gồm 46 khu vực trực thuộc với
dân số 117.452 người (2012).
5.5. Sơ lược chung về Quận Cái Răng
Quận Cái Răng là một đơn vị hành chính trực thuộc TPCT, được thành lập
theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2 tháng 1 năm 2004 của Chính phủ, gồm 7
đơn vị hành chính cấp phường: Lê Bình, Ba Láng, Thường Thạnh, Hưng Phú,
Hưng Thạnh, Tân Phú và Phú Thứ.
Quận cách TPCT 5 km về phía Nam, có quốc lộ đi qua, với diện tích tự
nhiên 6.886 ha, dân số là 77.918 người với 14.344 hộ dân. Ngoài ra Quận Cái Răng
còn có các khu công nghiệp Hưng Phú I, II, khu dân cư mới Nam sông Cần Thơ,
khu chế biến dầu thực vật Cái Lân, Cảng biển Cái Cui và nơi đây có cầu Cần Thơ
đi qua. Phía Nam giáp huyện Châu Thành của tỉnh Hậu Giang, Tây giáp huyện
Phong Điền, Cần Thơ và một phần của huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
Đông giáp sông Hậu, ngăn cách với tỉnh Vĩnh Long.
Theo Cổng thông tin điện tử TPCT (www.cantho.gov.vn)
6.

Giới thiệu về phần mềm ArcGIS

ArcGIS hệ thống GIS hàng đầu hiện nay, cung cấp một giải pháp toàn diện

từ thu thập/nhập số liệu, chỉnh lý, phân tích và phân phối thông tin trên mạng
Internet tới các cấp độ khác nhau như CSDL địa lý cá nhân hay CSDL của các
doanh nghiệp. Về mặt công nghệ, hiện nay các chuyên gia GIS coi công nghệ ESRI
là một giải pháp mang tính chất mở, tổng thể và hoàn chỉnh, có khả năng khai thác
hết các chức năng của GIS trên các ứng dụng khác nhau như: desktop (ArcGIS
Desktop), máy chủ (ArcGIS Server), các ứng dụng Web (ArcIMS, ArcGIS Online),
hoặc hệ thống thiết bị di động (ArcPAD)... và có khả năng tương tích cao đối với
nhiều loại sản phẩm của nhiều hãng khác nhau.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

11

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014

Trường Đại học Cần Thơ

Hình 1: Bộ phần mềm ứng dụng ArcGIS
(Nguồn: ESRI)

ArcGIS Desktop bao gồm những công cụ rất mạnh để quản lý, cập nhật,
phân tích thông tin và xuất bản tạo nên một hệ thống thông tin địa lý (GIS) hoàn
chỉnh, cho phép:



Tạo và chỉnh sửa dữ liệu tích hợp (dữ liệu không gian tích hợp với dữ liệu

thuộc tính) - cho phép sử dụng nhiều loại định dạng dữ liệu khác nhau thậm chí cả
những dữ liệu lấy từ Internet;


Truy vấn dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ nhiều nguồn và bằng

nhiều cách khác nhau;


Hiển thị, truy vấn và phân tích dữ liệu không gian kết hợp với dữ liệu thuộc

tính;


Thành lập bản đồ chuyên đề và các bản in có chất lượng trình bày chuyên

nghiệp.
ArcGIS Destop là một bộ phần mềm ứng dụng gồm: ArcMap, ArcCatalog,
ArcToolbox, ModelBuilder, ArcScene và ArcGlobe. Khi sử dụng các ứng dụng này
đồng thời, người sử dụng có thể thực hiện được các bài toán ứng dụng GIS bất kỳ, từ
đơn giản đến phức tạp, bao gồm cả thành lập bản đồ, phân tích địa lý, chỉnh sửa và
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

12

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014

Trường Đại học Cần Thơ

biên tập dữ liệu, quản lý dữ liệu, hiển thị và xử lý dữ liệu. Phần mềm ArcGIS Desktop
được cung cấp cho người dùng ở 1 trong 3 cấp bậc với mức độ chuyên sâu khác nhau
là ArcView, ArcEditor, ArcInfo:
ArcView: Cung cấp đầy đủ chức năng cho phép biểu diễn, quản lý, xây
dựng và phân tích dữ liệu địa lý, các công cụ phân tích không gian cùng với việc
biên tập và phân tích thông tin từ các lớp bản đồ khác nhau đồng thời thể hiện các
mối quan hệ và nhận dạng các mô hình. Với ArcView, cho phép:


Ra các quyết định chuẩn xác hơn dựa trên các dữ liệu địa lý;



Xem và phân tích các dữ liệu không gian bằng nhiều phương pháp;



Xây dựng đơn giản và dễ dàng các dữ liệu địa lý;



Tạo ra các bản đồ có chất lượng cao;



Quản lý tất cả các file, CSDL và các nguồn dữ liệu;




Tùy biến giao diện người dùng theo yêu cầu.
ArcEditor: Là bộ sản phẩm có nhiều chức năng hơn, dùng để chỉnh sửa và

quản lý dữ liệu địa lý. ArcEditor bao gồm các tính năng của ArcView và thêm vào
đó là một số các công cụ chỉnh sửa, biên tập. Với ArcEditor, cho phép:


Dùng các công cụ CAD để tạo và chỉnh sửa các đặc tính GIS;



Tạo ra các CSDL địa lý thông minh;



Tạo quy trình công việc một cách chuyên nghiệp cho 1 nhóm và cho phép

nhiều người biên tập;


Xây dựng và giữ được tính toàn vẹn của không gian bao gồm các quan hệ

hình học topo giữa các đặc tính địa lý;


Quản lý và mở rộng mạng lưới hình học;




Làm tăng năng suất biên tập;



Quản lý môi trường thiết kế đa người dùng với versioning;



Duy trì tính toàn vẹn giữa các lớp chủ đề và thúc đẩy tư duy logic của người

dùng;


Cho phép chỉnh sửa dữ liệu độc lập (khi tạm ngừng kết nối với CSDL).
ArcInfo: Là bộ sản phẩm ArcGIS đầy đủ nhất. ArcInfo bao gồm tất cả các

chức năng của ArcView lẫn ArcEditor. Cung cấp các chức năng tạo và quản lý một

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

13

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014

Trường Đại học Cần Thơ


hệ GIS, xử lý dữ liệu không gian và khả năng chuyển đổi dữ liệu, xây dựng dữ liệu,
mô hình hóa, phân tích, hiển thị bản đồ trên màn hình máy tính và xuất bản bản đồ
ra các phương tiện khác nhau. Với ArcInfo, cho phép:


Xây dựng một mô hình xử lý không gian rất hữu dụng cho việc tìm ra các

mối quan hệ, phân tích dữ liệu và tích hợp dữ liệu;


Thực hiện chồng lớp các lớp vector, nội suy và phân tích thống kê;



Tạo ra các đặc tính cho sự kiện và chồng xếp các đặc tính của các sự kiện

đó;


Chuyển đổi dữ liệu và các định dạng của dữ liệu theo rất nhiều loại định

dạng;


Xây dựng những bộ dữ liệu phức tạp, các mô hình phân tích và các đoạn mã

để tự động hóa các quá trình GIS;



Sử dụng các phương pháp trình diễn, thiết kế, in ấn và quản lý bản đồ để

xuất bản bản đồ.
(Theo www.geoviet.vn)

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

14

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghệp đại học khóa 36 – 2014

Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG III

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương tiện

1.


Bản đồ hành chính Quận Cái Răng và Bình Thủy – TP Cần Thơ.



Bản đồ hiện trạng sử dụng đất TPCT năm 2010.




Máy chụp ảnh kỹ thuật số Panasonic 12MP.



Máy GPS etrex 20.



Kéo cắt cây, bao ni lông đựng mẫu.



Bộ dụng cụ ép mẫu, kính lúp cầm tay…



Sổ ghi chép, bút...



Các phần mềm Microsoft Word 2007, Microsoft Excel 2007, GPS Utility

5.16, Mapsource 6.16.3, Google Earth 6.2, ArcGIS 10.1.
2.

Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thời gian thực hiện
Đề tài được thực hiện từ tháng 9/2013 đến tháng 5/2014

2.2. Phương pháp kế thừa
Thu thập những số liệu, thông tin liên quan đến các loài sinh vật ngoại lai và

nơi cần điều tra như thành phần các loài sinh vật ngoại lai, mức độ gây hại, ảnh
hưởng đến đa dạng sinh học, bản đồ hành chính, đặc điểm địa lý, dân cư… tại hai
Quận Bình Thủy và Cái Răng.
Lập danh sách những loài sinh vật ngoại lai gây hại điển hình dựa trên
những nghiên cứu của IUCN (2003), Thông tư liên tịch: Quy định tiêu chí xác định
các loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại (2013) và
những nghiên cứu của Tổng cục môi trường – Cục bảo tồn đa dạng sinh học
(2011). Danh sách gồm tên khoa học, tên Việt Nam, tác hại và nguồn gốc.
Kế thừa bản đồ tiềm năng đa dạng sinh học được xây dựng từ sử dụng đất
TPCT năm 2010 của Phạm Hoàng Dũng (2012).
2.3. Điều tra thực tế (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007; Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008)
2.3.1.

Điều tra theo sinh cảnh

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

15

Bộ môn Sư phạm Sinh học


×