Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.77 KB, 17 trang )

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt dộng kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là môn học nghiên cứu quá trình sản xuất
kinh doanh, bằng những phương pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và
các phương pháp kỹ thuật khác nhằm đến việc phân tích, đánh giá tình hình kinh
doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện
những quy luật của các mặt hoạt động trong doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu
lịch sử, làm cơ sở cho các dự báo và hoạch định chính sách.
1.1.2 Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng phân tích hoat động kinh doanh là quá trình kinh doanh và kết
quả kinh doanh-tức là sự việc xảy ra ở quá khứ; phân tích, mà mục đich cuối
cùng là đúc kết chúng thành quy luật để nhận thức hiện tại và nhằm chúng đến
tương lại cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp.
Các nhà phân tích tìm cách lượng hóa những tác động đến kết quả kinh
doanh. Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán
hang hóa, thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ. Đồng thời cũng cần phải
nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai,
những nhân tố nội tại của doanh nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và
môi trường kinh doanh, đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hoạt
động doanh nghiệp.
Do vậy, quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh không phải là các số
liệu chung chung mà phải được lượng hóa cụ thể thành các chỉ tiêu kinh tế và
phân tích cần hướng đến việc thực hiện các chủ thể đó để đánh giá.
1.1.3 Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh là một phạm trù rất rộng có liên quan đến mọi lĩnh
vực trong đời sống xã hội. Hoạt động này của các doanh nghiệp nước ta hiện nay
thực hiện theo cơ chế hạch toán kinh doanh. Đây là một phạm trù kinh tế khách
quan, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức kinh tế, giữa các tổ
chức kinh tế với nhau cũng như giữa các bộ phận trong tổ chức kinh tế. Do vậy,
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có mối quan hệ với các tổ chức kinh


tế khác nhau và với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nó được tiến hành trong sự
độc lập tương đối và sự ràng buộc phụ thuộc hữu với môi trường xung quanh.
Mặt khác, hạch toán kinh doanh là một phương pháp quản lý kinh tế mà yêu cầu
cơ bản là các doanh nghiệp được quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh, tự
trang trải chi phí và đảm bảo có lợi nhuận. Để thực hiện được điều này,phân tích
hoạt động kinh doanh phải thường xuyên kiểm tra đánh giá mọi diễn biến và kết
quả quá trình hoạt động kinh doanh, tìm giả pháp khai thác tiềm năng của doanh
nghiệp nhằm nâng caohiệu quả hoạt động kinh doanh. Như vậy nội dung chủ
yếu của phân tích hoạt động kinh doanh làcác hiện tượng, các quá trình kinh
doanh đã hoặc sẽ xẩy ra trong các đơn vị, bộ phận và doanhnghiệp dưới sự tác
động của các nhân tố chủ quan và khách quan. Các hiện tượng, các quá trìnhkinh
doanh được thể hiện bằng một kết quả hoạt động kinh doanh cụ thể được biểu
hiện bằng các chỉ tiêu.
Kết quả hoạt động kinh doanh có thể là kết quả của từng khâu riêng biệt,
cũng có thể là kết quả tổng hợp của quá trình hoạt động kinh doanh. Khi phân
tích kết quả hoạt động kinh doanh phải hướng vào kết quả thực hiện các định
hướng, mục tiêu và phương án đặt ra.
Trong phân tích, kết quả hoạt động kinh doanh được biểu hiện bằng hệ
thống chỉ tiêu hiện vật, hiện vật quy ước và chỉ tiêu giá trị. Đó là sự xác định về
nội dung và phạm vi của kết quả hoạt động kinh doanh. Nội dung chủ yếu của
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là phân tích sản lượng, doanh thu hoạt
động kinh doanh. Tuy nhiên việc phân tích này phải luôn luôn đặt trongmối quan
hệ với các yếu tố của quá trình hoạt động kinh doanh như lao động, vật tư, tiến
vốn...
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết
quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiếu kết quả, mà còn phải đi sâu
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Thông qua
việc phân tích đánh giá được kết quả đạt được, điềukiệnhoạt động kinh doanh và
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và từng bộphận,
từng khía cạnh, từng đơn vị nói riêng.

Để thực hiện được các nội dung trên, phân tích hoạt động kinh doanh cần
phải xác định các đặc trưng về mặt lượng của các giai đoạn, các quá trình kinh
doanh (số lượng, kết cấu, mối quan hệ, tỷ lệ...) nhằm xác định xu hướng và nhịp
độ phát triển, xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của quá
trình kinh doanh, tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa kết quả kinh
doanh với các điều kiện (yếu tố) kinh doanh.
1.1.4 Nhiệm vụ cụ thể của phân tích hoạt động kinh doanh
• Đánh giá giữa kết quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc so với tình
hình thực hiện kỳ trước, các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hoặc chỉ
tiêu bình quân nội ngành và các thông số thị trường.
• Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tình
hình thực hiện kế hoạch.
• Phân tích hiệu quả các dự án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư lâu
dài.
• Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích
• Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt
hoạt động của doanh nghiệp.
• Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất phương pháp quản
trị. Các báo cáo được thực hiện bằng lời văn, bảng biểu và các loại đồ thị
hình tượng, thuyết phục.
1.1.5 Vai trò và yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh
1.1.5.1 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là một công cụ quản lý kinh tế có
hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay các doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường, vấn
đề đặt lên hàng đầulà phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Hoạt động
kinh doanh có hiệu quả mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức
cạnh tranh vừa có điều kiện tích lũy và mở rộng hoạt động kinh doanh,
vừa đảm bảo đời sống cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với
Nhà nước. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm

tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động kinh
doanh, những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ
với môi trường kinh doanh và tìm mọi biện pháp để không ngừng nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Việc tiến hành phân tích một cách
toàn diện mọi mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức cần
thiết và có vị tri hết sức quan trọng.
Phân tích hoạt động kinh doanh có vai trò trong việc đánh giá, xem
xét việc thực hiện các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Xem xét việc thực hiện các mục tiêu hoạt động kinh doanh,
những tồn tại, nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc
phục nhằm tận dụng một cách triệt để thế manh của doanh nghiệp. Kết
quả phân tích hoạt động kinh doanh là những căn cứ quan trọng để doanh
nghiệp có thể hoạch định chiến lược phát triển và phương án hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả.
Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, nó có vai trò và tác dụng đối với doanh
nghiệp trong chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của mình. Thông qua việc
phân tích từng hiện tượng, từng khía cạnh của quá trình hoạt động kinh
doanh, phân tích giúp doanh nghiệp điều hành từng mặt hoạt động cụ thể
với sự tham gia cụ thể của từng bộ phận chức năng của doanh nghiệp.
Phân tích cuãng là công cụ quan trọng để liên kết mọi hoạt động của các
bộ phận cho hoạt động chung của doanh nghiệp được nhịp nhàng và đạt
hiệu quả cao.
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ được thực hiện trong
mỗi lỳ kinh doanh, mà nó còn được thực hiện trước khi tiến hành hoạt
động kinh doanh. Vì vậy phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp các nhà
đầu tư quyết định hướng đầu tư và các dự án đầu tư. Các nhà đầu tư
thường quan tâm đến việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công
tác quản lý cũng như khả năng thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh sẽ đáp ứng những đòi hỏi này của

các nhà đầu tư.
Tóm lai, phân tích hoạt động kinh doanh là điều hết sức cần thiết
và có vai trò quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Nó gắn liền với hoạt
động kinh doanh, là cơ sở của nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra
phương hướng phát triển của các doanh nghiệp.
1.1.5.2 Yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh
Muốn công tác hoạt động kinh doanh mang ý nghĩa thiết thực, làm
cơ sở tham mưu cho các nhà quản lý đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của mình, thì công tác phân tích hoạt động kinh
doanh phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
• Tính đầy đủ: Nội dung và kết quả phân tích phụ thuộc rất nhiều
vào sự đầy đủ nguồn tài liệu phục vụ cho công tác phân tích. Tính
đầy đủ còn thể hiện phải tính toán tất cả các chỉ tiêu cần thiết thì
mới đánh giá đúng đối tượng cần phân tích.
• Tính chính xác: Chất lượng của công tác phân tích phụ thuộc rất
nhiều vào tính chính xác về nguồn số liệu khai thác; phụ thuộc vào
sự chính xác lựa chọn phương pháp phân tích, chỉ tiêu dùng để
phân tích.
• Tính kịp thời: Sau mỗi chu kỳ hoạt động kinh doanh phải kịp thời
tổ chức phân tích đánh giá tình hình hoạt động, kết quả và hiệu
quả đạt được, để nắm bắt những mặt mạnh, những tồn tại trong
hoạt động kinh doanh, thông qua đó đè xuất những giải pháp cho
thời kỳ hoạt động kinh doanh tiếp theo có kết quả và hiệu quả cao
hơn.
Để đạt được các yêu cầu trên đây, cần tổ chức tốt công tác phân
tích hoạt động kinh doanh phù hợp với loại hình, điều kiện, quy mô hoạt
động kinh doanh và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Tổ chức công tác
phân tích phải thực hiện tốt các khâu:
 Chuẩn bị cho quá trình phân tích
 Tiến hành phân tích

 Tổng hợp, đánh giá công tác phân tích
Các khâu này có những nội ding, vị trí riêng nhưng có mối quan hệ
mật thiết với nhau, do đó cần tổ chức tốt từng bước để không ảnh hưởng
tới quá trình phân tích chung.
1.1.6 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phát hiện
khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh
Thông qua phân tích hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp ta mới
thấy rõ được các nguyên nhân, nhân tố cũng như nguồ gốc phát sinh của
các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng, từ đó để có các giải pháp cụ thể
và kịp thời trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất. Do đó nó là công
cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.
Phân tích kinh doanh giúp Doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về
khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong Doanh nghiệp của
mình. Chính trên cơ sở này các Doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục
tiêu và chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
Phân tích kinh doanh là công cụ quan trọng trong chức năng quản
trị, là cơ sở để đề ra các quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý,

×