Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

báo cáo thực tập tìm hiểu về SEO và ứng dụng SEO website tại công ty tnhh giải pháp công nghệ trực tuyến việt nam osvn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.27 KB, 37 trang )

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhân được sự giúp đỡ nhiệt tình và sự chỉ bảo tận tình
của các thầy, cô giáo trong khoa Công nghệ thông tin - Trường Đại học Công nghệ thông tin và
Truyền thông Thái Nguyên, các tập thể đã tạo điều kiện để em hoàn thành báo cáo này.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Tô Hữu Nguyên đã nhiệt tình ủng hộ,
động viên, hướng dẫn em nhiệt tình trong suốt thời gian em thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Công nghệ thông
tin, các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Công nghệ phần mềm và các bộ môn khác đã quan tâm, giúp
đỡ em học tập tại trường.
Em xin cảm ơn Công ty TNHH Giải pháp công nghệ trực tuyến Việt Nam OSVN đã tạo mọi điều
kiện giúp đỡ em trong cả quá trình thực tập tại công ty.
Ngoài ra, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã dộng viên giúp đỡ em hoàn thành
đợt thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 21 tháng 03 năm 2015.
Sinh viên

1


MỤC LỤC

2


ĐẶT VẤN ĐỀ

 Tính cấp thiết của đề tài:
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với tự do hoá thương mại sẽ được đẩy
mạnh, đầu tư, lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, lao động và vốn ngày càng được mở rộng. Song bên


cạnh đó, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh, nhất là sức ép đối
với một đất nước đang phát triển như đất nước ta. Sự cạnh tranh diễn ra trong các ngành thương mại,
dịch vụ, cạnh tranh thu hút vốn đầu tư và công nghệ ngày càng trở nên gay gắt.
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm
thiểu chi phí, khắc phục được các trở ngại về không gian và thời gian…mà đây lại chính là những
điểm mạnh của thương mại điện tử. Khi thương mại điện tử cần thiết và phát triển mạnh như vậy, một
sản phẩm, dịch vụ có đến hàng triệu website, làm thế nào để website của bạn vượt qua các đối thủ
cạnh tranh gây được sự chú ý, quan tâm của khách hàng. Để làm được điều đó doanh nghiệp của bạn
có chiến lược cụ thể, áp dụng các giải pháp marketing điện tử để quảng bá website của mình đến với
người dùng.
Được sự đồng ý của khoa Công nghệ thông tin - Trường Đại học Công nghệ thông tin và
Truyền thông Thái Nguyên em thực hiện đề tài:
“Tìm hiểu về SEO và ứng dụng SEO website”

 Mục đích, yêu cầu của đề tài:
Mục đích:
- Tìm hiểu về SEO (Search Engine Optimization) và ứng dụng kiến thức nắm được SEO
website lên top 10 kết quả đầu tiên của công cụ tìm kiếm Google (google.com).
Yêu cầu:
- Nắm vững kiến thức về SEO và quy trình SEO website lên top của Google.
- Xây dựng được chiến lược hiệu quả cho từng website cụ thể và lĩnh vực cụ thể theo bộ từ khóa cần
SEO.
- Tối ưu được website và nội dung website theo các tiêu chí chuẩn seo.
3


- Nắm vững các thuật toán của google nhằm tối ưu hóa website thân thiện với Google.
- Xử lý được khủng hoảng SEO và các vấn đề liên quan đến SEO.

4



CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ SEO
1.1 Giới thiệu về công cụ tìm kiếm Search Engine (SE):

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều Search Engine (SE) đang hoạt động. Trong đó, phải kể đến ba
chàng khổng lồ đang chi phối 97% thị phần tìm kiếm.

Hình 1. Biểu đồ thị phần search engine
Google là search engine được nhiều người sử dụng nhất với 78% số người sử dụng. Tiếp
theo làYahoo 9% và Bing 7%, còn lại số phần trăm ít ỏi dành cho các search engine khác.
Hiện nay, ở Việt Nam đa số mọi người cũng sử dụng Google để tìm kiếm thông tin. Nên
việc SEO trên Google là ưu tiên hàng đầu đối với các website.
1.1.1

Công cụ tìm kiếm google:

Công cụ tìm kiếm (Search Engine) gồm có 3 bộ phận chính:
Bộ phận thu thập dữ liệu:
Bộ phận thu thập dữ liệu hay còn có tên gọi thân thiện là Google Spider, Google bot hoặc con nhện.
Một cách đơn giản có thể hiểu rằng đây là một quá trình mà Google Spider sẽ đi từ trang này sang
trang khác để khám phá nội dung và các liên kết trong trang web. Đây là một quá trình mà Google
Spider đang cố gắng tìm các trang web mới và cập nhật thêm vào chỉ mục của Google. Chính vì thế,
Google bot có thể coi là một chương trình thu thập dữ liệu và phát hiện ra các trang web mới, thay
5


đổi các trang web hiện có và các truy tìm các liên kết không tồn tại, các dữ liệu này được sử dụng để
cập nhật cho các chỉ mục của Google.
Bộ phận lập chỉ mục:

Đây là quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu của các từ khóa, cụm từ, các trang web và các trang liên quan
đến một lĩnh vực nào đó. Quá trình này giống như việc chúng ta tạo ra một cái danh bạ gồm nhiều
mục khác nhau và đưa cơ sở dữ liệu vào từng mục riêng.
Bộ phận xử lí– tính toán:
Đây là quá trình tính toán của Google nhằm cung cấp các kết quả cho người tìm kiếm. Theo thống kê,
Google sử dụng hơn 200 yếu tố để xếp hạng trang web. Các yếu tố này có tầm quan trọng khác nhau,
tuy nhiên một trong những yếu tố quan trọng nhất để xếp hạng đó là dựa trên chất lượng nội dung và
chất lượng của những liên kết đến trang web.
1.1.2

Cơ chế hoạt động của Google Spider:
Đầu tiên, Google Spider sẽ lấy danh sách các máy chủ và trang web phổ biến. Sau đó nó sẽ

bắt đầu tìm kiếm với một site bất kỳ, nó đánh chỉ mục các từ khóa trên trang và theo các liên kết
(link) tìm thấy bên trong trang web này.
Khi Spider xem xét các trang web (định dạng HTML), nó lưu ý: Các từ bên trong trang web &
nơi nó tìm thấy các từ đó.
Ví dụ: Các từ xuất hiện trong các thẻ tiêu đề, thẻ miêu tả…. nó nhận định đây là phần quan trọng có
liên quan đến sự tìm kiếm của người dùng sau này. Vì thế đối với mỗi website Google nó sẽ có nhiều
phương pháp để index lại chỉ mục, liệt kê lại các từ khóa chính. Nhưng dù dùng cách nào thì Google
cũng luôn cố gắng làm cho hệ thống tìm kiếm diễn ra nhanh hơn để người dùng có thể tìm kiếm hiệu
quả hơn hoặc cả hai.
Tiếp theo, Google sẽ xây dựng chỉ mục. Xây dựng chỉ mục sẽ giúp cho các thông tin được tìm
thấy một cách nhanh chóng. Sau khi tìm thông tin trên trang web, Google Spider nhận ra rằng việc
tìm kếm thông tin trên website là một quá trình không bao giờ kết thúc, bởi vì các quản trị trang web

6


luôn thay đổi thông tin, cập nhật thông tin trên website và điều đó có nghĩa rằng Spider sẽ luôn phải

thực hiện nhiệm vụ thu thập dữ liệu.
Ví dụ 1 cách như sau: Giả sử một website làm về ngành du lịch, nó sẽ lưu các chỉ mục trên
website đó vào ngành du lịch. Nếu website làm về ca nhạc, nó sẽ lưu các chỉ mục trên website đó vào
ngành ca nhạc.
Cuối cùng, sau khi lập chỉ mục Google sẽ xử lý, tính toán và mã hóa thông tin để lưu trữ trong
cơ sở dữ liệu. Và khi có một truy vấn tìm kiếm thì hệ thống sẽ trả về các kết quả có chứa nội dung
hữu ích tương ứng với các truy vấn tìm kiếm của người dùng.
Việc hiểu rõ cơ chế tìm kiếm của Google sẽ giúp cho các SEOER thêm nhiều kỹ năng để có thể tối
ưu website thân thiện với Google nhằm mục đích đưa trang web có thứ hạng cao hơn.
.

Hình 2. Cơ chế hoạt động của google spider
7


1.2 Tìm hiểu về SEO (Search Engine Optimization):

Việc thiết kế xong một website cũng giống như việc chọn và mua được vật liệu để xây nhà từ
những cửa hàng vật liệu uy tín mà thôi. Thiết kế một website đẹp là do đội ngũ thiết kế và xây dựng;
còn việc website đó có làm ra tiền hay không thì phần lớn lại phụ thuộc vào cách mà webmaster
quảng cáo và khai thác website đó như thế nào ? Như vậy, câu hỏi được đặt ra là: làm thế nào để
quảng cáo website tới người dùng ?
Có rất nhiều cách để bạn đưa website của mình đến với người dùng như là quảng cáo trên ti vi,
báo chí, quảng cáo tờ rơi, làm hội thảo. Mỗi cá nhân và doanh nghiệp chọn một cách quảng bá khác
nhau. Nhưng một cách vô cùng hiệu quả mà bất kỳ website nào cũng phải làm đó là tối ưu hóa công
cụ tìm kiếm hay còn gọi là SEO. Như vậy:
1.2.1

SEO là gì?
SEO là chữ viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm).

SEO là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các

trang kết quả của các công cụ tìm kiếm và có thể được coi là một tiểu lĩnh vực của tiếp thị qua công
cụ tìm kiếm.
Thuật ngữ SEO cũng có thể được dùng để chỉ những người làm công việc tối ưu hóa công cụ
tìm kiếm, là những nhà tư vấn đưa ra những dự án tối ưu hóa cho các website của khách hàng.
Làm SEO là quá trình tối ưu hóa mã nguồn website, giúp website thân thiện với các công cụ
tìm kiếm để tăng lượng truy cập qua từ khóa tìm kiếm từ đó tăng số lượng người truy cập tới. Một
website được làm SEO tốt, đồng nghĩa với việc website đó luôn xuất hiện ở thứ hạng cao khi người
truy cập sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm nội dung mà họ cần. SEO cũng có thể bao gồm nhiều loại
mục tiêu khác nhau khi tìm kiếm như: tìm ảnh, tìm từ khóa, tìm theo quốc gia và một số loại SEO
khác.

8


Các công cụ tìm kiếm hiển thị một số dạng danh sách trong trang kết quả tìm kiếm (SERP)
bao gồm danh sách trả tiền, danh sách quảng cáo, dánh sách trả tiền theo click và danh sách tìm kiếm
miễn phí.
Lợi ích của SEO:
Nếu bạn có một website chắc hẳn bạn muốn nhiều người sử dụng nó, trước khi để người dùng
sử dụng bạn phải làm sao càng nhiều người dùng biết đến nó càng tốt. Từ đó cơ hội bán hàng, dịch vụ
của bạn càng cao, thu được nhiều lợi nhuận.
Máy chủ tìm kiếm là một công cụ không thể thiếu và sử dụng google để tìm kiếm thông tin là
điều chúng ta không thể bỏ qua. Nếu bạn bỏ qua giái pháp marketing này nghĩa là bạn đã để lỡ rất
nhiều khách hàng, nếu bạn không nhanh chân thì bạn sẽ luôn luôn đứng sau đối thủ của mình.
SEO làm cho cửa hàng trực tuyến của bạn đông khách hơn. Nếu như bạn có một website đẹp,
ấn tượng, hoành tráng mà bạn không biết quảng bá, không có khách hàng, một ngày chỉ có vài lượt
ghé thăm thì website của bạn cũng giống như một cửa hàng nằm trong hẻm, không ai qua lại. Tại sao
bạn không sử dụng giải pháp SEO để kiếm cho mình một “mặt tiền” trên đại lộ google.

SEO sẽ đưa website của bạn lên các kết quả đầu tiên trong công cụ tìm kiếm, giúp gia tăng
khách hàng, gia tăng doanh thu, giảm được nhiều chi phí sản xuất.
SEO giúp cho trang web của bạn có chất lượng, tìm đúng đối tượng khách hàng, tạo mối quan
hệ với khách hàng dễ dàng hơn.
Nếu thực hiện tốt chiến dịch SEO sẽ nâng cao được hình ảnh, quy mô của doanh nghiệp bạn
đối với khách hàng.
Mục tiêu của SEO chủ yếu hướng tới việc nâng cao thứ hạng của danh sách tìm kiềm miễn phí
theo một số từ khóa nhằm tăng lượng và chất của khách viếng thăm đến trang.
SEO đôi khi là một dịch vụ độc lập hay là một phần của dự án tiếp thị và có thể rất hiệu quả ở
giai đoạn phát triển ban đầu và giai đoạn thiết kế website. Hiện nay, nhận thức của người quản trị
website tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung nhận biết việc tối ưu hóa website để các máy tìm
kiếm trỏ tới rất ít. Người sử dụng không ý thức được tầm quan trọng của việc tối ưu hóa website,

9


hoặc làm các phương thức để các máy tìm kiếm trỏ đến. Hiện trên mạng Internet có 3 công cụ tìm
kiếm hữu hiệu nhất và phổ biến nhất:
Google
Yahoo
Bing
SEO có thể coi như là một kỹ thuật, một bí quyết thực sự đối với mỗi người quản trị, xây dựng
website hay đơn thuần là người làm trong lĩnh vực truyền thông.

Hình 3. SEO là gì
1.2.2

Ý nghĩa của SEO
Đại đa số lưu lượng truy cập đến với các website hiện nay đều từ các bộ máy tìm kiếm


(Google, Yahoo, Bing…). Nếu website không được tìm thấy bởi các công cụ tìm kiếm hoặc nội dung
không nằm trong cơ sơ dữ liệu của các bộ máy tìm kiếm thì đó chính là một thảm họa nếu công ty
10


bạn đang kinh doanh online hoặc có giao dịch trực tuyến hoặc có đi chăng nữa nhưng kết quả tìm
kiếm luôn nằm ở trang 3, 4, 5… trở đi thì cũng coi như là 1 thất bại.
Một ví dụ nhỏ: website kinh doanh nội thất và…cứ mỗi “khách hàng tiềm năng” lên Google,
Bing gõ từ khóa tìm kiếm: “đồ nội thất giá rẻ” thì kết quả truy vấn đầu tiên đập vào mắt họ là website
của bạn. Sau đó, khả năng “khách hàng tiềm năng” trở thành ”khách hàng thân thiết” sẽ cao hơn các
đối thủ khác, và dĩ nhiên doanh số tăng theo.
Làm SEO hiện tại với thị trường phát triển mạnh và liên tục như hiện nay là điều mà các trang
web nên làm và phải làm, hãy bắt đầu ngay vì không bao giờ SEO là quá muộn.
Một câu hỏi khác được đặt ra: “Tại sao các công cụ tìm kiếm không thể tìm thấy website của
tôi nếu không có sự trợ giúp của SEO?”
Nếu nói là “không thể tìm thấy” thì không hoàn toàn đúng.
Thực ra, sau 1 thời gian dài, website cũng được các cổng tìm kiếm đưa vào index, nhưng chỉ là
“cho có” chứ không thật sự như những gì mà chúng ta muốn, vì khi các đối thủ cạnh tranh có sử
dụng các biện pháp SEO thì website bạn chẳng bao giờ được lọt vào các trang đầu trên bộ máy tìm
kiếm.
Khi có SEO tham gia vào công việc này, nó sẽ giúp website bạn tăng thứ hạng trên các công
cụ tìm kiếm và hiển thị nội dung ở những nơi mà người dùng dễ thấy và tìm kiếm nhất (kết quả hiển
thị ngay trang 1).
Thời đại toàn cầu hóa đã biến bất kỳ môi trường làm việc nào cũng mang tính cạnh tranh, và
thế giới ảo cũng không ngoại lệ. Những website nào đã và đang quan tâm đến SEO thì đã có 1 lợi thế
hơn so với đối thủ của mình trong việc giành lấy người dùng.
1.3

Các thuật toán của google


11


Đến thời điểm hiện tại, hàng năm Google update gần 500 loại thuật toán tìm kiếm. Mỗi loại thuật
toán đều có một cơ chế và cách thức hoạt động khác nhau. Trong số đó có khoảng 5 loại thuật toán
ảnh hưởng mạnh nhất đến thứ hạng tìm kiếm:


THUẬT TOÁN GOOGLE PANDA (THUẬT TOÁN GẤU TRÚC)

Thuật toán Google Pandal được ra đời và công bố vào ngày 24/2/2011. Thuật toán được ra đời
nhằm đánh vào các website có nội dung nghèo nàn, nội dung coppy.


THUẬT TOÁN GOOGLE PENGUIN (CHIM CÁNH CỤT)

Thuật toán Google Penguin được chính thức công bố ngày 24/4/2012. Thuật toán Penguin được ra
đời với mục đích trừng phạt các website sử dụng thủ thuật xây dựng liên kết thiếu tự nhiên nhằm thao
túng thứ hạng tìm kiếm.


THUẬT TOÁN GOOGLE HUMMINGBIRD (CHIM RUỒI)

Thuật Toán Google Hummingbird (Chim ruồi) ra đời không nhằm mục đích trừng phạt các thủ
thuật thao túng bảng xếp hạng tìm kiếm. Loại thuật toán này nhằm mục đích “ưu tiên” cho các
website có nội dung hay, có chiều sâu. Tạo được nhiều tương tác thông qua hệ thống bình luận và
mức độ nội dung có tương quan đến các nhóm từ khóa. Nhờ có sự ra đời của Google Hummingbird
mà nhiều website có chất lượng nội dung tốt, hướng người dùng đã được ghi nhận và thăng hạng trên
bảng xếp hạng so với các website có nội dung dạng xào nấu, sơ sài.



THUẬT TOÁN GOOGLE PIGEON (CHIM BỒ CÂU)

Cũng giống như Hummingbird. Thuật toán Google Pigeon (chim bồ câu) cũng không chinh phạt
các webspam. Mà nó ra đời nhằm điều hướng bảng xếp hạng tìm kiếm theo khu vực địa lý tốt hơn
cho người dùng. Sau quá trình truy vấn tìm kiếm của người dùng. Google sẽ xác định vị trí nơi mà
người tìm kiếm thực thi truy vấn. Từ đó Google sẽ ưu tiên nhiều hơn cho các kết quả tương quan xét
về mặt địa lý, lãnh thổ, quốc gia…!


TRIỆU CHỨNG GOOGLE SANDBOX VÀ GOOGLE DANCE
12


Google Sandbox được hiểu là một loại công thức “phát hiện nghi vấn”. Chứ nó không được xem
là thuật toán. Chức năng của triệu chứng này là phát hiện các nghi vấn của webspam. Từ đó tiến hành
kiểm duyệt website. Sau quá trình kiểm duyệt nó sẽ update 1 hoặc nhiều loại thuật toán đối với với
website bị đưa vào loại nghi vấn Spam. Khi website dính Sandbox đồng nghĩa với việc website của
bạn sẽ biến mất hoàn toàn trên Google, mất index.
Google Dance là hiện tượng “kiểm duyệt toàn bộ hệ thống” được update định kỳ hàng năm
(không thông báo trước”. Quá trình này nhằm mục đích sắp xếp lại toàn bộ hệ thống thứ hạng tìm
kiếm để đưa về một kết quả hướng người dùng nhất!. Khi Google update Dance thì tất cả các nhóm
từ khóa nhảy loạn xị ngậu trên bảng tìm kiếm. Khi ở TOP 10, khi mất hút, rồi lại quay lại!. Quá trình
này thường mất khoảng 1-2 tuần. Sau mỗi lần Dance google thường Update thêm một số loại thuật
toán kèm theo (tùy vào mức độ).
1.4

Hệ thống rank
1.4.1


Google PageRank:

Google PageRank là chỉ số đáng tin cậy chỉ giá trị của một trang web. Google đánh giá và xếp
hạng các trang web bằng cả hai phương pháp tự động và thủ công dựa trên hơn 100 chỉ số chính với
những thuật toán xuất sắc.
Một vài chỉ số quan trọng quyết định Google PageRank của một trang web: độ hữu dụng của
thông tin trên trang web, độ phổ biến của trang web, chất lượng kỹ thuật...
Google PageRank được chia làm 10 bậc và được biểu hiện bằng vạch màu xanh trên nền trắng:
. Giá trị của mỗi trang web theo Google PageRank tăng dần từ 1 đến 10.
Thuật ngữ PageRank™ là một thương hiệu được bảo hộ của Google, do Larry Page và Sergey Brin
phát triển tại trường đại học Stanford của Mỹ trong một dự án nghiên cứu về công cụ tìm kiếm năm
1995.
Google PageRank hiện nay được coi là chỉ số đáng tin cậy đánh giá mức độ quan trọng mỗi trang
web. Một trang web có chỉ số Google PageRank cao sẽ đem lại ấn tượng đáng tin cậy cho khách truy
cập, điều này đặc biệt có ý nghĩa với các website kinh doanh thương mại điện tử.
13


Google PageRank ảnh hưởng trực tiếp tới vị trí hiển thị của mỗi trang web khi cạnh tranh thứ
hạng hiển thị trong danh sách kết quả tìm kiếm của Google. Một trang web có PageRank cao dễ xuất
hiện trên đầu danh sách kết quả tìm kiếm của Google hơn.
Tăng google PageRank: Về cơ bản, theo các chuyên gia của Google: "Không được sử dụng các
phương pháp giả tạo, hãy tạo ra các trang web cho mọi người chứ không phải cho các công cụ tìm
kiếm".
Tăng thứ hạng trong danh sách kết quả tìm kiếm của Google là phương pháp tăng PageRank rất
hiệu quả vì vừa tăng độ phổ biến các trang web của bạn, vừa tăng lượng khách truy cập.
Cấu trúc website, cấp bậc cần rõ ràng, nội dung thông tin cần phong phú, hữu ích.
Website không được chứa các liên kết lỗi, các lỗi HTML, lỗi câu lệnh.
Đăng ký website vào các danh bạ uy tín cũng như các website chất lượng khác để tăng độ phổ biến.
1.4.2


Alexa Rank:
Alexa Rank là thước đo mức độ phổ biến của các website. Chỉ số thứ hạng của mỗi website

được Alexa kết hợp đánh giá từ 2 yếu tố là: số trang web người dùng xem (Page Views) và số người
truy cập website (Reach).
Chỉ số thứ hạng Alexa của một website cao được hiểu là website đó có đông người truy cập,
phần nào đem lại cho website ấn tượng sống động và uy tín.
Trong thị trường quảng cáo trực tuyến, Alexa Rank có thể được sử dụng để đánh giá giá trị
quảng cáo.
Chỉ số Alexa Rank là thước đo ghi nhận thành quả lao động của các webmaster với cộng đồng
và là một công cụ rất hữu ích giúp các webmaster quản trị website hiệu quả.

14


Hình 4. Hình minh họa cho chỉ số Reach trong alexa rank
Tăng Alexa Rank: Tiến hành các chiến dịch quảng bá website định kỳ nhằm thường xuyên thu hút
khách truy cập website, tăng ca Trong website, nên có các phần thông tin có giá trị cao, cập nhật để
thu hút khách hàng thường xuyên quay lại website, tăng Page views.
Bố trí nội dung, cấu trúc website sao cho thu nhận được thật nhiều cú nhấp chuột của khách truy cập
để tăng Page views nhưng vẫn mang lại cảm giác thoải mái, tiện lợi.o chỉ số Reach.
1.5

Các thuật ngữ thường dùng trong SEO:
Có rất nhiều thuật ngữ Seo nhưng ở đây em xin được nhắc đến các thuật ngữ cơ bản và thường
gặp:


Content: Nội dung của website (nội dung các bài viết trong website)




Content Writing: Biên tập nội dung.
15




Coppy Writing: Sao chép & chỉnh sửa nội dung từ những bài viết có sẵn.



Title: Tiêu đề



Description: Mô tả



Keywords: Từ khóa



Density: Mật độ trùng lặp từ khóa.



PERMALINK: đường dẫn tĩnh.




Sitemap: Sơ đồ trang web



ALT/ALTERNATIVE TEXT: Mô tả hình ảnh.



Backlink: Liên kết trả về từ các website khác.



Anchortext: Neo văn bản.



Nofollow: Thuộc tính liên kết không được phép theo dõi.



Dofollow: Thuộc tính liên kết được phép theo dõi.



Link building: Chiến lược xây dựng liên kết




Internal link: Liên kết nội bộ.



External Link: Liên kết ngoại tuyến.



Landing Page: Trang đích (Page cần SEO)



Forum seeding: Truyền thông trên các diễn đàn.



Page Rank (PR): Sức mạnh của website.

16




Domain Authority (DA): Sức mạnh của tên miền.



Page Authority (PA): Sức mạng của trang.




Trust: Độ tin tưởng của website.



CTR: Tỷ lệ nhấp chuột/ số lần hiển thị.



Time Onsite: Thời gian ở lại trang.



Organic: Lượt Click từ tìm kiếm thông qua SEO.



Traffic: Số lượng truy cập + Số lần tải trang.



Visiter: Số lượng người dùng truy cập vào trang.

1.6

17


CHƯƠNG II : ỨNG DỤNG SEO CHO WEBSITE

HTTP://WESTLAKEHOUSING.VN
2.1 Giới thiệu website

Website westlakehousing.vn là một trang web chuyên về bất động sản cho thuê của tập đoàn
Westlake Housing Group.
Westlake Housing Group là tập đoàn đã có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thị trường BĐS tại
Hà Nội. Hiện nay, tập đoàn chuyên về BĐS cho thuê ở khu vực Hồ Tây, Hà Nội. Khách hàng chủ yếu
được Westlake Housing Group hướng tới đó là các giám đốc điều hành, nhà đầu tư, gia đình, đại sứ
quán nước ngoài sang Việt Nam với mục đích định cư dài hạn và có nhu cầu thuê chỗ ở như chung
cư, biệt thự, căn hộ cao cấp hoặc thuê văn phòng làm nơi làm việc.
Nắm trong tay rất nhiều thông tin của các BĐS tại Hồ Tây nói riêng và Hà Nội nói chung, vì thế
tập đoàn Westlake Housing Group muốn quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình rộng rãi hơn nữa
nhờ công cụ tìm kiếm Google nhằm tăng cao lợi nhuận từ nguồn khách hàng tiềm năng trên thương
mại điện tử.
Qua sự giới thiệu của Công ty TNHH Giải pháp công nghệ trực tuyến Việt Nam OSVN, em đã
được công ty giao cho thực hiện chiến dịch quảng cáo này.

18


2.2 Quy trình SEO áp dụng cho website HTTP://WESTLAKEHOUSING.VN

Nghiên
Nghiên cứu
cứu từ
từ khóa
khóa

Tối
Tối ưu

ưu cấu
cấu trúc
trúc website
website và
và nội
nội dung
dung website
website

Đo
Đo lường,
lường, phân
phân tích
tích và
và đánh
đánh giá
giá

(Onpage)
(Onpage)

Xây
Xây dựng
dựng Backlinks
Backlinks quảng
quảng bá
bá website
website
(Offpage)
(Offpage)


Hình 5 . Quy trình SEO áp dụng cho website
2.2.1

Nghiên cứu và chọn từ khóa:

Để lựa chọn được từ khóa thích hợp cho website cần SEO. Trước hết cần nắm được nội dung lĩnh
vực của website. Trong đề tài này, website cần SEO thuộc lĩnh vực BĐS cho thuê như vậy từ khóa
được chọn sẽ là các từ liên quan đến cho thuê nhà, biệt thự hoặc các loại BĐS khác.
Mặt khác, đối tượng khách hàng mà tập đoàn Westlake Housing Group nhắm đến đó là những
người nước ngoài cho nên nội dung của từ khóa sẽ chọn có ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới đó là
tiếng anh. Ngoài ra cần phân tích thói quen của khách hàng khi tìm kiếm để chọn ra những từ khóa có
khả năng được search và chuyển đổi doanh số cao.
Dựa vào những nghiên cứu về thị trường và đối tượng khách hàng nhắm đến. Em quyết định chọn
những từ khóa sau để đưa website lên trang hiển thị đầu tiên (top 10) của
công cụ tìm kiếm Google (google.com):
 Từ khóa 1: Hanoi house for rent
19


 Từ khóa 2: Hanoi villa for rent
 Từ khóa 3: Offices for rent in Hanoi
2.2.3

Tối ưu Onpage cho website:
OnPage có thể coi là một phần quan trọng nhất trong chiến dịch tối ưu hóa website thân thiện

với Google. SEO OnPage phần lớn là tối ưu các yếu tố được thấy trên trang web, thiết lập bảng xếp
hạng từ khóa đã lựa chọn.
Sau đây là các công việc em làm để tối ưu onpage cho website :

2.2.3.1 Tối ưu thẻ title:
Thẻ title là dòng đầu tiên được in đậm trên kết quả tìm kiếm của google như hình bên dưới:

Hình 6 . Thẻ title của website trên trang hiển thị Google
Trong trang “kết quả tìm kiếm” nội dung của thẻ <title> thường sẽ xuất hiện tại dòng đầu tiên của
các kết quả. Các dòng này được in đậm điều này sẽ giúp người dùng nhận ra nếu trang web liên quan
đến kết quả tìm kiếm của họ
Thẻ này hết sức quan trọng trong trang của chúng ta. Nó quyết định rất lớn đối với việc từ khóa của
chúng ta SEO có lên top hay không. Tiêu đề truyền đạt hiệu quả chủ đề nội dung trang: mỗi trang
web phải có một tiêu đề khác nhau phù hợp với nội dung của trang web đó .Thẻ title luôn phải chứa
từ khóa chúng ta cần SEO.
Trong title chúng ta được giới hạn viết 60 ký tự và chúng ta nên tận dung hết để viết nội dung
thông tin từ khóa mà chúng ta SEO , nội dung không nên quá dài , cũng không quá ngắn.
20


2.2.3.2 Tối ưu thẻ meta description

Thẻ meta description Là dòng thứ 2 in nhỏ ở trên hình. Meta description có chức năng mô tả gợi
ý nội dung của title (kiểu như chúng ta viết một đoạn ngắn kích thích đến người đọc mà chứa nội
dung họ đang muốn tìm kiếm) thông thường nên để một vài từ khóa trong meta description để google
spider tìm kiếm nhanh hơn.

Hình 7 . Thẻ meta description của website trên trang hiển thị google
Khi viết thẻ Meta Desciption:
Tóm tắt chính xác nội dung trang, mô tả phải vừa cung cấp thông tin, vừa thu hút người dùng nếu
họ nhìn thấy thẻ Meta Description của dưới dạng đoạn trích trong Kết Quả Tìm Kiếm.
Sử dụng các Meta Description duy nhất cho mỗi trang: Mỗi trang có thể có một thẻ Meta Description
khác nhau giúp cả người dùng và Google, đặc biệt là trong các tìm kiếm mà người dùng có thể đưa
lên nhiều trang trên tiên miền. Nếu trang web có hàng nghìn hoặc hàng triệu trang, các Meta

Description được tạo thủ công thì cũng không khả thi. Trường hợp này có thể tạo tự động các thẻ mta
dựa trên nội dung của mỗi trang.
Tránh:
Viết thẻ Meta Description không liên quan đến nội dung trang.
Sử dụng các Description chung chung như “This Is A Web” hoặc “Website About…”
Chỉ điền các keyword vào Meta Description, điều này rất lãng phí.
Sao chép toàn bộ nội dung của tài liệu vào thẻ Meta Description .
Sử dụng thẻ Meta Description cho tất cả các trang hoặc số lượng trang lớn.
21


2.2.3.3 Tối ưu thẻ Heading
Thẻ Heading trong SEO gồm 6 loại ( H1, H2, H3, H4, H5, H6 ). Theo thứ tự ưu tiên thì tầm quan
trọng của các thẻ sẽ giảm dần. Thông thường thẻ được sử dụng nhiều nhất đó là H1, H2, H3 . Đây là
3 thẻ được sử dụng nhiều trong việc tối ưu Website. Nó được dùng để nhấn mạnh nội dung của chính
chủ đề mà chúng ta đang nói đến.
Có thể hình dung các thẻ như một cuốn sách thì thẻ H1 nó chính là tựa đề của cuốn sách , các thẻ H
còn lại chính là tiêu đề của từng chương, bài viết hoặc các mục lục nhỏ. Chính vì thế công cụ tìm
kiếm sẽ biết được đâu là tiêu đề, đâu là các mục nhỏ thông qua việc sử dụng thẻ Heading.



Cách sử dụng các thẻ Heading:



Thẻ Heading H1: Nội dung chính mà website muốn nói đến, thông thường người ta sẽ
đặt từ khóa chính vào trong thẻ này nhằm nhấn mạnh nội dung cần muốn nói đến là gì. Nên
đặt 1 thẻ H1 cho một page thì tốt hơn và nên đặt H1 chính là tiêu đề bài viết là hợp lý nhất.




Thẻ Heading H2: Mô tả ngắn gọn cho nội dung chính bổ trợ cho thẻ H1. Có thể sử dụng
nhiều hơn thẻ H1 cho từng trường hợp . Nhưng thường thì nên sử dụng từ 3- 5 thẻ H2
là hợp lý nhất .



Thẻ Heading H3: Thẻ này được sử dụng để mô tả chi tiết cho từng ý trong bài được cụ thể
hơn. Nên kết hợp 3 thẻ này cho Website thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn.



Thẻ Heading H4: Với thẻ này thì thường được sử dụng mô tả cho những sản phẩm hoặc
dịch vụ ít liên quan đến những cái chính.

2.2.3.3 Tối ưu thẻ ALT hình ảnh:

ALT là một thuộc tính nằm trong thẻ IMG. ALT có nghĩa là Altenative Information - thông
tin thay thế cho người dùng không hiển thị được hoặc chọn ẩn hình ảnh trong trình duyệt, là
một thuộc tính quan trọng của thẻ IMG. Hay nói cách khác. nội dung của nó sẽ hiển thị trên
trình duyệt khi trình duyệt không thể trình bày được một hình ảnh vì lý do nào đó. Các SE xem
nội dung của thẻ ALT như là anchor text trong trường hợp hình ảnh là một liên kết.
Cấu trúc của thẻ ALT trong thẻ IMG:

22


2.2.3.5 Tối ưu nội dung (content) website chuẩn SEO


Việc tạo nội dung hấp dẫn và hữu ích dường như sẽ ảnh hưởng đến trang web nhiều hơn bất kỳ
nhân tố nào khác.
“Content is King, link is Queen” Có thể nói trong SEO nội dung là quan trọng hàng đầu, sau đó
mới đến link
Và để tạo ra được bài viết chất lượng, chuẩn SEO, em dựa trên các tiêu chí sau để viết bài:






Đảm bảo tiêu đề bài viết nằm trong thẻ H1.
Đảm bảo 150 ký tự đầu tiên của phần nội dung bài viết có chứa từ khóa .
Mật độ từ khoá từ 2 – 5% là tốt nhất cho 1 bài viết chuẩn SEO.
Một bài viết để SEO thì nên sử dụng thẻ in đậm, in nghiêng v.v.. để nhấn mạnh từ khóa, từ

khóa liên quan.
• Sử dụng liên kết AnchorText trong SEO bài viết (ví dụ Anchor Text: chèn link vào từ khóa
"Hanoi house for rent").
• Phân bổ đều từ khóa vào các yếu tố : Title, Meta description, URL, Alt ảnh, Text body,
Heading (Nếu từ khóa được đặt được ở đầu các thẻ thì càng tốt).
• Sử dụng tên ảnh chứa từ khóa.
• Sử dụng Alt Ảnh chứa từ khóa.
• Sử dụng TAG chứa từ khóa liên quan.
• Nội dung bài viết phải xóa bỏ hết tất cả định dạng cũ ban đầu.
2.2.3.6 Tối ưu Internal links:
Internal link (liên kết nội bộ) là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc chúng ta xây dựng điều
hướng cấu trúc liên kết trang. Khi liên kết các bài viết với nhau nên để ý chỉ liên kết các bài viết thực
sự có liên quan đến nhau và để điều hướng người dùng ở lại trên site lâu hơn. Em tối ưu internal link
cho website theo sơ đồ sau:


23


Hình 8 . Sơ đồ xây dựng liên kết nội bộ internal link
2.2.4

Tối ưu các thuộc tính khác
Ngoài những yếu tố chính ở trên, em cũng chú ý tối ưu cho một số thuộc tính khác như:

 Tạo file robot.txt nhằm mục đích khai báo cho google bot những mục có thể thu thập dữ liệu,

hoặc những mục không được phép thu thập dữ liệu.

24


Hình 9. Tạo file robots.txt
 Tạo sơ đồ website sitemap.xml nhằm khai báo cho google sơ đồ chỉ mục có sẵn của website,
thông qua sơ đồ website, google bot thu thập dữ liệu nhanh hơn, website nhanh được index
hơn.
 Khai báo thẻ meta keyword, thẻ language, encoding, favicon…
Xây dựng Backlinks, quảng bá website:

2.3



Backlink là gì ?
25



×