Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Đề án quản trị kinh doanh tổng hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.48 KB, 32 trang )

MỞ ĐẦU
Thủy sản là một trong bốn mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.. Vốn là ngành
truyền thống , ngành chế biến thủy sản nước ta đã nắm bắt nhanh xu hướng hội nhập ,
khai thác hiệu quả hơn và có dấu hiệu khởi sắc. Thành công này có được phần lớn nhờ
vào những lợi thế so sánh cuả ngành và những nỗ lực của các doanh nghiệp trong ngành.
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành chế biến thủy sản thời gian qua cũng đặt ra cho những
nhà quản lí một số vấn đề bất cập cần quan tâm nhằm giúp các doanh nghiệp phát triển
bền vững. Một trong những vấn đề nổi bật đó là các doanh nghiệp chưa thật sự khẳng
định được vị thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Để có thể xây dựng được lợi thế cạnh tranh mang tính bền vững cho lĩnh vực chế biến
thủy sản , ngành chế biến thủy sản cần có những hướng đi , giải pháp tổng thể để cải
thiện cạnh tranh của ngành . Năng lực cạnh trnah của ngành chế biến thủy sản cần được
củng cố trên cơ sở khai thác hiệu quả các yếu tố lợi thế, đồng thời dựa trên năng lực của
bản thân các doanh nghiệp trong ngành. Nói cách khác ngành chế biến thủy sản Việt Nam
cần có khả năng nâng cao chất lượng để vượt qua các rào cản kỹ thuật của các quốc gia
nhập khẩu đồng thời đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường
tiềm năng nhưng khó tính.
PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LỰC CẠNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1 Các khái niệm và nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh
2 Cạnh tranh
Nền kinh tế thế giới đang ngày càng đi vào tình trạng cạnh tranh toàn diện, các rào cản
thương mại truyền thống dần được gỡ bỏ , các đối thủ cạnh tranh mới nổi và sự cạnh
tranh toàn cầu trở nên gay gắt hơn.
Cạnh tranh là hiện tương tự nhiên, là mâu thuẫn quan hệ giữa các chủ thể có chung môi
trường sống đối với điều kiện nào đó mà các chủ thể cùng quan tâm
Thuật ngữ “cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay, trong nhiều lĩnh vực kinh tế,
thương mại, chính trị, luật, quân sự, thể thao...
Từ nhiều góc độ khác nhau dẫn đến có nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh
(i) Từ góc độ đơn giản, mang tính tổng quát thì “ cạnh tranh” là là hoạt động ganh
đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay nhóm vì mục đích giành được sự tồn tại, sống
còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác.


1


(ii) Trong kinh tế học chính trị thì cạnh tranh là là sự ganh đua về kinh tế giữa các
chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật được những điều kiện thuận lợi
trong sản xuất, tiêu thụ từ đó thu được nhiều lợi nhuận cho mình. Cạnh tranh có thể xáy
ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng , giữa người tiêu dùng với nhau để mua được
hàng rẻ hơn, giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và
tiêu thụ.
(iii)Theo Micheal Porter thì : cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh
tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà các
doanh nghiệp đang có. Kết quả của cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong các
ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.
Có nhiều biện pháp cạnh tranh : cạnh tranh bằng giá cả ( giảm giá, chiết khấu...),
cạnh tranh phi giá cả ( quảng cáo, nỗ lực phân phối...) Cạnh tranh của một doanh nghiệp ,
ngành , quốc gia mà mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện về thị trường tự do và công
bằng có thể sản xuất ra các sản phẩm , hàng hóa dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị
trường, đồng thời tạo ra việc làm và thu nhập thực tế.
Cạnh tranh tranh là quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường , nó thúc đẩy quá trình phát
triển của hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa. Ngày nay tất cả các quốc gia đều
nhận thức được cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực của quá trình phát triển
kinh tế xã hội.
3 Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để "nắm
bắt cơ hội", để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, là nói đến lợi thế mà
một doanh nghiệp, một quốc gia đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh
của họ. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm vừa có tính vi mô (cho doanh nghiệp), vừa
có tính vĩ mô (ở cấp quốc gia).
Ngoài ra, thuật ngữ lợi thế cạnh tranh bền vững có nghĩa là doanh nghiệp phải liên tục
cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể

cung cấp được.
4 Năng lực cạnh tranh
Thuật ngữ “ năng lực cạnh tranh” có nguồn gốc Latinh là từ copetere
2


Năng lưc cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên
trong , bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hấp dẫn với người tiêu
dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với
đối thủ cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh cũng có thể được hiểu là khả năng giành được thị phần lớn hơn
trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn
bộ thị phần của đồng nghiệp.
Năng lực cạnh tranh được sử dụng không chỉ đối với sự ganh đua giữa các sản phẩm của
các doanh nghiệp , giữa các doanh nghiệp với nhau mà còn là việc so sánh năng lực cạnh
tranh giữa các quốc gia trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.
1.1 Yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp
1.1.1 Yếu tố bên trong Doanh nghiệp
* Hàng hóa và cơ cấu hàng hóa trong kinh doanh
Điều quan trọng nhất đối với hoạt động của một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh
doanh là cần xây dựng cho mình một chính sách sản phẩm, hàng hoá. Khi tham gia hoạt
động kinh doanh, doanh nghiệp có hàng hoa đem ra thị trường và phải làm sao để cho
hàng hoá của mình thích ứng được với thị trường, nhằm tăng khả năng tiên thụ, mở rộng
thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Để có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, doanh nghiệp phải thực hiện đa
dạng hoá các mặt hàng kinh doanh. Thực chất của đa dạng hoá đó là quá trình mở rộng
hợp lý danh mục hàng hoá, tạo nên một cơ cấu hàng hoá có hiệu quả của doanh nghiệp.
Hàng hoá của doanh nghiệp phải luôn được hoàn thiện không ngừng để có thể theo kịp
nhu cầu thị trường bằng cách cải tiến các thông số chất lượng, mẫu mã, bao bì đồng thời
tiếp tục duy trì các hàng hoá đang là thế mạnh của doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp

cũng cần nghiên cứu tìm ra các hàng hoá mới nhằm phát triển và mở rộng thị trường tiêu
thụ hàng hoá. Đa dạng hoá hàng hoá kinh doanh không chỉ là để đáp ứng nhu cầu thị
trường, thu được nhiều lợi nhuận mà còn là một biện pháp phân tán rủi ro trong kinh
doanh khi mà tình hình cạnh tranh trở nên gay gắt, quyết liệt.
Đi đôi với thực hiện đa dạng hoá mặt hàng, đề đảm bảo đứng vững trong điều kiện
cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp có thể thực hiện trọng tâm hoá hàng hoá vào một
số loại hàng hoá nhằm cung cấp cho một nhóm người hoặc một vùng thị trường
nhất định của mình. Trong phạm vi này doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng
một cách tốt hơn, có hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh, do đó doanh nghiệp đã
tạo dựng được một bức rào chắn, đảm bảo giữ vững được phần thị trường của
mình.
3


Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần thực hiện chiến lược khác biệt hoá hàng hoá, tạo ra
các nét độc đáo riêng cho mình để thu hút, tạo sự hấp dẫn cho khách hàng vào các hàng
hoá của mình, nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
Như vậy hàng hoá và cơ cấu hàng hoá một cách tối ưu là một trong những yếu tố quyết
định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
* Yếu tố giá cả
Giá cả của một hàng hoá trên thị trường được hình thành thông qua quan hệ cung
cầu. Giá cả đóng vai trò quyết định mua hay không mua của khách hàng.Trong
nền kinh tế thị trường có sư cạnh tranh của các doanh nghiệp, khách hàng có
quyền mua và lựa chọn những gì cho là tốt nhất và cùng một loại hàng hoá với
chất lượng tương đương nhau chắc chắn họ sẽ lựa chọn mức giá thấp hơn, khi đó
lượng bán của doanh nghiệp sẽ tăng lên.
Giá cả được thể hiện như là vũ khí cạnh tranh thông qua việc định giá của hàng
hoá: Định giá thấp (giá xâm nhập, giới thiệu) định giá ngang giá thị trường hay
định giá cao. Việc định giá cần phải xem xét các yếu tố sau: Lượng cầu đối với
hàng hoá và tính tới số tiền mà dân cư có thể để dành cho loại hàng hoá đó, chi phí

kinh doanh và giá thành đơn vị sản phẩm. Phải nhận dạng đúng thị trường cạnh
tranh để từ đó có cách định giá thích hợp cho mỗi loại thị trường. Với một mức giá
ngang giá thị trường giúp cho doanh nghiệp giữ được khách hàng đặc biệt là khách
hàng truyền thống. Nếu doanh nghiệp tìm ra được các biện pháp hạ giá thành thì
lợi nhuận thu được sẽ tăng lên, hiệu quả kinh doanh sẽ cao. Ngược lại, với một
mức giá thấp hơn giá thị trường sẽ thu hút được nhiều khách hàng và tăng lượng
bán, doanh nghiệp sẽ có cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới. Mức giá
doanh nghiệp áp đặt cao hơn giá thị trường chỉ sử dụng được đối với các doanh
nghiệp có tính độc quyền, điều này giúp cho doanh nghiệp thu được rất nhiều lợi
nhuận (lợi nhuận siêu ngạch).
Để chiếm lĩnh được ưu thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải có sự lựa chọn
các chính sách giá thích hợp cho từng loại hàng hoá, từng giai đoạn trong chu kỳ
sống của sản phẩm hay tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng thị trường.
* Chất lượng hàng hóa
Nếu như trước kia giá cả được coi là yếu tố quan trọng nhất trong cạnh tranh, thì
ngày nay nó phải nhường chỗ cho chỉ tiêu chất lượng hàng hoá. Trên thực tế, cạnh
tranh bằng giá là biện pháp nghèo nàn vì nó làm giảm lợi nhuận thu được, mà
ngược lại cùng một loại hàng hoá, chất lượng hàng hoá nào đáp ứng được nhu cầu
khách hàng thì họ cũng sẵn sàng mua với một mức giá cao hơn, nhất là trong thời
4


đại ngày nay khi mà khoa học kỹ thuật đang trong giai đoạn phát triển mạnh, đời
sống của nhân dân được nâng cao hơn trước. Chất lượng hàng hoá là hệ thống nội
tại của hàng hoá được xác định bằng cá thông số có thể do được hoặc so sánh
được, thoả mãn các điều kiện kỹ thuật và những yêu cầu nhất định của người tiêu
dùng và xã hội. Chất lượng háng hoá được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chứ
sản xuất và ngay cả khitiêu thụ hàng hoá và chịu tác động của nhiều yếu tố: Công
nghệ, dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu, trình độ quản lý...
Muốn đảm bảo về chất lượng thì một mặt phải thường xuyên chú ý tới tất cả các

khâu trong quá trình sản xuất, mặt khác,chất lượng hàng hoá không những được
đảm bảo trước khi bán mà còn phải được đảm bảo ngay cả sau khi bán hàng bằng
các dịch vụ bảo hành. Chất lượng hàng hoá thể hiện tính quyết định khả năng của
doanh nghiệp ở chỗ. Thứ nhất, nâng cao chất lượng hàng hoá sẽ làm tăng khối
lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm.Thứ hai, hàng hoá chất
lượng cao sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp kích thích khách hàng mua hàng và
nở rộng thị trường.Thứ ba, chất lượng hàng hoá cao sẽ làm tăng khả năng sinh lời,
cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
* Tổ chức hoạt động xúc tiến
Trong kinh doanh thương mại hiện nay, các doanh nghiệp sẽ không đạt được hiệu quả
cao nếu chỉ nghĩ rằng có hàng hoá chất lượng cao, giá rẻ là đủ để bán hàng. Nhưng
giá trị của hàng hoá, dịch vụ, thậm chí cả những lợi ích đạt được khi tiêu dùng sản phẩm
cũng phải được thông tin tới khách hàng hiện đại, khách hàng tiềm năng, cũng như
những người có ảnh hưởng tới việc mua sắm. Để làm được điều đó các doanh nghiệp cần
thực hiện tốt các hoạt động của xúc tiến thương mại.
Công tác tổ chức hoạt động xúc tiến là tập hợp nhiều nội dung khác nhau nhằm
tăng khả năng tiêu thụ, mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp...
Công tác tổ chức hoạt độngxúc tiến gồm một số nội dung sau:Quảng cáo; khuyến
mại;hội chợ triển lãm; bán hàng trực tiếp.
Quan hệ công chúng và các hoạt động khuyếch trương khác.
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện truyền tin (Đài, báo, truyền hình..) về
hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng nhằm làm cho khách
hàng chú ý tới sự có mặt của doanh nghiệp và sản phẩm dịch vụ sẽ được cung cấp.
Quảng cáo phải tạo ra sự khá biệt giữa hàng hoá của doanh nghiệp với hàng hoá
hác trên thị trường, làm tăng giá của hàng hoá bán ra. Quảng cáo phải gây được ấn
5


tượng cho khách hàng, tác động vào tâm lý khách hàng... để làm nảy sinh nhu cầu

mua sắm của họ, từ đó làm tăng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (nhờ tăng
lượng bán). Và một tác dụng nữa của quảng cáo là nâng cao uy tín của doanh
nghiệp trên thị trường, là một phương tiện cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh.
Bên cạnh hoạt động trên, hiện nay các doanh nghiệp còn thực hiện các hoạt động
như chiêu hàng, tham gia hội chợ, tổ chức hội nghị khách hàng... để giới thiệu về
sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Công tác tổ chức hoạt động xúc tiến tốt tác động mạnh đến khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp.Thứ nhất, tổ chức hoạt động xúc tiến tốt giúp cho doanh nghiệp tăng lượng
bán. tăng doanh thu, lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh.Thứ hai,tổ chức hoạt động xúc tiến tốt
sẽ tạo ra uy tín của sản phẩm trên thị trường, làm cho khách hàng biến đến và hiểu rõ kỹ
năng công dụng của sản phẩm.Thứ ba, tổ chức tốt hoạt động xúc tiến giúp cho doanh
nghiệp tìm được nhiều bạn hàng mới, khai thác được nhiều thị trường, kích thích sản xuất
kinh doanh phát triển.
* Dịch vụ sau bán hàng
Để nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo dựng được uy tín với người tiêu dùng về
hàng hoá của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện tốt các dịch vụ sau bán
hàng.
Nội dung hoạt động dịch vụ sau bán hàng gồm: Hướng dẫn cách sử dụng hàng
hoá, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành, bảo đảm các dịch vụ thay thế...
Qua dịch vụ sau bán hàng doanh nghiệp nắm bắt được hàng hoá của mình có đáp
ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng không, để từ đó ngày càng hoàn
thiện và đổi mới sản phẩm của mình. Do vậy, dịch vụ sau bán hàng là một biện
pháp rất tốt tăng uy tín trong cạnh tranh.
* Phương thức thanh toán
Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp sử dụng các phương thức thanh toán khác
nhau như: Thanh toán chậm, trả góp, thanh toán qua ngân hàng, mở L/C... giúp cho hoạt
động mua bán được diễn ra thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn, có lợi cho cả người bán và
người mua. Việc lựa chọn phương thức thanh toán hợp lý sẽ có tác động kích thích đối
với khách hàng, tăng khối lượng tiêu thụ và do đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.1.2 Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

a. Môi trường kinh tế quốc dân
* Nhóm nhân tố kinh tế
Tốc độ tăng trưởng cao của nước sở tại luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt
động trên các lĩnh vực sự tăng lên về khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, khi
tăng trưởng cao khả năng tích tụ tập trung tư bản cao do đó khả năng sản xuất kinh doanh
và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng cao.
6


Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi tỷ giá hối
đoái giảm, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ tăng lên trên thị trường quốc tế
vì khi đó giá bán của doanh nghiệp thấp hơn hoá bán của đối thủ cạnh tranh của nước
khác, và ngược lại tỷ giá hối đoái tăng sẽ làm cho giá bán hàng hoá cao hơn đối thủ cạnh
tranh đồng nghĩa với việc khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế
giảm.
Lãi suất ngân hàng ảnh hưởng mạnh đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Khi các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng với lãi suất cao sẽ làm cho giá thành sản phẩm
tăng lên từ đó giá tăng lên, do đó khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ giảm so với
các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các đối thủ có tiềm lực về vốn
* Nhân tố chính trị, pháp luật
Chính trị và pháp luật là cơ sở nền tảng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu
bởi các doanh nghiệp này hoạt động trên thị trường quốc tế với lợi thế mạnh trong cạnh
tranh là lợi thế so sánh giữa các nước. Chính trị ổn định, pháp luật rõ ràng sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả.
Chẳng hạn bất kỳ một sự ưu đãi về thuế xuất khẩu nào cũng ảnh hưởng đến khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.
* Nhóm nhân tố về công nghệ, khoa học kĩ thuật
Nhóm nhân tố này tác động một cách quyết định đến 2 yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả
năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường là chất lượng và giá cả. Khoa học công

nghệ hiện đại sẽ làm cho chi phí cá biệt của các doanh nghiệp giảm, chất lượng sản phẩm
chứa hàm lượng khoa học công nghệ cao, khoa học kỹ thuật, công nghệ ảnh hưởng tới
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp theo hướng sau:
Tạo ra những thế hệ công nghệ tiếp theo nhằm trang bị và trang bị lại toàn bộ cơ sở vật
chất kỹ thuật.
Giúp các doanh nghiệp trong qúa trình thu nhập, xử lý, lưu trữ và truyền thông tin một
cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao uy tín
của doanh nghiệp
* Các nhân tố tự nhiên, văn hóa- xã hội
Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý của quốc gia, môi
trường thời tiết khí hậu... các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh
7


nghiệp theo hướng tích cực hay tiêu cực. Chẳng hạn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị
trí địa lý thuận lợi sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí, có điều kiện khuyếch trương
sản phẩm, mở rộng thị trường... Bên cạnh đó, những khó khăn ban đầu do điều kiện tự
nhiên gây ra làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Phong tục tập quán thị hiếu lối sống, thói quen tiêu dùng, tôn giáo tín ngưỡng ảnh hưởng
đến cơ cấu nhu cầu của thị trường doanh nghiệp tham gia và từ đó ảnh hưởng đến chính
sách kinh doanh của các doanh nghiệp khi tham gia vào các thị trường khác nhau.
b. Môi trường ngành
* Khách hàng
Khách hàng sẽ tạo áp lực làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bằng việc đòi
hỏi chất lượng sản phẩm cao hơn, giá rẻ hơn, dịch vụ bán hàng tốt hơn.... và do đó, để
duy trì và tồn tại trên thị trường, buộc các doanh nghiệp phải thoả mãn tốt các nhu cầu
của khách hàng trong điều kiện cho phép điều này sẽ làm tăng cường độ và tính chất cạnh
tranh của doanh nghiệp.
* Số lượng các doanh nghiệp trong ngành hiện có và số lượng doanh nghiệp tiềm ẩn

Số lượng doanh nghiệp cạnh tranh và đối thủ ngang sức sẽ tác động rất lớn đến khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi số lượng đối thủ cạnh tranhthì thị phần của các doanh
nghiệp cạnh tranh sẽ giảm khi đó doanh nghiệp thống lĩnh thị trường hay là doanh nghiệp
có khả năng cạnh tranh cao nhất, doanh nghiệp phải đẩy mạnh hơn nữa cường độ cạnh
tranh, ngày càng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Hơn nữa cạnh tranh sẽ ngày
càng gay gắt quyết liệt hơn nếu như có sự xuất hiện thêm một vài doanh nghiệp mới tham
gia cạnh tranh. Khi đó, các doanh nghiệp cũ với lợi thế về sản phẩm, vốn, chi phí cố định
và mạng lưới kênh phân phối.. sẽ phản ứng quyết liệt đối với doanh nghiệp mới. Tuy
nhiên nếu các doanh nghiệp mới có ưu thế hơn về công nghệ, chất lượng sản phẩm, áp
dụng các biện pháp để giành thị phần có hiệu quả hơn thì khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp mới sẽ cao hơn nếu các doanh nghiệp không sử dụng hữu hiệu công cụ
trong cạnh tranh.
* Các đơn vị cung ứng đầu vào
Các nhà cung ứng đầu vào có thể gây ra những khó khăn làm giảm khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp trong những trường hợp sau:
Nguồn cung cấp mà doanh nghiệp cần chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp độc quyền
cung ứng.

8


Nếu doanh nghiệp không có nguồn cung ứng nào khác thì doanh nghiệp sẽ yếu thế hơn
trong mối tương quan thế và lực đối với nhà cung ứng hiện có.
Nếu nhà cung cấp có đủ khả năng, đủ các nguồn lực để khép kín sản xuất, có hệ thống
mạng phân phối hoặc mạng lưới bán lẻ thì có thế lực đáng kể đối với doanh nghiệp với tư
cách là khách hàng.
Tất cả những khó khăn đối với doanh nghiệp có thể gặp phải ở trên sẽ giảm đến sự phụ
thuộc của doanh nghiệp vào các đơn vị cung ứng đầu vào có thể gây ảnh hưởng mạnh
đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Để giảm bớt các tác động không tốt từ các nhà cung ứng, các doanh nghiệp phải xây

dựng cho mình một hay nhiều người cung ứng, nghiên cứu tìm hiểu nguồn đầu vào thay
thế khi cần thiết và cần có chính sách dự trữ hàng hoá hợp lý.
* Sức ép của sản phẩm thay thế
Sự ra đời của các sản phẩm thay thế là một yếu tố nhằm đáp ứng sự biến động của nhu
cầu thị trường theo xu hướng ngày càng đa dạng phong phú và cao cấp hơn và chính nó
làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bị thay thế.
Đặc biệt nhiều sản phẩm thay thế được sản xuất trên những dây chuyền kỹ thuật công
nghệ tiên tiến hơn, do đó có sự cạnh tranh cao hơn. sản phẩm thay thế phát triển sẽ làm
giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp không có sản phẩm thay thế.
1.2.3.Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp
Xét về khía cạnh lợi thế cạnh tranh thì có nhiều tiêu chí có thể đo lường.
Theo quan điểm truyền thống thì các tiêu chí này thuộc về marketing hoặc tài chính như:
* Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tính theo doanh thu
GTt = ( DTt – DTt-1 ) : DTt-1
Trong đó:
Gtt: Tốc độ tăng trưởng theo doanh thu thời kỳ nghiên cứu
DTt: Doanh thu kỳ nghiên cứu
DTt-l: Doanh thu kỳ trước.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tăng lên hoặc giảm đi của thị phần của doanh
nghiệp trên thị trường, đồng nghĩa với sự lớn lên hay giảm sút sức cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường.
* Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp theo lợi nhuận
GTt = (Prt – Prt-1 ) : Prt-1
9


Trong đó:
GTt: Tốc độ tăng trưởng theo lợi nhuận kỳ nghiên cứu
Prt::Lợi nhuận kỳ nghiên cứu
Prt-l: Lợi nhuận kỳ trước đó

Ý nghĩa: Có ý nghĩa giống với chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tính theo doanh thu nhưng phản
ánh thực chất và chính xác hơn về một doanh nghiệp vì nó so sánh về tốc độ tăng lợi
nhuận và lợi nhuận mới thực sự phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
* Chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp
Thị phần của doanh nghiệp = Doanh thu của doanh nghiệp : Tổng doanh thu tiêu
thụ trên thị trường
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này nói lên mức độ rộng lớn của thị trường của một doanh nghiệp và
vai trò ví trị của doanh nghiệp đó trên thị trường. Thông qua sự biến động của chỉ tiêu
này, ta có thể đánh giá mức độ hoạt động có hiệu quả hay không của doanh nghiệp trong
việc thực hiện chiến dịch thị trường, chiến lược marketing, chiến lược cạnh tranh và hỗ
trợ cho việc đề ra các mục tiêu của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chỉ tiêu trên có một nhược điểm là khó thể đảm bảo tính chính xác khi xác
định nó, nhất là khi thị trường mà doanh nghiệp đang tham gia quá rộng lớn vì nó gây
nhiều khó khăn trong việc tính được chính xác doanh thu thực tế của các doanh nghiệp.
Mặt khác công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí.
Các công ty dẫn đầu thường có mức thị phần cao.
* Tỷ số về khả năng sinh lãi
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Thu nhập sau thuế : Doanh thu
Tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất- kinh doanh và hiệu
năng quản lý doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế (lợi nhuận sau thuế) cho doanh
thu. Nó phản ánh số lợi nhuận sau thuế ttrong 100 đồng doanh thu.
* Doanh lợi tài sản (ROA)
ROA = Thu nhập sau thuế :Tổng tài sản
Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng
vốn đầu tư tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm vi so

10



sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi hoặc thu nhập sau thuế để so sánh
tổng tài sản
Việc đo lường rất dễ dàng thực hiện khi các số liệu về thị phần, doanh số lợi nhuận đều
có trong các bảng nghiên cứu thị trường hay các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Ngoài các tiêu chí đo lường theo cách truyền thông trên thì doanh nghiệp nên quan tâm
đến một số tiêu chí khác nhau tùy theo lĩnh vực kinh doanh của mình. Đôi khi các tiêu chí
này rất khó đo lường nhưng lại có một ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá doanh
nghiệp.
Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao thì có thể có các ưu thế sau so với công ty cùng
ngành khác như:
Một là, chất lượng sản phẩm tốt hơn – đáng tin cậy, tính năng sản phẩm vượt trội, vận
hành tốt hơn…
Hai là, dịch vụ khách hàng tốt hơn – dịch vụ hỗ trợ bán hàng, cách xử lý sự cố hay than
phiền từ khách hàng…
Ba là, tỉ lệ khách hàng trung thành cao hơn – khách hàng trung thành thường là người
mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp.
Bốn là, giá thành cạnh tranh hơn - chi phí sản xuất sản phẩm thấp hơn các công ty cùng
ngành.
Năm là, tiến trình ra các quyết định kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả hơn – giúp
doanh nghiệp có thể phản ứng tốt sự thay đổi của thị trường.
Sáu là, nhân viên nhiệt huyết và trung thành – điều này sẽ dẫn đến việc năng suất lao
động cao, chất lượng sản phẩm hay dịch vụ sẽ tốt hơn.
5 Một số mô hình phân tích năng lực cạnh tranh
6 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter
Michael Porter đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích. Trong đó, ông mô hình hóa
các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của
năm lực lượng cạnh tranh. Các nhà quản trị phải tìm kiếm ưu thế nổi trội hơn các đối thủ
có thể sử dụng mô hình này nhằm hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành kinh doanh mình đang
hoạt động
Tâm điểm trong lý thuyết cạnh tranh của Michael Porter là việc đề xuất mô

hình 5 áp lực: Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty đang tồn tại; mối đe doạ về

11


việc một đối thủ mới tham gia vào thị trường; nguy cơ xuất hiện các sản phẩm thay thế;
khả năng thương lượng của khách hàng ; sức mạnh của các nhà cung cấp

Trong đó:
*Nguy cơ đe doạ từ những người mới vào cuộc
Là sự xuất hiện của các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường nhưng khả năng mở
rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị trường (thị phần) của các doanh nghiệp khác. Để hạn chế
mối đe doạ này, các nhà quản lý thường dựng nên các hàng rào như: Mở rộng khối lượng
sản xuất của doanh nghiệp để giảm chi phí,khác biệt hoá sản phẩm, đổi mới công nghệ,
đổi mới hệ thống phân phối. phát triển các dịch vụ bổ sung.
Ngoài ra có thể lựa chọn địa điểm thích hợp nhằm khai thác sự hỗ trợ của Chính phủ và
lựa chọn đúng dadứn thị trường nguyên liệu, thị trường sản phẩm
* Quyền lực thương lượng của người cung ứng
Người cung ứng có thể chi phối đến doanh nghiệp là do sự thống trị hoặc khả năng độc
quyền của một số ít nhà cung ứng. Nhà cung ứng có thể đe doạ tới nhà sản xuất do tầm
quan trọng của sản phẩm được cung ứng, do đặc tính khác biệt hoá cao độ của người
12


cung ứng với người sản xuất, do sự thay đổi chi phí của sản phầm mà nhà sản xuất phải
chấp nhận và tiến hành, do liên kết của những người cung ứng gây ra...
Trong buôn bán quốc tế, nhà cung ứng có vai trò là nhà xuất khẩu nguyên vật liệu. Khi
doanh nghiệp không thể khai thác nguồn nguyên vật liệu nội địa, nhà cung ứng quốc tế có
vị trí càng quan trọng. Mặc dù có thể có cạnh tranh giữa các nhà cung ứng và doanh
nghiệp có thể lựa chọn nhà cung ứng tốt nhất thì quyền lực thương lượng của nhà cung

ứng bị hạn chế vẫn không đáng kể. Trong mối quan hệ này, để đảm bảo lợi nhuận cho
doanh nghiệp trước khả năng tăng cao chi phí đầu vào, đảm bảo sức cạnh tranh của sản
phẩm, doanh nghiệp phải biết được quyền lực thương lượng của người cung ứng thành
quyền lực của mình.
* Quyền lực thương lượng của người mua
Người mua có quyền thương lượng với doanh nghiệp (người bán) thông qua sức ép giảm
giá, giảm khối lượng hàng mua từ doanh nghiệp, hoặc đưa ra yêu cầu chất lượng phải tốt
hơn với cùng một mức giá...
Các nhân tố tạo nên quyền lực thương lượng của người mua gồm: Khối lượng mua lớn,
sự đe doạ của quá trình liên kết những người mua khi tiến hành thương lượng với doanh
nghiệp, do sự tập trung lớn của người đối với sản phẩm chưa được dị biệt hoá hoặc các
dịch vụ bổ sung còn thiếu...
Quyền lực thương lượng của người mua sẽ rất lớn nếu doanh nghiệp không nắm bắt kịp
thời những thay đổi về nhu cầu của thị trường, hoặc khi doanh nghiệp thiếu khá nhiều
thông tin về thị trường (đầu vào và đầu ra). Các doanh nghiệp khác sẽ lợi dụng điểm yếu
này của doanh nghiệp để tung ra thị trường những sản phẩm thích hợp hơn, với giá cả
phải chăn hơn và bằng những phương thức dịch vụ độc đáo hơn.
* Nguy cơ đe doạ về những sản phẩm và dịch vụ thay thế
Khi giá cả của sản phẩm, dịch vụ hiện tại tăng lên thì khác hàng có xu hướng sử dụng sản
phẩm và dịch vụ thay thế. Đây là nhân tố đe doạ sự mất mát về thị trường của doanh
nghiệp. Các đối thủ cạnh tranh đưa ra thị trường những sản phẩm thay thế có khả năng
biệt hoá cao độ so với sản phẩm của doanh nghiệp, hoặc tạo ra các điều kiện ưu đãi về
dịch vụ hay các điều kiện về tài chính.
Nếu sản phẩm thay thế càng giống sản phẩm của doanh nghiệp, thì mối đe doạ đối với
doanh nghiệp càng lớn. Điều này sẽ làm hạn chế giá cả, số lượng hàng bán và ảnh hưởng
đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Néu có ít sản phẩm tương ứng sản phẩm của doanh
nghiệp, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng giá và tăng thêm lợi nhuận.
13



* Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành
Cạnh tranh giữa các Công ty trong một ngành công nghiệp được xem là vấn đề cốt lõi
nhất của phân tích cạnh tranh. Các hàng trong ngành cạnh tranh khốc liệt với nhau về giá
cả, sự khác biệt về sản phẩm, hoặc sự đổi mới sản phẩm giữa các hãng hiện đang cùng
tồn tại trong thị trường. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khi đối thủ đông đảo và gần như
cân bằng nhau, khi tăng trưởng của ngành là thấp, khi các loại chi phí ngày càng tăng, khi
các đối thủ cạnh tranh có chiến lược đa dạng...
Có một điều thuận lợi và cũng là bất lợi cho các đối thủ trong cùng ngành là khả năng
nắm bắt kịp thời những thay đổi, cải tiến trong sản xuất - kinh doanh, hoặc các thông tin
về thị trường. Các doanh nghiệp sẽ có khả năng cạnh tranh cao nếu có sự nhạy bén, kịp
thời và ngược lại có thể mất lợi thế cạnh tranh bất cứ lúc bào họ tỏ ra thiếu thận trọng và
nhạy bén.
Doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau (trừ các doanh nghiệp ở nước sở tại) khi cùng
tiến hành hoạt động kinh doanh trên thị trường nước ngoài sẽ có một phần bất lợi như
nhau do các quy định hạn chế của Chính phủ nước sở tại. Chính vì thế, doanh nghiệp nào
mạnh về tài chính hoặc khoa học kỹ thuật hoặc trên cả hai phương diện sẽ có được lợi thế
rất lớn. Khác với hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, doanh nghiệp khi tham gia
thị trường nước ngoài cần có sự trợ giúp của các doanh nghiệp khác trong cùng quốc gia
để có thêm khả năng chống đỡ trước sự cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc quốc gia
khác. Lúc đó có thể coi sự cạnh tranh trong ngành là sự cạnh tranh giữa các quốc gia.
Sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp làm cho giá cả các yếu tố đầu ra và những
yếu tố đầu vào biến động theo các xu hướng khác nhau. Tình hình này đòi hỏi doanh
nghiệp phải linh hoạt điều chỉnh các hoạt động của mình nhằm giảm thách thức, tăng thời
cơ giành thắng lợi trong cạnh tranh. Muốn vậy doanh nghiệp cần nhanh chóng chiếm lĩnh
thị trường, đưa ra thị trường những sản phẩm mới chất lượng cao, mẫu mã và giá cả phù
hợp.
Ngoài mô hình 5 lực lượng cạnh tranh, M.Porter còn đề xuất mô hình kim cương để đo
năng lực cạnh tranh quốc gia
dựa vào phân tích các yếu tố: vốn, chiến lược, nhu cầu thị trường, sự phát triển
ngành dịch vụ hỗ trợ và 2 yếu tố tác động là chính phủ và cơ hội.

7 Mô hình SWOT
SWOT là một thuật ngữ tiếng Anh được viết tắt từ các từ Strengths (Điểm mạnh)
Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội),Threats (Thách thức).
14


Hai thành phần chính của SWOT là các phân tích bên ngoài (O,T) và các phân tích bên
trong (S,W).Việc phân tích sáng suốt, doanh nghiệp có thể đề ra các chiến lược đúng đắn,
nắm bắt được các cơ và sẵn sàng đối phó với các đe dọa có thể xảy ra. Từ đó,tăng khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

PHẦN II. THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM
2.1 Tình hình phát triển của ngành thủy sản Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có nhiều ao hồ, đầm phá, kênh rạch lại thêm bờ biển dài, người
dân có truyền thống khai thác thủy sản. Nhờ đó , thủy sản từ một ngành truyền thống
nhanh chóng thành ngành xuất khẩu chủ lực, đóng góp to lớn vào tăng trưởng kinh tế và
nâng cao đời sống nhân dân.
Chế biến là khâu cuối cùng trong chuỗi giá trị của ngành thủy sản , góp phần nâng cao
giá trị sản phẩm thủy sản trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ đem lại nhiều khoản lợi
nhuận lớn cho các Doanh nghiệp. Những bước thăng trầm của các doanh nghiệp luôn gắn
liền với nhịp sống chung của nền kinh tế.

15


Theo Tổng cục Thủy sản, trong hoạt động nuôi trồng, tháng 5/2014, diện tích nuôi cá
tra tính đến ngày 16/5 là 2.168 ha (bằng 99,1% so với cùng kỳ năm 2013). Sản lượng
thu hoạch là 311.899 tấn (bằng 114,2% so với cùng kỳ năm 2013, năng suất 273
tấn/ha). Nuôi tôm, diện tích thả nuôi đến nay đạt 558.019 ha (bằng 107,9% so với cùng

kỳ), trong đó tôm sú là 521.627 ha, tôm thẻ chân trắng 36.392 ha, sảng lượng thu hoạch
là 116.640 tấn (bằng 275,3% so với cùng kỳ), trong đó sản lượng tôm sú là 69.868 tấn,
tôm thẻ chân trắng là 46.722 tấn.
Hoạt động khai thác, sản lượng khai thác tháng 5 ước đạt 245 nghìn tấn (khai thác hải
sản đạt 230 nghìn tấn, khai thác nội địa đạt 15 nghìn tấn), tăng 4,2% so với cùng kỳ
năm 2013 (khai thác biển tăng 4,5%, khai thác nội địa tương đương). Các nghề đạt sản
lượng và hiệu quả cao là chụp mực, lưới rê… giá bán các loại hải sản khai thác ổn định
so với cùng kỳ năm 2013.
Cũng theo Hội nghị báo cáo tại Hội nghị, sản lượng khai thác thuỷ sản vụ cá Nam năm
2014 đạt 1,650 triệu tấn, tăng 4,92 % so với kế hoạch và 2,2% so với vụ cá Nam năm
2013; trong đó sản lượng khai thác hải sản đạt 1,518 triệu tấn, đạt 103,94% so với kế
hoạch và tăng 1,92% so với vụ cá Nam năm 2013; sản lượng khai thác thủy sản nội địa
đạt 132 nghìn tấn, tăng 9,09 % so với kế hoạch và 1,98 % so với vụ cá Nam năm 2013.
Bên cạnh các địa phương đạt kết quả sản xuất vụ cá Nam năm 2014 cao hơn so với vụ
cá Nam năm 2013 như Quảng Bình đạt 107,4%; Quảng Nam 110,41%; Bình Thuận
114,9%; Kiên Giang 106,24%; Bà Rịa - Vũng Tàu 105,6%; Bạc Liêu 117%; Hà Tĩnh
113,1%; Thừa Thiên - Huế 104%; Nghệ An 137,75%; Thái Bình 107,87%... còn có một
số địa phương đạt kết quả sản xuất thấp hơn như Bến Tre đạt 97,43%; Quảng Ninh
95,4%; Phú Yên 96,7%; thành phố Hồ Chí Minh 58,5%; Trà Vinh 95,09%...
Trước việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong khu vực vùng biển Việt Nam,
nhiều tàu cá Việt Nam bị nước ngoài uy hiếp, tịch thu tài sản… Cũng đã ảnh hưởng
không nhỏ đến tình hình khai thác của ngư dân

Bảng 1- Ước giá trị sản xuất thủy sản 9 tháng đầu năm 2014
(theo giá so sánh 2010)

Chỉ tiêu

9 tháng 2014


16

So sánh cùng kỳ


Tổng sản lượng SXTS

4.7

+4.9%

3.4

+3.2%

0.57

+14.8%

134.000

+6.5%

5.7

+23%

( Triệu tấn)
1. Cá
2. Tôm

Tổng giá trị SXTS
( Tỷ đồng)

Gía trị xuất khẩu
( Tỷ USD )

Nguồn: Tổng cục Thống kê
2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong tới năng lực cạnh tranh của các
Doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam
2.2.1 Nhận thức của các doanh nghiệp về thị trường.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản
Việt Nam tiếp tục có đà tăng trưởng mạnh.
Đặc biệt là sản phẩm tôm thẻ chân trắng đã có sự phát triển tốt tại nhiều thị trường chỉ
riêng 6 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu tôm chân trắng đạt 1,06 tỷ USD (tăng 133% so
với cùng kỳ năm ngoái), đưa tổng kim ngạch xuất khẩu tôm lên gần 1,8 tỷ USD (tăng
62%), đồng thời chiếm trên 49,5% giá trị xuất khẩu thủy sản.
Về thị trường, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm
23% tỷ trọng xuất khẩu, EU tiếp tục là thị trường lớn thứ 2 về nhập khẩu thủy sản Việt
Nam. Theo VASEP,Việt Nam hoàn toàn có thể mở rộng thị trường EU hơn nữa.
Hàn Quốc, ASEAN và Australia cũng ngày càng khẳng định là những thị trường tiềm
năng của Việt Nam. Điển hình là Hàn Quốc, Đây cũng là thị trường nhập khẩu mực, bạch
tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm 40% tổng giá trị mực, bạch tuộc xuất khẩu.
Bảng 2. Dự báo thị trường tiêu thụ một số sản phẩm thủy sản chủ lực đến năm 2015
Đvt: Sản lượng ( Nghìn tấn) ; Giá trị ( Triệu USD)
STT
I
1
2
3


Thị
Cá tra
trường
Sản lượng
EU
349
Nhật Bản
Mỹ
67

Tôm

68
55
30

Cá ngừ

Mực và
Bạch tuộc

32
5
20

33
20
19

17


Thủy sản
khác
40
96
36

Tổng
cộng
522
176
172


4

II
1
2
3
4

Thị trường
khác
Tổng
Giá trị
EU
Nhật Bản
Mỹ
Thị trường

khác
Tổng

313
729
966
412
872
2.250

114

24

267
747
802
493
912

26

275

81
98
31
137
75


2.681

341

97
106
123
132
83
443

752
446

122
569
243
850

2.039
1.525
1.417
2.792
1785

Nguồn: Trích báo cáo lập phương án quy hoạch thủy sản cả nước đến năm 2020, tầm
nhìn 2030.
Có thể khẳng định , đây đều là những thị trường khó tính bậc nhất trong các đối tác xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam. Để có thể tiếp cận được các thị trường tiềm năng này, các
doanh nghiệp chế biến Việt Nam cần định hướng cho mình những chiến lược đúng đắn,

cung cấp các mặt hàng đúng lúc, kịp thời và đảm bảo chất lượng. Để gia tăng năng lực
cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác.
2.2.2 Khả năng cạnh tranh về giá
Gía cả là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá năng lực canh tranh của hàng hóa. Doanh
nghiệp muốn có được lợi thế cạnh tranh cao thì doanh nghiệp đó phải xây dựng được hệ
thống quản lí sản xuất kinh doanh có hiệu quả bằng cách hạ giá thành sản phẩm, giảm giá
bán nhằm thu hút được người tiêu dùng .
Để có thể hạ giá thành sản phẩm , Doanh nghiệp cần phải tích cực tìm kiếm những nguồn
đầu vào với giá thấp đồng thời phải đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học kĩ thuật tiên
tiến, giảm thiểu các chi phí khác .
Bảng 3. Giá tôm tại thị trường New York

GIÁ TÔM TẠI THỊ TRƯỜNG NEW YORK (MỸ): FOB, USD/pao (1pao ~ 453g)
ngày 24/11/2014; nguồn: Aquafind.com

18


Tôm vỏ đông lạnh
Xuất xứ

Kích cỡ

Giá

Xuất xứ

Kích cỡ

Giá


Tôm sú Ấn Độ

16/20
21/25
26/30
31/40

8,75
7,60
-

Tôm thẻ vỏ, xẻ lưng
Trung Quốc, IQF
China Whites
EZpeel - IQF

16/20
21/25
26/30
31/40

7,10
5,90
5,60
4,95

U – 12
21/25
16/20

21/25
26/30

12,95
7,65
6,85
6,00
5,40

Tôm chân trắng
nuôi Ecuador

41/50
51/60

4,55
4,350

Tôm thẻ Thái Lan
Thailand Whites
EZpeel

21/25
26/30
31/40

6,005,605,15-

6/8
U - 12

16/20
21/25
31/40

16,85
13,12
8,75
7,60
6,50

Tôm sú Thái Lan

6/8
U - 12
U - 15
21/25
26/30
31/40

16,85
13,25+
12,25
7,50
6,70+
6,50

Tôm sú
Việt Nam
Tôm thẻ nuôi
Indonesia


Tôm sú Indonesia

2.2.3 Chất lượng sản phẩm thủy sản
Việt Nam hiện có 567 nhà máy chế biến thủy sản quy mô công nghiệp đáp ứng các tiêu
chuẩn an toàn thực phẩm như HACCP, GMP, SSOP; hàng trăm nhà máy đông lạnh đủ
tiêu chuẩn xuất khẩu sang EU, nhiều nhà máy, vùng nuôi đạt chứng nhận tự nguyện như
GlobalGAP, ASC, BAP, BRC, v.v…Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt hơn 6,7 tỷ
USD,trở thành một trong những nước xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới.
Tuy nhiên, tình hình nhiễm dư lượng kháng sinh vẫn chưa được xử lý triệt để. Theo kết
quả báo cáo của Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) ở 4 thị
trường lớn là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc thì Việt Nam là một trong ba nước đứng đầu về
số vụ bị từ chối nhập khẩu sản phẩm thủy sản giai đoạn 2009-2013. Tính trung bình trong
giai đoạn này, mỗi năm Việt Nam thiệt hại hơn 14 triệu USD do hàng xuất khẩu thủy sản
bị trả lại.
Theo AFF của NAFIQAD đã phát hiện nhiều lô hàng thủy sản Việt Nam nhiễm dư lượng
fluoroquinolones chủ yếu là enrofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin trong cá
fillet.
19


Tuy nhiên, chúng ta vẫn hoàn toàn có cơ sở để hi vọng rằng chất lượng hàng thủy sản
Việt Nam đang có những dấu hiệu cải thiện
Theo Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đánh giá là công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của các
nhà máy chế biến thủy sản trong nước đã được nâng lên rõ rệt.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, cơ quan này đã kiểm tra 22.665 lô hàng với tổng
khối lượng 454.000 tấn thủy sản xuất nhập khẩu, phát hiện 1,99% sản lượng
không đạt yêu cầu, giảm nhiều so với các năm trước.
Song hành với kiểm tra chứng nhận thủy sản xuất nhập khẩu, Nafiqad đã thực hiện

2.111 lượt kiểm tra điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở chế
biến thủy sản, và có 3,7% doanh nghiệp bị xếp loại C, D (doanh nghiệp có nguy
cơ cao) trong tổng số doanh nghiệp được kiểm tra.
Cũng chính từ nhận thức ngày càng cao của người tiêu dùng về an toàn vệ sinh
thực phẩm, ý thức trách nhiệm đối với môi trường và xã hội đòi hỏi ngành thủy
sản Việt Nam phải có những bước thay đổi nhanh chóng để đáp ứng yêu cầu thị
trường.
2.2.4 Hoạt động xúc tiến thương mại
Công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ cho xuất khẩu thủy sản bước đầu có hiệu quả và
phát huy tác dụng. Công tác phát triển thị trường chủ yếu thông qua các hoạt động xúc
tiến thương mại thường xuyên đã và đang được quan tâm như tham gia các hội chợ, triển
lãm thủy sản tại các thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản...
Đối với trong nước Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công Thương và Hiệp hội Chế biến và
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến
thương mại: Hội chợ Triển lãm Quốc tế Thủy sản Việt Nam (VIETFISH), Hội chợ Nông
nghiệp Quốc tế Việt Nam (AGROVIET)
Trong đó , hội chợ thương mại VIETFISH đã được duy trì và phát triển trong 15 năm
qua, tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có các cơ hội hợp tác, thương
mại. VIETFISH 2014 có sự thay đổi quan trọng, đó là thời gian tổ chức hội chợ năm nay
được chuyển từ tháng Sáu sang tháng Tám. Sự điều chỉnh về thời gian này đảm bảo cho
các đơn vị trong và ngoài nước tham gia với VIETFISH nhiều hơn.
Theo ghi nhận, số lượng các công ty, doanh nghiệp nước ngoài đến thăm và đặt vấn đề
làm việc với các doanh nghiệp, Hiệp hội và đăng ký các gian hàng trong khuôn khổ hội
chợ đã tăng mạnh. Đó không chỉ là những công ty thương mại mà còn có các hiệp hội
nhập khẩu, cơ quan đại diện thương mại đang có quan hệ hợp tác với Việt Nam trong lĩnh
vực thủy sản.
20


Cần nâng cao cung cấp thông tin thị trường, quảng bá thương hiệu sản phẩm thông qua

Cổng thông tin điện tử, website của Sở Công thương, Trung tâm xúc tiến thương mại…
Tổ chức cho các doanh nghiệp thủy sản gặp gỡ, tiếp xúc với các tham tán thương mại
Việt Nam tại các nước, tham tán thương mại nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức quốc
tế nhằm quảng bá và giới thiệu sản phẩm thủy sản. Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng
thương hiệu và phát triển sản phẩm, quảng bá thương hiệu trên Cổng giao tiếp thương
mại điện tử Quốc gia (www.ecvn.com) và Cổng thông tin xuất khẩu
Việt Nam (www.vietnamexport.com)
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần mở rộng đầu tư hệ thống các cửa hàng, siêu thị cung cấp
trực tiếp sản phẩm.
2.2.5 Phương thức thanh toán
Nếu như trước đây, các nước nhập khẩu sau khi ký hợp đồng là chuyển tiền ngay cho các
doanh nghiệp xuất khẩu, còn các doanh nghiệp xuất khẩu sau khi nhận được tiền mới
chuyển hàng, thì nay hình thức thanh toán này đã ngược lại. Đó là doanh nghiệp
xuấtkhẩu phải chuyển hàng trước rồi mới được thanh toán tiền. Sau khi nhận hàng và
kiểm tra, các doanh nghiệp nước ngoài mới thanh toán. Hình thức thanh toán này đã đẩy
doanh nghiệp xuất khẩu vào cảnh khó khăn và luôn phập phồng trước các đối tác nhập
khẩu.
Nếu các đối tác nước ngoài nhận được hàng thanh toán ngay thì không có vấn đề
gì. Ngược lại, nếu họ cố tình làm khó, có ý đồ chiếm dụng vốn thì doanh nghiệp
khó tránh khỏi nguy cơ nợ nần, thậm chí phá sản. Đơn cử như khi nhận được hàng
thì đối tác nhận hàng cố tình làm khó bằng việc đánh giá chất lượng kém, chưa đạt
yêu cầu, và đòi trả hàng, buộc doanh nghiệp xuất khẩu phải nhượng bộ, hoặc giảm
giá bán. Bên cạnh đó, phải tốn thêm những khoản chi phí phát sinh như: phí vận
chuyển, lưu kho, thủ tục nhận lại hàng, tốn thời gian tái chế...
Hình thức thanh toán trên không chỉ đẩy doanh nghiệp vào cảnh khó khăn, mà còn
làm cho đồng vốn đầu tư từ các ngân hàng bị ách tắc.
Tháo gỡ được bài toán về thanh toán cũng góp một phần lớn trọng việc tạo được
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến Việt Nam
2.2.6 Nguồn lực vật chất kỹ thuật
Thông thường nguồn lực vật chất kỹ thuật thể hiện ở:

Thứ nhất, trình độ kỹ thuật công nghệ hiện tại của doanh nghiệp và khả năng có được các
công nghệ tiên tiến.
Thứ hai,quy mô và năng lực sản xuất: Quy mô và năng lực sản xuất lớn giúp doanh
nghiệp tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn, nhờ đó hạ được giá thành sản phẩm, hơn nữa
21


nó tạo ra nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng hơn,giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng
từ đó có thể chiếm lĩnh hoặc giữ vững thị trường trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tránh sự
xâm nhập của đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải có quy
mô sản xuất và mức sử dụng công suất ít nhất phải gần bằng công suất thiết kế. Nếu sử
dụng công suất thấp sẽ gây lãng phí và lúc đó chi phí cố định vào giá thành sản phẩm cao
làm cho khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giảm.
2.3 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến Thủy sản Việt Nam
2.3.1 Môi trường kinh tế quốc dân
* Nhóm nhân tố kinh tế
Các chinh sách mà doanh nghiệp theo đuổi chịu ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường kinh
tế, các thông số kinh tế như tổng thu nhập, thu nhập bình quân đầu người,chi phí sinh
hoạt bình quân, kết cấu tiết kiệm của nền kinh tế.
Gia nhập WTO doanh nghiệp cũng phải chấp nhận “luật chơi” chung của WTO. Hiện
nay, Việt Nam chủ yếu nhập nguyên liệu thô phục vụ cho chế biến xuất khẩu, các loại sản
phẩm thuỷ sản chế biến được nhập khẩu với số lượng rất hạn chế. Một phần bởi vì năng
lực của ngành thuỷ sản đã được nâng cao hơn rất nhiều, đã có khả năng nhập trực tiếp
nguyên liệu để chế biến các sản phẩm cao cấp xuất khẩu sang các thị trường lớn và khó
tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU. Vì vậy hàng thuỷ sản của huyện đang phải chịu sức ép
từ cạnh tranh rất lớn cả thị trường trong và ngoài nước.
* Nhân tố chính trị, pháp luật
Ngành thủy sản Việt Nam được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn nên các doanh nghiệp

trong ngành cũng được hưởng nhiều chính sách khuyến khích của chính phủ như được
vay vốn ưu đãi để đổi mới, nâng cấp máy móc, thiết bị, hỗ trợ xúc tiến thương mại.
Từ năm 2009, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23/9 về cơ chế, chính sách
hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với thủy sản. Cụ thể về việc đầu tư các kho lạnh
của các doanh nghiệp để thu mua nguyên liệu thủy sản tạm trữ hàng thủy sản được áp
dụng theo cơ chế hỗ trợ tại Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ cụ thể
là: được áp dụng lãi suất tín dụng đầu tư phát triển; miễn tiền thuê đất; được hỗ trợ 20%

22


kinh phí giải phóng mặt bằng; 30% kinh phí hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài
hàng rào;
Cũng theo trang thông tin điện tử Tổng cục thủy sản, sau khi phê duyệt đề án "Nâng cao
giá trị gia tăng hàng thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch" (Quyết định
số 1003/QĐ-BNN-CB), ngày 13/5/2014, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã kí
Quyết định số 1016/QĐ-BNN-CB ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án này với
mục tiêu đến năm 2020, hoàn thành việc triển khai hiệu quả Đề án. Theo đó, sẽ huy động
sự tham gia tích cực của người dân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế;
trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo kết nối sản xuất, chế biến với thị trường;
Nhà nước hỗ trợ mạnh mẽ thông qua cơ chế chính sách đột phá.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những quy định , những thủ tục hành chính trong thủ tục hải
quan gây cản trở cho các hoạt động của các doanh nghiệp.
* Nhóm nhân tố về công nghệ, khoa học kĩ thuật
Trong các doanh nghiệp đã hình thành các “đầu tàu” sản xuất các sản phẩm có thương
hiệu và sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế và doanh nghiệp "vệ tinh" để tập trung
hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị cho các doanh nghiệp thật sự có năng lực và
hiệu quả.
Tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chế biến, bảo quản thủy sản, gồm:
Công nghệ cấp đông siêu nhanh, sấy chân không thăng hoa, sấy bức xạ hồng ngoại, công

nghệ enzyme, công nghệ bảo quản thủy sản sống bằng phương pháp ngủ đông, bao gói
MAP. Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như: HACCP, Codex, ISO, BRC-food, Halal nhằm
đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Tăng cường quản lý chặt
chẽ việc sử dụng kháng sinh, hóa chất cấm, chất tăng trọng... trong toàn chuỗi sản xuất
nhằm tạo ra bước chuyển rõ rệt về chất lượng, vượt qua các hàng rào kỹ thuật của nước
nhập khẩu.
* Các nhân tố tự nhiên, văn hóa- xã hội
Đời sống dân cư ngày càng được cải thiện tốt hơn, thu nhập tăng lên làm thay đổi thói
quen tiêu dùng và tăng nhu cầu tiêu dùng hàng thủy sản.Thay vì mua cá bán ở các chợ
như trước đây ngày nay càng nhiều người có nhu cầu sử dụng hàng thủy sản đảm bảo
chất lượng, các sản phẩm có loại bỏ bớt chất béo, các axit no, hương vị tươi ngon và có
thể bảo quản được lâu.
Mỗi quốc gia có những nét riêng trong văn hóa ẩm thực. Như Mỹ thích ăn cá fillet, Nhật
thích ăn hải sản tươi sống như cá ngừ, cá hồi, Hàn Quốc lại thích mực, bạch tuộc...Nên
23


các doanh nghiệp chế biến phục vụ cho các thị trường này cần lưu ý những đặc điểm trên,
qua đó nâng cao chất lượng cũng như khác biệt hóa sản phẩm của mình so với đối thủ
2.3.2. Môi trường ngành
* Khách hàng
Khách hàng chính của các doanh nghiệp là các nhà nhập khẩu, phân phối lớn, các siêu thị
của các nước Mỹ, Nhật, EU, Nga, Hàn Quốc....
Các nhà nhập khẩu này thường đặt mua với số lượng lớn, có kênh phân phối rộng, khả
năng chi phối thị trường. Họ có nhiều sự lựa chọn nên các doanh nghiệp gặp khó khăn
khi thị trường thế giới có dấu hiệu thay đổi. Họ mặc cả để giảm giá, không đồng ý
phương thức thanh toàn L/C (Letter of Credit – Thư tín dụng ) để chiếm dụng vốn hay họ
thường đóng mác logo, nhãn hiệu của họ lên mặt hàng thủy sản của Việt Nam không
được biết nhiều trên thị trường thế giới
* Số lượng các doanh nghiệp trong ngành hiện có và số lượng doanh nghiệp tiềm ẩn

Việt Nam có khoảng 567 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản gián tiếp hay trực
tiếp là đối thủ của nhau. Các doanh nghiệp này cạnh tranh gắt trong thu mua nguyên liệu
cũng như cạnh tranh trong giá xuất khẩu, gây cạnh tranh chung cho toàn ngành.Khonong
những thế các doanh nghiệp Việt Nam còn phải cạnh tranh với các đối thủ đến từ Thái
Lan, Indonexia...
* Các đơn vị cung ứng đầu vào
Theo thông tin từ Vietstock, ngoại trừ cá tra, với các mặt hàng thủy sản khác như tôm,
mỗi năm các doanh nghiệp phải nhập hơn 30% nguyên liệu; các loại cá, mực, cua, ghẹ,
sò… cần nhập 60%-80% nguyên liệu mới đảm bảo cho xuất khẩu.

24


Cũng vì phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập nên các doanh nghiệp thường bị nhà xuất
khẩu ép giá. Muốn có hàng chế biến kịp giao khách hàng, doanh nghiệp vẫn phải chấp
nhận giá nguyên liệu đầu vào cao nhưng giá sản phẩm đầu ra lại thấp vì hợp đồng đã
được ký.
Việc phải chịu nhiều sự chi phối từ nhà cung cấp cũng đã ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp
* Sức ép của sản phẩm thay thế
Là mặt hàng thực phẩm nên thủy sản cũng có nhiều mặt hàng thay thế như thịt lợn, bò,
gia cầm, các loại thực phẩm đóng hộp khác...
2.4 Những hạn chế trong năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp chế biến thủy
sản Việt Nam
Đối với ngành chế biến thủy sản, quy trình công nghệ sử dụng đòi hỏi là những thiết bị
công nghệ cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo các yếu tố thương mại
cho sản phẩm.
Các nhóm thiết bị chính sử dụng trong ngành chế biến thủy sản là các thiết bị làm sạch,
thiết bị làm lạnh (cấp đông), thiết bị đóng gói... Hiện nay, phần lớn các thiết bị đều có thể
được cung cấp ở trong nước tuy nhiên do trình độ cũng cấp các thiết bị, hướng dẫn sử

dụng, vận hành thiết bị còn hạn chế trong khi yêu cầu của các khách hàng lại cao. Điều
này đã tác động không nhỏ đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
chế biến thủy sản Việt Nam.
Cơ cấu sản phẩm thủy sản của Việt Nam trong thời gian qua khoảng 90% là dạng sản
phẩm tươi, ướp đông lạnh mang tính chất sơ chế là chủ yếu, hàm lượng giá trị gi atawng
25


×