Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Quan hệ mỹ venezuela từ năm 1998 đến nay luận văn ths

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.64 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------NGUYỄN THU NGA

QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế

Hà Nội - 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------NGUYỄN THU NGA

QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY

Luận văn Thạc sỹ Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60310206

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy

Hà Nội - 2015

2


LỜI CẢM ƠN



Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, em đã nhận đƣợc sự
hƣớng dẫn, động viên, giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy. Em
xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong Khoa Quốc tế học,
trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã nhiệt
tình giảng dạy và cung cấp cho chúng em những kiến thức hữu ích trong suốt thời
gian học Cao học.
Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, ngƣời thân,
bạn bè vì sự trợ giúp, động viên to lớn về mặt tinh thần cũng nhƣ vật chất trong suốt
thời gian qua.

Hà Nội, ngày 09 tháng 03 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thu Nga

3


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 6
CHƢƠNG 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ MỸ VENEZUELA TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY ................................................................. 14
1.1.DI SẢN CỦA MỐI QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA TRƢỚC NĂM 1998 ....... 14
1.1.1. Trên phƣơng diện an ninh – chính trị ........................................................... 14
1.1.2. Trên phƣơng diện kinh tế.............................................................................. 16
1.2. NHỮNG YẾU TỐ KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN KHÁC TÁC ĐỘNG
ĐẾN QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA ...................................................................... 18
1.2.1. Những yếu tố khách quan ............................................................................. 18
1.2.2. Những yếu tố chủ quan ................................................................................. 24

1.3. NHẬN XÉT ......................................................................................................... 34
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA TỪ NĂM 1998
ĐẾN NAY ...................................................................................................................... 36
2.1. TRÊN PHƢƠNG DIỆN AN NINH – CHÍNH TRỊ ............................................ 36
2.1.1. Những căng thẳng trong quan hệ hai nƣớc ................................................... 36
2.1.2. Hợp tác chống buôn lậu ma túy và chống khủng bố .................................... 46
2.2. TRÊN PHƢƠNG DIỆN KINH TẾ ..................................................................... 51
2.2.1. Quan hệ thƣơng mại...................................................................................... 51
2.2.2. Quan hệ đầu tƣ .............................................................................................. 56
2.3. TRÊN CÁC LĨNH VỰC KHÁC ......................................................................... 60
2.3.1 Hỗ trợ về dầu lửa của Venezuela đối với nhân dân Mỹ ................................ 60
2.3.2 Trong lĩnh vực giáo dục ................................................................................ 62

4


CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ MỐI QUAN HỆ HAI NƢỚC TỪ NĂM 1998
ĐẾN NAY VÀ DỰ BÁO XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG CỦA MỐI QUAN HỆ
NÀY TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................................................ 65
3.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH TRONG QUAN HỆ HAI NƢỚC ............................ 65
3.1.1. Về an ninh – chính trị ................................................................................... 65
3.1.2. Về kinh tế ...................................................................................................... 66
3.2. TÁC ĐỘNG CỦA MỐI QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA TỚI QUAN HỆ
QUỐC TẾ TRONG KHU VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚI ............................................ 68
3.2.1. Tác động tới quan hệ quốc tế trong khu vực Mỹ Latinh .............................. 68
3.2.2. Tác động tới quan hệ quốc tế trên thế giới ................................................... 70
3.3. DỰ BÁO XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA HAI
NƢỚC TRONG THỜI GIAN TỚI ............................................................................ 73
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 78


5


LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của đề tài
Sau Chiến tranh Lạnh, quan hệ giữa Mỹ và khu vực Mỹ Latinh có nhiều
thay đổi, xuất phát từ tình hình thực tế của cả hai chủ thể này. Về phía Mỹ, ƣu tiên
trong chính sách đối ngoại của Mỹ tập trung vào khu vực Châu Âu, vì khu vực này
có nhiều biến động lớn do sự sụp đổ của khối các nƣớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu
và Liên Xô. Mỹ quan tâm tới việc xóa bỏ triệt để mọi tàn dƣ của chế độ xã hội chủ
nghĩa ở các nƣớc này, nhằm thiết lập những “đồng minh” mới và cũng là những đối
tác, những thị trƣờng đầy tiềm năng của nền kinh tế Mỹ. Sau vụ khủng bố
11/9/2001, trọng tâm chính sách đối ngoại của Mỹ lại một lần nữa thay đổi. Mỹ tập
trung vào chiến lƣợc chống khủng bố ở khu vực Trung Đông, Nam Á và Đông Nam
Á, đồng thời hƣớng mối quan tâm sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng, nơi có
nhiều biến động mới tác động tới lợi ích kinh tế và chiến lƣợc thiết yếu của Mỹ. Do
đó, mức độ quan tâm của Mỹ dành cho khu vực Mỹ Latinh đã giảm đi đáng kể.
Điều đó khiến cho nhiều nƣớc Mỹ Latinh nghĩ rằng Mỹ đang dần “quay lƣng” với
họ. Tuy nhiên, kể từ khi lên cầm quyền vào năm 2008, với những thay đổi rõ rệt
trong chính sách đối ngoại đối với các nƣớc Mỹ Latinh, Tổng thống Barack Obama
đã chuyển một thông điệp tới các nƣớc Mỹ Latinh cũng nhƣ toàn thế giới rằng Mỹ
vẫn không quên và chƣa bao giờ quên khu vực mà Mỹ luôn coi là sân sau của mình.
Về phía các nƣớc Mỹ Latinh, sau những sai lầm trong chính sách kinh tế, xã
hội ở các thập niên 1970 và 1980, hầu hết các nƣớc này rơi vào khủng hoảng, nợ
nƣớc ngoài, tình trạng phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội ngày càng gia
tăng. Thực trạng này đã khiến cho một số nƣớc đổ lỗi cho mô hình kinh tế chủ
nghĩa tự do mới của Mỹ, đƣợc áp dụng ở Mỹ Latinh từ năm 1981. Đây cũng là động
lực cho sự trỗi dậy của một phong trào cánh tả chống lại đƣờng lối của Mỹ, nổi lên
tại nhiều quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh. Tổng thống Venezuela Hugo Chavez

đƣợc xem là “ngọn cờ đầu” của phong trào này. Ngay sau khi lên nắm quyền vào
năm 1998, Tổng thống Hugo Chavez đã thi hành chính sách giảm dần sự phụ thuộc

6


vào Mỹ và hạn chế ảnh hƣởng của Mỹ đối với Venezuela cũng nhƣ trong khu vực.
Tổng thống Chavez phản đối mạnh mẽ mô hình kinh tế tự do và những chính sách
can thiệp của Mỹ vào nền kinh tế, chính trị các nƣớc Mỹ Latinh và lên án chính
sách đối ngoại mà ông cho là của Đế quốc Mỹ. Cũng chính từ đây, mối quan hệ
song phƣơng Mỹ - Venezuela bƣớc sang một giai đoạn mới, giai đoạn căng thẳng,
đối đầu và trải qua không ít những sóng gió cho đến tận ngày nay. Những căng
thẳng trong quan hệ ngoại giao vẫn không ngừng leo thang bởi tác động của những
chính sách đối ngoại của cả hai nƣớc. Tổng thống Hugo Chavez không chỉ thi hành
chính sách thân thiện với các nƣớc thù địch của Mỹ nhƣ Cuba, Iraq, Iran,
Afghanistan, Triều Tiên… mà còn tăng cƣờng hợp tác với các cƣờng quốc ngoài
khu vực nhƣ Nga, Trung Quốc trong cả lĩnh vực kinh tế và chính trị. Những mối
quan hệ này đe dọa trực tiếp đến lợi ích kinh tế, chiến lƣợc của Mỹ ở Venezuela và
khu vực Mỹ Latinh và càng khiến cho mối quan hệ Mỹ - Venezuela thêm rạn nứt.
Mặc dù có những căng thẳng ngoại giao nhiều khi lên đến đỉnh điểm, nhƣng
giữa Mỹ và Venezuela vẫn có một mối quan hệ kinh tế khăng khít không thể tách
rời. Sợi dây gắn kết hai nền kinh tế này chính là nguồn dầu mỏ dồi dào của
Venezuela, nguồn dầu mà nền kinh tế Mỹ luôn luôn thèm khát. Chính sự đan xen
giữa hợp tác và xung đột này đã khiến cho mối quan hệ Mỹ - Venezuela trở nên
phức tạp và có tính hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu về Mỹ và ảnh hƣởng của
Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh. Hơn nữa, quan hệ Mỹ - Venezuela là một mối quan hệ
quan trọng bởi những thăng trầm, biến cố trong quan hệ hai nƣớc có những tác động
không nhỏ tới quan hệ quốc tế trong khu vực Mỹ Latinh cũng nhƣ với một số nƣớc
trên thế giới.
Trong xu thế hợp tác chung của thế giới hiện nay, Việt Nam đang tranh thủ tất

cả các mối quan hệ trên thế giới với mong muốn đẩy mạnh hợp tác cùng phát triển,
cùng có lợi. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh quan hệ hợp tác
chặt chẽ, sâu rộng với các nƣớc Mỹ Latinh nói chung và với Venezuela nói riêng
trên nhiều lĩnh vực khác nhau dựa trên truyền thống hợp tác tốt đẹp giữa hai bên.
Đối với Mỹ, sau nhiều năm bình thƣờng hóa quan hệ, Việt Nam cũng ngày càng có

7


nhiều hợp tác hơn trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, làm thế nào để duy trì mối
quan hệ tốt đẹp với hai đất nƣớc đang là đối thủ của nhau, là một điều hết sức quan
trọng và cần thiết đối với Việt Nam lúc này.
Vì những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Quan hệ Mỹ - Venezuela từ năm
1998 đến nay” là một điều có tính hấp dẫn và thiết thực đối với một học viên
chuyên ngành Quan hệ quốc tế. Việc nghiên cứu mối quan hệ này không chỉ giúp có
một cái nhìn toàn diện về thực trạng mối quan hệ song phƣơng giữa Mỹ và
Venezuela từ năm 1998 đến nay, mà còn thấy đƣợc những tác động, ảnh hƣởng của
mối quan hệ này đối với quan hệ quốc tế trong khu vực Mỹ Latinh và trên thế giới.
Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm trong quan hệ đối ngoại cho Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ Mỹ - Venezuela là một mối quan hệ quan trọng và có tính hấp dẫn,
do đó, có khá nhiều tài liệu đề cập đến mối quan hệ này ở những mức độ và những
quan điểm khác nhau, cả ở trong nƣớc và nƣớc ngoài. Tuy nhiên, những nghiên cứu
cụ thể và toàn diện về mối quan hệ này trong giai đoạn từ năm 1998 đến nay hầu
nhƣ chƣa có.
Ở nƣớc ngoài, cuốn sách “Venezuela and the United States: From Monroe's
Hemisphere to Petroleum's Empire” (Nhà xuất bản Đại học Georgia, Mỹ năm
1996) của Judith Ewell, là một công trình nghiên cứu công phu về lịch sử quan hệ
Mỹ - Venezuela từ thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX. Với lời mở đầu và 8 chƣơng
của cuốn sách, tác giả đã dẫn dắt ngƣời đọc đi từ những nguồn gốc của mối quan hệ

Mỹ - Venezuela cuối thế kỷ XVIII đến mối quan hệ dầu khí và ảnh hƣởng trên toàn
cầu của mối quan hệ này cuối thế kỷ XX. Bằng sự hiểu biết sâu sắc của mình về
lịch sử Venezuela, tác giả không chỉ giải thích về bản chất đang dần thay đổi của
mối quan hệ Mỹ - Venezuela trong vòng hai thế kỷ XVIII, XIX mà còn phân tích
những kênh ảnh hƣởng khác nhau của Mỹ trong thế kỷ XX diễn ra ngày càng phức
tạp. Đồng thời, tác giả cũng mô tả những chiến lƣợc mà Venezuela đã sử dụng để
đối phó với ngƣời láng giềng phía Bắc của họ. Thế mạnh của công trình nghiên cứu

8


này nằm ở những phân tích của tác giả về những nỗ lực nhằm tạo ra một tiếng nói
hiệu quả của Venezuela trong quan hệ với Mỹ và bảo vệ chủ quyền của họ. Tuy
nhiên, công trình nghiên cứu này chỉ tập trung vào mối quan hệ của Mỹ và
Venezuela giai đoạn trƣớc thế kỷ XIX, thế kỷ XX mà chƣa có những đề cập sâu sắc
tới diễn biến của mối quan hệ này trong thế kỷ XXI, trong khi thế kỷ XXI mới là
thời điểm xảy ra nhiều biến động, định hình nên mối quan hệ Mỹ - Venezuela.
Bên cạnh đó,nhắc đến quan hệ Mỹ - Venezuela cũng không thể không đề cập
tới một bài viết khá công phu khác của tác giả James Petra, đƣợc đăng tải trên trang
web voltairenetwork.org năm 2013: “US - Venezuela Relations: A case study of
Imperialism and Anti-Imperialism”, tạm dịch là “Quan hệ Mỹ - Venezuela: Một ví
dụ điển hình cho mối quan hệ của Chủ nghĩa Đế quốc và chống Chủ nghĩa Đế
quốc”. Có thể nói, đây cũng là một công trình nghiên cứu mà tác giả đã dành nhiều
tâm huyết và thời gian để theo dõi, tìm hiểu những diễn biến phức tạp của mối quan
hệ kéo dài nhiều thập kỷ giữa Mỹ và Venezuela qua những đời Tổng thống khác
nhau. Bằng cách tiếp cận so sánh lịch sử, tác giả đã chỉ ra đƣợc sự khác biệt trong
chính sách đối ngoại của Mỹ đối với chính quyền của hai giai đoạn Tổng thống
khác nhau ở Venezuela, một là chính quyền thân Mỹ của Tổng thống Perez và Tổng
thống Caldera (1980-1998), và sự nổi lên nhƣ một hiện tƣợng chống Mỹ tiêu biểu
của chính quyền của Tổng thống Hugo Chavez (1998-2013). Thế mạnh của bài viết

nằm ở chỗ, tác giả đã tập trung phân tích và làm nổi bật đƣợc mục đích chính trong
chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Venezuela. Tất cả những chính sách, hành
động của Mỹ đều thể hiện rõ ràng mục đích của một nƣớc đế quốc, tìm đủ mọi cách
để lật đổ chính quyền của quốc gia chống đối mình nhƣng lại luôn muốn duy trì
quan hệ đối tác kinh tế với họ. Tuy nhiên, nhƣ tiêu đề của bài viết, tác giả chỉ tập
trung phân tích mối quan hệ Mỹ - Venezuela nhƣ một trƣờng hợp điển hình của một
mối quan hệ giữa Chủ nghĩa Đế quốc và chống Chủ nghĩa Đế quốc, và tập trung
vào những nội dung và kết quả của chính sách đối ngoại của Mỹ, mà chƣa cung cấp
đƣợc cho độc giả một bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ phức tạp này trên nhiều
lĩnh vực khác nhau.

9


Ngoài ra, còn khá nhiều những tài liệu khác đề cập tới mối quan hệ Mỹ Venezuela nhƣng đều là những bài viết, những công trình nhỏ lẻ, rời rạc nhƣ: những
bản báo cáo về tình hình chính trị Venezuela và chính sách của Mỹ đối với
Venezuela “Venezuela: Political Conditions and US Policy” của Dịch vụ nghiên
cứu của Quốc hội Mỹ, một tài liệu phục vụ cho các Nghị sĩ Mỹ; báo cáo về tình
trạng hợp tác chống buôn lậu ma túy giữa Mỹ và Venezuela, “Drug control U.S
Counternacotics cooperation with Venezuela has declined” của Văn phòng trách
nhiệm chính phủ Mỹ (GAO); những thống kê về hợp tác trên lĩnh vực kinh tế giữa
hai nƣớc trên các website chính thức của chính phủ Mỹ nhƣ census.gov, state.gov
và Whitehouse.gov.
Ở Việt Nam, hầu nhƣ chƣa có nghiên cứu nào đề cập trực tiếp tới mối quan hệ
Mỹ - Venezuela từ năm 1998 đến nay. Các bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào
quan hệ của Mỹ với khu vực Mỹ Latinh nói chung nhƣ Luận văn thạc sĩ thực hiện
năm 2008: “Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với các nước Mỹ Latinh từ sau Chiến
tranh Lạnh đến nay” của tác giả Nguyễn Khánh Vân, chuyên ngành Quan hệ quốc
tế, khoa Quốc tế học, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội. Trong nghiên cứu này, tác giả có đề cập tới chính sách của Mỹ đối với

Venezuela nhƣ là một điển hình cho chính sách của Mỹ đối với các nƣớc cánh tả ở
khu vực Mỹ Latinh. Một nghiên cứu khác có liên quan tới Venezuela và chính sách
đối ngoại của Venezuela là Luận văn thạc sĩ năm 2010, chuyên ngành Quan hệ quốc
tế: “Venezuela những năm đầu thế kỷ XXI và quan hệ với Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Thị Khánh Vân. Trong nghiên cứu này, tác giả phân tích những diễn biến
của tình hình thế giới và khu vực Mỹ Latinh đầu thế kỷ XXI, tập trung phân tích
tình hình kinh tế, chính trị Venezuela và đề cập tới chính sách đối ngoại của
Venezuela đối với Mỹ từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay. Hai nghiên cứu trên,
tuy không tập trung vào mối quan hệ Mỹ và Venezuela nhƣng đã phác thảo đƣợc
những nét khái quát về quan hệ hai nƣớc đặt trong tổng thể mối quan hệ giữa Mỹ và
khu vực Mỹ Latinh và quan hệ giữa Venezuela với các nƣớc khác trong khu vực và
trên thế giới.

10


Nhƣ vậy, cho đến nay, đề tài “Quan hệ Mỹ - Venezuela từ năm 1998 đến
nay” vẫn đƣợc coi là một đề tài mới mẻ và cần thiết bởi vẫn chƣa có công trình
khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện về mối quan hệ này trên từng lĩnh vực
cụ thể. Tuy nhiên, nguồn tài liệu đề cập tới những diễn biến trong quan hệ ngoại
giao, an ninh – chính trị cũng nhƣ kinh tế giữa Mỹ và Venezuela rất phong phú.
Ngoài các bài viết, các công trình nghiên cứu bằng tiếng nƣớc ngoài nhƣ đã đề cập
ở trên, các tài liệu đó còn bao gồm: những bài phân tích của các học giả nổi tiếng
thế giới đƣợc Thông tấn xã Việt Nam biên dịch và phát hành hàng ngày trong
chuyên mục Tài liệu tham khảo đặc biệt nhƣ: “Mưu đồ của Mỹ đối với Venezuela”
đƣợc đăng tải trên số 061, phát hành ngày 12/03/2014; "Mỹ chống Venezuela:
Chiến tranh lạnh chuyển sang nóng” trên số 070, phát hành ngày 21/03/2014, cùng
nhiều bài phân tích, nghiên cứu khác về chính sách của Mỹ đối với Venezuela và
chính sách của Venezuela đối với Mỹ, những diễn biến trong quan hệ hai nƣớc qua
từng năm trên các lĩnh vực trong các tạp chí nhƣ Tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay, Tạp

chí Nghiên cứu Quốc tế, Tạp chí An ninh quốc phòng hay trên những trang web của
Đảng Cộng Sản Việt Nam, Thông Tấn Xã Việt Nam. Đây là những tài liệu phục vụ
đắc lực cho đề tài nghiên cứu “Quan hệ Mỹ - Venezuela từ năm 1998 đến nay”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu toàn diện về mối quan hệ giữa Mỹ và Venezuela trong giai đoạn
từ năm 1998 đến nay, trên các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, an ninh chính trị, kinh tế
và các lĩnh vực khác.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, làm sáng tỏ những yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến quan hệ
song phƣơng giữa Mỹ và Venezuela từ năm 1998 đến nay.
- Nghiên cứu thực trạng mối quan hệ giữa hai nƣớc trong giai đoạn đã lựa chọn.

11


- Phân tích những tác động của mối quan hệ Mỹ - Venezuela đối với quan hệ quốc
tế trong khu vực Mỹ Latinh và trên thế giới, đồng thời đƣa ra dự báo về triển vọng
của mối quan hệ này trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu:
- Các yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến mối quan hệ Mỹ -Venezuela
trong giai đoạn từ năm 1998 đến nay.
- Thực trạng mối quan hệ hai nƣớc trên lĩnh vực an ninh - chính trị và kinh tế trong
giai đoạn 1998 đến nay.
- Những tác động của mối quan hệ hai nƣớc đối với quan hệ quốc tế trong khu vực
Mỹ Latinh và trên thế giới.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những diễn biến trong
quan hệ Mỹ - Venezuela trong giai đoạn từ năm 1998 đến nay (hết năm 2014 để phù
hợp với nguồn tài liệu sẵn có và thời điểm hoàn thành luận văn) trên lĩnh vực an

ninh- chính trị và kinh tế.
Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu quan
hệ quốc tế kết hợp với phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử trên cơ sở tổng hợp, phân
tích những tài liệu đã có để từ đó, rút ra những nhận xét, kết luận và đánh giá về vấn
đề đang nghiên cứu.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn đƣợc chia thành
ba chƣơng:
Chương 1: Những yếu tố tác động đến mối quan hệ Mỹ - Venezuela từ năm
1998 đến nay: Chƣơng này trình bày khái quát mối quan hệ giữa Mỹ và Venezuela
giai đoạn trƣớc năm 1998, những yếu tố khách quan và chủ quan trực tiếp hoặc gián
tiếp tác động đến mối quan hệ giữa hai nƣớc.

12


Chương 2: Thực trạng quan hệ Mỹ - Venezuela từ năm 1998 đến nay:
Chƣơng này tập trung trình bày, phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa Mỹ và
Venezuela trên các lĩnh vực an ninh - chính trị, kinh tế và một số lĩnh vực khác.
Chương 3: Nhận xét về mối quan hệ Mỹ - Venezuela trong giai đoạn từ năm
1998 đến nay và dự báo xu hướng vận động của mối quan hệ này trong thời gian
tới: Chƣơng này tổng kết lại những đặc điểm chính trong quan hệ giữa hai nƣớc giai
đoạn từ năm 1998 đến nay. Từ đó, đánh giá những ảnh hƣởng, tác động của mối
quan hệ này đối với quan hệ quốc tế trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, tác giả
đƣa ra những dự báo về triển vọng mối quan hệ giữa hai nƣớc trong thời gian tới.

13


CHƢƠNG 1:

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA TỪ
NĂM 1998 ĐẾN NAY
1.1 DI SẢN CỦA MỐI QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA TRƢỚC NĂM 1998
Trƣớc năm 1998, mối quan hệ song phƣơng Mỹ - Venezuela mang đặc điểm
của mối quan hệ của Mỹ với các nƣớc Mỹ Latinh nói chung, đó là mối quan hệ phụ
thuộc chặt chẽ lẫn nhau nhƣng không bình đẳng trên cả lĩnh vực kinh tế và an ninh
– chính trị.
1.1.1. Trên phƣơng diện an ninh – chính trị
Từ đầu thế kỷ XX, Mỹ trở thành một cƣờng quốc thế giới và là một nƣớc đế
quốc nuôi dƣỡng tham vọng mở rộng thị trƣờng ra nƣớc ngoài và bá chủ thế giới,
đồng thời đƣợc định hƣớng bởi niềm tin xã hội của Darwin rằng, những dân tộc
thƣợng cấp, những đất nƣớc giàu có sẽ thống trị những dân tộc hạ đẳng, những quốc
gia nghèo hơn. Ngƣời Mỹ tự cho mình là dân tộc văn minh, là “thành phố trên đỉnh
đồi” [77], luôn luôn ở thế cao hơn nhân loại. Do đó, chính sách của các đời tổng
thống Mỹ đối với các nƣớc Mỹ Latinh, những quốc gia nghèo khó, là tăng cƣờng
can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia này bằng cả sức mạnh quân sự và
sức mạnh kinh tế nhằm mở rộng ảnh hƣởng của Mỹ ở Mỹ Latinh và thực hiện
quyền bá chủ ngày càng tăng ở khu vực châu Mỹ.
Đặc điểm, tính chất của mối quan hệ Mỹ - Venezuela nói riêng cũng nhƣ quan
hệ của Mỹ với Mỹ Latinh nói chung càng đƣợc thể hiện rõ nét trong những năm
1990, với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh khiến cho cục diện thế giới thay đổi,
kéo theo sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với các nƣớc Mỹ
Latinh, trong đó có Venezuela. Sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống Xã hội chủ
nghĩa đã kết thúc gần nửa thế kỷ chạy đua vũ trang âm thầm nhƣng quyết liệt giữa
hai siêu cƣờng đại diện cho hai hệ thống xã hội: Tƣ bản chủ nghĩa và Xã hội chủ
nghĩa, đem lại cho Mỹ một chiến thắng không cần đổ máu và biến Mỹ trở thành một

14



cực duy nhất lãnh đạo thế giới. Bối cảnh đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ mở
rộng tham vọng bá chủ, thực hiện chính sách vƣơn ra toàn thế giới. Can thiệp và
thâu tóm các nƣớc Mỹ Latinh là một trong những chiến lƣợc nhằm khuyếch trƣơng
sức mạnh mà Mỹ không thể bỏ qua. Mỹ sẵn sàng mở hầu bao đối với những chính
quyền thân Mỹ, hỗ trợ cho các lực lƣợng đối lập lật đổ những chính phủ chống đối
hoặc làm phƣơng hại đến lợi ích của Mỹ.
Về phía Venezuela, trong suốt 40 năm kể từ khi chế độ độc tài Perez Jimenez
bị lật đổ (1958) đến trƣớc cuộc bầu cử của Tổng thống Hugo Chavez (1998), nền
chính trị của Venezuela đƣợc cho là phục vụ cho lợi ích kinh tế và chính trị Mỹ
trong tất cả các vấn đề chiến lƣợc. Venezuela lúc này là một công cụ sắc bén trong
tay Mỹ, hỗ trợ đắc lực cho Mỹ trong việc thực hiện những chính sách kiềm chế và
chống lại những nƣớc mà Mỹ cho là đang đe dọa đến lợi ích và an ninh của Mỹ.
Các chính quyền của Venezuela đều tuân theo sự dẫn dắt của chính phủ Mỹ trong
việc gạt Cuba ra khỏi Tổ chức các nƣớc châu Mỹ, phá vỡ quan hệ với Cuba và xúc
tiến lệnh phong tỏa, cô lập đất nƣớc nhỏ bé này ở châu Mỹ. Venezuela cũng đã “kề
vai sát cánh” với Mỹ trong những chính sách chống nổi loạn ở khu vực Mỹ Latinh,
chẳng hạn nhƣ chống lại chế độ dân chủ cánh tả ở Chile dƣới thời Tổng thống
Salvador Allende (1970-1973), chính phủ dân tộc ở Brazil (1961-1964), Peru
(1967-73), Bolivia (1968-71) và Ecuador (trong những năm 1970). Ngoài ra,
Venezuela còn hỗ trợ Mỹ trong các cuộc xâm lƣợc ở nƣớc Cộng hòa Dominica,
Panama và Grenada [51].
Nhƣ vậy, có thể nói, mối quan hệ an ninh – chính trị song phƣơng Mỹ Venezuela trƣớc năm 1998 là một mối quan hệ mang tính thống trị - phục tùng, giữa
một bên là siêu cƣờng số một thế giới, hội tụ tất cả sức mạnh về quân sự, chính trị
và kinh tế, với một bên là một nƣớc Mỹ Latinh tầm trung – khu vực đƣợc xem là
“sân sau” của Mỹ. Trong suốt giai đoạn này, Venezuela đã luôn thể hiện là một
trong những “trợ thủ” của Mỹ, giúp Mỹ thực hiện mƣu đồ bá chủ của mình ở Tây
bán cầu.

15



1.1.2. Trên phƣơng diện kinh tế
Nền kinh tế Venezuela trƣớc năm 1998 đƣợc xem là công cụ phục vụ cho lợi
ích của Mỹ, phụ thuộc chặt chẽ vào Mỹ. Trong suốt giai đoạn này, với sức mạnh
của một siêu cƣờng thế giới, Mỹ đã thâu tóm nền kinh tế không chỉ của Venezuela
mà còn của hầu hết các nƣớc Mỹ Latinh khác. Trong suốt những năm 1970 và 1980,
các nƣớc Mỹ Latinh đã lâm vào khủng hoảng kinh tế do đánh giá quá cao vai trò
điều tiết của nhà nƣớc. Chi phí để duy trì các công ty nhà nƣớc thua lỗ đã đặt gánh
nặng lên nền tài chính quốc gia. Lợi dụng cơ hội đó, chính phủ Mỹ trực tiếp đứng ra
cho các nƣớc này vay ồ ạt hoặc cho vay thông qua các Tổ chức tài chính mà Mỹ
nắm phần lớn cổ phần nhƣ Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng
Phát triển liên Mỹ. Chính vì thế, khi các nƣớc này lâm vào khủng hoảng nợ, không
có khả năng chi trả, Mỹ buộc họ phải cải cách nền kinh tế theo cách của Mỹ hoặc
phải tuân theo một số đƣờng lối mà Mỹ đƣa ra cho việc hoạch định chính sách kinh
tế, đối ngoại hay chính trị [9,37]. Do đó, theo sáng kiến của các thể chế kinh tế quốc
tế mà thực chất là của Mỹ, các nƣớc Mỹ Latinh đã cải cách kinh tế theo mô hình
chủ nghĩa tự do mới. Thực chất, đây là một hình thức bóc lột của chủ nghĩa tƣ bản.
Tƣ tƣởng chủ đạo của Chủ nghĩa tự do mới là xóa bỏ nhà nƣớc phúc lợi, không can
thiệp vào kinh tế tài chính, thị trƣờng dùng quy luật cung cầu để tự điều chỉnh, sắp
xếp sản xuất và tiêu dùng, lao động và tiền lƣơng, xuất nhập khẩu, tƣ hữu hóa toàn
bộ nền kinh tế và không cần sản xuất thay thế nhập khẩu [6, tr.27]. Nói một cách
ngắn gọn, “chủ nghĩa tự do mới” là “thị trƣờng tối đa, nhà nƣớc tối thiểu”. Mỹ đƣa
mô hình kinh tế này vào các nƣớc Mỹ Latinh vốn giàu có về tài nguyên thiên nhiên
và khoáng sản, chủ yếu nhằm phục vụ lợi ích cho những công ty Tƣ bản tƣ nhân của
Mỹ, mang lại lợi ích cho nền kinh tế Mỹ, đồng thời thâu tóm các nƣớc Mỹ Latinh
khiến cho các nƣớc này không thể tách rời Mỹ.
Venezuela cũng không phải là một ngoại lệ, khi chính quyền nƣớc này áp
dụng một cách máy móc mô hình kinh tế tân tự do mà không hề lƣờng trƣớc đƣợc
hậu quả và tác động của nó đối với đời sống kinh tế - xã hội. Đặc biệt, đất nƣớc
ngày càng phụ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế Mỹ, trở thành nguồn cung cấp xăng


16


dầu giá rẻ cho thị trƣờng luôn khan hiếm dầu mỏ của Mỹ. Hàng năm, khoảng 50%
lƣợng dầu xuất khẩu của Venezuela đƣợc xuất sang thị trƣờng Mỹ, và Mỹ nghiễm
nhiên trở thành đối tác thƣơng mại lớn nhất, giữ vai trò “sống còn” đối với nền kinh
tế Venezuela. Trái lại, lƣợng dầu xuất khẩu của Venezuela cũng chiếm đến 10% 15% lƣợng dầu nhập khẩu của Mỹ [74]. Sự phát triển của ngành công nghiệp dầu
mỏ này cũng đã đem nhiều ngƣời Mỹ đến Venezuela hơn, đồng thời làm tăng sự
can thiệp về mặt kinh tế của Mỹ đối với Venezuela. Đầu thế kỷ XX, các công ty,
các tập đoàn của Mỹ bắt đầu ồ ạt kéo sang đầu tƣ, khai thác nguồn dầu mỏ dồi dào
của đất nƣớc Nam Mỹ này và dần dần nắm vai trò chi phối nền kinh tế vốn phụ
thuộc chặt chẽ vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela.
Nhƣ vậy, dƣới hình thức rất “nhân đạo” là cho vay hay đầu tƣ nhằm giúp đỡ
Venezuela cũng nhƣ các nƣớc Mỹ Latinh khác, Mỹ đã biến Venezuela thành một
nguồn cung cấp dầu thô lớn cho Mỹ và đất nƣớc này cũng trở thành một trong
những thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh, chủ yếu là nhập
các máy móc công nghệ và hàng tiêu dùng của Mỹ. Nhƣ vậy, mối quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau giữa Mỹ và Mỹ Latinh hay Mỹ và Venezuela thể hiện ở chỗ: Mỹ là
thị trƣờng tiêu thụ chính nguồn tài nguyên, khoáng sản xuất khẩu của các nƣớc Mỹ
Latinh, đem lại doanh thu khá lớn cho những nƣớc này, còn Mỹ phụ thuộc vào
nguồn cung cấp khoáng sản, nhiên liệu, đặc biệt là dầu lửa từ các nƣớc trong khu
vực này. Tuy nhiên, đó là mối quan hệ không bình đẳng ở chỗ: Mỹ dựa vào sức
mạnh kinh tế và nguồn tài trợ của mình, đơn phƣơng áp đặt chính sách đối với các
nƣớc Mỹ Latinh, buộc các nƣớc này cải cách theo con đƣờng mà Mỹ đã vẽ ra cho
họ. Và chính quyền của các nƣớc này, bao gồm cả Venezuela, với những khoản nợ
không có khả năng trả, không còn cách nào khác phải “thân Mỹ”, không thể tách rời
lợi ích của Mỹ mặc dù chính sách kinh tế tự do mới sau đó đã bộc lộ những sai lầm
khủng khiếp khiến cho đời sống nhân dân lâm vào cơ cực, nền kinh tế thêm nợ nần,
khủng hoảng.

Tính đến đầu thế kỷ XXI, sau gần 30 năm áp dụng mô hình này, nền kinh tế
Venezuela đã tăng trƣởng âm kéo dài trong hơn 12 năm với khoản nợ nƣớc ngoài

17


lên đến 32 tỷ USD [93]. Thêm vào đó, do nền kinh tế Venezuela chủ yếu dựa vào
ngành công nghiệp dầu lửa nên khi giá dầu thế giới giảm mạnh từ thập niên 1980,
nền kinh tế nƣớc này càng thêm điêu đứng. Những điều này đã khiến cho sự phân
hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, tình trạng đói nghèo và tệ nạn xã hội ở
Venezuela không ngừng tăng lên, dẫn đến những cuộc biểu tình, bãi công, đảo
chính. Do đó, nhiều nhà phân tích đã đƣa ra một bức tranh tƣơng phản khi cho rằng,
điều kiện kinh tế, chính trị xã hội Venezuela đã chạm đáy tại đỉnh cao quyền bá chủ
của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh, “thời kỳ vàng của chủ nghĩa tân tự do” [51]. Đây
cũng chính là cơ sở xã hội khách quan cho sự hình thành xu thế thiên tả và thúc đẩy
xu thế này trở thành trào lƣu cánh tả ở Venezuela sau năm 1998.
1.2. NHỮNG YẾU TỐ KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN KHÁC TÁC ĐỘNG
ĐẾN QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA
1.2.1. Những yếu tố khách quan
Quan hệ Mỹ - Venezuela từ năm 1998 đến nay chịu tác động của nhiều yếu tố
khách quan khác nhau, từ vị trí địa chiến lƣợc và nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng
giá của Venezuela đến những ảnh hƣởng của khu vực và mối quan hệ của các nƣớc
lớn nhƣ Trung Quốc, Nga, Nhật Bản…với các nƣớc trong khu vực Mỹ Latinh.
Những yếu tố này đều trực tiếp góp phần hình thành nên những đặc điểm nổi bật
của mối quan hệ song phƣơng giữa Venezuela và Mỹ.
Yếu tố đầu tiên phải kể đến là nguồn dầu mỏ khổng lồ của Venezuela. Yếu tố
này trực tiếp góp phần định hình nên mối quan hệ Mỹ - Venezuela. Venezuela là
nƣớc có trữ lƣợng dầu thô vào loại hàng đầu thế giới. Theo số liệu thống kê mới
nhất của Tổ chức các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới OPEC, đầu năm 2014,
trữ lƣợng dầu thô của Venezuela gần 298 tỷ thùng, cao hơn 10% so với trữ lƣợng

dầu của Ả Rập Xê – Út (266 tỷ thùng), vƣơn lên dẫn đầu với 18% trữ lƣợng dầu
toàn thế giới [100,31]. Nhiều chuyên gia nhận định, với mức độ khai thác nhƣ hiện
nay thì phải 100 năm nữa Venezuela mới khai thác hết trữ lƣợng dầu thô khổng lồ
này. Bên cạnh đó, Venezuela cũng là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu

18


dầu thô lớn nhất thế giới và có một tầm quan trọng đặc biệt trong bức tranh năng
lƣợng toàn cầu. Đối với Venezuela, ngành công nghiệp dầu mỏ chính là “linh hồn”
của nền kinh tế bởi nó chiếm đến 90% giá trị xuất khẩu hàng năm của đất nƣớc
Nam Mỹ này. Do đó, việc khai thác dầu đã đƣợc ƣu tiên phát triển ngay từ thời các
chế độ độc tài quân sự cai trị đất nƣớc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Chính yếu
tố này đã đƣa Venezuela đi sâu hơn vào quỹ đạo của Mỹ. Ngành công nghiệp “vàng
đen” đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi chính trị và xã hội
Venezuela. Đồng thời biến Venezuela thành một đối tác quan trọng của Mỹ khi mà
sự tăng trƣởng của ngành công nghiệp xe cơ giới ở Mỹ ngày càng cao và nhu cầu sử
dụng xăng dầu cho các ngành sản xuất cũng nhƣ tiêu dùng của ngƣời dân Mỹ ngày
càng gia tăng. Trong bối cảnh đó, Venezuela trở thành một trong những đối tác
cung cấp dầu lửa hàng đầu cho Mỹ. Năm 2013, Venezuela là nhà cung cấp dầu thô
lớn thứ ba của Mỹ. Ngay cả trong những giai đoạn mà sản xuất dầu đang trên đà sụt
giảm thì lƣợng dầu xuất khẩu của Venezuela tới Mỹ vẫn thuộc tốp đầu. Trái lại, Mỹ
cũng chính là thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất và quan trọng nhất của Venezuela. Đây
cũng chính là lý do mà hai bên vẫn tiếp tục duy trì quan hệ và “”cần đến nhau” mặc
dù có những căng thẳng ngoại giao nhiều khi lên đến đỉnh điểm, tƣởng chừng
không thể tháo gỡ. Dầu mỏ chính là sợi dây gắn kết hai quốc gia và làm cho mối
quan hệ song phƣơng này trở nên hấp dẫn, lôi cuốn bởi tính chất vừa xung đột, thù
địch (trên phƣơng diện ngoại giao), vừa hợp tác (trên phƣơng diện kinh tế) của nó.
Yếu tố thứ hai là vị trí địa chiến lƣợc của Venezuela. Bên cạnh nguồn dầu mỏ
và khí đốt dồi dào của Venezuela, thứ mà nền kinh tế Mỹ luôn cần đến, yếu tố vị trí

địa chiến lƣợc của Venezuela cũng đóng một vai trò khá quan trọng, góp phần hình
thành nên diện mạo của mối quan hệ giữa hai nƣớc. Thứ nhất, Venezuela nằm ở
phía bắc của Nam Mỹ và tiếp giáp với biển Caribbean. Đây là nơi các hoạt động
giao thƣơng buôn bán giữa các nƣớc Mỹ Latinh và các nƣớc vùng Caribbean diễn ra
nhộn nhịp. Không thể phủ nhận đƣợc lợi ích mà tuyến đƣờng hàng hải này đem lại
cho nền kinh tế Mỹ, nhƣng đồng thời đây cũng là tuyến đƣờng trung chuyển ma túy
xuyên quốc gia từ các nƣớc Mỹ Latinh, trong đó có Venezuela vào Mỹ, gây ra cho

19


Mỹ không ít những vấn nạn, và một lần nữa Mỹ cần đến sự hợp tác với Venezuela
để giải quyết vấn đề buôn lậu ma túy. Thứ hai, Venezuela có chung biên giới lãnh
thổ phía Tây với Colombia, một đồng minh chiến lƣợc quan trọng của Mỹ ở khu
vực Mỹ Latinh. Hàng năm, Mỹ vẫn thực hiện “Kế hoạch Colombia” thông qua tài
trợ, cung cấp các thiết bị quân sự cho quốc gia này dƣới danh nghĩa chống khủng bố
và buôn lậu ma túy. Colombia cũng đã nhiều lần tố cáo Venezuela hỗ trợ các phần
tử khủng bố chống lại chính phủ nƣớc này khiến cho mối quan hệ láng giềng giữa
hai nƣớc rơi vào cảnh “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt” và trải qua không ít sóng
gió ngoại giao. Việc nằm sát bên một đồng minh thân cận của Mỹ khiến cho
Venezuela phải đề phòng, cảnh giác hơn và có những tác động không nhỏ đến chính
sách đối ngoại của Venezuela đối với cả Mỹ và Colombia. Thứ ba, Venezuela là
một trong những đối tác thƣơng mại dầu lửa hàng đầu của Mỹ, lại nằm ngay tại khu
vực Mỹ Latinh, giáp với tuyến đƣờng giao thƣơng vùng biển Carribbean nên việc
vận chuyển dầu lửa từ Venezuela tới Mỹ thuận tiện, nhanh chóng và rẻ hơn nhiều so
với việc vận chuyển dầu từ các nƣớc Trung Đông. Theo Thƣợng nghị sĩ Đảng Cộng
hòa của Mỹ John McCain, nếu Mỹ nhập khẩu dầu lửa từ Bắc Phi và Trung Đông thì
phải cần đến 45 ngày, trong khi đó, nếu nhập từ Venezuela chỉ mất có 70 giờ. Chính
điều này đã góp phần thúc đẩy quan hệ thƣơng mại giữa Mỹ với Venezuela và cũng
là một trong những yếu tố giúp hai bên vẫn tiếp tục duy trì quan hệ thƣơng mại, bởi

không thể phủ nhận lợi ích kinh tế mà yếu tố vị trí địa lý này mang lại, bất chấp
những căng thẳng trong quan hệ ngoại giao, chính trị.
Yếu tố thứ ba là phong trào cánh tả Mỹ Latinh. Thuật ngữ “cánh tả” vốn để
chỉ những ngƣời có tƣ tƣởng tiến bộ, dân chủ, tôn trọng quyền tự do cá nhân, không
chịu thuân theo những sự áp đặt của chế độ. Phong trào cánh tả ở khu vực Mỹ
Latinh đƣợc xem nhƣ một phong trào của các nƣớc phe tả đang muốn hạn chế dần
sự phụ thuộc vào Mỹ và có tƣ tƣởng bài Mỹ, chống lại chủ nghĩa đế quốc và tƣ
tƣởng bành trƣớng của Mỹ. Phong trào cánh tả Mỹ Latinh đặc biệt phát triển trong
những năm gần đây với sự lãnh đạo của Tổng thống Venezuela Hugo Chavez.
Thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử dân chủ của Tổng thống Chavez năm 1998

20


đƣợc xem là thắng lợi mở đầu cho phong trào cánh tả Mỹ Latinh, mở ra một trang
sử mới cho mảnh đất này, một đảng cánh tả đã giành thắng lợi lãnh đạo đất nƣớc
hƣớng tới mục tiêu xây dựng một “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”, noi gƣơng Cuba
giữa lòng Nam Mỹ [48]. Do đó, Tổng thống Hugo Chavez đƣợc mệnh danh là
“ngọn cờ đầu” trong phong trào cánh tả Mỹ Latinh. Thắng lợi của ông là động lực
cho sự lên ngôi của hàng loạt các Đảng cánh tả và trung tả ở Mỹ Latinh thông qua
bầu cử những năm sau đó nhƣ: Đảng cánh tả của Tổng thống Chile Ricardo Lagos
(2000-2006), Chính phủ cánh tả của tổng thống Brazil Lula da Silva (2003-2011),
nữ Tổng thống Argentina Cristina Fernandez Kirchner (2003-2007), Chính phủ của
Tổng thống Panama M. Torrijos (2004-2009), Chính phủ của Tổng thống Uruguay
Tabare Vazquez (2005-2010), Chính phủ cánh tả của Tổng thống Bolivia Evo
Morales (2006-2012). Đặc biệt, năm 2006 là năm thành công vang dội của lực
lƣợng cánh tả Mỹ Latinh với năm lãnh tụ cánh tả đắc cử và tái đắc cử tổng thống tại
năm nƣớc Chile, Nicaragua, Ecuador, Brazil và Venezuela [1,53]. Một trong những
nguyên nhân quan trọng nhất mang tính quyết định đến sự thắng lợi của các Chính
phủ cánh tả ở Mỹ Latinh trong giai đoạn này là sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa tự

do mới. Nhƣ đã đề cập ở trên, mô hình này đƣợc du nhập vào Mỹ Latinh năm 1981.
Thời gian đầu, chủ nghĩa tự do mới mang lại cho khu vực này một số kết quả nhất
định, nhƣng về sau, nó nhấn mạnh thái quá về tự do hóa đầu tƣ, mở cửa thị trƣờng,
tƣ nhân hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc…do vậy, không giải quyết đƣợc các vấn đề
cơ bản của xã hội nhƣ: dân sinh, dân chủ, xóa đói giảm nghèo, giảm chênh lệch thu
nhập giàu nghèo, xóa nạn mù chữ. Sau gần 30 năm áp dụng mô hình này, hầu hết
các nƣớc Mỹ Latinh đều lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc, kinh tế trì trệ, nợ
nƣớc ngoài tăng nhanh. Một giáo sƣ ở Trƣờng Đại học Quốc phòng Quốc gia Mỹ,
John A. Cope, cũng phải thừa nhận rằng mô hình này của Mỹ không thích hợp đối
với các nƣớc Mỹ Latinh: “những thay đổi sâu rộng trong môi trƣờng chính trị và
kinh tế trong suốt 20 năm qua đã mở đầu cho những bất thƣờng mà mô hình kiểu
Mỹ đang tồn tại đã không lƣờng trƣớc đƣợc” [59,1]. Do vậy, các chính phủ cánh tả,
“đầu tàu” là chính phủ của Tổng thống Chavez, đã lên ngôi với lời hứa và hi vọng

21


sẽ thực hiện những cuộc cải cách để đƣa đất nƣớc thoát khỏi vòng xoáy khủng
hoảng, đi theo hƣớng đi riêng phù hợp với tình hình đất nƣớc, tránh đi theo đƣờng
lối của Mỹ.
Có thể thấy, sự phát triển của phong trào cánh tả Mỹ Latinh và những biến
động chính trị tại khu vực sau khi Tổng thống Hugo Chavez lên nắm quyền, càng
góp phần làm cho quan hệ giữa Mỹ và khu vực nói chung xấu đi, đặc biệt là mối
quan hệ giữa Mỹ với Venezuela khi Venezuela, dƣới sự lãnh đạo của Hugo Chavez
đƣợc coi là “kẻ cầm đầu” cho những biến động ấy [1,tr.55]. Mỹ sẽ phản ứng ra sao
và hành động nhƣ thế nào để duy trì mối quan hệ với Venezuela, đồng thời gìn giữ
đƣợc vị trí của Mỹ tại khu vực Mỹ Latinh là một vấn đề quan trọng đối với chính
quyền Mỹ bởi trên thực tế, Mỹ vẫn đang có những lợi ích thiết yếu cả về kinh tế và
chính trị tại Mỹ Latinh cũng nhƣ ở Venezuela.
Yếu tố thứ tƣ là sự gia tăng ảnh hƣởng của các cƣờng quốc bên ngoài khu

vực. Quan hệ Mỹ - khu vực Mỹ Latinh nói chung và quan hệ Mỹ - Venezuela nói
riêng trong giai đoạn từ năm 1998 đến nay chịu sự tác động mạnh mẽ từ sự gia tăng
ảnh hƣởng của các cƣờng quốc ngoài khu vực nhƣ Trung Quốc, Nga, Nhật Bản,
EU… ở khu vực vốn đƣợc coi là “sân sau” của Mỹ. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết
thúc, đối thủ chính của Mỹ là Liên Xô không còn tồn tại, Mỹ trở thành siêu cƣờng
duy nhất lãnh đạo thế giới “một cực”. Tuy nhiên, các cƣờng quốc khác, đặc biệt là
Trung Quốc, đang không ngừng vƣơn lên, trở thành “mối đe dọa” không nhỏ tới lợi
ích của Mỹ. Điều đáng nói là, trong khi giai đoạn này, các chính sách đối ngoại của
Mỹ hƣớng sự tập trung vào các khu vực Trung Đông và Châu Á - Thái Bình Dƣơng
thì các cƣờng quốc đƣợc Mỹ xem nhƣ những đối thủ nặng ký lại thâm nhập vào thị
trƣờng Mỹ Latinh, thách thức vị thế của Mỹ ngay trên sân nhà. Đặc biệt trong
những năm gần đây, mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc với Mỹ Latinh cả trong
lĩnh vực kinh tế và quân sự ngày càng sâu sắc và phát triển tốt đẹp. Năm 2010, kim
ngạch thƣơng mại giữa Mỹ Latinh và Trung Quốc đạt 179 tỷ USD, tăng 51,2% so
với năm 2009 và cao hơn nhiều so với mức tăng 27,3% của khu vực này với Mỹ
[63]. Tầm quan trọng của khu vực Mỹ Latinh càng đƣợc làm nổi bật khi mới đây,

22


chỉ trong vòng chƣa đầy một tháng (từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2014), cả ba vị
nguyên thủ quốc gia gồm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tƣớng Nhật Bản
Shinzo Abe và Tổng thống Nga Valdimir Putin đều thực hiện những chuyến công
du dài ngày tới các nƣớc thuộc khu vực này. Đặc biệt, Nga và Trung Quốc còn có
mối quan hệ mật thiết với Venezuela kể từ khi Tổng thống Hugo Chavez lãnh đạo
đất nƣớc. Tổng thống Chavez tuyên bố sẽ hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Trung
Quốc, dần thay thế vai trò là nƣớc nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Mỹ bằng cách
thúc đẩy việc xuất khẩu dầu sang thị trƣờng Trung Quốc. Hai nƣớc đã thiết lập quan
hệ đối tác chiến lƣợc vì sự phát triển chung từ năm 2001, và đã ký hơn 300 văn kiện
hợp tác trong các lĩnh vực năng lƣợng, dầu khí, giáo dục y tế, công nghệ, thƣơng

mại. Tháng 11/2011, Trung Quốc đồng ý cấp cho Venezuela khoản tín dụng trị giá
4 tỉ USD trong vòng 8 năm với lãi suất 5%, nhằm giúp quốc gia Nam Mỹ này tăng
sản lƣợng dầu mỏ, nâng cấp các nhà máy điện, đẩy mạnh hoạt động khai thác quặng
và nhôm. Trƣớc đó, Trung Quốc cũng cho Venezuela vay hơn 32 tỉ USD [31].
Chính phủ Venezuela đang trả khoản vay này dƣới hình thức xuất khẩu dầu mỏ
sang Trung Quốc…. Trao đổi thƣơng mại giữa hai nƣớc tăng từ 1,4 triệu USD/năm
cách đây 40 năm, khi hai nƣớc mới thiết lập quan hệ ngoại giao, lên 19,2 tỷ USD
năm 2013 [47].
Ngoài ra, Venezuela còn thực hiện một loạt những hợp đồng mua vũ khí của
Nga, tăng cƣờng sức mạnh quân sự cho đất nƣớc. Từ năm 2005, Venezuela đã mua
hơn 4 tỉ đôla vũ khí của Nga, bao gồm 100 nghìn súng trƣờng AK-103; trực thăng
vận tải Mi -26 và trực thăng tấn công HIND Mi-35; 24 máy bay chiến đấu Su-30
Sukhoi; hệ thống phòng thủ trên không nhân tạo IGLA-S, một hệ thống phòng thủ
trên không hợp nhất tiên tiến; hơn 90 xe tăng T-72, vài trăm tàu chuyên chở binh sĩ
bọc sắt, máy phóng tên lửa cơ động Smerch, và 4 tàu ngầm diezen cổ KILO, tất cả
đều của Nga [64]. Kim ngạch thƣơng mại Nga - Venezuela đạt 1.1 tỷ USD năm
2007, tăng hơn 200% từ mức 517 triệu USD năm 2006 [42]. Việc Venezuela ngày
càng xích lại gần Nga, đối thủ đáng gƣờm của Mỹ sau khi Liên Xô sụp đổ, đặc biệt
là những hợp tác quân sự, kinh tế gần đây khiến cho Mỹ ngày càng lo ngại: về kinh

23


tế, Mỹ mất đi những lợi ích từ những hợp tác với Venezuela cũng nhƣ các nƣớc
cánh tả; về quân sự, Venezuela đứng về phía Nga sẽ làm giảm ảnh hƣởng của Mỹ.
Hơn nữa, dƣới thời lãnh đạo của Tổng thống Hugo Chavez, Venezuela là một nƣớc
có sức ảnh hƣởng lớn tới khu vực Mỹ Latinh, vì thế, sự thân thiết gần đây giữa các
cƣờng quốc “đối thủ” của Mỹ với khu vực Mỹ Latinh nói chung và với Venezuela
nói riêng không khỏi làm cho Mỹ lo ngại. Điều đó khiến cho giới cầm quyền Mỹ
phải xem xét lại chính sách đối với khu vực mà Mỹ vẫn cho là “của ngƣời Mỹ” và

tác động trực tiếp tới chính sách đối ngoại của hai bên Mỹ và Venezuela cũng nhƣ
mối quan hệ giữa hai nƣớc. Do Venezuela có những ảnh hƣởng nhất định tới khu
vực cho nên “đối xử” nhƣ thế nào với đất nƣớc này là một bài toán khó đối với giới
lãnh đạo Mỹ. Làm thế nào để duy trì lợi ích của Mỹ ở khu vực sân nhà trƣớc những
thách thức đƣợc đặt ra bởi những đối thủ ngày càng lớn mạnh, càng khiến Mỹ phải
thận trọng hơn với chính sách dành cho khu vực Mỹ Latinh nói chung và Venezuela
nói riêng.
1.2.2. Những yếu tố chủ quan
Bên cạnh những yếu tố khách quan nhƣ đã trình bày ở trên, mối quan hệ Mỹ Venezuela còn chịu tác động của những yếu tố chủ quan khác nhƣ tình hình trong
nƣớc và chính sách đối ngoại của hai nƣớc trong giai đoạn từ năm 1998 đến nay.
Tình hình trong nƣớc của Mỹ và Venezuela trong giai đoạn từ 1998 đến nay
liên tục xảy ra những biến động lớn, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới chính sách
đối ngoại cũng nhƣ quan hệ giữa hai nƣớc. Về phía Venezuela, sự lên ngôi của vị
Tổng thống cánh tả Hugo Chavez không những mở ra một kỷ nguyên mới cho đất
nƣớc Venezuela mà còn đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn mới trong quan hệ
song phƣơng Mỹ - Venezuela.
Là một sĩ quan phục vụ trong quân đội ở Barinas suốt 17 năm sau khi tốt
nghiệp trƣờng Đại học Simón Bolívar ở thủ đô Caracas, Hugo Chavez đã từng thực
hiện một cuộc đảo chính táo bạo năm 1992 do bất bình với tình trạng suy thoái kinh
tế ngày càng trầm trọng dƣới thời Tổng thống “thân Mỹ” Carlos Andrés Pérez

24


(1989 – 1993). Tuy nhiên, cuộc đảo chính bất thành đã khiến ông phải ngồi tù hai
năm và sau đó đƣợc vị Tổng thống lúc đó là Rafael Caldera (1994 – 1999) ân xá
phóng thích vào năm 1994. Bức xúc trƣớc tình trạng ngày càng suy thoái của đất
nƣớc và phải chứng kiến cảnh đói nghèo cực khổ của nhân dân cũng nhƣ sự điều
hành kém hiệu quả của giới cầm quyền chịu nhiều sự chi phối của Mỹ, năm 1998,
Hugo Chavez quyết định đứng ra tranh cử Tổng thống. Trong các chiến dịch tranh

cử, ông đã giành đƣợc sự ủng hộ lớn của tầng lớp lao động nghèo bởi lời hứa sẽ
giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói và chƣơng trình hành động dựa trên cơ sở của
chủ nghĩa Bolivar với mục tiêu “đặt nền móng cho một nền cộng hòa mới”. Tháng
5/1998, tỉ lệ ủng hộ ông đạt 30%, đến tháng 8 thì tăng lên 39%. Và ngày 6/12/1998,
Hugo Chavez đã đắc cử Tổng thống với tỉ lệ ủng hộ là 56%.
Sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Hugo Chavez đã lãnh đạo đất nƣớc theo
hƣớng thiên tả, đẩy mạnh “cuộc cách mạng Bolivar”- cuộc cách mạng mang tên của
vị anh hùng giải phóng dân tộc, nhƣ một mô hình mẫu mực cho các nƣớc khác noi
theo nhằm kêu gọi thiết lập một thế giới đa cực, kết thúc sự bá quyền của Mỹ [64].
Sở dĩ Hugo Chavez mang trong mình tƣ tƣởng và tinh thần chống Mỹ cao độ nhƣ
vậy bởi chính những hành động can thiệp và những chính sách áp đặt đơn phƣơng
của Mỹ lên các nƣớc Mỹ Latinh, đặc biệt là sự “du nhập” mô hình kinh tế chủ nghĩa
tự do mới vào Mỹ Latinh nhƣ đã đề cập ở phần trên. Chính sự áp dụng một cách
máy móc mô hình này của các vị tổng thống tiền nhiệm “thân Mỹ” đã khiến cho nền
kinh tế Venezuela lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Điều đó càng làm cho Tổng
thống Chavez bức xúc và lên án mạnh mẽ mô hình phát triển kinh tế tự do mà Mỹ
đã đƣa vào nhằm phục vụ cho lợi ích của nền kinh tế Mỹ. Tƣ tƣởng chống Mỹ của
ông ngày càng dâng cao. Do đó, ngay từ khi lên cầm quyền, chính quyền Chavez đã
trở thành một thách thức, một trở ngại lớn đối với chính phủ Mỹ.
Hơn nữa, sau khi nhậm chức, Tổng thống Hugo Chavez lại tuyên bố xây dựng
đất nƣớc theo mô hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” và thắt chặt quan hệ với
Cuba, đất nƣớc duy nhất ở châu lục này đi theo con đƣờng Xã hội chủ nghĩa, đi
ngƣợc lại với lợi ích của Mỹ và vẫn đang trong thời gian bị Mỹ cấm vận. Đặc biệt,

25


×