Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giấc ngủ ngon “Tài sản vô giá”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.01 KB, 2 trang )

Những rắc rối xung quanh giấc ngủ luôn là một trong những vấn đề khiến con người và khoa học phải
đau đầu để tìm cách giải quyết. Theo các tổ chức sức khỏe của nhiều quốc gia trên thế giới, chứng mất
ngủ là nguyên nhân làm tiêu tốn của xã hội hàng tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những thiệt
hại ban đầu cho việc sản xuất thuốc men, chi phí điều trị. Những thiệt hại mà căn bệnh mất ngủ gây ra
không đơn giản, không thể tính bằng tiền bạc, đó còn là những vấn đề rắc rối về sức khỏe. Và bởi vậy,
giấc ngủ ngon được ví như một “tài sản vô giá” đối với con người.
Tầm quan trọng của giấc ngủ
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã đưa ra một số lý do chứng minh tầm quan trọng của giấc ngủ đối
với sức khỏe và vẻ đẹp. Theo các bác sĩ: não bộ của con người sau một ngày làm việc căng thẳng cần phải
được nghỉ ngơi để có thời gian hồi phục và nạp năng lượng cho một ngày làm việc mới. Khi mất ngủ (chỉ
cần một vài ngày), con người có thể bị mắc các vấn đề rắc rối liên quan đến hệ thần kinh.
Thiếu ngủ là nguyên nhân dẫn đến tăng tốc độ lão hóa và nguy cơ ăn uống thất thường, dễ gây ra tình
trạng tăng cân. Những người ngủ ít hơn 6 tiếng một ngày, thậm chí còn có nguy cơ mắc bệnh liên quan
đến tim mạch và đột quỵ cao hơn người bình thường đến 50%. Có thể nói, thiếu ngủ sẽ khiến con người
chết nhanh hơn là thiếu ăn.

Những người ngủ ít hơn 6 tiếng một ngày, thậm chí còn có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tim mạch và
đột quỵ cao hơn người bình thường đến 50%. (Ảnh minh họa)
Ngủ bao nhiêu là đủ?
Trung bình, nam giới cần ngủ nhiều hơn phụ nữ. Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ cần ngủ khoảng
7giờ/đêm, trong khi đó nam giới cần khoảng 7,5giờ/đêm. Trẻ em và những người trẻ tuổi cần ngủ nhiều
hơn người lớn, còn người già thì ngủ ít hơn. Nguyên nhân là vì ở người già, nồng độ melatonin giảm
xuống, khiến người già nhạy cảm hơn với ánh sáng, do đó dễ bị mất ngủ hơn. Lượng melatonin của một
người thường cao hơn vào ban đêm và vào mùa đông, đó là lý do vì sao giấc ngủ vào mùa đông thường
kéo dài hơn so với mùa hè.
Lượng hormon melatonin cao nhất là ở trẻ em độ tuổi từ 5 - 6 tuổi, đến khi 60 tuổi, hàm lượng hormon
này giảm xuống khoảng 20%.
Những bước cơ bản để bắt đầu một giấc ngủ ngon
Trước tiên, cần chuẩn bị để có một giấc ngủ sâu. Định trước giờ bạn phải thức dậy trước khi ngủ, sau đó
trừ ngược đi khoảng ít nhất 7 tiếng để xác định giờ bạn nên đi ngủ. Chuẩn bị khoảng 15 phút trước khi
ngủ để làm vệ sinh cá nhân, chẳng hạn như đánh răng, 5 phút thư giãn tinh thần...


Nếu đã nằm xuống mà bạn vẫn trằn trọc không ngủ được trong vòng 15 phút, thì đừng nên nóng vội, hãy
ngồi dậy và hít thở sâu, hoặc tập một bài tập nhẹ nhàng sẽ mang lại hiệu quả thư giãn rất tốt. Bạn cũng có
thể tập một bài tập yoga hoặc đi bộ một chút để cho cơ thể và tinh thần được thư thái hơn.
Những điều nên tránh trước khi đi ngủ
Tuyệt đối tránh các loại đồ uống có chứa cồn, chất gây nghiện hoặc những bài tập vận động mạnh trước
khi đi ngủ ít nhất nửa giờ. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên tất cả mọi người nên tránh ăn hoặc uống các
loại đồ uống có chứa chất cafein hoặc uống thuốc, ít nhất là trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ. Một cốc
sữa ấm là thứ đồ uống lý tưởng nhất cho tất cả mọi người trước khi chuẩn bị đi ngủ.
Làm gì với chứng mất ngủ do bị dị ứng hoặc nghẹt thở?


Một điều hiển nhiên là cần phải nhanh chóng loại bỏ những vấn đề này nếu muốn có một giấc ngủ ngon.
Theo các bác sĩ, các loại thuốc có chứa thành phần bạc hà là cách điều trị hiệu quả đối với chứng nghẹt
mũi.

Ngủ dậy đúng giờ, vào cuối tuần, có thể ngủ thêm khoảng vài chục phút hoặc một giờ, song không nên
ngủ “nướng” quá lâu. Hãy tự tạo cho bản thân một thói quen tỉnh dậy đều đặn hàng ngày trong tuần. (Ảnh
minh họa)
Tự tạo cho mình một thời gian biểu khoa học và đều đặn
Ngủ dậy đúng giờ, vào cuối tuần, có thể ngủ thêm khoảng vài chục phút hoặc một giờ, song không nên
ngủ “nướng” quá lâu. Hãy tự tạo cho bản thân một thói quen tỉnh dậy đều đặn hàng ngày trong tuần. Nếu
tỉnh dậy vào lúc 6 giờ sáng thứ hai thì hãy cố gắng duy trì nó cho đến hết thứ sáu. Để tránh mệt mỏi, hãy
tập cho mình thói quen chợp mắt một lúc vào buổi trưa (không nên quá 30 phút). Nếu lâu hơn, bạn có thể
sẽ bị chìm vào giấc ngủ dài hơn và sẽ rất mệt mỏi khi tỉnh dậy.
Tạo môi trường phòng ngủ thân thiện cho sức khỏe
Để có một giấc ngủ ngon, yếu tố môi trường nơi phòng ngủ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Nơi lý
tưởng nhất là một căn phòng thoáng mát, có độ tối cần thiết. Theo các bác sĩ, không nên đặt các loại thiết
bị điện tử như tivi, máy tính trong phòng ngủ. Ánh sáng đèn ngủ phải ở mức vừa phải và tạo được sự kích
thích cho giấc ngủ của bạn. Ánh sáng quá nhiều chắc chắn sẽ khiến bạn không thể nào ngủ được hoặc làm
cho giấc ngủ không sâu.

Yếu tố thứ hai là quần áo ngủ, hãy chọn loại vải thoáng, mềm mại và rộng rãi để máu dễ lưu thông và tạo
cảm giác dễ chịu hơn cho bạn.
Yếu tố thứ ba là sự yên tĩnh, nếu phải ngủ trong một điều kiện có nhiều tiếng ồn, chắc chắn bạn sẽ bị đánh
thức giữa chừng và khi đó, bạn không thể có một giấc ngủ ngon.
Cuối cùng, giấc ngủ cực kỳ quan trọng đối với tất cả mọi người. Không có lý do gì mà con người lại lãng
phí 1/3 thời gian trong cuộc đời mình dành cho việc ngủ, duy nhất chỉ bởi giấc ngủ giúp mang lại sức
khỏe cho con người, giúp con người tồn tại và tiếp tục hoạt động... đồng thời cũng chính là bí quyết giúp
con người trẻ trung hơn, sống lâu hơn.



×