Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Top thực phẩm tưởng bổ mà chẳng bổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.61 KB, 3 trang )

Ngày xuân tưởng chừng là thời gian để mẹ bầu nghỉ ngơi dưỡng sức nhưng việc ăn uống tiệc tùng và đi
chơi nhà nọ nhà kia khiến không ít chị em thấy xuống sức vì chế độ ăn uống bị “lệch pha”. Nhiều người
ăn tranh thủ hoặc bỏ qua những điều cấm kỵ hàng ngày để mau qua bữa, tuy nhiên hãy thận trọng nếu bạn
không muốn hết tết là…hết cả sức khỏe cho mẹ và bé.
Dưới đây là một số món ăn mẹ bầu nên lưu ý tránh xa để đảm bảo sức khỏe:
Nội tạng
Các món ăn từ nội tạng động vậtđược biết đến là những thực phẩm ngon, bổ, rẻ. Gan lợn có chứa nhiều
chất sắt, protein và vitamin có tác dụng bổ máu, bảo vệ gan.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần hạn chế ăn ít nội tạng động vật. Nguyên nhân là do chúng có chứa hàm
lượng lớn vitamin A, khi thai phụ sử dụng quá nhiều vitamin có thể khiến thai nhi bị dị dạng.
Long nhãn
Long nhãn là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao có tác dụng trong việc bồi bổ khí huyết, an thần nhưng
lại có thuộc tính nóng.
Bà mẹ mang thai thường nóng trong với các triệu chứng táo bón, khô miệng nên được các chuyên gia y
khoa khuyên nên ăn đồ mát. Vì vậy chị em bầu bí sử dụng long nhãn có thể dẫn tới hiện tượng người đã
nóng lại thêm nóng, triệu chứng đi kèm có thể âm đạo ra máu bất thường, đau bụng dưới, rối loạn khí
huyết, thậm chí dễ sinh non, sẩy thai.
Phụ nữ mang thai những tháng đầu và tháng cuối càng phải kiêng long nhãn.
Tuy nhiên, nếu chị em sau sinh sức khỏe quá yếu thì vẫn nên uống chút nước long nhãn để tăng cường
sức lực, giảm hoa mắt chóng mặt, đổ mồ hôi.

Chị em bầu bí sử dụng long nhãn có thể dẫn tới hiện tượng người đã nóng lại thêm nóng. (ảnh minh họa)


Hoàng kỳ
Hoàng kỳ là vị thuốc Đông y có tác dụng trợ khí, bổ máu thường được hầm cùng thịt gà là món ăn “đại
bổ” hỗ trợ tăng cường sức khỏe.
Tuy nhiên chính vì quá bổ nên mẹ bầu đến gần ngày sinh ăn hoàng kỳ hầm gà sẽ làm rối loạn quy luật
sinh lý bình thường của thai nhi, xuất hiện tình trạng thai phụ bị quá ngày sinh dự kiến hoặc thai quá to
nên khó sinh.
Những trường hợp này sẽ phải áp dụng các biện pháp trợ sinh phức tạp hoặc mổ lấy thai khiến thai phụ


đau đớn hoặc gây tổn thương cho thai nhi.
Táo mèo
Vị chua chua, ngọt mát của táo mèo có thể rất thích hợp làm món ăn nhâm nhi của mẹ bầu trong giai đoạn
ốm nghén.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã có những nghiên cứu và đưa ra lời khuyên bà mẹ mang thai không nên ăn
táo mèo vì tác dụng phụ nguy hiểm của nó.
Cụ thể, táo mèo có khả năng thúc đẩy tử cung co bóp mạnh dễ gây sinh non, sẩy thai.
Rau chân vịt
Chị em mang thai thường cho rằng, ăn rau chân vịt rất bổ vì có thể tăng cường hấp thu máu, đề phòng
thiếu máu do thiếu sắt trong thời gian bầu bí.
Một nghiên cứu tại Nhật Bản vừa công bố kết quả cho thấy, tác dụng ngược lại của rau chân vịt. Loại rau
này có chứa nhiều axit khiến chất sắt không được hấp thụ, đồng thời còn bị đẩy ra khỏi cơ thể.
Vì vậy, ăn nhiều rau chân vịt càng khiến tình trạng thiếu máu thêm trầm trọng.
Hoa quả tươi
Ai cũng biết mẹ bầu cần ăn hoa quả tươi trong thai kỳ để cung cấp vitamin C và tăng cường sức đề kháng
cho cơ thể. Tuy nhiên trong hoa quả ngoài 90% lượng nước thì hoa quả tươi còn chứa hàm lượng đường
rất cao.
Đường có trong hoa quả tươi là loại đường dễ hấp thu, khiến cơ thể tăng cân nhanh chóng , dễ dẫn đến
việc mỡ trong máu tăng cao.
Để đảm bảo sức khỏe, thai phụ không nên ăn quá 300 gram hoa quả mỗi ngày.
Quẩy
Quẩy là món ăn nhằm tăng khẩu vị cho các món bún, phở hàng ngày. Tuy nhiên, mẹ bầu dù có thích món
ăn này đến đâu cũng nên “phanh” lại trong 9 tháng mang thai.
Nguyên nhân là do trong quẩy có chứa phèn chua . Phèn chua là chất phụ gia có chứa nhôm. Cứ 500 gram
bột mỳ làm quẩy thì cần 15 gram phèn chua.
Thai phụ ăn nhiều quẩy hàng ngày sẽ tích tụ lượng lớn nhôm trong cơ thể từ đó gây ra những tác hại nguy
hiểm cho sức khỏe của thai nhi, đặc biệt là hệ thần kinh.
Đồ ăn nhanh



Đồ ăn nhanh có mặt tích cực là tiết kiệm thời gian, giúp mẹ bầu nhanh chóng giải quyết vấn đề đói bụng
cho dạ dày. Tuy nhiên, đồ ăn nhanh nghèo protein, ít dinh dưỡng và các chất khoáng cần thiết cho bà mẹ
mang thai.
Thai phụ ăn nhiều đồ ăn nhanh trong thời gian mang thai có thể khiến em bé thì suy dinh dưỡng, thiếu cân
trầm trọng.



×