Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tiểu luận quản lý công tác thu gom chất thải rắn thông thường tại bốn khu vực thị trấn và thị tứ thuộc huyện củ chi, tphcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.25 KB, 6 trang )

QUẢN LÝ CÔNG TÁC THU GOM CHẤT THẢI RẮN THÔNG
THƯỜNG TẠI BỐN KHU VỰC THỊ TRẤN VÀ THỊ TỨ THUỘC
HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I. Thực trạng công tác thu gom chất thải rắn thông thường tại 04
khu vực thị trấn và thị tứ thuộc huyện Củ Chi
Huyện Củ Chi nằm về hướng Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm
20 xã và 1 thị trấn; trong đó, 04 khu vực đang có tốc độ đô thị hóa cao là thị trấn
Củ Chi, thị tứ Tân Quy, thị tứ Phước Thạnh và thị tứ Tân Thông Hội với quy mô
dân số khoảng 170.000 người, tương ứng khoảng 40.000 hộ.
Quá trình đô thị hóa tại 04 khu vực nêu trên đòi hỏi cấp chính quyền
địa phương ngoài việc quan tâm đến đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng
đô thị, thì vấn đề quản lý phát triển môi trường đô thị cũng phải được chú
trọng không kém. Đi đôi với dân số đô thị tăng nhanh là vấn đề rác sinh hoạt
được thải ra môi trường với số lượng ngày càng lớn mà nếu không quan tâm
quản lý ngay từ đầu thì đây hứa hẹn sẽ là một trong nguồn thải góp phần
không nhỏ trong việc gây ô nhiễm môi trường sống đô thị.
1. Tình hình thu gom chất thải rắn thông thường trước khi có quyết
định số 88/2008/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 của UBND thành phố Hồ Chí
Minh về việc thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
thông thường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là quyết
định số 88/2008)
Nếu như người dân sống tại thị trấn Củ Chi đã quen thuộc với việc đăng
ký các dịch vụ để được thu gom rác, thì người dân tại 03 khu vực còn lại đa phần
đã quen với việc tự xử lý rác tại hộ gia đình mà chưa tiếp cận và thích ứng với
việc thu gom rác tập trung. Do đó mạng lưới thu gom chất thải rắn thông
thường tại 04 khu vực trên chỉ do Công ty dịch vụ công ích huyện (thu gom
1007 hộ, 133 tổ chức từ các chợ nhỏ trong khu vực) và sự hành nghề tự do của
62 cá nhân trực tiếp ký hợp đồng thu gom rác sinh hoạt với 8.026 hộ dân có
1



nhu cầu, cư ngụ dọc theo 01 số tuyến đường có tính chất trung tâm trong khu
vực. Khối lượng chất thải rắn thông thường được tổ chức thu gom trên địa bàn
mới chỉ đạt ở mức 22,5%.
Bên cạnh đó, do chưa có sự quản lý thống nhất, tập trung nên sự phân
chia địa bàn thu gom rất bất hợp lý, cụ thể trên cùng 01 tuyến đường nhưng
có từ 2 đến 3 đơn vị thu gom, có trường hợp 02 hộ liền kề nhưng lại hợp đồng
với 02 đơn vị thu gom khác nhau, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa cá
nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức trong hệ thống thu gom diễn ra
thường xuyên thậm chí dẫn đến xô xát. Đây là một thực tế rất đáng quan tâm
của chính quyền địa phương trong nỗ lực quản lý tốt công tác thu gom rác tại
khu vực này, vì so với các quận nội thành, việc quản lý lực lượng làm dịch vụ
thu gom rác dân lập đã có sự ổn định một bước bằng việc thực hiện theo Quyết
định 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998 của UBND thành phố, trong
khi Củ Chi đã hơn 10 năm qua chưa bắt tay vào thực hiện.
Ngoài ra, do chưa có sự quan tâm đầu tư từ các cấp chính quyền địa
phương, nên phương tiện mà các cá nhân, đơn vị dùng để thu gom chất thải
rắn thông thường chưa được đầu tư đúng mức, nhất là về phía các cá nhân tự
đứng ra tổ chức thu gom: phương tiện vận chuyển thô sơ, chủ yếu là các xe ba
gác tự chế, xe ba bánh đạp, không đảm bảo an toàn giao thông cũng như đảm
bảo vệ sinh môi trường trong quá trình vận chuyển, tình trạng rơi vãi rác
trong quá trình vận chuyển thu gom là điều thường xảy ra. Số lượng phương
tiện thu gom còn rất hạn chế (09 phương tiện của Công ty Dịch vụ công ích
huyện và 62 phương tiện của các đơn vị còn lại) chưa đáp ứng nhu cầu thực tế
nên tình trạng thu gom rác không đúng ngày giờ, để rác tồn đọng là việc
không tránh khỏi.
2. Kết quả đạt được từ khi triển khai quyết định số 88/2008 đến nay
2.1. Sơ lược về quyết định số 88/2008

2



Quyết định số 88/2008 của UBND thành phố Hồ Chí Minh ra đời trong
bối cảnh lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra mỗi ngày của thành phố ngày
càng tăng (hiện nay là khoảng 5.700 tấn/ngày) và thành phố ngày càng phải
chi nhiều hơn cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác (mỗi năm
khoảng trên 900 tỷ đồng và tốc độ tăng chi phí này khoảng 12%/năm), trong
khi đó ý thức của người dân về vệ sinh đô thị còn thấp, chất lượng vệ sinh đô
thị chưa cao, các vấn đề tồn đọng của hệ thống quản lý chất thải rắn chưa
được cải thiện. Do đó, quyết định số 88/2008 ra đời để hướng đến mục tiêu:
Tạo nhận thức đúng đắn cho cộng đồng về các hoạt động liên quan đến chất
thải phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt; Tạo tinh thần sẻ chia của chủ
nguồn thải với Nhà nước về gánh nặng xử lý chất thải rắn phát sinh và giảm
dần việc bao cấp trong công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố.
Nội dung quyết định số 88/2008 tập trung qui định cụ thể về đối tượng
nộp phí, mức phí, cơ quan thu phí và quản lý sử dụng tiền phí. Theo đó, dối
tượng nộp phí là các cơ quan, tổ chức, cá nhân được cung ứng dịch vụ quét
dọn, thu gom, vận chuyển, xử lý và chôn lấp chất thải rắn (các hộ gia đình
thuộc diện xóa đói giảm nghèo được miễn nộp phí); mức phí từ 10.000đ20.000đ/tháng đối với mỗi hộ tùy vào vị trí, khu vực và từ 60.000đ110.000đ/tháng hoặc 176.800đ/m3/tháng đối với đối tượng ngoài hộ gia đình
tùy vào lượng rác thải mà đối tượng này thải ra; cơ quan thu phí bao gồm
Công ty Dịch vụ công ích, các đơn vị trúng thầu thu gom vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt, các tổ chức có tư cách pháp nhân đang thực hiện thu gom,
vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thực hiện thu phí đối với các chủ nguồn
thải và Ủy ban nhân dân phường - xã thực hiện thu phí đối với các chủ nguồn
thải do lực lượng thu gom rác dân lập thu gom.
2.2. Kết quả thực hiện
Với chính sách mới của thành phố, lực lượng thu gom rác dân lập đã
được củng cố, sắp xếp, phân bố lại địa bàn hợp lý hơn (gồm 03 tổ chức và 16
3



tổ thu gom rác dân lập) hoạt động thông qua sự giám sát trực tiếp của chính
quyền địa phương để nhằm hướng đến 02 mục đích: Lực lượng thu gom rác
phải đảm bảo phủ kín 04 khu vực đô thị hóa để tất cả người dân đều có điều
kiện sử dụng dịch vụ và đảm bảo cho tổ chức, cá nhân hành nghề thu gom rác
đạt hiệu quả kinh tế cao nhất khi cung ứng dịch vụ. Nhờ chủ trương chính
sách rõ ràng đã tạo tâm lý phấn khởi nơi lực lượng thu gom, phương tiện thu
gom được chú trọng đầu tư, đổi mới, nâng dần về số lượng, các phương tiện
thô sơ, kém chất lượng đang dần dần được thay thế bằng phương tiện đảm
bảo quy chuẩn kỹ thuật hơn, hạn chế được tình trạng rơi vãi rác trong quá
trình thu gom vận chuyển.
Chủ nguồn thải đăng ký được cung ứng dịch vụ thu gom ngày càng tăng.
Tính đến cuối năm 2009 sau quá trình tổ chức tuyên truyền vận động thuyết
phục, chủ nguồn thải từ tổ chức, cá nhân không ngừng tăng lên, cụ thể: chủ
nguồn thải là tổ chức đã tăng từ 133 đơn vị lên 605 đơn vị, chủ nguồn thải là
hộ dân cũng đã tăng từ 9033 hộ lên 21669 hộ tăng 240% so với thời điểm bắt
đầu triển khai Quyết định số 88/2008.
Bộ máy thực hiện thu, quản lý và thanh toán phí vệ sinh và phí bảo vệ
môi trường cơ bản đã được định hình từ cấp huyện đến cấp cơ sở thông qua
việc sử dụng bộ máy hiện có của các phòng ban huyện cũng như bộ phận kế
toán ngân sách các xã có liên quan, đồng thời hợp đồng với lực lượng thu
gom rác để thực hiện việc thu hộ phí từ các chủ nguồn thải. Việc sử dụng biên
lai thu phí thực hiện đúng theo hướng dẫn của công văn liên Sở, tuy nhiên
việc quyết toán theo định kỳ vẫn chưa đảm bảo về mặt thời gian do còn tồn
tại nhiều nguyên nhân: Chậm thu, chậm quyết toán do hạn chế về năng lực
của đơn vị thu hộ phí, do việc kiêm nhiệm quá nhiều công việc của bộ phận
kế toán ngân sách xã v.v..
Có thể nói, nhờ vào sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự chỉ đạo
quyết liệt của chính quyền cơ sở trong việc thực hiện công tác thu gom chất
4



thải rắn thông thường đã làm cho bộ mặt đô thị của thị trấn Củ Chi và 03 khu
vực thị tứ ngày càng khởi sắc, người dân khu vực đô thị ngày càng nhận thức
hơn trách nhiệm của mình đối với môi trường, tập quán tiêu hủy rác tại chỗ đã
dần dần được thay thế. Đây có thể xem là thành quả quan trọng bước đầu mà
chính quyền địa phương đạt được trong quá trình quản lý đô thị tại 04 khu
vực nêu trên.
II. Những vấn đề rút ra từ việc thực hiện Quyết định số 88/2008 và
biện pháp thực hiện trong thời gian tới
Để thực hiện tốt yêu cầu của Quyết định số 88/2008, cần có quá trình
từ việc tổ chức lực lượng thu gom, xác lập tạm thời địa điểm trung chuyển,
hình thành bộ máy thu phí, bộ máy quản lý v.v... Quá trình chuẩn bị này đặc
biệt quan trọng đối với khu vực ngoại thành vì khu vực này chưa có nhiều
kinh nghiệm thực hiện công tác này trước đây.
Chú trọng công tác tuyên truyền quán triệt chủ trương về vấn đề này
trong hệ thống chính trị vì đây là lĩnh vực nhạy cảm, cần có sự nhận thức sâu
sắc để có sự tập trung cao trong công tác chỉ đạo điều hành nhằm xử lý có
hiệu quả những tình huống kích động khiếu kiện tập trung bắt nguồn từ việc
muốn duy trì lợi ích không chính đáng của một, hai cá nhân có liên quan đến
hoạt động thu gom rác dân lập. Mặt khác, lực lượng thu gom rác dân lập đã
quen với phương thức hành nghề tự do, nay đưa vào quản lý, chịu sự điều
chỉnh của Nhà nước, trong khi thời gian vận động giải thích để lực lượng này
hiểu chưa nhiều thì việc phản ứng của lực lượng này xảy ra là điều không
tránh khỏi.
Thực tế cho thấy rằng, tuy có khó khăn và còn bất cập trong việc thực
thi Quyết định 88/2008, nhưng địa phương nào có sự lãnh đạo tập trung cao
độ thì sẽ đạt kết quả cao hơn.

5



Lực lượng thu gom rác dân lập hiện nay đa phần là nhân dân lao động
nghèo nên các phương tiện cơ giới phục vụ cho công tác tác thu gom rác phần
lớn đã cũ, cần được trang bị mới, do đó cần có chính sách hỗ trợ để lực lượng
này có điều kiện hành nghề tốt hơn, đồng thời đảm bảo an toàn giao thông khi
lưu thông trên đường.
Mô hình tổ chức lực lượng thu phí hiện nay cũng cần tiếp tục nghiên
cứu, vì nếu để cấp cơ sở trực tiếp thu trên cơ sở sử dụng bộ máy của mình thì
thường chậm nhưng nếu để lực lượng thu gom cũng đồng thời là lực lượng
thu phí thì cũng rất phức tạp và khó kiểm soát.
Bên cạnh đó, điều quan trọng góp phần làm nên thành công của công
tác thu gom rác thải sinh hoạt nhất là tại các khu đô thị mới là nâng cao ý thức
của người dân về tác động của rác thải đến môi trường và cảnh quan đô thị.
Do đó, cần tiếp tục chú trọng đến công tác tuyên truyền vận động các chủ
nguồn thải tích cực tham gia đăng ký cung ứng rác thải sinh hoạt thông qua
các kênh như phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị xã hộiđoàn thể, các cuộc họp khu phố, tổ nhân dân,…, làm cho họ nhận thức được
rằng tham gia chương trình là thực hiện nếp sống văn minh đô thị, góp phần
bảo vệ môi trường cảnh quan đô thị, hướng tới sự phát triển bền vững.

6



×