Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Giáo án mĩ thuật tuần 1 tiểu học chuẩn 20152016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.63 KB, 11 trang )

KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 1 - MÔN MĨ THUẬT
NĂM HỌC: 2015 – 2016
(Từ ngày 24 tháng 08 năm 2015 đến ngày 28 tháng 08 năm 2015)
Thứ
ngày Lớp Tiết

Tiết
PPCT

Tên bài

Đồ dùng

Hai
24/8
3B

1

1

TTMT:Đề tài Môi trường

Tranh minh hoạ

2B

2

1


Vẽ đậm, vẽ nhạt

Tranh minh hoạ

1A

3

1

Xem tranh:Thiếu nhi vui chơi

Tranh minh hoạ

3A

4

1

TTMT:Đề tài Môi trường

Tranh minh hoạ

2A

5

1


Vẽ đậm, vẽ nhạt

Tranh minh hoạ

Năm 1B
27/8
5A

1

1

Xem tranh:Thiếu nhi vui chơi

Tranh minh hoạ

2

1

Giới thiệu tác phẩm: Thiếu nữ bên hoa huệ

Tranh minh hoạ

5B

4

1


Giới thiệu tác phẩm: Thiếu nữ bên hoa huệ

Tranh minh hoạ

4A

5

1

Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu

Tranh minh hoạ

Ba
25/8


26/8

Sáu
28/8

1


KHỐI 1
BÀI 1

XEM TRANH


THIẾU NHI VUI CHƠI
I MỤC TIÊU
- Học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.
II CHUẨN BỊ

- GV: Một số tranh vui chơi thiếu nhi và một số tranh ảnh nhỏ
- HS : Vở tập vẽ.
III HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

* Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
* Giới thiệu bài Ngoài giờ học ra, các con thường tổ chức vui chơi cùng bạn, học
nhóm. Thật là hấp dẫn. Những hình ảnh đó, được các hoạ sĩ nhí mô tả qua những bức
tranh vui tươi, màu sắc tươi sáng. Hôm nay cô cùng các con thưởng thức sự vui tươi
và hồn nhiên đó qua từng nét vẽ của các bức tranh nhé.
- Giáo viên ghi đầu bài.
- Học sinh nhắc lại đầu bài.
HĐ1 Xem tranh
- Học sinh quan sát tranh 1
- Giáo viên chia 4 nhóm và giao nhiệm cho từng nhóm
- Học sinh quan sát tranh, lắng nghe câu hỏi để trả lời
Nhóm1 : Bức tranh vẽ những gì? Hoạt động đó diễn ra ở đâu ?
+ Vẽ cảnh đua thuyền.
+ Diễn ra trên sông.
Nhóm 2 : Hình ảnh nào rõ nhất?
+ Các bạn đang đua thuyền.
Nhóm 3: Trong tranh được sử dụng màu gì? Bằng chất liệu gì ?
+ Màu xanh, màu đỏ, màu vàng...
+ Vẽ bằng sáp màu.
Nhóm 4: Ai vẽ tranh này?

+ Tranh của bạn Đoàn Trung Thắng
- Các nhóm trả lời. Giáo viên bổ sung.
2


Tiểu kết
Tranh bạn Thắng, vẽ cảnh đua thuyền trên sông, bằng chất liệu sáp màu, thể
hiện niềm vui sướng, thích thú của cuộc vui chơi trên sông. Mọi người hăng say
chèo thuyền, người ngồi, người đứng... thật là vui nhộn.
* Tranh 2
- Cả lớp quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Cả 2 bức tranh trên em thích bức tranh nào nhất ? vì sao ?
HĐ2 Nhận xét - Đánh giá
- Giáo viên nhận xét giờ học
- Một số bức tranh có nội dung, màu sắc, hình ảnh hấp dẫn, gây được ấn tượng cho
người xem.
Xếp nhanh, đúng tranh thiếu nhi vui chơi
- Giáo viên phổ biến luật chơi.
- Chia nhóm: Chơi trong 5 phút.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương các nhóm xếp nhanh xếp đúng.
* Dặn dò

Chuẩn bị bài 2: Vẽ nét thẳng

KHỐI 2

Bài 1: VẼ TRANG TRÍ
VẼ ĐẬM , VẼ NHẠT

I MỤC TIÊU


- Tập tạo ra ba độ đậm nhạt: Đậm, đậm vừa, nhạt, bằng màu hoặc bằng bút chì
- Nhận biết được ba độ đậm nhạt chính. Đậm, đậm vừa, nhạt.
- Biết tạo ra những sắc độ đậm nhạt đơn giản trong bài vẽ trang trí hoặc bài vẽ tranh.
- HS NK: tạo được ba độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, bài vẽ tranh.
II CHUẨN BỊ

- Sưu tầm tranh, ảnh, bài vẽ có 3 độ đậm nhạt.
- Bài vẽ màu, các bài vẽ của các năm học trước.
- Vở, màu, chì,...
III HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

* Kiểm tra đồ dùng của học sinh
* Giới thiệu bài
3


Trong thiên nhiên đa dạng màu sắc, nhưng màu sắc đó không cùng sắc độ. Để
thể hiện được độ đậm nhạt qua bài 1: Vẽ đậm, vẽ nhạt cô sẽ hướng dẫn các con
- Giáo viên ghi bảng.
- Học sinh nhắc lại đề bài trên bảng.
HĐ1 Quan sát và nhận xét
- Giáo viên treo tranh mẫu lên bảng
- Học sinh quan sát và trả lời
?- Các con có thể nhận xét gì về hình vẽ trên?
+ Có 3 hình vuông
+ Hình 1 : Đỏ đậm
+ Hình 2 : Đỏ vừa
+ Hình 3 : Đỏ nhạt
- Học sinh quan sát 3 cái lá treo trên bảng.

+ Lá xanh đậm, lá xanh vừa, lá xanh nhạt.
Tiểu kết
Cùng màu sắc nhưng độ đậm nhạt khác nhau.
HĐ2 Cách vẽ đậm, vẽ nhạt
- Giáo viên vẽ hình lên bảng, hướng dẫn cách vẽ đậm, vẽ nhạt.
+ Vẽ đậm : Đưa nét mạnh và dày.
+ Vẽ vừa : Nhẹ tay hơn và thưa hơn.
+ Vẽ nhạt: Đưa nhẹ tay và nét đan mỏng.
- Học sinh nhắc lại.
- Một học sinh lên bảng làm mẫu.

Đậm

Vừa

Nhạt

HĐ3 Thực hành
- Học sinh quan sát và nhận xét bài vẽ năm học trước.
- Học sinh thực hành trong vở tập vẽ.
4


- Giáo viên quan sát và gợi ý những học sinh còn lúng túng.
+ Vẽ đậm, nhạt bằng chì hoặc màu.
HĐ4 Nhận xét - Đánh giá
- Học sinh trưng bày bài lên bảng.
- Lớp nhận xét – Giáo viên bổ sung
? – Các con thích bài vẽ nào nhất? vì sao?
* Trò chơi Vẽ màu vào hình có sẵn

- Giáo viên chia nhóm, phổ biến luật chơi.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
* Dặn dò : Chuẩn bị bài 2 . Sưu tầm tranh thiếu nhi
KHỐI 3.
BÀI 1

THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT

Đề tài

MÔI TRƯỜNG

I MỤC TIÊU

- Tập mô tả các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh.
- Học sinh tiêp súc làm quen với tranh vẽ của thiếu nhi, của hoạ sĩ.
- Hiểu nội dung cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc trong tranh đề tài môi trường
* HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ môi trường.
- HG PT chỉ ra được các hình ảnh và màu sắc trong tranh mà em yêu thích.
- HS chưa đạt. Tập mô tả các hình ảnh các hoạt động và màu sắc trên tranh
II CHUẨN BỊ

- GV: Sưu tầm tranh, ảnh về môi trường và một số tranh ảnh các loại.
- HS : Vở tập vẽ.
III HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

* Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
* Giới thiệu bài
Để có môi trường trong sạch lành mạnh, mỗi chúng ta phải có trách nhiệm bảo
vệ và giữ gìn. Để hiểu được điều này, các bạn nhỏ của chúng ta đã thể được việc làm

của mình qua từng hình vẽ, màu sắc của tranh. Đây là những bức tranh mà các con
sẽ được thưởng thức.
- Giáo viên ghi đầu bài, học sinh nhắc lại đầu bài.
5


HĐ1 Xem tranh
- Giáo viên treo tranh 1 lên bảng
- Học sinh quan sát tranh và thảo luận theo nhóm về nội dung câu hỏi của tranh trên
bảng.
Nhóm1: Tranh vẽ hoạt động gì ?
+ Các bạn đang chăm sóc cây.
Nhóm 2 : Nêu hình ảnh chính? Hình ảnh phụ? Diễn ra ở đâu?
+ Các bạn nhỏ chăm sóc cây là chính.
+ Ông mặt trời, cây cối, mây.... là phụ.
+ Trồng cây ở sân trường.
Nhóm 3 : Trong tranh có những màu nào? Được vẽ bằng màu gì?
+ Màu xanh, đỏ, vàng...
+ Sử dụng bút dạ để vẽ tranh
* Các nhóm trình bày nội dung tranh.
* Giaó viên tóm tắt nội dung của tranh.
* Tranh 2
- Giáo viên treo tranh lên bảng, lớp quan sát và trả lời chung cả lớp.
?- Tranh vẽ những hình ảnh gì ? Ở đâu ?
+ Chúng em và cây xanh.
+ Trên đường đi học.
?- Màu sắc trong tranh ?
+ Sử dụng nhiều màu khác nhau, màu sắc tươi sáng, sinh động.
?- Các con có nhận xét gì về 2 bức tranh trên ?
+ Hai bức tranh đều nói lên con người và môi trường

?- Các con thích tranh nào nhất? Vì sao?
?- Các con đã làm được những việc gì để trường lớp, phố phường và xung quanh gia
đình mình xanh, sạch, đẹp?
HĐ2 Nhận xét- Đánh giá
- Giáo viên nhận xét giờ học và tuyên dương những học sinh tích cực trong học tập
* Trò chơi
- Chọn tranh đúng nội dung theo đề tài.
- Giaó viên phổ biến luật chơi.
6


- Xếp nhanh đúng nội dung theo đề tài: Môi trường.
- Chơi trong 5 phút. Giaó viên nhận xét- tuyên dương.
* Dặn dò : Chuẩn bị bài 2 : Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm
KHỐI IV
BÀI 1

VẼ TRANG TRÍ

MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU
I MỤC TIÊU

- Học sinh tập pha các màu: da cam, xanh lá cây, tím.
- Biết thêm cách pha các màu: Da cam, xanh lá cây và tím.
- Nhận biết được các cặp màu bổ túc.
- HSNK pha đúng các màu da cam, xanh lá cây, tím.
II CHUẨN BỊ

GV: Bảng pha màu, bột màu, bút dạ...
HS :Vở tập vẽ, hộp màu, sách giáo khoa...

III HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU

* Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
* Giới thiệu bài
Màu sắc rất phong phú. Màu sắc có trong thiên nhiên, màu sắc do con người tự
tạo. Để có được nhiều màu sắc như vậy, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con cách pha
màu.
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng, học sinh nhắc lại bài.
HĐ1 Quan sát và nhận xét
* Học sinh nắm được 3 màu cơ bản, màu bổ túc.
? - Nêu tên 3 màu cơ bản ?
+ Đỏ- vàng- lam.
? - Màu bổ túc được tạo bởi màu nào ?
+ Hai màu cơ bản.
7


- Học sinh quan sát hình vẽ:
Đỏ + Vàng = Da cam
Đỏ + Lam = Tím
Vàng + Tím = Xanh lá cây
- Học sinh nhắc lại hình vẽ.
- Màu xanh lá cây, màu tím, màu da cam gọi là màu nhị hợp. Hai màu trong từng
cặp màu bổ túc cho nhau được đặt đối diện nhau :
Đỏ – Xanh lá cây – Lam - Da cam- Vàng – Tím
- Học sinh quan sát bảng màu, hộp bút dạ...
- Học sinh nêu tên các màu
- Những màu mang sắc đỏ là gam màu nóng, những màu mang sắc xanh là gam maù
lạnh.
?- Theo các con những màu nào là gam màu nóng ? màu nào là gam màu lạnh

+ Gam màu nóng : Đỏ- Da cam- Vàng cam- Vàng- Hồng...
+ Gam màu lạnh : Tim- Xanh- Lam – Chàm...
Tiểu kết
Từ 3 màu cơ bản, pha hai màu lại với nhau được màu bổ túc. Hai màu trong
cặp màu bổ túc đứng cạnh nhau tạo ra sắc độ tương phản, tôn nhau lên rực rỡ. Gam
màu nóng có cảm giác ấm và nóng, gam màu lạnh có cảm giác mát và lạnh.
HĐ2 Cách pha màu
* Học sinh biết cách pha màu theo hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên làm mẫu bằng bột màu
- Học sinh theo dõi cách pha màu, học sinh tập pha màu
+ Dùng bút lông, kéo, nước, bảng pha màu và giấy A4
HĐ3 Thực hành
- Học sinh quan sát hình vẽ trong câu
- Học sinh chép lại màu theo gam màu nóng, gam màu lạnh vào hình vẽ
- Giáo viên quan sát và gợi ý những học sinh còn lúng túng
8


HĐ4 Nhận xét - Đánh giá

- Giáo viên nhận xét chung giờ học
Dặn dò Chuẩn bị bài 2 Vẽ theo mẫu : Vẽ lá cây
KHỐI V

BÀI 1 GIỚI THIỆU TÁC PHẨM
THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ
I MỤC TIÊU

- Hoc sinh tập mô tả, nhận xét khi xem tranh.
- Hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.

- Có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.
- HSNK Nêu được lí do tại sao mà em thích bức tranh.
II CHUẨN BỊ

GV - Tranh phóng to: Thiếu nữ bên hoa huệ, sưu tầm tranh các thể loại.
HS - Sách giáo khoa, tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
III HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

* Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
* Giới thiệu bài
Họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ rất nhiều tranh có giá trị trong nước và quốc tế. Tác
phẩm “Thiếu nữ bên hoa huệ” vẽ về một cô gái thành thị thời trước chiếm gần hết
bức tranh. Vậy họa sĩ đã sử dụng chất liệu gì? Đường nét, màu sắc như thế nào? Cô
cùng các con tìm hiểu nội dung bức tranh.
HĐ1 Giới thiệu tác phẩm
* Học sinh biết quan sát tranh, nắm được nội dung, giá trị của tác phẩm.
- Giáo viên treo tranh lên bảng, học sinh quan sát tranh và trả lời theo nhóm.
Nhóm1 Các con biết gì về tác phẩm của thiếu nữ bên hoa huệ.
+ Là tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ nổi tiếng của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
Nhóm 2 Nội dung của tranh?
9


+ Tác giả vẽ một cô gái thành thị chiếm gần hết diện tích của bức tranh. Cô gái ngồi
nghiêng, cúi đầu, tay trái nhẹ nhàng đỡ tóc, tay phải nương nhẹ cánh hoa. Cô gái
trầm tư suy nghĩ, đượm vẻ buồn, nhưng vẫn toát lên được vẻ dịu dàng của người con
gái Hà Nội lúc bấy giờ.
Nhóm3 Màu sắc trong tranh diễn tả như thế nào?
+ Màu sắc trong tranh nhẹ nhàng, màu trắng và màu ghi của áo, màu hồng của làn
da, màu xanh nhẹ nhàng của hình hoa kết hợp với màu nâu của mái tóc, các khoảng

sắc sáng tối tạo nên hoa sắc trầm, nét đẹp mềm mại dịu dàng trong trắng của một cô
gái trẻ.
* GV giúp học sinh hiểu được sự nghiệp và cuộc đời của tác giả
- GV đặt câu hỏi. HS trả lời.
? - Các con biết gì về tác giả?
+ Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân là hoạ sĩ nổi tiếng, có nhiều đóng góp trong nền nghệ thuật
Việt Nam.
Nhóm 4 : Tranh vẽ bằng chất liệu gì ?
+ Vẽ bằng mầu dầu
+ Đó là chất liệu được nghiền từ bột màu pha với dầu lanh...
- Các nhóm trả lời. Lớp nhận xét.
- Giáo viên bổ sung.
Tiểu kết : Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ là tác phẩm nổi tiếng của họa sĩ Tô Ngọc
Vân, đẹp, hấp dẫn, lôi cuốn người xem.
HĐ2 Giới thiệu tác giả
+ Ông tốt nghiệp trường cao đẳng nghệ thuật Đông Dương khoá 2 (1926- 1931). Sau
đó ông làm giảng viên của trường. Thời kỳ này ông vẽ rất nhiều tranh phong cảnh và
thiếu nữ.
+ Cách mạng tháng Tám thành công: Ông làm hiệu trưởng, nhà nghiên cứu lý luận
mỹ thuật và đào tạo được đội ngũ hoạ sĩ có tên tuổi.
+ Ông đã hy sinh trên đường đi công tác ở Điện Biên Phủ vào năm 1954 ở tuổi 48
khi tài năng đang nở rộ.
HĐ3 Củng cố - Dặn dò
10


Sự nghiệp và cuộc đời ông gắn liền với cách mạng với những tác phẩm nổi
tiếng được lưu truyền cho thế hệ sau.
- HS kể lại một số tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
+ Chạy giặc trong rừng (1949). Hành quân qua suối. Đi học đêm...

* Dặn dò:

Chuẩn bị bài 2 : Vẽ trang trí: Màu sắc trong trang trí.

11



×