Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.06 KB, 128 trang )

đại học quốc gia hà nội
khoa luật
_____________

Đỗ thanh hà

pháp luật về giải quyết
tranh chấp đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài
bằng trọng tài

Chuyên ngành:

Luật kinh tế

Mã số:

60105

Luận văn thạc sĩ luật học

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:
Tiến sĩ Hoàng Ph-ớc Hiệp

Hà Nội - năm 2006

1


lời cam đoan

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình


nghiên cứu của riêng tôi với sự h-ớng dẫn khoa
học của TS Hoàng Ph-ớc Hiệp mà không hề có
việc sao chép lại bất cứ công trình nào khác. Mọi
trích dẫn trong Luận văn này hoàn toàn trung thực
và chính xác theo những tài liệu tham khảo đã
đ-ợc đề cập tại danh mục ở phần cuối Luận văn.

Đỗ Thanh Hà

2


mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

6

Lời mở đầu

7

Ch-ơng 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp

11

luật giải quyết tranh chấp đầu ttrực tiếp n-ớc ngoài bằng trọng tài
1.1

Tổng quan về các quan điểm liên quan đến pháp luật về


11

giải quyết tranh chấp đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài bằng
trọng tài
1.1.1

Các thuật ngữ

11

1.1.2

Các ph-ơng thức giải quyết tranh chấp đầu t- trực tiếp n-ớc

14

ngoài
1.1.3

Mô hình pháp luật về các trọng tài

21

1.1.4

Một số vấn đề liên quan đến quy chế trọng tài

25


1.2

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài

27

1.2.1

Căn cứ pháp lý để xác định thẩm quyền

27

1.2.2

Quan hệ giữa thẩm quyền của toà án và thẩm quyền của trọng

29

tài theo hợp đồng đầu t- quốc tế.
1.3

Tổ chức và hoạt động của trọng tài

31

1.3.1

Tổ chức và hoạt động của trọng tài Ad-hoc

31


1.3.2

Tổ chức và hoạt động của trọng tài th-ờng trực

33

1.3.3

Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu t- quốc tế (ICSID) đ-ợc

35

Ngân hàng thế giới thành lập và cơ chế hỗ trợ của ICSID.
1.3.4

Tổ chức và hoạt động của một số trọng tài khu vực

37

1.4

Quy tắc tố tụng của trọng tài

43

3


1.4.1


Quy tắc tố tụng của trọng tài Ad-hoc

43

1.4.2

Quy tắc tố tụng của trọng tài th-ờng trực

45

1.5

Công nhận và thi hành quyết định trọng tài

46

1.5.1

Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài trong n-ớc

46

1.5.2

Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài n-ớc ngoài

48

Ch-ơng 2. Thực tiễn pháp luật một số n-ớc về


56

giải quyết tranh chấp đầu t- trực
tiếp n-ớc ngoài bằng trọng tài
2.1

Thực tiễn pháp luật giải quyết tranh chấp đầu t- trực

56

tiếp n-ớc ngoài bằng trọng tài của một số n-ớc trên thế
giới
2.1.1

Hoa Kỳ

56

2.1.2

Một số n-ớc Châu Âu

57

2.1.3

Một số n-ớc ASEAN

61


2.2

Thủ tục giải quyết tranh chấp đầu t- bằng trọng tài tại

63

một số tổ chức trọng tài quốc tế trên thế giới
2.2.1

Toà án Trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng th-ơng mại quốc tế

64

(ICC - INTERNATIONAL CHAMBER OF COMMERCE)
2.2.2

Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC)

74

2.2.3

Uỷ ban trọng tài th-ơng mại và kinh tế quốc tế Trung Quốc.

81

2.3

Một số vụ việc cụ thể về tranh chấp trong lĩnh vực đầu t-


86

n-ớc ngoài đ-ợc giải quyết tại Trung tâm giải quyết
tranh chấp đầu t- quốc tế - ICSID
2.3.1

Vụ việc thứ nhất: Phán quyết trọng tài vụ ARB/94/2 tại Trung

86

tâm giải quyết tranh chấp đầu t- (ICSID)
2.3.2

Vụ việc thứ 2: Vụ kiện số ARB(AF)/00/1 tại Trọng tài của
Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu t- (ICSID)

4

99


2.3.3

Vụ việc thứ 3: Vụ kiện số ARB/03/11 tại Trọng tài của Trung

105

tâm giải quyết tranh chấp đầu t- (ICSID)
2.4


Giải quyết tranh chấp đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài ở Việt

108

Nam
Ch-ơng 3. Thực trạng pháp luật Việt Nam về

111

giải quyết tranh chấp đầu t- trực
tiếp n-ớc ngoài bằng trọng tài
- Ph-ơng h-ớng và giải pháp hoàn
thiện
3.1

Khái quát thực trạng về hệ thống pháp luật đ-ợc áp dụng

111

để giải quyết tranh chấp đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài từ
tr-ớc đến nay.
3.2.

Những qui định của pháp luật hiện hành về giải quyết

115

tranh chấp đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài bằng trọng tài.
3.3


Ph-ơng h-ớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt

118

Nam về giải quyết tranh chấp đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài
bằng trọng tài
Kết luận

124

Tài liệu tham khảo

126

5


danh mục các chữ viết tắt

AALCC

Uỷ ban t- vấn pháp luật á - phi

AF

Cơ chế phụ trợ ICSID

HKIAC


Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông

IAA

Luật trọng tài quốc tế

ICC

Phòng th-ơng mại quốc tế

ICSID

Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu t- quốc tế

LCIA

Toà án trọng tài quốc tế London

RCAK

Trung tâm trọng tài khu vực Kuala Lumpur

SIAC

Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore

UNCITRAL

Uỷ ban của Liên Hợp quốc về Luật Th-ơng mại Quốc tế


6


lời mở đầu

1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các giao dịch giữa

các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác n-ớc ngoài ngày càng đa dạng, phức
tạp. Phần lớn các giao dịch đ-ợc thực hiện tốt, bảo vệ đ-ợc quyền và lợi ích
hợp pháp của các chủ thể. Tuy nhiên, vẫn còn một số giao dịch có phát sinh
tranh chấp. Đây là một thực tế khách quan khó tránh khỏi, đặc biệt khi các
chủ thể giao dịch thuộc các hệ thống pháp luật, văn hoá kinh doanh khác
nhau. Pháp luật, do đó cũng qui định nhiều ph-ơng thức khác nhau để giải
quyết các tranh chấp nh- trung gian, hoà giải, đ-a tranh chấp ra tr-ớc toà án
hoặc trọng tài.
Với các lợi thế nh- bảo đảm tối đa quyền tự do thoả thuận của các bên,
bảo đảm bí mật kinh doanh, giải quyết nhanh gọn và linh hoạt, tố tụng trọng
tài từ lâu đã trở thành một hình thức giải quyết tranh chấp th-ơng mại thông
dụng trên thế giới.
Chính vì vậy, tại Việt Nam không chỉ nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu
quan tâm đến vấn đề này mà ngay cả Nhà n-ớc cũng có sự chú ý tới ph-ơng
thức giải quyết tranh chấp này. Ngày 25/02/2003, Uỷ ban th-ờng vụ quốc hội
đã thông qua Pháp lệnh về Trọng tài th-ơng mại, ngày 31/7/2003 Hội đồng
thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã thông qua Nghị quyết số 05/2003/NQHĐTP h-ớng dẫn thi hành một số qui định của Pháp lệnh trọng tài th-ơng
mại, ngày 15/01/2004 Chính phủ đã thông qua Nghị định số 25/2004/ND-CP
qui định chi tiết một số điều của Pháp lệnh trọng tài th-ơng mại... Việc ban
hành những văn bản pháp luật này cùng với việc tham gia Công -ớc New

York về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài đã góp phần tạo ra một

7


khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của Trọng tài phi chính phủ ở b-ớc ban
đầu.
Song việc giải quyết tranh chấp đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài vẫn là vấn
đề khá phức tạp thu hút sự chú ý của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nhiều
vấn đề lý luận và thực tiễn đã đ-ợc đặt ra nh-ng ch-a đ-ợc giải đáp cụ thể. Vì
vậy, việc nghiên cứu vấn đề này nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về trọng
tài trong việc giải quyết tranh chấp về đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài phù hợp với
tình hình thực tiễn Việt Nam cũng là một yêu cầu khách quan và cần thiết.
2.

Tình hình nghiên cứu
Những vấn đề pháp lý về trọng tài phi chính phủ đã đ-ợc nhiều luật gia

trong và ngoài n-ớc quan tâm.
Về phía các luật gia n-ớc ngoài, có thể kể ra ở đây cuốn Trọng tài kinh
tế quốc tế của Klaus Peter Berger (Nxb Klewer Law and taxation, 1993), bài
viết Giải quyết bằng trọng tài các tranh chấp đầu t- n-ớc ngoài tại Việt
Nam của GS. Kazu Iwasaki - Tr-ờng đại học Nagoya, Nhật Bản...
Về phía các luật gia Việt Nam, có thể kể đến TS. Hoàng Ph-ớc Hiệp với
Vấn đề công nhận và thi hành tại Việt Nam các quyết định của Trọng tài
n-ớc ngoài (Tạp chí Nhà n-ớc và pháp luật, số 3, 1994); TS. Hà Hùng C-ờng
với Gia nhập Công -ớc New York 1958 - môi tr-ờng pháp lý cho kinh
doanh, th-ơng mại đ-ợc hoàn thiện thêm một b-ớc quan trọng (Diễn đàn
doanh nghiệp số 24, 1995); TS. Nguyễn Am Hiểu với Một số đặc điểm về
trọng tài phi chính phủ ở n-ớc ta hiện nay (Tạp chí Nhà n-ớc và Pháp luật,

số 5, 1997)...
Nhìn chung, các bài viết, công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập vấn
đề ở nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, vẫn ch-a có một công
trình có tính hệ thống về pháp luật giải quyết tranh chấp đầu t- trực tiếp n-ớc
ngoài thông qua trọng tài, liên hệ với tình hình pháp luật Việt Nam và trên cơ
sở đó đ-a ra những kiến nghị để góp phần hoàn thiện pháp luật về trọng tài

8


trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài ở n-ớc ta. Vì
vậy, việc hệ thống hoá những vấn đề pháp lý về giải quyết tranh chấp đầu ttrực tiếp n-ớc ngoài bằng trọng tài là cần thiết.
3.

Mục đích nghiên cứu
Mục đích của Luận văn là đ-a ra một cách nhìn tổng quát và có hệ

thống về giải quyết tranh chấp đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài bằng trọng tài, từ đó
có những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh
chấp đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài bằng trọng tài.
Để thực hiện đ-ợc điều đó, nhiệm vụ của Luận văn là:
- Làm rõ khái niệm, tính -u việt của trọng tài trong việc giải quyết tranh
chấp đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài.
- Phân tích thực trạng pháp luật một số n-ớc và Việt Nam về giải quyết tranh
chấp đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài bằng trọng tài.
- Đ-a ra một số ph-ơng h-ớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải
quyết tranh chấp đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài bằng trọng tài.
4.

Đối t-ợng và phạm vi nghiên cứu

Giải quyết tranh chấp đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài bằng trọng tài là một

lĩnh vực liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học. Luận văn này không có tham
vọng giải quyết tất cả mọi vấn đề mà chỉ tập trung vào một số vấn đề pháp lý
cơ bản nhất hiện nay ở Việt Nam liên quan đến giải quyết tranh chấp đầu ttrực tiếp n-ớc ngoài bằng trọng tài.
5.

Ph-ơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các ph-ơng pháp của Triết

học Mác - Lênin: ph-ơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; ph-ơng
pháp logic, ph-ơng pháp so sánh, ph-ơng pháp phân tích và ph-ơng pháp hệ
thống.
6.

Kết cấu của Luận văn

9


Với khuôn khổ một Luận văn thạc sĩ Luật học, ngoài phần Mở đầu và Kết
luận, Luận văn này đ-ợc trình bày theo 3 ch-ơng:
Ch-ơng 1.

Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật giải quyết tranh chấp
đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài bằng trọng tài

Ch-ơng 2.

Thực tiễn pháp luật một số n-ớc về giải quyết tranh chấp đầu ttrực tiếp n-ớc ngoài bằng trọng tài


Ch-ơng 3.

Thực trạng pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp đầu ttrực tiếp n-ớc ngoài bằng trọng tài - Ph-ơng h-ớng và giải pháp
hoàn thiện

10


Ch-ơng 1
một số vấn đề lý luận cơ bản
về pháp luật giải quyết tranh chấp
đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài bằng trọng tài

1.1

Tổng quan về các quan điểm liên quan đến pháp luật về giải
quyết tranh chấp đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài bằng trọng tài.

1.1.1

Các thuật ngữ

1.1.1.1

Trọng tài

Thuật ngữ Trọng tài được hiểu trên các khía cạnh là biện pháp, là
ph-ơng thức, là cơ chế và là tổ chức giải quyết tranh chấp, là toà án t- do các
đ-ơng sự tự do thoả thuận lập ra để giải quyết tranh chấp giữa họ.

Có rất nhiều định nghĩa về trọng tài. Giáo trình T- pháp quốc tế của
Liên Xô (cũ) viết: "Trọng tài bao gồm những cá nhân đ-ợc các bên lựa chọn
để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các vụ việc dân sự của họ" [1, 348]
Theo giáo trình T- pháp quốc tế của M.M Bôguxlapski (Nga), "Toà án
trọng tài đ-ợc hiểu là toà án do các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát
sinh giữa họ với nhau; các bên quyết định toà án; và khác với toà án của nhà
n-ớc, Toà án trọng tài chỉ có thẩm quyền trên cơ sở thoả thuận của các bên"

[1,

348]

Theo GS Ph. Fouchar, Đại học Paris II: "Trọng tài là một ph-ơng thức
giải quyết tranh chấp theo đó các bên thoả thuận giao cho một hoặc một số cá
nhân (Trọng tài viên) thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ với
nhau" [1, 348]
Theo giáo trình Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại thì "Trọng
tài th-ơng mại là cơ quan trung gian đ-ợc các bên đ-ơng sự giao tranh chấp
cho để xét xử" [16, 160].

11


Điều 2(1) Pháp lệnh Trọng tài th-ơng mại ngày 25/02/2003 của Uỷ ban
th-ờng vụ Quốc hội định nghĩa:
"Trọng tài là ph-ơng thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt
động th-ơng mại đ-ợc các bên thoả thuận và đ-ợc tiến hành theo trình tự, thủ
tục tố tụng do Pháp lệnh này qui định ".
Nh- vậy, qua nghiên cứu pháp luật và thực tiễn các n-ớc về vấn đề này,
chúng ta có thể thấy rằng:

- Trọng tài là ph-ơng thức giải quyết tranh chấp là toà án t-, không phải
thiết chế chính phủ, thông th-ờng mang tính chất phi chính phủ, do các cá
nhân tự nguyện lập ra;
- Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi chính bản thân các
bên liên quan tôn trọng và thừa nhận quyền phán quyết của nó;
- Trọng tài đôi khi cũng có thể hiểu đấy là qui trình, thể lệ giải quyết tranh
chấp.
1.1.1.2

Đầu t-

Thuật ngữ đầu tư được đề cập đến nhiều trong các hiệp định đầu tư
song ph-ơng của các n-ớc. Theo hiệp định đầu t- song ph-ơng giữa Hoa Kỳ
và Grenada, Điều 1 (1) (b), thuật ngữ đầu tư có nghĩa là mọi loại đầu tư
trong lãnh thổ của một bên đ-ợc sở hữu hoặc kiểm soát bởi các công dân hoặc
các công ty của bên kia, nh- vốn cổ phiếu, khoản nợ, dịch vụ và các hợp đồng
đầu t-. Định nghĩa chung này đ-ợc minh hoạ bởi một danh sách về năm nhóm
quyền cụ thể, gồm có:
- các quyền về tài sản theo truyền thống;
- các quyền trong các công ty;
- số tiền đòi và các quyền thực hiện liên quan đến đầu t-;
- các quyền sở hữu trí tuệ, và
- bất kỳ quyền nào đ-ợc trao tặng theo pháp luật hoặc hợp đồng, và bất kỳ
giấy phép và sự cho phép nào theo luật[28].

12


Pháp luật Việt Nam cũng đ-a ra các khái niệm về đầu t-. Theo Điều
3(12) Luật đầu t- 2005, "Đầu t- n-ớc ngoài là việc nhà đầu t- n-ớc ngoài đ-a

vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt
động đầu t-". Nh- vậy, ở đây, "đầu t-" đ-ợc hiểu là sự chuyển dịch tiền, tài
sản từ n-ớc ngoài vào n-ớc nhận đầu t-. Khái niệm "đầu t-" cũng còn đ-ợc
qui định trong nhiều hiệp định đầu t- song ph-ơng khác và hiện nay đang có
xu h-ớng định nghĩa rất rộng khái niệm này. Ví dụ, trong Hiệp định đầu tsong ph-ơng giữa Việt Nam với Hàn Quốc, đầu t- còn bao gồm cả những
động sản và bất động sản, cổ phiếu hay trái phiếu, giấy đòi tiền, quyền sở hữu
trí tuệ và các quyền do luật pháp qui định theo các hợp đồng đầu t- (Điều
1(1)). Hiệp định th-ơng mại song ph-ơng Việt - Mỹ qui định bao gồm tất cả
những qui định trên, tài sản hữu hình hoặc vô hình và tuyên bố rõ ràng là "một
công ty hay một doanh nghiệp". (Điều IV (I)(1)). Hiệp định đầu t- song
ph-ơng giữa Việt Nam với Nhật Bản cũng có những qui định t-ơng tự [2, 13].
1.1.1.3

Tranh chấp đầu t-

Hiệp định giữa Jamaica và Hoa Kỳ ngày 04/02/1994 đ-a ra định nghĩa
về tranh chấp đầu tư như sau: Tranh chấp đầu tư là tranh chấp giữa một bên
với một công dân hoặc công ty của bên kia phát sinh ngoài hoặc liên quan
đến: a) một thoả thuận đầu t- giữa bên đó với công dân hoặc công ty đó; b)
một giấy phép đầu t- đ-ợc cấp bởi cơ quan có thẩm quyền về đầu t- n-ớc
ngoài của bên đó cho công dân hoặc công ty đó; hoặc c) một vi phạm bất kỳ
quyền nào đ-ợc đ-a đến hoặc đ-ợc tạo ra bởi Hiệp định về một việc đầu tư
(Điều VI(1))[29].
Theo pháp luật Việt Nam, thuật ngữ tranh chấp đầu tư cũng được đề
cập đến. Trong Hiệp định đầu t- song ph-ơng giữa Việt Nam với Nhật Bản,
"tranh chấp đầu t-" đ-ợc định nghĩa là "một tranh chấp giữa một bên trong
Hiệp định với một nhà đầu t- của bên kia gây ra thiệt hại bởi lý do của, hay
phát sinh từ, việc vi phạm bất cứ quyền nào qui định trong Hiệp định này...

13



(Điều 14(1)). Hiệp định đầu t- song ph-ơng với Hàn Quốc cũng qui định
t-ơng tự "bởi lý do hay phát sinh từ, vi phạm đó" (Điều 9(1)). Hiệp định
th-ơng mại song ph-ơng Việt - Mỹ qui định rằng một "tranh chấp đầu t-" là
"một tranh chấp ... phát sinh từ hay liên quan tới một khoản đầu t- đã đ-ợc
cấp phép, hay một thoả thuận đầu t- hay một hành vi vi phạm bất cứ quyền
nào đã đ-ợc qui định, tạo ra hay công nhận bởi Ch-ơng này..." (Điều
IV(1)(10))[2, 13].
1.1.2

Các ph-ơng thức giải quyết tranh chấp đầu t- trực tiếp n-ớc
ngoài
Sự đa dạng các tranh chấp đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài và việc bảo vệ

quyền tự định đoạt của các nhà kinh doanh đã dẫn tới sự đa dạng về hình thức
giải quyết tranh chấp. Thông th-ờng, tranh chấp đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài có
thể đ-ợc giải quyết bằng một trong hai cách sau: Thông qua các ph-ơng thức
không mang tính tài phán hoặc thông qua các ph-ơng thức mang tính tài phán.
Các ph-ơng thức không mang tính tài phán bao gồm các ph-ơng thức
giải quyết tranh chấp lựa chọn nh- hoà giải hoặc trung gian.
Các ph-ơng thức mang tính tài phán bao gồm toà án và trọng tài.
1.1.2.1

Các ph-ơng thức giải quyết tranh chấp không mang tính tài
phán

-

Hoà giải

Hoà giải là đ-a các bên tới ng-ời thứ ba đ-ợc chính các bên lựa chọn để

giải quyết tranh chấp. Nếu hoà giải thành công, thoả thuận hoà giải đ-ợc lập
thành biên bản hoà giải có chữ ký của các bên và hoà giải viên.
Trong quá trình hoà giải, với thoả thuận tr-ớc giữa các bên, hoà giải
viên luôn cố gắng trình bày cho các bên thấy đ-ợc những triển vọng tốt đẹp
nhất để từ đó hoà giải các quan điểm khác nhau, và vì vậy, chuyển tình huống
tranh chấp thành sự hoà giải. Hoà giải viên tiến hành qui trình hoà giải mà họ

14


cho rằng là phù hợp theo nguyên tắc vô t-, công bằng và theo công lý. Có hai
loại ph-ơng thức hoà giải cơ bản là hoà giải vụ việc và hoà giải quy chế.
Hoà giải vụ việc là ph-ơng thức trong đó việc tổ chức và giám sát do
các bên tự qui định, không có sự trợ giúp của bất kỳ tổ chức nào. Quy tắc hoà
giải của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Th-ơng mại quốc tế thông qua năm
1980, cùng với Quy tắc Tố tụng trọng tài mẫu của UNCITRAL năm 1976 là
các quy tắc hoà giải vụ việc tiêu biểu. Quy tắc này cũng đã đ-ợc khuyến nghị
với các nhà kinh doanh th-ơng mại quốc tế trong Nghị quyết của Đại hội đồng
Liên Hợp quốc ngày 04/12/1980.
Khác với hoà giải vụ việc, hoà giải quy chế do một tổ chức, hoặc một
trung tâm chuyên nghiệp, giám sát tố tụng trọng tài tiến hành. Tuy nhiên, cơ
chế hoà giải hoàn toàn độc lập và khác với cơ chế trọng tài. Hoà giải quy chế
cũng có quy tắc riêng, ví dụ: Quy tắc hoà giải lựa chọn của Phòng th-ơng mại
quốc tế có hiệu lực từ ngày 01/01/1988 và Quy tắc hoà giải của Trung tâm hệ
thống Trọng tài Châu Âu - ả Rập có hiệu lực từ ngày 17/12/1997, trong đó có
một ch-ơng (từ Điều11 đến Điều 18) về qui trình hoà giải.
Cũng giống nh- trọng tài, hoà giải không thể tiến hành nếu không có
thoả thuận của cả hai bên. Thoả thuận này có thể d-ới dạng một điều khoản

hợp đồng hoặc một thoả thuận hoà giải ngầm hoặc bằng văn bản.
Một số quy tắc về hoà giải bắt nguồn từ các quy tắc điều chỉnh tố tụng
trọng tài. Các quy tắc hoà giải cũng qui định trao đổi bản ghi nhớ, các buổi
gặp mặt và một số quy tắc thủ tục nh-ng không nhất thiết phải tuân thủ
nguyên tắc tố tụng. Hoà giải viên có thể nghe các bên cùng một lúc hoặc nghe
từng bên một. Để đạt đ-ợc tính hiệu quả, trong quá trình hoà giải nên linh
hoạt khi thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, tính linh hoạt này hoàn toàn không
t-ơng thích với nguyên tắc đối tụng vì có thể sử dụng cả những biện pháp
không chính thức nh- khuyến nghị, đề nghị và thuyết phục. Do vậy, nếu các
bên chấp nhận thì mới áp dụng. Nguyên tắc bí mật th-ờng đ-ợc qui định cụ

15


thể trong quy tắc hoà giải của các tổ chức trọng tài quy chế. Nguyên tắc bí
mật cấm các bên sử dụng ở những nơi khác (đó là tr-ớc hội đồng trọng tài và
toà án) mọi đề nghị hoặc chứng cứ đ-ợc đ-a ra trong quá trình hoà giải.
Các đề nghị hoặc khuyến nghị của hoà giải viên không có giá trị ràng
buộc, do vậy, các bên có thể tự do áp dụng hoặc kh-ớc từ. Tuy nhiên, các bên
có thể đ-a các đề nghị của hoà giải viên vào một hợp đồng đã ký kết hoặc một
quyết định trọng tài có giá trị ràng buộc đ-ợc các bên thoả thuận với nhau.
-

Trung gian
Trung gian có thể định nghĩa nh- một biến thể của hoà giải bởi cố gắng

dàn xếp tranh chấp cũng đ-ợc thực hiện bởi bên thứ ba - nhà trung gian ng-ời xem xét khiếu kiện của các bên và giúp các bên đàm phán để giải quyết
tranh chấp. Tuy nhiên, nếu nh- nghĩa vụ của hoà giải viên là đ-a ra những lời
khuyên bằng lời hoặc bằng văn bản thì vai trò của nhà trung gian thiên về
thuyết phục các bên để tìm ra một ph-ơng pháp giải quyết tranh chấp một

cách thân thiện.
Giống nh- hoà giải, trung gian cũng có trung gian vụ việc và trung gian
quy chế. Quy tắc trung gian của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới có hiệu lực từ
ngày 01/10/1994 là một ví dụ về trung gian quy chế. Tổ chức Sở hữu trí tuệ
thế giới đề xuất điều khoản sau:
"Bất kỳ tranh chấp, tranh cãi hoặc khiếu kiện nào phát sinh từ, hoặc liên
quan tới hợp đồng này và mọi sửa đổi tiếp theo của hợp đồng này bao gồm,
không giới hạn, sự hình thành, giá trị pháp lý, hiệu lực ràng buộc, giải thích,
thực hiện, phá vỡ hoặc chấm dứt hợp đồng, cũng nh- các khiếu kiện ngoài hợp
đồng, đ-ợc đ-a ra trung gian theo Quy tắc trung gian của WIPO .
Nơi tiến hành trung gian là...
Ngôn ngữ sử dụng trong trung gian là..."
1.1.2.2
-

Các ph-ơng thức giải quyết tranh chấp mang tính tài phán

Toà án

16


Tố tụng toà án là ph-ơng thức th-ờng đ-ợc sử dụng đối với các vụ kiện
trong n-ớc liên quan tới các bên có cùng quốc tịch. Tranh chấp đ-ợc đ-a ra
toà án của quốc gia mà các bên là công dân. Trong các tranh chấp quốc tế thì
nguyên tắc cũng t-ơng tự nh- vậy, ngoại trừ phải xác định thẩm quyền của toà
án. Sẽ giải quyết tại n-ớc của nguyên đơn hay bị đơn? Vấn đề có thể giải
quyết bằng cách đ-a điều khoản "Toà án" vào hợp đồng. Thông th-ờng các
bên sẽ chọn toà án tại quốc gia của nguyên đơn hoặc bị đơn. Tuy nhiên, điều
khoản qui định thẩm quyền của toà án quốc gia không phổ biến trong hợp

đồng đầu t- quốc tế vì một lý do hiển nhiên là không bên nào mong muốn đ-a
tranh chấp ra giải quyết tại toà án quốc gia của bên kia.
Đôi khi, các bên không qui định bất kỳ điều khoản nào về giải quyết
tranh chấp. Trong tr-ờng hợp này, một khi phát sinh tranh chấp, sẽ phải quyết
định toà án nào có thẩm quyền bằng cách áp dụng các qui tắc xung đột pháp
luật về thẩm quyền pháp lý hoặc bằng cách xem xét các hiệp định song
ph-ơng hoặc đa ph-ơng có thể áp dụng. Khi đó, một toà án quốc gia có thể
kh-ớc từ thẩm quyền xét xử và trên cơ sở các quy tắc xung đột pháp luật của
quốc gia đó, chuyển vụ việc cho toà án một quốc gia khác sau khi bên bị đơn
kiện về việc toà án đó không có thẩm quyền. Việc này sẽ không chỉ làm chậm
lại quá trình tiến hành tố tụng tại toà án mà còn dẫn đến chi phí tốn kém do
liên tiếp tiến hành kiện tụng tại toà án của nhiều quốc gia khác nhau.
Còn đối với toà án của n-ớc thứ ba thì nhìn chung các bên không muốn
giải quyết tranh chấp tại tại toà án của n-ớc thứ ba vì nhiều lý do. Ví dụ:
Có lẽ không phù hợp khi đ-a tranh chấp đ-ợc điều chỉnh bởi một hệ
thống pháp luật này cho các thẩm phán quốc gia khác giải quyết khi mà trình
độ chuyên môn và kiến thức của họ lại có cội rễ sâu sắc từ một hệ thống pháp
luật khác.
Thực tế, nếu hợp đồng và các th- từ trao đổi liên quan tới tranh chấp
phải dịch sang ngôn ngữ làm việc của thẩm phán quốc gia đ-ợc chọn - t-ơng

17


tự, các cuộc thảo luận cũng phải tiến hành bằng ngôn ngữ này - có thể các bên
và những ng-ời tham gia tố tụng sẽ gặp nhiều điều bất tiện.
Nếu chọn toà án có thẩm quyền của một quốc gia ch-a tham gia vào
hiệp định song ph-ơng hoặc đa ph-ơng về công nhận và thi hành các phán
quyết của toà án, các bên có thể rất khó khăn để thực hiện phán quyết đã ban
hành.

Nh- vậy, trong tố tụng toà án, toà án quốc gia đ-ợc yêu cầu xét xử vụ
kiện và đ-a ra phán quyết trên cơ sở nội dung vụ kiện. Ngoài ra, toà án cũng
có thể cung cấp những dịch vụ vô cùng hữu ích nh- ra lệnh áp dụng các biện
pháp tạm thời hoặc khẩn cấp, chỉ định chuyên gia kỹ thuật và trong phạm vi
quyền hạn nhất định, tiến hành qui trình hoà giải - đôi khi đ-ợc coi nh- một
b-ớc khởi đầu tr-ớc lúc bắt đầu tố tụng thực chất.
-

Trọng tài th-ơng mại.
Trọng tài cũng là một ph-ơng thức giải quyết tranh chấp đầu t- trực tiếp

n-ớc ngoài mang tính tài phán. Không giống nh- toà án quốc gia, không có
hội đồng trọng tài cố định để giải quyết tranh chấp th-ơng mại mà ở đó cùng
một số trọng tài viên nhất định giải quyết nhiều vụ. Trọng tài là một ph-ơng
thức giải quyết tranh chấp t-, dựa trên thoả thuận giữa các bên. Quy tắc chung
là "không có thoả thuận giải quyết bằng ph-ơng thức trọng tài, không có tố
tụng trọng tài". Trừ một số ngoại lệ, các bên phải thoả thuận trong hợp đồng
sử dụng ph-ơng thức trọng tài, và qui định chi tiết các quy tắc điều chỉnh quá
trình tố tụng (chỉ định trọng tài viên,...) hoặc sử dụng các quy tắc tố tụng trọng
tài d-ới sự giám sát của một tổ chức trọng tài quy chế. Trong trọng tài vụ việc,
các bên tự quyết định tố tụng trọng tài sẽ đ-ợc tiến hành nh- thế nào và không
có sự trợ giúp của tổ chức trọng tài quy chế. Trong trọng tài quy chế (cũng
đ-ợc coi nh- trọng tài đ-ợc giám sát), tố tụng trọng tài đ-ợc tiến hành với sự
trợ giúp của một tổ chức trọng tài quy chế.

18


Tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa các bên, cách thức tiến hành tố tụng
trọng tài có thể khác hoặc không khác với cách thức tiến hành tố tụng tại một

toà án quốc gia. Tuy nhiên, tự các bên (hoặc tổ chức trọng tài quy chế, hoặc
bất kỳ bên thứ ba nào khác đ-ợc các bên chỉ định) tự thành lập hội đồng trọng
tài. Mặt khác, các quy tắc tố tụng trọng tài th-ờng linh hoạt hơn và ít nghi
thức hơn các quy tắc của pháp luật quốc gia. Do vậy, trọng tài đ-ợc xem nhbên thứ ba độc lập quyết định tranh chấp của các bên. Quyết định của trọng tài
là chung thẩm và ràng buộc đối với các bên.
Trên đây là các ph-ơng thức giải quyết tranh chấp phổ biến nhất hiện
nay. Qua nghiên cứu về các ph-ơng thức này, chúng ta có thể nhận thấy trọng
tài là một ph-ơng thức giải quyết tranh chấp đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài có -u
thế hơn hẳn so với các ph-ơng thức còn lại.
-u thế của trọng tài so với các ph-ơng thức giải quyết tranh chấp lựa
chọn (hoà giải, trung gian).
Việc lựa chọn sử dụng trọng tài hay các ph-ơng thức giải quyết tranh
chấp lựa chọn hoàn toàn khác với việc lựa chọn giữa toà án quốc gia và trọng
tài. Một điều khoản trọng tài loại trừ sự can thiệp của toà án quốc gia vào nội
dung vụ kiện. Nh-ng hoà giải hay trung gian không loại trừ trọng tài, và
ng-ợc lại, trọng tài không loại trừ hoà giải hoặc trung gian.
Trong trọng tài, quyết định đ-ợc công bố có giá trị chung thẩm và ràng
buộc các bên. Quyết định trọng tài đ-ợc toà án công nhận và có thể buộc bên
thua kiện phải thi hành nếu bên đó không tôn trọng các điều khoản của quyết
định. Tuy nhiên, đối với các ph-ơng thức giải quyết tranh chấp lựa chọn thì
tính hiệu quả của các ph-ơng thức này hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của
các bên, họ tự do tuân theo hoặc không tuân theo khuyến nghị hoặc quyết
định của hoà giải viên hoặc nhà trung gian. Những khuyến nghị này không
t-ơng đ-ơng với phán quyết của toà án và không thể đ-ợc công nhận nh- vậy.

19


Vì vậy, tại toà án quốc gia, một bên không thể yêu cầu thi hành khuyến nghị
của nhà trung gian hay hoà giải viên, hoặc thoả thuận hoà giải.

-u thế của trọng tài so với toà án.
Nh- đã trình bày ở trên, đối với các hợp đồng đầu t- quốc tế, các bên
rất khó thoả thuận để lựa chọn một toà án quốc gia. Các bên th-ờng lựa chọn
trọng tài làm ph-ơng thức giải quyết tranh chấp đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài
bởi trọng tài có những -u thế nhất định so với toà án.
Thứ nhất, trọng tài có tính linh hoạt hơn so với toà án, thể hiện:
Nếu nh- toà án quốc gia bị ràng buộc nghiêm ngặt bởi các quy tắc tố
tụng quốc gia thì đối với trọng tài, các bên có thể lựa chọn quy tắc tố tụng,
thậm chí có thể tự đặt ra quy tắc (trọng tài Ad-hoc).
Đối với toà án quốc gia, địa điểm xét xử là trụ sở của toà án còn đối với
trọng tài, các bên có thể tự do lựa chọn địa điểm tổ chức phiên họp giải quyết
tranh chấp.
ở toà án, ngôn ngữ sử dụng là ngôn ngữ của quốc gia đó còn đối với
trọng tài, các bên đ-ợc tự do lựa chọn ngôn ngữ trong tố tụng.
Nếu lựa chọn toà án giải quyết tranh chấp, các bên chỉ đ-ợc phép kiện
đến cơ quan đúng thẩm quyền để giải quyết (ví dụ: nơi nguyên đơn có trụ sở
chính hay nơi tranh chấp xảy ra) thì đối với trọng tài, các bên có thể lựa chọn
bất kỳ trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho mình.
Thứ hai, phán quyết của toà án th-ờng bị kháng cáo và do vậy tố tụng
có thể bị trì hoãn và kéo dài. Các bên có thể gặp phải một loạt sự kháng cáo
kéo dài và tốn kém. Còn đối với trọng tài, về nguyên tắc, quyết định trọng tài
có giá trị chung thẩm. Cơ hội để huỷ quyết định trọng tài là rất ít, chủ yếu do
các sai sót thủ tục cơ bản. Do vậy giải quyết tranh chấp tại trọng tài th-ờng
nhanh hơn ở toà án. Trọng tài có thể tiến hành rất nhanh (vài tuần hoặc vài
tháng nếu các bên muốn nh- vậy).

20


Thứ ba, các phiên xét xử tại toà án về cơ bản là xét xử công khai còn

phiên họp giải quyết tranh chấp của trọng tài theo nguyên tắc là xét xử kín.
Đây là một -u điểm lớn của trọng tài khi vụ kiện liên quan tới các bí mật
th-ơng mại và phát minh.
Với những -u thế so với các ph-ơng thức giải quyết tranh chấp khác
nh- đã trình bày trên đây, trọng tài là ph-ơng thức th-ờng đ-ợc khuyến nghị
để giải quyết tranh chấp đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài. Và thực tế cho thấy ngày
càng có nhiều tranh chấp về đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài mà các bên lựa chọn
trọng tài làm cơ quan giải quyết tranh chấp. Trọng tài đã trở thành ph-ơng
thức đ-ợc sử dụng phổ biến để giải quyết các tranh chấp đầu t- trực tiếp n-ớc
ngoài và hiện tại là ph-ơng thức bắt buộc phải thi hành và ràng buộc về mặt
pháp lý duy nhất có thể thay thế toà án.
1.1.3

Mô hình pháp luật về các trọng tài
Sự đa dạng và phức tạp của các tranh chấp đầu t- quốc tế đòi hỏi phải

có những loại hình trọng tài thích hợp để các bên có thể xem xét và lựa chọn
cho mình cách thức giải quyết phù hợp tốt nhất. Nhìn chung, trọng tài vụ việc
(Trọng tài Ad-hoc) và trọng tài th-ờng trực là hai loại hình phổ biến và cơ bản
để giải quyết các tranh chấp đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài nói riêng và tranh
chấp th-ơng mại nói chung.
1.1.3.1

Trọng tài ad-hoc

Trọng tài ad-hoc là loại hình tài phán kinh tế xuất hiện sớm nhất. Loại
trọng tài này đ-ợc thành lập xuất phát từ yêu cầu giải quyết các tranh chấp cụ
thể với các trọng tài viên đ-ợc lựa chọn hoặc bầu cử trên cơ sở uy tín để giải
quyết các tranh chấp cụ thể phát sinh.
Trong loại Trọng tài ad-hoc, quyền lựa chọn trọng tài viên không bị hạn

chế bởi những danh sách có sẵn về nguồn trọng tài viên. Hơn nữa, đ-ơng sự
có toàn quyền trong việc xác định quy chế tố tụng và tổ chức hội đồng trọng
tài, về cơ bản các bên tranh chấp không bị ràng buộc bởi các quy định pháp lý

21


về tố tụng, miễn là bảo đảm đ-ợc nguyên tắc xét xử khách quan trong tr-ờng
hợp tranh chấp của họ.
Cách thức tổ chức và thủ tục tố tụng của Trọng tài ad-hoc khá đơn giản,
có thể giải quyết các tranh chấp nhanh chóng, ít tốn kém và hoàn toàn phụ
thuộc vào ý chí của các bên đ-ơng sự. Tuy nhiên, hình thức trọng tài này thích
hợp đối với những tranh chấp nhỏ, giữa các bên đ-ơng sự có sự am hiểu pháp
luật, có kinh nghiệm tranh tụng trên th-ơng tr-ờng. Sở dĩ nh- vậy là do Trọng
tài Ad-hoc phụ thuộc vào toàn bộ hiệu quả của việc hợp tác giữa các bên và
luật s- của họ, phụ thuộc vào hệ thống pháp luật nơi xét xử trọng tài. Mặt
khác, quá trình soạn thảo quy tắc đặc biệt cho Trọng tài ad-hoc là tốn kém và
mất nhiều thời gian nếu không thừa nhận hoặc sửa đổi quy tắc tố tụng của các
trọng tài th-ờng trực cho phù hợp. Chỉ khi Toà án trọng tài tồn tại với những
quy tắc của nó đ-ợc thiết lập một cách đầy đủ và chính xác thì quá trình
Trọng tài ad-hoc mới có thể tiến hành trôi chảy nh- Trọng tài th-ờng trực kể
cả khi một trong các bên không tham gia hoặc từ chối không đến quá trình tố
tụng.
1.1.3.2

Trọng tài th-ờng trực

Trọng tài th-ờng trực có tính chất chính quy hơn, nó giống Toà án ở
hình thức tổ chức và giống Trọng tài ad-hoc ở khả năng lựa chọn trọng tài viên
tuy có bị hạn chế hơn. Về tổ chức, trọng tài này gồm có bộ phận giúp việc

th-ờng trực và các hội đồng trọng tài chỉ đ-ợc thành lập khi có tranh tụng.
Bộ máy giúp việc của Trọng tài th-ờng trực có các nhân viên chuyên
trách, có trụ sở, có ph-ơng tiện để điều tra, thu thập chứng cứ...
Tr-ớc đây điểm chính yếu nhất đối với cơ quan trọng tài là danh sách
các trọng tài viên. Đó là các chuyên gia giỏi thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau,
có phẩm chất, công minh và có uy tín lớn. Các hội đồng trọng tài th-ờng đ-ợc
thành lập trên cơ sở danh sách các trọng tài viên này. Việc chọn trọng tài viên
trong một danh sách ấn định có sẵn đã phần nào hạn chế quyền tự do của các

22


bên trong tố tụng trọng tài. Vì thế, xu thế phát triển trọng tài hiện nay là
không bắt buộc phải chọn trọng tài viên trong danh sách. Danh sách trọng tài
viên của mỗi trung tâm trọng tài chỉ có tính chất tham khảo.
Trọng tài th-ờng trực có -u thế hơn ở bộ máy giúp việc vì nó tạo thuận
lợi cho các hoạt động xét xử. Mỗi cơ quan trọng tài có quy tắc tố tụng riêng,
t-ơng đối ổn định, bộ phận th-ờng trực giải quyết tranh chấp làm cho quá
trình tố tụng diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả hơn. Những quy tắc tố tụng
của các trọng tài nh- Toà án trọng tài London, Hiệp hội trọng tài Mỹ, Phòng
Th-ơng mại quốc tế (ICC)... đều đã đ-ợc thực tiễn kiểm nghiệm, đ-ợc xem
xét và sửa đổi theo định kỳ cho phù hợp với thực tiễn xét xử. Lợi thế của
những quy tắc tố tụng này là cho phép trọng tài giải quyết tranh chấp ngay cả
trong tr-ờng hợp vắng mặt một trong các bên. Quy tắc tố tụng của ICC qui
định: "Nếu một trong các bên, mặc dù đã đ-ợc triệu tập, không đến, trọng tài
viên có quyền cứ tiến hành trọng tài nếu chắc chắn rằng giấy triệu tập đã đến
tay ng-ời nhận và bên đó vắng mặt không có lý do chính đáng, và công việc
giải quyết đ-ợc xem nh- là đã tiến hành tr-ớc mặt tất cả các bên" (Khoản 2
Điều 15).
Một lợi thế khác của Trọng tài th-ờng trực là hầu hết các Trọng tài

th-ờng trực đều có dự trù đào tạo nhân sự.
Tuy vậy, Trọng tài th-ờng trực cũng bị hạn chế nh- thủ tục tố tụng
buộc các đ-ơng sự phải tuân theo những qui định phức tạp và có thể bất hợp
lý. Hơn nữa, chi phí cho Trọng tài th-ờng trực th-ờng lớn hơn chi phí cho
Trọng tài ad-hoc vì còn bao gồm cả chi phí hành chính của Trọng tài th-ờng
trực.
Tuy đ-ợc tổ chức d-ới những hình thức khác nhau nh-ng về mặt
tính chất, các trung tâm trọng tài đều có những đặc tr-ng chung nh- sau:
Thứ nhất, các trung tâm trọng tài đều tồn tại với t- cách là một tổ chức
phi chính phủ. Những trung tâm trọng tài đều đ-ợc hình thành trên cơ sở sáng

23


kiến và tự nguyện tham gia của các trọng tài viên, theo qui định của pháp luật.
Các trung tâm trọng tài đều áp dụng nguyên tắc tự hạch toán, tự trang trải, lấy
thu bù chi. Các nguồn thu chủ yếu của trọng tài là :
- Tiền trả thù lao cho trọng tài viên (tính theo tỷ lệ trên giá trị vụ
tranh chấp).
- Các khoản phí và lệ phí theo qui định.
- Tiền thu đ-ợc từ những hoạt động dịch vụ hỗ trợ trọng tài nh- dịch
vụ thông tin, giám định, dịch thuật, cho thuê địa điểm...
- Ngoài ra còn có thể bao gồm cả tiền thu đ-ợc do phát hành những
ấn phẩm nh- tài liệu, h-ớng dẫn, quy tắc tố tụng...
Thứ hai, cơ cấu tổ chức bộ máy của các trọng tài nói chung rất gọn nhẹ
và linh hoạt. Hoạt động của Hội đồng quản trị (gồm chủ yếu là các thành viên
sáng lập) và Ban th- ký (tổ chức th-ờng trực của Trọng tài) chủ yếu dựa trên
nguyên tắc tự quản, hoạt động trọng tài đ-ợc thực hiện thông qua trọng tài
viên.
Thứ ba, các tổ chức trọng tài chỉ trả l-ơng cho Ban th- ký, còn trọng tài

viên thì đ-ợc trả thù lao theo vụ việc.
Ngoài các luật gia (phần nhiều là hành nghề tự do), trọng tài viên còn
lại của các tổ chức trọng tài chủ yếu là giới th-ơng gia. Các th-ơng gia không
chỉ h-ởng ứng và ủng hộ rộng rãi trong việc hình thành mà còn cả trong hoạt
động của các tổ chức trọng tài. Nhiều trung tâm trọng tài trên thế giới đã đ-ợc
thành lập dựa trên sáng kiến của giới th-ơng gia. Đây cũng là nguyên nhân
của việc nhiều Trung tâm trọng tài trực thuộc Phòng Th-ơng mại và Công
nghiệp.
Thứ t-, mỗi tổ chức trọng tài đều có quy tắc riêng song nhìn chung đều
dựa trên cơ sở các nguyên tắc trọng tài của UNCITRAL do Uỷ ban về Luật
Th-ơng mại quốc tế của Liên Hợp quốc thông qua năm 1988 và các công -ớc
liên quan.

24


Thứ năm, tuy các Trung tâm trọng tài có tính chất phi chính phủ song
không có nghĩa là "phi nhà n-ớc". Trên nhiều lĩnh vực, các Trung tâm trọng
tài này luôn cần đến sự hỗ trợ của nhà n-ớc và sự quản lý của nhà n-ớc. Việc
tạo căn cứ và khuôn khổ pháp lý cho việc hình thành và hoạt động của tổ chức
trọng tài cũng nh- sự bảo đảm về mặt nhà n-ớc đối với việc thực thi các
quyết định trọng tài là những sự hỗ trợ căn bản nhất.
Ngoài ra, một trong những nội dung quan trọng của hoạt động quản lý
nhà n-ớc đối với trọng tài là việc phê chuẩn điều lệ và quy tắc trọng tài cũng
nh- định ra những tiêu chuẩn và xác định t- cách của trọng tài viên.
1.1.4
-

Một số vấn đề liên quan đến quy chế trọng tài
Chỉ định Trọng tài viên

Các bên cần chỉ định trọng tài viên và quyết định số l-ợng trọng tài

viên. Số l-ợng trọng tài viên có thể là một hay ba tuỳ thuộc yêu cầu của các
bên. Tuy việc giải quyết tranh chấp bằng một trọng tài viên ít tốn kém hơn
giải quyết tranh chấp bằng 3 trọng tài viên song thông th-ờng việc lựa chọn 3
trọng tài viên giải quyết tranh chấp lại là phổ biến trong thực tiễn giải quyết
tranh chấp th-ơng mại trên thế giới.
Nhiều hệ thống pháp luật quốc gia đòi hỏi số l-ợng trọng tài viên là số
lẻ. Trong những tr-ờng hợp nh- vậy, việc điều khoản trọng tài quy định số
l-ợng trọng tài viên là chẵn thì có thể bị coi là không có hiệu lực.
Theo bản Quy tắc trọng tài UNCITRAL của Uỷ ban Th-ơng mại và
Luật quốc tế của Liên Hợp quốc, nếu các bên không thoả thuận đ-ợc số l-ợng
trọng tài viên thì số l-ợng trọng tài viên đ-ợc chỉ định sẽ là 3. Mỗi bên sẽ chỉ
định một trọng tài viên, hai trọng tài viên đ-ợc chỉ định này sẽ chọn trọng tài
viên thứ 3 hoạt động với t- cách là trọng tài viên chủ toạ cho Toà án trọng tài.
Trong tr-ờng hợp không chọn đ-ợc trọng tài viên thứ ba, cơ quan trọng tài sẽ
chỉ định trọng tài viên thứ 3.
-

Ngôn ngữ trọng tài

25


×