Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Tổng quan nền hành chính việt nam thời kỳ 1945 đến trước khi có quyết định 1362001QQĐ CP (91 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.89 KB, 90 trang )

NỀN HÀNH CHÍNH VIỆT NAM THỜI KỲ 1945 -2000
PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.
1. 1. Khái niệm chung.
Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến "lịch sử hành chính Việt Nam". Đặc biệt Chính
phủ đã có những công trình nghiên cứu về lịch sử Chính phủ. Tuy nhiên, cần nhìn
nhận một cách chính xác hơn về cách tiếp cận để nghiên cứu lịch sử cũng như
những hoạt động cải cách hành chính nhà nước Việt Nam qua các giai đoạn khác
nhau.
Trước hết cần nhận thức đúng về thuật ngữ hành chính trên phương diện khoa học
hành chính để từ đó tiến hành nghiên cứu lịch sử hành chính Việt Nam cũng như
cải cách hành chính qua từng giai đoạn bao gồm những nội dung cơ bản gì.
Không ít tài liệu nghiên cứu lịch sử hành chính Việt Nam đã đề cập đến lịch sử của
hành chính từ những khi nhà nước Việt nam ra đời, bao gồm cả thời kỳ phong
kiến. Điều đó đã không nhận thức đúng bản chất của thuật ngữ hành chính dưới
giác độ khoa học hành chính.
Thuật ngữ hành chính "Administration" trên phương diện khoa học xuất hiện khi
hoạt động quản lý nhà nước bắt đầu có sự phân chia thành các nhóm quyền lực: lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Chính vì vậy, khoa học nghiên cứu việc sử dụng
quyền lực nhà nước đã có từ ngay khi có nhà nước ra đời và sử dụng quyền lực nhà
nước bởi những chủ thể khác nhau, nhưng trong thời kỳ phong kiến khái niệm
quyền lực và sử dụng quyền lực nhà nước mang tính tập quyền rất lớn. Hệ thống
pháp luật chưa hình thành và có "mần mống của pháp luật cũng chỉ là pháp luật do
một người đề ra để cai trị nhiều người”. Xét xử hay vận hành hệ thống đó cũng chỉ
tuân thủ theo nguyên tắc "vua là thiên tử". Chính vì vậy, nghiên cứu hành chính
của những thời kỳ phong kiến là một trong những xu hướng "nghiên cứu nhà nước
hơn là nghiên cứu hành chính”. Không ít công trình không phân biệt giữa hai phạm
trù “nhà nước – quản lý nhà nước” và hành chính như là một yếu tố cấu thành của
quản lý nhà nước. Không ít nhà sử học đã đồng nhất hai khái niệm nhà nước và
hành chính hay có một sự nhầm lẫn rất lớn giữa “quản lý nhà nước” và “khoa học
hành chính”.


Một số người đồng nhất nghiên cứu lịch sử quốc gia, hình thành và phát triển nhà
1


nước của quốc gia đó gắn với nó là lịch sử hành chính lại là một cách tiếp cận "sai
lệch và không hiểu gì về khoa học hành chính". Khoa học hành chính không phải
là nghiên cứu đồ đồng, đồ sắt hay nông nghiệp lúa nước hay lúa nương. Không
phải vua có bao nhiêu vợ hay vua hiền hay vua ác. Một sự đồng nhất giữa lich sử
quốc gia, lịch sử nhà nước với lịch sử hành chính (với nghĩa là khoa học hành
chính) là một sự nhầm lẫn và thực sự chưa hiểu bản chất của thuật ngữ “hành
chính” này.
Hành chính gắn với nghĩa với quản lý không có nghĩa là quản lý là hành chính.
Hành chính chỉ là một trong những dạng của quản lý. Chính vì vậy, khoa học hành
chính và khoa học quản lý có những vùng giao thoa. Điều đó cũng tương tự như
hành chính với nhà nước. Hành chính và quản lý nhà nước cũng có những phần
giao thoa, nhưng không có nghĩa “quản lý nhà nước” là “hành chính nhà nước ”
1. 2. Những yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước.
Nghiên cứu khoa học hành chính cũng chính đồng nghĩa nghiên cứu cơ sở khoa
học, lý luận cũng như thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước của một bộ phận cấu
thành nhà nước. Đó cũng chính là nghiên cứu những nền tảng của hoạt động sử
dụng một trong ba nhóm quyền lực nhà nước: quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Khi ba quyền này không có sự phân chia và không hình thành những khái
niệm cân bằng, phân công, phối hợp, nghiên cứu đó sẽ thiên về nghiên cứu nhà
nước và quyền lực nhà nước.
Nghiên cứu khoa học, lý luận và thực tiễn của hành chính cũng chính là nghiên cứu
những nền tảng cơ bản để cho hệ thống này vận hành. Có thể nghiên cứu tập trung
vào các nhóm yếu tố:
- Thể chế hành chính.
- Tổ chức và hoạt động của hệ thống các tổ chức được gọi là cơ quan hành
chính nhà nước.

- Những vấn đề liên quan đến con người làm việc trong hệ thống các tổ chức
trên.
- Những yếu tố về quản lý và sử dụng nguồn lực trong cá tổ chức được gọi là
cơ quan hành chính nhà nước (trung ương và địa phương).
- Những phương pháp, cách thức các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng
để đạt được mục tiêu.
- Những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của hệ thống
các tổ chức trên.
- Khác.
2


Mục tiêu của đề tài này, không nghiên cứu cả các yếu tố trên trong giai đoạn lịch
sử của Việt nam từ 1945-2005. Vấn đề chủ yếu của nhóm nghiên cứu là tập trung
vào các dữ liệu có được để hình thành ra một bức tranh về hành chính nhà nước
Việt Nam qua các giai đoạn và các hoạt động cải cách hành chính chủ yếu gắn với
từng giai đoạn.
Nghiên cứu cải cách hành chính gắn liền vào từng giai đoạn nhưng không có điều
kiện để mô tả những nét lịch sử môi trường chính trị, kinh tế, văn hoá,.. trong đó
các tổ chức hành chính trung ương - địa phương tồn tại, vận động và phát triển. Đó
cũng có thể là một hạn chế.
Nghiên cứu cải cách hành chính qua các giai đoạn phát triển của nhà nước Việt
nam từ 19945 lại nay sẽ tập trung trên các nội dung chủ yếu các yếu tố cấu thành
hệ thống hành chính nhà nước theo tư duy của khoa học hành chính (cổ điển cũng
như hiện đại). Có thể có khá nhiều thuật ngữ sử dụng từng giai đoạn không đồng
nghĩa với nhau, nhưng bản chất có thể không khác biệt nhiều. Đó cũng là điều mà
các nhà khoa học xã hội và khoa học hành chính cần chú ý.
1.2.1. Thể chế hành chính.
Đây là những vấn đề gây khá nhiều tranh luận xung quanh thuật ngữ thể chế và do
đó cả thể chế hành chính. Nhiều nhà nghiên cứu pháp luật xem xét khía cạnh thể

chế từ giác độ pháp luật. Và do đó coi thể chế là các loại văn bản pháp luật hoạt
động của hành chính. Cách tiếp cận đó có thể khó phân biệt thể chế hành chính
theo nghĩa hoạt động cụ thể của từng loại cơ quan hành chính.
Thể chế theo nghĩa thông thường (institution) được quan niệm gắn liền với một “tổ
chức chính thức” và có những cách tiếp cận mang tính pháp lý, quy định chung cho
sự hoạt động của “tổ chức” đó. Không có khái niệm “bệnh viện” nếu như bệnh
viện không hình thành “tổ chức” và không có những quy định chung cho sự tồn tại
và hoạt động của bệnh viện. Bệnh viện do đó có cả bệnh viên tư và bệnh viện công.
Mỗi loại bệnh viện đều được thừa nhận là một thể chế. Chỉ khác nhau cơ bản về sự
hoạt động của hai loại bệnh viện trên thông qua những quy định cho sự hoạt động.
Cả hai loại có thể phải có những nét chung (có thể do pháp luật nhà nước quy định;
cũng có thể do hiệp hội bệnh viện quy định). Nhưng mỗi một bệnh viện lại có thể
có những quy định khác chỉ có ở loại bệnh viện đó và nhân viên bệnh viện phải
tuân theo.
Thể chế hành chính cũng phải được tiếp cận từ hai giác độ:
- Đó cũng là một loại thể chế nhà nước – các tổ chức của nhà nước
- Đó là một loại thể chế riêng, phân biệt với các thể chế nhà nước khác (lập
pháp, tư pháp)
3


Trong điều kiện cụ thể của thể chế hành chính, có thể có nhiều loại thể chế hành
chính khác nhau. Đó chính là hệ thống của các cơ quan hành chính nhà nước từ
trung ương đến tận cơ sở với những quy định mang tính pháp luật (Hiến pháp,
lụât, pháp lệnh, sắc lệnh, nghị quyết, văn bản lập quy,...) về sự tồn tại, vận đồng và
phát triển của hệ thống các cơ quan đó. Về tổng thể thể chế hành chính, tuy theo
từng giai đoạn cụ thể cũng như điều kiện pháp luật của quốc gia, các loại thể chế
hành chính nhà nước được xác định từ văn bản pháp luật nhà nước cao nhất (đạo
luật gốc, cơ bản – hiến pháp) hay các văn bản khác. Ví dụ, trong điều kịên cụ thể
của Hiến pháp đầu tiên của VIệt nam, các thể chế hành chính nhà nước chưa được

xác định một cách chi tiết. Do đó, nhiều loại thể chế hành chính ra đời do các văn
bản pháp luật thấp hơn quy định và tuỳ theo từng thời kỳ có sự khác nhau. Có
những thể chế mới được thay thế, bổ sung bằng văn bản dưới luật, sắc lệnh,....
Nhiều nước, hiến pháp không quy định cụ thể về thể chế hành chính nhà nước tại
địa phương. Thay vào đó, hiến pháp quy định các loại thể chế đó do các văn bản
luật quy định.
Thể chế hành chính nhà nước trung ương (chính phủ, bộ,....) thường được ghi nhận
trong Hiến pháp (ví dụ Hiến pháp quy định chính phủ, thủ tướng bao nhiêu phó thủ
tướng, bao nhiêu bộ,...) nhưng cũng có nhiều nước, những quy định đó thông qua
luật hay văn bản nghị quyết kỳ họp (như cách làm của Việt Nam ).
Trong luật cũng có thể không quy định cụ thể về các loại thể chế hành chính. Sự ra
đời, bổ sung các thể chế hành chính mới là một đòi hỏi tất yếu của hoạt động quản
lý hành chính nhà nước. Trong nhiều văn bản luật của các nước, không quy định cụ
thể thể chế hành chính trung ương (bao nhiêu bộ) mà do một cơ chế chính phủ
(một đảng đa số hay liên minh- chính phủ liên hiệp) để đề nghị thể chế bộ (bao
nhiêu bộ). Đảng đa số (một đảng) thường có số thể chế bộ hạn chế hơn so với
chính phủ liên hợp nhiều đảng để có liên minh đa số.
Đối với chính quyền địa phương cũng tương tự. Hệ thống văn bản lập quy có thể
xác định các loại thể chế hành chính địa phương. Ví dụ, để có một thể chế mới về
đô thị, chỉ cần khu vực đó có đủ những tiêu chí về đô thị, sẽ được cơ quan quản lý
có thẩm quyền trao quy chế đô thị.
Tuy theo từng giai đoạn phát triển, nhiều thể chế hành chính được ra đời. Trong
đó, có một số nhóm:
- Thể chế chính phủ
- Thể chế bộ
- Thể chế các chủ thể độc lập
4


-


Thể chế hoạt động kinh tế, cung cấp dịch vụ;
Thể chế đại diện (Hội đồng).
Thể chế chấp hành (địa phương)
Khác.

Nghiên cứu cải cách thể chế hành chính cũng chính là nghiên cứu hệ thốngpl quy
định các loại thể chế nhà nước và thể chế hành chính nhà nước.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
Mỗi một loại thể chế hành chính gắn liền với nó là một tổ chức chính thức và các
quy định về thành lập, cơ cấu tổ chức và hoạt động của thể chế đó. Các cơ quan
hành chính nhà nước trong tổng thể chung phân biệt với các cơ quan nhà nước
khác (lập pháp, tư pháp) bằng những yếu tố cơ bản như:
- Chức năng
- Nhiệm vụ
- quyền hạn
- Cơ cấu tổ chức bộ máy
- Cách thức hoạt động của nó.
Nghiên cứu cách thức tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính
nhà nước cũng như từng loại cơ quan hành chính (trung ương, địa phương, bộ,
ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân cũng
như các cơ quan chuyên môn) sẽ phát hiện ra khá nhiều vấn đề về tổ chức và hoạt
động của các loại cơ quan đó: chồng chéo, trùng lắp, rõ ràng, không tương xứng
giữa các yếu tố.
Nghiên cứu các tổ chức hành chính (cơ quan hành chính) dưới giác độ của khoa
học tổ chức nhằm chỉ ra những sự sai lệch giữa khoa học, lý luận và thực tiễn của
tổ chức hoạt động của cơ quan hành chính.
Nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam đã chỉ ra rằng cách thức tổ chức và
hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước bị chi phối bởi nhiều yếu tố và
trong nhiều trường hợp không theo cơ sở của khoa học tổ chức.

Nghiên cứu cải cách về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước
nhằm tìm ra mô hình hợp lý cho các cơ quan hành chính nhà nước và cách thức
tiến hành các hoạt động của chính các loại cơ quan này.

5


1.2.3. Vấn đề nhân sự, nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính nhà
nước.
Yếu tố quyết định hoạt động hiệu quả của hệ thống các cơ quan hành chính chính
là cách thức quản lý và sử dụng con người làm việc trong cơ quan hành chính nhà
nước.
Tổ chức hành chính nhà nước là một loại cơ quan nhà nước, chính vì vậy các loại
cơ quan này chịu sự chi phối rất nhiều yếu tố liên quan đến quản lý và sử dụng lực
lượng lao động làm việc trong cơ quan này.
Tính chính trị của người làm việc trong các cơ quan nhà nước nói chung và hành
chính nói riêng tồn tại ở tất cả các nước và đó cũng chính là nguyên nhân phổ biến
của hoạt động không hiệu quả của các tổ chức nhà nước so với các loại tổ chức
khác.
Trong xu hướng chung của cải cách hành chính, nhiều nước trên thế giới đã và
đang áp dụng lý thuyết quản lý nhân sự từ các tổ chức khu vực tư nhân trong tổ
chức nhà nước nói chung và đặc biệt trong các cơ quan hành chính nhà nước – nơi
ngày càng được coi là hệ thống hoạt động mang tính chuyên môn, nghề nghiệp,
tương đồng với khu vực tư nhân.
Bốn vấn đề lớn được quan tâm khi xem xét vấn đề nhân sự, nguồn nhân lực trong
cơ quan hành chính nhà nước là:
- Tuyển chọn người vào trong cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương
đến địa phương.
- Cách thức sử dụng mang tính chuyên môn, nghề nghiệp hay tính chính trị’
- Quyền lợi

- Nghĩa vụ
Khi bốn vấn đề trên càng được “thể chế hoá” và mức độ hiệu lực của những “thể
chế” càng cao, sẽ tạo ra được một lực lượng lao động đáp ứng được đòi hỏi mang
tính chuyên nghiệp của hoạt động quản lý hành chính nhà nước của các cơ quan
hành chính nhà nước.
Thực tế của nhiều nước và Việt Nam đã chỉ ra hạn chế rất lớn về “tính thể chế hoá”
của các thể chế hành chính trên phương diện sử dụng nguồn nhân lực trong cơ
quan hành chính nhà nước. Sử dụng lãng phí, chảy máu chất xem, làm việc không
hiệu quả, thiếu động lực,... thiếu cơ chế để xử lý, đang làm cho hoạt động của khu
vực nhà nước trên một số lĩnh vực không cạnh tranh được với các khu vực khác.

6


Nghiên cứu cải cách trên lĩnh vực nhân sự nhằm tìm ra cơ sở lý luận, khoa học và
thực tiễn của việc sử dụng người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước
nhằm thực thi tốt nhất công vụ của nhà nước.
1.2.4.Vấn đề nguồn tài chính cho hoạt động của các cơ quan hành chính nhà
nước
Mỗi một cơ quan nhà nước nói chung đều hoạt động dựa trên nguồn lực (ngân sách
nhà nước) cung cấp. Các cơ quan hành chính nhà nước cũng tương tự. Mặt khác,
các cơ quan hành chính nhà nước còn phải quản lý một nguồn ngân sách lớn của
nhà nước dành cho hoạt động đầu tư phát triển. Trên nguyên tắc đó, có hai khía
cạnh được xem xét:
- Khía cạnh quản lý ngân sách và sử dụng ngân sách nói chung.
- Quản lý ngân sách nhà nước dành cho hoạt động của từng cơ quan hành
chính nhà nước.
Trong lĩnh vực thứ nhất, nhiều nội dung cần được nghiên cứu riêng, nhưng có thể
thấy rõ của các nước là đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước phải có những
kiến thức, trình độ, kỹ năng khi tham gia vào lĩnh vực này (quản lý thu, chi ngân

sách nhà nước).
Trong khi đó, mảng thứ hai gắn liền với từng loại cơ quan. Đây cũng là một trong
những vấn đề đang được các nước và Việt Nam xem xét dưới giác độ hiệu quả của
việc sử dụng ngân sách nhà nước dành cho từng loại cơ quan hành chính.
Thực tế của các nước cũng như ở Việt Nam, thiếu những cơ chế để kiểm soát hoạt
động sử dụng ngân sách nhà nước dành cho từng loại cơ quan. Nguyên nhân cơ
bản là ngân sách đó không thuộc của bất cứ một cá nhân nào, nhưng lại có nhiều
người có quyền được sử dụng nó. Và khi không thuộc của một ai, nhiều loại hình
“sử dụng” sẽ xuất hiện.
Khoán chi hành chính đã trở thành một yếu tố cơ bản của cải cách hành chính. Tuy
nhiên, bên cạnh vấn đề “khoán”, có nhiều vấn đề khác đạt ra cần quan tâm (xem
mục chi tiết ở cải cách hành chính giai đoạn 2001-2005 – mô hình khoán chi hành
chính).
2.1. Hành chính nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà thời kỳ 1945-1959.

7


Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời trong điều kiện của cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc chưa hoàn thành. Mặc dù nhà nước đã được Chủ tịch Hồ Chí
Minh khai sinh vào 2/9/1945, nhưng ngay sau đó hoạt động của cả bộ máy nhà
nước vẫn còn trong thời kỳ “bắt đầu”.

2.1.1. Tổ chức hành chính nhà nước trung ương

Ngay sau khi tuyên bố độc lập, chính phủ liên hiệp lâm thời đã được thành lập từ
chính phủ lâm thời. Số bộ bao gồm nhiều thành phần, đảng phái. 18 thành viên của
chính phủ liên hiệp.
Sau tổng tuyển cử, chính phủ mới do Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập có 12 thành
viên.

Giai đoạn 1945-1955 là giai đoạn cả nước có chiến tranh, chính vì vậy mô hình tổ
chức bộ máy chính phủ trung ương rất linh hoạt và điều hành các loại công việc có
sự phân công cụ thể giữa các thành viên.
Chính phủ giai đoạn này đã quy tụ nhiều đại diện các đảng phái, các miền. Tập
trung vào các công việc nhằm bảo đảm cho hoạt động của nhà nước non trẻ là một
nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Tập trung quyền lực khá cao và do đó cũng là đòi hỏi để điều hành công việc
chung của đất nước.
Giai đoạn 1954-1959 là giai đoạn đặc biệt trong lịch sử nhà nước Việt Nam. Nhà
nước phải chấp nhận sự chia cắt đất nước thành hai miền với hai chế độ nhà nước
hoàn toàn khác nhau.

8


Trên thực tế, mô hình chính phủ, thực chất là mô hình hành pháp mạnh - tổng
thống theo kiểu của Pháp. Thủ tướng chính phủ có quy định, nhưng vai trò quản lý,
điều hành và ban hành văn bản pháp luật rất hạn chế.
Về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chính phủ, Hiến pháp 1946
qui định: chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc; chính phủ gồm
có chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, phó chủ tịch và nội các. Nội các có
thủ tướng, các bộ trưởng, thứ trưởng và có thể có phó thủ tướng.
Trên thực tế, trong thời gian này, việc tổ chức chính phủ chưa hoàn toàn như
hiến pháp qui định. Chưa có thủ tướng, chưa có phó thủ tướng, chưa tổ chức nội
các, nhưng tổ chức hội đồng chính phủ. Về chức năng, quyền hạn, khi chưa có
quốc hội, chính phủ hoàn toàn nắm quyền quản lí và điều hành xã hội. Từ khi quốc
hội được thành lập, do hoàn cảnh bó buộc nên hoạt động của quốc hội có nhiều hạn
chế, chính phủ đã kết hợp với ban thường trực quốc hội giữ vai trò chủ yếu trong
việc hướng dẫn quốc dân, phát triển sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Vấn đề cải cách hành chính ở cấp trung ương trong giai đoạn này cũng có

nhiều hạn chế do điều kiện chiến tranh. Chính quyền trung ương cần phải được giữ
vững, ổn định để có thể thống nhất chỉ huy cuộc kháng chiến. Các vấn đề thay đổi,
kiện toàn bộ máy chính quyền thường chỉ tập trung vào các đơn vị hành chính địa
phương.
2.1.2. Chính quyền địa phương

Tổ chức hành chính địa phương theo hướng pháp 1946 và các văn bản pháp luật từ
giai đoạn 1945- 19954 ( trước khi ký hiệp định Giơneve 1954).

9


Trước khi có Hiến pháp 1946 do Quốc hội nước Việt nam dân chủ Cộng hoà ban
hành, sự phân chia địa giới hành chính và tổ chức hành chính địa phương của Việt
Nam theo mô hình
Bắc Bộ

Trung bộ

Nam Bộ

của Pháp trong đó khu
vực Miền trung được

Tỉnh.
Figure 1: Phân
chia đại giới
hành chính theo
Hiến pháp 1946


thực hiện theo nguyên
tắc tự quản.

Huyện.
xã.

Ngay sau khi Nhà
nước Việt Nam được

thành lập, quản lý hành chính nhà nước ở địa phương đã được quy định theo mô
hình mang tính chất truyền thống của các nước Châu Âu – “mô hình Hội đồng và
Uỷ ban”.
"Để thực hiện chính quyền nhân dân địa phương trong nước Việt Nam, sẽ đặt hai
thứ cơ quan: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính.
Hội đồng nhân dân do dân bầu ra theo lối phổ thông và trực tiếp đầu phiếu là cơ
quan thay mặt cho dân.
Uỷ ban hành chính do các Hội đồng nhân dân bầu ra là cơ quan hành chính vừa
thay mặt cho dân vừa đại diện cho Chính phủ.
ở hai cấp xã và tỉnh có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính ở các cấp huyện
và kỳ chỉ có Uỷ ban hành chính.
Cách tổ chức quyền hạn và cách làm việc của các cơ quan nói trên sẽ quy định
theo như sắc lệnh này" [1].

1

Sắc lệnh của Chủ tịch chính phủ lâm thời số 63/SL ngày 23/11/1945 về chính quyền địa phương.

10



Cách thức tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình “Hội đồng – Uỷ ban”
không thay đổi về bản chất trong suốt cả cả quá trình phát triển của nhà nước Vịêt
nam từ 19945 - 2005 (60 năm). Trên thực tế tên goi, cấp và loại chính quyền địa
phương có thể thay đổi, nhưng tư tưởng “Hội đồng – Uỷ ban” nhất quán.
Sắc lệnh 63/SL năm 1945 của Chính phủ lâm thời quy định khá cụ thể về cách thức
tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong điều kiện mới được thành
lập. Đây là một bản sắc lệnh quy định cụ thể và rất rõ ràng:
- Cách thức thành lập các tổ chức chính quyền địa phương.
- Mối quan hệ giữa các cấp trong hệ thống chính quyền địa phương
- Phân cấp rất triệt để quyền của cấp trên đối với cấp dưới khi giải quyết các
hoạt động vi phạm pháp luật.
Những quy định trên tạo cơ hội để hệ thống hành chính có thể hoạt động một cách
thống suốt và cấp trên đối với cấp dưới mang tính thứ bậc chặt chẽ.
Sự giám sát của chính quyền địa phương cấp trên với chính quyền địa phương cấp
dưới trong mô hình nhà nước đơn nhất đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo
đảm tính thống nhất của việc thực thi pháp luật nhưng cũng trao cho mỗi một cấp
hành chính quy tự chủ, nhưng bị giám sát. Đây là một cách tiếp cận phổ biến của
nhiều nước cho đến nay.
Mô hình mối quan hệ giữa các cấp chính quyền địa phương mô tả ở các hình vẽ từ
2 đến ...
Cấp huyện không có Hội đồng Nhân dân, nhưng có Uỷ Ban hành chính. Cách thức
tổ chức Uỷ ban Hành chính cấp huyện theo quy định của Sắc lệnh 63/SL thể hiện
11


đó là một cơ quan mang tính chất phối hợp các xã hơn là một cơ quan trực tiếp
quản lý, điều hành.
Tỉnh là một đơn vị chính quyền địa phương, có cả Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban
Hành chính.
Cách thức thành lập Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Hành chính cũng được quy

định cụ thể sự phân cấp trong hệ thống chính quyền địa phương (hành chính),ít bị
lệ thuộc vào lập pháp hay tư pháp.
Mối quan hệ giữa Hội đồng Nhân dân tỉnh và Uỷ ban Hành chính tỉnh cũng như
mối quan hệ với hành chính cấp trên là kỳ cũng được quy định và xác định cụ thể
nhiệm vụ và quyền hạn của từng chủ thể đối với hoạt động quản lý nhà nước tại địa
phương cấp tỉnh. Những công việc nào được giải quyết bằng mối quan hệ cụ thể đã
được quy định, các cấp, các chủ thể căn cứ vào đó để thực hiện.
Những thể chế như: từ chức, bị giải tán, mất tư cách hội viên Hội đồng Nhân dân
tỉnh đều được quy định khá cụ thể mà mang tính chất phân cấp rất rõ ràng.
Kỳ là một đơn vị hành chính và chỉ có Uỷ ban Hành chính, không có Hội đồng
Nhân dân. Đây cũng là một thể chế đặc biệt cần chú ý khi bàn về khía cạnh hoạt
động của chính quyền địa phương. Giống như huyện, kỳ chỉ mang tính chất phối
hợp các hoạt động trên địa bàn của kỳ với sự tham gia của nhiều huyện. Mặc dù
sắc lệnh quy định cụ thể mối quan hệ giữa Uỷ ban Hành chính kỳ với tỉnh, nhưng
sự quan hệ đó thể hiện tính phối hợp.

12


Hội viên Hội đồng Nhân dân các tỉnh
Uỷ Ban hành chính kỳ

Figure 2: Hội đồng Nhân dân tỉnh

Uỷ ban hành chính kỳ do hội viên các Hội đồng nhân dân tỉnh
trong kỳ bầu ra. Hội viên Hội đồng nhân dân tỉnh nào bỏ phiếu
ở tỉnh lỵ tỉnh ấy.
Bầu uỷ viên chính thức và 2 uỷ viên dự khuyết.
Uỷ ban trúng cử sẽ tự bầu lấy Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thư ký.


Uỷ ban hành chính kỳ bầu xong phải được Hội đồng Chính phủ chuẩn y rồi mới được nhậm chức. Uỷ viên nào
không được chuẩn y thì phải bầu lại. Nếu lần bầu lại, uỷ viên ấy vẫn được trúng cử thì Hội đồng Chính phủ
phải công nhận.
Khi một phần ba tổng số hội viên tất cả các Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu phúc quyết Uỷ ban hành chính kỳ
thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ phái người về tổ chức cuộc bỏ phiếu tín nhiệm. Hội viên Hội đồng nhân dân tỉnh nào
bỏ phiếu ở tỉnh ấy. Nếu quá nửa tổng số hội viên các hội đồng nhân dân tỉnh không tín nhiệm Uỷ ban hành
chính kỳ thì Uỷ ban hành chính kỳ phải xin từ chức. Những uỷ viên từ chức nếu là hội viên Hội đồng nhân dân
một tỉnh trong kỳ sẽ vẫn được giữ tư cách ấy.
Khi Uỷ ban hành chính kỳ không tuân lệnh trên thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị lên Hội đồng Chính phủ giải
tán Uỷ ban hành chính kỳ. Những uỷ viên Uỷ ban bị giải tán nếu có chân trong một Hội đồng nhân dân thì mất
cả tư cách hội viên hội đồng ấy.
Nếu một uỷ viên Uỷ ban hành chính kỳ phạm lỗi trong khi thừa hành chức vụ, thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ theo lời
đề nghị của Uỷ ban hành chính kỳ hoặc khiển trách hoặc cách chức uỷ viên phạm lỗi. Nếu lỗi của uỷ viên
phạm đến luật hình thì uỷ viên sẽ bị đưa ra toà án truy tố.
Khi Uỷ ban hành chính kỳ bắt buộc phải từ chức hay bị giải tán, theo những điều thứ 59 và 60, thì Bộ Nội vụ
phải tổ chức ngay cuộc bầu cử Uỷ ban hành chính mới. Khi một vài uỷ viên bị cách chức hay xin từ chức thì
những uỷ viên dự khuyết sẽ theo thứ tự được cử thay.

Các điều khoản quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thuộc chính
quyền địa phương theo Sắc lệnh 63/SL năm 1945 thể hiện mức độ phân công và
phân cấp rất cụ thể và trách nhiệm của các cấp cũng rất cao.
Tuy nhiên, những quy định đó mang tính lâm thời do chính phủ chỉ thành lập lâm
thời.
Trong giai đoạn trước khi có Hiến pháp 1945, vấn đề tổ chức các khu đô thi cũng
đã được xác định bằng sắc lệnh 77/SL Về nguyên tắc, các khu đô thi được gọi là
thị xã- nhưng lại được xác định là cấp xã và trực tiếp chịu sự quản lý của tỉnh.
"Các thị trấn Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh - Bến Thuỷ, Huế, Đà Nẵng, Đà
Lạt và Sài Gòn Chợ Lớn đều đặt làm thành phố.

13



Thành phố Hà Nội được đặt trực tiếp dưới quyền Chính phủ trung ương, còn các
thành phố khác đều thuộc quyền các kỳ.
ở mỗi thành phố sẽ đặt ba thứ cơ quan: Hội đồng nhân dân thành phố, Uỷ ban
hành chính thành phố và Uỷ ban hành chính khu phố.
Riêng ở Đà Lạt không có Hội đồng nhân dân thành phố và Uỷ ban hành chính
thành phố mà chỉ có các Uỷ ban hành chính khu phố thôi. Hội đồng nhân dân và
Uỷ ban hành chính tỉnh Lâm Viên sẽ kiêm cả nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân và
Uỷ ban hành chính thành phố Đà Lạt luôn" [2].
Cách quy định trên đã có sự phân biệt giữa đô thị và nông thôn. Các thành phố, chỉ
có mô hình chính quyền địa phương 1 cấp và có cơ quan hành chính để thực hiện
công việc hàng ngày trên địa bàn khu phố.
Khu phố là đơn vị hành chính cơ sở của khu vực đô thị. Các khu phố ở các thành
phố chỉ có Uỷ ban Hành chính, không có Hội đồng Nhân dân; các thị xã lớn, cũng
được chia thành khu phố. Việc quyết định chia thành khu phố do Uỷ ban Hành
chính kỳ quyết định.
Sự thay đổi địa giới hành chính của các đơn vị hành chính thuộc thẩm quyền của
hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.
Trong giai đoạn 1945-1954, chính phủ có quyền được thành lập các đơn vị hành
chính mới nhằm thực hiện cuộc kháng chiến. Ví dụ: Uỷ ban hành chính Miền
thượng du Thanh Hoá có nhiệm vụ:
a) Giúp Uỷ ban hành chính tỉnh Thanh Hoá giải quyết các công việc ở sau châu
miền thượng du tỉnh Thanh Hoá;
2

Sắc lệnh số 77/SL ngày 21/12/1945 về thành phố và thị xã.

14



b) Động viên dân chúng để chuẩn bị kháng chiến;
c) dốc xuất việc tăng gia sản xuất;
d) Phát triển bình dân học vụ.
Để thực hiện được tổ chức kháng chiến, chính phủ thành lập Uỷ ban kháng chiến
Hành chính. Uỷ ban này có nhiệm vụ được quy định trong sắc lệnh số 254/SL ngày
19/11/1948. Ví dụ: UBKCHC Liên khu là cơ quan chính quyền địa phương có
nhiệm vụ:
1) Thực hiện ở liên khu chính sách của Chính phủ,
2) Lãnh đạo công cuộc kháng chiến toàn diện trong liên khu,
3) thi hành hoặc đôn đốc sự thi hành các sắc lệnh, nghị định, mệnh lệnh của Chính
phủ,
4) Điều hoà và phối hợp các ngành hoạt động thuộc phạm vi liên khu,
5) Kiểm soát tất cả các ngành hoạt động thuộc phạm vi liên khu đứng về phương
diện:
a- Chủ trương, chính sách của Chính phủ,
b- Chỉ thị, kế hoạch của Chính phủ,
c- Tinh thần làm việc và sự mẵn cán của nhân viên thừa hành.
6) Phụ trách sự trị an trong liên khu,
7) Điều khiển và kiểm soát UBKCHC cấp dưới [3].
Do tính chất đặc biệt của việc điều hành hoạt động kháng chiến, những điều quy
định về giải tán, đình chỉ hoạt động của Uỷ ban kháng chiến Hành chính không
được áp dụng.

3

sắc lệnh số 254/SL ngày 19/11/1948

15



UBKCHC có thể đặt những quy tắc tạm thời được thi hành ngay, nhưng phải tuân
thủ những điều kiện sau:
1) Không trái với chủ trương chính sách của Chính phủ,
2) Không trái những sắc lệnh, nghị định, thể lệ, hiện hành,
3) Không được đặt các thứ thuế mới,
4) Không được đặt những hình phạt, trừ hình phạt vi cảnh,
5) Về những việc có liên quan đến chuyên môn, phải hỏi ý kiến ngành chuyên môn
sở quan,
6) Phải báo cáo ngay lên Chính phủ,
7) Phải đưa ra toàn uỷ ban thảo luận, phải lấy biểu quyết theo đa số của toàn ban.
Trong điều kiện chiến tranh, Hội đồng quốc phòng có vai trò rất quan trọng trong
việc chỉ định các uỷ viên Uỷ ban kháng chiến Hành chính.
Do sự đan xen giữa vùng tự do, vùng bị địch uy hiệp và vùng tạm thời bị địch kiểm
soát, pháp luật nhà nước quy định cách thức riêng cho hoạt động của Hội đồng
Nhân dân và Uỷ ban kháng chiến hành chính.
Uỷ ban kháng chiên hành chính được thành lập trong điều kiện chiến tranh nên
không thể thực hiện thông qua Hội đồng Nhân dân. Cách thức thành lập cũng như
chỉ định uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính được quy định đặc biệt:
- Việc công nhận hay chỉ định các uỷ viên mỗi cấp do cấp trên đề nghị và cấp trên
cách 1 bực quyết định và cấp bằng.
- Uỷ viên kháng chiến hành chính xã do uỷ ban kháng chiến hành chính huyện đề
nghị, Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh quyết định và cấp bằng,
- Uỷ viên kháng chiến hành chính huyện do Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh
đề nghị, Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu quyết định và cấp bằng,
16


- Uỷ viên kháng chiến hành chính tỉnh do Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu
đề nghị, Bộ Nội vụ được uỷ nhiệm của Hội đồng Chính phủ quyết định và cấp

bằng,
- Uỷ viên quân sự trong Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu do Bộ Quốc
phòng và Bộ Tổng chỉ huy đề nghị, các uỷ viên khác do Bộ Nội vụ đề nghị, đều do
Chủ tịch Chính phủ ra sắc lệnh chỉ định và cấp bằng [4].
Trong giai đoạn 1945 đến 1952, các văn bản điều hành đều dưới hình thức văn bản
của Chính phủ, do chủ tịch nước ban hành. Mặc dú Hiến pháp 1946 được thông
qua, nhưng ít có trường hợp nào các văn bản pháp luật do chính phủ ban hành dựa
vào những quy định của Hiến pháp. Cách thức tổ chức hệ thống chính quyền địa
phương đều căn cứ vào sắc lệnh 63/1945.

Liên khu

Hội đồng Nhân dân

Tỉnh.

Uỷ ban kháng chiến và
Hành chính

Huyện.

Thị xã

Thành phố
Khu phố

xã.

Khu phố


Hình 7: Uỷ ban kháng chiên hành chính

4

sắc lệnh số 151/SL ngày 25/3/1948

17


Tóm lược:

Giai đoạn 1946-1959 là một giai đoạn đặc biệt của nhà nước Việt nam. Sau khi
thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc (giai đoạn 1- cướp chính quyền,
giành chính quyền và bảo vệ chính quyền), mô hình tổ chức bộ máy nhà nước nói
chung và bộ máy hành chính nhà nước để điều hành công việc hàng ngày, đưa
pháp luật vào đời sống có những nét đặc trưng của thời kỳ lịch sử.
- Trên nguyên tắc của nhà nước Việt Nam độc lập, nhưng sự xâm lược trở lại
của Pháp, Nhật đã làm cho hoạt động nhà nước trong giai đoạn này mang
tính chất của chính phủ cách mạng. Nhưng nơi thuộc quyền kiểm soát của
chính phủ có thể có những mô hình mới; những khu vực tề, nguỵ theo mô
hình khác.
- Trên thực tế, nhà nước bao gồm cả lập pháp (Quốc hội), hành pháp và tư
pháp. Nhưng mô hình điều hành mang tính chất của mô hình “tổng thống”,
“hành pháp trội”. Quốc hội chỉ tồn tại, nhưng do điều kiện chiến tranh nên
hoạt động hạn chế. Điều đó thể hiện hoạt động quản lý đất nước thông qua
sắc lệnh của Chủ tịch (tổng thống)5/.
- Tổ chức chính quyền địa phương mang tính truyền thống của mô hình “Hội
đồng – Uỷ ban” phổ biến ở các nước có chế độ cộng hoà.
- Mặc dù hệ thống pháp luật chỉ mang tính lập quy, nhưng hoạt động của hệ
thống các cơ quan nhà nước nói chung và hành chính nói riêng được xác

định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Có sự phân biệt cụ thể giữa
chính quyền đô thị, nông thôn. Đó cũng chính là những điều mà bộ máy
hành chính nhà nước sau này thiếu sự quan tâm.
- Giai đoạn 1946-1960, trong đó có giai đoạn 1954- 1960, nhà nước Việt Nam
chia làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Trong đó Miền bắc đã
5

Số văn bản do Quốc hội ban hành hạn chế. Chủ yếu các văn bản do Chủ tịch nước ban hành (sắc lệnh).

18


hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, kiến thiết, khôi phục kinh tế đề
xây nhà nước mới. Mô hình tổ chức bộ máy nhà nước và hành chính dựa
trên các văn bản quy định chung. Trong khi đó Miền Nam đi theo mô hình
mới của cách thức tổ chức bộ máy nhà nước. Trong đề tài này, không nghiên
cứu vấn đề mô hình tổ chức của chính quyền Miền nam (1954-1975), mặc
dù nghiên cứu nó là một điều cần thiết và bổ ích.

2.2. Nền hành chính nhà nước Việt nam giai đoạn 1960-1980.

Trong giai đoạn này, Việt Nam chia làm hai miền với hai chế độ chính trị và nhà
nước khác nhau.
Từ 1954-1975: Miền Bắn xây dựng xã hội chủ nghĩa làm hậu thuẫn cho cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc.
Miền Nam dưới ách chiếm đóng của Thực dân pháp và sau đó là Đề quốc Mỹ.
Mô hình hành chính nhà nước tại hai miền có những nét đặc trưng hoàn toàn khác
nhau.
Từ 1975 - 1980: Việt nam thống nhất, cả nước đi lên xã hội chủ nghĩa, hoạt động
của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước thống nhất.

2.2.1. Hành chính địa phương

Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 1959 mô tả ở hình
vẽ sau:

19


Hình 8: Phân chia địa giới hành chính theo Hiến pháp 1959

Tỉnh.

Khu tự trị

Huyện



Thành phố.

Thành phố trực thuộc trung ương

Thị xã.

Luật định

Thị trấn.
Thành phố có thể chia thành khu phố theo
quyết định của Hội đồng Chính phủ.


Nét đặc trưng của phân chia địa giới hành chính và cách tổ chức chính quyền địa
phương là:
- Các đơn vị lãnh thổ đều có cả hai loại cơ quan: cơ quan quyền lực nhà nước
ở địa phương chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương (Hội đồng Nhân
dân) và cơ quan chấp hành của cơ quan đại diện cho nhân dân (Uỷ ban Hành
chính ) .
-

Nhiệm kỳ của các cơ quan nhà nước ở địa phương không thống nhất mà cấp
cao có nhiệm kỳ dài hơn cấp thấp.

- Sự ra đời của các khu tự trị như là một đòi hỏi tất yếu của sự kế thừa cách
thức tổ chức bộ máy chính quyền địa phương có từ 1945 đến 1960.
- Cách thức tổ chức khu tự trị do luật quy định.
So với Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 đã thể chế cụ thể hơn và chi tiết hơn phân
cấp cho các chính quyền địa phương trong các vấn đề của địa phương và cụ thể
20


hơn mối quan hệ mang tính thẩm quyền giữa các cơ quan chính quyền địa phương
(thực thi quyền hành pháp).
Cần chú ý trước khi có Hiến pháp 1959 (12/1959), Quốc hội đã ban hành Luật Tổ
chức chính quyền địa phương (29/04/1958). Đây là một thể chế quan trọng về
chính quyền địa phương ở Việt Nam từ 1945 đến 1958. Trước đó, do điều kiện
chiến tranh, kháng chiến giải phóng dân tộc nên hoạt động của chính quyền địa
phương thực hiện theo Sắc lệnh 63/SL của Chính phủ lâm thời. Nhiều sắc lệnh sau
đó đều dựa trên nền tảng của Sắc lệnh 63/SL.
Tuy nhiên, giữa Hiến pháp 1946 và Luật tổ chức chính quyền địa phương có khá
nhiều điều không giống nhau.
Cách thức quan trọng nhất là việc quy định phân chia địa giới hành chính. Nếu như

điều 57 của Hiến pháp 1946 chưa thay đổi, việc phân chia lại địa giới hành chính
theo Luật tổ chức chính quyền địa phương (1958) cũng như việc đề ra thêm những
loại hình phân chia địa giới hành chính cũng như có hay không Hội đồng Nhân dân
và Uỷ ban Hành chính ở các đơn vị hành chính là những quy định nếu không đặt
trong hoàn cảnh kháng chiến, có thể nói rằng đó là những văn bản vi hiến.
Luật tổ chức chính quyền địa phương (1958) quy định:
Các khu tự trị, các thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh, châu, thành phố trực
thuộc tỉnh, thị xã, xã, thị trấn có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ ban hành
chính (UBHC).
Các huyện có Uỷ ban hành chính.

21


Các khu phố ở các thành phố và thị xã lớn có Ban hành chính khu phố. Tổ chức,
nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối làm việc của Ban hành chính khu phố do Thủ tướng
Chính phủ quy định.
Các thành phố có thể chia thành khu phố có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành
chính. Điều kiện thành lập khu phố có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính
và tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền khu phố do Hội đồng Chính phủ
quy định [6].
Luật quy định cụ thể cách thức tiến hành các kỳ họp. Cách quy định này khá hợp
lý. Những cấp hành chính có quy mô rộng, bàn các công việc mang tính chất định
hướng họp 2 lần trong một năm. Những cấp chỉ đạo trực tiếp tần suất họp cao hơn.
Đây là điều quy định hợp lý. Các luật ban hành sau này đã nhất thể hoá thời gian
họp của Hội đồng Nhân dân giống như của Quốc hội là hoàn toàn không hợp lý,
không phản ảnh đúng thực chất hoạt động của Hội đồng Nhân dân các cấp. Luật
quy định:
" Hội đồng nhân dân khu tự trị và tỉnh họp 6 tháng một lần.
Hội đồng nhân dân thành phố và châu họp 3 tháng một lần.

Hội đồng nhân dân thị xã, xã, thị trấn họp ít nhất 3 tháng một lần.
Ngoài các khoá họp thường kỳ nói ở điều 11, Uỷ ban hành chính các cấp có thể
triệu tập hội nghị bất thường của Hội đồng nhân dân cấp mình nếu xét thấy cần
thiết, hoặc theo chỉ thị của cấp trên, hoặc khi có từ 1/3 tổng số đại biểu Hội đồng
nhân dân trở lên yêu cầu" .
Cùng với việc ban hành Hiến pháp 1959, thay thế Hiến pháp 1946, Luật Tổ chức
chính quyền địa phương (1958) đã được thay thế bằng Luật Tổ chức Hội đồng

6

Luật tổ chức chính quyền địa phương 1958 được Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ IV thông qua 29/04/1958)

22


Nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp (1962). Sơ đồ tổ chức bộ máy chính
quyền địa phương có nhiều thay đổi do sự thay đổi của hệ thống pháp luật.

Tỉnh.

Thành phố trực thuộc trung
ương

Khu tự trị

Tỉnh.
Huyện

Thành phố.


Huyện


Thị trấn.

Huyện

Thị xã.

???



Thành phố.

Khu phố
Thị xã.

Thị trấn.

Hình : Phân chia đơn vị hành chính theo Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban
Hành chính các cấp (1962)

Trong giai đoạn 1960-1980, có thể chia thành hai tiểu giai đoạn.
- Giai đoạn từ 1960-1975: Việt Nam chia thành hai miền, có hai chế độ chính
trị, nhà nước khác nhau, với hai cách thức tổ chức bộ máy hành chính nhà
nước.
- Từ 1976 - 1980, trước khi có Hiến pháp mới (1980) ban hành. Đó là một nhà
nước thống nhất, việc hoạt động của bộ máy hành chính tuân theo Hiến pháp
1959, mặc dù một số nét đặc trưng của bộ máy hành chính riêng chưa kịp

thay đổi.
Trong giai đoạn 1960-1980, không có khái niệm sửa đổi hiến pháp, tuy nhiên, nghị
quyết của Quốc hội kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá V đã thực hiện sửa đổi một số nội
dung của Hiến pháp 1959, trong phần tổ chức bộ máy hành chính địa phương .
23


- Bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính của nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà.
- Những quy định trong Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về cấp
khu tự trị đều bãi bỏ [7].
Sau khi có nghi quyết của Quốc hội, tổ chức bộ máy hành chính địa phương theo
sơ đồ hình .....

Tỉnh.

Huyện



Thành phố trực thuộc trung
ương

Thành phố.

Thị trấn.

Thị xã.

Huyện


Khu phố

???

Hình 11: Phân chia đơn vị hành chính theo Nghị quyết của Quốc hội (1975)

Sau khi nhà nước Việt nam thống nhất và đổi tên thành nhà nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp 1959 chưa kịp thay đổi vì vậy, Quốc hội đã ban
hành nghị quyết quy định phân chia đơn vị hành chính và tổ chức nhà nước vẫn
theo Hiến pháp 1959 (xem hình vẽ dưới).

7

Nghị quyết về việc cải tiến hệ thống các đơn vị hành chính ( Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá V).

24


Tỉnh

Huyện

Thành phố trực thuộc trung ương

Thành phố
thuộc tỉnh

Thị xã trực
thuộc tỉnh,



Quận

Khu phố.

Các cấp chính quyền nói trên
đều có Hội đồng nhân dân và
cơ quan chấp hành là Uỷ ban
nhân dân.

Cấp tương đương.

Figure 12: Phân chia đơn vị hành chính theo Nghị quyết của Quốc hội (2/07/1976)

Trong điều kiện chưa có Hiến pháp mới và Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ
Ban Nhân dân mới, Quốc hội đã ra nghị quyết bổ sung nhiệm vụ và quyền hạn của
Hội đồng Nhân dân và Uỷ Ban Nhân dân cấp huyện. Cụ thể trao cho cấp huyện
quyền về phê duyệt dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách hàng năm [ 8]. Tuy
nhiên xem xét tính hợp pháp của vấn đề, cần lưu ý về quyền của Uỷ Ban Thường
vụ Quốc hội trong việc sửa đổi Luật (?).

2.2.2. Hành chính trung ương

Tên nước theo quy định của Hiến pháp 1959 cũng đã được sửa đổi thành tên mới.
Như vậy, về nguyên tắc lập pháp, Quốc hội đã thay đổi một điều của Hiến pháp
1959 9/. Cũng như trước đó, Quốc hội đã ra nghị quyết thay đổi điều về tổ chức
Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Hành chính.
8


Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện quy định ở Điều 16 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành
chính các cấp ngày 27 tháng 10 năm 1962 được bổ sung .
9

Việt Nam là một nước độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa lấy tên là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc kỳ
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng cưa và
dòng chữ "Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam".Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.Quốc ca nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bài Tiến quân ca.

25


×