Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Hoàn thiện văn hóa tổ chức của trường PTTH thanh bình, huyện thanh hà, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.86 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LƢU THỊ THU HƢƠNG

HOÀN THIỆN VĂN HOÁ TỔ CHỨC CỦA TRƢỜNG PTTH
THANH BÌNH, HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

\

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------

LƢU THỊ THU HƢƠNG

HOÀN THIỆN VĂN HOÁ TỔ CHỨC CỦA TRƢỜNG PTTH
THANH BÌNH, HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI DƢƠNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60 34 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. ĐỖ MINH CƢƠNG
XÁC NHẬN CỦA GVHD

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

Hà Nội - 2015


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC ẢNH .......................................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
Chƣơng 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VĂN HÓA TỔ CHỨC VÀ VIỆC
ÁP DỤNG NÓ TRONG TRƢỜNG PTTH NƢỚC TA HIỆN NAY ............... 8
1.1. Khái niệm: .................................................................................................. 9
1.2. Những hình thái và cấp độ biểu hiện: ...................................................... 10
1.2.1. Phần nổi có thể nhìn thấy. ..................................................................... 10
1.2.2. Phần chìm: ............................................................................................. 11
1.3. Mục tiêu, bản chất, nội dung, vai trò, chức năng của văn hoá tổ chức
trong trƣờng học phổ thông nƣớc ta:............................................................... 13
1.3.1. Mục tiêu của văn hoá trƣờng học .......................................................... 14
1.3.2. Bản chất của văn hoá trƣờng học .......................................................... 14
1.3.3. Nội dung của văn hoá trƣờng học ......................................................... 15
1.3.4. Vai trò của văn hoá trƣờng học nƣớc ta. ............................................... 16
1.4. Những yếu tố cấu thành văn hóa trƣờng học ........................................... 20
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình xây dựng và hoàn thiện văn hóa tổ
chức trƣờng PTTH. ......................................................................................... 25
1.5.1. Toàn cầu hóa và xu thế hội nhập........................................................... 25
1.5.2. Văn hóa dân tộc. .................................................................................... 25

1.5.3. Ngƣời lãnh đạo ...................................................................................... 25
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA TỔ CHỨC TRƢỜNG PTTH
THANH BÌNH, HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI DƢƠNG....................... 28
2.1. Tổng quan về Trƣờng PTTH Thanh Bình: .............................................. 28
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: ...................................................... 28
2.1.2. Cơ cấu, bộ máy tổ chức trƣờng PTTH Thanh Bình .............................. 32


2.1.3. Chức năng nhiệm vụ trƣờng phổ thông trung học Thanh Bình ........... 35
2.2. Đánh giá thực trạng của công tác văn hoá tổ chức trƣờng THPT Thanh
Bình. ................................................................................................................ 37
2.2.1. Thông qua điều tra: Trắc nghiệm tháng 9 năm 2014 ........................... 37
2.2.2. Thông qua phỏng vấn:.......................................................................... 39
2.3. Đánh giá về kết quả thực hiện công tác hoàn thiện văn hóa tổ chức trƣờng
PTTH Thanh Bình huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng .................................... 40
2.3.1. Phong cách quản lý, lề lối làm việc. ..................................................... 41
2.3.2. Tác phong làm việc, phong cách giao tiếp, ứng xử của cán bộ công
nhân viên, giáo viên. ....................................................................................... 42
2.3.3. Điều kiện công tác và đời sống văn hóa tính thần của cán bộ công nhân
viên, giáo viên. ................................................................................................ 51
2.3.4. Về ý thức xây dựng cơ quan văn hóa .................................................... 53
2.3.5. Về thiết kế, bài trí trƣờng học ............................................................... 53
CHƢƠNG 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VĂN HÓA TỔ
CHỨC TRƢỜNG PTTH THANH BÌNH, HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI
DƢƠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ................................................. 60
3.1. Những cơ hội và thách thức ..................................................................... 60
3.1.1. Những cơ hội ........................................................................................ 60
3.1.2. Những thách thức ................................................................................. 60
3.2. Phƣơng hƣớng và giải pháp ..................................................................... 60
3.2.1. Phƣơng hƣớng. ...................................................................................... 60

3.2.2. Giải pháp ............................................................................................... 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 72


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Tiếng việt

1

BGH

Ban Giám hiệu

2

CBCNV, GV

Cán bộ công nhân viên, giáo viên

3

CBCNV, GV và HS Cán bộ công nhân viên và học sinh

4

VHTCTH


Văn hóa tổ chức trƣờng học

5

VHTC

Văn hóa tổ chức

6

PTTH

Phổ thông trung học

7

TW

Trung ƣơng

i


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng kết quả điều tra 72 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhƣ sau: .... 38
Bảng 2.2. Bảng kết quả điều tra của 1.258 học sinh nhƣ sau: ........................ 38
Bảng 2.4: Về hạnh kiểm .................................................................................. 44
Bảng 2.5: Về học lực ...................................................................................... 45
Bảng 2.6: Về hạnh kiểm ................................................................................. 45

Bảng 2.7: Về học lực ...................................................................................... 46
Bảng 2.8: Về hạnh kiểm ................................................................................. 46
Bảng 2.9: Về học lực ...................................................................................... 47
Bảng 2.10: Về hạnh kiểm ............................................................................... 47
Bảng 2.11: Về học lực .................................................................................... 48
Bảng 2.12: Về hạnh kiểm ............................................................................... 48
Bảng 2.13: Về học lực .................................................................................... 49
Bảng 2.14: Về hạnh kiểm ............................................................................... 49

ii


DANH MỤC ẢNH
Ảnh 2.1: Ông Nguyễn Dƣơng Thái - Phó CTUBND tỉnh Hải Dƣơng trao quyết định
trƣờng PTTH Thanh Bình từ hệ bán công sang hệ công lập. ...........................29
Ảnh 2.2: TS - Nguyễn Văn Quốc - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Hải
Dƣơng tặng hoa chúc mừng. ............................................................................29
Ảnh 2.3: Cảnh quan toàn trƣờng PTTH Thanh Bình ................................................30
Ảnh 2.4: Hình ảnh quả vải Thiều Thanh Hà .............................................................30
Ảnh 2.5: Giờ học thực hành trên lớp môn Vật Lý ....................................................44
Ảnh 2.6: Hội diễn văn nghệ của tập thể CBCNV, GV nhân ngày 20/11.................52
Ảnh 2.7: Giao lƣu bóng đá nhân ngày 22/12 ............................................................53
Ảnh 2.8: Cảnh học sinh tập chung chào cờ tại sân trƣờng buổi sáng thứ 2 ..............55
Ảnh 3.1: Lễ kỉ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam ........................................................66
Ảnh 3.2: Đi thăm đền Thầy Giáo Chu Văn An đầu năm 2013 .................................67
Ảnh 3.3.: Đại hội đại biểu đoàn TNCS Hồ chí Minh................................................67
Ảnh 3.4: Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên toàn trƣờng .......................................68
Ảnh 3.6: Lễ khai giảng năm học mới ........................................................................68
Ảnh 3.5: Hội thi học sinh với thời trang học đƣờng nhân ngày 20/11 .....................69
Ảnh 3.7: Lễ trao thƣởng học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cuối năm. ................69


iii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế, Đảng và Nhà nƣớc ta rất coi trọng nhiệm vụ xây dựng con ngƣời mới
xã hội chủ nghĩa. Ngành Giáo dục và Đào tạo có vai trò, vị trí đặc biệt quan
trọng trong việc thực hiện chính sách, chủ trƣơng đó. Vì thế Đảng và Nhà
nƣớc đã đặt mục tiêu cho ngành Giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực, giúp cho
học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng
cơ bản, hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa và xây
dựng môi trƣờng văn hóa giáo dục lành mạnh.
Trƣờng học sẽ không thể có sự nghiệp phát triển lâu dài, bền vững nếu
không xây dựng cho mình một hệ thống văn hóa tổ chức. Một nền văn hóa
tích cực sẽ thu hút học sinh và giáo viên, gắn kết các thành viên, khơi dậy
niềm tin, niềm tự hào về trƣờng học và tạo sự phát triển nhân cách toàn diện.
Văn hóa tổ chức trƣờng học (VHTCTH) là chìa khóa cho sự phát triển bền
vững của Nhà trƣờng. Chính vì vậy, việc hoàn thiện VHTCTH là đòi hỏi cấp
bách hiện nay và là điều mà trƣờng học không thể không hƣớng tới nếu muốn
tồn tại và phát triển.
Hiện nay, nƣớc ta đang trên đà phát triển, xã hội có nhiều vấn đề phức
tạp, có những luồng tƣ tƣởng độc hại du nhập vào nƣớc ta làm ảnh hƣởng đến
đạo đức, tác phong, lối sống của học sinh. Chính vì vậy mà việc “Hoàn thiện
văn hóa trƣờng học” lại càng có ý nghĩa cấp bách. Và điều này càng có ý
nghĩa hơn đối với hệ thống các trƣờng ngoài công lập bởi những học sinh của
hệ ngoài công lập thƣờng có hạn chế về khả năng tiếp thu kiến thức, ý thức tổ
chức kỷ luật, thái độ học tập thụ động, tác phong, lời nói còn tùy tiện, hạn chế
về kĩ năng lựa chọn giá trị sống, …

1


Nhƣ đã nói ở trên, VHTCTH có ý nghĩa quan trọng đối với Nhà trƣờng.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chƣa có trƣờng PTTH nào đặc biệt là bộ phận
trƣờng ngoài công lập có văn bản quy định tiêu chí hay chỉ tiêu về văn hóa
trƣờng học một cách hoàn thiện. Mỗi nhà trƣờng, mỗi cán bộ giáo viên, nhân
viên có cách hiểu khác nhau, dẫn đến việc thực hiện và kết quả thu đƣợc cũng
khác nhau.
Xuất phát từ đòi hỏi, yêu cầu thực tiễn trên, Ngƣời viết luận văn mạnh
dạn nghiên cứu đề tài, “Hoàn thiện văn hoá tổ chức của trường phổ thông
trung học Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương” làm luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ Quản trị Kinh doanh của mình.
Câu hỏi nghiên cứu: Văn hóa tổ chức tại Trƣờng PTTH Thanh Bình
có nét gì đặc biệt và làm thế nào để hoàn thiện văn hóa tổ chức tại trƣờng phổ
thông trung học Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng?
2. Tình hình nghiên cứu
Một số công trình nghiên cứu cố liên quan đến vấn đề này nhƣ: Văn
hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh của Đỗ Minh Cƣơng - Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2011.[2];
Giáo trình văn hoá kinh doanh của Dƣơng Thị Liễu - Nhà xuất bản Đại
học Kinh tế quốc dân năm 2011.[9];
Giáo trình đạo đức kinh doanh và Văn hoá doanh nghiệp của Nguyễn
Mạnh Quân - Nhà xuất bản Lao đọng - Xã hội năm 2004.[11];
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định:
“ Nâng cao tính văn hoá trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh
hoạt của nhân dân” Điều đó có thể khẳng định tính văn hoá phải đƣợc thể
hiện trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động của các
cơ quan hành chính nhà nƣớc nói chung và trong trƣờng học nói riêng.[13]


2


Mục tiêu của giáo dục nhân cách tổng quát của Việt Nam đƣợc chính
thức hóa trong Nghị quyết Hội nghị TW 2 khóa VIII năm 1996 nhƣ sau: “Xây
dựng những con ngƣời và thế hệ tha thiết với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; có ý chí kiên cƣờng xây dựng và bảo vệ tổ quốc; giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; có tƣ duy
sáng tạo, tính độc lập và tích cực cá nhân; có năng lực thực hành giỏi, yêu
nghề làm chủ khoa học, kỹ thuật hiện đại; có ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong
công nghiệp; ý thức cộng đồng và tinh thần hợp tác; có ý thức bảo vệ môi
trƣờng; có nếp sống lành mạnh và có sức khỏe tốt”.[12]
Trong nền kinh tế toàn cầu và nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO
với nhiều thời cơ và thách thức, mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng và hội
nhập đã tác động lớn đến xã hội nói chung cũng nhƣ giáo dục nói riêng, nó
làm cho bộ mặt văn hoá của xã hội dần bị biến dạng và đã có nhiều biểu hiện
xuống cấp, tha hoá.
Hiện nay, một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên đua đòi ăn chơi, sa
vào các tệ nạn xã hội, thực trạng bạo lực học đƣờng đến mức báo động; đạo
đức nhà giáo thì xuống cấp nghiêm trọng, tình trạng thiếu công bằng, gian lận
trong thi cử, chuyện mua bán các kết quả học tập không còn xa lạ,.. Những
minh chứng tiêu biểu gần đây nhƣ: Vụ tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp PTTH
trƣờng Dân lập Đồi Ngô - Bắc Giang, Vụ “đổi tình lấy điểm” ở trƣờng Cao
đẳng phát thanh - Truyền hình trung ƣơng I, những clip video liên tục đƣợc
tung lên mạng internet về bạo lực học đƣờng với cảnh học sinh đánh nhau tho
bạo, thậm chí là dã man trong sự chứng kiến vô cảm của bàn bè xung
quanh… Tất cả điều đó đã gây ra những hệ luỵ đáng tiếc cho xã hội và ảnh
hƣởng nghiêm trọng đến chất lƣợng giáo dục. Văn hoá Nhà trƣờng bị biến
dạng cũng là điều hiển nhiên. Thực tế đó đã làm cho những ngƣời có lƣơng tri
đau xót và đối với Nhà giáo chân chính thì chắc hẳn đó là sự xúc phạm nhân


3


phẩm và đạo đức nghề nghiệp ghê gớm, xúc phạm đến truyền thống “tôn sƣ
trọng đạo” của dân tộc. Vậy mà những gì chúng ta chứng kiến đƣợc cũng chỉ
là phần nổi của cả tảng băng khổng lồ chứa đầy tiêu cực trong ngành giáo
dục.
Mặt khác, lâu nay giáo dục chúng ta coi trọng dạy chữ mà lơ đi là việc
dạy ngƣời; coi trọng số lƣợng hơn là chất lƣợng. Để tạo ra đƣợc một sản
phẩm lao động cho xã hội, quả thực là cần đến kiến thức và kỹ năng của học
sinh. Tuy nhiên, vì chạy đua theo sản phẩm, theo số lƣợng mà chúng ta chƣa
quan tâm đến phƣơng thức tạo ra sản phẩm đó một cách đầy đủ. Xã hội cần
phải nhìn nhận lại, đánh giá giá trị sản phẩm đó gồm cả cách thức mà ngƣời
đó lao động có chân chính không, có vì mục tiêu con ngƣời không … hay nói
cách khác là cách thức lao động để tạo ra sản phẩm đó có văn hoá hay không.
Một doanh nghiệp không thể kiếm lợi nhuận bằng mọi cách bất chấp đạo lý,
một Nhà trƣờng không đƣợc coi kinh tế làm mục tiêu hàng đầu và một ngƣời
lao động không thể tạo ra sản phẩm cho xã hội một cách phi văn hoá.
Đã đến lúc chúng ta cần phải chấn hƣng giáo dục nƣớc nhà. Thực tế,
cũng đã có rất nhiều giải pháp của các nhà nghiên cứu nhằm nâng cao chất
lƣợng giáo dục. Dƣới góc độ ngƣời viết luận văn, thiết nghĩ, việc hoàn thiện
văn hoá tổ chức trong Nhà trƣờng là vô cùng quan trọng , bởi Nhà trƣờng là
cơ sở nền tảng, là tế tào của hệ thống giáo dục. Cũng nhƣ cơ thể con ngƣời,
chỉ khi có đƣợc những tế bào lành mạnh thì cơ thể mới phát triển bình thƣờng.
Tóm lại, có nhiều tài liệu, văn bản bàn về vấn đề VHTC. Nhƣng hầu
hết chƣa đề cập cụ thể đến VHTC trƣờng PTTH và luận văn này mong muốn
sẽ thực hiện đƣợc điều đó. Đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân.
Việc chọn đề tài nghiên cứu của luận văn không bị trùng lặp với đề tài nghiên
cứu nào khác.

3. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu:

4


3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích đánh giá mặt tích cực và những mặt hạn chế trong VHTC tại
trƣờng PTTH Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng, từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa tổ chức và quản trị của Trƣờng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn cứu thực tiễn về văn
tieenxtoor chức, nhất là văn hoá tổ chức của trƣờng PTTH.
Thứ hai: Luận văn thực hiện nghiên cứu, khảo sát thực trạng việc hoàn
thiện VHTC Trƣờng PTTH Thanh Bình, đánh giá những điểm mạnh, điểm
yếu và đƣa ra nguyên nhân của những hạn chế đó.
Thứ ba: Luận văn đƣa ra những đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện VHTC Trƣờng PTTH Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng
phù hợp với thực tiễn hơn.
Những mục tiêu trên đƣợc thể hiện cụ thể trong 3 chƣơng trong phần Nội
dung VHTC trƣờng PTTH Thanh Bình, huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dƣơng.
4. Đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Văn hóa tổ chức tại trƣờng phổ thông trung học Thanh Bình, huyện
Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung văn hóa tổ chứcTrƣờng PTTH Thanh Bình, huyện Thanh
Hà, Hải Dƣơng từ năm 2011 -2014.
- Thời gian: 2011-2014
- Không gian: trƣờng phổ thông trung học Thanh Bình, huyện Thanh
Hà, tỉnh Hải Dƣơng


5


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, ngƣời viết luận văn đã sử dụng những phƣơng pháp
sau:
1. Luận văn sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng, kết hợp với
phƣơng pháp nghiên cứu của các môn khoa học quản trị cụ thể nhƣ: Kinh tế
học, quản trị học, văn hóa học, toán học, xã hội học, môn học đạo đức kinh
doanh, văn hóa doanh nghiệp và quản trị nguồn nhân lực … Để nhận thức
đƣợc vai trò, tác dụng, đối tƣợng, phạm vi của văn hóa tổ chức nói chung và
văn hóa tổ chức trong trƣờng THPT Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải
Dƣơng nói riêng luận văn sẽ sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp, nhƣ là các báo
cáo của trƣờng, các bài báo viết về trƣờng nhƣ bài đã đăng trên báo Giáo Dục
và thời đại Chủ Nhật số 46 ngày 11/11/2011. Tạp chí Thanh Tra ngày
11/8/2011.
2. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp, thống kê dựa trên tài liệu thu thập
đƣợc về văn hóa trƣờng THPT Thanh Bình huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dƣơng.
3. Phƣơng pháp khảo sát điều tra xã hội học thu thập các dữ liệu sơ cấp
(Phát phiếu điều tra và phân tích kết quả), định lƣợng, định tính.
4. Phƣơng pháp chuyên gia: (Phỏng vấn sâu giáo viên, học sinh và phụ
huynh học sinh),
5. Phƣơng pháp quan sát: Qua các cuộc sinh hoạt tập thể của nhà
trƣờng nhƣ: Buổi chào cờ sáng thứ 2 hàng tuần, Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt
Nam 20/11, ngày thành lập quân đội nhân Việt nam 22/12, ngày Quốc khánh
2/9, ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày phụ nữ Việt Nam 8/3 ...
6. Phƣơng pháp lịch sử: Tìm hiểu quá trình hình thành VHTC trƣờng
THPT Thanh Bình huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dƣơng, thực trạng văn hóa và
phƣơng hƣớng xây dựng, phát triển VHTC tại Nhà trƣờng.


6


6. Những đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận: Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan tới
văn hoá tổ chức trong trƣờng.
Về mặt thực tiễn:
+ Khảo sát thực trạng về văn hoá tổ chức tại trƣờng PTTH Thanh Bình
huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng.
+ Đánh giá những nhân tố ảnh hƣởng đến văn hoá tổ chức tại trƣờng
PTTH Thanh Bình huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng.
+ Đánh giá những ƣu điểm và hạn chế về văn hoá tổ chức tại trƣờng
PTTH Thanh Bình huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng.
- Trên cở sở thực trạng và những hạn chế, đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện văn hoá tổ chức tại trƣờng PTTH Thanh Bình huyện Thanh Hà,
Hải Dƣơng .
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài đƣợc chia làm 3
chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn văn hóa tổ chức trƣờng PTTH
Chƣơng 2: Thực trạng văn hóa tổ chức trƣờng PTTH Thanh Bình,
huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng.
Chƣơng 3: Quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa tổ chức
trƣờng PTTH Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng trong giai đoạn
hiện nay.

7



Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VĂN HÓA TỔ CHỨC VÀ VIỆC ÁP
DỤNG NÓ TRONG TRƢỜNG PTTH NƢỚC TA HIỆN NAY
Theo quan điểm cảu Phƣơng Đông văn hoá là cái đẹp theo nghĩa rộng,
là sự thống nhất của ba giá trị cơ bản: Chân - Thiện - Mỹ. Hình thức đẹp đẽ
biểu hiện trƣớc hết trong lễ, nhạc, cách lãnh đạo, quản lý, … đặc biệt trong
ngôn ngữ, cách ứng xử nhân văn. Nó biểu hiện thành một hệ thống các chuẩn
mực, giá trị ứng xử đƣợc mọi ngƣời chấp nhận và xem là đẹp đẽ. Văn hoá là
dòng chảy của các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, các truyền thống, nghi lễ
của một cộng đồng.
Giáo dục là một chức năng cơ bản của văn hoá, gắn liền với lịch sử loài
ngƣời. Đối với nhân loại, giáo dục là phƣơng thức bảo tồn và bảo vệ kho tàng
tri thức văn hoá xã hội. Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học và
một nền giáo dục lâu đời, trải qua các thời kỳ lịch sử, cộng đồng ngƣời Việt
đã tiếp thu và chọn lọc, hình thành nên đạo đức, tƣ tƣởng văn hoá Việt Nam.
Nền tảng văn hoá ấy đã tạo nên bản sắc về nhân cách con ngƣời Việt Nam.
Cũng nhƣ sự tồn tại của giáo dục, văn hoá xuất hiện từ khi có loài
ngƣời, có xã hội. Văn hoá tồn tại khách quan và tác động vào con ngƣời sống
trong nó. Nếu môi trƣờng tự nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống con ngƣời, để
loài ngƣời hình thành và sinh tồn thì văn hoá là cái nôi thứ hai giúp con ngƣời
trở thành “ngƣời” theo đúng nghĩa, hoàn thiện con ngƣời, hƣớng con ngƣời
khát vọng vƣơn tới chân - thiện - mỹ.
Xác định đƣợc vị trí vai trò của việc hoàn thiện văn hóa tổ chức Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trƣờng học
thân thiện học sinh tích cực”. Nội dung của phong trào này gắn liền với văn

8


hóa trƣờng học, hoàn thiện văn hóa trƣờng học là yếu tố đảm bảo và nâng cao

chất lƣợng giáo dục đào tạo.
1.1. Khái niệm:
Văn hóa tổ chức.Theo Michel Amiel, Pracis Bonnet, Jonseph Jacobs 1993:
“Văn hóa tổ chức là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có
khả năng quy định hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức, mang lại cho tổ
chức một bản sắc riêng, ngày càng phong phú thêm và có thể thay đổi theo
thời gian” [24]
“Văn hoá tổ chức là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và
hành vi ứng xử của một tổ chức tạo nên sự khác biệt của các thành viên của tổ
chức này với các thành viên tổ chức khác”. Theo Greert Hofstede, Cultures &
Organisations, 1991. [25]
Văn hoá tổ chức liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một tổ
chức. Nó biểu hiện trƣớc hết trong tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, triết lý, các
giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý, …bầu không khí tâm lý. Thể hiện thành
một hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử đƣợc xem
là tốt đẹp và đƣợc mỗi ngƣời trong tổ chức chấp nhận.
Văn hóa tổ chức của một nhà trường. Theo nhà nghiên cứu giáo dục
Lê Thị Loan - Học viện Quản lý giáo dục Việt Nam: “Văn hóa tổ chức của
một nhà trƣờng là hệ thống niềm tin, giá trị chuẩn mực, thói quen và truyền
thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trƣờng, đƣợc các thành
viên trong nhà trƣờng thừa nhận, làm theo và đƣợc thể hiện trong các hình
thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sƣ
phạm”. [21, tr.3]
Văn hóa trong trường học. Theo quan điểm của GS: Phạm Minh Hạc:
“Văn hóa trong trƣờng học là một bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục

9


quốc dân và mang bản sắc chung của nền văn hóa dân tộc. Cụ thể hơn văn

hóa trƣờng học là hệ thống các chuẩn mực, giá trị giúp các cán bộ quản lý nhà
trƣờng, các thầy giáo, cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh có cách
thức suy nghĩ, tình cảm và hành động tốt đẹp” [19]
Trong một tổ chức nói chung cũng nhƣ một Nhà trƣờng, văn hoá luôn
tồn tại trong mọi hoạt động tổ chức đó. Vấn đề là con ngƣời có ý thức đƣợc
sự tồn tại của nó để quản lý và sử dụng sức mạnh của nó hay không. Bản thân
văn hoá rất đa dạng và phức tạp. Do đó, khi có những tiếp cận nghiên cứu
khác nhau sẽ dẫn đến có nhiều quan niệm về văn hoá khác nhau.
Vì thế, việc hoàn thiện VHTC trong các cơ quan hành chính sự nghiệp
nói chung, các trƣờng PTTH nói riêng đặc biệt trong loại hình trƣờng PTTH
ngoài công lập có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
1.2. Những hình thái và cấp độ biểu hiện:
Nghiên cứu về văn hoá tổ chức, các nhà nghiên cứu trên thế giới và
nƣớc ta hiện nay thƣờng theo mô hình cấu trúc hệ thống văn hoá của Edgar H
Shein trong cuốn sách “Văn hoá tổ chức và sự lãnh đạo” của ông, đã đƣợc tái
bản nhiều làn ở Mỹ từ những năm 2000 đến nay. Mô hình VHTC của Shein
chia ra một hệ thống VHTC gồm 3 tầng lớp xếp chồng lên nhau, có hình ảnh
nhƣ một tảng băng chìm, đƣợc quan sát từ trên xuống dƣới: (1) Các cấu trúc
hữu hình, (2) Các giá trị tuyên bố, (3) Các ngầm định nền tảng.
1.2.1. Phần nổi có thể nhìn thấy: Đó là những thực thể hữu hình nhƣ:
Cơ sở vật chất trƣờng lớp, bàn ghế, các nội quy, thiết bị dạy học và sinh hoạt
chung. Những thực thể vô hình nhƣ: Các triết lý, nguyên tắc, phƣơng pháp
giải quyết các vấn đề phát sinh và cách thức tiến hành các hoạt động giáo dục,
các thủ tục, chƣơng trình công tác các chuẩn mực hành vi; Nghi thức tập thể,
cách tổ chức các nghi lễ, cách tổ chức thăm viếng, liên hoan trong tập thể giáo
viên và học sinh. Cách sử dụng ngôn ngữ: Khẩu hiệu hành động, ngôn ngữ

10



xƣng hô giao tiếp giữa thầy và thầy, thầy và trò, trò và trò, các biểu tƣợng,
truyền thống, ...
1.2.2. Phần chìm:
1.2.2.1. Các giá trị được thể hiện: Giá trị đƣợc coi nhƣ là thƣớc đo
đúng và sai, xác định những gì nên làm và không nên làm trong cách hành xử
chung và riêng của con ngƣời trong một tổ chức. Có nhà trƣờng đề cao giá trị
nhân văn, tình yêu thƣơng giữa những con ngƣời trong tập thể. Có nhà trƣờng
đề cao tính cộng đồng trách nhiệm và sự sáng tạo trong công việc. Có nhà
trƣờng đề cao các giá trị nhƣ sự trung thực, tính thực chất hoặc khả năng đổi
mới thƣờng xuyên để nâng cao chất lƣợng các hoạt động dạy học, giáo dục;
Có nhà trƣờng đề cao chất lƣợng dạy và học, tính năng động, tự giác của
ngƣời dạy và ngƣời học, …
Giá trị trong nhà trƣờng đƣợc chia thành 2 loại. Loại thứ nhất là các giá
trị mà nhà trƣờng đã hình thành và vun đắp trong cả quá trình xây dựng và
trƣởng thành (Giá trị nền tảng). Loại thứ 2 là những giá trị mới mà cán bộ
quản lý hoặc tập thể giáo viên, học sinh mong muốn nhà trƣờng mình có và
tạo lập từng bƣớc nhằm đem đến sự phát triển mới phù hợp với yêu cầu của
xã hội (Giá trị hƣớng tới).
1.2.2.2. Các ngầm định nền tảng: Bao gồm niềm tin, niềm tự hào,
những suy nghĩ và trạng thái xúc cảm tình cảm đã ăn sâu vào tiềm thức của
mỗi cá nhân và tạo thành nét chung trong tập thể nhà trƣờng. Những ngầm
định khó thấy này đƣợc coi là những quy ƣớc có tính chất bất thành văn, có
tính đƣơng nhiên và tạo nên một mạch ngầm tinh thần kết lối các thành viên
trong nhà trƣờng và làm nền tảng cho các giá trị và suy nghĩ, hành động của
họ. Ví dụ Cứ nhắc đến trƣờng PTTH chuyên Nguyễn Trãi, giáo viên, học
sinh, phụ huynh ai ai cũng tin tƣởng rằng đây là ngôi trƣờng mà từ đội ngũ từ
giáo viên đến học sinh đều đƣợc tuyển chọn kĩ lƣỡng chất lƣợng cao, đào tạo

11



ra những thế hệ tài năng cho tỉnh nhà, cho đất nƣớc vì thế khi học trong
trƣờng, học sinh luôn có ý thức vƣợt lên chính mình, nỗ lực không ngừng,
không gian lận và sau này khi ra trƣờng, các thế hệ học sinh đó đều cố gắng
làm tốt mọi việc để xứng đáng là học sinh của trƣờng chuyên lớp chọn.
1.2.2.3. Phong cách ứng xử hàng ngày:Đó là cách thể hiện của mỗi
thành viên nhà trƣờng trong ứng xử hàng ngày. Tùy theo hệ giá trị đƣợc thừa
nhận và những ngầm định nền tảng của mỗi tổ chức nhà trƣờng mà có những
loại phong cách ứng xử đƣợc lựa chọn phù hợp. Chẳng hạn, mỗi tập thể giáo
viên có một phong cách ứng xử khác nhau: Niềm nở, thân mật hay giữ
khoảng cách, nghiêm túc; xuề xòa vui nhộn hay công thức trang trọng; nơi
nhiệt tình, quan tâm nhƣng có nơi lạnh nhạt, bàng quan, ...
1.2.2.4. Phong cách làm việc: Mỗi tổ chức nhà trƣờng, dù có ý thức
hay vô thức, đều hình thành nên một phong cách làm việc riêng. Cùng là giáo
viên với công việc dạy học nhƣng có tập thể giáo viên làm việc vì tinh thần
trách nhiệm, lại có tập thể làm việc vì những mục tiêu, lợi ích trƣớc mắt; có
nơi cán bộ giáo viên tận dụng mọi thời gian để làm việc say mê, sáng tạo, lại
có nới làm việc kiểu công chức hành chính “Sáng cắp ô đi, tối xách về”; có
đội ngũ giáo viên làm việc với tinh thần đồng đội cao, hợp tác và chia sẻ, bên
cạch những tập thể làm việc trong sự ganh đua, cá nhân, “đèn nhà ai nhà ấy
rạng”.
1.2.2.5. Phương pháp ra quyết định:Việc ra quyết định cho mỗi chủ
trƣơng, phƣơng hƣớng, kế hoạch, chính sách phát triển của nhà trƣờng - một
đặc trƣng của quản lý nhà trƣờng - cũng thể hiện rất rõ tính chất và mức độ
văn hóa của một tổ chức sƣ phạm. Có thể nêu 3 khía cạnh biểu hiện sau đây:
Sự tham gia con ngƣời khi ra quyết định: Nếu đó là quyết định độc
đoán của cá nhân ngƣời quản lý nhà trƣờng sẽ khác biệt rất căn bản về văn

12



hóa so với việc ra quyết định tập thể dựa trên sự tham gia bàn bạc dân chủ của
mọi thành viên trong tổ chức nhà trƣờng.
Thái độ của con ngƣời khi tham gia quyết định quản lý cũng bộc lộ rõ
văn hóa, chẳng hạn một thái độ mạnh dạn đổi mới, dám nghĩ, dám làm sẽ
khác hẳn thái độ đƣợc chăng hay chớ, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm...
Phƣơng pháp ra quyết định: Việc ra quyết định có các công cụ hỗ trợ
bài bản nhƣ hệ thống thông tin, sự phân tích chiến lƣợc, các cơ sở khoa học,
pháp lý ... cũng tạo ra sự khác biệt văn hóa so với cách ra quyết định dựa trên
cảm tính, kinh nghiệm hoặc rất tùy tiện, ngẫu hứng của chủ thể quản lý ...
1.2.2.6. Phương pháp truyền thông: Việc truyền bá, phổ biến thông tin
trong nội bộ tổ chức ra bên ngoài và ngƣợc lại cũng là một trong những dấu
hiệu nhận biết quan trọng về văn hóa ở một tổ chức nhà trƣờng. Trƣớc hết là
sự chia sẻ thông tin trong nội bộ tổ chức có đƣợc phổ biến rộng khắp tới mọi
thành viên, ai cần cũng đƣợc cung cấp hay chỉ một bộ phận cán bộ quản lý tự
coi đó là một thứ “đặc quyền”, quản lý các thông tin rất khắt khe, không
muốn cho ngƣời khác biết sẽ có nhiều bất lợi cho địa vị của mình. Cách thức
truyền thông cũng là nét văn hóa tổ chức bởi đó là cách thức giao tiếp giữa
ngƣời - ngƣời; Ý kiến đƣợc truyền đạt trực tiếp hay gián tiếp, theo hƣớng một
chiều độc đoán “truyền lệnh” hay hai chiều dân chủ đối thoại, thông qua
phƣơng tiện truyền thống hay hiện đại. Ví dụ: Ở một số trƣờng học rất nhiều
công văn, quyết định của cấp trên, kế hoạch của Nhà trƣờng đều đƣợc BGH
gửi tới hòm thƣ của từng CBCNV, GV, mọi ngƣời đều đƣợc phổ biến, bàn
bạc, chia sẻ, có ý tƣởng tham mƣu với BGH.
1.3. Mục tiêu, bản chất, nội dung, vai trò, chức năng của văn hoá tổ
chức trong trường học phổ thông nước ta:
Việt Nam, với sự phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã
hội chủ nghĩa, vào những năm gần đây, văn hoá tổ chức đã đƣợc nhận diện

13



nhƣ một tiêu chí khi xây dựng hoạt động của các tổ chức mang tính chuyên
nghiệp. Điều đó chứng tỏ khái niệm văn hoá tổ chức tuy còn mới mẻ đối với
Việt Nam nhƣng các tổ chức đã ý thức đƣợc tầm quan trọng của văn hoá tổ
chức. Và hơn bất cứ tổ chức nào hết trong xã hội, Nhà trƣờng phải là tổ chức
có “hàm lƣợng” văn hoá cao nhất; là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng
nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn
diện.
1.3.1. Mục tiêu của văn hoá trường học: Là xây dựng trƣờng học lành
mạnh, các mối quan hệ thân thiện và chất lƣợng giáo dục thật.
Trên cơ sở mục tiêu chung của ngành giáo dục, mỗi trƣờng học có mục
tiêu, nội dung văn hoá trƣờng học của trƣờng mình. Để làm đƣợc điều đó, mỗi
Nhà trƣờng phải xem xét cụ thể hoàn cảnh, điều kiện của trƣờng mình mà xây
dựng một hệ chuẩn mực, giá trị phù hợp đƣợc các thành viên trong Nhà
trƣờng cùng tham gia xây dựng với những biện pháp tổ chức thực hiện. Hệ
chuẩn mực, giá trị đó phải tƣơng hợp với một mức độ nhất định với các giá trị
truyền thống, phong tục của địa phƣơng, cộng đồng.
Văn hoá trƣờng học ở mỗi Nhà trƣờng tạo niềm tin cho xã hội trong
việc thực hiện chức năng giáo dục và xứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo
nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài góp phần đào tạo, cung ứng cho xã hội
những ngƣời công dân tốt, một nguồn nhân lực có phẩm chất, năng lực, đáp
ứng yêu cầu của xã hội. Từ đó mỗi Nhà trƣờng sẽ là tấm gƣơng cho các tổ, cá
nhân trong xã hội, cộng đồng noi theo.
1.3.2. Bản chất của văn hoá trường học: Là môi trƣờng. Môi trƣờng
văn hoá trƣờng học là nơi mà mỗi cá nhân hoạt động trong đó có đủ điều kiện
thể hiện mình một cách toàn vẹn nhất vì mục tiêu chung của của cộng đồng.
Môi trƣờng văn hoá trƣờng học phải bao gồm cả môi trƣờng địa lý tự nhiên,
môi trƣờng vật lý, môi trƣờng tâm lý, ứng xử, giao tiếp … mà mỗi thành viên


14


trong đó đều có nhiều hoạt động thể hiện mình. Môi trƣờng đó cũng là nơi
chốn (thời gian, không gian) với các đối tƣợng mà mọi ngƣời trong xã hội
khách quan đều nhìn thấy, đánh giá và cảm nhận đƣợc.
1.3.3. Nội dung của văn hoá trường học:
1.3.3.1. Văn hoá trường học là văn hoá môi trường: Trƣờng học là nơi
để tiến hành dạy và học với sự tham gia của cơ sở vật chất trƣờng học, cán bộ
quản lý giáo dục, thầy, trò, chƣơng trình, nội dung giáo dục… để thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đào tạo của từng trƣờng học. Do vậy, nói đến
văn hoá trƣờng học trƣớc hết phải nói đến môi trƣờng, cảnh quan sƣ phạm,
cây xanh, nơi vui chơi giải trí, sinh hoạt, hội họp, học tập, thực hành thí
nghiệm, vệ sinh an toàn … nhƣ thế nào. Tổng quan toàn cảnh Nhà trƣờng từ
cổng, hàng rào, bảng tên trƣờng, bàn ghế học sinh, nhà làm việc, nhà vệ sinh
… đều toát lên nét văn hoá của trƣờng học. Nhƣng điều đó không hẳn là cổng
trƣờng to hay nhỏ, cây xanh nhiều hay ít … mà quan trọng là cách sắp xếp, bố
cục các vật thể ấy trong Nhà trƣờng nhƣ thế nào? Nói lên điều gì? Văn hoá
trƣờng học tuy không phải là vật thể nhƣng văn hoá trƣờng học thể hiện qua
vật thể ấy. Dĩ nhiên trong tình hình hiện nay nhiều trƣờng học còn khó khăn
về cơ sở vật cũng là những dào cản cho xây dựng văn hoá trƣờng học, nhƣng
tục ngữ Việt Nam có câu “Nghèo cho sạch, rách cho thơm” cho thấy rằng
không phải đợi đến khi Nhà trƣờng có cơ sở vật chất tƣơm tất , đầy đủ rồi mới
xây dựng văn hoá môi trƣờng.
1.3.3.2. Văn hoá trường học là văn hoá tổ chức: Trƣờng học là một tổ
chức, văn hoá trƣờng học là văn hoá tổ chức. Một tổ chức sau khi đƣợc hình
thành, tồn tại và phát triển thì tự khắc nó sẽ dần dần hình thành nên những nề
nếp, chuẩn mực, lễ nghi, niềm tin, giá trị. Đó là sợi giây vô hình gắn kết các
thành viên trong tổ chức lại với nhau cùng phấn đấu cho những giá trị chung
của tổ chức. Đó là nghi lễ, đồng phục, không khí học tập trật tự, sinh hoạt nề


15


nếp, đi học đúng giờ, hiểu biết, tôn trọng, đoàn kết nhau, cùng nhau bảo vệ
không làm thiệt hại danh dự, uy tín chung của Nhà trƣờng…
1.3.3.3. Văn hoá trường học là văn hoá ứng xử: Xét trên nhiều khía
cạnh, văn hoá ứng xử tƣơng đồng với văn hoá giao tiếp, văn hoá hành
vi(trong môi trƣờng trƣờng học). Văn hoá trƣờng học là hành vi ứng xử của
các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục đào tạo trong Nhà trƣờng, là lối sống
văn minh trong trƣờng học thể hiện nhƣ:
+ Ứng xử của thầy, cô giáo với học sinh: Đƣợc thể hiện nhƣ sự quan
tâm đến học sinh, biết tôn trọng ngƣời học, biết phát hiện ra ƣu điểm, nhƣợc
điểm ngƣời học để chỉ bảo… Thầy, cô luôn gƣơng mẫu trƣớc học sinh.
+ Ứng xử của học sinh với thầy, cô giáo thể hiện bằng sự kính trọng,
yêu qúi của ngƣời học với thầy, cô giáo. Hiểu đƣợc những chỉ bảo giáo dục
của thầy, cô và thực hiện điều đó tự giác, có trách nhiệm.
+ Ứng xử giữa lãnh đạo với giáo viên, nhân viên thể hiện ngƣời lãnh
đạo phải có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. Ngƣời lãnh đạo có lòng
vị tha, độ lƣợng, tôn trọng giáo viên, nhân viên xây dựng đƣợc bầu không khí
lành mạnh trong tập thể Nhà trƣờng.
+ Ứng xử giữa đồng nghiệp, học sinh với nhau thể hiện qua cách đối xử
mang tính tôn trọng, thân thiện, giúp đỡ nhau.
Tất cả các ứng xử trong Nhà trƣờng là nhằm xây dựng một môi trƣờng
sống văn minh, lịch sự.
1.3.4. Vai trò của văn hoá trường học nước ta.
1.3.4.1. Văn hóa là một thứ tài sản lớn của bất kỳ một tổ chức nào.
Văn hóa quyết định sự trƣờng tồn của một tổ chức. Đó là ý nghĩa và
tầm quan trọng lớn nhất của văn hóa. Nó càng có ý nghĩa và tầm quan trọng
đối với nhà trƣờng, bởi lẽ, tính văn hóa là một tính chất đặc thù của nhà

trƣờng, hơn bất kỳ một tổ chức nào vì:

16


Nhà trƣờng là nơi bảo tồn và lƣu truyền các giá trị văn hóa nhân loại,
nhà trƣờng là nơi đào luyện những lớp ngƣời mới, chủ nhân gìn giữ và sáng
tạo văn hóa cho tƣơng lai;
Nhà trƣờng là nơi con ngƣời với con ngƣời (ngƣời dạy với ngƣời học)
cùng hoạt động để chiếm lĩnh các mục tiêu văn hóa, những cách thức văn hóa,
dựa trên những phƣơng tiện văn hóa, trong môi trƣờng văn hóa đại diện cho
mỗi vùng, miền, địa phƣơng.
1.3.4.2. Văn hóa nhà trường tạo động lực việc làm.
VHNT vừa có nét riêng vừa mang bản sắc chung của nền văn hóa dân
tộc, vận động và phát triển dựa trên chiến lƣợc phát triển văn hóa giáo dục
của Đảng và Nhà nƣớc đề ra. Do vậy mọi hoạt động của Nhà trƣờng đều
hƣớng tới mục tiêu giáo dục con ngƣời Việt Nam toàn diện “ Đào tạo những
con ngƣời thiết tha với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có ý chí
kiên cƣờng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giữ gìn và phát huy các giá trị văn
hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; có tƣ duy sáng tạo; có năng
lực thực hành giỏi; yêu nghề và làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại; có ý thức
tổ chức kỉ luật, tác phong công nghiệp …”[13]
Với mục tiêu đó, ngay từ những năm tháng ngồi trên ghế nhà trƣờng,
ngƣời học đã đƣợc thầy cô trang bị tri thức, khơi dậy niềm say mê học tập, lao
động, sáng tạo để sống có ích cho xã hội; đƣợc phát hiện khả năng, tƣ vấn
nghề nghiệp … Vì thế có thể nói VHTH tạo động lực việc làm. (Ví dụ: Khi
đƣợc hỏi, hầu hết học sinh lớp 12 đều bày tỏ những dự định về nghề nghiệp
tƣơng lai mà các em hằng ấp ủ trong lòng).
1.3.4.3. Văn hoá nhà trường kiểm soát các hành vi lệch chuẩn trong
hoạt động giáo dục.

VHNT hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của cá nhân bằng các
chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dƣ luận do những thế hệ con

17


ngƣời trong tổ chức nhà trƣờng xây dựng lên; (Ví dụ: Một học sinh vì nông
nổi đã nói năng hỗn xƣợc, xắc láo với giáo viên trong giờ học thì cho dù giáo
viên đó có xử lí hay bỏ qua thì bản thân học sinh đó vẫn luôn canh cánh trong
lòng mặc cảm tội lỗi, không thể thoái mái nhƣ học sinh khác. Và tập thể học
sinh, giáo viên trong trƣờng sẽ có một thái độ ngầm hoặc phản ứng bất bình,
…)
VHTC là điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lý trƣờng học và đội
ngũ giáo viên hợp tác, phát huy trí lực để có những quyết định và lựa chọn
đúng đắn.
1.3.4.4. Văn hoá Nhà trường hạn chế tiêu cực và xung độ, nâng cao
chất lượng quản trị hoạt độnggiáo dục của Nhà trường.
VHNT giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn
đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hƣớng và hành động;
VHNT nhƣ chất keo gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những
dƣ luận tích cực cho tổ chức;
VHNT hạn chế đƣợc những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột; và khi
xung đột thì văn hoá nhà trƣờng tạo ra hành lang pháp lý, đạo lý phù hợp để
góp phần khắc phục. (Ví dụ: Xóa nhòa danh giới giàu nghèo, sang hèn, tạo ra
một môi trƣờng công bằng, trung thực cho ngƣời học; rèn luyện, bồi dƣỡng tƣ
duy linh hoạt, biết duy hòa, trách cực đoan, luôn luôn biết đánh giá vấn đề từ
nhiều phƣơng diện)VHTC làm tăng hiệu quả hoạt động trong nhà trƣờng, trên
cơ sở đó mà dần dần tạo nên những phẩm chất đặc trƣng khác biệt cho tổ
chức trƣờng học. Đó là cơ sở nâng cao uy tín, “thƣơng hiệu” của nhà trƣờng,
tạo đà cho các bƣớc phát triển tốt hơn.

Văn hoá tổ chức có chức năng “Trồng ngƣời” và phát triển xã hộdu. Nó
cáo các đặc điểm và tính chất:

18


×