Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nâng cao chất lượng quản lý dự án ODA tại công ty kinh doanh nước sạch hải dương luận văn ths 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THÁI DŨNG

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ
DỰ ÁN ODA TẠI CÔNG TY KINH DOANH
NƢỚC SẠCH HẢI DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THÁI DŨNG

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ
DỰ ÁN ODA TẠI CÔNG TY KINH DOANH
NƢỚC SẠCH HẢI DƢƠNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ XUÂN TRƢỜNG

Hà Nội – 2015


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành đƣợc luận văn thạc sỹ “ Nâng cao chất lƣợng quản lý dự
án ODA tại Công ty kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng” Lời đầu tiên, tác giả
xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Đỗ Xuân TrƣờngKhoa Quản trị kinh doanh, Đại Học kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã
hƣớng dẫn tận tình và gợi ý những định hƣớng nghiên cứu rất hữu ích đối với
luận văn của tác giả.
Đồng thời, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn trân thành tới Ban Tổng
Giám đốc Công ty Kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng đã tạo điều kiện, giúp
đỡ và cho phép tác giả sử dụng những tài liệu thực tiễn của Công ty.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp đã giúp đỡ trong
quá trình thực hiện nghiên cứu, cung cấp tài liệu của Công ty kinh doanh
nƣớc sạch Hải Dƣơng và giúp tác giả về mặt chuyên môn nghiệp vụ cho luận
văn này.
Tiếp theo tác giả xin gửi lời cám ơn tới các Giáo sƣ, Tiến sỹ, các thầy
cô của Khoa Quản trị kinh doanh- Trƣờng Đại học Kinh tế đã tận tình giảng
dạy tác giả trong thời gian vừa qua.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới thầy cô giảng viên, những
ngƣời sẽ đóng góp ý kiến phản biện luận văn này của tác giả, giúp tác giả nhậ
ra thiếu sót để hoàn thiện hơn nữa cho luận văn này.
Trân Trọng cám ơn !


MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt .................................................................................... i

Danh mục các bảng ........................................................................................... ii
Danh mục các hình vẽ, đồ thị ........................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA TẠI VIỆT NAM 5
1.1 Khái niệm, đặc điểm của dự án ODA ..................................................... 5
1.1.1. Khái niệm về dự án ODA ................................................................ 5
1.1.2 Đặc điểm của dự án ODA. .............................................................. 5
1.2 Khái niệm, các chức năng chính của quản lý dự án ................................ 7
1.2.1 Khái niệm về quản lý dự án: ............................................................ 7
1.2.2 Các chức năng chính của quản lý dự án: ........................................ 8
1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng quản lý dự án ODA. .................. 9
1.3.1 Các nhân tố bên ngoài. .................................................................... 9
1.3.2 Các nhân tố bên trong. ................................................................... 10
1.4 Sự cấp thiết nâng cao chất lƣợng quản lý dự án ODA.......................... 11
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................. 12
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................... 12
2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 15
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA
TẠI CÔNG TY KINH DOANH NƢỚC SẠCH HẢI DƢƠNG ..................... 16
3.1. Giới thiệu khái quát về Công ty kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng .... 16
3.1.1 Sự gia đời và phát triển của Công ty. ............................................ 16
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh: ..................................................................... 19
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban. ................................ 20


3.2 Thực trạng công tác quản lý dự án ODA tại Công ty kinh doanh nƣớc
sạch Hải Dƣơng. .......................................................................................... 22
3.2.1 Các dự án đã và đang thực hiện .................................................... 22
3.2.2 Dự báo như cầu sử dụng nước sạch tại các đô thị trong tỉnh Hải
Dương đến năm 2020:............................................................................. 32

3.2.3 Hiện trạng các hệ thống cấp nước trong tỉnh Hải Dương do Công
ty quản lý. ................................................................................................ 33
3.2.4 Phương hướng hoạt động của Công ty kinh doanh nước sạch Hải
Dương trong giai đoạn tới. ..................................................................... 33
3.2.5 Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện quản lý dự án ODA tại
công ty. .................................................................................................... 36
3.2.6 Kết quả quản lý dự án ODA từ năm 1999 đến năm 2014 .............. 40
3.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý dự án ODA tại Công ty ............ 42
3.3.1 Những thành tựu đạt được. ............................................................ 42
3.3.2 Những mặt tồn tại - Nguyên nhân. ................................................. 42
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA TẠI CÔNG TY KINH DOANH NƢỚC SẠCH
HẢI DƢƠNG. ................................................................................................. 46
4.1 Các biện pháp nâng cao chất lƣợng quản lý dự án ODA tại công ty kinh
doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng. ...................................................................... 46
4.1.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nhân sự ........................................... 46
4.1.2 Áp dụng công nghệ vào các lĩnh vực thực hiện quản lý dự án ...... 48
4.1.3 Nâng cao trình độ của các bộ quản lý tại công ty. ....................... 48
4.1.4 Giải pháp cho tiến độ dự án........................................................... 49
4.1.5 Giải pháp cho công tác quản lý chi phí của dự án ........................ 50
4.1.6 Quản lý theo từng giai đoạn của dự án ......................................... 52


4.2. Một số kiến nghị đối với nhà nƣớc và UBND tỉnh để nâng cao chất
lƣợng quản lý dự án ODA. .......................................................................... 61
4.2.1 Kiến nghị đối với nhà nước. ........................................................... 61
4.2.2 Kiến nghị đối với UBND tỉnh Hải Dương. .................................... 64
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 67



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Nguyên Nghĩa

1

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

2

WB

Ngân hàng thế giới

3

UBND

4

JICA

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bẩn


5

JIBIC

Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhận Bản

6

OECF

Quỹ hợp tác kinh tế Hải ngoại của Nhận Bản

7

TNHH MTV

8

XD

ủy ban nhân dân

Trách nhiệm hữu hạnh một thành viên
Xây dựng

i


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Bảng

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

Nội dung
Bảng thống kê nhu cầu sử dụng nƣớc sạch đến
năm 2020
Bảng thống kê các máy móc thiết bị dùng cho
quản lý dự án
Bảng cơ cấu nguồn vốn của các dự án ODA tại
công ty

ii

Trang
32

37


39


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình
Hình 3.1

Tên hình vẽ, đồ thị
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Kinh doanh nƣớc
sạch Hải Dƣơng

iii

Trang
20


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tỉnh Hải Dƣơng nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 60 Km về phía Đông
Nam, toàn tỉnh có 1 thành phố, 1 thị xã, và 10 huyện. Thành phố Hải Dƣơng
trung tâm văn hoá, kinh tế chính trị của tỉnh, bên cạnh có các tuyến Quốc lộ 5,
quốc lộ 18, tuyến đƣờng sắt Hà Nội Hải Phòng, tuyến đƣờng thuỷ sông Thái
Bình. Tỉnh Hải Dƣơng nằm trong vùng tăng trƣởng kinh tế Bắc Bộ, vùng trọng
điểm đồng bằng sông Hồng, xu thế đô thị hoá ngày càng phát triển mạnh.
Nằm trong sự phát triển tổng thể về đô thị của Tỉnh Hải Dƣơng, hệ
thống cấp nƣớc tại các thành phố, huyện, thị trong tỉnh cũng đƣợc phát triển
không ngừng trong những năm gần đây. Hơn 10 năm qua, các chính sách của
Chính phủ đã tập trung, đặc biệt cho lĩnh vực cấp nƣớc cũng đƣợc triển khai

rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân, đã cải thiện khả năng tự quản về tài chính
và sự vững chắc của các nhà cung cấp dịch vụ trong ngành này. Mục tiêu
trƣớc mắt trong chiến lƣợc cấp nƣớc của chính phủ là “ Chuyển đổi các công
ty cấp nƣớc từ doanh nghiệp công ích thành Công ty TTNHH MTV kinh
doanh nƣớc sạch; từng bƣớc bãi bỏ chế độ bao cấp; tính toán chính xác và
thoả đáng giá nƣớc để có thể trang trải đƣợc chi phí xây dựng và phát triển
đầu tƣ” . Mục tiêu lâu dài là “ nâng cao chất lƣợng dịch vụ cấp nƣớc phục vụ
cho sản xuất và dân sinh trong các khu đô thị, tạo điều kiện cho các Công ty
hoạt động tự chủ về tài chính và đồng thời hoàn thành nghĩa vụ công ích của
các Công ty”.
Để chủ động, cung cấp nƣớc sạch cho sinh hoạt, sản xuất và các dịch
vụ khác theo tốc độ đô thị hoá của thành phố Hải Dƣơng và các thị trấn trong
tỉnh, Công ty Kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng đã lập rất nhiều dự án để xây
mới, cải tạo và mở rộng hệ thống cấp nƣớc. Ngoài việc sử dụng nguồn vốn
1


trong nƣớc để thực hiện các dự án, Công ty kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng
đã đƣợc sử dụng rất nhiều nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ nhƣ JICA, JBIC,
ORET, WB...
Các dự án ODA mà công ty kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng đã hoàn
thành và đƣa vào sử dụng nhƣ:
1. Dự án cấp nƣớc sạch Thị trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh, Công suất
cấp nƣớc sạch là 4000 m³/ ngày đêm, thời gian thực hiện từ năm 2002 đến
năm 2005 do JBIC tài trợ.
2. Dự án mở rộng hệ thống cấp nƣớc thành phố Hải Dƣơng, Công suất
cấp nƣớc sạch là 1.200 m³/ ngày đêm, thời gian thực hiện từ năm 1999 đến
năm 2002, do JICA tài trợ.
Hiện nay, song song với việc quản lý các dự án nhỏ để cải tạo, sửa chữa
các công trình trong hệ thống cấp nƣớc, Công ty đang quản lý 2 dự án lớn đó là:

1. Tiểu dự án cấp nƣớc và vệ sinh 04 thị trấn: Gia Lộc, huyện Gia Lộc,
Thanh Hà, huyện Thanh Hà, Thanh Miện, huyện Thanh Miện, Minh Tân,
huyện Kinh Môn thuộc dự án phát triển cấp nƣớc đô thị Việt Nam, với công
suất giai đoạn 1 là 7.200 m³/ngày đêm, thời gian thực hiện từ năm 2006 đến
năm 2011 do Ngân hàng thế giới tài trợ.
2. Dự án đầu tƣ xây dựng công trình hệ thống cấp nƣớc thành phố Hải
Dƣơng giai đoạn 2006 -2010 với công suất giai đoạn 1 là 20.000 m³/ngày
đêm, thời gian thực hiện từ năm 2006 đến 2010, do ORET Hà Lan tài trợ.
Quản lý 2 dự án nói trên là một việc cực kỳ khó khăn và phức tạp, bởi
với chiều dài hàng trăm km giữa các thị trấn, khối lƣợng công việc lớn, các
đầu mối thực hiện cũng nhiều. Bên cạnh việc quản lý các dự án cấp nƣớc chịu
áp lực về tiến độ và chất lƣợng từ phía Chính quyền và nhân địa phƣơng,

2


Công ty kinh doanh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng còn phải chịu áp lực từ phía
các nhà tài trợ về thời gian giải ngân nguồn vốn.
Việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng chất
lƣợng quản lý dự án ODA tại Công ty Kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng là
một vấn đề hết sức cần thiết để sử dụng các nguồn tài trợ đƣợc hiệu quả, và
đáp ứng nhu cầu sử dụng nƣớc sạch của nhân dân trong tỉnh Hải Dƣơng.
Nhận thức đƣợc điều này, trong tiểu luận tốt nghiệp tôi xin trình bày
những nghiên cứu, những tìm hiểu của mình về “Nâng cao chất lượng quản
lý dự án ODA tại Công ty Kinh doanh nước sạch Hải Dương ”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
a) Đƣa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý dự án
ODA tại công ty kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng.
b) Đƣa ra các nhiệm vụ sau:
- Xác lập cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu về quản lý dự án ODA.

- Đánh giá thực trạng quản lý dự án ODA tại công ty kinh doanh nƣớc
sạch Hải Dƣơng.
- Đề xuất kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý
dự án ODA tại Công ty kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng .
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Tiểu luận lấy đối tƣọng nghiên cứu là các yếu tố
tạo thành chất lƣợng quản lý dự án ODA, đó là ban quản lý dự án và các cơ chế
chính sách song phƣơng của chính phủ và các nhà tài trợ cho dự án ODA, các quy
định pháp luật và qui định của tỉnh Hải Dƣơng về đầu tƣ xây dựng cơ bản.
Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận tập trung nghiên cứu chất lƣợng quản
lý dự án ODA tại Công ty Kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng.
3


4. Đóng góp của luận văn
Luận văn sẽ đóng góp sau:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của các cấu phần tại nên chất lƣợng
quản lý dự án ODA.
Vận dụng cơ sở lý luận đã nghiên cứu, kết hợp với kết quả khảo
sát thực tiễn để đánh giá thực trạng chất lƣợng quản lý dự án ODA tại công ty
kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng.
Chỉ ra các nguyên nhân và hạn chế trong công tác quản lý dự án
ODA tại công ty kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng.
Đề xuất nhóm giải pháp khắc phục các điểm còn hạn chế trong
công tác quản lý dự án ODA tại công ty kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng.
5. Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
mẫu phiếu hỏi, gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về quản lý dự án ODA tại Việt Nam.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu.

Chƣơng 3: Thực trạng về công tác quản lý dự án ODA tại Công ty kinh
doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng.
Chƣơng 4: Một số giải pháp để nâng cao chất lƣợng quản lý dự án
ODA tại công ty kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng.

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA TẠI VIỆT NAM
1.1 Khái niệm, đặc điểm của dự án ODA
1.1.1. Khái niệm về dự án ODA
Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạt
đƣợc một hoặc một số mục tiêu xác định, đƣợc thực hiện trên địa bàn cụ thể,
trong khoảng thời gian xác định, dựa trên những nguồn lực xác định. Sản
phẩm chuyển giao do dự án tạo ra là hạng mục cuối cùng của dự án. Dự án có
thể đƣợc chia ra thành những nhiệm vụ nhỏ hơn, đƣợc phối hợp với nhau
nhằm đạt đƣợc mục tiêu của dựa án. Một số ví dụ về dự án nhƣ: lắp đặt ống
cấp nƣớc sạch, làm đƣờng, xây bệnh viện...
Dự án bao gồm dự án đầu tƣ và dự án hỗ trợ kỹ thuật. Dự án đầu tƣ là
dự án tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt
đƣợc sự tăng trƣởng về số lƣợng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lƣợng
của sản phẩm hoặc dịch vụ đƣợc thực hiện trên địa bàn cụ thể, trong khoảng
thời gian xác định. Dự án hỗ trợ kỹ thuật là dự án có mục tiêu hỗ trợ phát triển
năng lực và thể chế hoặc cung cấp các yếu tố đầu vào kỹ thuật để chuẩn bị,
thực hiện chƣơng trình, dự án thông qua các hoạt động cung cấp chuyên gia
đào tạo, hỗ trợ trang thiết bị, tƣ liệu và tài liệu, tham quan khảo sát, hội thảo.
Các dự án Hỗ trợ phát triển chính thức ( Gọi tắt là dự án ODA) đƣợc
hiểu là các dự án thuộc khuôn khổ hoạt động hợp tác phát triển giữa Chính
phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhà tài trợ.
1.1.2 Đặc điểm của dự án ODA.

Nguồn vốn: Toàn bộ hoặc một phần nguồn vốn thực hiện dự án ODA là
do các tổ chức/ chính phủ nƣớc ngoài, các tổ chức song phƣơng tài trợ. Cơ

5


chế tài chính trong nƣớc đối với việc sử dụng ODA là cấp phát, cho vay ( toàn
bộ/ một phần) từ ngân sách nhà nƣớc. Các dự án ODA thƣờng có vốn đối ứng
là khoản đóng góp của phía Việt Nam bằng hiện vật và giá trị để chuẩn bị và
thực hiện các chƣơng trình, dự án (có thể dƣới dạng tiền đƣợc cấp từ ngân
sách hoặc nhân lực, cơ sở vật chất). Nguồn vốn là điểm khác biệt lớn nhất
giữa dự án ODA với các dự án khác; kèm theo nó là các yêu cầu, quy định, cơ
sở pháp lý về quản lý và thực hiện của nhà đầu tƣ và nhà tài trợ.
Tính tạm thời: Tính tạm thời có nghĩa là các dự án ODA có khởi điểm
và kết thúc xác định. Dự án không phải là loại công việc hàng ngày, thƣờng
tiếp diễn, lặp đi lặp lại theo quy trình có sẵn. Dự án có thể thực hiện trong một
thời gian ngắn hoặc có thể kéo dài trong nhiều năm. Về mặt nhân sự, dự án
không có công nhân cố định, họ chỉ gắn bó với dự án trong một khoản thời
gian nhất định (một phần hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án). Khi dự án
kết thúc, các cán bộ dự án có thể phải chuyển sang hoặc tìm kiếm một công
việc, hợp đồng mới.
Duy nhất: mặc dù có thể có những mục đích tƣơng tự, nhƣng mỗi dự án
ODA phải đối mặt với những vấn đề về nguồn lực, môi trƣờng và khó khăn
khác nhau. Hơn thế nữa, ở mức độ nhất định, mỗi dự án đem lại các sản
phẩm, dịch vụ “duy nhất” không giống hoàn toàn với dự án nào khác. Ví dụ
nhƣ đều với mục đích cấp nƣớc nhƣng các dự án có sự khác biệt về chủ đầu
tƣ, thiết kế, địa điểm... Khi sử dụng kinh nghiệm trong lập kế hoạch các dự án
tƣơng tự nhau, cần phải hiểu rõ các đặc trƣng riêng của mỗi dự án. Hơn thế
nữa cần phải phân tích thật kỹ lƣỡng cũng nhƣ có kế hoạch chi tiết trƣớc khi
bắt đầu thực hiện.

Phát triển và chi tiết hóa liên tục: Đặc tính này đi kèm với tính tạm
thời và duy nhất của một dự án ODA. Trong suốt quá trình thực hiện dự án, ở

6


mỗi bƣớc thực hiện cần có sự phát triển và liên tục đƣợc cụ thể hóa với mức
độ cao hơn, kỹ lƣỡng, công phu hơn.
Giới hạn: Mỗi dự án ODA đƣợc thực hiện trong một khoảng thời gian,
nguồn lực và kinh phí nhất định. Các nhà quản lý cần phải liên tục xem xét
cân bằng về nhu cầu, tài chính, nguồn lực và lịch trình để hoàn thành dự án,
đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của nhà đầu tƣ và nhà tài trợ.
1.2 Khái niệm, các chức năng chính của quản lý dự án
1.2.1 Khái niệm về quản lý dự án:
Quản lý dự án là nghành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch,
tổ chức, quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho
dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã đƣợc phê
duyệt, đảm bảo chất lƣợng, đạt đƣợc mục tiêu cụ thể của dự án và các mục
đích đề ra.
-Quản lý tổng hợp: nhằm đảm bảo mọi hoạt động của dự án đƣợc phối
hợp hài hòa, bao gồm phát triển kế hoạch dự án, thực hiện dự án, theo dõi,
đánh giá, kiểm soát những thay đổi một cách toàn diện.
Quản lý lý phạm vi: nhằm đảm bảo dự án thực hiện những công việc
đƣợc yêu cầu để hoàn thành dự án một cách thành công, thƣờng bao gồm quy
hoạch, xác định và kiểm tra phạm vi, đồng thời kiểm soát những thay đổi
trong phạm vi của dự án.
Quản lý thời gian, lịch trình: nhằm đảm bảo dự án đƣợc hoàn thành
trong phạm vi ngân sách đƣợc giao và việc mua sắm thực hiện theo đúng yêu
cầu của dự án cũng nhƣ tuân thủ quy định chung.
Quản lý chất lượng: nhằm đảm bảo dự án sẽ thỏa mãn nhu cầu phát

sinh việc thực hiện nó.
7


Quản lý nhân lực: quá trình nhằm đảm bảo việc tận dụng tối đa nguồn
nhân lực có trong dự án.
Quản lý liên lạc: nhằm đảm bảo việc phát sinh, thu nhập, phổ biến,
lƣu trữ và sắp đặt cơ bản thông tin trong dự án đƣợc thực hiện đúng hạn và
thích hợp.
Quản lý tác động môi trường- xã hội: Hầu nhƣ tất cả các dự án đều
phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trƣờng- xã hội trong quá trình thực hiện dự
án, trong đó có những vấn đề không lƣờng trƣớc đƣợc.
Quản lý chất lượng: nhằm đảm bảo dự án đạt chất lƣợng, chủ yếu
thông qua việc giám sát và đánh giá. Theo dõi, đánh giá dự án đƣa ra các kiến
nghị điều chỉnh cần thiết, kịp thời đề xuất các phƣơng án phục vụ việc đƣa ra
quyết định của các cấp quản lý nhằm đảm bảo dự án đƣợc thực hiện đúng
mục tiêu, đúng tiến độ, bảo đảm chất lƣợng trong khuôn khổ các nguồn lực đã
đƣợc xác định.
Một dự án là một nỗ lực có giới hạn (có ngày bắt đầu và ngày hoàn
thành cụ thể) thực hiện duy nhất để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó,
mang lại sự thay đổi về lợi ích hay giá trị gia tăng.
Những thách thức chính của quản lý dự án là đề đạt tất cả các mục tiêu
cụ thể của dự án và các mục đích đề ra, dƣới sự thúc ép thực hiện dự án đúng
hạn. Các mối thúc ép tiêu biểu là phạm vi, thời gian (đạt tiến độ yêu cầu) và
ngân sách (chi phí trong vòng ngân sách).
1.2.2 Các chức năng chính của quản lý dự án:
- Chức năng lập kế hoạch, bao gồm việc xác định mục tiêu, công việc
và dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án;

8



- Chức năng tổ chức, tiến hành phân phối nguồn lực gồm tiền, lao
động, trang thiết bị, việc điều phối và quản lý thời gian;
-Chức năng lãnh đạo;
-Chức năng kiểm soát, là quá trình theo dõi kiểm tra tiến độ dự án,
phân tích tình hình thực hiện, tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện
và đề xuất các giải pháp giải quyết các khó khăn trong quá trình thực hi ện

dự án;
- “Quản lý điều hành dự án” hay chức năng phối hợp.
1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng quản lý dự án ODA.
1.3.1 Các nhân tố bên ngoài.
Các quy định pháp luật về quản lý dự án của nhà nƣớc là yếu tố quan
trọng ảnh hƣởng tới chất lƣợng quản lý dự án nói chung. Bao gồm Luật đầu
tƣ, Luật đấu thầu, Luật xây dựng, Luật đất đai, Luật doanh nghiệp và các văn
bản dƣới luật qui phạm phát luật liên quan đến dự án đầu tƣ. Các văn bản
pháp luật này chính là kim chỉ nam cho việc thực hiện quản lý dự án.
Các điều ƣớc quốc tế, và các hiệp định đƣợc ký kết giữa chính phủ Việt
Nam và các nhà tài trợ cho dự án.
Mức độ cạnh tranh giữa các nhà thầu trên thị trƣờng: Cạnh tranh là
nhân tố quyết định sự tồn tại của các nhà thầu trên thị trƣờng, đồng thời là
động lực để các nhà thầu phát triển. Nó buộc các nhà thầu đang hoạt động
phải nâng cao năng lực, thƣờng xuyên cung cấp các sản phẩm tốt hơn. Điều
đó sẽ làm cho chất lƣợng dự án đƣợc tốt hơn.
Trình độ phát triển sản xuất và sự phân công lao động: Nằm trong sự
phát triển tổng thể của xã hội về trình độ sản xuất, các nhà thầu, các doanh
nghiệp liên quan đến việc thực hiện dự án cũng ngày càng phát triển, điều đó
9



đã ảnh hƣởng rất tích cực đến chất lƣợng quản lý dự án. Ngoài ra sự chuyên
nghiệp hóa trong mỗi doanh nghiệp tham gia dự án cũng làm cho chất lƣợng
dự án tốt hơn.
Tiến bộ của khoa học và công nghệ: Nhịp độ thay đổi của khoa học
công nghệ dự định sẽ ngày càng tăng trong tƣơng lai. Sự thay đổi đó tạo ra
khả năng làm biến đổi về căn bản nhiều mặt trong quản lý dự án. Bản chất và
khuôn khổ của dự án chịu ảnh hƣởng do sự thay đổi của khoa học công nghệ.
Những công nghệ mới trên thị trƣờng buộc các nhà thầu thực hiện dự án phải
bám sát những thay đổi này. Những nhà thầu nào không theo kịp sẽ bị thay
thế, đào thải. Sự phát triển của công nghệ cũng phải thể hiện từng phần trong
quy mô phát triển và tính phức tạp của dự án.
1.3.2 Các nhân tố bên trong.
- Nhân sự ban quản lý dự án: Ngƣời lãnh đạo ban quản lý dự án, và đội
ngũ kỹ sƣ, cử nhân trong ban sẽ là nhân tố quyết định đến chất lƣợng quản lý
dự án.
*Cũng nhƣ bất kỳ một tổ chức nào đó, nếu một ban quản lý dự án có
giám đốc là ngƣời có trình độ quản lý, trình độ chuyên môn về dự án thì sẽ là
yếu tố rất thuận lợi cho quá trình quản lý dự án.
*Chính sách đãi ngộ là yếu tố quan trọng trong việc thu hút và duy trì
đội ngũ cán bộ có năng lực ở một ban quản lý. Bên cạnh đó cần phải giáo dục
phẩm chất đạo đức cho cán bộ quản lý dự án, bởi đây là môi trƣờng làm việc
đầy cám rỗ, dễ bị mua chuộc.
*Chính sách tuyển mộ, đề bạt: Việc tuyển mộ nhân viên đóng vai trò
quan trọng trong bất cứ cơ quan nào. Đặc biệt, ở các ban quản lý nhu cầu
chính là thời gian, kiến thức và chất xám của con ngƣời.

10



*Chính sách đào tạo và phát triển nghề nghiệp: Ban quản lý cần có các
chƣơng trình khuyến khích sự phát triển của các cá nhân, vì thiếu nó không
chỉ bản thân nhân viên mà cả ban quản lý dự án sẽ tụt hậu so với nhịp điệu
thay đổi về trình độ chuyên môn và kỹ thuật.
- Kinh phí dành cho ban quản lý dự án: Để ban quản lý dự án hoạt động
đƣợc tốt thì cần có một khoản kinh phí đầy đủ để trang bị những cơ sở vật
chất và các dụng công cụ văn phòng nhƣ: chi phí thuê văn phòng, mua sắm ô
tô đi lại, máy tính xách tay cho các cán bộ chủ chốt, chi phí lƣơng cho cán
bộ... Nếu chi phí dành cho ban quản lý không phù hợp cũng sẽ gây ảnh hƣởng
không nhỏ đến chất lƣợng quản lý dự án.
1.4 Sự cấp thiết nâng cao chất lƣợng quản lý dự án ODA
Việc nâng cao chất lƣợng quản lý dự án ODA là cấp thiết do xuất phát
từ các yêu cầu có tính nguyên tắc sau:
- Tính mục tiêu: Mỗi nhà tài trợ có một mục tiêu riêng, Ví dụ đối với
Ngân hàng thế giới có mục tiêu là xóa đói giảm nghèo, nên họ hay đầu tƣ vào
cơ sở hạng tầng tại Việt Nam. Do đó phải nâng cao chất lƣợng quản lý dự án
thì mới đạt đƣợc mục tiêu của nhà tài trợ.
- Tính hiệu quả: Ngày nay, việc quản lý dự án ODA càng đƣợc các nhà
đầu tƣ, nhà tài trợ quan tâm. Chất lƣợng của việc quản lý dự án ảnh hƣởng
trực tiếp đến hiệu quả của dựa án ODA.
Uy tín lâu dài: Nếu chất lƣợng quản lý dự án ODA không tốt, kinh phí
bị thất thoát thì các nhà tài trợ sẽ cùng nhau loại Việt Nam ra khỏi danh sách
tài trợ hàng năm, vì vậy việc nâng cao chất lƣợng quản lý dự án ODA sẽ gây
uy tín tốt với các nhà tài trợ quốc tế.

11


CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong chƣơng 1, tác giả đã làm rõ khái niệm và các cấu phần về chất
lƣợng quản lý dự án ODA. để đánh giá một cách khách quan, toàn diện, và
chính xác đối tƣợng nghiên cứu, tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiêu cứu
cụ thể nhƣ sau:
Phương pháp thống kê: Là phƣơng pháp tổng hợp các số liệu của các
hiện tƣợng để tiến hành phân tích, so sánh nhằm làm rõ những vấn đề thuộc
bản chất của hiện tƣợng nghiên cứu. Qua các số liệu thống kê, có thể thấy
đƣợc tính quy luật của các hiện tƣợng và rút ra đƣợc những nhận xét và kết
luận đứng đắn.
Trong luận văn tác giả đã thống kê các dự án ODA tại công ty kinh
doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng từ năm 1999 đến năm 2014 về các nội dung nhƣ:
- Công suất của dự án
- Nguồn vốn của dự án
- Tiến độ thực hiện của dự án.
Phương pháp điều tra: Là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong
nghiên cứu. Khi có những vấn đề kinh tế và xã hội phát sinh cần đƣợc nghiên
cứu đánh giá nhƣng chƣa đƣợc theo dõi và ghi chép đầy đủ hoặc chƣa thể
theo dõi và ghi chép đầy đủ thì cần phải tiến hành điều tra để thu thập các
thông tin cần thiết. Điều tra toàn bộ, điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm
hoặc điều tra ngẫu nhiên.
Phương pháp chuyên gia: Là phƣơng pháp sử dụng các ý kiến tƣ vấn
của những ngƣời am hiểu và tinh thông về vấn đề kinh tế, tổ chức quản lý và
kỹ thuật quản lý dự án ODA. Cách thực hiện: phỏng vấn trực tiếp, hoặc qua
12


điện thoại, xin ý kiến nhận xét, phát phiếu thăm dò, tổ chức hội nghị trao đổi
và thảo luận…
Đối tƣợng của phƣơng pháp phỏng vấn này là các chuyên gia hoặc các
cấp lãnh đạo, ngƣời đƣợc hƣởng lợi trong dự án cấp nƣớc sạch, bao gồm:

- Nguyên là giám đốc dự án
- Ban giám đốc dự án đƣơng nhiệm
- Thủ trƣởng các đơn vị trong ban quản lý dự án
- Nhân dân khu vực đƣợc hƣởng lợi từ dự án nƣớc sạch
- Ngƣời bị ảnh hƣởng bởi dự án nƣớc sạch ( ngƣời có liên hoan
đến đất bị thu hồi, hay ô nhiễm môi trƣờng do bị ảnh hƣởng của
dự án…)
Cách lập và sử dụng câu hỏi phỏng vấn
Đối với mỗi nhóm tác giả đều có câu hỏi phỏng vấn phù hợp với vị trí
của từng ngƣời và các mảng liên quan trực tiếp đến dự án.
Hình thức câu hỏi ở dạng mở để ngƣời đƣợc phỏng vấn đứng trên quan
điểm là ngƣời lãnh đạo, với tầm nhìn chiến lƣợc của tổ chức đƣa ra quan điểm
và đánh giá chất lƣợng dự án ODA. Hoặc một số dạng câu hỏi gợi mở đề xuất
của những ngƣời có đất sản xuất bị thu hồi.
Địa điểm phỏng vấn: Ngƣời đƣợc phỏng vấn là lãnh đạo ban quản lý
dự án và các chuyên gia cao cấp nên tác giả xin đƣợc đặt lịch trƣớc và gặp tại
địa điểm làm việc. Đối với ngƣời dân bị ảnh hƣởng, tác giả gặp tại các UBND
xã phƣờng, nơi ngƣời đó cƣ trú. Có 3 địa điểm tác giả tiến hành phỏng vấn.
Địa điểm 1: Văn phòng Công ty Kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng, số
10 Đƣờng Hồng Quang, tp Hải Dƣơng, tỉnh Hải Dƣơng.

13


Địa điểm 2: Văn Phòng Ban quản lý dự án , Khu 2 Bích Nhôi, Thị trấn
Minh Tân, Huyện Kinh Môn, Tỉnh Hải Dƣơng.
Địa điểm 3: Văn Phòng UBND xã Tiền Phong, Huyện Thanh Miện,
Tỉnh Hải Dƣơng.
Thời gian phỏng vấn
Đối với lãnh đạo ban quản lý dự án tác giả xin phép đƣợc đặt lịch hẹn

trƣớc. Thời gian phỏng vấn kéo dài từ 30 phút – 45 phút, bắt đầu từ 11 h đến
khoảng 11h 45 phút, hoặc từ 16 h30 đến 17 h15 phút.
Đối với ngƣời dân bị ảnh hƣởng tại các xã phƣờng, tác giả hẹn lịch
phỏng vấn từ 16 h đến 17 h. Thời lƣợng phỏng vấn từ 30 phút đến 60 phút.
Phương pháp quan sát trực tiếp: Vì trực tiếp công tác tại Ban quản
lý dự án WB, thuộc Công ty TNHH MTV Kinh doanh nƣớc sạch Hải
Dƣơng nên học viên sử dụng phƣơng pháp quan sát trực tiếp để thu thập dữ
liệu cần thiết.
Ví dụ nhƣ ban quản lý dự án bao giờ cũng hoàn thiện tất cả các thủ tục,
trình tự để thu hồi đất, và trình các cấp có thầm quyền phê duyệt, nhƣng tại tất
cả các vị trí đƣợc xây dựng nhà máy nƣớc thì bao giờ cũng để sau khi nhân
dân thu hoạch xong lúa, và hoa màu thì lúc đó mới khởi công thực hiện khởi
công xây dựng, điều đó đã giảm thiểu đƣợc bức xúc, tâm lý chống đối cho
ngƣời bị thu hồi, bởi họ vừa đã đƣợc nhận tiền đền bù và vẫn thu đƣợc sản
phẩm của mình.
Ví dụ khác nhƣ quan sát điều kiện làm việc tại các bộ phận trong ban
quản lý dự án hay bầu không khí, tác phong làm việc của các cán bộ nhân
viên trong công ty sẽ hiệu quả hơn so với phƣơng pháp trắc nghiệm hay
phỏng vấn.

14


2.2. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu đƣợc học viên thực hiện tại Công ty TNHH MTV
Kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng, và các khu vực có dự án cấp nƣớc trong
tỉnh Hải Dƣơng.

15



CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA
TẠI CÔNG TY KINH DOANH NƢỚC SẠCH HẢI DƢƠNG
3.1. Giới thiệu khái quát về Công ty kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng
3.1.1 Sự gia đời và phát triển của Công ty.
Đầu thế kỷ 20, Hải Dƣơng là một trong 4 thành phố ở Bắc Kỳ. Năm
1927, để phục vụ cho bộ máy cai trị, thực dân Pháp đã có kế hoạch xây dựng
nhà máy nƣớc nhƣng lúc đầu mới chỉ khoan đƣợc một số giếng để cung cấp
nƣớc sạch cho khu vực quan lại ngƣời Pháp. Đến năm 1936, nhà máy nƣớc
đƣợc xây dựng tại thôn Phƣơng Độ, xã Cẩm Thƣợng. Các kỹ sƣ đã chọn sông
Thái Bình có dòng chảy ổn định nhất để đặt máy bơm, phía bên trong để xây
dựng hệ thống bể lọc. Nƣớc sạch đƣợc bơm theo đƣờng ống dài khoảng 2
Km và tháp nƣớc, rồi từ đó dẫn xuống đƣờng ống cung cấp chủ yếu cho khu
vực công sở của ngƣời pháp và một số vòi công cộng đặt trên các phố chính.
Công suất lúc đó khoảng 1.000 m3/ ngày đêm.
Nhà máy nƣớc hoạt động đến năm 1945 thì tạm ngừng, do sau cách
mạng Tháng Tám, một số máy móc đã bị tháo gỡ, cất giấu đi nơi khác.
Ngày 30/10/1954, thị xã Hải Dƣơng đƣợc hoàn toàn giải phóng. Những
ngày đầu hòa bình nhân dân vẫn phải dùng nƣớc sông, nƣớc giếng khơi để ăn
uống , sinh hoạt. Đến tháng 11/1957, Nhà máy nƣớc Hải Dƣơng chính thức đƣợc
cấp trên quyết định khôi phục lại, cấp nƣớc phục vụ nhân dân trên cơ sở mặt
bằng và hiện trạng nhƣ thời kỳ xây dựng ban đầu. Tuy cơ sở vật chất còn thô sơ,
công suất thấp, diện phục vụ hẹp nhƣng đây là một bƣớc khởi đầu quan trọng,
đặt nền móng cho sự phát triển lớn mạnh không ngừng của Nhà máy.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III ( năm 1960 ), miền Bắc bƣớc
vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cơ sở hạ tầng của thị xã Hải
16



×