Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

khảo sát chất lượng nước mặt rạch sang trắng khu công nghiệp trà nóc thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.31 KB, 59 trang )

KHO A MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NH IÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌ C CẦN THƠ
BỘ MÔ N QUẢN LÝ MÔI TRƯỜ NG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

LUẬN VĂN TỐT NGH IỆP ĐẠI HỌ C
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KHẢO SÁT
CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT RẠCH SANG TRẮNG
KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC - THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ MAI KHANH

3113801

Cán bộ hướng dẫn
PGS TS. NGUYỄN VĂN CÔNG

Cần Thơ, 5/2014


KHO A MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NH IÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌ C CẦN THƠ
BỘ MÔ N QUẢN LÝ MÔI TRƯỜ NG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

LUẬN VĂN TỐT NGH IỆP ĐẠI HỌ C
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KHẢO SÁT
CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT RẠCH SANG TRẮNG


KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC - THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ MAI KHANH

3113801

Cán bộ hướng dẫn
PGS TS. NGUYỄN VĂN CÔNG

Cần Thơ, 5/2014


PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn kèm theo đây, với tựa đề là “Khảo sát chất lượng nước mặt rạch Sang Trắng
khu công nghiệp Trà Nóc – Thành Phố Cần Thơ”, do Nguyễn Thị Mai Khanh thực
hiện và báo cáo đã được hội đồng chấm luận văn thông qua.

Cán bộ phản biện 1

Cán bộ phản biện 2

ThS. Bùi Thị Bích Liên

ThS. Lê Văn Dũ

Cán bộ hướng dẫn

PGS TS. Nguyễn Văn Công



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bài tỏ lòng biến ơn chân thành đến quý Thầy, Cô trường Đại Học Cần
Thơ đã hết lòng giảng dạy và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt em xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Văn Công đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài để em có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Thiên
Nhiên, đặc biệt quý thầy cô Bộ môn Quản Lý Môi Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên
đã truyền đạt cho em những kiến thức cần thiết.
Cảm ơn anh Phạm Văn Tú cùng các anh chị tại Trung Tâm Kỹ Thuật và Ứng
Dụng Công Nghệ Cần Thơ đã tạo điều kiện, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá
trình phân tích mẫu.
Cảm ơn tất cả các bạn, đặc biệt là các thành viên lớp Quản Lý Tài Nguyên và
Môi Trường Khóa 37 đã động viên, hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cha, Mẹ, những người suốt đời tận tụy
vì con và động viên con trong suốt thời gian qua.

Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Mai Khanh

i


TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát chất lượng nước mặt rạch Sang Trắng khu công nghiệp
Trà Nóc – Thành Phố Cần Thơ” được thực hiện nhằm xác định hiện trạng chất

lượng nước mặt rạch Sang Trắng thông qua các chỉ tiêu: pH, TSS, COD, BOD5, Ptổng,
Ntổng. Mười bốn điểm trên rạch Sang Trắng được chọn để thu mẫu vào lúc triều lên đầy
và triều xuống thấp nhất. Kết quả cho thấy chỉ tiêu TSS, COD, BOD5, Ptổng, Ntổng đã
vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần với các giá trị cụ thể như sau: TSS từ 17,5 mg/L –
206,3 mg/L, COD dao động 14 mg/L – 228 mg/L; BOD5 dao động từ 6 mg/L – 114
mg/L. Chất lượng nước khi triều lên đầy tốt hơn khi triều xuống thấp.
Từ khóa: Rạch Sang Trắng, chất lượng nước theo triều

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................i
TÓM LƯỢC ..............................................................................................................ii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề............................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu đề tài..................................................................................................... 1
1.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 1
CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................... 2
2.1. Tổng quan về tài nguyên nước ........................................................................... 2
2.2. Ô nhiễm môi trường nước .................................................................................. 3
2.2.1 Khái niệm .......................................................................................................... 3
2.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm.................................................................................... 3
2.3. Các dấu hiệu để nhận biết một nguồn nước bị ô nhiễm .................................... 6
2.4. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người................................................................... 7
2.5. Quá trình tự làm sạch của nước mặt.................................................................. 7
2.6. Các thông số đánh gia chất lượng môi trường nước ......................................... 8
2.6.1. pH ..................................................................................................................... 8
2.6.2. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5).......................................................................... 9
2.6.3. Nhu cầu ôxy hóa học (COD) ............................................................................ 9

2.6.4. Tổng chất rắn lơ lửng TSS............................................................................. 10
2.6.5. Nitơ tổng ......................................................................................................... 10
2.6.6. Photpho tổng .................................................................................................. 10
2.7. Tình hình ô nhiễm nước ở một số kênh rạch tại thành phố Cần Thơ. ........... 11
2.8. Khu công nghiệp Trà Nóc................................................................................. 13
2.8.1. Vị trí địa lý...................................................................................................... 13
2.8.2. Lịch sử hình thành ......................................................................................... 13
2.8.3. Quản lý nước thải ở KCN Trà Nóc ............................................................... 14
2.9. Những quy định về quản lý nước thải công nghiệp, sinh hoạt....................... 15
2.10. Giới thiệu về Rạch Sang Trắng. ..................................................................... 15
2.11. Những nghiên cứu liên quan đến chất lượng nước mặt. ............................... 16
2.12. Tình hình ô nhiễm nước mặt tại khu vực nghiên cứu. .................................. 17
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 19
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 19
3.2 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu......................................................... 19
3.3 Phương pháp thu và bảo quản mẫu.................................................................. 19
3.4 Phương pháp phân tích mẫu: ............................................................................ 21
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 21
3.6 Phương pháp đánh giá....................................................................................... 22
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN.................................................................. 23
4.1. Tình hình sử dụng nước của người dân quanh khu vực nghiên cứu.............. 23
4.2. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân. ....................................................... 25
4.3. Đáng giá chất lượng nước mặt tại rạch Sang Trắng ....................................... 28
4.3.1 pH .................................................................................................................... 28
4.3.2 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS). .......................................................................... 29
4.3.3. Nhu cầu oxy hóa học (COD) .......................................................................... 30
4.3.4. Nhu cầu oxy sinh hóa BOD5 .......................................................................... 31
4.3.5. Tổng nitơ. ....................................................................................................... 32
iii



4.3.6. Tổng Photpho. ................................................................................................ 34
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ................................................................. 37
5.1. Kết luận. ............................................................................................................ 37
5.2. Kiến nghị. .......................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 38
PHỤC LỤC 1 ........................................................................................................... 40
PHỤC LỤC 2 ........................................................................................................... 43
PHỤC LỤC 3 ........................................................................................................... 45

iv


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Nước trong sinh quyển.................................................................................. 2
Bảng 2.2 Ước lượng lưu lượng và lượng thải các chất ô nhiễm trong nước thải sinh
hoạt đô thị qua các năm..................................................................................... 4
Bảng 2.3 Tải trọng chất thải trung bình một ngày tính trên đầu người.......................... 4
Bảng 2.4 Đặc điểm nước thải của một số ngành công nghiệp....................................... 5
Bảng 2.5 Tổng lượng nước thải và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ các
khu công nghiệp................................................................................................ 6
Bảng 2.6 Số ca mắt bệnh truyền nhiễm liên quan đến ô nhiễm nước 2004 – 2008........ 7
Bảng 2.7 Các kênh rạch ô nhiễm ở Cần Thơ năm 2013.............................................. 12
Bảng 2.8 chất lượng nước thải tại các mương thoát nước KCN.................................. 16
Bảng 2.9 Hiện trạng nước mặt cận khu vực KCN Trà nóc......................................... 18
Bảng 3.1 Phương pháp bảo quản mẫu. ....................................................................... 19
Bảng 3.2 Đặc điểm của từng vị trí khảo sát trên rạch Sang Trắng. ............................. 20
Bảng 3.3 Phương pháp phân tích từng chỉ tiêu. .......................................................... 21
Bảng 3.4 Thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp ....... 22
Bảng 4.1 Một số thông số ô nhiễm nước tại rạch Sang Trắng.................................... 35

Bảng 4.2 Thông số pH qua hai đợt thu mẫu. .............................................................. 40
Bảng 4.3 Thông số TSS qua hai đợt thu mẫu ............................................................. 40
Bảng 4.4 Thông số COD qua hai đợt thu mẫu............................................................ 41
Bảng 4.5 Thông số BOD5 qua hai đợt thu mẫu ........................................................... 41
Bảng 4.6 Thông số Ntổng qua hai đợt thu mẫu............................................................. 42
Bảng 4.7 Thông số Ptổng qua hai đợt thu mẫu. ............................................................ 42

v


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Khu công nghiệp Trà Nóc 1 và Trà Nóc 2. ................................................. 13
Hình 3.1 Vị trí thu mẫu nước ở rạch Sang Trắng........................................................ 21
Hình 4.1 Tình hình sử dụng nước uống...................................................................... 23
Hình 4.2 Tình hình quản lý nước sinh hoạt. ............................................................... 24
Hình 4.3 Tình hình sử dụng nước sinh hoạt................................................................ 24
Hình 4.4 Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt............................................................. 25
Hình 4.5 Hiện trạng rác thải....................................................................................... 26
Hình 4.6 Tình hình quản lý nước thải sinh hoạt.......................................................... 26
Hình 4.7 Hiện trạng thoát nước thải từ cống thải khu dân cư...................................... 26
Hình 4.8 Tình hình quản lý nhà vệ sinh...................................................................... 27
Hình 4.9 Nguyên nhân gây ô nhiễm........................................................................... 28
Hình 4.10 Diễn biến pH qua hai đợt thu mẫu.. ........................................................... 29
Hình 4.11 Diễn biến TSS qua hai đợt thu mẫu. .......................................................... 30
Hình 4.12 Diễn biến COD qua hai đợt thu mẫu.......................................................... 31
Hình 4.13 Diễn biến BOD qua hai đợt thu mẫu.......................................................... 32
Hình 4.14 Diễn biến Ntổng qua hai đợt thu mẫu........................................................... 33
Hình 4.15 Diễn biến P tổng qua hai đợt thu mẫu. .......................................................... 34

vi



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD
COD
ĐBSCL
KCN
LHP
KV
RST
TPCT
TSS

Nhu cầu ôxy hóa sinh
Nhu cầu ôxy hóa học
Đồng bằng sông Cửu Long
Khu công nghiệp
Lê Hồng Phong
Khu vực
Rạch Sang Trắng
Thành phố Cần Thơ
Tổng chất rắn lơ lửng

vii


CHƯƠNG 1.
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở cực nam Tổ quốc, phía Đông Bắc giáp

Thành phố Hồ Chí Minh, Đông và Nam giáp biển Đông, Bắc giáp Campuchia, Tây giáp
biển Đông và vịnh Thái Lan; là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu của vùng Đông
Nam Á và Thế Giới. Với vị trí chiến lược, tiềm năng phát triển dồi dào, ĐBSCL đã không
ngừng đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại, đô
thị hóa nhằm nâng cao đời sống vật và chất tinh thần cho người dân trong khu vực. Những
năm gần đây, các hoạt động phát triển công nghiệp có bước phát triển đáng kể, với ngành
chủ đạo là chế biến nông phẩm và thủy sản. Theo báo cáo môi trường quốc gia (2012),
ĐBSCL có 61 khu công nghiệp tại 13 tỉnh, thành phố. Hầu hết các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp đều nằm dọc theo tuyến sông Hậu và sông Tiền. Việc xả nước thải không qua
xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường nước tại các dòng sông.
Trên tuyến sông Hậu năm 2012 có 22 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, chủ yếu
là lĩnh vực chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu. Với tổng diện tích gần 5.000 ha, nếu lấp
đầy diện tích đất sẽ phát sinh lượng nước thải vào khoảng 180.000 – 200.000 m3/ngày. Hầu
hết các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động nhưng chưa có hệ thống xử
lý nước thải tập trung, chỉ có 7/22 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải nhưng chỉ
xử lý sơ bộ rồi thải vào cống thoát nước thải của khu công nghiệp, cụm công nghiệp, sau đó
thải ra sông Hậu.
Khu công nghiệp (KCN) Trà Nóc nằm dọc theo tuyến sông Hậu sau nhiều năm hoạt
động vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Theo quy hoạch tổng thể năm 1997,
diện tích quy hoạch cho KCN Trà Nóc 1 là 116 ha và lưu lượng nước thải tính toán là 5.800
m3/ngày đêm. Quy hoạch cũng đề xuất một nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất
là 5.000 m3/ngày đêm cho KCN Trà Nóc 1 và một nhà máy xử lý nước thải tập trung riêng
với công suất 5.000 m3/ngày đêm cho KCN Trà Nóc 2. Quy hoạch chung còn đề xuất xây
dựng mạng lưới thoát nước mưa và nước thải riêng cho toàn KCN Trà Nóc. Nhưng đến nay
vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, mỗi ngày có hơn 12.000 m3 nước thải chưa
được xử lý đạt tiêu chuẩn đổ ra kênh rạch bao quanh khu công nghiệp như rạch Sang Trắng,
rạch Cái Chôm và cuối cùng nước từ các con rạch này đổ ra sông Hậu (Trần Hoàng Tuấn,
2012). Do đó, đề tài “Khảo sát chất lượng nước mặt rạch Sang Trắng khu công nghiệp
Trà Nóc – thành phố Cần Thơ” được thực hiện nhằm đánh giá chất lượng nước mặt tại

rạch Sang Trắng thông qua các chỉ tiêu chất lượng nước mặt và nước thải công nghiệp.
1.2. Mục tiêu đề tài
Xác định hiện trạng chất lượng nước mặt rạch Sang Trắng, quận Ô Môn, thành phố
Cần Thơ nhằm làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp quản lý.
1.3. Nội dung nghiên cứu
-

Khảo sát tình hình sử dụng nước của các hộ dân sống ven rạch Sang Trắng.
Đánh giá chất lượng nước rạch Sang Trắng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt QCVN 08: 2008/BTNMT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp QCVN 40: 2011/BTNM dựa trên chỉ tiêu pH, TSS, COD, BOD5,
Ptổng, Ntổng.
1


CHƯƠNG 2.
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về tài nguyên nước
Theo Nguyễn Khắc Cường (2002), nước là một tài nguyên vô cùng quý giá. Nhờ có
nước mà trên Trái Đất tồn tại sự sống. Nước là yếu tố chủ yếu chi phối mọi hoạt động của
xã hội con người. Nước sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, giao
thông vận tải, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt.
Nước trên hành tinh tồn tại ở ba thể khí, lỏng và rắn dưới nhiều dạng khác nhau: nước
trên mặt đất, ngoài đại dương, ở các sông suối, ao hồ, các hồ nhân tạo, nước ngầm, nước
trong khí quyển. Lượng nước nhiều nhưng phân bố không điều theo không gian và thời gian
(Nguyễn Võ Châu Ngân, 2004). Hơn 70% diện tích Trái Đất được bao phủ bởi nước. Lượng
nước trên Trái Đất khoảng 1,38 tỉ km3. Trong đó 97% là nước mặn trong các đại dương trên
thế giới có hàm lượng muối cao, không thích hợp cho nhu cầu sinh hoạt của con người.
Khoảng 2% nước thuộc dạng băng nằm ở hai cực của Trái Đất. Chỉ 1% nước được con
người sử dụng cho các hoạt động sống, trong số đó 30% dùng cho mục đích tưới tiêu, 50%

dùng cho các nhà máy sản xuất năng lượng, 7% dùng cho sinh hoạt và 12 % dùng cho sản
xuất công nghiệp (Bùi Thị Nga, 2000).
Bảng 2.1 Nước trong sinh quyển.
Vùng phân bố
Đại dương

Thể tích (km3)

% tổng số

Thời gian đổi mới

1.370.000,0

97,61

3 – 100 năm

29.000,0

2,08

16.000 năm

4.000,0

0,29

300 năm


Nước hồ

125,0

0,009

1- 100 năm

Các hồ nước mặn

104,0

0,008

10 – 1.000 năm

Độ ẩm của đất

67,0

0,005

280 ngày

Các dòng sông

1,2

0,00009


20 – 120 ngày

14,0

0,0009

9 ngày
(Lê Quang Khoa, 1995)

Băng ở cực và núi cao
Nước ngầm

Hơi nước trong thủy quyển

Nguồn nước tự nhiên dồi dào đảm bảo cho Trái Đất luôn được cân bằng về khí
hậu. Nước là dung moi lý tưởng để hòa tan, phân bố các hợp chất vô cơ và hữu cơ tạo
điều kiện thuận lợi cho phát triển thế giới thủy sinh, phát triển các loài thủy sản và các
loài động thực vật trên cạn. Nước cũng là môi trường thuận lơi cho giao thông thủy,
nghỉ ngơi, thể thao, giải trí (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2004). Tuy nhiên, do tốc độ gia
tăng dân số và sự phát triển của các KCN, các chất thải được thải trực tiếp ra sông rạch
làm cho khả năng tự làm sạch của thủy vực bị giới hạn, người dân hàng ngày phải
sống chung với chất thải trên sông rạch, nước từ các thủy vực này bốc mùi hôi thối,
lượng chất thải sinh hoạt ngày càng tăng tỉ lệ thuận với tốc độ gia tăng dân số và phát
triển công nghiệp. Điều này đã đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm
trọng, nhất là trên sông rạch quanh đô thị (Bùi Thị Nga, 2006). Theo số liệu báo động
của Liên Hiệp Quốc, hiện nay có trên 50 quốc gia trên thế giới đang lâm vào cảnh
thiếu nước, đặc biệt nghiêm trọng ở các vùng Châu Phi, vùng Trung Đông, vùng
Trung Á, Châu Úc và cả các quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp, Nhật, Đức, Singapore.
2



Mỗi ngày trên thế giới có hàng trăm người chết vì những nguyên nhân liên quan đến
nước như đói khác, dịch bệnh (Lê Anh Tuấn, 2008). Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp
Quốc (FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại khu vực
khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên trái đất có thể thiếu nước.
2.2. Ô nhiễm môi trường nước
2.2.1 Khái niệm
Sự ô nhiễm nước là sự có mặt của một hay nhiều chất lạ trong môi trường nước,
dù chất đó có hại hay không. Khi vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể sinh vật thì
chất đó sẽ trở nên độc hại (Lê Văn Khoa, 1995).
Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam (2005), ô nhiễm nước là việc đưa vào
nguồn nước các tác nhân lý, hóa, sinh học và nhiệt không đặc trưng về thành phần
hoặc hàm lượng đối với môi trường ban đầu đến mức có khả năng gây ảnh hưởng xấu
đến sự phát triển bình thường của một loài sinh vật nào đó hoặc thay đổi tính chất
trong lành của môi trường ban đầu.
2.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm
 Ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên
Ô nhiễm tự nhiên là do quá trình phát triển và chết đi của các loài thực vật, động
vật có trong nguồn nước hoặc là do nước mưa rửa trôi các chất gây ô nhiễm từ trên
mặt đất chảy vào nguồn nước (Lê Hoàng Việt, 2003).
Nhiễm phèn: Các quá trình phèn hóa trong đất, khi gặp nước phèn sẽ hòa tan gây
ra ô nhiễm nguồn nước. Nguồn nước lúc này chứa nhiều các chất độc dạng ion Al3+,
Fe2+, SO42- và làm pH của nước thấp.
Nhiễm mặn: Nước mặn theo thủy triều hoặc từ các mỏ muối trong lòng đất khi
hòa tan trong môi trường nước làm cho nước bị ô nhiễm do clo, natri khá cao. Nếu
nước sông bị nhiễm mặn ở vùng ven biển có thể chuyển nước mặn vào các vùng sâu
trong nội địa đến các vùng khác, gây suy giảm chất lượng nước ở vùng bị tác động và
vùng lân cận phụ thuộc.
Ô nhiễm phèn và mặn ở mức độ khác nhau tùy theo điều kiện tự nhiên ở từng
vùng. Tuy nhiên sự hoạt động của con người cũng góp phần gia tăng mức độ ô nhiễm

của các yếu tố tự nhiên (Bùi Thị Nga, 2008).
 Ô nhiễm do hoạt động của con người
 Ô nhiễm do nước thải từ khu dân cư
Nước thải từ khu dân cư là nước thải từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn,
trường học,… Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là hàm lượng các chất hữu cơ
không bền vững cao, dễ bị phân hủy sinh học như cacbonhydrat, protein, chất dinh
dưỡng (photpho, nitơ), nước ô nhiễm có hàm lượng hữu cơ cao nên thường có màu
đen. Tuy nhiên, trong thực tế khối lượng trung bình của các tác nhân này do con người
là khác nhau. Hàm lượng các tác nhân ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố: chất lượng bữa ăn, lượng nước sử dụng và hệ thống tiếp nhận
nước thải. Khi nước thải chưa xử lý đưa vào kênh rạch sẽ gây ô nhiễm nguồn nước chủ
yếu có các biểu hiện chính là: gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng, gây ra hiện tượng
phú dưỡng hóa dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực với việc cấp nước cho các mục đích khác
nhau, gia tăng mùi hôi và nhiều vi trùng (Bùi Thị Nga, 2008).
3


Bảng 2.2 Ước lượng lưu lượng và lượng thải các chất ô nhiễm trong nước thải
sinh hoạt đô thị qua các năm.
Năm

Lưu lượng nước thải
sinh hoạt đô thị (m3/ngày)

2006

Tổng thải lượng các chất (kg/ngày)
TSS

BOD


COD

1.823.408

2.450.205

1.128.234

2.131.108

2007

1.871.912

2.515.382

1.158.246

2.187.797

2008

1.938.664

2.605.080

1.199.548

2.265.814


2009

2.032.000

2.730.500 1.257.300 2.374.900
(Báo cáo môi trường quốc gia, 2010)

Nước thải sinh họat chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn
có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ
chứa trong nước thải sinh họat bao gồm các hợp chất như protein (40 – 50%); cacbon
hydrat (40 – 50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo; và các chất béo (5 – 10%). Nồng
độ chất hữu cơ trong nước thải sinh họat dao động trong khoảng 150 – 450% mg/L
theo trọng lượng khô. Có khoảng 20 – 40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Ở
những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không
được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng. Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc vào mức
sống và thói quen của người dân, có thể ước tính bằng 80% lượng nước được cấp.
Bảng 2.3 Tải trọng chất thải trung bình một ngày tính trên đầu người.
Các chất
Tổng lượng chất thải
Các chất tan
Các chất không tan
Chất lắng
Chất lơ lững

Tổng chất thải
(g/người.ngày)

Chất thải hữu cơ

(g/người.ngày)

Chất thải vô cơ
(g/người.ngày)

190
100
90
60
30

110
50
60
40
20

80
50
30
20
10
(Lâm Vĩnh Sơn, 2008)

 Ô nhiễm do nước thải từ KCN và chế biến
Nước thải công nghiệp là nước thải từ cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, giao thông vận tải. Nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà phụ
thuộc vào đặc điểm của từng ngành sản xuất (Trương Thị Nga, 2000).

4



Bảng 2.4 Đặc điểm nước thải của một số ngành công nghiệp.
Ngành công nghiệp
Chế biến, đồ hộp, thủy
sản, rau quả, đông lạnh
Chế biến nước uống có
cồn, bia, rượu

Chất ô nhiễm chính

Chất ô nhiễm phụ

BOD, COD, pH, SS

Màu, tổng P, N

BOD, pH, SS, N, P

TDS, nàu, độ đục

Chế biến thịt

BOD, pH, SS, độ đục

NH4 +, P, màu

Sản xuất bộ ngọt

BOD, SS, pH, NH4+


Độ đục, NO3-, PO43-

Cơ khí

COD, dầu mỡi, SS,CN-, Cr, Ni

SS, Zn, Pb, Cd

+

Thuộc da

BOD5, COD, SS, Cr, NH4 , dầu mỡ,
N, P, tổng Coliform
phenol, sunfua

Dệt nhuộm

SS, BOD, kim loại nặng, dầu mở

Màu, độ đục

Phân hóa học

pH, độ axít, F, kim loại nặng

Màu, SS, dầu mỡ, N, P

Sản xuất phân hóa học


NH4 +, NO3-, urê

pH hợp chất hữu cơ

Sản xuất chất hữu cơ,
vô cơ

pH, tổng chất rắn, SS, Cl-, SO42-, pH

COD, phenol, F, Silicat,
kim loại nặng

Sản xuất giấy

SS, BOD, COD, phenol, lignin,
pH, độ đục, độ màu
tanin
(Báo cáo môi trường quốc gia, 2009)

Tuy nhiên, trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
nhiều ngành công nghiệp được mở rộng quy mô sản xuất, cũng như phạm vi phân bố
đã làm gia tăng lượng nước thải và mức độ ô nhiễm môi trước nước ngày càng cao.

5


Bảng 2.5 Tổng lượng nước thải và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ
các khu công nghiệp.
Vùng


ĐB Sông
Hồng

Duyên hải
miền
Trung

Đông
Nam Bộ

ĐBSCL

Khu vực

Lượng thải

Tổng lượng các chất ô nhiễm

(m3/ngày)

TSS

BOD5

COD

NTổng

PTổng


Hà Nội
Hải Phòng
Quản Ninh
Hải Dương

36.577
14.026
8.05
23.806

8.047
3.086
1.771
5.237

5.011
1.922
1.103
3.261

11.668
4.474
2.568
7.594

2.122
814
467
1.381


2.926
1.122
644
1.904

Hưng Yên
Vĩnh Phúc
Bắc Ninh
Đà Nẵng
Thừa Thiên
Huế
Quản Nam
Quản Ngải
Bình Định
Tp.HCM
Đồng Nai
Bà Rịa –
Vũng tàu
Bình Dương
Tây Ninh
Bình Phước
Long An
Cần Thơ
Cà Mau

12.35
21.3
38.946
23.792


2.717
4.686
8.568
5.234

1.692
2.918
5.336
3.26

3.94
6.795
12.424
7.59

716
1.235
2.259
1.38

988
1.704
3.116
1.903

4.2

924


575

1.34

244

336

13.024
3.95
13.842
57.7
179.066

2.885
869
3.045
12.694
39.395

1.784
5.41
1.896
7.905
24.532

4.154
1.26
4.416
18.406

57.122

755
229
803
3.347
10.386

1.042
3.16
1.107
4.616
14.325

93.55

20.581

12.816

29.842

5.426

7.484

45.9
11.7
100
25.384

11.3
2.4

10.098
2.574
22
5.585
2.486
528

6.288 14.642
2.662
3.672
1.603
3.732
679
936
14
32
6
8
3.478
8.098
1.472
2.031
1.548
3.605
655
904
329

766
139
192
(Báo cáo môi trường quốc gia, 2012)

 Ô nhiễm do nước thải từ hoạt động nông nghiệp
Do nhu cầu lương thực ngày càng tăng, hoạt động nông nghiệp ngày càng phong
phú, đa dạng để đáp ứng và thỏa mãn đòi hỏi của cộng đồng. Chính vì vậy, hoạt động
nông nghiệp đã đưa vào môi trường ngày càng nhiều chất thải độc hại, làm cho môi
trường ngày càng ô nhiễm hơn. Dư lượng thuốc trừ sâu và nhiều tạp chất của phân bón
đã làm cho hàm lượng kim loại nặng gia tăng theo thời gian. Ở ĐBSCL những năm
gần đây do đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, người nông dân tìm mọi cách để khai thác
mảnh đất làm cho năng suất ngày càng cao và ý thức kém nên họ sử dụng nhiều hóa
chất và nông dược độc hại, gây ảnh hưởng không nhỏ đến người dân quanh vùng, hay
gây độc đối với các loài thủy sinh (Bùi Thị Nga, 2000).
2.3. Các dấu hiệu để nhận biết một nguồn nước bị ô nhiễm
Nguồn nước bị nhiễm bẩn có các dấu hiệu đặc trưng sau:
 Có xuất hiện chất nổi lên bề mặt nước và cặn lắng chìm xuống đáy nguồn;
 Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ,…);
6


 Thay đổi thành phần hóa học (pH, hàm lượng của các chất hữu cơ và vô cơ,
xuất hiện chất độc hại,…);
 Lượng oxy hòa tan (DO) trong nước giảm do quá trình oxy hóa các chất
bẩn hữu cơ vừa mới thải vào;
 Các vi sinh vật thay đổi về loài và số lượng (có thể sử dụng vi sinh vật chỉ
thị [bioindicatos] để xác định mức độ ô nhiễm). Có xuất hiện các vi trùng
gây bệnh.
2.4. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Ô nhiễm nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người có thể thông qua hai con
đường: một là do ăn uống bởi nước bị ô nhiễm hay các loại rau quả và thủy sản được
nuôi trồng trong nước bị ô nhiễm. Hai là do tiếp xúc với môi trường nước bị ô nhiễm
trong quá trình sinh hoạt và lao động. Theo thống kê của Bộ Y Tế, gần một nửa trong
số 26 bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm. Điển
hình nhất là bệnh tiêu chảy cấp. Ngoài ra có nhiều bệnh khác như tả, thương hàn, các
bệnh về đường tiêu hóa, viêm gan A, viêm não, ung thư,…
Bảng 2.6 Số ca bệnh truyền nhiễm liên quan đến ô nhiễm nước 2004 -2008.

Tên bệnh
Tả
Lỵ trực trùng
Ly amip
Các bệnh tiêu chảy
Viêm dan virut

Tỷ lệ mắt bệnh trên 100.000 dân
2004
2005
2006
2007
2008
0,08
0,00
0,00
2,24
1,03
53,47
52,26
45,78

40,21
33,25
22,77
21,10
16,56
15,54
12,64
1124,96
1095,61
1178,93
1144,69
1106,72
9,78
9,55
10,78
10,51
10,67
(Báo cáo môi trường quốc gia, 2010)

2.5. Quá trình tự làm sạch của nước mặt
 Quá trình pha loãng: được thực hiện khi nồng độ chất ô nhiễm của nước trong
thủy vực thấp hơn nhiều so với nguồn ô nhiễm, hoặc khi trong thủy vực ô nhiễm nhận
được lượng nước mới chất lượng sạch hơn. Tỷ lệ giữa tổng lượng chất ô nhiễm với
lượng nước sạch dùng để pha loãng càng nhỏ, khả năng pha loãng càng cao. Xáo trộn
càng mạnh, pha loãng càng dễ thực hiện và xảy ra trên diện rộng. Pha loãng không
trực tiếp làm giảm lượng chất ô nhiễm có trong khối nước, nhưng nó làm giảm nồng
độ chất ô nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình tự làm sạch khác, đồng thời
tạo cảm quan môi trường tốt hơn, cải thiện các đặc trưng lý học của nước (Nguyễn Thị
Phương Loan, 2005).
 Quá trình thay đổi hóa học: được thực hiện nhờ phản ứng hóa học biến đổi

một số chất thành những chất mới ít gây hại hơn, như ít độc hơn, có thể kết tủa, bay
hơi… Tốc độ phản ứng phụ thuộc phức tạp vào điều kiện môi trường, nồng độ chất
tham gia phản ứng, sự có mặt của các chất khác có chức năng xúc tác… mà trong
nhiều trường hợp chúng ta không biết rõ ràng (Nguyễn Thị Phương Loan, 2005).
Thay đổi hóa học có thể diễn ra ở hầu hết các muối của acid vô cơ (như NaCl,
KCl,…) do chúng tác dụng với những chất khác có trong nước sông. Chẳng hạn
ZnSO4 có thể phản ứng với kiềm bicarbonate tự nhiên của nước sông, làm cho một
lượng kẽm tạo ra hợp chất kết tủa rời khỏi dung dịch. Tuy vậy điều đó cũng không gây
nên sự phá hoại chất vô cơ mà chỉ gây ra sự chuyển hóa tự dạng hòa tan trong nước
7


sang dạng hòa tan bùn cặn ở đáy sông. Nếu điều kiện thay đổi (ví dụ pH giảm do chất
thải chứa acid) thì lượng kẽm đã kết tủa được chuyển từ dạng bùn cặn vào dạng hòa
tan trong nước (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2004).
 Quá trình phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ (BOD): các tác nhân chính trong
nước thải sinh hoạt là chất hữu cơ kém bền vững thể hiện thông qua thông số nhu cầu
oxy sinh học (BOD). Chất hữu cơ gây tác hại chất lượng sông gây suy giảm oxy hòa
tan (DO) trong nước dẫn tới tác hại cho các loại thủy sinh cần dưỡng khí.
Một dòng sông bị nhiễm bẩn do các chất hữu cơ được chia thành bốn vùng theo
dòng chảy như sau
 Vùng phân rã: ở đây nồng độ oxy hòa tan giảm rất nhanh do các vi khuẩn
đã sử dụng để phân hủy các hợp chất hữu cơ trong chất thải.
 Vùng phân hủy mạnh: các chất hữu cơ, nồng độ oxy hòa tan giảm tới mức
thấp nhất. Trong vùng này thường xảy ra cả quá trình phân hủy kỵ khí bùn
ở đáy sông, phát sinh mùi hôi thối. Đây là môi trường không thuận lợi cho
các động vật bậc cao như cá sinh sống. Ngược lại, vi khuẩn và nấm phát
triển mạnh nhờ sự phân hủy các hợp chất hữu cơ làm giảm BOD và tăng
hàm lượng amoniac.
 Vùng tái sinh: tốc độ hấp thụ oxy lớn hơn tốc độ sử dụng oxy nên nồng độ

oxy hòa tan tăng dần. Ở đây amoniac được các vi sinh vật nitrat hóa. Các
loài giáp xác và các loài cá có khả năng chịu đựng.v.v… tái xuất hiện và
tảo phát triển mạnh do hàm lượng các chất dinh dưỡng vô cơ từ quá trình
phân hủy các chất hữu cơ tăng lên.
 Vùng nước sạch: nồng độ oxy hòa tan được phục hồi trở lại bằng mức ban
đầu, còn chất hữu cơ hầu như đã bị phân hủy hết. Môi trường nước ở đây
đảm bảo cho sự sống bình thường của các loài thực vật và động vật.
(Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, 2002)
2.6. Các thông số đánh giá chất lượng môi trường nước
2.6.1. pH
pH là đại lượng biểu thị nồng độ hoạt tính ion H+ trong nước (pH=-log[H+]). Chỉ
tiêu này được sử dụng để đánh giá tính axit hay tính kiềm của dung dịch nước, bùn. pH
phụ thuộc vào quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh, quá trình phân hủy của các
hợp chất hữu cơ, tính chất của đất và các tác động của con người (Trương Quốc
Phú ,2006). pH là một trong các yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống
của thực vật thủy sinh. Nếu pH trong môi trường quá thấp hay quá cao đều không có
lợi cho đời sống của thủy sinh vật, pH nước thấp vi sinh vật sẽ hoạt động yếu và làm
cho các quá trình chuyển hóa các hợp chất hữu cơ thành vô cơ hay các chất ít độc hơn
bị cản trở.
Nước tự nhiên thông thường có độ pH khoảng 4 – 9. Xác định độ pH của nước
một mặt có ý nghĩa đánh giá về độ acid của nước, mặt khác qua độ pH có thể nhận xét
sự có mặt của các dạng muối tan, mức độ ô nhiễm của nước và mức độ xử lý nước (Sổ
tay phân tích Đất, Nước, Phân bón, Cây trồng, 1998)
Tính chất của nước được xác định theo các giá trị khác nhau của pH. Khi pH = 7,
nước có tính trung tính; khi pH > 7, nước có tính kiềm; khi pH < 7, nước có tính acid.
8


pH được chia thành 14 mức từ 0 – 14. Sự biến động pH theo ngày – đêm là kết quả
của sự thay đổi giữa quang hợp và hô hấp của thực vật phù du và các loài thực vật

khác trong thủy vực. pH giảm là do quá trình phân hủy hữu cơ, hô hấp của thủy sinh
vật. Hai quá trình này giải phóng ra nhiều CO2, CO2 phản ứng với nước tạo ra H+.
Ngược lại, quá trình quang hợp được thực vật hấp thu CO2 làm pH tăng dần, khi CO2
tự do hòa tan trong nước bị hấp thu hoàn toàn thì pH tăng lên 8,34 (Trương Quốc Phú,
2008).
Nhìn chung, sự sống tồn tại và phát triển tốt nhất trong điều kiện môi trường
nước trung tính có pH = 7. Tuy nhiên, sự sống vẫn chấp nhận một khoảng nhất định
trên dưới giá trị trung tính (6 < pH < 8,5), đôi khi còn rộng hơn và cá biệt vẫn có
những sinh vật sống được ở các pH cực tiểu (0 < pH < 1) và cực đại pH = 14 trong tự
nhiên luôn luôn tồn tại hệ đệm, do vậy sự thay đổi nồng độ acid (H+) hoặc bazơ (OH-)
đến một mức nào đó mới dẫn đến sự thay đổi pH (Trịnh Lê Hùng, 2007).
2.6.2. Nhu cầ u oxy sinh hóa (BOD)
Nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật tiêu thụ trong quá
trình oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước (đặc biệt là nước thải). Chỉ tiêu này
thường được biểu diễn bằng BOD5 có nghĩa là lượng oxy hòa tan đã bị vi sinh vật sử
dụng để oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong vòng 5 ngày ở nhiệt độ 20oC. Chỉ tiêu này
phản ánh lượng carbon hữu cơ có thể phân hủy bằng con đường sinh học. Nước sạch
thường có giá trị nhỏ hơn 1mg/L. Các con sông được coi là ô nhiễm khi trong nước
sông có hàm lượng BOD5 lớn hơn 5mg/L (Lê Hoàng Việt, 2000).
Thời gian cần thiết để các vi sinh vật oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ có thể
kéo dài đến vài chục ngày tùy thuộc vào tính chất của nước thải, nhiệt độ và khả năng
phân hủy các chất hữu cơ của hệ vi sinh vật trong nước thải. Đối với nước thải sinh
hoạt và nước thải của một số ngành công nghiệp có thành phần gần giống với nước
thải sinh hoạt thì lượng oxy tiêu hao để oxy hóa các chất hữu cơ trong vài ngày đầu
chiếm 21%, qua 5 ngày đêm chiếm 87% và qua 20 ngày đêm chiếm 99%. Để kiểm tra
khả năng làm việc của các công trình xử lý nước thải người ta thường dùng chỉ tiêu
BOD5 (Lê Hoàng Việt, 2003).
2.6.3. Nhu cầ u ôxy hóa học (COD)
Nhu cầu oxy hóa học là đại lượng dùng để đánh giá mức độ nhiễm bẩn của
nguồn nước. Đó là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước,

nước càng nhiễm bẩn thì hàm lượng chất hữu cơ càng cao. Nước bị nhiễm bẩn bởi các
chất hữu cơ do chất thải sinh hoạt và công nghiệp, sản suất nông nghiệp, tạo điều kiện
dễ dàng cho các loại vi sinh vật phát triển. Thông số COD có ý nghĩa quan trọng để
khảo sát, đánh giá hiện trạng ô nhiễm và xác định hiệu quả của các công trình xử lý
nước (Lâm Minh Triết và ctv, 2007).
COD chỉ tiêu này dùng phản ánh tổng lượng carbon hữu cơ trừ một số chất hữu
cơ có nhân như benzen (không bị oxy hóa trong các phản ứng của phép thử). Trong
phép thử này người ta dùng các chất oxy hóa mạnh như potassium dichromate trong
dung dịch acid để oxy hóa các chất hữu cơ. Phép thử này lợi thế chỉ mất 2 giờ so với 5
ngày cho phép thử BOD5. Tuy nhiên nó không cho ta biết được tốc độ phân hủy sinh
học của các chất hữu cơ trong nước thải. Đối với nước thải sinh hoạt BODn gần bằng
COD và BOD5 gần bằng 0,6 COD. Tuy nhiên, hệ số 0,6 này không dùng cho nước thải
9


công nghiệp được, vì nước thải công nghệp có thể chứa nhiều chất hữu cơ không thể
phân hủy sinh học được (Lê Hoàng Việt, 2000).
2.6.4. Tổ ng chấ t rắn lơ lửng TSS
Hàm lượng chất rắn trong nước gồm các chất rắn vô cơ (các muối hòa tan chất
rắn không tan như huyền phù, đất, cát,...), chất rắn hữu cơ (các vi sinh vật, vi khuẩn,
động vật nguyên sinh, tảo,...), và các chất hữu cơ tổng hợp như phân bón, chất thải
công nghiệp (Nguyễn Thị Thu Thủy, 1999).
Chất rắn lơ lửng trong nước sinh ra do các chất rửa trôi không hòa tan từ đất hay
những mãnh vụn của quá trình phân hủy chất hữu cơ. Trong nước thải sinh hoạt và
công nghiệp, đôi khi cũng có hàm lượng chất rắn lơ lửng đáng kể. Chất rắn lơ lửng
không ảnh hưởng đến sức khỏe trừ cặn sinh học, nó là nguyên nhân gây nên độ đục
trong nước, vì thế nó ảnh hưởng đến các quá trình xử lý nước. Xác định hàm lượng
chất rắn lơ lửng để phục vụ tính toán, thiết kế công trình xử lý nước thiên nhiên và
nước thải, đồng thời kết hợp các chỉ tiêu phân tích hóa học khác để lựa chọn nguồn
nước thích hợp cho những mục đích sử dụng hợp lý (Lâm Minh Triết và ctv, 2007).

Tổng chất rắn lơ lửng là thông số quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nước.
Quy chuẩn môi trường quy định TSS tối đa cho phép đối với nguồn nước cấp sinh hoạt
là 20mg/L - 30 mg/L, đối với nguồn nước thủy lợi là 50mg/L - 100 mg/L, đối với nước
biển, bãi tắm và nuôi trồng thủy sản là 50mg/L (Cục Kiểm soát ô nhiễm, 2010).

2.6.5. Nitơ tổng
Nitơ có thể tồn tại ở các dạng chủ yếu sau: Nitơ hữu cơ (N-HC), Nitơ amoniac
(N-NH3), Nitơnitrit (N-NO2), Nitơnitrat (N-NO3), và Nitơ tự do (N2).
Nitơ là nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của sinh vật do nó là nguyên tố cần
thiết tạo nên các protein và acid nucleic (Theo Lê Hoàng Việt, 2003). Tuy nhiên khi
hàm lượng nitơ trong nước cao không những gây ra hiện tượng phú dưỡng, mà khi chỉ
tiêu N-NO3 trong nước cấp cho sinh hoạt vượt quá 45 mg/L cũng gây ra mối đe dọa
cho sức khỏe con người. Mặc dù bản thân nitrat không là chất nguy hiểm nhưng trong
đường ruột trẻ nhỏ thường tìm thấy loại vi khuẩn có thể chuyển hóa nitrat thành nitrit.
Nitrit có ái lực với hồng cầu trong máu hơn oxy, khi nó thay thế oxy sẽ tạo ra
methaemoglobin, hợp chất này không thể nhận oxy nên làm cho máu thiếu oxy, gây
hội chứng trẻ xanh xao (Methaemoglobinaemia), thậm chí gây tử vong (Trần Văn
Nhân và Ngô Thị Nga, 2002).
2.6.6. Photpho tổng
Photpho là nguyên tố rất quan trọng đối với sinh vật. Chúng có mặt trong thành
phần ATP, AMP, ADP, Photpholipit, axit nucleic. Chính vì thế nguyên tố photpho rất
cần thiết cho sinh vật, nhất là thực vật trong nước (Nguyễn Đức Lượng & Nguyễn Thị
Thùy Dương, 2003).
Trong môi trường nước photpho tồn tại ở 4 dạng: hợp chất vô cơ không tan, hợp
chất vô cơ tan, hợp chất hữu cơ tan và hợp chất hữu cơ không tan.
Theo Lê Văn Khoa và ctv (1999), khi hàm lượng photpho trong nước cao gây
nên hiện tượng phú dưỡng thúc đẩy sự phát triển của tảo làm ô nhiễm nguồn nước, gây
tắc nghẽn dòng chảy, hạn chế lượng oxy khuếch tán trong nước làm chết tôm cá.

10



2.7. Tình hình ô nhiễm nước ở một số kênh rạch tại thành phố Cần Thơ
Theo kết quả quan trắc môi trường thành phố Cần Thơ năm 2013, thành phố có 7
kênh rạch có chất lượng nước mặt ô nhiễm cao bao gồm: Tham Tướng, Cái Khế, Ba
Láng, Sáng Trắng, Ô môn, Cờ Đỏ, Thốt Nốt. Kết quả quan trắc một số chỉ tiêu chất
lượng nước tại một số kên rạch trên địa bàn thành phố Cần Thơ được tổng hợp trong
bảng 2.7.

11


Bảng 2.7 Các kênh rạch ô nhiễm ở Cần Thơ năm 2013.
Tên kênh rạch

Ph

BOD
(mg/L)

COD
(mg/L)

DO
(mg/L)

TSS
(mg/L)

NH3-N

(mg/L)

NO3-N
(mg/L)

NO2-N
(mg/L)

Coliform
(MPN/100ml)

R.Tham Tướng

7.04

30.85

45.03

2.32

58.81

5.78

2.05

0.03

33065


R.Cái Khế

6.9

8.46

13.2

5.21

30.15

0.97

0.72

0.02

4414

R.Ba Láng

7.08

6.87

11.13

5.3


23.48

0.21

1.03

0.04

3819

R. Cây Me

7.02

10.66

15.34

4.87

27.38

1.46

0.92

0.04

8692


R. Cái Chôm

7.09

7.54

11.7

5.13

23.19

0.36

0.78

0.04

8089

K. Xáng Ô Môn

6.91

9.45

14.39

4.86


29.04

1.14

1.03

0.06

6100

K. Thị Đội

7.02

8.75

13.55

5.08

28.55

0.39

0.8

0.03

5050


R. Xảo Xèo

7.01

8.7

13.86

5.02

28.95

0.79

0.95

0.03

5854

Kênh Đứng

6.8

7.56

11.13

5.41


30.63

0.28

1.06

0.04

4225

R.Bò Ót

6.89

7.65

11.9

5.4

27.85

0.28

0.87

0.03

4073


K. 4 Tổng

6.93

9.34

14.03

4.98

29.2

0.16

0.76

0.02

5292

QCVN 08:2008

6-8,5

4

10

6


20

0.1

2

0.01

2500

100

100

100

100

100

9

100

100

Tỷ lệ điểm không
0
đạt QCVN


(Báo cáo hiện trạng môi trường, 2013)

12


2.8. Khu công nghiệp Trà Nóc
2.8.1. Vị trí địa lý
- Phía Nam là một phần Quốc lộ 91A từ ngã ba Trà Nóc tới rạch Sang Trắng
nhỏ, sau đó chạy tiếp tới rạch Sang Trắng lớn và được cắt ngang rạch Cái Chôm.
- Phía Tây được giới hạn bởi rạch Cái Chôm.
- Phía Bắc là Sông Hậu.
- Phía Đông giáp rạch Sang Trắng.

Hình 2.1 Khu công nghiệp Trà Nóc 1 và Trà Nóc 2.
2.8.2. Lịch sử hình thành

 Khu công nghiệp Trà Nóc 1, diện tích 135 ha
Năm 2013, KCN Trà Nóc 1 đã thu hút thêm 04 dự án mới, hiện tại đã lấp đầy
100% diện tích đất công nghiệp, đất cho thuê 106,4ha, có 122 dự án, vốn đăng ký
383,509 triệu USD, vốn thực hiện 330,033 triệu USD, đạt tỷ lệ 86,06% vốn đăng ký.
Trong đó, dự án đầu tư trong nước có 111 dự án (106 dự án đang hoạt động, 04 dự án
đang xây dựng, 01 dự án chưa triển khai), với tổng vốn đầu tư đăng ký là 305,609 triệu
USD, vốn đầu tư thực hiện là 252,134 triệu USD, chiếm 82,05% vốn đăng ký; Dự án
FDI có 11 dự án (11 dự án đang hoạt động), với tổng vốn đầu tư đăng ký là 77,899
triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là 77,899 triệu USD, chiếm 100% vốn đăng ký (Kết
quả hoạt động năm 2013, UBND Thành phố Cần Thơ).

13



Năm 2009, KCN Trà Nóc 1 có tổng số doanh nghiệp đăng ký họat động là 166.
Trong đó, số doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, phụ phẩm thủy sản và sản xuất thức ăn
gia súc chiếm số đông so với các ngành nghề sản xuất khác:
-

Chế biến thủy sản, phụ phẩm thủy sản và sản xuất thức ăn gia súc: 25 doanh
nghiệp;
Sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, kính các loại: 19 doanh nghiệp;
Sản xuất phân bón, hóa chất: 13 doanh nghiệp;
Kinh doanh xăng dầu, gas, kho chứa: 11 doanh nghiệp;
Nhựa, may mặc, bao bì: 9 doanh nghiệp;
Chế biến thực phẩm: 9 doanh nghiệp;
Sản xuất các loại hàng hóa khác: 19 doanh nghiệp.
(Cảnh sát môi trường Thành phố Cần Thơ, 2009)
 Khu công nghiệp Trà Nóc 2, diện tích 165 ha

Trong năm 2013 đã thu hút thêm 02 dự án mới. Hiện KCN Trà Nóc 2 đã lấp đầy
được 86,58% diện tích đất công nghiệp, có 59 dự án, vốn đăng ký 596,214 triệu USD,
vốn thực hiện 322,237 triệu USD, chiếm 54,05% vốn đăng ký. Trong đó, dự án đầu tư
trong nước có 52 dự án (45 dự án đang hoạt động, 03 dự án đang xây dựng, 04 dự án
chưa triển khai), với tổng vốn đầu tư đăng ký là 524,527 triệu USD, vốn đầu tư thực
hiện là 285,379 triệu USD, chiếm 54,41% vốn đăng ký; dự án FDI có 07 dự án (06 dự
án đang hoạt động, 01 dự án đang xây dựng), với tổng vốn đầu tư đăng ký là 70,688
triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là 36,858 triệu USD, chiếm 52,14% vốn đăng ký (Kết
quả hoạt động năm 2013, UBND Thành phố Cần Thơ).
KCN Trà Nóc 2 tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động là 49 doanh nghiệp
trong đó:
- Chế biến thủy sản, phụ phẩm thủy sản và thức ăn gia súc: 12 doanh nghiệp;
- Sản xuất xăng dầu, gas, kho chứa: 5 doanh nghiệp;

- Sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ: 5 doanh nghiệp;
- Sách, bao bì, găng tay: 3 doanh nghiệp;
- Sản xuất sữa nước uống: 2 doanh nghiệp;
- Hóa chất phân bón 1 doanh nghiệp và các loại hàng hóa khác 2 doanh nghiệp.
(Cảnh sát môi trường Thành phố Cần Thơ, 2009)
2.8.3. Quả n lý nước thải ở KCN Trà Nóc
Thành phố Cần Thơ hiện tại có 04 khu công nghiệp đang hoạt động (trong tương
lai có tổng cộng là 08 KCN). Trong đó, KCN Trà Nóc 1 (quận Bình Thủy) và KCN
Trà Nóc 2 (quận Ô Môn) là hai KCN lớn nhất tại thành phố Cần Thơ nằm dọc theo
sông Hậu. Tháng 3 năm 2012 Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định xây
dựng hệ thống thoát nước thải công nghiệp Trà Nóc với công suất thiết kế là 12.000
m3/ngày.đêm. Nhưng thực tế, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung vẫn chưa
tồn tại, cho nên tất cả các loại nước thải đều xả vào hệ thống thoát nước mưa sau đó
thải ra sông, kênh rạch xung quanh, dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ảnh
hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân (Báo cáo hiện trạng môi trường Thành
Phố Cần Thơ, 2012).
KCN Trà Nóc đã đi vào hoạt động cách đây khoảng 20 năm, nhưng vẫn chưa xây
dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung đa phần các doanh nghiệp đều có
công trình xử lý nước thải cục bộ. Đến nay mới chỉ có 7 doanh nghiệp xử lý nước thải
14


đạt tiêu chuẩn loại A, còn lại xử lý qua loa hoặc không xử lý. Các hệ thống thoát nước
thải riêng của KCN Trà Nóc vẫn chưa được xây dựng, nước mưa, nước thải sản xuất,
nước thải sinh hoạt được dẫn chung một tuyến cống thoát nước xả ra sông Hậu (phía
Đông), rạch Cái Chôm (phía Bắc), kênh ngang qua Quốc lộ 91A (phía Nam) và rạch
Sang Trắng nằm giữa KCN. Tất cả các thủy vực tiếp nhận nước thải từ KCN đều bị
ảnh hưởng nặng nề. Rõ nhất là rạch Sang Trắng, giờ đã trở thành màu đen kịt, hôi thối
nồng nặc. Đa phần các doanh nghiệp thường xuyên xả nước thải chưa qua xử lý trực
tiếp ra môi trường, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản, chế biến thức

ăn chăn nuôi... (Quỳnh Diễm, 2010) nên nước sông bị ô nhiễm hữu cơ với hàm lượng
vượt Quy chuẩn cho phép QCVN 08: 2008/BTNMT.
Theo báo cáo kết quả hoạt động (2013), Khu công nghiệp Trà Nóc đang khởi
công xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung giai đoạn một với công suất
6.000m 3/ngày.đêm. Hiện đang xây dựng các hạng mục như sau: nhà điều hành đang
được hoàn thiện, cụm bể chính và bể lắng đạt tiến độ 80%, đã tiến hành đào móng và
đóng cọc bể thu gom và bể lắng thứ cấp, đường ống thu gom đang được triển khai.
2.9. Những quy định về quản lý nước thải công nghiệp, sinh hoạt
 QCVN 01: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp chế biến cao su thiên nhiên;
 QCVN 08: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt;
 QCVN 09: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm;
 QCVN 11: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp chế biến thủy sản;
 QCVN 13: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp dệt may;
 QCVN 14: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt;
 QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất
thải nguy hại;
 QCVN 28: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải Y tế;
 QCVN 29: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của
kho và cửa hàng xăng dầu;
 QCVN 35: 2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước khai thác
thải từ các công trình dầu khí trên biển;
 QCVN 40: 2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp;
 QCVN 01: 2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chất lượng nước ăn

uống;
 QVN 02: 2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh
hoạt.
2.10. Giới thiệu về rạch Sang Trắng
Rạch Sang Trắng là một trong những con rạch chính của thành phố Cần Thơ;
thuộc địa bàn phường Phước Thới, quận Ô Môn (cách bến phà Cần Thơ cũ khoảng 15
km về hướng thượng lưu sông Hậu), nằm giữa Khu công nghiệp Trà Nóc 1 và Khu
15


×