Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Những yếu tố tác động đến ý kiến phản hồi của học sinh sinh viên về hoạt động giảng dạy tại trường trung cấp kỹ thuật và nghiệp vụ nam sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LUỢNG GIÁO DỤC
------------------

PHẠM PHI VÂN

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý KIẾN PHẢN HỒI
CỦA HỌC SINH VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ
NAM SÀI GÒN

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hà Nội, 2014
Trang 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LUỢNG GIÁO DỤC
------------------

PHẠM PHI VÂN

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý KIẾN PHẢN HỒI
CỦA HỌC SINH VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ
NAM SÀI GÒN

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành : Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục
Mã số



: 60.14.01.20

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS. NGÔ DOÃN ĐÃI

Hà Nội, 2014
Trang 2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều sẽ được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả

Phạm Phi Vân

Trang 3


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, chuẩn bị và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục,
thầy cô đã giúp tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS.Ngô Doãn Đãi – người thầy

đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu đề tài và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Trung cấp kỹ thuật và
nghiệp vụ Nam Sài Gòn, đã giúp đỡ mọi mặt cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
Xin cảm ơn các đồng chí chuyên viên, giáo viên của Trường Trung cấp Kỹ thuật và
Nghiệp vụ Nam Sài Gòn… đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên
cứu, thu thập số liệu, cung cấp thông tin cần thiết cho việc hoàn thiện đề tài nghiên
cứu.
Xin cám ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành chương
trình học tập trong thời gian qua và thực hiện luận văn này.

Tác giả

Phạm Phi Vân

Trang 4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GD&ĐT

: Giáo dục và Đào tạo

HĐGD

: Hoạt động giảng dạy

CLGD


: Chất lượng giáo dục

KĐCL

: Kiểm định chất lượng

KT-XH

: Kinh tế - Xã hội

GV

: Giáo viên

CB

: Cán bộ

CBQL

: Cán bộ quản lý

QL

: Quản lý

HSSV

: Học sinh sinh viên


QLGD

: Quản lý giáo dục

GDĐH

: Giáo dục đại học.

YKPH

: Ý kiến phản hồi

KĐCL

: Kiểm định chất lượng

PKS

: Phiếu khảo sát

Trang 5


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 14
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 14
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 15
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 15
4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 16

5. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 16
CHƢƠNG I TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................... 17
1.1 Cở sở lý luận về lấy ý kiến phản hồi từ HSSV đến HĐGD ............................. 17
1.1.1 Các khái niệm ................................................................................................ 17
1.1.2 Ý nghĩa của việc lấy YKPH từ HSSV về HĐGD ......................................... 22
1.1.3 Các hình thức đánh giá HĐGD của GV ........................................................ 23
1.1.4 Các yếu tố tác động đến việc lấy YKPH của HSSV về HĐGD ................... 26
1.2 Tổng quan các nghiên cứu về vấn đề của đề tài ............................................... 29
1.2.1. Việc lấy YKPH của HSSV về HĐGD trên thế giới ..................................... 29
1.2.2. Tình hình thực hiện lấy YKPH của HSSV về HĐGD ở Việt Nam ............. 32
CHƢƠNG II THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ............................... 37
2.1. Đặc điểm cơ bản về hoạt động giảng dạy Trường Trung cấp Kỹ thuật và
Nghiệp vụ Nam Sài Gòn ....................................................................................... 37
2.1.1. Đặc điểm cơ bản về Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam
Sài Gòn ................................................................................................................... 37
2.1.2. Đặc điểm cơ bản về HĐGD ở Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ
Nam Sài Gòn .......................................................................................................... 37

Trang 6


2.1.3. Tình hình lấy YKPH của HSSV về HĐGD tại Trường Trung cấp Kỹ thuật và
Nghiệp vụ Nam Sài Gòn ........................................................................................ 39
2.1.4. Ưu điểm và hạn chế của công tác lấy YKPH của HSSV về HĐGD tại Trường
Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn ................................................... 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 41
2.2.1. Khung lý thuyết ........................................................................................... 41
2.2.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 42
2.2.3. Thu thập thông tin ........................................................................................ 42
2.2.4. Phương pháp phân tích ................................................................................. 45

CHƢƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 47
3.1. Yếu tố tác động đến ý kiến phản hồi của HSSV về hoạt động giảng dạy tại
trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn ....................................... 47
3.1.1. Kết quả khảo sát những yếu tố tác động đến YKPH của HSSV về HĐGD tại
Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn ...................................... 47
3.1.2. Phân tích, đánh giá 4 nhân tố tác động đến YKPH của HSSV về HĐGD tại
Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn (xem phụ lục 3) ........... 50
3.1.2.1 Thống kê việc thu thập số liệu nghiên cứu ................................................ 50
3.1.2.2. Phân tích nhóm nhân tố tác động từ giáo viên = F1 ................................. 50
3.1.2.3 Phân tích nhóm nhân tố tác động từ HSSV = F2 ....................................... 53
3.1.2.4. Phân tích nhóm nhân tố tác động từ môi trường học tập=F3.................... 55
3.1.2.5. Phân tích nhóm nhân tố tác động từ hình thức lấy ý kiến HSSV về
HĐGD=F4 .............................................................................................................. 57
3.1.2.6. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhân tố tác động đến ý kiến phản hồi của
HSSV về HĐGD .................................................................................................... 59

Trang 7


a. Kiểm định tham số giá trị trung bình của nhân tố : F1=nhóm yếu tố tác động từ
giáo viên ................................................................................................................ 59
b. Kiểm định tham số giá trị trung bình của nhân tố : F2=nhóm yếu tố tác động từ
HSSV ...................................................................................................................... 60
c. Kiểm định tham số giá trị trung bình của nhân tố : F3=nhóm yếu tố tác động từ
môi trường học tập ................................................................................................. 62
d. Kiểm định tham số giá trị trung bình của nhân tố : F4=nhóm yếu tố tác động từ
cách thức lấy ý kiến HSSV về HĐDH ................................................................... 63
3.2. Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc lấy ý kiến phản hồi của
HSSV về hoạt động giảng dạy tại trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài
Gòn ......................................................................................................................... 65

3.2.1. Định hướng .................................................................................................. 65
3.2.2. Đề xuất giải pháp ......................................................................................... 65
CHƢƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................ 73
4.1. Kết luận ........................................................................................................... 73
4.2 Khuyến nghị ..................................................................................................... 76
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 78
Phụ lục 1 : Mẫu phiếu khảo sát 1 “PKS về những yếu tố tác động đến ý kiến phản
hồi của HSSV về hoạt động giảng dạy tại trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ
Nam Sài Gòn”(Dành cho HSSV) ........................................................................... 82
Phụ lục 2 : Mẫu phiếu khảo sát 2 “PKS về những yếu tố tác động đến ý kiến phản
hồi của HSSV về hoạt động giảng dạy tại trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ
Nam Sài Gòn”(Dành cho Ban lãnh đạo, CBQL và GV) ........................................ 85
Phụ lục 3 Phân tích, đánh giá 4 nhân tố tác động đến YKPH của HSSV về HĐGD
tại Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn ................................. 88

Trang 8


Phụ lục 4 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhân tố tác động đến ý kiến phản hồi của
HSSV về HĐGD .................................................................................................... 93

Trang 9


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số

Tên bảng/ biểu


hiệu
1
2
3

Bảng 1. Bảng hệ số tương quan về nhận xét của HSSV về 4 nội dung
HĐGD
Bảng 2. Số lượng các mẫu điều tra
Bảng 3. Kết quả phiếu khảo sát thu về đối với nhóm ban LĐ, GV và
CBQL

Trang

29
45
48

4

Bảng 4. Kết quả phiếu khảo sát thu về đối với nhóm HSSV

49

5

Bảng 5. Thống kê việc thu thập số liệu nghiên cứu

50

6


Bảng 6. Nhóm nhân tố tác động từ giáo viên = F1

51

7

Bảng 7. Nhóm nhân tố tác động từ HSSV = F2

53

8

Bảng 8. Nhóm nhân tố tác động từ môi trường học tập=F3

55

9

10

11

12

13

Bảng 9. Nhóm nhân tố tác động từ hình thức lấy ý kiến HSSV về
HĐGD=F4
Bảng 10. Kiểm định tham số giá trị trung bình của nhân tố :

F1=nhóm yếu tố tác động từ giáo viên
Bảng 11. Kiểm định tham số giá trị trung bình của nhân tố :
F2=nhóm yếu tố tác động từ HSSV
Bảng 12. Kiểm định tham số giá trị trung bình của nhân tố :
F3=nhóm yếu tố tác động từ môi trường học tập
Bảng 13. Kiểm định tham số giá trị trung bình của nhân tố :
F4=nhóm yếu tố tác động từ cách thức lấy ý kiến HSSV về HĐDH

57

59

61

62

63

Trang 10


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Số

Tên sơ đồ

hiệu
1


Sơ đồ khung lý thuyết

Trang
42

Trang 11


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Số

Tên sơ đồ

hiệu

Trang

1

Đồ thị 1. Nhóm nhân tố tác động từ giáo viên = F1

52

2

Đồ thị 2. Nhóm nhân tố tác động từ HSSV = F2

54


3

Đồ thị 3. Nhóm nhân tố tác động từ môi trường học tập=F3

56

Đồ thị 4. Nhóm nhân tố tác động từ hình thức lấy ý kiến HSSV
4

về HĐGD=F4

58

Trang 12


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Số hiệu
Phụ lục 1
Phụ lục 2

Tên phụ lục
Mẫu phiếu khảo sát 1(Dành cho HSSV)
Mẫu phiếu khảo sát 2(Dành cho Ban lãnh đạo, CBQL
và GV)

Trang
82
85


Phân tích, đánh giá 4 nhân tố tác động đến YKPH của
Phụ lục 3

HSSV về HĐGD tại Trường Trung cấp Kỹ thuật và

88

Nghiệp vụ Nam Sài Gòn
Phụ lục 4

Kiểm định sự khác biệt giữa các nhân tố tác động đến
ý kiến phản hồi của HSSV về HĐGD

93

Trang 13


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tế cho thấy, không một nền kinh tế nào có thể phát triển toàn diện khi
không có một nền giáo dục phát triển.Bên cạnh đó cũng không ai phủ nhận rằng nâng
cao hiệu quả công tác quản lý dạy và học là tác nhân chính quyết định tới chất lượng
cho một nền giáo dục. Chính bởi lý do đó mà việc nghiên cứu và phân tích các vấn
đề liên quan đến quản lý chất lượng dạy và học, nhằm đề ra giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý CLGD luôn là vấn đề đáng được quan tâm với mọi quốc gia.
Thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg, ngày 08/09/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc chống tiêu cục và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, trong đó có
nội dung chủ yếu là “nói không với giáo dục không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu

cầu xã hội”; thực hiện qui định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về đánh giá xếp loại giáo
viên, giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các đại học, học
viện,… tổ chức lấy ý kiến học sinh, sinh viên, HSHSSV về HĐGD của giáo viên
bằng Công văn số 1276/ BGDĐT-NG, về việc hướng dẫn tổ chức lấy YKPH từ
người học về HĐGD của giáo viên.(1)
Việc triển khai lấy ý kiến người học về giảng dạy của giáo viên là vấn đề được
xem là tế nhị trong môi trường giáo dục.Đặc biệt tại Việt Nam, do tinh thần “tôn sư
trọng đạo” đã hằn sâu trong tiềm thức mỗi học trò, việc lấy ý kiến người học về giáo
viên là vấn đề nhạy cảm đối với HSSV trung cấp, vốn dĩ kinh nghiệm, ứng xử, kiến
thức,… đều hạn chế hơn các sinh viên cao đẳng đại học, học viên. Vì vậy, nhằm tháo
gỡ những khó khăn trong công tác quản lý chất lượng day và học nói chung, nâng
cao chất lượng việc lấy YKPH của người học nói riêng, thì việc nghiên cứu các yếu
tố tác động đếnYKPH của HSSVTHCN về giảng dạy của giáo viên là rất cần thiết và
mang tính cấp bách.
Nhận được yêu cầu và giúp đỡ từ Ban lãnh đạo Trường Trung cấp Kỹ thuật và
Nghiệp vụ Nam Sài Gòn,cácthầy cô hướng dẫn,…là cán bộ quản lý giáo dục
(QLGD),với mong muốn nghiên cứu chuyên sâu về QLGD, tôi xin chọn đề tài
1

Bộ giáo dục và Đào tạo (2008), Công văn số 1276/ BGDĐT-NG, V/v: Hướng dẫn tổ chức lấy YKPH từ
người học về HĐGD của giáo viên

Trang 14


“Những yếu tố tác động đến YKPH của HSSV về HĐGD tại Trường Trung cấp Kỹ
thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a) Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá những yếu tố tác động đến YKPH của HSSV về HĐGD tại

Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn và đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả việc lấy YKPH của HSSV về HĐGD tại Trường Trung cấp Kỹ
thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn trong thời gian tới.
b) Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý CLGD
- Phân tích, đánh giá những yếu tố tác động đến YKPH của HSSV về HĐGD tại
Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc lấy YKPH của HSSV về HĐGD tại
Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tƣợng nghiên cứu
Những yếu tố tác động đến YKPH của HSSV về HĐGD tại Trường Trung cấp Kỹ
thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn.
b) Khách thể nghiên cứu
Công tác lấy YKPH củaHSSV về HĐGD tại Trường Trung cấp Kỹ thuật và
Nghiệp vụ Nam Sài Gòn.
c) Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu phân tích, đánh giá những yếu tố tác động
đến YKPH của HSSV về HĐGD tại Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam
Sài Gòn.
Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Trường Trung cấp Kỹ thuật và
Nghiệp vụ Nam Sài Gòn.

Trang 15


Phạm vi về thời gian:
+ Về thời gian thu thập số liệu:khảo sát thực tế năm 2012-2013 với các đợt lấy phiếu
đánh giá giáo viên của Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn và
số liệu thu thập, phân tích từ thực tế nghiên cứu của tác giả.

4. Câu hỏi nghiên cứu
Những yếu tố nào tác động đến YKPH của HSSV về HĐGD tại Trường Trung cấp
Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn?
5. Giả thuyết nghiên cứu
1) Đặc điểm của giáo viên(tuổi, thâm niên công tác, giới tính, trình độ năng lực,...) có
tác động trực tiếp đến YKPH của HSSV về HĐGD.
2) Đặc điểm của HSSV (tâm lí độ tuổi và giới tính, ngành học của HSSV, kết quả
học tập và tham gia của HSSV và điều kiện sống) tác động đến YKPH của HSSV về
HĐGD.
3) Môi trường học tập (cách làm việc của các cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ
trong trường, tổ chức dạy và học của trường, cơ sở vật chất, sĩ số lớp học, kỳ học...)
tác động gián tiếp đến YKPH của HSSV về HĐGD.
4) Cách thức tổ chức lấy ý kiến (hình thức tổ chức, phương pháp tổ chức,...) có tác
động đến kết quả của YKPH của HSSV về HĐGD.

Trang 16


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẤY Ý KIẾN PHẢN HỒI TỪ HSSV ĐẾN HĐGD

1.1.1. Các khái niệm
a) Chất lượng giáo dục (CLGD)
- Khái niệm về “chất lượng”(2)
+ Theo Nguyễn Hữu Châu (2008), có nhiều cách hiểu về chất lượng:
Chất lượng là sự xuất sắc bẩm sinh, tự nó (là cái tốt nhất).Điều này chỉ có thể
hiểu được, cảm nhận được nếu so sánh với những sự vật có cùng những đặc tính với

sự vật đang được xem xét.Đây là cách tiếp cận tiên nghiệm về chất lượng.
Chất lượng được xem xét trên cơ sở những thuộc tính đo được. Điều đó có
nghĩa là chất lượng có thể được đo lường khách quan và chính xác. Một sự vật có
thuộc tính nào đó "cao hơn" cũng có nghĩa là nó "tốt hơn" và do đó cũng "đắt hơn".
Cách tiếp cận này gọi là cách tiếp cận dựa trên sản phẩm khi xem xét chất lượng.
Chất lượng được xem như sự phù hợp với nhu cầu. Các sản phẩm và dịch vụ
được "sản xuất" một cách chính xác với những "đặc tính kỹ thuật" đã định; mọi sự
lệch lạc đều dẫn đến giảm chất lượng. Đây là cách tiếp cận chất lượng dựa trên sản
xuất.
Chất lượng là sự phù hợp với mục đích (mục tiêu), là "đáp ứng được nhu cầu
khách hàng". Chất lượng được xem xét đơn giản chỉ trong con mắt của người chiêm
ngưỡng sự vật hoặc sử dụng chúng.
Trong các định nghĩa trên, "Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu" có ý nghĩa
hơn cả đối với việc xác định chất lượng giáo dục và cả việc đánh giá nó. Mục tiêu ở
đây được hiểu một cách rộng rãi, bao gồm sứ mạng, mục đích; còn sự phù hợp với
mục tiêu có thể là đáp ứng mong muốn của những người quan tâm, là đạt hay vượt
qua các tiêu chẩn đặt ra. Đây là định nghĩa thích hợp và thông dụng nhất khi xem xét
các vấn đề của giáo dục”.
Nguyễn Hữu Châu – Chủ biên (2008), Chất lượng giáo dục - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo
dục
2

Trang 17


+ Theo Green D. (1994), trong“What is quality in higher education? Concepts,

Policy and Practice”có 6 quan điểm về chất lượng giáo dục đại học(3):
“(i) Chất lượng là sự tuyệt hảo,là quan điểm nhấn mạnh chuẩn mực ở trình độ cao.
Cái tốt nhất là cái có chất lượng cao nhất.Tuy nhiên, chất lượng không phải là cái tốt

nhất.Đương nhiên là trường đại học nào cũng cố gắng hết sức để đào tạo có chất
lượng, nhưng không phải trường đại học nào cũng có thể như Harvard, Yale hoặc
MIT.Không có quốc gia nào chỉ có toàn những trường đại học xuất sắc. Một trường
đại học có thể không lựa chọn mục tiêu xuất sắc vì họ muốn đào tạo những đối tượng
sinh viên rộng rãi, chứ không chỉ những sinh viên sáng chói.
(ii) Chất lượng là ngưỡng, theo quan điểm này chất lượng được coi là việc đáp ứng
các yêu cầu của ngưỡng. Quan niệm này thường tạo cơ sở cho các quyết định kiểm
định.Vấn đề là ở chỗ không phải lúc nào người ta cũng rõ cái gì là chất lượng cơ
bản.Việc đặt ra các tiêu chuẩn ngưỡng cũng có thể cản trở việc đổi mới.Tuân thủ các
tiêu chuẩn ngưỡng không kích thích sự đổi mới.
(iii) Chất lượng là giá trị gia tăng, quan niệm này nhấn mạnh vào những cái xảy ra
với sinh viên. Chất lượng là giá trị thêm vào cho sinh viên trong quá trình giáo dục
và đào tạo.Đó là phương pháp xác định các kết quả học tập và hiện thực hóa các kết
quả đó ở người tốt nghiệp.Vấn đề chất lượng cơ bản là việc anh ta/chị ta đã học được
những gì?
(iv) Chất lượng là giá trị đồng tiền, quan niệm này tập trung vào hiệu quả. Nó đo
lường đầu ra so với đầu vào. Quan điểm này thường được chính phủ ủng hộ.Nó liên
quan tới trách nhiệm giải trình.
(v) Chất lượng là sự thỏa mãn khách hàng, với sự phát triển của quan niệm "sinh
viên là khách hàng", chất lượng được miêu tả là : một cái gì đó có chất lượng khi nó
đáp ứng những mong đợi của khách hàng; chất lượng là sự thỏa mãn khách hàng.
(vi) Chất lượng là sự phù hợp với mục đích, với quan niệm này thì vấn đề cơ bản là
trường đại học có khả năng đạt mục đích mà họ đặt ra hay không. Ở đây người ta
quan tâm tới chất lượng của các quá trình.Quan niệm chất lượng này hướng tới sự cải
3

Green D. (1994), What is quality in higher education? Concepts, Policy and Practice (1994) in Green (ed)
What is quality in higher education? London; SRHE/ Open University Press (1994)

Trang 18



tiến. Nhưng ở đây có vấn đề là quan điểm chất lượng này có đảm bảo đạt tới ngưỡng
chất lượng hay không vì bản thân mục đích đặt ra cũng là một vấn đề. Một trường đại
học có thể đặt ra các mục đích thấp để dễ đạt được. Điều đó có nghĩa là cần thảo luận
không chỉ sự phù hợp với mục đích mà còn sự phù hợp của mục đích”.
b) Hoạt động giảng dạy
Theo Nguyễn Ngọc Quang (2009), Học viện Quản lí giáo dục, giảng dạy là sự
điều khiển tối ưu hóa quá trình HSSV chiếm lĩnh khái niệm khoa học, trong và bằng
cách đó phát triển và hình thành nhân cách. Giảng dạy và học tập có mục đích cụ thể
khác nhau.Nếu học tập nhằm vào việc chiếm lĩnh khái niệm khoa học, thì giảng dạy
có mục đích điều khiển sự học tập.Vì vậy, giảng dạy có hai chức năng thường xuyên
tương tác với nhau đó là truyền đạt thông tin dạy học và điều khiển hoạt động học.
Theo Lê Đức Ngọc (2003), Đại học quốc gia Hà Nội, dạy học là dạy nhận
thức, dạy kỹ năng và dạy cảm nhận. Tùy theo khoa học (tự nhiên hay xã hội nhân
văn, cơ bản hay công nghệ, kỹ thuật,…) và tùy theo mục tiêu đào tạo (đại học hay
sau đại học, chuyên môn hay nghiệp vụ,…) mà chọn chủ điểm hay trọng tâm về dạy
nhận thức, dạy kỹ năng hay dạy cảm nhận cho phù hợp. (4)
Như vậy có thể hiểu, hoạt động giảng dạy là toàn bộ các hành động có mục
tiêu nhằm truyền đạt thông tin dạy học và điều khiển hoạt động học giúp cho người
học nhận thức được với kỹ năng và cảm nhận phù hợp với mục đích và nhu cầu học
của mình.
c) Các yếu tố cơ bản ảnh hường đến chất lượng HĐGD
Trên cơ sở phân tích các khái niệm về CLGD, quản lý CLGD và hoạt động
giảng dạy ở trên, chúng ta có thể thấy rằng, hoạt động giảng dạy là sự kết hợp của ba
chủ thể tham gia là HSSV, GV và nhà trường. Do vậy, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng
đến chất lượng HĐGD gồm:
+ Mục tiêu giảng dạy của nhà trường hay môn học
+ Trình độ và khả năng nhận thức của HSSV
+ Môi trường, điều kiện và phương tiện giảng dạy


Lê Đức Ngọc (2003), Bài giảng “Đo lường và đánh giá trong giáo dục”

4

Trang 19


+ Nội dung giảng dạy của GV
+ Phương pháp giảng dạy của GV
+ Kiến thức giảng dạy của GV
+ Qui trình quản lí hoạt động giảng dạy
+ Nhiệt huyết của GV
d) Các tiêu chí đánh giá chất lượng HĐGD
Chất lượng của HĐGD bao gồm chất lượng các nhân tố đầu vào của HĐGD
(trình độ của GV, giáo trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy của GV, trình độ và
khả năng nhận thức của HSSV, phương tiện hỗ trợ giảng dạy,…); nhân tố đầu ra của
HĐGD (chất lượng quá trình giảng dạy, trình độ - kỹ năng – nhận thức của HSSV).
Các nhân tố trên là cơ sở cho việc đánh giá chất lượng HĐGD.
Theo Phạm Xuân Thanh (2004), đánh giá HĐGD có thể thực hiện thông qua
việc thực hiện một nội dung hay cùng lúc nhiều nội dung đánh giá như: đánh giá
khóa học, đánh giá môn học, đánh giá chương trình dạy học..v.v và thường sử dụng
các chỉ tiêu sau: (5)
+ Sự phù hợp của nội dung chương trình với mục tiêu đào tạo
+ Chương trình có cấu trúc chặt chẽ và có hệ thống
+ Chương trình mềm dẻo và có nhiều môn học để lựa chọn
+ Khối lượng chương trình phù hợp với HSSV
+ Chất lượng giảng dạy đáp ứng yêu cầu HSSV
+ Chất lượng hướng dẫn HSSV làm tốt nghiệp
+ Môi trường học tập tại trường

+ Sự khuyến khích và động viên HSSV học tốt
+ Qui trình kiểm tra, đánh giá công bằng và hợp lí
+ Động cơ học tập của HSSV

Phạm Xuân Thanh (2004), Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong các trường đào tạo giáo viên,
Tạp chí giáo dục số 98
5

Trang 20


+ Trình độ chuyên môn và nhiệt tình của GV
+ Cơ sở vật chất và điều kiện học tập của nhà trường đáp ứng yêu cầu đào tạo.
Cũng theo Phạm Xuân Thanh (2006), khi đánh giá, người ta thường hỏi ý kiến
hay lấy YKPH của HSSV về HĐGD, nhằm không ngừng đổi mới và nâng cao chất
lượng HĐGD. (6)
g) Lấy YKPH từ HSSV về HĐGD
Lấy YKPH từ HSSV về HĐGD là hình thức dùng bảng hỏi để thu thập ý kiến
của HSSV về HĐGD của GV sau mỗi môn học. Bảng hỏi thu thập ý kiến phản hồi có
thể phát cho mỗi HSHSSV hay một nhóm HSSV theo phương pháp ngẫu nhiên hay
phân tầng,...Cùng mang một ý nghĩa chỉ hoạt động lấy YKPH của HSSV về HĐGD
của giáo viên,có tác giả dùng cụm từ “trò chấm thầy” (7).
Theo Lê Văn Hảo (2005), trong tài liệu “Lấy ý kiến sinh viên về HĐGD: một
vài kinh nghiệm thế giới và tại Trường đại học Nha Trang, kỷ yếu Hội thảo Quốc gia
đánh giá HĐGD và nghiên cứu khoa học của GV”(8),mặc dù cùng mang một ý nghĩa,
mỗi cụm từ có thể khiến người ta hiểu theo những cách khác nhauvà có ảnh hưởng tới
thái độ của cả đối tượng cho ý kiến và bị cho ý kiến.
Cụm từ “trò chấm thầy”, “HSSV đánh giá GV” thường được hiểu theo nghĩa
rộng là người học “chấm” hay “đánh giá” về người thầy. Một câu hỏi đặt ra: Người
học “chấm” hay “đánh giá” gì ở người thầy? Điều này đã gây ra những mối băn

khoăn lo ngại, đặc biệt là từ phía giáo viên. HSSV cũng có những cảm giác ngần ngại
hoặc đưa ra những ý kiến không mang tính xây dựng, thiếu khách quan.Nguyễn
Phương Nga (2005),trong tài liệu “Sinh viên đánh giá hiệu quả giảng dạy :giáo dục
đại học chất lượng và đánh giá”, đã sử dụng những cụm từ nhẹ nhàng hơn như:
“HSSV đánh giá hiệu quả giảng dạy” (9), “Lấy ý kiến HSSV về HĐGD”.
Phạm Xuân Thanh (2006), Hai cách tiếp cận trong đánh giá chất lượng GDHĐ, Kỷ yếu Hội thảo “Đảm bảo
chất lượng GDĐH”, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7
Phượng Nguyên (2012),“Trò chấm thầy”: Rút ngắn khoảng cách thầy – trò, />8
Lê Văn Hảo (2005), Lấy ý kiến sinh viên về HĐGD: một vài kinh nghiệm thế giới và tại Trường đại học Nha
Trang, kỷ yếu Hội thảo Quốc gia đánh giá HĐGD và nghiên cứu khoa học của GV.
Tr24-tr29, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội
9
Nguyễn Phương Nga (2005), Sinh viên đánh giá hiệu quả giảng dạy. Giáo dục đại học chất lượng và đánh giá.
Tr120-tr139, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
6

Trang 21


Ngày 20/02/2008, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số
1276/BGD ĐT/NG của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo về việc “Hướng dẫn tổ chức
lấy YKPH từ HSSV về HĐGD của GV”. Trong Công văn hướng dẫn, Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã sử dụng cụm từ “Lấy YKPH từ HSSV về HĐGD của GV”.Công văn
hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ sở để các cơ sở đào tạo áp dụng triển
khai có hiệu quả và giúp công luận hiểu rõ hơn về chủ trương cũng như bản chất của
việc lấy YKPH từ HSSV về HĐGD của GV.
Lấy YKPH từ HSSV về HĐGD là việc thu thập ý kiến phản hồi của HSSV
về HĐGD của GV. Việc lấy YKPH của HSSV thể hiện mức độ hài lòng của HSSV đối

với giờ giảng của GV, là cơ hội để HSSV đóng góp ý kiến với GV, và mục đích của
hoạt động này là nhằm góp phần nâng cao chất lượng của HĐGD.
1.1.2. Ý nghĩa củaviệc lấy YKPH từ HSSV về HĐGD
Như đề cập ở trên,mục đích của hoạt động lấy YKPH từ HSSV về HĐGD là
nhằm góp phần nâng cao chất lượng của HĐGD. Do vậy, việc lấy YKPH từ HSSV về
HĐGD là:
 Cơ sở cho việc đánh giá chất lượng giáo viên về mọi mặt, như: phương pháp
sư phạm, khả năng thể hiện trình độ chuyên môn giảng dạy, khả năng quản 1ý
lớp,…. Đồng thời, là cơ sở cho giáo viên điều chỉnh phù hợp và tự cải tiến
việc dạy và nâng cao chất lượng giảng dạy.
 Cơ sở cho việc đánh giá công tác tổ chức quản lý đào tạo của các nhà trường
và cơ sở giáo dục, góp phần cải tiến qui trình quản lý, qui trình đào tạo,… và
hướng đến nâng cao chất lượng dạy và học.
 Một công việc có thể tác động ngược lại với người học, giúp người học phát
huy được tinh thần tham gia, bước đầu có thể là yêu cầu, sau là hành động tự
giác trong đánh giá việc dạy, dẫn tới trách nhiệm học tập của bản thân mình.
 Cơ sở cho việc hoạch định các chính sách về dạy và học của Nhà nước cũng
như của các nhà trường, cơ sở dạy học, nhằm đáp ứng đúng nhu cầu học theo cơ
chế thị trường.

Trang 22


Nói tóm lại, việc lấy YKPH từ HSSV về HĐGD của GV nói riêng và hoạt
động quản lý HĐGD của nhà trường và cơ sở đào tạo nói chung là rất quan trọng,
là kênh thông tin quan trọng giúp các nhà quản lý có được bức tranh toàn cảnh về
chất lượng giảng dạy và hoạt động của trường. Trên cơ sở đó để có những điều
chỉnh, kế hoạch và biện pháp phù hợp, kịp thời nhằm đảm bảo và nâng cao
CLDH, chất lượng đào tạo và phát triển bền vững của nhà trường.
1.1.3. Các hình thức đánh giá HĐGD của GV

a) Tự đánh giá của GV
Tự đánh giá là người GV tự đưa ra đánh giá về những mặt mạnh và mặt yếu
kém của mình theo yêu cầu hoặc theo mẫu do chủ nhiệm bộ môn, chủ nhiệm khoa
hoặc các nhà quản lý đưa ra. Chỉ GV mới có thể cung cấp được những mô tả về
công việc của chính họ, những suy nghĩ đằng sau công việc một cách chính xác
nhất. Tự đánh giá của GV cung cấp những minh chứng về HĐGD của họ và để
điều chỉnh cải tiến PPGD, các thông tin đánh giá liên quan trực tiếp tới mục tiêu và
nhu cầu của GV.
Tuy nhiên tự đánh giá của GV có nhược điểm là GV chỉ đưa ra những nhận
xét theo chủ quan, tính khách quan không cao. Theo Nguyễn Phương Nga (2005),
có những GV miễn cưỡng khi nộp báo cáo tự đánh giá vì quan niệm đó là kết quả
tự đánh giá riêng của bản thân ( 10).
b) Đánh giá của đồng nghiệp
Một trong những hoạt động đánh giá của đồng nghiệp là dự giờ và xem xét
các tài liệu giảng dạy, GV là những người đồng cấp, đồng nghiệp.Họ biết rất rõ
những ưu nhược điểm của một GV. Cùng là GV, cùng thực hiện một nhiệm vụ
trong cùng một môi trường nên họ có thể đưa ra những thông tin chính xác về kiến
thức, trình độ chuyên môn, PPGD đối với đồng nghiệp của họ.
Theo Ngô Doãn Đãi (2005), việc người đồng cấp tham gia đánh giá sẽ giúp
cho việc đánh giá GV có được kết quả đánh giá chính xác.Ưu điểm của hình thức

Nguyễn Phương Nga (2005) Bộ phiếu chuẩn đánh giá HĐGD và nghiên cứu khóa học của GV - kết quả
nghiên cứu của Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục, Kỷ yếu Hội thảo
quốc gia đánh giá HĐGD và nghiên cứu khoa học của GV của ĐHQG, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
10

Trang 23


đánh giá này là đồng nghiệp quen với giá trị, các ưu tiên và khó khăn của GV và

có thể đưa ra được những gợi ý cụ thể để giúp đồng nghiệp nâng cao chất lượng
hoạt động giảng dạy(11).
Cũng theo Nguyễn Phương Nga (2005), nhược điểm của việc đồng nghiệp
đánh giá là kết quả đánh giá có thể bị thiên lệch bởi những định kiến từ trước hoặc
các mối quan hệ cá nhân, sự nể nang, sợ làm ảnh hưởng tới quyền lợi. Đôi khi có
thể có áp lực của đồng nghiệp gây ảnh hưởng đến quá trình đánh giá, thiên lệch về
PPGD giống mình. Đối với đánh giá bằng dự giờ thì người dự giờ chỉ có thể quan
sát một giờ học nhất định mà không thể bao quát được một quá trình giảng dạy.
Thêm vào đó, việc dự giờ đôi khi được báo trước nên GV và HSSV có sự chuẩn bị,
do đó thông tin thu được có độ tin cậy không cao(12).
c) Đánh giá của chủ nhiệmbộ môn hoặc chủ nhiệm khoa
Đánh giá của chủ nhiệm bộ môn/chủ nhiệm khoa được thực hiện theo định
kỳ hay theo một chương trình nào đó. Chủ nhiệm bộ môn/chủ nhiệm khoa có trách
nhiệm hợp pháp để đánh giá và đưa ra các quyết định liên quan và đồng nghiệp có
thể so sánh các GV trong khoa/bộ môn hoặc trong trường.
Nhược điểm của hình thức này là có thể có thiên lệch do quan hệ cá nhân
hoặc các thành kiến từ trước, quan niệm cá nhân về các giá trị khác nhau, thiên
lệch và các PPGD khác nhau.
d) Đánh giá của cán bộ quản lý
Nhà quản lý đặt ra các tiêu chuẩn để đánh giá GV theo định kỳ hay theo một
chương trình nào đó, với mục đích chung là đánh giá hiệu quả giảng dạy của GV
để nâng cao chất lượng giảng dạy hay bổ nhiệm cán bộ,... Ưu điểm của hình thức
đánh giá này là tập hợp đánh giá từ nhiều nguồn nhưđánh giá thông qua đồng
nghiệp, qua HSSV, qua mạng thông tin,…
Nhưng nhược điểm của nó là không đánh giá chi tiết được mà chung chung
theo một thời gian hay theo một chương trình nhất định.

Ngô Doãn Đãi (2005), Tác động của chuẩn hoá đánh giá GV tới công tác tổ chức và quản lý GV, kỷ yếu Hội
thảo quốc gia đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của GV của ĐHQG, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.

11

Trang 24


e) Sinh viên đánh giá
Theo Nguyễn Xuân Đàn (2005), HSSV đánh giá HĐGD của GV là quan
trọng nhất và có sức thuyết phục nhất (12).
Theo Lã Văn Mến (2005), việc đánh giá của HSSV có thể sử dụng để lượng
hóa một khái niệm khó là “chất lượng giảng dạy”. Bản chất của HSSV đánh giá
HĐGD của GV là sự đo lường hiệu quả giảng dạy của GV thông qua tiếp nhận của
người học với tư cách là đối tượng của quá trình giáo dục. HSSV là người lĩnh hội
những tri thức, kiến thức trực tiếp của GV, vì vậy HSSV sẽ đánh giá được ảnh
hưởng của HĐGD của GV đối với họ (13).
HSSV đánh giá HĐGD của GV có điểm mạnh là thông tin tin cậy và có giá
trị về việc giảng dạy trên lớp của GV. Đánh giá HĐGD của GV ĐH qua HSSV vẫn
mang tính thuyết phục nhiều hơn so với những đối tượng tham gia đánh giá khác:
khối lượng HSSV tham gia đánh giá đông luôn luôn là đối tượng mới trong mỗi
năm tham gia đánh giá, sự luôn thay đổi về chất lượng tuyển sinh (năm thứ nhất)
và chất lượng đào tạo (đối với HSSV năm thứ 2, 3 thứ 4 trở lên) của HSSV trong
đánh giá HĐGD đối với GV. Phân tích thống kê cho thấy hệ số tương quan giữa
hai kết quả nhận xét của HSSV trên cùng một mẫu GV cho phép rút ra kết luận sơ
bộ là nhận xét của HSSV về GV có độ tin cậy tốt. Giá trị của HSSV đánh giá GV
đã được nhiều tác giả khẳng định: hơn ai hết, HSSV là người trực tiếp tham gia lớp
học sẽ có được đánh giá tốt về việc giảng dạy.(16)
Tuy nhiên cũng như các hình thức đánh giá khác, hình thức HSSV đánh giá
cũng có những hạn chế nhất định.
Như vậy đánh giá HĐGD của GV có nhiều đối tượng cùng tham gia và đều
có những ưu và nhược điểm riêng.Trong đó việc đánh giá của HSSV được xem là
quan trọng nhất và thuyết phục nhất.Nguồn HSSV đánh giá có giá trị, có tính xác

thực và độ tin cậy cao với số lượng tham gia đánh giá đông đảo và luôn thay đổi cả về

Nguyễn Xuân Đàn (2005), Sinh viên đại học nhìn từ giác độ phương pháp và công cụ đánh giá HĐGD của
GV, kỷ yếu Hội thảo quốc gia đánh giá HĐGD và nghiên cứu khoa học của GV của ĐHQG, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
13
Lã Văn Mến (2005), Đánh giá phương pháp giảng dạy của GV, Giáo dục và đại học - chất lượng và đánh giá,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
12

Trang 25


×