Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch tại siêu thị maximark cam ranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

KHOA KINH TẾ
----o0o----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM RAU SẠCH
TẠI SIÊU THỊ MAXIMARK CAM RANH

Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH
Sinh viên thực hiện

: HOÀNG DUNG MI

Mã số sinh viên

: 53130934

Khánh Hòa, 7/2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN KINH DOANH THƯƠNG MẠI
----o0o----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM RAU SẠCH
TẠI SIÊU THỊ MAXIMARK CAM RANH

GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH
SVTH : HOÀNG DUNG MI
MSSV : 53130934

Khánh Hòa, 07/2015


i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo nhà trường, Ban chủ
nhiệm Khoa kinh tế cùng các thầy cô trong Bộ Môn Thương Mại đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em hoàn thành chương trình học và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em có
thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Em xin chân thành cảm ơn cô Ts. Nguyễn Thị Trâm Anh người đã hết lòng
giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú anh chị trong siêu thị Maximark Cam
Ranh đặc biệt là chị Nguyễn Thị Luyến đã cung cấp tài liệu, kinh nghiệm và giúp đỡ
em rất nhiều để em thực hiện khóa luận này. Kính chúc quý Siêu thị Maximark Cam
Ranh luôn ăn nên làm ra và phát triển vững chắc trong thời gian tới nhằm góp phần
vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả những người thân trong gia
đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ em trong quá trình học tập, cũng như thực hiện
và hoàn thành khóa luận này.
Vì một số giới hạn về thời gian thực tập, phạm vi nghiên cứu và năng lực còn
hạn chế, bài viết của em đã có nhiều cố gắng song không tránh khỏi những sai sót. Em
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô, quý công ty cùng các bạn sức khỏe, hạnh phúc và
thành công.
Nha Trang, tháng 6 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Hoàng Dung Mi


ii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................................... viii
1.

Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2

4.

Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3


5.

Những đóng góp của khóa luận ................................................................................ 3

6.

Bố cục của khóa luận ................................................................................................ 3

CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................ 4
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CHUỖI CUNG ỨNG ................. 4
1.1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH .................................................. 4
1.1.1. Lý thuyết về cạnh tranh ..................................................................................... 4
1.1.2. Mô hình 5 tác lực của Michael Porter (Porter's Five Forces) .............................. 4
1.2. Tổng quan về chuỗi cung ứng .................................................................................... 6
1.2.1. Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng ....................................... 6
1.2.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng .......................................................................... 6
1.2.1.2. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng ............................................................. 9
1.2.2. Lịch sử phát triển chuỗi cung ứng .................................................................... 10
1.2.3. Phân biệt logistic và chuỗi cung ứng ................................................................ 13
1.2.4. Thành viên chuỗi cung ứng .............................................................................. 16
1.2.5. Các thành phần trong chuỗi cung ứng .............................................................. 17
1.2.6. Cấu trúc chuỗi cung ứng .................................................................................. 20
1.2.6.1.Cấu trúc vật lý ........................................................................................... 20
1.2.6.2. Các mối quan hệ và các dòng chảy trong chuỗi cung ứng .......................... 23
1.3. Hoạt động của chuỗi cung ứng theo mô hình SCOR ................................................ 25
1.4. Đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng .......................................................................... 30
1.4.1. Đánh giá hiệu suất nội bộ ................................................................................. 30
1.4.2. Đánh giá dịch vụ khách hàng ........................................................................... 31
1.4.3. Đánh giá tính linh hoạt của nhu cầu ................................................................. 32
1.4.4. Đánh giá sự phát triển sản phẩm ...................................................................... 33

1.5. GAP của Việt Nam ............................................................................................. 33


iii
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM RAU CỦA SIÊU THỊ
MAXIMARK CAM RANH .............................................................................................. 36
Giới thiệu về siêu thị Maximark – 2067 Đại Lộ Hùng Vương – thành phố Cam

2.1.

Ranh……………………………………………………………………………………36
2.1.1

Một vài nét về siêu thị ............................................................................ 36

2.1.2.

Quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 36

2.1.3.

Chức năng và nhiệm vụ .......................................................................... 37

2.1.4. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................. 38
2.1.5.

Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của siêu thị........................................ 43

2.1.6.


Tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị .............................................. 45

2.1.6.1. Tình hình lao động .............................................................................. 45
2.1.6.2. Tình hình kinh doanh của đơn vị trong thời gian qua ........................... 46
2.2. CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM RAU SẠCH TẠI SIÊU THỊ MAXIMARK CAM
RANH............................................................................................................................ 49
2.2.1. Giới thiệu về sản phẩm .................................................................................... 49
2.2.1.1. Đặc điểm sản phẩm .................................................................................. 49
2.2.1.1. Đặc điểm nhu cầu của người tiêu dùng liên quan đến rau xanh ............... 51
2.2.2.

Chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch của siêu thị Maximark Cam Ranh ....... 53

2.2.2.1. Nông dân ............................................................................................... 53
2.2.2.2. Thương lái ............................................................................................. 56
2.2.2.3. Công ty TNHH VIỆT F.A.R.M và công ty TNHH KIM QUY................ 57
2.2.2.4

. Siêu thị................................................................................................. 60

2.3. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRONG CHUỖI CUNG ỨNG ..................................... 61
2.3.1.

Công tác dự báo nhu cầu ............................................................................ 61

2.3.2.

Công tác thu mua ....................................................................................... 62

2.3.2.1. Tìm kiếm và lựa chọn đối tác ................................................................. 62

2.3.2.2. Thiết lập mối quan hệ với đối tác ........................................................... 64
2.3.2.3. Quy trình thu mua .................................................................................. 64
2.3.2.4. Sản xuất ..................................................................................................... 67
2.3.2.5. Chính sách phân phối ................................................................................. 67
2.3.3.

Chính sách marketing – mix đối với sản phẩm rau sạch ra thị trường thành phố

Cam Ranh ................................................................................................................. 68
2.3.3.1. Chính sách chất lượng và giá .................................................................. 68
2.3.3.2. Chính sách xúc tiến – truyền thông......................................................... 70


iv
2.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM RAU CỦA SIÊU THỊ
………………………………………………………………………………………73
2.4.1.

Những yếu tố thành công trong chuỗi......................................................... 73

2.4.1.1. Siêu thị trong quan hệ với nhà cung ứng ................................................. 73
2.4.1.2. Tăng cường quan hệ với nhà cung cấp .................................................... 73
2.4.1.3. Mối quan hệ với khách hàng trong chuỗi cung ứng rau xanh .................. 73
2.4.2.

Những yếu tố hạn chế trong chuỗi .............................................................. 74

2.5. Những nhận định của khách hàng về sản phẩm rau sạch tại siêu thị Maximark Cam
Ranh .............................................................................................................................. 75
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG

SẢN PHẨM RAU SẠCH TẠI SIÊU THỊ MAXIMARK CAM RANH ............................. 82
3.1. Đề xuất giải pháp..................................................................................................... 83
Giải pháp 1: Thắt chặt công tác đảm bảo rau an toàn vào siêu thị.................................. 83
Giải pháp 2: Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường .............................................................. 86
Giải pháp 3:Sử dụng công nghệ thông tin rộng rãi hơn trong chuỗi cung ứng................ 86
Giải pháp 4: Tăng cường mối quan hệ với nhà cung cấp, lựa chọn nhà cung cấp phù hợp.88
Giải pháp 5: Hợp tác, liên kết, chia sẻ thông tin với nông dân, tạo lợi thế cạnh tranh bền
vững ............................................................................................................................. 89
Giải pháp khác: ............................................................................................................ 90
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 94


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATO – Assemply to Order: lắp ráp theo đơn hàng.
BST – Build to Stock: thiết lập để tồn kho.
BTO – Buld to Order: thiết lập theo đơn hàng.
ECR – Efficient Consumer Respone: đáp ưng khách hàng có hiệu quả.
EDI – Electronic data interchange: hệ thống chuyển đổi dữ liệu điện tử nội bộ.
ERP – Enterprise resources Planning: hệ thống hoạch định các nguồn lực của doanh
nghiệp.
ETO – Engineer to Order: thiết kế theo đơn hàng.
JIN – Just in time: một khái niệm trong sản xuât hiện đại có ý nghĩa là “đung sản phẩm
– đúng số lượng – tại đúng nơi – vào đúng thời điểm cần thiết”.
MTO – Make To Order: sản xuất theo đơn hàng.
MTS – Make To Stock: sản xuất tồn kho.
RFID – Radio Requence Identification: công nghệ nhận dang bằng sóng radio.

SCC – Supply Chein Council: hội đồng chuỗi cung ứng.
SCOR – Supply Chain Operations Research: mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi
cung ứng.
BVTV – Thuốc bảo vệ thực vật.
IPM – Intergrated Pests Management – Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp.
ICM – Intergrated Crop Management – Chương trình quản lý cây trồng tổng hợp.


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của M.Porter .................................................... 5
Hình 1.2. Sơ đồ năm yếu tố dẫn dắt chủ yếu của một chuỗi cung ứng................................... 19
Hình 1.3. Dạng chuỗi cung ứng xuôi – ngược ...................................................................... 20
Hình 1.4. Dạng chuỗi cung ứng hội tụ - phân kỳ .................................................................. 21
Hình 1.5. Cấu trúc theo chiều ngang – chiều dọc của chuỗi cung ứng ................................... 22
Hình 1.6. Các mức độ quan hệ trong chuỗi cung ứng ........................................................... 23
Hình 1.7. Dòng chảy trong chuỗi cung ứng .......................................................................... 24
Hình 1.8. SCOR định nghĩa các quá trình mức 1 .................................................................. 26
Hình 3.1. Thẻ bạc và thẻ vàng tại siêu thị Maximark Cam Ranh ........................................... 70
Hình 3.2. Phiếu quà tặng tại siêu thị Maximark Cam Ranh ................................................... 71
Hình 3.3. Phiếu ăn tại siêu thị Maximark Cam Ranh. ........................................................... 72
Hình 3.1. Bộ dụng cụ và thuốc thử ....................................................................................... 84
Hình 3.2. Thuốc thử ............................................................................................................. 85
Hình 4.3. Ứng dụng RFID giúp nhà quản trị quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng ..................... 88


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1: Các chú thích trong chuỗi cung ứng ........................................................... 22
Bảng 2.2. Báo cáo tình hình kinh doanh của chi nhánh Maximark Cam Ranh ............ 47
Bảng 2.3. Bảng giá một số mặt hàng tại Maximark Cam Ranh so với Co.opmart Cam
Ranh .......................................................................................................................... 52
Bảng 2.3 Các nhà cung ứng sản phẩm rau của siêu thị Maximark Cam Ranh ............. 63
Bảng 2.4. Bảng tần suất địa điểm thường mua rau của người tiêu dùng...................... 75
Bảng 2.5. Tiêu chí thể hiện rau sạch người được phỏng vấn đánh giá. ....................... 76
Bảng 2.6. Bảng tần suất thể hiện mức độ nhận biết của khách hàng khi sử dụng rau
“không sạch”. ............................................................................................................ 77
Bảng 2.7. Bảng tần suất về thông tin nhà sản xuất rau sạch của người tiêu dùng. ....... 78
Bảng 2.8. Bảng tần suất về thông tin rau rạch tại siêu thị Maximark Cam Ranh của
người tiêu dùng. ......................................................................................................... 78
Bảng 2.9. Bảng tần suất về mức độ hài lòng của người tiêu dùng ............................... 79
Bảng 2.10. Bảng tần suất về lý do không hài lòng của người tiêu dùng khi sử dụng sản
phẩm rau sạch tại siêu thị. .......................................................................................... 79
Bảng 2.11. Bảng tần suất về mức độ quan tâm của người tiêu dùng khi lựa chọn rau
sạch. .......................................................................................................................... 80
Bảng 2.12. Bảng tần suất sô tiền khách hàng chi trả một ngày cho việc mua rau ........ 80


viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý tại trung tâm thương mại Maximark Cam Ranh...... 39
Sơ đồ 2.2. Chuỗi cung ứng mặt hàng rau của siêu thị Maximark Cam Ranh .............. 53


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Nhìn vào những bước tiến đổi mới vượt bậc sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức
thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế nước ta có những bước đi lên đáng kể, đặc
biệt nền nông nghiệp có những chuyển biến rõ rệt: Nông sản được giá hơn, thị trường
xuất khẩu lớn, sản phẩm phong phú đa dạng, có chất lượng cao…Và cuộc sống con
người cũng đang tiến lên một bậc trong xu thế phát triển. Vấn đề đáng quan tâm là
cùng với sự phát triển của đời sống là hàng loạt các vấn đề như: Chỉ số giá tiêu dùng,
lạm phát và giá cả thị trường tăng nhanh một cách chóng mặt. Vậy còn nhu cầu con
người? Nhu cầu người tiêu dùng đang phát triển ở mức độ nào? Điều này có thể khẳng
định chắc chắn nhu cầu người tiêu dùng ngày càng tăng lên theo thời gian, và nhu cầu
đó rất phong phú và đa dạng.
Để đáp ứng nhu cầu mang lại lợi ích tốt nhất tới người tiêu dùng, vấn đề lớn
nhất là các sản phẩm cung cấp phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã, sản phẩm
và lại càng có ý nghĩa hơn với hàng nông sản làm thế nào để tạo được lòng tin đối với
người tiêu dùng, cuộc sống con người phát triển thì nhu cầu con người cũng tăng theo,
đối với hàng nông sản thì tiêu dùng sản phẩm “nông nghiệp sạch” tất yếu sẽ trở thành
xu thế phổ biến.
Vấn đề đang được xã hội rất quan tâm là chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm,
khi xã hội phát triển, đời sống người dân được nâng cao họ luôn quan tâm đến chất
lượng sản phẩm, họ sẵn sàng trả mức giá cao gấp 1,5 -2 lần để làm sao có được sản
phẩm chất lượng tốt, nhưng trên thị trường hiện nay không ít cơ sở kinh doanh lợi
dụng thương hiệu “rau sạch” để lừa phỉnh người tiêu dùng, cửa hàng mang tên rau an
toàn lại bán rau không nguồn gốc làm cho người tiêu dùng khó có thể phân biệt được
gây cho họ khó khăn khi ra quyết định tiêu dùng một “sản phẩm sạch” nào đó.
Maximark Cam Ranh là siêu thị bán lẻ chuyên cung ứng các mặt hàng thiết yếu,
hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người tiêu dùng.
Vì thế khi nắm bắt được nhu cầu đó của khách hàng, siêu thị Maximark Cam Ranh đã
hướng đến xây dựng chuỗi cung ứng rau sạch. Vấn đề quản trị chuỗi cung ứng không

còn xa lạ ở thế giới nhưng lại còn rất mới ở Việt Nam nên rất ít công ty chú trọng đến
vấn đề này để khai thác tố đa hiệu quả trong từng khâu của hoạt động trong đó có cả
siêu thị Maximark Cam Ranh. Nhận thấy để có được sức mạnh cạnh tranh cả về giá


2
hay chất lượng của sản phẩm rau sạch so với đối thủ để đứng vững trên thị trường,
thỏa mãn nhu cầu khách hàng hơn đối thủ cạnh tranh thì vấn đề xây dựng, đánh giá
chuỗi rau sạch từ đó có các biện pháp tối ưu hóa nhất cho từng khâu trong quá trình
hoạt động là rất cần thiết và cấp bách ở siêu thị Maximark Cam Ranh. Vấn đề đặt ra là
làm thế nào để Maximark Cam Ranh có thể xây dựng được chuỗi cung ứng ưu việt
nhất, làm thế nào để chứng minh cho khách hàng sản phẩm của Maximark là rau sạch,
xây dựng được lòng tin với khách hàng? Với những lý do trên cùng với niềm đam mê
tìm hiểu chuỗi cung ứng và cũng mong muốn bản thân sẽ góp phần mang đến cho
người tiêu dùng một sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, em đã chọn
đề tài “Hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch tại siêu thị Maximark Cam
Ranh” trong 4 tháng thực tập của mình. Trên cơ sở điều tra, phân tích thực trạng chuỗi
cung ứng rau sạch tại siêu thị Maximark Cam Ranh. Đề tài tìm ra các hạn chế, đưa ra
hướng giải quyết dựa trên nền tảng của kiến thức quản trị chuỗi cung ứng mới được
cập nhật vào Việt Nam trong thời gian gần đây.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Tìm hiểu về thực tế các nhân tố trong chuỗi rau sạch của siêu thị để từ đó đưa ra
được sơ đồ chuỗi khái quát và sát thực nhất ở siêu thị Maximark Cam Ranh
 Tìm hiểu đặc điểm các bên có liên quan trong chuỗi cung ứng về các vấn đề:
giá cả, hợp tác, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm,
chứng nhận, rủi ro, hiệu quả và tính cạnh tranh của chuỗi cung ứng
 Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của chuỗi trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp hoàn thiện hệ thống chuỗi cung ứng, góp phần tăng doanh thu từ sản phẩm rau
sạch và mang đến một sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Chuỗi cung ứng rau sạch tại siêu thị Maximark Cam
Ranh.
 Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Tập trung đi vào tìm hiểu và phân tích các nhân tố trong hoạt
động của chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch để từ đó tìm ra những mặt hiệu quả và
chưa được trong chuỗi của siêu thị, xây dựng mô hình và các thức quản trị chuỗi.
+ Thời gian: từ năm 2011 đến tháng 5/2015.


3
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu
 Thu thập số liệu qua: tài liệu của siêu thị, quan sát thực tế từ siêu thị,
tham khảo trang web của siêu thị và bài báo trên internet
 Thảo luận nhóm: phỏng vấn và thảo luận với người nông dân về những
vấn đề liên quan đến quy trình trồng rau sạch.
 Phương pháp điều tra: lấy ý kiến khách hàng, sử dụng dữ liệu thứ cấp.
5. Những đóng góp của khóa luận
 Tìm ra những mặt tích cực cần phát huy và mặt hạn chế cần khắc phục trong
hoạt động chuỗi rau sạch tại siêu thị Maximark Cam Ranh.
 Đưa ra những phải pháp thiết thực nhằm giải quyết những hạn chế trong chuỗi.
 Kết quả điều tra người tiêu dùng từ đó đề ra các giải pháp phù hợp với nhu cầu
khách hàng.
 Hệ thống lý thuyết
6. Bố cục của khóa luận
Nội dung chủ yếu của báo cáo gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận của chuỗi cung ứng
Chương II: Thực trạng về chuỗi cung ứng rau sạch tại siêu thị Maximark Cam
Ranh
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng rau sạch tại siêu thị

Maximark Cam Ranh


4

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ
CHUỖI CUNG ỨNG

1.1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH
1.1.1. Lý thuyết về cạnh tranh
Trong lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia được đề xuất bởi M.Porter (1990),
Ông cho rằng: "sự gia tăng mức sống và sự thịnh vượng của quốc gia phụ thuộc chủ
yếu vào khả năng đổi mới, khả năng tiếp cận nguồn vốn và hiệu ứng lan truyền công
nghệ của nền kinh tế". Nói tổng quát hơn, sức cạnh tranh cuả một quốc gia phụ thuộc
vào sức cạnh tranh của các ngành trong nền kinh tế. Sức cạnh tranh của một ngành lại
xuất phát từ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành: khả năng đổi mới
công nghệ, sản phẩm, cung cách quản lý và môi trường kinh doanh.
Nguồn gốc của mức sống tăng lên phụ thuộc vào giá trị sản phẩm (liên quan
đến chất lượng và sự khác biệt sản phẩm) và hiệu quả hoạt động sản xuất. Năng suất
của một quốc gia không phải chỉ thể hiện ở các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu mà
quan trọng hơn nó còn được thể hiện trong tất cả các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm
thị trường trong nước.
Và Michael Porter chỉ rõ "lợi thế cạnh tranh không chỉ nằm ở bản thân mỗi hoạt
động, mà còn ở cả mối liên kết giữa các hoạt động với nhau, với các hoạt động của
nhà cung cấp và cả các hoạt động của khách hàng nữa".
Như vậy, có thể thấy trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu như hiện nay, vấn đề
tạo ra lợi thế cạnh tranh dựa trên các mối liên kết dọc trong một doanh nghiệp, một
ngành hay còn gọi là sự liên kết các đối tượng trong chuỗi cung ứng đóng một vai trò

cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.1.2. Mô hình 5 tác lực của Michael Porter (Porter's Five Forces)
Tại sao các doanh nghiệp, các quốc gia đều nhất định phải tìm ra lợi thế cạnh
tranh? Có nhiều công trình khoa học đã ra đời nhằm phân tích các nhân tố môi trường
ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của DN. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu
về nâng cao năng lực cạnh tranh của M.Porter vẫn là công trình nổi tiếng và được sử
dụng rộng rãi nhất. Ở đây, xin áp dụng mô hình năm lực lượng cạnh tranh của ông để


5
phân tích các nhân tố cạnh tranh trong kinh doanh siêu thị(Hình 1.1). Qua đó cho thấy,
doanh nghiệp cần phải tăng cường lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong môi
trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Hình 1.1: Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của M.Porter

Theo M.Porter, các nhân tố cạnh tranh thuộc môi trường ngành gồm:


Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là các công ty cũng đang hoạt động trong lĩnh
vực bán lẻ. Mọi động thái, hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh đều làm thay đổi
tương quan trên thị trường, có thể làm suy yếu hoặc tăng năng lực cạnh tranh của công ty.


Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Các đối thủ tiềm năng là những DN sẽ tham gia vào thị trường hoặc lĩnh vực
hoạt động của công ty. Đối với thị bán lẻ đầy tiềm năng như hiện nay, khi mà các rào

cản thương mại và pháp luật đang dần được xóa bỏ, sẽ là cơ hội lớn để các đối thủ
cạnh tranh tiềm tàng gia nhập vào thị trường. Điều này khiến sức ép cạnh tranh ngày
càng tăng lên, đòi hỏi công ty phải thực hiện những chiến lược đủ mạnh đề nắm giữ
thị trường của mình.


Sản phẩm và dịch vụ thay thế

Đối với sản phẩm rau thì sản phẩm thay thế rất nhiều. Khách hàng có thể chọn lựa
giữa mặt hàng thực phẩm khác như trái cây, tôm, thịt hay là sự kết hợp giữa chúng.


Khách hàng

Khách hàng tác động đến công ty thông qua sức mạnh mặc cả mua của mình, từ đó


6
tạo ra sức ép cạnh tranh về giá cho công ty.


Nhà cung ứng

Nhà cung ứng đối với mặt hàng rau xanh chính là công ty thu mua và hộ nông
dân trồng rau. Có được mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp nhằm tận dụng lợi
thế kiểm soát số lượng, chất lượng nguyên liệu là một yếu tố tác động đến lợi thế cạnh
tranh của công ty. Hiện nay, vấn đề nhà cung ứng đang là trở ngại rất lớn của các siêu
thị trên địa bàn thành phố Cam Ranh.
Tóm lại, trong môi trường cạnh tranh gay gắt của ngành bán lẻ như hiện nay,
thì buộc các siêu thị phải không ngừng nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị

trường. Mặc dù, các chiến lược về giá, marketing, chiêu thị vẫn là những lợi thế
cạnh tranh chủ yếu của công ty. Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh cũng có thể thực
hiện được các lợi thế này. Do đó, để tìm ra một lợi thế cạnh tranh đặc biệt, mang lại
hiệu quả chắc chắn mà khó có đối thủ nào có thể thực hiện được, đó chính là: xây
dựng được "chuỗi cung ứng phù hợp" có sự liên kết bền vững giữa các đối tượng
trong toàn chuỗi.
1.2. Tổng quan về chuỗi cung ứng
1.2.1. Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
1.2.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng
Khi nền kinh tế ngày một khó khăn việc kinh doanh trên thị trường ngày càng
khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nỗ lực thật nhiều để có thể trụ vững và
phát triển. Để cạnh tranh thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào, các
doanh nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà phải tham gia vào
công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của mình. Không chỉ
phải am hiểu thị trường, am hiểu khách hàng, am hiểu đối thủ cạnh tranh, doanh
nghiệp cần phải chủ động về mọi mặt, chu toàn trong toàn bộ các công đoạn để đảm
bảo sản phẩm của mình có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Bởi lẽ, khi doanh
nghiệp muốn đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng họ buộc phải quan tâm
sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu; cách thức thiết kế, đóng gói sản
phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp; cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm hoàn
thành và những mong đợi thực sự của người tiêu dùng hoặc khách hàng cuối cùng. Và
đó chính là một quy trình liên kết xuyên suốt bao gồm từ nhà cung cấp, nhà sản xuất
,nhà phân phối và khách hàng…mà thuật ngữ kinh tế gọi đó là “chuỗi cung ứng”.


7
Chuỗi cung ứng là một khái niệm không mới đối với thế giới, nhưng chỉ thật sự
được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm trong những năm gần đây. Trong một
chuỗi cung ứng điển hình, doanh nghiệp mua nguyên vật liệu từ một hoặc nhiều nhà
cung cấp; các bộ phận, chi tiết hoặc thậm chí sản phẩm sau đó được sản xuất ở một

hay một số nhà máy, và được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung
gian, cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải
thiện mức phục vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự
tương tác ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng bao gồm các
nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối, và các cửa
hàng bán lẻ, cũng như nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm
hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở.
Vậy chuỗi cung ứng là gì?
Có rất nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng, nhưng chúng ta bắt đầu thảo luận
với khái niệm “Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách
trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng hiệu quả nhu cầu khách hàng, thể hiện sự
dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách
hàng cuối cùng.”
Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn
công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Ví dụ một chuỗi cung ứng
bắt đầu với các doanh nghiệp khai thác nguyên liệu từ đất - chẳng hạn như quặng sắt,
dầu mỏ, gỗ và lương thực – và bán chúng cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu. Các
doanh nghiệp này, đóng vai trò như người đặt hàng và sau khi nhận các yêu cầu về chi
tiết kỹ thuật từ các nhà sản xuất linh kiện, họ sẽ tiếp tục chế biến vật liệu này thành
các vật liệu thích hợp (như tấm thép, nhôm, đồng đỏ, gỗ xẻ và thực phẩm đã kiểm tra).
Đến lượt mình, các nhà sản xuất linh kiện phải đáp ứng đơn hàng và yêu cầu từ khách
hàng của họ - nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng. Đầu ra của quá trình này là các linh
kiện hay các chi tiết trung gian (như dây điện, vải, mạch in, những chi tiết cần thiết...).
Nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng (các công ty như IBM, General Motors, Coca-Cola)
lắp ráp sản phẩm hoàn thành, bán chúng cho người bán sỉ hoặc nhà phân phối, để rồi
những thành viên này sẽ bán chúng lại cho nhà bán lẻ, những người thực hiện sứ mệnh
đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng .Chúng ta mua sản phẩm trên cơ sở giá,
chất lượng, tính sẵn sàng, sự bảo trì và danh tiếng với hy vọng rằng chúng thỏa mãn



8
yêu cầu mà chúng ta mong đợi. Đôi khi vì những lý do nào đó chúng ta cần trả sản
phẩm hoặc các chi tiết do không đáp ứng yêu cầu hoặc đôi khi cần sửa chữa hoặc tái
chế chúng, một qui trình ngược cũng rất cần thiết. Các hoạt động hậu cần ngược này
cũng bao gồm trong chuỗi cung ứng.
Bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạn nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả
các chức năng liên quan đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Những chức
năng này bao hàm và không bị hạn chế trong việc phát triển sản phẩm mới,
marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng.
Chuỗi cung ứng còn được định nghĩa như sau:
Chopra Sunsil và Peter Meind: “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có
liên quan trực tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ
bao gồm nhà sản xuất mà còn có nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân
người khách hàng.”( Nguyễn Thanh Liêm và các cộng sự, 2009).
“Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm
thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành
phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng” – “An introduction to
supply chain management” Ganesham, Ran and Terry P.Harrison, 1995.
“Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp,
đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và
nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng” –
“Supplychain management: strategy, planing and operation” của Chopra Sunil và Pter
Meindl, (2001, Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall c.1).
Như vậy từ các định nghĩa trên có thể rút ra một định nghĩa về chuỗi cung ứng:
“Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp
nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm
nhà sản xuất, cung cấp mà còn liên quan đến vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và
khách hàng.”
Trong một chuỗi cung ứng có ba dòng chảy chính đó là: dòng chảy hàng hóa,
dòng chảy thông tin, và dòng chảy tài chính. Một chuỗi cung ứng hoạt động tốt khi ba

dòng chảy trên vận hành một cách xuyên suốt, không bị gián đoạn.
Thứ nhất, dòng hàng hóa là luồng nguyên vật liệu từ nhà cung cấp tới nhà sản
xuất, luồng sản phẩm dịch vụ từ nhà sản xuất tới khách hàng và luồng thu hồi sản


9
phẩm từ khách hàng trở về nhà cung cấp. Một khi dòng hàng hóa vận chuyển trong
một chuỗi một cách liên tục, không bị gián đoạn (tức là hàng tồn kho của doanh
nghiệp thấp) khi đó doanh nghiệp sẽ cắt giảm được chi phí tồn kho. Tùy đặc điểm của
mỗi mặt hàng, mỗi thị trường mà doanh nghiệp sẽ để mức tồn kho phù hợp, sao cho
luồng hàng hóa vận chuyển một cách liên tục nhất có thể, cắt giảm được chi phí, tăng
lợi nhuận cho toàn bộ chuỗi.
Thứ hai, dòng thông tin là dòng thông tin trao đổi giữa các mắt xích trong
chuỗi, những phản hồi từ khách hàng và các đơn vị trong chuỗi. Dòng thông tin trong
chuỗi cung ứng có vai trò vô cùng quan trọng, đây là nền tảng để đưa ra quyết định
liên quan đến kế hoạch sản xuất, kết nối tất cả các hoạt động trong chuỗi sẽ có các
quyết định càng chuẩn xác. Thông tin từ cung cấp sản phẩm, phản hồi từ khách hàng,
dự báo thị trường và kế hoạch sản xuất được các thành phần trong chuỗi chia sẻ với
nhau càng nhiều thì chuỗi sẽ đáp ứng càng nhanh và càng thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng tốt hơn.
Thứ ba đó là dòng tài chính: Đi ngược với dòng hàng hóa từ nhà cung cấp tới
khách hàng là dòng tài chính. Đó chính là luồng tài chính từ người mua tới người bán
hoặc dòng tài chính mà các thành phần trong chuỗi hỗ trợ, chia sẻ cho nhau… Dòng
tài chính lưu thông càng nhanh thì hiệu quả của chuỗi cung ứng càng tăng, giảm thiểu
chi phí do bị gián đoạn dòng lưu chuyển tiền tệ.
1.2.1.2. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng
Theo Viện quản trị cung ứng mô tả, quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và
quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu
thực sự của khách hàng cuối cùng. Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và
công nghệ là nhân tố then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công.

Theo Hội đồng chuỗi cung ứng thì quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung
và cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho
hàng và tồn kho, tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và
phân phối đến khách hàng cuối cùng.
Theo TS. Hau Lee và đồng tác giả Corey Billington trong bài báo nghiên cứu
thì “quản trị chuỗi cung ứng như là việc tích hợp các hoạt động xảy ra ở các cơ sở của
mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vào sản phẩm trung gian và
sau đó đến sản phẩm cuối cùng.”


10
Như vậy nói một cách tổng quát quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những
phương thức sử dụng một cách tích hợp và hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, hệ
thống kho bãi và các cửa hàng nhằm phân phối hàng hóa được sản xuất đến đúng địa
điểm, đúng lúc với đúng yêu cầu về chất lượng, với mục đích giảm thiểu chi phí toàn
hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn những yêu cầu về mức độ phục vụ.
1.2.2. Lịch sử phát triển chuỗi cung ứng
Trong suốt thập niên 1950 và 1960, các công ty sản xuất của Mỹ áp dụng công
nghệ sản xuất hàng loạt để cắt giảm chi phí và cải tiến năng suất, trong khi ít chú ý đến
việc tạo ra mối quan hệ với nhà cung cấp, cải thiện việc thiết kế quy trình và tính linh
hoạt, hoặc cải thiện chất lượng sản phẩm.
Thiết kế và phát triển sản phẩm mới diễn ra chậm chạp và lệ thuộc chủ yếu vào
nguồn lực nội bộ, công nghệ và công suất. Chia sẻ công nghệ và chuyên môn thông
qua sự cộng tác chiến lược giữa người mua và người bán là một thuật ngữ hiếm khi
nghe giai đoạn bấy giờ. Các quy trình sản xuất được đệm bởi tồn kho nhằm làm cho
máy móc vận hành thông suốt và quy trì cân đối dòng nguyên vật liệu, điều này dẫn
đến tồn kho trong sản xuất tăng cao.
Trong thập niên 1960 và 1970, hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
(MRP) và hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất (MRPII) được phát triển và tầm
quan trọng của quản trị nguyên vật liệu hiệu quả càng được nhấn mạnh khi nhà sản

xuất nhận thức tác động của mức độ tồn kho cao đến chi phí sản xuất và chi phí lưu
giữ tồn kho. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là máy tính làm
gia tăng tính tinh vi của các phần mềm kiểm soát tồn kho dẫn đến làm giảm đáng kể
chi phí tồn kho trong khi vẫn cải thiện truyền thông nội bộ về nhu cầu của các chi tiết
cần mua cũng như nguồn cung.
Thập niên 1980 được xem như là thời kỳ bản lề của quản trị chuỗi cung ứng.
Thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng lần đầu tiên sử dụng một cách rộng rãi trên nhiều
tờ báo cụ thể là ở tạp chí vào năm 1982. Cạnh tranh trên thị trường toàn cầu trở nên
khốc liệt vào đầu thập niên 1980 (và tiếp tục đến ngày nay) gây áp lực đến các nhà sản
xuất phải cắt giảm chi phí nâng cao chất lượng sản phẩm cùng với việc gia tăng mức
độ phục vụ khách hàng. Các hãng sản xuất vận dụng JIT(Just in time) và chiến lược
quản trị chất lượng toàn diện (TQM) nhằm cải tiến chất lượng, nâng cao hiệu quả sản
xuất và thời gian giao hàng. Trong môi trường sản xuất JIT với việc sử dụng ít tồn kho


11
làm đệm cho lịch trình sản xuất, các doanh nghiệp bắt đầu nhận thấy lợi ích tiềm tàng
và tầm quan trọng của mối quan hệ chiến lược và hợp tác của nhà cung cấp - người
mua - khách hàng. Khái niệm về sự cộng tác hoặc liên minh càng nổi bật khi các
doanh nghiệp thực hiện JIT vàTQM.
Khi cạnh tranh ở thị trường Mỹ gia tăng nhiều hơn vào thập niên 1990 kèm với
việc gia tăng chi phí hậu cần và tồn kho cũng như khuynh hướng toàn cầu hóa nền
kinh tế làm cho thách thức của việc cải thiện chất lượng, hiệu quả sản xuất, dịch vụ
khách hàng và thiết kế và phát triển sản phẩm mới cũng gia tăng. Để giải quyết với
những thách thức này, các nhà sản xuất bắt đầu mua sản phẩm từ các nhà cung cấp
chất lượng cao, có danh tiếng và được chứng thực. Hơn nữa các doanh nghiệp sản xuất
kêu gọi các nhà cung cấp tham gia vào việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới cũng
như đóng góp ý kiến cào việc cải thiện dịch vụ, chất lượng và giảm chi phí chung. Mặt
khác, các công ty nhận thấy rằng nếu họ cam kết mua hàng từ những nhà cung cấp tốt
nhất cho họat động kinh doanh của mình thì đổi lại họ sẽ hưởng lợi gia tăng doanh số

thông qua sự cải tiến chất lượng, phân phối và thiết kế sản phẩm cũng như cắt giảm
chi phí nhờ vào việc quan tâm nhiều đến tiến trình, nguyên vật liệu và các linh kiện
được sử dụng trong hoạt động sản xuất. Nhiều liên minh giữa nhà cung cấp và người
mua đã chứng tỏ sự thành công của mình.
Tái thiết kế quy trình kinh doanh (BPR) (suy nghĩ một cách triệt để và tái thiết
kế quy trình kinh doanh nhằm giảm các lãng phí và gia tăng thành tích được giới thiệu
vào đầu thập niên 1990 là kết quả của những quan tâm to lớn trong suốt giai đoạn này
với mục đích cắt giảm chi phí và nhấn mạnh đến những năng lực then chốt của doanh
nghiệp nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh dài hạn. Khi xu hướng này mất dần vào giữa
cuối thập niên 1990 (thuật ngữ trở nên đồng nghĩa với việc thu hẹp quy mô), quản trị chuỗi
cung cấp trở nên phổ quát hơn như là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Cũng trong thời gian này, các nhà quản trị, nhà tư vấn và các học giả hàn lâm
bắt đầu nhận thức sâu sắc hơn sự khác biệt giữa hậu cần và quản trị chuỗi cung ứng.
Mãi cho đến thời điểm đó thì quản trị chuỗi cung cấp mới được nhìn nhận như là hoạt
động hậu cần bên ngoài doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp bắt đầu ứng dụng các
sáng kiến của quản trị chuỗi cung cấp, họ bắt đầu hiểu được sự cần thiết phải tích hợp
tất cả các quy trình kinh doanh then chốt giữa các bên tham gia trong chuỗi cung cấp,
cho phép chuỗi cung cấp vận hành và phản ứng như một thể thống nhất. Ngày nay,


12
hậu cần được xem như là một thành tố quan trọng của khái niệm quản trị chuỗi cung
cấp rộng hơn rất nhiều.
Cùng thời đó, các doanh nghiệp cũng nhận thấy lợi ích trong việc tạo ra các liên
minh hoặc sự cộng tác với khách hàng của nó. Doanh nghiệp trung tâm trở thành nhà
cung cấp giá trị cao và được sử dụng chủ yếu cho khách hàng. Phát triển mối quan hệ
mật thiết và dài hạn với khách hàng nghĩa rằng doanh nghiệp sẽ giữ ít tồn kho bảo
hiểm sản phẩm hoàn thành hơn và cho phép doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào
việc cung ứng tốt hơn các sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng. Cuối cùng khi thị
phần đối với sản phẩm của khách hàng được cải thiện thì sẽ có lợi cho hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp. Điều này nghĩa rằng trong một liên minh hoặc cộng tác chiến
lược thì khi một doanh nghiệp trung tâm làm gia tăng thị phần của khách hàng điều
này hàm ý rằng công việc kinh doanh của doanh nghiệp đang theo chiều hướng thuận lợi.
Vì vậy, quản trị chuỗi cung cấp phát triển song song theo hai hướng: (1) quản
trị cung cấp và thu mua nhấn mạnh đến khách hàng công nghiệp hoặc khách hàng tổ
chức và (2) vận tải và hậu cần nhấn mạnh từ nhà bán sỉ và nhà bán lẻ. Mức độ phổ
biến của các liên minh với nhà cung cấp và khách hàng (nhà cung cấp của nhà cung
cấp và khách hàng của khách hàng) vào cuối thập niên 1990 và tiếp tục đến ngày nay
cũng mang hàm ý rằng một lệ thuộc nhiều vào vận tải, tồn kho và dịch vụ hậu cần tạo
ra các dịch vụ vận tải, tồn kho, tư liệu cho nhiều doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp.
Xây dựng mối quan hệ cũng xảy ra đối với nhiều nhà cung cấp dịch vụ thứ ba hoặc các
doanh nghiệp sử dụng chúng để đảm bảo việc cung ứng liên tục và không bị gián đoạn
hàng hóa. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu suất và thành tích của mối quan hệ này theo
từng giai đoạn cũng đồng hành với sự phát triển của quản trị chuỗi cung cấp. Một
trong những thách thức mà nhiều doanh nghiệp đối diện hiện nay liên quan đến quản
trị chuỗi cung cấp chính là cách thức đánh giá đầy đủ hiệu suất toàn diện trong một
chuỗi cung cấp toàn cầu và thường là cực kỳ phức tạp.
Đối với ngành bán sỉ và bán lẻ, trọng tâm của quản trị chuỗi cung cấp là những
vấn đề về vị trí và hậu cầu hơn là vấn đề sản xuất. Quản trị chuỗi cung ứng trong
những ngành này thường liên quan đến việc đáp ứng nhanh chóng hoặc hậu cần tích
hợp. Thành tựu của hệ thống chuyển đổi dữ liệu điện tử nội bộ (EDI), hệ thống mã
vạch, Internet và công nghệ quét sóng băng tầng trong hai thập kỷ qua được hỗ trợ cho
sự phát triển của khái niệm chuỗi cung ứng tích hợp. Các doanh nghiệp trong ngành


13
bán lẻ đã sử dụng quản trị chuỗi cung cấp nhằm đương đầu với tính phức tạp và không
chắc chắn chưa từng có của thị trường và để giảm thiểu tồn kho xuyên suốt chuỗi cung
cấp. Việc phát triển nhanh chóng phần mềm quản trị chuỗi cung cấp khách hàng/ máy
chủ mà điển hình bao gồm việc tích hợp quản trị chuỗi cung cấp và các cấu thành của

thương mại điện tử đã hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển và ứng dụng quản trị chuỗi cung
ứng. Chia sẻ thông tin với các đối tác chuỗi cung ứng thông qua EDI và Internet cho
phép doanh nghiệp tích hợp chức năng tồn kho, hậu cần, mua nguyên vật liệu, vận
chuyển và các chức năng khác nhằm tạo ra phương thức quản trị tiên phong và hiệu
quả hơn. Trong tương lai, chúng ta sẽ hy vọng rằng quản trị chuỗi cung cấp nhấn mạnh
đến việc mở rộng chuỗi cung cấp, gia tăng trách nhiệm của chuỗi và nhấn mạnh hơn
nữa vào chuỗi cung cấp “xanh” cũng như cắt giảm đáng kể chi phí của chuỗi.
1.2.3. Phân biệt logistic và chuỗi cung ứng
 Logistic:
Kể từ khi được phát hiện vào những năm 1980 đến nay, việc phát triển rộng rãi
các hoạt động kinh doanh logistics và việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về logistics
đã được nhiều học giả trên thế giới quan tâm. Ngày nay, người ta nhận thấy vai trò của
logistics rất lớn, không chỉ trong kinh tế mà còn đối với các tổ chức, trong đó có các
công ty, do vậy đòi hỏi phải có cách nhìn nhận tổng quát hơn về logistic.
Nghiên cứu về logistics là nghiên cứu về việc quản trị các dòng hàng hóa, vật
tư, thiết bị, sản phẩm, tài chính... trong điều kiện cụ thể. Để có thể nắm bắt được nhu
cầu, cũng như cách thức giành được thị phần trong thị trường cung ứng dịch vụ
logistics, xác định khả năng sinh lời, chúng ta cần xem xét những quan niệm về
logistics hiện đại ra sao.
Nếu như trước đó, khi nói đến logistic người ta chủ yếu tập trung vào việc
nghiên cứu tổ chức vận chuyển và phân phối sản phẩm (outbound) thì nay người ta
phải kết hợp đồng thời nghiên cứu luôn cả dòng vật tư, nguyên vật liệu trang biết bị...
cho đầu vào (inbound). Chính sự kết hợp này trong một chương trình quản trị đã tạo ra
logistics.
Nếu như trước 1980 người ta chưa kết hợp giữa hai phần inbound và out bound
thì khi hợp nhất vào một chương trình quản trị chúng ta có một hệ thống logistics.
Như vậy, bản chất của logistics là quản lý các dòng vật tư (đầu vào) và sản
phẩm (đầu ra) của một đơn vị sản xuất kinh doanh. Ngoài hai dòng logistics trên, có



14
thể còn tồn tại một dòng thứ ba là dòng tái sử dụng. Dòng tái sử dụng này thường là
vật chứa hàng dùng lại (vỏ chai bia..), hoặc các công cụ mang hàng (palet, container..).
Một điều hết sức lưu ý là trong một chuỗi logistics (như trong hình vẽ trên)
chúng ta thấy vận tải tham gia vào mọi dòng, nhưng vận tải là đối tác của logistics,
chứ không phải là một thành phần của logistics, vì khái niệm vận tải trong một chuỗi
hoạt động logistics là cụ thể, chứ không phải là vận tải chung chung. Trong chiến lược
phát triển logistics người ta hết sức quan tâm tới việc chọn lựa đối tác vận chuyển. Có
rất nhiều định nghĩa về logistics:
Logistics là một quá trình tiên lượng nhu cầu và yêu cầu cuả khách hàng; lo liệu
vốn, vật tư, nhân lực, công nghệ và thông tin cần thiết để có thể làm theo nhu cầu và
yêu cầu của khách hàng; tối ưu hóa mạng lưới hàng hóa, dịch vụ làm thỏa mãn yêu cầu
của khách hàng; và tận dụng mạng lưới này làm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng
đúng hẹn. Logistics đề cập cả việc sản xuất hình thành hàng hóa qua việc cung ứng vật
tư kĩ thuật, lao động, thông tin,... để làm ra sản phẩm hàng hóa đó, và nhất là điểm bắt
đầu và kết thúc của quá trình logistics là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Ngày nay người ta công nhận logistics là ngành dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng,
nhiều nghiên cứu xem xét cơ sở tạo ra giá trị gia tăng của nó. Chúng ta biết rằng, giá
trị của sản phẩm do các yếu tố sau tạo nên: việc hình thành (làm ra) sản phẩm, số
lượng tiền vốn bỏ vào sản phẩm và tiện ích địa điểm, tiện ích thời gian. Như vậy hiện
nay phần giá trị của hàng hóa (thông qua giá cả) có 2 yếu tố là thời gian và địa điểm
trao đổi (thực hiện hàng hóa) được xem xét.
Logistics đóng góp phần giá trị gia tăng của mình vào sản phẩm thông qua các
yếu tố hình thành nên sản phẩm, tiện ích địa điểm và thời gian.
Việc tạo ra tiện ích địa điểm và thời gian của sản phẩm là khá rõ ràng, cần xem
xét thêm logistics đã tham gia vào việc hình thành sản phẩm (làm ra sản phẩm) của
logistics như sau:
Hiện nay, không phải mọi sản phẩm đều được làm ra toàn bộ tại một nhà máy,
mà sản phẩm được hình thành từ nhiều nhà máy và nó được hoàn thành tại một nơi
cuối cùng mà thôi. Thí dụ, một máy tính của hãng Dell có thể được lắp ráp tại

Malaysia trên cơ sở nhập rất nhiều bộ phận, thí dụ màn hình (monitor), bàn phím từ
Hongkong, phần cứng từ Đài Loan.., sau đó mới được chuyển về Mĩ để hoàn thiện và


15
cài đặt phần mềm, hoàn thành sản phẩm giao cho khách hàng. Quá trình sản xuất như
vậy đòi hỏi có sự tham gia của logistics.
Việc quản lý logistics là hết sức cần thiết đối với các nhà sản xuất, cung ứng,
thậm chí trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, thế giới đã trở nên phẳng hơn, nó trở
thành vấn đề tồn tại hay không không tồn tại đối với các công ty. Các hoạt động
logistics đưa lại nhiều dịch vụ cho các nhà cung ứng dịch vụ logistics. Đây là điều mà
những người làm vận tải và các dịch vụ liên quan hết sức quan tâm.
Yêu cầu căn bản của logistics là tính toàn hệ thống, hay còn thể hiện qua quan
niệm về giá thành toàn bộ. Nghĩa là toàn bộ các hoạt động logistics phải được gắn kết
chặt chẽ thành một tổng thể, với giá thành tổng cho toàn tổng thể đó, chứ không xét
riêng rẽ, độc lập. Điều này hết sức quan trọng vì thông thường có nhiều đơn vị khác
nhau tham gia vào từng hoạt động của chuỗi logistics. Do vậy, khi xem xét riêng từng
hoạt động, chúng ta cần lưu ý tính hệ thống này. Trong thực tế, chúng ta cung ứng một
dịch vụ nào đó, thí dụ cho thuê kho bảo quản hàng hóa cụ thể của một chuỗi cung ứng
(logistics) nào đó, chúng ta sẽ phải chấp nhận những điều kiện của chuỗi (hệ thống)
đó.
Như vậy các hoạt động chính mà logistics phải quản trị bao gồm: Dịch vụ
khách hàng/Dự báo nhu cầu/Quản lý dự trữ/Liên lạc logistics/Mua sắm vật tư/Xử lý
đơn hàng/Đóng gói/Dịch vụ hậu mãi (bảo hành, cung cấp phụ tùng..)/Lựa chọn
kho/Lưu kho bãi, bảo quản hàng hóa/Quản lý vận tải và theo dõi hành trình hàng hóa
vật tư...
 Chuỗi cung ứng:
Chuỗi cung ứng có thể hình dung như một đường ống hoặc một cái máng dùng
cho dòng chảy của sản phẩm/vật tư, dịch vụ, thông tin và tài chính từ nhà cung ứng
qua nhiều tổ chức, công ty trung gian cho đến tận người tiêu dùng.

Như vậy một chuỗi cung ứng sẽ bao gồm các đơn vị tham gia với những dịch
vụ logistics cụ thể. Nói cách khác, logistic là một phần của chuỗi cung ứng.
Khi logistics ra đời và phát triển ở nhiều công ty – mà dạng đơn giản nhất của
logistics là sự sát nhập cung ứng vật tư (inbound logistics) vào phân phối sản phẩm
(outbound logistics), cùng với quan điểm giá thành tổng thể, quan điểm chuỗi giá trị
cũng được đưa vào xem xét. Quan niệm này đặc biệt quan trọng trong quản trị
logistics.


×