Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Tìm hiểu văn học Dương phụ hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.65 KB, 1 trang )

Tác giả
Cao Bá Quát (1808 – 1855), quê ở Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội, học giỏi, nổi tiếng thần đồng (Thần Siêu,
Thánh Quát). Đỗ cử nhân, làm một chức quan nhỏ trong triều Nguyễn rồi làm giáo thụ Quốc Oai, Sơn
Tây. Nổi tiếng danh sĩ Bắc Hà. Tên tuổi gắn liền với cuộc khởi nghĩa nông dân Mĩ Lương, Sơn Tây. Tử
trận, bị tru di tam tộc. Là nhà thơ lớn dân tộc, nửa đầu thế kỷ 19. Tác phẩm còn lại: 1353 bài thơ và 21
bài văn bằng chữ Hán; vài chục bài thơ nôm và bài phú nôm nổi tiếng: “Tài tử đa cùng phú”. Tình cảm
thắm thiết đối với quê hương, vợ con và bằng hữu dào dạt trong nhiều bài thơ của Cao Bá Quát. Ý tứ mới
lạ, khí phách hào hùng, văn chương hoa lệ… là cốt cách thi sĩ Chu Thần Cao Bá Quát.
Xuất xứ, chủ đề
- “Dương phụ hành” được viết vào thời gian từ 1842 – 1843, khi Cao Bá Quát đi “dương trình hiệu lực”
sang In đô nê xia.
- Bài thơ nói về người thiếu phụ Tây Dương, qua đó nhà thơ nghĩ về giai nhân và tài tử, về hạnh phúc
trong sum họp và nỗi đau trong li biệt.
Hình ảnh thiếu phụ Tây Dương
- Khung cảnh: Một đêm trăng trên đại dương. Gió bể thổi lạnh.
- Trang phục: Áo trắng phau như tuyết (y như tuyết). Một vẻ đẹp trắng trong. Nhà thơ ngạc nhiên lần đầu
thấy, nhiều xúc động.
- Cử chỉ ngôn ngữ: Nàng nhìn sang thuyền người Nam, thấy đèn lửa sáng (đăng hoả minh), tựa vai chồng,
kéo áo chồng, nói rầm rì… Trên tay nàng “hững hờ cốc sữa biếng cầm tay”. Lạ nhất là cử chỉ “uốn éo đòi
chồng nâng đỡ dậy”. Nũng nịu và yêu thương. Nàng đang sống trong sum họp và hạnh phúc lứa đôi.
Trong bản chữ Hán, từ “lang” (chồng, chàng) được nhắc lại 3 lần ở các câu 2, 4, 7. Màu trắng của áo,
màu xanh của trăng (thanh nguyệt) màu sáng của lửa đèn, và cái lạnh của gió biển đêm đại dương – tất cả
góp phần đặc tả nhan sắc, tâm hồn và hạnh phúc của người thiếu phụ phương Tây. Ngôn ngữ và cách tả
cho thấy một cái nhìn ngạc nhiên, một thái độ trân trọng đối với con người Châu Âu với một nền văn
minh xa lạ, lần đầu tác giả tiếp xúc. Thơ trung đại thường nói đến giai nhân là nói đến mệnh bạc; trong
bài thơ này, tác giả tả giai nhân trong hạnh phúc sum họp lứa đôi. Ý tứ ấy rất mới lạ.

Tâm trạng nhà thơ
- Câu 6, tả bể đêm sương lạnh. Đó là một nét vẽ góp phần làm cho nỗi đau của khách biệt ly thêm cô đơn
và tê tái, lạnh lẽo.
- Câu 8 tương phản với 7 câu trước. Nhà thơ hỏi (tự nói với mình) “Há có biết người Nam đang ở cảnh


biệt ly?”. Người thì hạnh phúc sum họp, còn nhà thơ thì đang sống trong nỗi đau buồn và cô đơn của cảnh
biệt ly. Nỗi đau càng được nhân lên nhiều lần trong cảnh ngộ phải đi “dương trình hiệu lực”, tài năng bị
dập vùi, công danh bị dở dang, một kẻ sĩ trải qua nhiều cay đắng trên con đường hoan lộ. Chỉ một câu thơ
mà nói được bao điều tâm sự. Thật hàm súc và truyền cảm.
Kết luận
Bài thơ được viết theo thể “hành” thất ngôn. Ý tại ngôn ngoại. Một cái nhìn mới mẻ. Ý thơ mới lạ. Hình
ảnh người thiếu phụ Tây Dương và nỗi buồn đau của kháchbiết ly là hai nét vẽ đầy ấn tượng. Đúng là
“cảnh đấy người đây luống đoạn trường” (Bà huyện Thanh Quan). Bài thơ như thấm đầy lệ của khách ly
hương.



×