Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Tìm hiểu địa danh tỉnh Cà Mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.44 KB, 71 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thế giới khách quan, hầu hết các sự vật hiện tượng ra đời và tồn tại
đều có tên gọi cụ thể, đó có thể là tên người, tên các đồ vật hay tên các sông, các
núi, các vùng miền, các đơn vị hành chính,… những tên gọi ấy được đặt ra không
chỉ để gọi mà còn mang nhiều ý nghĩa khác. Việc nghiên cứu, tìm hiểu về các tên
gọi ấy đã hình thành nên một ngành khoa học gọi là Danh xưng học. Danh xưng
học nghiên cứu về người thì được gọi là Nhân danh học, còn nghiên cứu về các đối
tượng địa lí thì gọi là Địa danh học.
Địa danh được cấu tạo từ chất liệu ngôn ngữ, chịu sự tác động và chi phối
của ngôn ngữ, vì thế chúng ta khó có thể hiểu và giải thích một cách đầy đủ về địa
danh nếu như không sử dụng những tri thức về ngôn ngữ, nhưng đồng thời, nghiên
cứu về địa danh cũng chính là góp phần làm cho nội dung ngôn ngữ thêm phong
phú. Trong ngôn ngữ thì nhìn chung cả về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng đều có sự
chi phối nhất định đối với việc cấu tạo địa danh, vì vậy có thể xem địa danh như là
một nguồn tư liệu quý giá trong việc nghiên cứu về ngôn ngữ.
Địa danh không chỉ đơn thuần là tên gọi mà nó còn gắn bó chặt chẽ với văn
hóa, có mối quan hệ khăng khít với địa lí, con người cũng như lịch sử phát triển của
một vùng đất nhất định. Qua một địa danh nào đó, ta có thể tìm hiểu được quá trình
lịch sử, đặc trưng văn hóa, ngôn ngữ, đời sống sinh hoạt, hay thậm chí là ước mơ,
khát vọng của con người ở vùng đất đó. Trong một vùng đất có nhiều dân tộc cùng
chung sống, địa danh ở nơi đó cũng mang dấu tích của nhiều ngôn ngữ khác nhau,
việc nghiên cứu địa danh là góp phần cũng cố tính thống nhất của ngôn ngữ dân tộc,
đồng thời phát huy được sự phong phú và nét đặc trưng của ngôn ngữ địa phương.
Cà Mau – vùng đất cuối trời của Tổ quốc, đóng vai trò như chiếc mũi tàu
ngày đêm không ngừng bồi đăp phù sa lấn ra biển lớn. Cà Mau là vùng sông nước
với hệ thống sông ngòi chằng chịt, phần lớn diện tích là chăn nuôi thủy sản, cư dân
ở đây chủ yếu là dân tộc Kinh, ngoài ra còn có dân tộc Hoa, Khmer và một bộ phận
nhỏ các dân tộc ít người khác, con người ở đây sống phóng khoáng, giản dị và vô
cùng hiếu khách. Cà Mau là một vùng đất trẻ, là tỉnh được khai khẩn muộn màng so
với các tỉnh khác trong khu vực, với lịch sử hình thành và phát triển khoảng 300


năm, nhưng cho đến hiện tại Cà Mau đã khẳng định được vị trí của mình trong khu
1


vực cũng như trong cả nước. Những đặc điểm đó của Cà Mau đã phần nào thể hiện
qua các địa danh ở Cà Mau.
Là sinh viên ngành Văn học, có điều kiện học tập về ngôn ngữ học, nhận
thấy rằng việc tìm hiểu nguồn gốc và lí giải ý nghĩa của một từ, một tên người hay
một địa danh có nhiều điều thú vị. Đồng thời cũng là một người con của vùng đất
Cà Mau, nhiều lần tôi thắc mắc vì sao tỉnh mình lại có tên gọi là Cà Mau mà không
phải là một tên nào khác, trong tỉnh thì có tên gọi của các huyện, tại sao gọi là
huyện Đầm Dơi, U Minh, Năm Căn, Trần Văn Thời…, những tên gọi đó vì đâu mà
có và nó có ý nghĩa gì? Những thắc mắc đó đã thôi thúc tôi tìm hiểu để tìm ra câu
trả lời.
Việc tìm hiểu về những địa danh ở Cà Mau đã có một số bài báo viết về các
giai thoại của các địa danh, ví dụ như “Giai thoại về địa danh Năm Căn”, “Giai
thoại về địa danh Cái Tàu”,… Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách hệ thống về các địa danh ở Cà Mau. Vì những lí do nêu trên,
chúng tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu địa danh tỉnh Cà Mau” để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
Có thể nói ngành Địa danh học ở Việt Nam là một ngành khoa học còn khá
trẻ, việc nghiên cứu về địa danh ở Việt Nam bắt đầu muộn hơn so với các nước
phương Tây, mặc dù vậy, từ thời Bắc thuộc, địa danh Việt Nam đã được đề cập đến
trong các sách: Tiền Hán thư, Hậu Hán thư, Địa lí chí,… tuy nhiên, các sách này là
sách do người Hán biên soạn và mục đích biên soạn chủ yếu là để tìm hiểu địa lí,
địa danh nhằm phục vụ cho cuộc xâm lược nước ta.
Sau thời Bắc thuộc, đặc biệt là từ thế kỉ XIV trở đi, việc nghiên cứu địa
danh mới được các nhà nghiên cứu Việt Nam thực hiện, lúc này địa danh bước đầu
được thu thập, tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa. Có thể kể đến những tác phẩm tiêu

biểu đó là: An Nam chí lược của Lê Hắc (1333), Dư địa chí của Nguyễn Trãi
(1435), Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1776); Lịch triều hiến chương loại chí
(Phan Huy Chú); Đại Nam nhất thống chí của Đặng Xuân Bảng (1882),…
Đến giữa thế kỉ XX, khi mà ngành Địa danh học trên thế giới đã bước vào
giai đoạn phát triển thì địa danh học Việt Nam mới dần dần hình thành, có thể nói
vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam thực sự có bước tiến đáng kể từ năm 1960
2


trở đi với công trình Mối quan hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài
tên sông (1964) của Hoàng Thị Châu, đây được xem là công trình đi tiên phong
trong lĩnh vực nghiên cứu địa danh dưới góc nhìn ngôn ngữ học. Tiếp sau đó là bài
Thử bàn về địa danh Việt Nam (1976) của Trần Thanh Tâm, nêu lên một số vấn đề
cơ bản về địa danh và địa danh học Việt Nam.
Công trình khoa học Những đặc điểm chính của địa danh ở thành phố Hồ
Chí Minh là luận án phó tiến sĩ của Lê Trung Hoa được bảo vệ thành công vào năm
1990, sau khi bảo vệ luận án thành công, ông in thành sách Địa danh ở thành phố
Hồ Chí Minh (1991). Đây là công trình trình đầu tiên nghiên cứu địa danh dưới góc
độ ngôn ngữ học và trình bày khá hệ thống những vấn đề mà người nghiên cứu địa
danh cần quan tâm (phân loại và định nghĩa địa danh, nguyên tắc và phương pháp
nghiên cứu địa danh, các phương thức đặt địa danh, cấu tạo địa danh, ý nghĩa và
nguồn gốc một số địa danh,…)
Ngoài ra, thời gian này còn có một luận án phó tiến sĩ và hai luận án tiến sĩ
về địa danh, đó là: Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng (1996) của
Nguyễn Kiên Trường, Nghiên cứu địa danh Quảng Trị (2003) của Từ Thu Mai và
Những đặc điểm chính của địa danh Đak Lak (2003) của Trần Văn Dũng.
Bên cạnh những luận án trên, còn có cuốn sách Địa danh Việt Nam (1993)
sau này tái bản đổi tên thành Một số vấn đề về Địa danh học Việt Nam (2000) của
Nguyễn Văn Âu nêu khái quát về đặc điểm địa danh Việt Nam, phân loại và phân
vùng địa danh rồi khảo sát cụ thể 8 loại địa danh.

- Về phân loại, ông phân loại địa danh theo 3 cấp: loại, kiểu và dạng địa danh.
+ Loại địa danh: địa danh tự nhiên và địa danh kinh tế - xã hội
+ Kiểu địa danh (7 kiểu): thủy danh, sơn danh, lâm danh, làng xã, huyện thị,
tỉnh - thành phố và quốc gia.
+ Dạng địa danh (12 dạng): sông ngòi, hồ đầm, đồi núi, hải đảo, rừng, truông
trảng, làng - xã, huyện - quận, thị trấn, tỉnh, thành phố, quốc gia. [3; 38-41]
Nhìn chung, cách phân loại của Nguyễn Văn Âu khá chi tiết và phức tạp.
- Theo Nguyễn Văn Âu, “phân vùng địa danh là sự phân chia địa danh
thành các khu vự khác nhau trên lãnh thổ, công việc này có ý nghĩa lớn trong việc
tìm hiểu lịch sử hình thành dân tộc, quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ,

3


đặc biệt là ngôn ngữ dân tộc” [3; 41]. Ông phân vùng địa danh thành: miền địa
danh, khu địa danh và vùng địa danh.
+ Có các miền địa danh: Nam Á, Nam đảo, Hán - Tạng
+ Các khu địa danh: Việt - Mường, Mol – Khmer, Tày Thái, H’Mông – Dao,
Chàm – Jarai, Ê đê, Tạng - Miến, Hán – Hoa
+ Các vùng địa danh: Việt, Mường, Banar – Tà ôi, Thái, Khmer, Dao, Tày –
Nùng, Càm, Ê đê,…
Cuốn Địa danh học Việt Nam (2006) của Lê Trung Hoa đã có những đóng
góp mới mẻ hơn vào ngành Địa danh học Việt Nam.
Về phân loại:
- “Theo đối tượng, ta có thể phân ra:
+ Địa danh chỉ địa hình thiên nhiên (địa danh chỉ địa hình)
+ Địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều (địa
danh công trình xây dựng)
+ Địa danh chỉ các đơn vị hành chính (địa danh hành chính)
+ Địa danh chỉ vùng (địa danh vùng)” [8; 16]

- “Theo ngữ nguyên, ta có thể chia địa danh thành 4 nhóm lớn:
+ Địa danh thuần Việt
+ Địa danh Hán Việt
+Địa danh bằng các ngôn ngữ dân tộc tiểu số
+Địa danh bằng các ngoại ngữ” [8; 17]
Cách phân loại theo đối tượng của Lê Trung Hoa khá dễ hiểu, rõ ràng và
logic. Ngoài ra, công trình này đã trở thành nguồn tư liệu quý giá đối với những ai
quan tâm đến Địa danh học, trong công trình này ông đã trình bày rất nhiều nội
dung về địa danh, các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh, các phương
thức đặt địa danh và cấu tạo địa danh,…
Ngoài ra còn có một số cuốn từ điển địa danh đáng chú ý: Sổ tay địa danh
Việt Nam (1995) của Đinh Xuân Vịnh, Sổ tay địa danh Việt Nam (1998) của
Nguyễn Dược – Trung Hải, Từ điển bách khoa địa danh Hải Phòng (1998) do Ngô
Đặng Lợi chủ biên…

4


2.2. Nghiên cứu điạ danh ở Nam Bộ
Về vấn đề nghiên cứu địa danh ở Nam Bộ, phải kể đến các công trình nghiên
cứu của Lê Trung Hoa, trước hết là quyển Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh
(1991), kế đó là quyển Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ và tiếng Việt văn học
(2002) tập hợp những bài viết ngắn của Lê Trung Hoa về nhiều vấn đề, trong đó có
khảo sát được địa danh của một vài tỉnh, thành phố như thành phố Hồ Chí Minh,
Đồng Nai, Sóc Trăng, Cần Thơ, tìm hiểu địa danh bằng chữ và địa danh bằng số,
vấn đề dịch các địa danh thuần Việt ở Nam Bộ từ các văn bản Hán,… Từ điển địa
danh thành phố Sài Gòn (2003) gồm khoảng 4700 địa danh là toàn bộ những địa
danh đã xuất hiện từ thế kỉ XVII trên địa bàn Sài Gòn – Gia Định xưa và thành phố
Hồ Chí Minh nay, kể cả những địa danh đã mất. Ngoài ra, ông còn có rất nhiều bài
viết về vấn đề nghiên cứu địa danh, mà đặc biệt là địa danh ở Nam Bộ như: Tìm

hiểu ý nghĩa và nguồn gốc của thành tố chung “Cái” trong địa danh Nam Bộ,
Nguồn gốc và ý nghĩa một số địa danh ở miền Đông Nam Bộ, Vài nét về địa danh
Tây Ninh, Từ địa phương chỉ địa hình trong địa danh Nam Bộ,... Có thể xem Lê
Trung Hoa như một người tiên phong, một người thầy, một người có nhiều đóng
góp và ảnh hưởng đáng kể trong ngành Địa danh học Việt Nam.
Ngoài ra, còn có công trình Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ (1999)
của Bùi Đức Tịnh, trong công trình này, tác giả đã chỉ ra 4 nhóm loại vật thể thường
được dùng trong việc đặt địa danh, đó là:
- Các loại vật thể tự nhiên với cách gọi tên đặc biệt của Nam Bộ
“Tên gọi chung từng loại vật thể là một danh từ chung, dùng cho tất cả các
vật thể cùng một loại. Nhưng thường để tạo địa danh, chỉ cần kết hợp một danh từ
chung với một danh từ chung khác, hay một tính từ, một ngữ. Do đó, biết được định
nghĩa của loại danh từ chung đặc biệt chỉ các vật thể tự nhiên này là có được một
chỉ dẫn cần thiết trong việc tìm hiểu một số địa danh ở Nam Bộ” [16; 11]. Theo đó,
ông đưa ra 28 danh từ chung thuộc loại này, ví dụ như: rạch, bãi, cồn, hòn, đầm,
gành, xẻo, rạch,…
- Các vị trí liên hệ đến giao thông: bến, vàm, cầu, dốc, truông,…
- Các vị trí tập hợp cư dân: xóm và chợ
- Các đơn vị hành chính, quân sự: dinh, trấn, thành, đồn, thủ,…

5


Công trình này đã trình bày một cách tổng quát việc tìm hiểu các địa danh ở
Nam Bộ, tạo điều kiện để củng cố tính thống nhất của ngôn ngữ dân tộc, đồng thời
phát huy khả năng đóng góp của từ địa phương vào sự phong phú hóa ngôn ngữ
thống nhất.
Nhìn chung, ngành nghiên cứu địa danh ở Nam Bộ còn non trẻ, nhưng đang
ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng, nhiều luận văn tốt nghiệp, luận
văn thạc sĩ đã chọn đề tài nghiên cứu địa danh, ví dụ như luận văn thạc sĩ “Những

đặc điểm chính của địa danh ở Vĩnh Long” (2008) của Nguyễn Tuấn Anh, luận văn
thạc sĩ ngành ngôn ngữ học “Tìm hiểu địa danh Bến Tre”,…
2.3. Nghiên cứu địa danh trong tỉnh Cà Mau
Cà Mau xưa là quyển sách do hai tác giả Nghê Văn Lương và Huỳnh Minh
đã sưu khảo và ghi chép lại những đặc điểm, những dữ kiện về vùng đất, lịch sử, địa
lí, văn hóa, con người của vùng đất Cà Mau, trong đó tác giả có nói về địa danh Cà
Mau như sau:
“Cũng như nhiều tỉnh khác, tên sông, rạch, xóm và ấp thường đặt ra do thổ
sản hoặc lấy tên người đến lập nghiệp trước nhất, hoặc căn cứ vào một vài kỉ niệm
nào đó. Rồi lâu ngày theo lối truyền khẩu, địa danh trở nên sai lệch, nhiều khi
không còn ý nghĩa gì hết, nhưng ai nấy cũng gọi theo thói quen” [13; 196]. Tác giả
đưa ra bằng chứng:
- Đặt địa danh theo tên những người đến ở trước: xóm ông Tự, kinh xáng Bà
Kẹo, lung Bà Đội Om, xóm bà Bèo,…
- Đặt theo thổ sản, thú vật và cây cối: rạch Muối, rạch Vọp, Bàu Sen, xóm Ô
Rô, sông Gành Hào,…
- Đặt theo tục lệ hay một vài kỉ niệm: kinh 16, sông Bảy Háp, vịnh La Làng,
vịnh Nước Sôi,…
Nhìn chung, vấn đề nghiên cứu về địa danh tỉnh Cà Mau là một vấn đề còn
nhiều mới mẻ, cho đến hiện tại vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về địa danh
Cà Mau một cách có hệ thống dưới góc độ ngôn ngữ, chỉ có những bài báo lí giải
tên gọi một số địa danh riêng lẻ, hay những cuốn sách viết về lịch sử đảng bộ tỉnh
Cà Mau và các huyện cũng có đề cập đến địa danh, hay một số ít công trình nghiên
cứu tổng hợp như Cà Mau xưa,… Vì thế, chúng tôi hi vọng rằng, luận văn sẽ góp
phần làm rõ một số vấn đề có liên quan đến địa danh tỉnh Cà Mau.
6


3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài “Tìm hiểu địa danh tỉnh Cà Mau” sẽ hướng đến những mục đích cụ

thể sau đây:
- Xác định những cơ sở lí luận liên quan đến nghiên cứu địa danh và địa
danh học.
- Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và các phương thức định danh của địa danh tỉnh
Cà Mau.
- Chỉ ra nguyên nhân biến đổi cũng như các quy luật biến đổi của địa danh
tỉnh Cà Mau.
- Lí giải nguồn gốc, ý nghĩa của một số địa danh tiêu biểu, qua đó làm nổi
bật các đặc điểm địa lí, truyền thống lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ của tỉnh Cà Mau.
- Trong chừng mực nhất định, chỉ ra được giá trị, vị trí, vai trò và mối liên hệ
giữa địa danh học với các ngành khoa học khác, đặc biệt là ngôn ngữ học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống địa danh có ở Cà Mau, trong
đó bao gồm các địa danh hành chính, các địa danh nhân tạo (cầu, đường, cống,…),
các địa danh thiên tạo (sông, núi,…) và các địa danh có ý nghĩa quan trọng góp
phần tạo nên sự ấn tượng, đặc biệt của Cà Mau so với các tỉnh thành khác trong vùng.
Vấn đề nghiên cứu địa danh rất phức tạp, trên cơ sở kế thừa và tiếp thu của
những người đi trước cộng với điều kiện hiện tại luận văn chỉ tập trung vào các nội
dung chủ yếu như: phương thức đặt địa danh, cấu tạo địa danh, vấn đề biến đổi địa
danh, cũng như nguồn gốc - ý nghĩa và giá trị phản ánh hiện thực của những địa
danh ở Cà Mau.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp cơ bản sau đây:
5.1. Phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ
Địa danh học là nột khoa học liên quan chặt chẽ với ngôn ngữ, nên phương
pháp nghiên cứu ngôn ngữ sẽ là phương pháp mà chúng tôi sử dụng phổ biến trong
luận văn này. Phương pháp này thường dựa vào nghĩa của từ để nghiên cứu địa
danh. Địa danh được cấu tạo như thế nào và có ý nghĩa gì? Tên gọi đó có liên quan
gì đến đối tượng, phản ánh được đặc điểm gì của đối tượng? Đó là một vài câu hỏi
cơ bản ta cần phải trả lời khi tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của địa danh. Ngoài ra,

7


trong phương pháp này, đôi khi ta còn cần phải tìm hiểu nghĩa gốc của từ, hoặc các
ngôn ngữ của dân tộc khác để nghiên cứu địa danh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Đây cũng là một phương pháp không kén quan trọng, bởi địa danh không chỉ
liên quan đến ngôn ngữ học mà còn liên quan đến các ngành khoa học khác như địa
lí học, lịch sử học, văn hóa học,... Trong luận văn “Tìm hiểu địa danh tỉnh Cà Mau”
đòi hỏi người nghiên cứu phải biết được địa lí, lịch sử, hiểu được tập quán, đời sống
văn hóa của người dân Cà Mau để từ đó vận dụng vào việc lí giải nguồn gốc, cũng
như ý nghĩa của các địa danh.
5.3. Phương pháp thống kê, phân loại
Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu về địa danh.
Trước khi tiến hành nghiên cứu địa danh của một vùng cần phải tiến hành thống kê,
phân loại địa danh của vùng đó: thống kê và phân loại địa danh giúp người nghiên
cứu nắm bắt được số lượng địa danh, phân chia địa danh thành từng loại theo các
tiêu chí, qua đó nhận diện đặc điểm riêng của từng loại và khái quát đặc điểm chung
của toàn bộ địa danh trong vùng.
Trước khi tiến hành thống kê địa danh ở Cà Mau, chúng tôi đã thu thập cứ
liệu trên bản đồ Cà Mau, các tạp chí tại địa phương, các trang báo mạng và tiến
hành liên hệ thực tế tại địa phương. Sau bước thống kê là tiến hành phân loại, địa
danh Cà Mau được phân loại theo các tiêu chí: địa danh chỉ địa hình thiên nhiên, địa
danh chỉ các công trình xây dựng, địa danh chỉ các đơn vị hành chính,… Ngoài ra,
địa danh Cà Mau còn được chia thành những loại nhỏ hơn, như: địa danh mang tên
người, địa danh mang tên con vật, địa danh mang tên cây cối, địa danh nói lên đặc
điểm địa hình…
Ngoài ra, địa danh còn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác như điền
dã, giải thích, so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp,… để có cái nhìn đa chiều,
chính xác hơn về địa danh.

TIỂU KẾT
Địa danh học là một ngành khoa học đầy thú vị, nghiên cứu địa danh là
nghiên cứu về nguồn gốc, ý nghĩa, cấu tạo và giá trị hiện thực mà địa danh nó phản
ánh. Ngành nghiên cứu về Địa danh học ở Việt Nam đang ngày càng phát triển,
ngoài những nhà nghiên cứu kì cựu về Địa danh học như Lê Trung hoa, Bùi Đức
8


Tịnh, Nguyễn Văn Âu, thì ngày càng thu hút được sự quan tâm của những sinh
viên, những nghiên cứu sinh trẻ tuổi. Nghiên cứu địa danh là một công việc rất phức
tạp, đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa nhiều phương pháp nghiên cứu, có nhiều
phương pháp như: ngôn ngữ học kết hợp với lịch sử học, đị lí học, văn hóa học,
thống kê - phân loại, so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp, giải thích, điền dã,…
Địa danh Cà Mau phong phú và đa dạng, là một đề tài còn mới mẻ, chưa có nhiều
người nghiên cứu.

9


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Vấn đề chung về địa danh và địa danh học
1.1.1. Định nghĩa về địa danh
Bất cứ một quốc gia nào trên thế giới cũng có những điểm riêng biệt về địa
lí, lịch sử của nước mình, mỗi nước có hệ thống tên gọi riêng về tên người, địa lí,...
đặc biệt về tên gọi địa lí (còn gọi là địa danh) thì hoàn toàn khác biệt, bởi mỗi nước,
mỗi vùng có những cách đặt tên mang tính đặc trưng. Vì vậy, địa danh rất phong
phú và đa dạng. Địa danh - Toponima hay Toponoma được dịch là "tên gọi vị trí" là
thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Tuy nhiên, lí giải một cách đầy đủ và
chính xác khái niệm địa danh là gì không hề đơn giản. Nếu hiểu theo lối chiết tự thì

"địa danh" là tên đất. Cách hiểu này mang tính bó hẹp phạm vi của địa danh. Bởi
địa danh không chỉ là tên gọi của các đối tượng địa lí gắn với từng vùng đất cụ thể
mà còn có thể là tên gọi đối tượng địa lí cư trú sinh sống (địa danh hành chính), hay
các công trình do con người xây dựng (địa danh nhân tạo), hoặc đối tượng địa hình
thiên nhiên (địa danh thiên nhiên). Địa danh nói riêng và từ nói chung đều nằm
trong kho từ vựng của một ngôn ngữ. Vì thế, nó được sử dụng và chịu sự tác động
của các quy tắc ngôn ngữ về các mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa. Hiện
nay trong giới nghiên cứu địa danh vẫn chưa có sự thống nhất nhau về khái niệm
địa danh. Địa danh được giải thích một cách dễ hiểu và ngắn gọn nhất trong hai
cuốn từ điển: Từ điển Hán Việt, Đào Duy Anh giải thích "Địa danh là tên gọi các
miền đất", còn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên lại coi "Địa danh là tên
đất, tên địa phương". Gần với cách hiểu này, Nguyễn Văn Âu cũng quan niệm địa
danh là "tên gọi các địa phương hay tên gọi địa lí" [3]. Định nghĩa một cách đầy đủ
hơn, bao quát hơn sau khi trình bày hàng loạt các vấn đề liên quan đến địa danh,
A.V.Supêranskaia trong cuốn Địa danh là gì? đã viết như sau: "Địa danh học - đó là
một chuyên ngành của ngành ngôn ngữ học, nghiên cứu về lịch sử hình thành, thay đổi
và chức năng của các tên gọi địa lí. Thành tố lịch sử trong địa danh học là bắt buộc".
Còn nhiều cách định nghĩa khác có thể lí giải rõ ràng hơn về địa danh, ở đây
có thể chia làm hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất nghiêng về nghiên cứu địa danh
gắn với địa lí - văn hoá, Nguyễn Văn Âu đại diện cho quan điểm này cho rằng: "Địa
10


danh là tên đất, gồm tên sông, núi, làng mạc... hay là tên các địa phương, các dân
tộc" [3; 15]. Quan điểm thứ hai nghiêng về nghiên cứu địa danh theo góc độ ngôn
ngữ học. Đại diện cho quan điểm này là Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trường, Từ
Thu Mai, Phạm Xuân Đạm. Lê Trung Hoa quan niệm: "Địa danh là những từ hoặc
ngữ cố định được dùng làm tên riêng của địa hình thiên nhiên, các công trình xây
dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ" [6; 15].
Nguyễn Kiên Trường cũng khẳng định: "Địa danh là tên riêng của các đối

tượng địa lí tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất" [17; 16].
Từ Thu Mai cho rằng: "Địa danh là những từ ngữ chỉ tên riêng của các đối
tượng địa lý có vị trí xác định trên bề mặt trái đất" [14; 21].
Phạm Xuân Đạm đưa ra định nghĩa về địa danh và địa danh học như sau:
"Địa danh là lớp từ ngữ đặc biệt được định ra để đánh dấu vị trí, xác lập tên gọi các
đối tượng địa lí tự nhiên và nhân văn. Địa danh học là một ngành của ngôn ngữ học
nghiên cứu hệ thống địa danh về các mặt: nguồn gốc, cấu trúc, ý nghĩa, sự chuyển
hoá, biến đổi, các phương thức định danh” [4; 12].
Như vậy, trừ định nghĩa của Nguyễn Văn Âu, các định nghĩa còn lại đều nêu
rất cụ thể về những vấn đề liên quan đến địa danh, tuy nhiên mỗi định nghĩa vẫn có
nét riêng, định nghĩa địa danh của Phạm Xuân Đạm vừa mang tính kế thừa những
người đi trước vừa có tính tiến bộ khi nhấn mạnh hơn vào chức năng và đối tượng
của địa danh. Lê Trung Hoa mặc dù đã gắn địa danh với ngôn ngữ nhưng thiên về
tính lí thuyết và việc chỉ ra phạm vi của định nghĩa, cách phân loại các địa danh.
Còn Nguyễn Kiên Trường, trong định nghĩa của mình đã nêu giới hạn phạm vi của
địa danh "...có vị trí xác định trên bề mặt trái đất" [17]. Cũng giống như Lê Trung
Hoa, Nguyễn Kiên Trường chia địa danh thành từng loại nhỏ, ngoài ra, ông còn tiến
hành phân loại theo nguồn gốc, chức năng của địa danh. Từ Thu Mai khẳng định,
khi phân tích định nghĩa địa danh cần chú ý đến những vấn đề nội tại trong bản thân
định nghĩa.
Trong bốn định nghĩa nằm trong quan điểm thứ hai, theo chúng tôi, định
nghĩa của Phạm Xuân Đạm là chuẩn xác hơn cả bởi định nghĩa này nhấn mạnh đủ
các đối tượng và đặc điểm chức năng của địa danh. Chính vì thế, chúng tôi hiểu địa
danh theo quan niệm của Phạm Xuân Đạm và trong quá trình nghiên cứu địa danh
Cà Mau, chúng tôi cũng đi theo hướng này. Qua tất cả những điều đã trình bày ở
11


trên, chúng tôi hiểu địa danh như sau: “Địa danh là từ hoặc cụm từ dùng để đặt tên
cho các đối tượng địa lí tự nhiên và nhân văn. Địa danh thường gần gũi với con

người, thực vật, động vật”.
1.1.2. Phân loại địa danh
Qua những tài liệu tham khảo, chúng tôi nhận thấy rằng: hiện nay chưa có sự
thống nhất trong cách phân loại địa danh giữa các nhà nghiên cứu. Điều này không
chỉ xảy ra với các nhà nghiên ở Việt Nam mà còn xảy ra với các nhà nghiên cứu địa
danh trên thế giới.
Ở Nga, các nhà địa danh học G. P. Smolicnaja và M. V. Gorbanevskij chia
địa danh làm 4 loại: phương danh (tên các địa phương); sơn danh (tên núi, đồi,
gò...); thuỷ danh (tên các dòng chảy, ao, đầm, vịnh, vũng...) và phố danh (tên các
đối tượng trong thành phố). Còn A.V.Supêranskaia lại chia địa danh thành 7 loại:
phương danh, thuỷ danh, sơn danh, phố danh, viên danh (tên các quảng trường), lộ
danh, đạo danh (tên các đường giao thông trên đất, dưới đất, trên nước, trên không).
Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Âu chia địa danh thành 2 loại: địa danh tự nhiên
và địa danh kinh tế - xã hội với 7 kiểu: thuỷ danh, lâm danh, sơn danh, làng xã,
huyện thị, tỉnh, thành phố, quốc gia và 12 dạng: sông ngòi, hồ đầm, đồi núi, hải
đảo, rừng rú, truông - trảng, làng - xã, huyện - quận, thị trấn, tỉnh, thành phố, quốc
gia,... [3; 37]. Cách phân loại này của tác giả dễ thống kê, phân loại nhưng hơi tỉ mỉ,
chi tiết, tính khái quát chưa cao.
Lê Trung Hoa phân loại địa danh dựa theo hai tiêu chí: tự nhiên và không tự
nhiên. Trong địa danh không tự nhiên (địa danh nhân tạo) tác giả lại chia thành ba
loại nhỏ: Địa danh chỉ các công trình xây dựng; Địa danh chỉ các đơn vị hành
chính; Địa danh chỉ các vùng. Cách chia này khá hợp lí và khoa học bởi một phần
do tác giả đã căn cứ vào nguồn gốc để phân loại địa danh.
Trên cơ sở kể thừa quan điểm của những nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi
đồng ý với cách phân loại địa danh của Lê Trung Hoa, chia địa danh Cà Mau thành
4 loại chính:
- Địa danh chỉ địa hình tự nhiên: là những địa danh chỉ các đối tượng tự
nhiên, là tên những con sông, rạch, bàu, gò, vàm,…

12



- Địa danh hành chính: là những địa danh chỉ các đơn vị hành chính có biên
giới rõ ràng, có diện tích, nhân khẩu, có người đứng đầu và chịu sự quản lí của Nhà
nước, bao gồm tên tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn, ấp, khóm,…
- Địa danh chỉ công trình xây dựng: là địa danh chỉ các công trình do con
người xây dựng, bao gồm các tên cầu, cống, đường, chợ, công viên,…
- Địa danh vùng: là địa danh chỉ các vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ
ràng, có thể là tên xóm, tên vùng, tên khu vực nằm trong làng xã hay địa phương
lớn hơn.
1.1.3. Vị trí địa danh học trong ngôn gữ học
Ngôn ngữ học có 3 ngành chính là Ngữ âm học, Từ vựng học và Ngữ pháp
học. Trong Từ vựng học có một ngành nhỏ là Danh xưng học (Onomasiologie/
Onomastique) chuyên nghiên cứu tên riêng. Danh xưng học gồm hai ngành nhỏ hơn
là Nhân danh học và Địa danh học. Nhân danh học (Anthroponymie) thì chuyên
nghiên cứu về tên người, gồm họ, tên chính, tên đệm, tự, hiệu, bút danh, bí danh,…
Địa danh học (Toponymie) thì nghiên cứu về nguồn gốc, ý nghĩa và cả những
chuyển biến của địa danh.
Địa danh học chia thành nhiều ngành nhỏ hơn: Thủy danh học (chuyên
nghiên cứu về tên các sông rạch), Sơn danh học (nghiên cứu về tên núi đồi),
Phương danh học (nghiên cứu về tên của các địa điểm quần cư), Phố danh học
(nghiên cứu về các đối tượng trong thành phố như tên đường, tên phố, tên các
quảng trường,…)
1.1.4. Vấn đề viết hoa địa danh
Hiện nay, trên các tài liệu sách báo toàn quốc, nhìn chung cách viết địa danh
Việt Nam tương đối thống nhất theo nguyên tắc: viết hoa tất cả các thành tố và
không gạch nối, ví dụ: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng,… (trừ các địa danh gốc
phương Tây được phiên âm, như Pa-ri, Mat-xcơ-va,…).
Tuy nhiên, vẫn còn một số địa danh Việt Nam còn được viết theo nhiều cách
khác nhau. Cùng một đối tượng nhưng có người viết thành phố Hồ Chí Minh, rạch

Chiếc, cầu Bông, phường 2,…; nhưng cũng có người viết Thành phố Hồ Chí Minh,
Rạch Chiếc, Cầu Bông, Phường 2,…

13


Để giải quyết vấn đề đó, Lê Trung Hoa đã đưa ra một số quy cách:
1.1.4.1. Không viết hoa các danh từ chung đặt ở trước địa danh khi địa
danh ấy dùng để gọi tên
- Địa hình thiên nhiên: lung Tràm, rạch Ráng, kênh Thầy Tư,…
- Công trình xây dựng: cầu Công Nghiệp, chợ Năm Căn,…
- Đơn vị hành chính: ấp Tân Phú, xã Khánh Hải,…
- Địa danh vùng: xóm Chùa, xóm Rẫy,…
1.1.4.2. Viết hoa các danh từ chung khi có sự chuyển đổi nó thành một yếu
tố của địa danh
Ví dụ:
kinh Lung Tràm (tên kinh) - cầu Kinh Lung Tràm (tên cầu)
phường Hai (tên phường) - chợ Phường Hai (tên chợ)
Đối với những danh từ chung gồm 2 yếu tố như: ngã ba, thị trấn, kinh xáng,…
khi trở thành một thành tố của địa danh, để đơn giản, ta chỉ viết hoa yếu tố đầu:
Ví dụ: ngã năm Thư Viện (tên ngã năm) - khu Ngã năm Thư Viện (tên vùng)
1.1.4.3. Viết hoa các yếu tố có tác dụng phân biệt đi kèm sau địa danh
Ví dụ: Khánh Bình Đông, ấp Năm A, ấp Năm B, rạch Gành Hào Lớn,…
Như vậy, chỉ những yếu tố được viết hoa mới là thành tố của địa danh (trừ
những yếu tố đứng sau các danh từ chung gồm 2 yếu tố như tư trong Ngã tư, xáng
trong Kinh xáng…)
1.2. Khái quát về tỉnh Cà Mau
1.2.1. Về địa lí
Cà Mau là tỉnh tận cùng phía Nam của tổ quốc, nằm trong khu vực Đồng
bằng Sông Cửu Long, hình dạnh Cà Mau giống chữ V, có 3 mặt tiếp giáp với biển,

phía Đông và Đông Nam giáp với biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp với vịnh
Thái Lan, phía Bắc giáp với 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang.
Về vị trí địa lí, phần lãnh thổ đất liền của tỉnh Cà Mau nằm trong tọa độ từ
8o34' - 9o33' vĩ Bắc và 104o43' - 105o25' kinh Đông. Điểm cực Đông tại 105 o25' kinh
Đông thuộc xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi. Điểm cực Nam tại 8o34' vĩ Bắc thuộc
xã Viên An, huyện Ngọc Hiển. Điểm cực Tây tại 104o43' kinh Đông thuộc xã Đất
Mũi, huyện Ngọc Hiển. Điểm cực Bắc tại 9o33' vĩ Bắc thuộc xã Biển Bạch, huyện
Thới Bình.
14


Cà Mau có diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.331,7 km 2 (2009), ngoài vùng đất
liền Cà Mau còn vùng biển, thềm lục địa, các đảo ven bờ nằm trên Biển Đông, có
diện tích gần 100.000 km2, với nhiều đảo lớn như Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá
Bạc, diện tích các đảo xấp xỉ 5km2.
Địa hình Cà Mau thuần nhất là đồng bằng, khá bằng phẳng, có nhiều sông
rạch. Độ cao bình quân 0,5m so với mặt nước biển. Hướng địa hình nghiêng dần từ
Bắc xuống Nam, từ đông Bắc xuống Tây Nam. Hàng năm ở vùng mũi Cà Mau bồi
ra biển trên 50m.
Cà Mau có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, 7 sông chính là sông Ông Đốc,
Bảy Háp, Cái Lớn, Gành Hào, Dầm Dơi, Trèm Trẹm, Bạch Ngưu tạo thành các cửa
sông lớn. Địa hình Cà Mau bị chia cắt, xen lẫn câc đồng bằng là các ô trũng cục bộ
(các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời và thành phố Cà Mau) được giới
hạn bởi các đê tự nhiên của các sông Ông Đốc, Cái Tàu, sông Trẹm và giờ đất cao
ven biển phía Tây.
Khí hậu ở Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo, chia 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 27,4 0C, có lượng
mưa lớn theo mùa, khoảng 2.300mm/năm. Cà Mau nằm ngoài vùng ảnh hưởng của
lũ lụt ở hệ thống sông Cửu Long, đồng thời ít bị ảnh hưởng của bão.

Thủy văn: Sông ngòi Cà mua ngắn và uốn khúc, trên địa bàn có nhiều sông
rạch bắt nguồn từ nội địa chảy ra biển, dài 30km (Bảy Háp, Cửa Lớn, Ông Đốc, Cái
Tàu, Trẹm, Đồng Cùng, Bạch Ngưu, Gành Hào, Đầm Dơi,…) tạo thành mạng lưới
thủy văn khá dày đặc. Chế độ thủy văn của hệ thống sông rạch chịu ảnh hưởng trực
tiếp triều quanh năm, phía ngoài cửa sông, ảnh hưởng của thủy triều mạnh, càng
vào sâu trong nội địa biên độ triều càng giảm, vận tốc lan triều trên sông rạch nhỏ
dần. Sông rạch có vị trí quan trọng trong giao thông và phát triền kinh tế của Cà
Mau, nhất là ở những vùng còn chưa phát triển giao thông đường bộ. Thông qua hệ
thống sông ngòi, kênh rạch nối liền nhau tạo thành những dòng chảy đan xen trong
nội địa, hình thành nên những vùng đất ngập nước và môi sinh rất đặc trưng, phù
hợp cho nuôi trồng thủy sản.
Cà Mau có bờ biển dài 254 km. Vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền
và quyền tài phán của Việt Nam do tỉnh Cà Mau quản lí có diện tích rộng 71.000
15


km2. Vùng biển Cà Mau là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước, có trữ
lượng lớn và đa dạng các loài hải sản, nhiều loại có giá trị kinh tế cao như tôm,
mực, ghẹ, cá hồng, cá sạo, cá thu, cá chim, cá mú… Vùng mặt nước ven biển có
khả năng nuôi các loại thủy sản như nghêu, sò huyết, tôm nước mặn có giá trị xuất
khẩu cao.
Theo kết quả điều tra năm 2011, diện tích rừng tập trung của tỉnh đạt
102.973 ha, bao gồm: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Rừng Cà
Mau là loại rừng ngập nước gồm rừng ngập mặn và rừng ngập lợ. Hệ sinh thái rừng
có nhiều loại động thực vật quý hiếm, năng suất sinh học cao, có giá trị nghiên cứu
khoa học và có ý nghĩa cân bằng sinh thái cho khu vực.
Tài nguyên khoáng sản ở Cà Mau không nhiều, chỉ có 2 loại có trữ lượng lớn
là dầu khí và than bùn. Trong dó đáng chú ý nhất là các mỏ khí đốt ở thềm lục địa
phía Nam.
1.2.2. Về lịch sử

1.2.2.1. Quá trình khẩn hoang đất Cà Mau
Cà Mau là tỉnh được khai khẩn muộn màng nhất so với các tỉnh trong khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đến đầu thế kỷ XVII, vùng đất Cà Mau dân cư vẫn
thưa thớt, đất đai còn hoang vu. Trước khi nhà Nguyễn cai quản, vùng đất Cà Mau
đã từng thuộc Vương quốc Phù Nam, Chân Lạp.
Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức có chép: “Thời Gia
Long, những giồng đất cao ráo ở ven sông Ông Đốc, sông Gành Hào, sông Bảy Háp
và một vài phụ lưu mới có người khai khẩn, lập thành xóm, ấp. Tuy vậy, đến thời
Tự Đức, Cà Mau vẫn là vùng rừng đước, vẹt, tràm, không mấy ai đến lập nghiệp vì
thiếu nước ngọt và ruộng quá nhiều phèn”.
Cuối thế kỷ XVII, Mạc Cửu là tướng của nhà Minh (Trung Quốc) dẫn một số
người Trung Hoa chống lại triều đình Mãn Thanh phục Minh chạy nạn đến Chân Lạp
và vùng Hà Tiên lập nên 7 xã trong đó có 2 xã cực nam là Rạch Giá và Cà Mau.
Năm 1708, Mạc Cửu dâng toàn bộ phần đất Mang Khảm cho nhà Nguyễn,
vâng lệnh Chúa Nguyễn, Mạc Thiên Tứ con của Mạc Cửu đã lập ra trấn Hà Tiên (ở
vùng đất Cà Mau ngày nay).
Nữa sau thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, dân tứ xứ đổ về đây khai hoang mở
đất, xây dựng quê hương mới ngày càng đông, do đó diện tích khai phá ngày càng
16


mở rộng. Dưới thời Gia Long, Minh Mạng, xã Cà Mau được nâng lên thành huyện
Long Xuyên, vẫn còn thuộc trấn Hà Tiên.
1.2.2.2. Sự thành lập tỉnh Cà Mau qua các thời kì lịch sử
Để ổn định về hành chính trong việc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp
chia Nam Kỳ thành nhiều tỉnh nhỏ. Ngày 18/2/1882, Bạc Liêu là tỉnh thứ 21 được
thành lập với một phần đất Bạc Liêu thuộc tỉnh Sóc Trăng, một phần đất Cà Mau
thuộc Rạch Giá hợp thành.
Ngày 9/3/1956, theo Sắc lệnh 32/VN, Chính quyền Sài Gòn lấy quận Cà
Mau, quận Quảng Xuyên và 4 xã của quận Giá Rai: Định Thành, Hoà Thành, Tân

thành, Phong Thạnh Tây lập thành tỉnh Cà Mau.
Ngày 22/10/1956, chính quyền Sài Gòn ra Sắc lệnh 143/VN đổi tên tỉnh Cà
Mau thành tỉnh An Xuyên.
Chính quyền cách mạng thành lập 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu dựa trên sự
phân định địa giới hành chính của địch để thuận tiện cho phong trào cách mạng ở
mỗi nơi.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 2/1976, Chính phủ Cách
mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam ra Nghị định hợp nhất một số tỉnh ở
miền Nam. Hai tỉnh Cà Mau (An Xuyên) và Bạc Liêu thành tỉnh Cà Mau - Bạc
Liêu. Tỉnh có 2 thị xã là Cà Mau, Minh Hải và 7 huyện: Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Gía
Rai, Châu Thành, Thới Bình, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển. Ngày 1/3/1976, tỉnh Cà
Mau - Bạc Liêu được đổi tên thành tỉnh Minh Hải.
Ngày 11/7/1977, Hội đồng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ra Quyết định số 181-CP giải thể huyện Châu Thành. Các xã của huyện này được
nhập vào các huyện Giá Rai, Trần Văn Thời và Thới Bình. Tỉnh còn lại 6 huyện.
Ngày 29/12/1978, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 326-CP lập thêm 6
huyện mới: Phước Long, Cà Mau, U Minh, Phú Tân, Cái Nước, Năm Căn. Số
huyện trong tỉnh tăng lên 12 huyện.
Ngày 30/8/1983, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 94-HĐBT giải thể
huyện Cà Mau, các xã của huyện này được sáp nhập vào thị xã Cà Mau và các
huyện Giá Rai, Thới Bình, Cái Nước. Tỉnh còn lại 2 thị xã và 11 huyện.
17/5/1984, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 75-HĐBT đổi tên thị xã
Minh Hải thành thị xã Bạc Liêu. Hợp nhất huyện Hồng Dân và huyện Phước Long
17


lấy tên là huyện Hồng Dân. Hợp nhất huyện Cái Nước và huyện Phú Tân thành
huyện Cái Nước.
Ngày 17- 18/12/1984, với hai quyết định của Hội đồng Bộ trưởng đổi tên
huyện Năm Căn (cũ) thành huyện Ngọc Hiển (mới). Đổi tên huyện Ngọc Hiển (cũ)

thành huyện Đầm Dơi (mới). Chuyển tỉnh lỵ Minh Hải từ thị xã Bạc Liêu về thị xã
Cà Mau. Thời điểm này tỉnh Minh Hải có 2 thị xã (thị xã Cà Mau, thị xã Bạc Liêu)
và 9 huyện: Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Thới Bình, U Minh, Cái Nước, Trần Văn
Thời, Đầm Dơi, Ngọc Hiển.
Ngày 6/11/1996, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX đã phê chuẩn việc tách
tỉnh Minh Hải ra làm 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, thực hiện từ ngày 1/1/1997. Tỉnh
Cà Mau có diện tích 5.211 km2, dân số 1.133.747 người, gồm một thị xã (Cà Mau)
và 6 huyện (Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển).
Ngày 14/4/1999 Chính phủ ban hành Nghị định số 21 thành lập thành phố Cà
Mau trực thuộc tỉnh Cà Mau.
Ngày 17/11/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 138 thành lập huyện
Năm Căn và Phú Tân trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Ngọc Hiển và
huyện Cái Nước. Từ đây, Cà Mau có 8 huyện và 1 thành phố.
1.2.3. Về hành chính
Tính đến ngày 31 tháng 12, năm 2011, tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị hành chính
cấp huyện, gồm 8 huyện và 1 thành phố trực thuộc tỉnh (Trần Văn Thời, U Minh,
Thới Bình, Năm Căn, Cái Nước, Đầm Dơi, Phú Tân, Ngọc Hiển và thành phố Cà
Mau). Trong đó có 9 thị trấn, 10 phường và 82 xã .
Bảng 1 : Bảng thống kê các đơn vị hành chính cấp xã - phường - thị trấn tại
tỉnh Cà Mau
STT Loại

Tên

Đơn vị hành chính cấp xã - phường - thị trấn

1

Thành


gọi


10 phường: phường 1, phường 2, phường 4, phường

phố

Mau

5, phường 6, phường 7, phường 8, phường 9, Tân
Thành, Tân Xuyên
7 xã: An Xuyên, Định Bình, Hòa Tân, Hòa Thành, Lý

2

Huyện

Cái

Văn Lâm, Tắc Vân, Tân Thành
1 thị trấn: Cái Nước
18


Nước

10 xã: Đông Hưng, Đông Thới, Hòa Mỹ, Hưng
Mỹ, Lương Thế Trân, Phú Hưng, Tân Hưng Đông, Tân

3


4

Huyện

Huyện

Năm

Hưng, Thạnh Phú,Trần Thới
1 thị trấn: Năm Căn

Căn

7 xã: Đất Mới, Hàm Rồng, Hàng Vịnh, Hiệp Tùng, Lâm

Đầm

Hải, Tam Giang, Tam Giang Đông
1 thị trấn: Đầm Dơi

Dơi

15 xã: Ngọc Chánh, Nguyễn Huân, Quách Phẩm, Quách
Phẩm Bắc, Tạ An Khương, Tạ An Khương Đông, Tạ An
Khương Nam, Tân Dân, Tân Đức, Tân Duyệt, Tân

5

6


7

Huyện

Huyện

Huyện

Ngọc

Thuận, Tân Tiến, Tân Trung, Thanh Tùng, Trần Phán
1 Thị trấn: Rạch Gốc

Hiển

6 xã: Đất Mũi, Tam Giang Tây, Tân Ân Tây, Tân

Trần

Ân, Viên An Đông, Viên An
2 Thị trấn: Trần Văn Thời & Sông Đốc

Văn

11 xã: Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây Bắc, Khánh

Thời

Bình Tây, Khánh Bình, Khánh Hải, Khánh Hưng, Khánh


Lộc, Lợi An, Phong Điền, Phong Lạc, Trần Hợi
U Minh 1 Thị trấn: U Minh
7

xã: Khánh

An, Khánh

Hòa, Khánh

Hội, Khánh

Lâm, Khánh Thuận, Khánh Tiến, Nguyễn Phích
8

9

Huyện

Huyện

Phú

1 Thị trấn: Cái Đôi Vàm

Tân

8


Thới

Thuận, Rạch Chèo, Tân Hải, Tân Hưng Tây, Việt Thắng
1 Thị trấn: Thới Bình

Bình

11 xã: Biển Bạch, Biển Bạch Đông, Hồ Thị Kỷ, Tân

xã: Nguyễn

Việt

Khái, Phú

Mỹ, Phú

Tân, Phú

Bằng, Tân Lộc, Tân Lộc Bắc, Tân Lộc Đông, Tân
Phú, Thới Bình, Trí Lực, Trí Phải

1.2.4. Về dân cư và con người
Cà Mau là nơi hội tụ của nhiều dòng người từ nhiều miền quê khác nhau,
nhiều hoàn cảnh khác nhau cùng đến khẩn hoang. Theo Cục Thống kê Cà Mau, tính
đến năm 2009, dân số toàn tỉnh Cà Mau đạt gần 1.207.000 người, với 20 dân
19


tộc cùng người nước ngoài sinh sống [10; 13]. Trong đó, định cư sớm và đông nhất

là người Kinh (92,2%), kế đến là Khmer (4,1%), Hoa (3,3%). Những năm gần đây,
Cà Mau còn là điểm đến và là nơi định cư của cộng đồng các dân tộc anh em khác
như Chăm, Thái, Mường, Nùng,…
Vốn là những người từ nơi xa quy tụ về, những bỡ ngỡ, những khó khăn ở
vùng đất mới đã mau chóng gắn kết những con người vốn xa lạ, vốn có rất nhiều
khác biệt lại với nhau. Mỗi cộng đồng mỗi khác về cách ăn ở, sinh hoạt, tín ngưỡng
tôn giáo đã hòa hợp với nhau làm cho cuộc sống nơi đây ngày càng trở nên đa dạng.
1.2.5. Về đời sống văn hóa
Sắc thái văn hóa của Cà Mau có sự dung hòa đa dạng và phong phú do được
tiếp thu của nhiều nền, nhiều miền văn hóa, nhiều tôn giáo khác nhau. Những tập
quán, thuần phong mỹ tục của người Kinh là chủ đạo, có ảnh hưởng qua lại với
người Khmer, người Hoa… tạo nên sự hài hòa chung cho nhiều dân tộc. Vùng đất
này còn nổi tiếng với những mẫu truyện cười dân gian Bác Ba Phi đầy huyền thoại.
Những địa danh lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh có sức thu hút du khách như
Mũi Cà Mau, đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, rừng đước Năm Căn, rừng tràm U Minh
Hạ, bãi Khai Long, đầm Thị Tường, các sân chim, các công viên văn hóa,... Tên
tuổi của những danh nhân văn hóa như nhà giáo Phan Ngọc Hiển, nhà báo Nguyễn
Mai, Bác Ba Phi, v.v… đã để lại trong lòng người sự mến yêu, ngưỡng mộ về cảnh
vật hữu tình, con người dũng khí của đất Cà Mau.
Tỉnh Cà Mau có nhiều kiến trúc văn hóa vật thể và phi vật thể, vốn được kết
tinh từ các nền văn hóa Việt, Hoa, Khmer,… với nhiều lễ hội văn hóa dân gian đặc
sắc được tổ chức hàng năm như:
- Lễ hội nghinh Ông: đây là lễ cầu ngư của ngư dân vùng biển, cầu cho mưa
thuận gió hòa, ngư dân ra khơi đánh bắt thuận lợi, lễ hội diễn ra ở thị trấn Sông
Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, trong 3 ngày từ 14 đến 16 tháng 2 âm lịch
hằng năm.
- Lễ hội vía Bà: đây là một trong những lễ hội quan trọng của đồng bào
người Hoa, xuất hiện từ rất lâu trên vùng đất Cà Mau, được tổ chức hằng năm vào
ngày 23 tháng 3 âm lịch hằng năm. Vào dịp này, không chỉ người Hoa mà nhiều
người Kinh, Khmer,… trong vùng cũng đổ về ác miến Bà Thiên Hậu ở địa phương

để cầu tài lộc, cầu phước, cầu bình an.
20


- Lễ hội Chôl Chnăm Thmây: là lễ hội vào năm mới của người dân Khmer ở
Cà Mau nói riêng và người dân Khmer ở vùng ĐBSCL nói chung (giống Tết
Nguyên đán của người Kinh). Lễ được tổ chức vào các ngày 13, 14, 15 tháng 4
dương lịch.
Về Tôn giáo thì toàn tỉnh Cà Mau tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, có 12
tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Thiên Chúa giáo có 22.893 người, Phật giáo có
20.817 người, đạo Cao Đài có 42.730 người, ngoài ra còn có các tôn giáo khác
như Tin lành, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, Đạo
Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Minh Sư Đạo, Bửu sơn kỳ hương, đạo Baha’i,...
1.2.6. Về ngôn ngữ
Như đã thấy, về dân cư, dân tộc Kinh chiếm đa số so với các dân tộc khác,
nên ngôn ngữ mà phần lớn người dân Cà Mau sử dụng là tiếng của người Kinh, vì
vậy cách thức đặt địa danh hiện nay thường dựa trên nội dung và ý nghĩa của ngôn
ngữ này. Nhưng xét về nguồn gốc, cũng giống như rất nhiều nơi khác ở Việt Nam,
Cà Mau có nhiều địa danh có nguồn gốc cấu tạo từ tiếng Khơ-me, ngay chính tên
gọi của tỉnh - Cà Mau cũng vậy.
Riêng về cách thức sử dụng ngôn ngữ của người dân Cà Mau thì do ảnh
hưởng văn hóa của vùng đất trẻ Nam Bộ, do đặc điểm cư trú, nếp sinh hoạt phóng
khoáng, tính cách cởi mở, hiếu khách,… nên cách nói chuyện, cách gọi tên người,
tên đất của người Cà Mau cũng rất dân dã, thường sử dụng từ Thuần Việt, những
hình ảnh gần gũi, quen thuộc thường thấy tại quê hương và các từ ngữ chỉ địa lí địa
hình cũng là những từ địa phương gần gũi.
TIỂU KẾT
Qua những cơ sở lí luận của chương 1, chúng tôi đã đã trình bày những lí
thuyết liên quan đến địa danh và địa danh học; đồng thời giới thiệu khái quát về lịch
sử, địa lí, văn hóa của tỉnh Cà Mau. Đây sẽ là cơ sở chính để chúng tôi dựa vào đó

phát triển luận văn của mình. Địa danh học là một ngành khoa học của ngôn ngữ
học, có nhiệm vụ nghiên cứu sự ra đời, đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh,
nguồn gốc – ý nghĩa và giá trị phản ánh hiện thực của địa danh. Địa danh có nhiều
cách phân loại, và hiện nay việc phân loại địa danh vẫn chưa có quan điểm thống
nhất, mỗi người có quan điểm khác nhau. Cà Mau là tỉnh nằm ở cực Nam Việt
Nam, lịch sử hình thành và phát triển trên 300 năm, là vùng đất trẻ so với các tỉnh
21


các trong vùng. Cà Mau có biển, có rừng, có hệ thống sông ngòi chằng chịt, nông –
lâm – ngư nghiệp đều phát triển. Nhiều dân tộc cùng nhau sinh sống trong đó nhiều
nhất là người Kinh, Hoa, Khmer, vì vậy Cà Mau có sự hòa hợp, giao lưu văn hóa
giữa các dân tộc với nhau. Tất cả những điều ấy đã phần nào thể hiện qua các địa
danh. Nghiên cứu và tìm hiểu về địa danh Cà Mau sẽ càng hiểu rõ hơn về nguồn gốc,
về lịch sử từ thời khai hoang lập ấp, sẽ hiểu hơn về văn hóa, về con người Cà Mau.

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH, ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
VÀ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI ĐỊA DANH TỈNH CÀ MAU
2.1. Phương thức định danh
22


2.1.1. Khái quát về phương thức định danh
Địa danh của mỗi vùng miền có những điểm khác nhau về số lượng địa danh,
nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo, ngôn ngữ... nhưng chúng cũng có những điểm chung
nhất định nào đó. Điểm chung này chính là các phương thức định danh.
Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê [15], định danh là “Gọi tên sự vật,
hiện tượng (nói về mặt chức năng của từ ngữ)”. Như vậy, định danh là một chức
năng của ngôn từ nhằm “gọi tên các sự vật, hiện tượng trong đời sống tự nhiên và

xã hội”. Định danh là đặt cho sự vật, hiện tượng một cái tên. Còn phương thức là
“cách thức và phương pháp (nói tổng quát)” [15]. Nói một cách dễ hiểu, phương
thức định danh chính là cách thức và phương pháp mà chúng ta đặt tên cho sự vật,
hiện tượng có trong thực tế khách quan. Ở đây, cách thức là hình thức diễn ra một
hành động, còn phương pháp là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt
động nào đó. Như vậy, “phương thức định danh địa danh” là một khái niệm mang
tính chất tổng thể, vừa thể hiện cách thức, vừa thể hiện phương pháp trong quá
trình chọn đặt tên cho địa danh.
Phương thức định danh gồm cả cấu tạo địa danh và ý nghĩa của nó. Do đó,
nghiên cứu phương thức định danh là nghiên cứu cấu tạo địa danh và tìm hiểu ý
nghĩa của các yếu tố định danh. Cấu tạo địa danh gồm có yếu tố chính thường là
danh từ chung, hay yếu tố chung kết hợp với tên riêng. Danh từ chung là những
kênh, bàu, lung, ấp, xã, huyện, tỉnh,… yếu tố chung như là Khánh, Tân, Hưng, Mỹ,
…). Các tên riêng (danh từ riêng) thường là tên người, tên cây, tên con vật, tên một
sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người dân, đối với vùng đất đó.
Xác định nguồn gốc và ý nghĩa của các thành tố trong địa danh để khai thác
các thông tin từ đó tìm hiểu các phương thức định danh. Khi tìm hiểu các phương
thức định danh cần trả lời các câu hỏi: người ta dựa vào đâu, vào cái gì, bằng cách
nào và theo nguyên tắc nào để định danh? Khi đã trả lời được các câu hỏi trên,
nghĩa là chúng ta nắm được, tìm hiểu được khá kĩ về một địa danh nào đó.
2.1.2. Các phương thức định danh địa danh tỉnh Cà Mau
Dựa vào phương thức đặt địa danh của nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay,
địa danh tỉnh Cà Mau cũng được đặt theo 2 phương thức:
2.1.2.1. Phương thức tự tạo
Đây là phương thức cơ bản để tạo ra địa danh, gồm 5 cách cơ bản:
23


a. Dựa vào các đặc điểm chính của bản thân đối tượng để đặt tên
Cách này thường áp dụng cho hai loại địa danh chỉ địa hình tự nhiên và các

công trình xây dựng.
- Gọi theo hình dáng của đối tượng: Bùng Binh, Bào Tròn, cầu Chữ Y,…
- Gọi theo kích thước của đối tượng: Xóm Lớn, kinh Sáu Thước, Rạch Vinh
Nhỏ, Rạch Vinh Lớn,…
- Gọi theo tính chất của đối tượng: Nhà Cũ, kinh Mới, kinh Nước Mặn,…
- Gọi theo màu sắc của đối tượng: cầu Xanh, cầu Trắng,…
- Gọi theo vật liệu xây dựng của đối tượng: Cống Đá, Cầu Ván,
- Gọi theo kiến trúc và cấu trúc của đối tượng: kinh Xáng Múc Bắc
b. Dựa vào sự vật, yếu tố có quan hệ chặt chẽ với đối tượng để gọi
- Gọi theo vị trí của đối tượng so với đối tượng khác: Tân Hưng Đông, Tân
Hưng Tây, Xóm Lớn Ngoài, Xóm Lớn Trong,…
- Gọi theo tên người nổi tiếng trong vùng: ấp Má Tám, ấp Ông Do, kinh
Thầy Tư, kinh xáng Đội Cường,…
Kinh xáng Đội Cường: đầu kinh ở tại điền ông Đội Cường (Nguyễn Phú
Cường) trước kia giúp việc tại Sở Thương Chánh Cà Mau.
- Gọi theo tên ây cỏ mọc hoặc được trồng nhiều ở đó: Rạch Bần, Rạch Ráng,
Xẻo Đước, Xẻo Quao, Cây Sộp, Rạch Vẹt, Cây Gừa…
Xẻo Đước: ngọn nước nhỏ có mọc nhiều cây đước - một loại cây mà thân
mọc ngay trên nền trời, có thể cao đến 20m, rễ cái thì cứng, rể con tròn cỡ ngón tay
cái, mọc từ gốc trở lên lối 1m, chỉa ngay ra hoặc theo hình vòng cung, hoặc theo
hình cây nạn để đi, mọc nhiều ở vùng nước mặn, gỗ tốt có thể dùng làm cột nhà,
nhưng phần lớn là được dùng làm củi, hầm than,…
- Gọi theo tên động vật sống nhiều hoặc được nuôi nhiều ở đó: Trảng Cò,
Gành Hào,…
- Gọi theo tên vật thể có nhiều ở nơi đó: Cồn Cát,…
- Gọi theo tên danh nhân có liên hệ trực tiếp đến đối tượng: Trần Văn Thời,
Hồ Thị Kỷ, Nguyễn Việt Khái,…
c. Ghép các yếu tố Hán Việt để đặt tên

24



Cách này thường dùng để gọi tên các đơn vị hành chính, nhất là tên xã,
phường, khóm, ấp. Hầu hết các yếu tố này đều mang ý nghĩa tốt đẹp, thường chứa
các từ như Tân, Hòa, Phú, Mỹ, Long, Lộc, Hưng,… Ví dụ:
-

Phú Mỹ: vùng đất vừa giàu có vừa tươi đẹp

-

Tân Phú: vùng đất mới giàu có, trù phú

-

Hòa Hưng: vùng đất vừa hòa bình, vừa thịnh vượng.

-

Tân Thành: vùng đất mới thành lập

Một số yếu tố Hán Việt được đặt cuối địa danh nhằm mục đích phân biệt:
thượng - trung - hạ, đông -tây - nam - bắc, nhất - nhị - tam - tứ:
Vd: Tạ An Khương - Tạ An Khương Đông - Tạ An Khương Nam (Đầm
Dơi), Khánh Bình Tây – Khánh Bình Đông – Khánh Bình Tây Bắc (Trần Văn
Thời); Biển Bạch - Biển Bạch Đông, Tân Lộc – Tân Lộc Bắc (Thới Bình),…
d. Dùng số đếm hoặc chữ cái để đặt
Cách này thường áp dụng cho các địa danh hành chính. Ở Cà Mau, cách đặt
này được áp dụng nhiều ở các phường của thành phố Cà Mau và phần lớn địa danh
huyện U Minh. Tuy nhiên, phương thức này, địa danh không cung cấp cho chúng ta

được nhiều thông tin về đối tượng.
Ví dụ: phường 1, khóm 2, ấp 5, ấp 10B,…
e. Cách đặt kết hợp
Trong phương thức này thường có các dạng chính:
- Từ Hán Việt + số đếm: ấp Thượng 2
- Từ Hán Việt + chữ cái A, B, C: Tân Phong A, Tân Điền B, Tân Hòa C,…
- Số đếm + chữ cái: 7B, 10B, 12A, 10C,…
2.1.2.2. Phương thức chuyển hóa
Chuyển hóa là phương thức biến một địa danh này thành một hoặc nhiều địa
danh khác. Trong quá trình chuyển hóa, địa danh mới có thể giữ nguyên dạng của
địa danh cũ, hoặc thêm một yếu tố mới. Sau khi chuyển hóa, địa danh cũ có thể mất
đi hoặc cùng tồn tại với địa danh mới. Sự chuyển hóa có thể xảy ra trong nội bộ một
loại địa danh hay từ một loại địa danh này sang nhiều loại địa danh khác.
Cũng có thể xếp vào phương thức này những địa danh vốn có nguồn gốc
nhân danh hay địa danh ở các vùng khác, được mang về đặt cho địa danh ở Cà Mau.
a. Chuyển hóa trong nội bộ một loại địa danh:
25


×