Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.47 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

CHỦ ĐỀ :

THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ
Giảng viên : Ths Trần Thu Hạnh
Sinh viên thực hiện : Nhóm 7


Hà Nội, 2014


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa tiếng Việt

1

ANĐT

An ninh điều tra

2


ANND

An ninh nhân dân

3

BLHS

Bộ luật Hình sự

4

BLTTHS

Bộ luật Tố tụng Hình sự

5

CAND

Công an nhân dân

6

CHXHCN

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

7


CQĐT

Cơ quan điều tra

8

CSND

Cảnh sát nhân dân

9

CSĐT

Cảnh sát điều tra

10

TAND

Tòa án nhân dân
3


11

TP

Tội phạm


12

TTHS

Tố tụng Hình sự

13

VAHS

Vụ án Hình sự

14

VKSNDTC

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

4


LỜI MỞ ĐẦU
Điều tra là một giai đoạn quan trọng trong tố tụng hình sự trong đó cơ quan có thẩm
quyền áp dụng mọi biện pháp để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội
để giải quyết vụ án. Kết quả điều tra là cơ sở để Viện Kiểm Sát quyết định truy tố bị can
trước tòa hoặc đình chỉ vụ án.
Vì vậy để hoạt động điều tra có thể trở nên nhanh chóng và chính xác thì cần có những
cơ quan có thẩm quyền chuyên trách về điều tra trong tố tụng hình sự. Do đó đặt ra vấn
đề “ Thẩm quyền điều tra trong tố tụng hình sự”. Trong hệ thống các cơ quan của nhà
nước ta gồm có các cơ quan điều tra trong Công an nhân dân, cơ quan điều tra trong

Quân đội nhân dân, cơ quan điều tra trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao, và các cơ quan
khác được giao nhiệm vụ tiến hành 1 số hoạt động điều tra như Bộ đội biên phòng, Hải
quan, Kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển. Thẩm quyền của các cơ quan này trong hoạt
động điều tra được quy định khá rõ ràng và cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự năm
1999 sửa đổi bổ sung năm 2004 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự.

5


1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA
Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn của TTHS, trong đó CQĐT và các cơ quan
khác được giao một số hoạt động điều tra được sử dụng các biện pháp do Luật TTHS
quy định để thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm, người phạm tội và những vấn đề
khác có liên quan đến vụ án làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án. Do đó, giai đoạn điều
tra thực chất là quá trình làm sáng tỏ tất cả sự thật khách quan vụ án của CQĐT nhằm
phục vụ cho việc xử lý tội phạm bảo vệ quyền con người vì vậy cần thiết phải có quy
định chặt chẽ đối với thẩm quyền điều tra đối với các CQĐT.
Có thể hiểu thẩm quyền điều tra trong TTHS là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ tìm
hiểu hành vi phạm tội, làm rõ những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội,
những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo, xác định hậu
quả của tội phạm.
Tuy nhiên, tình trạng trùng lặp, chồng chéo cấp điều tra, tranh chấp về thẩm quyền
điều tra đã khiến hoạt động điều tra vụ án phức tạp, quá trình phát hiện tội phạm tốn kém,
và ảnh hưởng tới quyền con người của chính những bị can, bị cáo. Vì vậy cần phải quy
định và phân cấp thẩm quyền điều tra cho những cơ quan điều tra khác nhau.
Theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2003 và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự
năm 2004 (chỉnh sửa, bổ sung năm 2009) thì hệ thống CQĐT ở nước ta có nhiều ngành,
nhiều cấp, vì vậy cần phải phân định thẩm quyền để đảm bảo phát hiện tội phạm kịp thời,
nhanh chóng và chính xác, hiệu quả nhất.
Theo điều 1 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (chỉnh sửa, bổ sung năm

2009) có quy định cụ thể về cơ quan điều tra như sau :
“ 1. Trong Công an nhân dân có các Cơ quan điều tra sau đây:
a) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công
an cấp tỉnh); Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện);
b) Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp
tỉnh).
6


2. Trong Quân đội nhân dân có các Cơ quan điều tra sau đây:
a) Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; Cơ quan điều tra hình sự quân khu và
tương đương; Cơ quan điều tra hình sự khu vực;
b) Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra quân khu và
tương đương.
3. Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các Cơ quan điều tra sau đây:
a) Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
4. Cơ quan điều tra có Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng và Điều tra viên.”
Đồng thời Pháp lệnh cũng quy định các cơ quan được tiến hành một số hoạt động
điều tra như : Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ
quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
Do đó, hệ thống CQĐT của nước ta được phân cấp, phân ngành đồng thời được quy
định cụ thể thẩm quyền điều tra đối với từng cơ quan đã góp phần giúp quá trình điều tra
được diễn ra nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

7



2. THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA
2.1.

Thẩm quyền điều tra theo sự việc
Theo Khoản 1 Điều 110 BLTTHS năm 2004, “Cơ quan điều tra trong Công an nhân
dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ
quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân
tối cao”.
Cơ quan điều tra trong CAND bao gồm Cơ quan điều tra của lực lượng CSND (cấp
huyện, cấp tỉnh và của Bộ Công an) và Cơ quan điều tra của Lực lượng ANND (cấp tỉnh
và của Bộ Công an).

2.1.1. Thẩm quyền điều tra của CQĐT và các cơ quan khác thuộc lực lượng Cảnh sát nhân
dân
• Thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện
Theo khoản 1, Điều 11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (chỉnh sửa, bổ
sung năm 2009) quy định về thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong
Công an nhân dân như sau :
“Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện điều tra các vụ án hình sự về các tội
phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXII của Bộ luật hình sự khi
các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, trừ các tội
phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và
Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân.”
Trong đó, cụ thể:
Đội Điều tra tổng hợp tiến hành điều tra các VAHS đã rõ đối tượng phạm tội thuộc
thẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện (trừ các TP về ma túy) do tự
phát hiện và do các cơ quan, đơn vị khác chuyển đến Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện.
Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội tiến hành điều tra các VAHS chưa rõ đối
tượng phạm tội và các VAHS đã rõ đối tượng phạm tội do tự phát hiện về các tội phạm

quy định tại các chương XII, XIII, XIV, XV, XIX, XX, XXII của BLHS năm 1999, sửa
đổi bổ sung năm 2009, khi các TP đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện
(trưc các TP thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT của VKSNDTC, Cơ quan ANĐT trong
CAND, đội CSĐT TP về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an cấp huyện), bao gồm
các nhóm tội:

Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân

Các tội xâm phạm sở hữu

Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình

Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
8


Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Đội CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ tiến hành điều tra các VAHS
chưa rõ đối tượng phạm tội và các VAHS đã rõ đối tượng phạm tội do tự phát hiện về các
tội phạm quy định tại các chương XVI , XXI, các điều từ 139 đến 145 chương XIV (trong
trường hợp đối tượng phạm tội lợi dụng tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức, DN, lợi
dụng việc ký kết hợp đồng kinh tế để phạm tội) của BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung
năm 2009, bao gồm các nhóm tội:

Các tội xâm phạm trật tự

Các tội phạm về môi trường


Các tội phạm về chức vụ
Đội CSĐT tội phạm về ma túy tiến hành điều tra các VAHS về các tội phạm quy định tại
chương XVIII (Các tội phạm về ma túy) của BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm
2009.
• Thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.



Theo Khoản 2 Điều 11 của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004, (sửa đổi,
bổ sung năm 2006 và 2009) Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh điều tra các vụ
án hình sự về các tội phạm quy định tại khoản 1 Điều này khi các tội phạm đó thuộc thẩm
quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra
của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Trong đó, cụ thể:
- Văn phòng Cơ quan CSĐT tiến hành điều tra các VAHS đã rõ đối tượng phạm tội
thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh do tự phát hiện và
do các cơ quan, đơn vị khác chuyến đến Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh (trừ các
tội phạm về ma túy và các vụ trọng án); các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của
Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện (đội Điều tra tổng hợp) nhưng Thủ trưởng Cơ
quan CSĐT Công an cấp tỉnh xét thấy cần trực tiếp điều tra.
- Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội tiến hành điều tra các vụ trọng án; các
VAHS chưa rõ đối tượng phạm tội và các VAHS đã rõ đối tượng phạm tội do tự phát
hiện về các tội quy định tại các chương XII, XIII, XIV, XV, XIX, XX, XXII của
BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền
xét xử của TAND cấp tỉnh (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT
của VKSNDTC, cơ quan ANĐT trong CAND, phòng CSĐT tội phạm về trật tự
quản lý kinh tế và chức vụ); các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan
CSĐT Công an cấp huyện (đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội) nhưng Thủ trưởng
Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh xét thấy cần trực tiếp điều tra.

9


- Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ tiến hành điều tra các
VAHS chưa rõ đối tượng phạm tội và các VAHS đã rõ đối tượng phạm tội do tự phát
hiện về các tội quy định tại các chương XVI, XXI, các điều 139 – 145 chương XIV
(trong trường hợp đối tượng phạm tội lợi dụng tư cách pháp nhân của Cơ quan, tổ
chức, DN lợi dụng việc ký kết hợp đồng kinh tế để phạm tội) của BLHS năm 1999,
sửa đổi bổ sung năm 2009 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND
cấp tỉnh; các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐT Công an cấp
huyện (đội CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ) nhưng Thủ trưởng
Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh xét thấy cần trực tiếp điều tra.
- Phòng CSĐT tội phạm về ma túy tiến hành điều tra các tội phạm quy định tại
chương XVIII của BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 khi các tội phạm đó
thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh; các tội phạm thuộc thẩm quyền điều
tra của Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện (đội CSĐT tội phạm về ma túy) nhưng
Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Ví dụ: Vụ án Thẩm mỹ viện Cát Tường do Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội có
thẩm quyền điều tra.
• Thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
Theo Khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi bổ
sung năm 2006 và năm 2009) thì “Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an điều tra các vụ
án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra
của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.”
Theo điểm b Khoản 1 Điều 6 của Thông tư 28/2014 Bộ Công an thì Cơ quan CSĐT
Bộ Công an “Tiến hành điều tra các VAHS về các TP đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp,
liên quan đến nhiều địa phương hoặc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền điều tra của
Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Cụ thể:
-


Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiến hành điều tra các VAHS đã rõ đối tượng
phạm tội về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều địa
phương hoặc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐT Công
an cấp tỉnh (trừ các TP về ma túy) nhưng Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ công an xét
thấy cần trực tiếp điều tra; các VAHS đã rõ đối tượng phạm tội quy định tại Chương
XVII, điều 224, 225, 226a, 226b của BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 thuộc
thẩm quyền điều tra Bộ Công an do các cơ quan, đơn vị khác chuyển đến.
10


-

-

-

-

Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội tiến hành điều tra các VAHS về các tội quy định tại
các chương XII, XIII, XIV, XV, XIX, XX, XXII của BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung
năm 2009 thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐT Bộ Công an (trừ các tội phạm
thuộc thẩm quyền điều tra của Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ)
do trực tiếp phát hiện thông qua đấu tranh chuyên án hoặc trong các chuyên án của phòng
CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh chuyển lên do khó khăn trong việc phá
án
Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ tiến hành điều tra các VAHS về
các TP quy định tại chương XVI, mục B chương XXI, các điều 139 – 145 chương XIV
(trong trường hợp đối tượng phạm tội lợi dụng tư cách pháp nhân của Cơ quan, tổ chức,
DN lợi dụng việc ký kết hợp đồng kinh tế để phạm tội) và Điều 251 của BLHS năm

1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐT Bộ Công
an do trực tiếp phát hiện thông qua đấu tranh chuyên án hoặc trong các chuyên án của
phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an cấp tỉnh chuyển lên
do khó khăn trong việc phá án.
Cục CSĐT tội phạm về ma túy tiến hành điều tra các VAHS về những tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều địa phương hoặc có yếu tố nước ngoài thuộc
thẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh quy định tại chương XVIII
BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 nhưng Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công
an xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng (được thành lập ngày 13/11/2006) tiến hành điều tra
các VAHS về các tội phạm quy định tại mục A chương XXI của BLHS năm 1999 sửa đổi
bổ sung năm 2009 do trực tiếp phát hiện, các vụ tham nhũng do Thanh tra Chính phủ và
các bộ, ngành chuyển đến thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐT Bộ Công an.
Ví dụ: Vụ án của Nguyễn Đức Kiên do Cơ quan CSĐT Bộ Công an có thẩm
quyền điều tra do tính chất phức tạp và ảnh hưởng to lớn của vụ án này tới thị trường tài
chính cũng như tới xã hội.

2.1.2. Thẩm quyền điều tra của CQĐT và các cơ quan khác thuộc lực lượng An ninh nhân
dân.
Điều 12 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (chỉnh sửa, bổ sung năm 2006,
2009) quy định về thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân
dân :
“ 1. Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm
quy định tại Chương XI, Chương XXIV và các tội phạm quy định tại các điều 180, 181,
221, 222, 223, 230, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của Bộ luật hình sự khi các tội
phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh.
11


2. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm

đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra
Công an cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều này nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.”
Tương tự như Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (chỉnh sửa, bổ sung năm
2006, 2009) thì Điều 22 và Điều 23 Thông tư 28/2014 của Bộ Công an cũng quy định cụ
thể hơn về thẩm quyền điều tra của CQĐT thuộc lực lượng An ninh, như sau :
Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh tiến hành điều tra các VAHS về các TP
quy định tại chương XI, XXIV và các tội phạm quy định tại các điều 180, 181, 221, 222,
223, 230, 230a, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của BLHS năm 1999 sửa đổi bổ
sung năm 2009 khi các TP đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh.
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra vụ án về các tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều địa phương hoặc có yếu tố nước ngoài
thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.
Đối với các tội phạm mà chủ thể là cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng ANND thì do
CQĐT thuộc lực lượng ANND tiến hành điều tra.

2.1.3. Cơ quan điều tra thuộc VKSND tối cao
Theo khoản 3 Điều 110 Bộ luật TTHS năm 2003 về thẩm quyền điều tra có quy định
về thẩm quyền điều tra của CQĐT của VKSND tối cao như sau : “Cơ quan điều tra của
Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà
người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp”.
Bên cạnh đó, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (chỉnh sửa, bổ sung năm
2006, 2009) có quy định cụ thể hơn đối với thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra
VKSND tối cao, như sau :
Điều 18. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
“1. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra các vụ án hình sự về một số
loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư
pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân.
2. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra các vụ án hình sự về các
tội phạm quy định tại khoản 1 Điều này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của
Toà án quân sự.”

12


Đồng thời, Viện trưởng VKSND tối cao có thể giao cho CQĐT của VKS điều tra
trong những trường hợp khác.
Thực tiễn quá trình khởi tố và thụ lý điều tra, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân
dân tối cao luôn tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, đảm bảo việc điều tra và lập
hồ sơ xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan
người vô tội. Không có vụ án nào phải đình chỉ điều tra vì bị can không phạm tội hoặc
đề nghị truy tố mà Tòa án tuyên không phạm tội. Không có vụ án nào bị hủy án để điều
tra lại. Số vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung chiếm tỷ lệ thấp. Trong đó đó phỏt
hiện, điều tra, xử lý nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận quan tâm.
Ví dụ vụ án Khúc Văn Toản - Điều tra viên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận
Kiến An, thành phố Hải Phòng bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi
thi hành công vụ” do vi phạm trong quá trình giải quyết đơn tố giác tội phạm của Công ty
Thành Công tố cáo 06 đối tượng Đoàn Văn Thành, Đỗ Văn Lực, Nguyễn Ngọc Hà, Phạm
Duy Linh, Phương Thành Trung, Trần Hoàng Tùng về hành vi thuê, mượn xe của Công
ty Thành Công để tự lái nhưng mang xe đi cầm cố, lấy tiền sử dụng cá nhân. Vụ án đó
được đưa ra xét xử, tuyên phạt bị cáo Khúc Văn Toản 03 năm tù giam về tội “Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
2.1.4. Thẩm quyền điều tra của CQĐT trong Quân đội nhân dân
Theo khoản 2 Điều 110 Bộ luật TTHS có quy định về thầm quyền điều tra như sau :
“2. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền
xét xử của Tòa án quân sự”. Như vậy, Bộ luật TTHS có quy định thẩm quyền điều tra cho
CQĐT trong Quân đội nhân dân.
Tổ chức CQĐT trong Quân đội nhân dân bao gồm CQĐT hình sự và cơ quan An
ninh điều tra.
• Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân
Theo Điều 15 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (chỉnh sửa, bổ sung
năm 2006, 2009) có quy định cụ thể về về thẩm quyền điều tra của CQĐT hình sự

trong Quân đội nhân dân như sau :
“ Điều 15. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân
dân
1. Cơ quan điều tra hình sự khu vực điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy
định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXIII của Bộ luật hình sự khi các tội
phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự khu vực, trừ các tội phạm
thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
13


2. Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương điều tra các vụ án hình sự về
các tội phạm quy định tại khoản 1 Điều này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét
xử của Toà án quân sự quân khu và tương đương hoặc các tội phạm thuộc thẩm
quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự khu vực nhưng xét thấy cần trực tiếp
điều tra.
3. Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng điều tra các vụ án hình sự về những tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều
tra hình sự quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.”
Cụ thể :
Thẩm quyền của CQĐT hình sự khu vực điều tra các vụ án hình sự về các loại tội
phạm như :
- Điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ
quan điều tra hình sự có mức cao nhất của khung hình phạt từ 15 năm tù trở xuống,
trừ các tội phạm quy định tại các điều 93, 95, 96, 172,216, 217, 218, 219, 221, 222,
223, 224, 225, 226, 263, 322, 323 của Bộ luật hình sự.
- Điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm do những người thuộc quân đội
quản lý thực hiện mà khi phạm tội hoặc khi bị khởi tố có quân hàm từ trung tá trở
xuống hoặc là người giữ chức vụ trung đoàn trưởng và tương đương trở xuống.
Thẩm quyền của CQĐT hình sự quân khu và tương đương điều tra các vụ án hình sự
về các loại tội phạm như :

-

-

-

-

Điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ
quan điều tra hình sự có mức cao nhất của khung hình phạt từ 15 năm trở lên, tù
chung thân hoặc tử hình và các tội phạm quy định tại Điều 93, 95, 96, 172, 216,
217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 322, 323 của Bộ luật hình sự.
Điều tra các vụ án hình sự do những người thuộc quân đội quản lý thực hiện mà
khi phạm tội hoặc khi bịkhởi tố có quân hàm từ thượng tá trở lên hoặc là người
giữ chức vụ từ Phó sư đoàn trưởng, Phó Cục trưởnghoặc tương đương trở lên.
Những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự khu vực
nhưng Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương xét thấy cần trực tiếp
điều tra hoặc do Thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự khu vực tiến hành điều tra
mà phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.
Điều tra các vụ án hình sự do những người thuộc quân đội quản lý phạm tội ở
nước ngoài và những vụán có yếu tố nước ngoài.

Thẩm quyền của CQĐT hình sự Bộ Quốc phòng điều tra các vụ án hình sự về các loại
tội phạm như : Điều tra các vụ án hình sự về những tội đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp
14


thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương nhưng
xét thấy cần trực tiếp điều tra hoặc do Thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự quân khu và
tương đương tiến hành điều tra mà phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.

• Thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra trong Quân đội nhân dân
Theo Điều 16 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (chỉnh sửa, bổ sung năm
2006, 2009) có quy định về thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra trong
Quân đội nhân dân như sau :
“Điều 16. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra trong Quân đội nhân dân
1. Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương điều tra các vụ án hình sự về các
tội phạm quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật hình sự khi các tội phạm
đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự quân khu và tương đương.
2. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng điều tra các vụ án hình sự về những tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh
điều tra quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.”
Bên cạnh thẩm quyền của 2 CQĐT nêu trên, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm
2004 ( chỉnh sửa, bổ sung năm 2006, 2009) cũng quy định thêm về thẩm quyền điều tra
của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương, tại khoản 2 Điều 18 như sau : “2.
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra các vụ án hình sự về các tội
phạm quy định tại khoản 1 Điều này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của
Toà án quân sự.”
Như vậy có thể thấy, Pháp luật nước ta quy định khá chặt chẽ thẩm quyền điều tra của các
CQĐT trong Quân đội nhân dân, tránh được tình trạng chồng lấn thẩm quyền giữa các cơ
quan điều tra trong Quân đội nhân dân.
2.1.5. Quyền hạn điều tra của đơn vị bộ đội Biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm
lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác thuộc lực lượng Cảnh sát, An ninh,
Quân đội được giao một số hoạt động điều tra.
Điều 111 Bộ luật TTHS có quy định về quyền hạn điều tra của đơn vị bộ đội Biên
phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác
thuộc lực lượng Cảnh sát, An ninh, Quân đội được giao một số hoạt động điều tra.Mặc
dù, các cơ quan này theo quy định của luật TTHS không phải là CQĐT nhưng được giao
một số hoạt động điều tra đối với những tội phạm xảy ra trong lĩnh vực mình có trách
nhiệm quản lý. Cụ thể như sau :
15



• Đơn vị bộ đội biên phòng khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà
phát hiện tội phạm quy định tại Chương XI và các điều 119, 120, 153, 154, 172, 180,
181, 188, 192, 194, 195, 196, 230, 232, 236 263, 264, 273, 274 và 275 của Bộ luật
Hình sự xảy ra trong khu vực biên giới trên đất liền, bờ biển, hải đảo và trên các vùng
biển do Bộ đội biên phòng quản lý thì Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng, CHỉ huy
trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng đồn biên
phòng có quyền tiến hành một số hoạt động điều tra.
• Cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát
hiện tội phạm quy định tại Điều 153 và Điều 154 của Bộ luật Hình sự thì Cục trưởng
Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng
Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, , thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi
cục Hải quan cửa khẩu có quyền tiến hành một số hoạt động điều tra.
• Cơ quan Kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát
hiện tội phạm quy định tại các điều 175, 189, 190, 191, 240 và 272 của Bộ luật hình
sự thì Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt
Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản có quyền tiến hành một số hoạt động
điều tra.
• Các đơn vị thuộc lực lượng Cảnh sát biển khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản
lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XI và các điều 153, 154, 172,
183, 188, 194, 195, 196, 212, 213, 221, 223, 230, 231, 232, 236, 238, 273 và 274 của
Bộ luật hình sự xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam do lực lượng Cảnh sát biển quản lý thì Cục trưởng, Chỉ huy
trưởng Vùng, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng Cảnh sát biển có quyền
tiến hành một số hoạt động điều tra.
• Trong lực lượng Cảnh sát nhân dân, lực lượng An ninh nhân dân, ngoài các CQĐT
còn có các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra như : Cục
Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Cục
Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội,

Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường
sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy,
Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ
tư pháp, Trại tạm giam, Trại giam khi có tội phạm xảy ra trong lĩnh vực mình quản lý.
Đồng thời các cơ quan này còn có nhiệm vụ giúp CQĐT xác định các tội phạm chưa
rõ thủ phạm, truy bắt người phạm tội theo yêu cầu của CQĐT.
• Các cơ quan khác trong quân đội được giao tiến hành một số hoạt động điều tra là thủ
trưởng đơn vị cấp trung đoàn, lữ đoàn độc lập, trong trường hợp cấp thiết phải tiến
hành một số hoạt động điều tra để ngăn chặn những hành vi phạm tội xảy ra trong
khu vực mình đóng quân.
16


Theo quy định của Luật TTHS, những cơ quan này được tiến hành các hoạt động điều tra
sau:
Thứ nhất, đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang,
chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm
hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên
quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các
biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và
chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ
ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
Thứ hai, đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc
tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành khám
nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài
liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm
quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

2.2.


Thẩm quyền điều tra theo lãnh thổ
Theo khoản 4 điều 110 Bộ luật TTHS có quy định về thẩm quyền điều tra theo lãnh
thổ như sau :
“4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra
trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm
thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị
can cư trú hoặc bị bắt.
Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra những vụ án
hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, Toà
án quân sự khu vực; Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu
điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án
nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền
điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. Cơ quan
điều tra cấp trung ương điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm

17


trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều
tra quân sự cấp quân khu nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.”
Như vậy, những tội phạm xảy ra trong địa phận lãnh thổ hành chính thuộc CQĐT nào
thì CQĐT đó có thẩm quyền điều tra, cụ thể là :
• Cơ quan Cảnh sát điều tra, cơ quan An ninh điều tra thuộc Tổng cục cảnh sát,
Tổng cục an ninh thuộc Bộ Công an, CQĐT thuộc VKSND tối cao, Cục điều tra
hình sự, Cục an ninh Quân đội thuộc Bộ Quốc phòng điều tra những tội phạm
thuộc thẩm quyền của mình, có tình tiết phức tạp, nghiêm trọng liên quan đến
nhiều địa phương nếu để cấp dưới điều tra sẽ gây khó khăn hoặc không khách
quan, những vụ án mà người phạm tội có nhân thân, địa vị cao ảnh hưởng nhiều
tới xã hội.
• Cơ quan Cảnh sát điều tra, cơ quan An ninh Điều tra thuộc Công an cấp tỉnh điều

tra các vụ án thuộc thẩm quyền của mình xảy ra trong địa phận lãnh thổ hành
chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền
của cấp huyện nhưng có tính chất phức tạp, quan đến nhiều địa phương trong tỉnh
nếu để CQĐT cấp huyện điều tra sẽ khó khăn, không khách quan hoặc những tội
phạm do người có nhân thân, địa vị có ảnh hưởng lớn. Riêng đối với cơ quan An
ninh Điều tra thuộc Công an cấp tỉnh, theo điều 12 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình
sự năm 2004 (chỉnh sửa, bổ sung năm 2006, 2009) không có thẩm quyền điều tra
đối với các tội phạm quy định tại chương XII BLHS (các tội chống hòa bình,
chống loài người, tội phạm chiến tranh).
• Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra
thuộc thẩm quyền của CQĐT nơi phát hiện tội phạm, nơi bị cna cư trú hoặc bị bắt.
• Tội phạm xảy ra trên máy bay, tàu thuyền thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT
nơi có sân bay, bến cảng đầu tiên mà máy bay, tàu thuyền trở về hoặc nơi máy bay,
tàu biển đăng ký.
• Tội phạm xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam do công dân Việt Nam hoặc người nước
ngoài thường trú trên lãnh thồ Việt Nam thực hiện thì việc điều tra được tiến hành
theo Hiệp định tương trợ về tư pháp hoặc theo các Điều ước quốc tế khác mà Việt
Nam ký kết với nước ngoài.

2.3.

Thẩm quyền điều tra theo đối tượng
Thẩm quyền điều tra theo đối tượng là sự phân định thẩm quyền giữa CQĐT trong
Quân đội và các CQĐT khác cũng như các cấp điều tra trong quân đội.
18


2.3.1. Thẩm quyền điều tra của CQĐT trong Quân đội.
Khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “Cơ quan điều tra trong Quân
đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự”.

Cũng theo Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 2002 có những quy định về thẩm
quyền xét xử của Tòa án quân sự:
Điều 3
“Các Toà án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là:
1. Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian
tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ phối
thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được trưng tập
làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý;
2. Những người không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này mà phạm tội
có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội”.

- Điều 4
“Đối với những người không còn phục vụ trong Quân đội mà phát hiện hành vi phạm tội
của họ đã được thực hiện trong thời gian phục vụ trong Quân đội hoặc những người đang
phục vụ trong Quân đội mà phát hiện hành vi phạm tội của họ đã được thực hiện trước
khi vào Quân đội, thì Toà án quân sự xét xử những tội phạm có liên quan đến bí mật quân
sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội; những tội phạm khác do Toà án nhân dân xét xử”.
- Điều 5
“Trong trường hợp vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà
án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân
thì thẩm quyền xét xử được thực hiện như sau:
1. Trong trường hợp có thể tách vụ án thì Toà án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm
theo quy định tại khoản 1 Điều 3 và Điều 4 của Pháp lệnh này; những bị cáo và tội phạm
khác thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân;
2. Trong trường hợp không thể tách vụ án thì Toà án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.”
Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 32 Luật Quốc phòng năm 2005 còn có quy định: “Việc
xét xử xảy ra tội phạm ở địa phương trong thời gian thi hành thiết quân luật do Tòa án
quân sự đảm nhiệm”
Từ các quy định trên, có thể thấy Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân không chỉ có
thẩm quyền điều tra các tội phạm mà người thực hiện hành vi phạm tội là người trong

quân đội, mà còn có thẩm quyền điều tra các tội phạm mà người thực hiện hành vi phạm
tội là người ngoài quân đội trong các trường hợp: hành vi phạm tội đó có liên quan đến bí
19


mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội; vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc
thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét
xử của Tòa án nhân dân mà vụ án này không thể tách; tội phạm xảy ra trong thời gian thi
hành thiết quân luật.
Điểm 2 Mục I Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA
Hướng dẫn về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự đã giải thích thế nào được coi là bí
mật quân sự và gây thiệt hại cho Quân đội:
“a) Bí mật quân sự là bí mật của Quân đội bí mật về an ninh quốc phòng được xác định là
bí mật quân sự và được quy định trong các văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành.
b) Gây thiệt hại cho Quân đội là gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự,
nhân phẩm của những người quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh hoặc tài sản của
những người này được Quân đội cấp phát để thực hiện nhiệm vụ quân sự; gây thiệt hại
đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội. Tài sản của Quân đội là tài sản do Quân đội
quản lý, sử dụng, kể cả trường hợp Quân đội giao tài sản đó cho dân quân, tự vệ hoặc bất
kỳ người nào khác quản lý, sử dụng để chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc thực hiện
nhiệm vụ quân sự. Cũng được coi là gây thiệt hại cho Quân đội trong trường hợp người
đang bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù trong nhà tạm giữ, trại tạm giam,
trại giam do Quân đội quản lý mà lại tiếp tục phạm tội”.
Về thi hành thiết quân luật, Luật quốc phòng năm 2005 có giải thích: “Khi an ninh
chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng
tới mức chính quyền ở đó không còn kiểm soát được tình hình thì Chủ tịch nước ra lệnh
thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ” (khoản 1 Điều 32), “Thiết quân luật là biện
pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn do quân đội thực hiện” (khoản 9 Điều 3).
Như vậy cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân có thể điều tra các tội phạm do

người ngoài quân đội thực hiện.
Giải quyết tranh chấp thẩm quyền điều tra
Theo điều 28 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (chỉnh sửa, bổ sung năm
2006, 2009) thì khi có tranh chấp thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan điều tra thì được
giải quyết theo nguyên tắc :
2.4.

- Nếu có sự tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan điều tra trong cùng
ngành thì do thủ trưởng ngành đó ở cấp có tranh chấp giải quyết. Chẳng hạn: có sự
tranh chấp giữa CQĐT thuộc lực lượng cảnh sát và CQĐT thuộc lực lượng An ninh
của công an tỉnh thì do Giám đốc công an tỉnh quyết định.

20


- Nếu có sự tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các CQĐT khác ngành thì Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp nơi tội phạm xảy ra hoặc nơi phát hiện tội
phạm quyết định.
- Khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm
lâm, lực lượng Cảnh sát biển thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền nơi xảy
ra vụ án quyết định.
Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan điều tra có thẩm quyền có quyền yêu cầu cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển ngay hồ sơ vụ án để
trực tiếp điều tra. Các yêu cầu của Cơ quan điều tra có giá trị bắt buộc thi hành đối với cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Nhận xét : Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa CQĐT trong cùng
hệ thống do thủ trưởng CQĐT cấp trên trực tiếp giải quyết. Trong khi thủ trưởng CQĐT
không phải là người tiến hành tố tụng (trừ trường hợp đặc biệt). Vì vậy không thể giao
cho họ giải quyết những vấn đề liên quan đến tố tụng mà chưa có quy định cụ thể về
quyền và trách nhiệm kèm theo.

Thực tế điều tra cho thấy có những vụ án vừa thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT
thuộc Viện kiểm sát, vừa thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT khác. Hoặc có vụ án có
nhiều bị can, có bị can thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT trong quân đội, có bị can
thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT thuộc Lực lượng Cảnh sát hay Lực lượng An ninh
nhân dân. Về nguyên tắc, nếu bị can thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT trong quân đội
thì phải chuyển nhưng khi chuyển thì vụ án lại rất khó khăn cho công tác điều tra và xử
lý. Còn nếu chuyển toàn bộ vụ án thì lại không thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT
trong quân đội… Ngay cả trong Lực lượng Cảnh sát nhân dân, việc phân công giữa
CQĐT và các cơ quan khác cũng chưa cụ thể, có nhiều cơ quan khác của lực lượng cảnh
sát nhân dân “lấn sân” của CQĐT. Trường hợp trên nếu có tranh chấp thì cơ quan nào sẽ
giải quyết? Ngay cả việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa CQĐT thuộc
lực lượng cảnh sát nhân dân và lực lượng an ninh nhân dân thì do thủ trưởng ngành công
an giải quyết, tuy nhiên, căn cứ vào quy định nào để giải quyết thì luật chưa quy định một
cách cụ thể.

21


KẾT LUẬN

Bộ luật TTHS Việt Nam năm 2003 cùng với Pháp lệnh tổ chức điều tra năm
2004 (chỉnh sửa, bổ sung năm 2006, 2009) đã phân chia thẩm quyền điều tra vụ án
hình sự theo sự việc, theo đối tượng, theo lãnh thổ. Đồng thời, cũng đã nêu ra
những nguyên tắc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các CQĐT.
Điều này đã góp phần hoàn thiện hơn nữa khung pháp luật về Tố tụng hình sự cũng
như nâng cao vai trò và chức năng của những CQĐT, từ đó giúp cho quá trình điều
tra vụ án được diễn ra nhanh chóng, khách quan, đúng trình tự và hiệu quả.Đồng
thời giúp cho quá trình giải quyết vụ án được diễn ra theo đúng các giai đoạn tố
tụng liền kề, góp phần làm sáng tỏ vụ án nhanh nhất, chính xác nhất, tránh tình
trạng oan sai, bắt nhầm đối tượng. Giúp ngăn ngừa tội phạm, và đảm bảo thực hiện

đúng chính sách phòng, chống tội phạm của nước ta.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi năm 2009)
2. Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003
3. Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
4. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013
5. Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA số 01/2004
ngày 25/3/2004 hướng dẫn thi hành một số quy địnhc ủa Nghị quyết 388
6. Trần Việt Hà (2012), Luận văn “Cơ quan điều tra hình sự quân đội nhân dân Việt
Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” , Khoa Luật –ĐHQGHN.
7.

Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Bộ luật tố tụng hình sự 2003,
NXBCTQG, Hà Nội.

8. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh Tổ chức điều tra năm 2004, sửa đổi bổ

sung năm 2006 và năm 2009.
Website tham khảo
9. Báo Nhân dân, Thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra

/>10. Bộ Tư pháp
11. Thư viện pháp luật, Thông tư quy định về công tác điều tra hình sự trong Công an

nhân dân />

23



×