Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ ỨNG DỤNG HÀM ĐƯỜNG CONG TRONG ĐO LƯỜNG VÀ DỰ BÁO CHI PHÍ VÀ THỜI GIAN HOÀN THÀNH DỰ ÁN XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 121 trang )

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Lương Đức Long

Cán bộ chấm nhận xét 1 : PGS. TS. Lưu Trường Văn

Cán bộ chấm nhận xét 2 : PGS. TS. Nguyễn Thống

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 24 tháng 07 năm 2015
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS. TS. Phạm Hồng Luân
2. PGS. TS. Nguyễn Thống
3. PGS. TS. Lưu Trường Văn
4. TS. Lê Hoài Long
5. TS. Nguyễn Anh Thư
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS. TS. Phạm Hồng Luân

TRƯỞNG KHOA KTXD


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------------------

-----oOo-----

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên : Nguyễn Minh Đức

MSHV : 13080016

Ngày tháng năm sinh : 12/05/1987

Nơi sinh : Đăk Nông

Chuyên ngành : Quản lý xây dựng

Mã ngành : 60.58.03.02

I. TÊN ĐỀ TÀI :
ỨNG DỤNG HÀM ĐƯỜNG CONG TRONG ĐO LƯỜNG VÀ DỰ BÁO CHI PHÍ
VÀ THỜI GIAN HOÀN THÀNH DỰ ÁN XÂY DỰNG
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
-

Tìm ra hàm hàm đường cong S phù hợp với chi phí tích lũy của từng dự án để đo lường
và dự báo chi phí hoàn thành thực tế khi chi phí thực tế thi công khác với chi phí kế
hoạch.

-


Đề xuất hệ thống phương pháp đo lường chi phí và tiến độ sau đó dự báo sớm chi phí
và thời gian hoàn thành dự án thực tế khi thực tế thi công khác với kế hoạch.

-

Áp dụng hệ thống phương pháp đề xuất vào một dự án cụ thể ở Việt Nam.

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 19/01/2015
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 14/06/2015
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. LƯƠNG ĐỨC LONG
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua.
TpHCM, ngày … tháng … năm 2015
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG


LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến người Thầy hướng dẫn tôi,
TS. Lương Đức Long. Thầy đã tận tình hướng dẫn và có những ý kiến góp ý quý
giá giúp cá nhân tôi kịp thời có những định hướng và các phương pháp đúng đắn để
giải quyết các vấn đề của luận văn.
Thứ hai, tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô đã tận tâm, nhiệt tình

trong việc truyền đạt những kiến thức quý giá trong học tập cũng như thực tiễn cuộc
sống trong suốt quá trình tôi học tại trường ĐH Bách Khoa TP Hồ Chí Minh.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình tôi, những người thân yêu nhất, đã
luôn bên cạnh quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn anh Trịnh Ngọc Kiên đã giúp đỡ nhiệt tình và
cung cấp cho tôi dữ liệu thực tế sử dụng trong luận văn.
Do thời gian thực hiện luận văn có hạn và tầm hiểu biết hạn chế của bản thân nên
luận văn chắc hẳn còn nhiều thiếu sót. Kính mong được sự góp ý và nhận xét của
quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
TpHCM, ngày 14 tháng 06 năm 2015
Nguyễn Minh Đức


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trước khi thi công công trình, tiến độ kế hoạch và chi phí kế hoạch được lập để
nhà thầu làm căn cứ theo dõi và kiểm soát tiến độ và chi phí trong quá trình thi
công. Tuy nhiên vì những rủi ro không lường trước được trong quá trình thi công
thực tế, tiến độ thực tế và chi phí thực tế không giống như kế hoạch ban đầu. Chính
vì vậy đo lường chi phí và tiến độ trong quá trình thi công, đồng thời dự báo chi phí
vượt và thời gian hoàn thành dự án thực tế trong giai đoạn đầu thi công là công tác
thiết yếu và quan trọng, tuy nhiên là công tác khó.
Phương pháp Giá trị đạt được (Earned Value Management - EVM) đã dược dùng
rộng rãi trong đo lường chi phí và tiến độ, đồng thời dự báo chi phí vượt và thời
gian hoàn thành dự án. Tuy nhiên khả năng đo lường tiến độ và dự báo thời gian
hoàn thành của EVM không hợp lý trong nhiều trường hợp vì EVM sử dụng giá trị
tiền đạt được để đo lường và dự báo thời gian.
Luận văn này đề xuất một hệ thống các phương pháp trong đo lường chi phí và
tiến độ, đồng thời dự báo chi phí vượt và thời gian hoàn thành thực tế của dự án xây
dựng khi thực tế thi công khác với kế hoạch ban đầu. Đầu tiên luận văn đề xuất các

phương pháp khắc phục các nhược điểm của các phương pháp đã có thông qua phân
tích một dự án ví dụ xét trên nhiều trường hợp, sau đó kết hợp các phương pháp
đáng tin cậy nhất để xây dựng hệ thống phương pháp. Hệ thống phương pháp đề
xuất dùng EVM để đo lường chi phí và ứng dụng phương pháp Thời gian đạt được
(Earned Duration Management - EDM) vào các công tác trên chuỗi găng cho phép
đo lường tiến độ, đồng thời hiệu chỉnh các thông số của mô hình Warburton để mô
phỏng các đường cong chi phí của EVM thành các đường cong phụ thuộc thời gian
để dự báo chi phí hoàn thành và thời gian hoàn thành thực tế của dự án.
Hệ thống phương pháp đề xuất được thiết lập trên nền Excel nên dễ dàng sử dụng
và kiểm soát. Một dự án thực tế được áp dụng để minh họa cho hệ thống phương
pháp đề xuất này.


AN APPLICATION S-CURVE FUNCTION ON MEASURING AND
PREDICTING THE FINAL COST AND FINAL DURATION OF
CONSTRUCTION PROJECT
ABSTRACT
Before construction stage is started, baseline schedule and baseline budget is
established for constructor to monitor, controlling schedule and cost of project on
construction stage. However, actual schedule and actual budget are different from
baseline schedule and baseline budget, because of many unforeseen risks on actual
construction proccess. Therefore, measuring cost and schedule, predicting the
actual final cost and actual final duration of construction project on the beginning
construction stage are essential and important; however, they are difficult tasks.
Earned Value Management (EVM) has been widely used for measuring and
predicting the final cost and final duration of construction project. However,
EVM which uses the earned money values, may not predict the reasonable project
duration in many cases.
Thesis proposes a method system for measuring and predicting the actual final
cost and actual final duration of construction project in case the difference

between of actual construction and baseline plan. First, thesis proposes method to
improve the weak points of traditional methods by analysing an example on many
scenarios. Then, the measuring and predicting method system is built by
combining the most confidential methods. The proposed method system use EVM
for measuring cost and EDM into the activities on critical chains, which allows
measuring schedule; and changes parameters of Warburton model to simulate
time-dependent EVM curves to predict the final cost and final duration of
construction project in case the difference between of actual construction and
baseline plan.
The method system is built on Excel which makes the model easy to use and
control. Finally, an actual project was applied to illustrate the application of this
model.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Nguyễn Minh Đức, xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện luận văn
“ỨNG DỤNG HÀM ĐƯỜNG CONG TRONG ĐO LƯỜNG VÀ DỰ BÁO CHI
PHÍ VÀ THỜI GIAN HOÀN THÀNH DỰ ÁN XÂY DỰNG” , các dữ liệu thu thập
và kết quả nghiên cứu được thể hiện hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở
bất kỳ nghiên cứu nào khác (ngoại trừ bài báo của chính tác giả). Tôi xin chịu trách
nhiệm hoàn toàn về nghiên cứu của mình.

Tp.HCM, ngày 14 tháng 06 năm 2015


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long
MỤC LỤC


MỤC LỤC .................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .............................................................................. viii
MỤC LỤC KÍ HIỆU ............................................................................................... xi
PHẦN PHỤ LỤC.................................................................................................... xii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................1
1.1. Giới thiệu chung ..............................................................................................1
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu ............................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................4
1.5. Đóng góp dự kiến của nghiên cứu ...................................................................4
1.6. Kết cấu luận văn ..............................................................................................5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN.....................................................................................6
2.1. Giới thiệu chung ..............................................................................................6
2.2. Các khái niệm liên quan đến nghiên cứu .........................................................6
2.3. Các cơ sở lý thuyết liên quan đến nghiên cứu .................................................7
2.3.1. Phương pháp lập Sơ đồ ngang (Gantt Chart)................................................7
2.3.2. Phương pháp Đường găng (Critical Path Method - CPM) .........................10
2.3.3. Earned Value Management - EVM ............................................................17
2.3.3.1. Đo lường và dự báo chi phí.............................................................17
2.3.3.2. Đo lường và dự báo thời gian .........................................................18
2.3.4. Earned Schedule - ES .................................................................................19
2.3.4.1. Đo lường và dự báo chi phí.............................................................20
2.3.4.2. Đo lường và dự báo thời gian .........................................................20
2.3.5. Earned Duration Management - EDM ........................................................21
2.3.5.1. Đo lường và dự báo chi phí.............................................................22
2.3.5.2. Đo lường và dự báo thời gian .........................................................22
HVTH: Nguyễn Minh Đức

Trang i



Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long

2.3.6. Cực tiểu tổng bình phương sai số ...............................................................23
2.3.7. Phương pháp phân bổ chi phí và cơ cấu chi phí xây dựng .........................23
2.3.8. Tổng quan các hàm đường cong S dự báo thời gian và chi phí hoàn thành
của dự án khi thực tế thi công khác với kế hoạch .................................................27
2.3.8.1. Các thông số của các hàm đường cong ...........................................27
2.3.8.2. Phương pháp đo lường và dự báo thời gian hoàn thành dự án của
các hàm đường cong .........................................................................................28
2.3.8.3. Ưu nhược điểm của phương pháp dự báo chi phí và thời gian hoàn
thành bằng các hàm đường cong .......................................................................29
2.3.9. Mô hình Warburton ....................................................................................30
2.3.9.1. Đo lường và dự báo tiến độ.............................................................34
2.3.9.2. Đo lường và dự báo chi phí.............................................................34
2.4. Các nghiên cứu khác liên quan đến vấn đề nghiên cứu .................................35
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................39
3.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................39
3.2. Thu thập dữ liệu .............................................................................................39
3.2.1. Dữ liệu về chi phí ...............................................................................39
3.2.2. Dữ liệu về tiến độ ...............................................................................40
3.3. Công cụ nghiên cứu .......................................................................................40
3.4. Phân tích ưu nhược điểm các phương pháp đo lường, dự báo chi phí và thời
gian hoàn thành của dự án .....................................................................................41
3.4.1. Xác định thời điểm sớm nhất để có thể dự báo ..........................................42
3.4.2. So sánh điểm tương đương trong đo lường và dự báo giữa phương pháp
EVM-ES và phương pháp EDM ...........................................................................43

3.4.3. Dự án ví dụ áp dụng ....................................................................................45
3.4.4. Áp dụng Phương pháp EVM ......................................................................51
3.4.4.1. Ưu điểm của EVM ..........................................................................52
3.4.4.2. Nhược điểm của EVM ....................................................................52
3.4.5. Áp dụng Phương pháp ES ..........................................................................53

HVTH: Nguyễn Minh Đức

Trang ii


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long

3.4.5.1. Ưu điểm của ES ..............................................................................55
3.4.5.2. Nhược điểm của ES ........................................................................55
3.4.6. Áp dụng mô hình Warburton ......................................................................55
3.4.6.1. Ưu điểm của Warburton..................................................................58
3.4.6.2. Nhược điểm của Warburton ........................................................58
3.4.7. Áp dụng Phương pháp EDM ......................................................................59
3.4.7.1. Ưu điểm của EDM ..........................................................................61
3.4.7.2. Nhược điểm của EDM ....................................................................61
3.4.8. Đề xuất Áp dụng Phương pháp EDM cho các công tác trên chuỗi Găng
(EDMG) .................................................................................................................62
3.4.8.1. Ưu điểm của phương pháp EDMG ..................................................66
3.4.8.2. Nhược điểm của phương pháp EDMG ............................................66
3.4.9. Đề xuất kết hợp mô hình Warburton và EVM, EDM để dự báo riêng các
hạng mục chi phí của dự án (Warburtonnew) .........................................................67
3.4.9.1. Ưu điểm của Warburtonnew .............................................................78

3.4.9.2. Nhược điểm của Warburtonnew....................................................78
3.4.10. Tổng hợp kết quả đo lường, dự báo chi phí và thời gian hoàn thành của
các phương pháp ...................................................................................................78
3.5. Đề xuất hệ thống phương pháp để đo lường, dự báo chi phí và thời gian
hoàn thành dự án ....................................................................................................79
3.5.1. Sơ đồ khối phương pháp đề xuất ................................................................79
3.5.2. Các bước thực hiện phương pháp đề xuất ..................................................79
CHƯƠNG 4: TÌNH HUỐNG ÁP DỤNG..............................................................81
4.1. Mục đích của việc áp dụng nghiên cứu vào dự án cụ thể ..............................81
4.2. Giới thiệu về công trình .................................................................................81
4.3. Áp dụng phương pháp đề xuất .......................................................................81
4.3.1. Xử lí số liệu, các giả định ..................................................................81
4.3.2. Đo lường chi phí và dự báo chi phí hoàn thành của dự án bằng EVM88
4.3.3. Đo lường tiến độ dự báo thời gian hoàn thành của dự án bằng EDMG88

HVTH: Nguyễn Minh Đức

Trang iii


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long

4.3.4. Dự báo chi phí hoàn thành và thời gian hoàn thành của dự án bằng
phương pháp Warburtonnew ...............................................................................89
4.3.5. Kết luận ..............................................................................................93
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................96
5.1. Kết Luận ........................................................................................................96
5.2. Khuyến Nghị ..................................................................................................97

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................100
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ..................................................................................103

HVTH: Nguyễn Minh Đức

Trang iv


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Mục tiêu dự án không đạt ...........................................................................3
Bảng 2.1. Tổng hợp dự toán chi phí xây dựng ..........................................................25
Bảng 2.2 : Các thông số của hàm đường cong Logistic, Gompertz.........................27
Bảng 2.3 : Các thông số của hàm đường cong Bass, Weibull .................................28
Bảng 2.4: Thống kê các phương pháp liên quan đến đo lường và dự báo chi phí và
tiến độ của dự án xây dựng .......................................................................................37
Bảng 2.5: Thống kê các nghiên cứu trong nước liên quan đến đo lường và dự báo
chi phí và tiến độ của dự án xây dựng ......................................................................37
Bảng 3.1: Bảng các thông số tương đương phương pháp EVM - ES và phương
pháp EDM. ................................................................................................................43
Bảng 3.2: Bảng chi phí kế hoạch và thực tế các công tác (Trường hợp 1). ..............46
Bảng 3.3: Bảng chi phí kế hoạch và thực tế các công tác (Trường hợp 2 và 3). ......46
Bảng 3.4. Các kết quả đo lường, dự báo chi phí và thời gian hoàn thành dự án theo
EVM tại thời điểm cập nhật thực tế cuối tuần 4 .......................................................51
Bảng 3.5. Các kết quả đo lường, dự báo chi phí và thời gian hoàn thành dự án theo
ES tại thời điểm cập nhật thực tế cuối tuần 4 ...........................................................54
Bảng 3.6. Các kết quả mô phỏng của các đường cong theo thời gian của

Warburton tại thời điểm cập nhật thực tế cuối tuần 4 - Trường hợp 1: ....................56
Bảng 3.7. Các thông số đường cong và kết quả dự báo của Warburton tại thời điểm
cập nhật thực tế cuối tuần 4.......................................................................................58
Bảng 3.8. Các kết quả đo lường, dự báo chi phí và thời gian hoàn thành dự án theo
EDM tại thời điểm cập nhật thực tế cuối tuần 4 .......................................................60
Bảng 3.9. Các kết quả đo lường, dự báo chi phí và thời gian hoàn thành dự án theo
EDMG tại thời điểm cập nhật thực tế cuối tuần 4 .....................................................65
Bảng 3.10: Kí hiệu các đường cong của Phương pháp đề xuất Warburtonnew tương
ứng với phương pháp Warburton ..............................................................................68
Bảng 3.11: Các đường cong hạng mục chi phí trong phương pháp đề xuất
Warburtonnew (Trường hợp 1) ...................................................................................70

HVTH: Nguyễn Minh Đức

Trang v


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long

Bảng 3.12: Các đường cong chi phí tổng trong phương pháp đề xuất Warburtonnew
(Trường hợp 1) ..........................................................................................................71
Bảng 3.13: Các đường cong hạng mục chi phí trong phương pháp đề xuất
Warburtonnew (Trường hợp 2) ...................................................................................73
Bảng 3.14: Các đường cong chi phí tổng trong phương pháp đề xuất Warburtonnew
(Trường hợp 2) ..........................................................................................................74
Bảng 3.15: Các đường cong hạng mục chi phí trong phương pháp đề xuất
Warburtonnew (Trường hợp 3) ...................................................................................75
Bảng 3.16: Các đường cong chi phí tổng trong phương pháp đề xuất Warburtonnew

(Trường hợp 3) ..........................................................................................................76
Bảng 3.17. Các kết quả đo lường, dự báo chi phí và thời gian hoàn thành theo
Warburtonnew tại thời điểm cập nhật thực tế cuối tuần 4 ..........................................77
Bảng 3.18. Tổng hợp kết quả đo lường, dự báo chi phí và thời gian hoàn thành của
các phương pháp .......................................................................................................78
Bảng 4.1. Thời gian hoàn thành thực tế và chi phí kế hoạch của các công tác chi
tiết theo nhật kí thi công và dự toán ..........................................................................83
Bảng 4.2. Tiến độ thực tế và chi phí kế hoạch của các công tác tổng dựa theo nhật
kí thi công và dự toán ................................................................................................84
Bảng 4.3. Tiến độ kế hoạch, chi phí kế hoạch của các công tác tổng theo hồ sơ
thầu và dự toán. .........................................................................................................84
Bảng 4.4. Tiến độ thực tế, chi phí thực tế của các công tác tổng theo nhật kí thi
công, hồ sơ nghiệm thu. ............................................................................................85
Bảng 4.5. Các kết quả đo lường và dự báo chi phí và và thời gian hoàn thành dự án
theo EVM: .................................................................................................................88
Bảng 4.6. Các kết quả đo lường tiến độ và dự báo thời gian hoàn thành dự án theo
EDMG: .......................................................................................................................88
Bảng 4.7. Các thông số đầu vào của phương pháp đề xuất Warburtonnew ................89
Bảng 4.8: Các đường cong mô phỏng các hạng mục chi phí theo phương pháp đề
xuất Warburtonnew vào ngày 02/06/2014 ..................................................................90

HVTH: Nguyễn Minh Đức

Trang vi


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long


Bảng 4.9: Các đường cong mô phỏng chi phí tổng theo phương pháp đề xuất
Warburtonnew vào ngày 02/06/2014 ..........................................................................91
Bảng 4.10: Các đường cong mô phỏng các hạng mục chi phí theo phương pháp đề
xuất Warburtonnew vào ngày 18/09/2014 ..................................................................92
Bảng 4.11: Các đường cong mô phỏng chi phí tổng theo phương pháp đề xuất
Warburtonnew vào ngày 18/09/2014 ..........................................................................92
Bảng 4.12. Các kết quả dự báo của Warburtonnew ....................................................93
Bảng 4.13. Sai số chi phí hoàn thành dự báo và chi phí hoàn thành thực tế của
Warburtonnew trong từng hạng mục chi phí...............................................................93
Bảng 4.14. Tổng hợp so sánh kết quả đo lường và dự báo của các phương pháp với
thực tế ........................................................................................................................94

HVTH: Nguyễn Minh Đức

Trang vii


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 : Các mục tiêu chính của dự án ....................................................................2
Hình 2.1 : Đường chi phí kế hoạch tích lũy một dự án xây dựng khu công nghiệp
ở Torino, Italy .............................................................................................................6
Hình 2.2 : Sơ đồ thanh ngang theo phương thức triển khai sớm ................................8
Hình 2.3 : Sơ đồ thanh ngang theo phương thức triển khai chậm ..............................8
Hình 2.4 : Sơ đồ thanh ngang liên kết .........................................................................9
Hình 2.5 : Sơ đồ thanh ngang kiểm soát .....................................................................9
Hình 2.6 : Các thông số chính trên sơ đồ mạng AOA ..............................................14

Hình 2.7 : Các thông số chính trên sơ đồ mạng AON ..............................................16
Hình 2.8 : Kết hợp Earned Value (EV) và Earned Schedule (ES)............................20
Hình 2.9: Sơ đồ các đường cong thời gian tích lũy trong phương pháp EDM .........21
Hình 2.10: Các khoản trong chi phí xây dựng theo Nghị Định 32/2015/NĐ-CP .....24
Hình 2.11 : Hình dạng đường cong tích lũy theo thời gian của hàm Gompert .........27
Hình 2.12: Đường cong của chi phí kế hoạch pv(t), giá trị thu được ev(t) và chi phí
thực tế ac(t) của dự án theo mô hình Warburton ......................................................31
Hình 2.13: Đường cong tích lũy của chi phí kế hoạch PV(t), giá trị thu được EV(t)
và chi phí thực tế AC(t) của dự án theo mô hìnhWarburton.....................................32
Hình 2.14 : Quy Trình áp dụng EVM .......................................................................36
Hình 3.1 : Sơ đồ quy trình nghiên cứu ......................................................................39
Hình 3.2 : Bảng các thông số của công cụ Solver trong Excel .................................40
Hình 3.3 : Sơ đồ khối lựa chọn và đề xuất phương pháp đáng tin cậy trong lường
và dự báo chi phí và thời gian hoàn thành của dự án. ...............................................41
Hình 3.4 : Sơ đồ CPI và SPI dự án xây dựng khu công nghiệp ở Torino, Italy .......42
Hình 3.5: Sơ đồ mạng và chi phí các công tác của dự án theo kế hoạch. .................46
Hình 3.6: Sơ đồ ngang, số liệu chi phí kế hoạch và thực tế cuối tuần 4 ...................48
(Trường hợp 1). .........................................................................................................48

HVTH: Nguyễn Minh Đức

Trang viii


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long

Hình 3.7: Sơ đồ ngang, số liệu theo kế hoạch và thực tế cuối tuần 4 .......................49
(Trường hợp 2). .........................................................................................................49

Hình 3.8: Sơ đồ ngang, số liệu theo kế hoạch và thực tế cuối tuần 4 .......................50
(Trường hợp 3). .........................................................................................................50
Hình 3.9: Sơ đồ dự báo chi phí và thời gian hoàn thành dự án của EVM ................53
Hình 3.10: Hình ảnh sau khi cực tiểu tổng bình phương sai số giữa đường cong chi
phí kế hoạch PV và đường cong mô phỏng PV(t) của Warburton - Trường hợp 1 ..56
Hình 3.11 : Đường cong mô phỏng của mô hình Warburton - Trường hợp 1. .........57
Hình 3.12: Sơ đồ ngang, số liệu thời gian kế hoạch và thực tế theo EDM tại thời
điểm cập nhật cuối tuần 4 (Trường hợp 1)................................................................59
Hình 3.13: Sơ đồ ngang, số liệu thời gian kế hoạch và thực tế theo EDM tại thời
điểm cập nhật cuối tuần 4 (Trường hợp 2)................................................................60
Hình 3.14 : Sơ đồ khối của phương pháp đề xuất EDMG .........................................62
Hình 3.15: Sơ đồ ngang, số liệu thời gian kế hoạch và thực tế theo EDMG tại thời
điểm cập nhật cuối tuần 4 (Trường hợp 1)................................................................63
Hình 3.16: Sơ đồ ngang, số liệu thời gian kế hoạch và thực tế theo EDMG tại thời
điểm cập nhật cuối tuần 4 (Trường hợp 2)................................................................64
Hình 3.17: Sơ đồ ngang, số liệu thời gian kế hoạch và thực tế theo EDMG tại thời
điểm cập nhật cuối tuần 4 (Trường hợp 3)................................................................65
Hình 3.18 : Sơ đồ khối của phương pháp đề xuất Warburtonnew ..............................67
Hình 3.19: Hình ảnh sau khi cực tiểu tổng bình phương sai số trong phương pháp
đề xuất Warburtonnew (Trường hợp 1).......................................................................70
Hình 3.20: Hình ảnh các đường cong hạng mục chi phí trong phương pháp đề xuất
Warburtonnew (Trường hợp 1) ...................................................................................71
Hình 3.21: Hình ảnh các đường cong chi phí tổng trong phương pháp đề xuất
Warburtonnew (Trường hợp 1) ...................................................................................72
Hình 3.22: Hình ảnh sau khi cực tiểu tổng bình phương sai số trong phương pháp
đề xuất Warburtonnew (Trường hợp 2).......................................................................72
HVTH: Nguyễn Minh Đức

Trang ix



Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long

Hình 3.23: Hình ảnh các đường cong hạng mục chi phí trong phương pháp đề xuất
Warburtonnew (Trường hợp 2) ...................................................................................73
Hình 3.24: Hình ảnh các đường cong chi phí tổng trong phương pháp đề xuất
Warburtonnew (Trường hợp 2) ...................................................................................74
Hình 3.25: Hình ảnh sau khi cực tiểu tổng bình phương sai số trong phương pháp
đề xuất Warburtonnew (Trường hợp 3).......................................................................75
Hình 3.26: Hình ảnh các đường cong hạng mục chi phí trong phương pháp đề xuất
Warburtonnew (Trường hợp 3) ...................................................................................76
Hình 3.27: Hình ảnh các đường cong chi phí tổng trong phương pháp đề xuất
Warburtonnew (Trường hợp 3) ...................................................................................77
Hình 3.28 : Sơ đồ khối của hệ thống phương pháp đề xuất ......................................79
Hình 4.1 : Tiến độ kế hoạch của các công tác tổng theo hồ sơ dự thầu. ...................85
Hình 4.2 : Tiến độ kế hoạch và tiến độ thực tế vào ngày 02/06/2014. .....................86
Hình 4.3 : Tiến độ kế hoạch và tiến độ thực tế vào ngày 18/09/2014. .....................87
Hình 4.4: Hình ảnh sau khi cực tiểu tổng bình phương sai số các đường cong hạng
mục chi phí trong phương pháp đề xuất Warburtonnew .............................................89
Hình 4.5: Hình ảnh các đường cong mô phỏng các hạng mục chi phí theo phương
pháp đề xuất Warburtonnew vào ngày 02/06/2014 .....................................................90
Hình 4.6: Hình ảnh các đường cong mô phỏng chi phí tổng theo phương pháp đề
xuất Warburtonnew vào ngày 02/06/2014 ..................................................................91
Hình 4.7: Hình ảnh các đường cong mô phỏng các hạng mục chi phí theo phương
pháp đề xuất Warburtonnew vào ngày 18/09/2014 .....................................................92
Hình 4.8: Hình ảnh các đường cong mô phỏng chi phí tổng theo phương pháp đề
xuất Warburtonnew vào ngày 18/09/2014 ..................................................................93
Hình 4.6: So sánh sai số dự báo chi phí hoàn thành với thực tế của EVM và

Warburtonnew .............................................................................................................94
Hình 4.7: So sánh sai số dự báo thời gian hoàn thành với thực tế của EVM và
Warburtonnew .............................................................................................................95

HVTH: Nguyễn Minh Đức

Trang x


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long

MỤC LỤC KÍ HIỆU
BAC .............................................................................................................. Trang 17
SAC .............................................................................................................. Trang 17
PV ................................................................................................................. Trang 17
EV................................................................................................................. Trang 17
AC ................................................................................................................ Trang 17
CV ................................................................................................................ Trang 17
CPI ................................................................................................................ Trang 17
EAC .............................................................................................................. Trang 18
SV ................................................................................................................. Trang 18
SPI ................................................................................................................ Trang 18
ES ................................................................................................................. Trang 19
SVES .............................................................................................................. Trang 20
SPIES ............................................................................................................. Trang 20
BPD .............................................................................................................. Trang 21
TPD .............................................................................................................. Trang 21
AD ................................................................................................................ Trang 21

TED .............................................................................................................. Trang 22
TAD .............................................................................................................. Trang 22
ED(t) ............................................................................................................. Trang 22
DPI ............................................................................................................... Trang 22
DV ................................................................................................................ Trang 22
EADC ........................................................................................................... Trang 22
SSE ............................................................................................................... Trang 23
PV(t) ............................................................................................................. Trang 31
N ................................................................................................................... Trang 31
T ................................................................................................................... Trang 31
EV(t) ............................................................................................................. Trang 32
r..................................................................................................................... Trang 32
HVTH: Nguyễn Minh Đức

Trang xi


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long

Δτ .................................................................................................................. Trang 32
AC(t)............................................................................................................. Trang 32
c .................................................................................................................... Trang 32
α .................................................................................................................... Trang 68
PVn(t) ........................................................................................................... Trang 68
EVn(t) ........................................................................................................... Trang 68
ACn(t)........................................................................................................... Trang 68
DPIG.............................................................................................................. Trang 80
DVG .............................................................................................................. Trang 80

EDG............................................................................................................... Trang 80
TPDG ............................................................................................................ Trang 80
TEDG ............................................................................................................ Trang 80
TADG ............................................................................................................ Trang 80
C1 .................................................................................................................. Trang 82
C2 .................................................................................................................. Trang 82

PHẦN PHỤ LỤC
DANH MỤC BÀI BÁO KHOA HỌC ......................................................................99

HVTH: Nguyễn Minh Đức

Trang xii


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Giới thiệu chung
Số liệu thống kê của Tổng cục thống kê về tình hình tăng trưởng kinh tế xã hội
năm 2014 chỉ ra rằng “Về cơ cấu nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản chiếm tỷ trọng 18,12%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,50%; khu
vực dịch vụ chiếm 43,38%”; trong đó “Giá trị sản xuất xây dựng năm 2014 theo
giá so sánh 2010 ước tính tăng 7,6% so với năm 2013, bao gồm: Khu vực Nhà
nước giảm 10,9%; khu vực ngoài Nhà nước tăng 7,6%; khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài tăng 58%. Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất xây dựng công
trình nhà ở tăng 4,3%; công trình nhà không để ở tăng 4,1%; công trình kỹ thuật
dân dụng tăng 14,3%; hoạt động xây dựng chuyên dụng tăng 8,2%”. Số liệu cho

thấy xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân, và so với năm 2013
thì dự án có vốn đầu tư nước ngoài tăng 58% phản ánh đúng xu thế hội nhập kinh
tế của Việt Nam với thế giới sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới - WTO
ngày 11/01/2007.
Gần đây Việt Nam gia nhập liên minh kinh tế Á Âu - FTA ngày 29/5/2015 và
hướng tới mục tiêu thiết lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN - AEC vào năm 2015.
Vì thế để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh quốc tế, các nhà
thầu xây dựng cần nâng cao năng lực về quản lý vì thực tế so với các nước khác thì
năng suất lao động của việt Nam rất thấp “Theo số liệu của các tổ chức quốc tế ,
năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 qui đổi theo giá cố định 2005 PPP đạt
5440 USD/lao động, bằng 1/18 năng suất lao động của Singapore, bằng 1/6,5
Malaysia, 1/3 Thái Lan. Trong khu vực ASEAN, hiện tại năng suất lao động Việt
Nam chỉ cao hơn Myanmar, Cambodia và đang xấp xỉ với Lào”. Điều này ảnh
hưởng xấu đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam khi hội nhập với thế giới. Có
thể kể đến một số nhà thầu nổi bật của Việt Nam như Coteccons, Hòa Bình được
các chủ đầu tư nước ngoài tin tưởng lựa chọn làm nhà thầu chính. Sự tin tưởng này
không phải vì giá cả bởi vì giá thi công của Coteccons và Hòa Bình thường cao
hơn so với các nhà thầu Việt Nam khác; tuy nhiên hai nhà thầu này đảm bảo tiến

HVTH: Nguyễn Minh Đức

Trang 1


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long

độ bàn giao công trình đúng tiến độ đã cam kết với chất lượng đảm bảo. Chính vì
vậy để đạt được thành công các nhà thầu khác cần đảm bảo công trình hoàn thành

đúng thời hạn quy định, trong ngân sách cho phép và đạt được thành quả mong
muốn.
Thành quả
Mục tiêu
Yêu cầu về
Thành quả

Chi phí
Thời hạn
quy định
Ngân sách
cho phép

Thời gian

Hình 1.1 : Các mục tiêu chính của dự án

(Cao và Nguyễn, 2013)
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu
Trong quá trình thi công thực tế có rất nhiều nguyên nhân làm chi phí và tiến
độ hoạch định ban đầu không được đảm bảo. Theo nghiên cứu của Nguyễn Duy
Long và Lưu Trường Văn (2003) đã xem xét mức độ xuất hiện của các tình huống
không mong đợi liên quan đến các mục tiêu cơ bản của dự án, nghiên cứu đã chỉ
ra chậm tiến độ và vượt chi phí là các mục tiêu thất bại hay xuất hiện nhất thể
hiện ở bảng sau:

HVTH: Nguyễn Minh Đức

Trang 2



Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long
Bảng 1.1: Mục tiêu dự án không đạt

(Nguyễn & Lưu, 2003)
Xếp hạng

Nguyên nhân do

Trung Bình

Độ lệch chuẩn

1

Chậm tiến độ

3.73

1.11

2

Vượt chi phí

2.98

1.17


3

Tai nạn lao động

2.46

1.36

4

Chất lượng kém

2.34

1.17

5

Tranh chấp / Tranh cãi

2.21

1.17

Chính vì thế đảm bảo chi phí và đảm bảo tiến độ là hai tiêu chí quan trọng mà
các nhà thầu cần quan tâm nhất. Tuy nhiên, vào giai đoạn đầu thi công có rất nhiều
rủi ro không lường trước được làm tiến độ bị trễ và chi phí vượt so với kế hoạch đề
ra. Điều này rất dễ làm nhà thầu lúng túng trong việc đánh giá tình trạng chi phí,
tiến độ dự án và dự báo chi phí vượt và thời gian hoàn thành của dự án khi thực tế

thi công khác với kế hoạch . Chính vì thế việc đo lường và dự báo chi phí và thời
gian hoàn thành dự án vào giai đoạn sớm là công tác thiết yếu và quan trọng, nếu
dự báo có độ chính xác cao thì các nhà thầu có thể dự báo chi phí vượt và thời gian
hoàn thành chính xác sớm nhất để từ đó có phương án đối phó sáng suốt nhất. Vậy
làm thế nào để có thể đo lường đo lường chi phí, tiến độ sau đó dự báo chi phí và
thời gian hoàn thành dự án xây dựng vào giai đoạn sớm khi thực tế thi công khác
với kế hoạch?
Theo PMBOK 2000 thì chi phí dự án tích lũy theo thời gian thường có dạng
đường cong S. Chính vì vậy trong quá trình thi công khi chi phí thực tế sai khác so
với chi phí kế hoạch thì có thể dùng tính chất đường cong S của chi phí tích lũy để
đo lường và dự báo chi phí hoàn thành của dự án.Vậy làm sao để tìm được hàm
đường cong S phù hợp với chi phí tích lũy của từng dự án để đo lường và dự báo
chi phí hoàn thành thực tế khi chi phí thực tế thi công khác với chi phí kế hoạch ?
Quản lý chi phí và quản lý tiến độ là 2 vấn đề cốt lõi trong việc quản lý xây
dựng. Đã có rất nhiều phương pháp đo lường chi phí, tiến độ khi thi công thực tế
sai lệch so với kế hoạch và dự báo chi phí và thời gian hoàn thành thực tế của dự

HVTH: Nguyễn Minh Đức

Trang 3


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long

án. Vậy dùng phương pháp nào đáng tin cậy để đo lường chi phí và tiến độ khi thi
công thực tế sai lệch so với kế hoạch, rồi từ đó dự báo chi phí và thời gian hoàn
thành thực tế của dự án?
1.3. Mục tiêu nghiên cứu

Để giải quyết vấn đề đo lường chi phí và tiến độ sau đó dự báo chi phí và thời
gian hoàn thành của dự án khi thực tế thi công khác với kế hoạch đề ra, nghiên cứu
sẽ trả lời các câu hỏi trên thông qua việc tập trung giải quyết các mục tiêu :
• Mục tiêu 1: Tìm ra hàm hàm đường cong S phù hợp với chi phí tích lũy của
từng dự án để đo lường và dự báo chi phí hoàn thành thực tế khi chi phí thực tế
thi công khác với chi phí kế hoạch.
• Mục tiêu 2: Đề xuất hệ thống phương pháp đo lường chi phí và tiến độ sau
đó dự báo sớm chi phí và thời gian hoàn thành dự án thực tế khi thực tế thi công
khác với kế hoạch.
• Mục tiêu 3: Áp dụng hệ thống phương pháp đề xuất vào một dự án cụ thể ở
Việt Nam.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ 19/01/2015 đến 14/6/2015
- Đối tượng nghiên cứu : Các công trình Bê tông cốt thép
- Phạm vi nghiên cứu :
• Phân tích và thảo luận theo quan điểm của nhà thầu trong giai đoạn thi
công.
• Phân tích dự án không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố ảnh hưởng đến chi
phí, tiến độ như : Lạm phát, lãi suất, các nguyên nhân đột xuất làm dừng thi
công dài hạn.
1.5. Đóng góp dự kiến của nghiên cứu
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu nhằm mục đích đóng góp cho các nhà thầu hệ
thống đo lường chi phí và tiến độ thực tế so với kế hoạch ở giai đọan đầu thi công
sau đó dự báo chi phí và thời gian hoàn thành thực tế của dự án.

HVTH: Nguyễn Minh Đức

Trang 4



Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long

Về mặt lý luận: Nghiên cứu này phân tích ưu nhược điểm các phương pháp đo
lường và dự báo đã có đồng thời đóng góp thêm một hệ thống phương pháp đo
lường chi phí và tiến độ thực tế so với kế hoạch ở giai đọan đầu thi công sau đó dự
báo chi phí và thời gian hoàn thành của dự án.
1.6. Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề
Chương 2: Tổng quan
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Tình huống nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

HVTH: Nguyễn Minh Đức

Trang 5


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu chung
Chương này cho chúng ta cái nhìn tổng quan về các vấn đề liên quan đến đề tài
nghiên cứu thông qua các bài báo, tạp chí, luận văn. Từ đó giúp cho ta biết được
thực trạng của các đề tài nghiên cứu và mối quan hệ như thế nào với đề tài này.

2.2. Các khái niệm liên quan đến nghiên cứu
Đường cong S
Theo PMBOK 2000 “đường cong S là hình ảnh của chi phí, giờ lao động, phần
trăm công việc theo thời gian. Cái tên xuất phát từ hình dạng giống chữ S của
đường cong (bằng phẳng hơn ở điểm đầu và điểm cuối, dốc hơn ở giữa) đây chính
là kết quả của việc tiến hành dự án chậm lúc ban đầu, sau đó tăng tốc và lại chậm lại
ở cuối dự án. Chi phí dự án tích lũy theo thời gian thường có dạng đường cong S”

Hình 2.1 : Đường chi phí kế hoạch tích lũy một dự án xây dựng khu công nghiệp ở
Torino, Italy

(Marco, 2009)
Tiến độ kế hoạch
Là một kế hoạch tổ chức thi công được lập trước khi thi công công trình . Nó là
cơ sở để chủ đầu tư, nhà thầu làm căn cứ quản lý quá trình thi công.

HVTH: Nguyễn Minh Đức

Trang 6


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long

Tiến độ thực tế
Là tiến độ kế hoạch đã được điều chỉnh theo thực tế thi công dựa trên trình tự
thi công, khối lượng thực tế đã thực hiện của các công tác trên công trường.
Chuỗi các công tác găng
Là những công tác sắp xếp với nhau theo trình tự chuỗi mà độ dài của chuỗi này

sẽ quyết định thời gian của dự án (sự sắp xếp chuỗi do các mối quan hệ trình tự kỹ
thuật trước sau hoặc do các quan hệ giới hạn về tài nguyên, quan hệ tổ chức thi
công,…)
Thời điểm cập nhật thực tế
Là mốc thời gian mà tại đó có thể so sánh tiến độ kế hoạch và tiến độ thực tế thi
công dự án, từ đó có thể đánh giá dự án nhanh hay chậm tiến độ, tiết kiệm hay
vượt chi phí so với kế hoạch đề ra.
2.3. Các cơ sở lý thuyết liên quan đến nghiên cứu
Đo lường và dự báo chi phí và tiến độ dự án là công tác thiết yếu và quan trọng,
nếu dự báo có độ chính xác cao thì các nhà thầu và chủ đầu tư có thể điều chỉnh
các phương án tiến độ một cách hợp lí nhất để có thể đảm bảo được chi phí và tiến
độ hoàn thành dự án với lợi nhuận cao nhất cho cả hai bên. Chính vì thế đã có
nhiều mô hình nghiên cứu về vấn đề này. Một số phương pháp đã công bố và được
sử dụng :
2.3.1. Phương pháp lập Sơ đồ ngang (Gantt Chart)
Sơ đồ Gantt la một loại Sơ đồ ngang dùng để miêu tả lịch trình của dự án được
sáng lập bởi Karol Adamiecki vào năm 1986 và sau đó được phát triển bới Henry
Gantt vào năm 1910. Đó là một phương pháp tiến độ dạng đồ thị theo trục thời
gian, gồm các đường kẻ ngang đại diện cho các công tác, thời gian tương ứng
được thể hiện trên trục hoành thể hiện điểm khởi công và kết thúc của dự án tuy
nhiên lúc sơ khai này tiến độ Gantt chưa thể hiện được mối quan hệ giữa các công
tác.
Các công tác trong sơ đồ ngang có thể được sắp xếp theo phương thức triển khai
sớm hoặc triển khai chậm:

HVTH: Nguyễn Minh Đức

Trang 7



×