Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN VĂN VŨ

ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN VƯỜN QUỐC GIA
XUÂN THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN VĂN VŨ

ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN VƯỜN QUỐC GIA
XUÂN THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: Biến đổi khí hậu
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Chu Hồi

HÀ NỘI – 2014



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và
kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Nguyễn Văn Vũ


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đối với PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Giảng
viên Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,
người đã gợi ý, góp ý và tận tìnhhướng dẫn tôi thực hiện đề tài luận văn thạc sỹ này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong Khoa Sau đại học,
Đại học Quốc gia Hà Nội; các cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng
ngập mặn, Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu
khoa học và hoàn thành chương trình nghiên cứu đề tài luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và cung cấp thông tin của Ban
Giám đốc Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định; cán bộ và người dân các xã
Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc,Giao Xuân và Giao Hảitrong quá trình tôi thực hiện
luận văn.
Nhân đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới cơ quan tôi công tác, gia đình, bạn bè đã
động viên, giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành bản Luận văn này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã rất cố gắng, song với thời gian và
kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận

được những ý kiến đóng góp, chỉ dẫn của các thầy cô giáo và bạn bè.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2014
Học viên

Nguyễn Văn Vũ

1


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................4
DANH SÁCH BẢNG ......................................................................................................5
DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...........................................................................................7
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................7
1.2. Biến đổi khí hậu và tác động của nó đến vùng ven biển ...............................10
1.2.1. Khái quát về Biến đổi khí hậu .....................................................................10
1.2.2. Tác động của BĐKH đến vùng ven biển .....................................................12
1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam ........................................14
1.3.1. Trên thế giới ................................................................................................14
1.3.2. Tại Việt Nam ...............................................................................................15
1.4. Điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu .................16
1.4.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên VQG Xuân Thủy ...................................16
1.4.2. Đặc điểmdân số, kinh tế-xã hội khu vực VQG Xuân Thủy ........................18
1.4.3. Khai thác và nuôi trồng thủy sản .................................................................20
1.5. Hiện trạng sử dụng đất, mặt nước trong VQG Xuân Thuỷ .........................23
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......25
2.1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ....................................................................25

2.1.1. Mục tiêu .......................................................................................................25
2.1.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................25
2.2. Đối tượng, thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu ........................26
2.2.1. Đối tượng .....................................................................................................26
2.2.2. Thời gian:.....................................................................................................26
2.2.3. Địa điểm ......................................................................................................26
2.2.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..................................................26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................32
3.1. Hệ sinh thái RNM ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy ..........................................32
3.1.1. Vai trò của HST RNM ở VQG Xuân Thủy trong bối cảnh BĐKH ............32
3.1.2. Chức năng và dịch vụ HST RNM ở VQG Xuân Thủy ...............................32
3.1.3. Các yếu tố sinh thái trong HST RNM .........................................................42
3.2.Biến động RNM ở VQG Xuân Thủy theo thời gian .......................................43
3.3. Đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ .............................................47

2


3.3.1. Đánh giá chung ............................................................................................47
3.3.2. Đa dạng thực vật và thảm thực vật ngập mặn .............................................48
3.3.3. Đa dạng thủy sinh vật ..................................................................................50
3.3.4. Đa dạng chim ...............................................................................................51
3.3.5. Đa dạng bò sát .............................................................................................53
3.4. Khai thác tài nguyên sinh vật ..........................................................................54
3.4.1. Khai thác thủy sản .......................................................................................54
3.4.2.Nuôi trồng thủy sản ......................................................................................55
3.4.3. Du lịch sinh thái ...........................................................................................56
3.5. Các áp lực đến ĐDSH ở VQG Xuân Thuỷ .....................................................57
3.5.1. Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật .......................................................57
3.5.2. Thay đổi phương thức sử dụng bãi triều, mặt nước ....................................58

3.5.3. Ô nhiễm môi trường từ các hoạt động kinh tế .............................................59
3.5.4. Biến đổi khí hậu ...........................................................................................61
3.6. Tính dễ bị tổn thương hệ sinh thái rừng ngập mặn ......................................62
3.6.1. Kết quả tính toán..........................................................................................62
3.6.2. Ảnh hưởng đến hệ rễ ...................................................................................64
3.6.3. Ảnh hưởng đến thân và lá ............................................................................65
3.6.4. Ảnh hưởng đến khả năng phát tán của cây RNM........................................66
3.6.5.Ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của CNM ................................................66
3.7. Xu hướng biến động đa dạng sinh học ...........................................................66
3.7.1. Xu hướng chung ..........................................................................................66
3.7.2. Tác động của BĐKH đến khu vực VQG Xuân Thủy ..................................68
3.7.3. Tác động của BĐKH và NBD đến RNMở VQG Xuân Thủy .....................69
3.8. Các giải pháp thích ứng và giảm thiểu mức độ tổn thương .........................72
3.8.1. Đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học: ................................................72
3.8.2. Đối với các công trình xây dựng .................................................................72
3.8.3. Đối với sinh kế cộng đồng ...........................................................................73
3.8.4. Các giải pháp và các vấn đề ưu tiên ............................................................74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................81

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
BĐKH
BOD
CNM
COD

COP
DBTT
DEM
DO
DRC
ĐBSCL
ĐBSH
ĐDSH
ĐNN
GCMs
GDP
HST
IPCC
IUCN
KBT
KNK
KT-XH
KXS
LHQ
NBD
NLTS
NNK
NTTS
PTBV
RNM
QCVN
QX
T–K
T–N
T–P

TTVNM
VAC
VQG
UBND
UNESCO
UNFCCC

Ý nghĩa của từ viết tắt
Biến đổi khí hậu
Nhu cầu ôxy sinh học
Cây ngập mặn
Nhu cầu oxy hóa học
Hội nghị các nước tham gia công ước
Dễ bị tổn thương
Mô hình số độ cao
Oxy hòa tan
Hội chữ thập đỏ Đan Mạch
Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Hồng
Đa dạng sinh học
Đất ngập nước
Mô hình sự vận động tổng hợp
Tổng thu nhập quốc nội
Hệ sinh thái
Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới
Khu bảo tồn
Khí nhà kính
Kinh tế - xã hội
Không xương sống

Liên hiệp quốc
Nước biển dâng
Nguồn lợi thủy sản
Những người khác
Nuôi trồng thủy sản
Phát triển bền vững
Rừng ngập mặn
Quy chuẩn Việt Nam
Quần xã
Tổng Kali
Tổng Nitơ
Tổng phôtpho
Thảm thực vật ngập mặn
Vườn ao chuồng
Vườn quốc gia
Ủy ban nhân dân
Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa Liên hiệp quốc
Công ước Khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu

4


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số các xã vùng đệm ...................................18
Bảng 1.2:Cơ cấu dân số và lao động của các xã vùng đệm năm 2013 ..........................19
Bảng 1.3: Loại hình khai thác thủy sản của người dân ................................................21
Bảng 1. 4: Địa điểm khai thác thủy sản của người dân .................................................21
Bảng 1. 5: Thống kê hiện trạng sử dụng đất ở vùng đệm.............................................23
Bảng 1. 6: Diện tích nuôi ngao tại phân khu phục hồi sinh thái ở Cồn Lu ...................24
Bảng 2.1: Bảng xếp hạng chỉ số tổn thương…………………………………………31

Bảng 3.1: Các chức năng và giá trị dịch vụ của RNM ở VQG Xuân Thủy................32
Bảng 3. 2: Cây ngập mặn khu vực ven biển khu vực VQG Xuân Thuỷ, Nam Định ....33
Bảng 3.3: Các loài chim qúy hiếm có giá trị bảo tồn ....................................................35
Bảng 3.4: Mức độ bồi tụ của đất tại khu RNM Giao Thủy qua 10 tháng .....................38
Bảng 3. 5: Tỷ lệ và khối lượng khô (DW) của các bộ phận của cây ở các loại tuổi rừng
trang và rừng tự nhiên....................................................................................................40
Bảng 3.6: Sinh khối tổng số của các loại trang và RNM huyện Giao Thủy .................40
Bảng 3. 7: Uớc lượng năng suất thuần của RNM Giao Thủy .......................................41
Bảng 3. 8: Đa dạng thành phần loài sinh vật đã biết ở khu vực VQG Xuân Thuỷ .......47
Bảng 3. 9: Các loài cá có giá trị bảo tồn ở VQG Xuân Thuỷ ........................................51
Bảng 3. 10: Các loài chim quý, hiếm có giá trị bảo tồn ở VQG Xuân Thuỷ ................52
Bảng 3. 11: Diễn biến số lượng cá thể (con) các loài chim di cư hàng năm .................53
Bảng 3. 12: Các loài bò sát quý, hiếm có giá trị bảo tồn ở VQG Xuân Thuỷ ...............53
Bảng 3. 13: Sản lượng thủy sản năm 2011 của các xã vùng đệm năm 2011 ................54
Bảng 3. 14: Sản lượng khai thác trung bình của một số loại thủy sản .........................54
Bảng 3. 15: Sản lượng nuôi các loại thuỷ sản giai đoạn 2006-2011 .............................55
Bảng 3. 16: Sản lượng trung bình thủy sản nuôi trồng của các hộ gia đình .................55
Bảng 3. 17: Sản lượng và thu nhập của NTTS và KTTSở vùnglõiVQG Xuân Thủy ...56
Bảng 3. 18: Doanh thu, số lượng khách du lịch tham quan VQG Xuân Thủy..............56
Bảng 3. 19: Số lượng khách tham quan VQG Xuân Thủy và doanh thu năm 2013 .....57
Bảng 3. 20: Tình trạng KTTS trong vùng lõi VQG Xuân Thủy năm 2013 ..................57
Bảng 3. 21: Kết quả điều travà cho điểm các tiêu chí đánh giá tính DBTT của RNM
VQG Xuân Thủy ...........................................................................................................62
Bảng 3. 22: Mực nước biển dâng ..................................................................................64
Bảng 3. 23: Tốc độ NBD trung bình cho mỗi năm ......................................................64
Bảng 3. 24: Xu hướng biến động ĐDSH ở VQG Xuân Thuỷ do tác động của con
người ..............................................................................................................................67

5



DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1: Vườn Quốc gia Xuân Thủy……………………………………………….17
Hình 2. 1: Tính chống chịu sinh thái-xã hội: kết quả của sự tương táchữu cơ giữa tính
chống chịu của HST và hệ xã hội ..................................................................................28
Hình 2. 2: Khung đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH ........................................30
Hình 2.1: Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ……………………………………………….17
Hình 3. 1: Các mối quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái RNM………………….. ..39
Hình 3.2: Diễn biến năm số lượng cá thể (con) loài Cò mỏ thìa ở VQG Xuân Thuỷ ...53
Hình 3.3: Nồng độ dầu mỡ khoáng trong nước mặt khu vực VQG Xuân Thuỷ 2010.. 60

6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
đời sống con người và môi trường. RNM cung cấp các nguyên vật liệu cho cuộc sống
của người dân như gỗ, củi, thủy sản…RNM giúp điều hoà nhiệt độ, duy trì tính ổn
định và sự màu mỡ của đất, giảm bớt tình trạng nhiễm mặn, cung cấp thức ăn, là nơi
trú ngụ và nơi sinh sản cho cả động vật dưới nước cũng như trên cạn. Ngoài ra, RNM
còn điều hoà khí hậu, tham gia kiến tạo bảo vệ cảnh quan ven bờ, hạn chế bão gió, lũ
lụt, hạn hán, bảo vệ đê ven biển, chống xói lở bờ biển,... Đặc biệt, RNM góp phần làm
sạch môi trường do có thể làm giảm hàm lượng kim loại nặng có trong nước thải nội
địa đổ ra vùng cửa sông, ven biển, đồng thời giữ cân bằng sinh thái tự nhiên cho
những vùng đất ngập nước và vùng cửa sông ven biển.
Theo nghiên cứu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu, dự đoán đến
cuối thế kỷ này mực nước biển có khả năng dâng 18-59cm [40]. Nguyên nhân là do
nhiệt độ tăng ở các đại dương, băng tan ở đảo Greenland và Nam Cực (thêm một số
nơi khác), sự thay đổi của địa hình trên các lục địa [45]. Ở Việt Nam, trong một thập

kỷ qua mực nước biển đã dâng trung bình từ 2,5-3 mm/năm [3]. Hiện tượng này tăng
làm gia tăng xuất hiện lũ lụt và xâm nhập mặn, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng, phát triển của RNM và dần dần dẫn đến thay đổi phân bố của các loài [13].
Đối với RNM, nước biển dâng (NBD) được coi là thách thức lớn nhất do biến
đổi khí hậu (BĐKH) đem lại [37]. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng RNM có nguy
cơ mất đi với một tỷ lệ nhất định khi mực nước biển tăng đều 1cm/năm [43]. Việt Nam
có đường bờ biển dài 3.260 km và có hai trong số các đồng bằng trũng nhất thế giới đó
là Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Các
nghiên cứu về kịch bản nước biển dâng của Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và
Môi trường [3] đã mô phỏng mực nước biển dâng 40 cm vào năm 2050 và 100 cm vào
năm 2100. Kết quả nghiên cứu này cho thấy Việt Nam hiện đang được đánh giá ở mức
rủi ro cao bởi các kịch bản nước biển dâng. Trong một phân tích so sánh giữa 84 quốc
gia đang phát triển của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam được xếp trong danh sách 5
nước hàng đầu chịu ảnh hưởng bất lợi của mực NBD [45].
Dọc ven biển phân bố nhiều vùng đất thấp rất dễ bị tổn thương do BĐKH và
nước biển dâng (NBD). Khoảng 50% dân số, 50% các khu đô thị lớn và nhiều khu dân
7


cư ở Việt Nam phát triển tập trung ở dải ven biển và có sinh kế phụ thuộc vào các
nguồn tài nguyên của vùng này. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, BĐKH và NBD ở
Việt Nam có khả năng gây tổn thương cho toàn vùng ven biển và vùng ĐBSH và
ĐBSCL.
Dasgupta vànnk (2007)[32] dựa trên các kết quả phân tích cho thấy Việt Nam là
một trong 5 nước trên thế giới sẽ bị tổn thương cao nhất do NBD và là nước có khả
năng bị tổn thương cao nhất ở Đông Á. Theo các tác giả này, mực nước biển dâng 1m
sẽ làm ảnh hưởng khoảng 5% diện tích, 11% dân số, 7% sản lượng nông nghiệp và
làm giảm 10% GDP của Việt Nam. Carew-Reid (2007) [30] sử dụng số liệu địa hình
số để mô phỏng ngập lụt do nước biển dâng 01m và đã xác định rằng ĐBSH và
ĐBSCL là hai khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2012) [4], xây dựng chi tiết kịch bản
BĐKH, NBD cho Việt Nam. Trong đó có tính toán cho khu vực ĐBSH cho thấy nếu
mực NBD 1m, một phần khá lớn diện tích các tỉnh, thành phố Nam Định, Thái Bình,
Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên và một phần của các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình có
cao độ mặt đất thấp hơn mực nước trung bình, do vậy sẽ bị ngập lụt nặng nếu vỡ đê.
Nước biển dâng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng tới sinh kế và cuộc sống của
người dân tại khu vực ven biển. Mức độ ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội của NBD là rất
lớn. Các vùng đất trũng thấp (lowland) mầu mỡ với các hệ sinh thái ven biển khác
nhau sẽ bị ngập lụt và nhiễm mặn. Các vùng nuôi trồng thủy sản phải di chuyển tới
những nơi khác. Nghề cá nhỏ ven bờ bị ảnh hưởng nặng nề. Các đặc trưng của các khu
vực lân cận không bị ngập lụt thường xuyên có thể bị ảnh hưởng và do vậy các khu
vực này không còn phù hợp cho sản xuất nông nghiệp. Thí dụ, công tác cấp nước tưới
cho cây trồng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nước bị nhiễm mặn. Các vùng cửa
sông có thể bị thay đổi do thay đổi chế độ triều và dòng chảy. Đa dạng sinh học vùng
ven biển của Việt Nam có thể bị suy giảm mạnh và các nơi sinh cư (habitat) đặc thù
của động vật biển có thể bị biến mất.
Các quan trắc gần đây cho thấy, tăng độ muối gây ra sự thay đổi từ từ trong
phân bố các loài thực vật trong RNM. Điều này dẫn tới sự suy giảm hay biến mất hoàn
toàn của RNM tại các khu vực đất thấp. Khu vực có RNM càng bị suy giảm thì càng bị
ảnh hưởng mạnh bởi xâm nhập mặn và xói lở bờ biển, và càng tăng mức độ dễ bị tổn
thương do thiên tai, như nước dâng trong bão. Các vùng sình lầy ven biển là khu vực

8


sinh sống của nhiều loài thủy sản và chim nước, chim di cư sẽ bị đe doạ do nước biển
dâng. Tương tự như thế, các bãi cát là khu vực các loài rùa biển đẻ trứng có thể bị
ngập sâu hơn ở mức độ khác nhau so với ban đầu. Nhiệt độ nước biển, bức xạ tăng, độ
pH giảm (hiện tượng nước biển bị axit hóa) và các loài tảo độc bùng phát,...sẽ tác động
mạnh đến các giá trị dịch vụ của các hệ sinh thái (HST) ven biển – cơ sở hạ tầng tự

nhiên của vùng bờ biển và là chỗ dự sinh kế của cộng đồng dân địa phương ven biển.
Nguồn nước ngọt sinh hoạt có thể bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. Cộng đồng
dân cư sinh sống ở ven biển dễ bị tổn thương do ngập lụt có thể sẽ phải di dời. Điều
này gián tiếp làm tăng áp lực khai thác các HST ven biển, đặc biệt gia tăng nạn phá
RNM để chuyển đổi mục đích sử dụng. Kết quả là đa dạng sinh học sẽ bị suy giảm,
xói lở bờ biển gia tăng và ngập lụt vùng ven biển trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó,
nhiệm vụ nghiên cứu các tác động và đánh giá mức độ tổn thương của BĐKH tới các
HST, tới sinh kế và cộng đồng dân cư ven biển, từ đó đưa ra các giáp pháp ứng phó
(thích ứng và giảm nh ) thiệt hại do BĐKH gây ra là rất cấp thiết.
Tỉnh Nam Định nói chung và khu vực huyện ven biển Giao Thủy nói riêng,
trong đó có Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Thủy thuộc ven biển ĐBSH, là nơi thường
xuyên hứng chịu nhiều thiên tai liên quan tới BĐKH như bão, lũ lụt, sạt lở, hạn hán,
NBD, xâm nhập mặn,...VQG Xuân Thủy cũng là Khu Ramsar quốc tế, nơi trú đông
của nhiều loài chim nước từ các vùng cực của thế giới bay tới cư trú. Trong VQG này,
RNM là HST tiên phong, cùng với các HST khác như bãi triều lầy, cồn cát, bãi
cát,...đã cung cấp các giá trị dịch vụ quan trọng, đặc biệt có khả năng thu và giữ
cacbon thừa gây hiệu ứng nhà kính và nhiều chức năng quan trọng khác.
Tuy nhiên, khu vực VQG Xuân Thủy cũng đang đứng trước các thách thức do
BĐKH diễn ra ngày càng rõ ràng và để chủ động giảm nh tác động của BĐKH đến
sinh kế của cộng đồng dân cư sống trong và lân cận khu VQG Xuân Thủy. Cho nên,
việc chọn đề tài luận văn: “Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với
hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định” là việc làm
cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễnđối với hoạt động quản lý và bảo tồn khu
vực quan trọng này.

9


1.2. Biến đổi khí hậu và tác động của nó đến vùng ven biển
1.2.1. Khái quát về Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình theo một
xu hướng nhất định và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian
dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn.
Biến đổi khí hậu có thể do hai nguyên nhân: tự nhiên và do con người (nhân
tác). BĐKH xảy ra trong quá khứ là do các nguyên nhân tự nhiên nhưng BĐKH hiện
nay chủ yếu do con người gây ra, đã thúc đẩy và cường hóa những biến đổi tự nhiên
vốn có. Các hoạt động phát triển với nhịp độ cao trong các lĩnh vực khác nhau đã làm
tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính (N2O, CH4, H2S, các khí CFCs và nhất là
CO2) trong khí quyển, làm Trái đất nóng lên, làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh
hưởng tới môi trường toàn cầu. Mặc dù BĐKH tự nhiên là một quá trình tự vận động
của Trái đất, nhưng BĐKH ngày nay lại là sự thay đổi nhanh chóng của khí hậu hiện
tại với các nguyên nhân do con người gây ra [IPCC, 2007] [38].
Các biểu hiện chính của BĐKH toàn cầu đã quan sát được gồm:
- Nhiệt độ trung bình, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng;
- Lượng mưa thay đổi làm thay đổi dòng chảy ở các hệ thống sông;
- Mực nước biển dâng lên do băng tan ở các Cực, các đỉnh núi cao và sự dãn nở
của nước biển do nhiệt độ tăng;
- Các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt,
hạn hán...) xảy ra với tần suất, mức độ bất thường và có thể cả cường độ tăng lên.
BĐKH tác động lên tất cả các thành phần môi trường bao gồm cả các lĩnh vực
của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và sức khoẻ con người trên phạm vi toàn
cầu. Tuy nhiên, mức độ tác động của BĐKH có khác nhau: nghiêm trọng ở các vùng
có vĩ độ thấp và ít hơn tại các vùng khác, lớn hơn ở các nước nhiệt đới, nhất là các
nước đang phát triển công nghiệp ở châu Á. Trong đó, người nghèo là những người ít
góp phần gây ra BĐKH thì lại phải gánh chịu những thiệt hại sớm nhất và nghiêm
trọng nhất do BĐKH gây ra (Crutzen, 2005) [31]. Rõ ràng, BĐKH đang là mối đe dọa
chủ yếu đến phát triển bền vững của mỗi quốc gia (IPCC, 2007) [38]
Tính dễ bị tổn thương trước BĐKH là: “mức độ mà một hệ thống nhạy cảm,
hoặc không thể đối phó với những tác động tiêu cực do BĐKH, bao gồm những thay
đổi và hiện tượng cực đoan của khí hậu” (IPCC, 2007) [38]. Theo định nghĩa này, tính


10


dễ bị tổn thương là hàm của 3 biến số cơ bản nhất: mức độ xuất lộ(exprosure), tính
nhạy cảm (sensitivity) và khả năng thích ứng (adaptive capacity). Đánh giá nguy cơ
tổn thương mô tả một tập hợp nhiều phương pháp được sử dụng để tổng hợp và nghiên
cứu sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh một
cách có hệ thống.
Ứng phó với BĐKH là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm
nh BĐKH. Với nhận thức rằng BĐKH là một quá trình không thể đảo ngược được,
chúng ta cần có những nỗ lực để ổn định khí nhà kính (KNK) trong khí quyển ở mức
có thể ngăn ngừa sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu
(giảm nh BĐKH) và giảm nh các thiệt hại do BĐKH gây ra (thích ứng với BĐKH).
Cơ sở pháp lý để cộng đồng quốc tế ứng phó với BĐKH là Công ước Khung
của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto (KP). Công ước
khung về BĐKH này đã được 155 nước trong đó có Việt Nam ký kết tham gia tại Hội
nghị Thượng đỉnh Trái đất của LHQ tại Rio de Janeiro (1992). Mục tiêu của Công ước
nhằm đạt được sự ổn định KNK trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa sự can thiệp
nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu. Mức độ phải đạt được trong khung
thời gian đủ để cho phép các HST thích nghi một cách tự nhiên với BĐKH và không
gây hại cho sản xuất lương thực, tạo khả năng phát triển kinh tế một cách bền vững.
Để đạt được mục tiêu này, Công ước khung đưa ra những biện pháp dựa trên nguyên
tắc về tính công bằng, trách nhiệm chung nhưng có phân biệt, khả năng tương thích
cùng các điều kiện KT - XH của các nước phát triển và đang phát triển, nhu cầu về các
biện pháp phòng ngừa, sự phát triển và một hệ thống kinh tế mở.Công ước có hiệu lực
ngày 19/3/1994 và đến nay đã có 189 nước trên toàn thế giới tham gia phê chuẩn Công
ước quốc tế này. Nghị định thư Kyoto có hiệu lực từ ngày 16/02/2005 và hết hạn vào
năm 2012.Sau khi UNFCCC được ký kết, hàng năm LHQ tổ chức Hội nghị các nước
tham gia Công ước (COP) để kiểm điểm và thúc đẩy việc thực hiện Công ước.

Qua những phân tích trên cho thấy BĐKH là thách thức lớn nhất đối với tất cả
các quốc gia trên phạm vi toàn cầu. BĐKH đã, đang và sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới đời
sống kinh tế, xã hội, văn hoá, tác động nghiêm trọng tới sinh kế của con người. Để
hoạt động ứng phó với BĐKH một cách hiệu quả đòi hỏi phải có sự đồng thuận và
quyết tâm cao giữa các quốc gia, sự hợp tác giữa các bên liên quan, sự phối kết hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng. Trong

11


ứng phó ưu tiên các giải pháp thích ứng - là những giải pháp điều chỉnh các hệ thống
tự nhiên (HST tự nhiên) hoặc nhân tạo nhằm giảm thiểu thiệt hại gây ra do tác động
của BĐKH và NBD, hoặc khai thác những mặt lợi ích do BĐKH mang lại.
1.2.2. Tác động của BĐKH đến vùng ven biển
1.2.2.1. Những hiện tượng thời tiết cực đoan
Số lượng thảm họa có liên quan đến khí hậu cực đoan được nghi nhận ngày
càng tăng và số dân thế giới phải chịu thảm họa tự nhiên tăng lên vì dân số và cơ sở hạ
tầng thường tập trung ở các vùng ven biển -nơi thường xảy ra lụt lội, bão và sóng gió.
Tần suất xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng ngày một tăng lên,
như: Khả năng tăng cường độ tối đa của gió, lượng mưa trung bình và lượng mưa đỉnh
điểm; dân số phải chịu lũ lụt do các cơn bão mạnh sẽ tăng lên trong thế kỷ 21.
Hiện tượng ấm lên toàn cầu do nồng độ KNK tăng là một yếu tố tác động quan
trọng và khối lượng các tảng băng trên đất liền tan ra. Hơn nữa, sự tan băng đã góp
phần làm mực nước biển dâng cao, khoảng từ 0,3mm/năm thành 0,8mm/năm.
Các vùng ven biển đặc biệt nhạy cảm với những tác động liên quan đến NBD
và vấn đề này trở thành mối quan tâm lớn đối với các nhà quản lý tài nguyên ven biển.
Các vùng ven bờ bị chìm xuống kết hợp với NBD có thể làm biến mất các vùng đất
thấp ven bờ. IPCC ước tính trong thế kỷ 21 mực nước biển trung bình toàn cầu tăng từ
0,18 đến 0,59m.
Các đại dương có vai trò như các bể chứa CO2, các đại dương vốn có tính bazơ

và CO2 từ khí quyển hòa tan một cách tự nhiên vào nước biển tạo thành carbonic axit
(H2CO3) - một axit yếu. Ion hydro giải phóng từ axit này làm giảm đi độ pH, đây là
một phản ứng của hệ thống đệm tự nhiên. So với thời kỳ tiền công nghiệp độ pH của
đại dương đã giảm 0,1 đơn vị tương đương 30% lượng ion hydro tăng lên.
Quá trình axit hóa đại dương ngày một tăng do lượng CO2 trong khí quyển tăng
sẽ làm giảm quá trình canxi hóa sinh học vỏ và xương của hầu hết động vật sống ở
biển. Quá trình axit hóa có thể tác động tới các chuỗi thức ăn từ các loài thực vật phù
du phụ thuộc vào carbonat đến những bậc dinh dưỡng cao hơn.
Hiện tượng nhiệt độ nước biển tăng:
Trong vòng 50 năm qua, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự di chuyển
về phía vùng cực của các loài sống ở vùng ấm. Sự di chuyển này quan sát được cả ở
Bán cầu nam và với bằng chứng rõ ràng trong một khảo sát Ghi chép liên tục(CPR)về

12


thực vật phù du tại vùng Đông bắc Atlantic nơi mà các loài giáp xác sống ở nước ấm
hơn đã di chuyển về phía bắc 100 theo vĩ độ và hiện nay vẫn tiếp tục di chuyển.
Các loài đại điện của vùng Bắc cực và các vùng nước lạnh có dầu hiệu di
chuyển về phía bắc. Nhiều nghiên cứu cho thấy số lượng các loài cá vùng bán nhiệt
đới và ôn đới ấm áp tăng lên ở các vùng phía bắc. Trong một số trường hợp nhiều loài
tạo thành quần thể sinh sản ở phía bắc rất xa so với những số liệu ghi chép trước đây.
Những thay đổi này tại vùng Đông bắc Atlantic có liên quan đến nhiệt độ nước biển
tăng lên cùng với việc nước biển ấm lên, các loài thay đổi phân bố ảnh hưởng tới toàn
bộ chuỗi thức ăn và khả năng sản xuất của đại dương.
1.2.2.2. Thay đổi về sự vận động của các dòng hải lưu và lượng mưa
- Thay đổi về sự vận động của các dòng hải lưu
Một tác động nghiêm trọng của BĐKH là tác động đến sự vận động của đại
dương. Dòng hải lưu nghịch bắc bán cầu bị chậm lại hoặc thay đổi do các tảng băng
tan và nhiệt độ nước biển tăng. Một số thay đổi về sự vận động này của nước biển như

thay đổi về năng xuất của HST biển, khả năng hấp thụ CO2 của đại dương, nồng độ
ôxy ở biển và những chuyển đổi ở nghề cá.
- Thay đổi về lượng mưa:
Những thay đổi về lượng mưa cũng đe dọa các khu vực ven biển vì thế ảnh
hưởng cả những loài sinh vật cảnh ven biển. Các mô hình của sự vận động tổng hợp
(GCMs: General Circulation Models) đã tính toán những thay đổi lớn về CO2 có trong
nước mưa khi hiện tượng ấm lên toàn cầu xảy ra.
1.2.2.3. Sự nhạy cảm của RNM với biến đổi khí hậu
Phân bố RNM bị giới hạn bởi nhiệt độ, chủ yếu ở khu vực nhiệt đới. Trong
phạm vi vùng, lượng mưa quyết định loài và tính đa dạng của RNM. Vì thế khí hậu
nóng lên và lượng mưa thay đổi có ảnh hưởng rất lớn tới HST RNM.
RNM hình thành ở ven biển, nơi môi trường ngập thủy triều định kỳ và nhạy
cảm đối với BĐKH và nước biển dâng. Tuy nhiên, nhiều yếu tố có thể làm thay đổi
tính nhạy cảm của HST RNM ở một vị trí cụ thể nào đó, bao gồm các yếu tố địa lý và
địa hình như độ cứng của nền đáy và nguồn lắng đọng trầm tích/phù sa.
Khi nhiệt độ trung bình của không khí vào tháng lạnh nhất cao hơn 200C và sự
chênh lệch nhiệt độ theo mùa không quá 100C, HST RNM có thể phát triển. Những
thay đổi về nhiệt độ nước biển, nhiệt độ không khí và sự xuất hiện sương giá phủ mặt

13


đất kết hợp với khô hạn đã hạn chế các loài cây ngặp mặn. Hơn nữa, nhiệt độ không
chỉ ảnh hưởng đến tốc độ quang hợp mà còn ảnh hưởng đến cân bằng nước thông qua
quá trình đóng mở khí khổng và quá trình thoát hơi nước, sự thu hút hay mất muối của
cây. Vì vậy, ảnh hưởng của BĐKH cần phải được xem xét kết hợp với sự thay đổi về
lượng mưa và những ảnh hưởng trực tiếp của nồng độ CO2 khí quyển tăng lên.
Các tác động khác của khí hậu, như: (i) CO2 tăng lên ảnh hưởng trực tiếp đến
sự sinh trưởng và phát triển của thực vật; (ii) RNM dường như không thể thích nghi
với tốc độ dâng cao của mực nước biển; (iii) Xói mòn nền đất RNM khi nước biển

dâng, tầng đất RNM có thể phát triển, mất đi và quá trình lắng đọng xảy ra phía ngoài
khu RNM. Xói mòn xảy ra ở phần bề mặt trên cùng khiến rễ cây ngập mặn lộ ra làm
nền đất không chặt và càng làm thấp nền đất RNM, cửa sông rộng ra cũng khiến cây
ngập mặn tiến sâu vào đất liền; (iv) Hai đặc điểm sinh lý thích nghi của cây ngập mặn
có thể giúp chúng sống sót trong mực nước biển: loại bỏ muối ở những loài có khả
năng lọc, đặc biệt khi quá trình bay hơi và quang hợp dừng hoặc bị suy giảm khi tiếp
xúc với nước biển; muối bị thải ra khi cây tiếp tục quang hợp và sử dụng nước của quá
trình thoát hơi nước nhờ các tuyến muối trong lá. Các yếu tố này giúp cây ngập mặn
cạnh tranh tốt hơn với các loài thực vật sinh trưởng nhanh trong điều kiện độ mặn
tăng; (v) Trường hợp bị ngập nước đột ngột hoặc kéo dài dẫn đến khả năng làm nước
bay hơi của lá thấp và khí khổng đóng lại, làm giảm diệp lục dẫn đến giảm quang hợp
và cuối cùng có thể thiếu ôxy trong tế bào hoặc cây bị chết.
1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Năm 1995, Samuel C. Snedaker với nghiên cứu "Kịch bản và giả thuyết: RNM
với BĐKH ở Florida và khu vực Caribê" đưa ra các kịch bản và 7 giả thuyết khái quát
về phản ứng của RNM với biến đổi khí hậu mà trong đó có tác động của mực nước
biển dâng [44].
Năm 2006, công trình "Đánh giá phản ứng của RNM với mực nước biển dâng
và xây dựng lại lịch sử vị trí đường bờ biển" của Eric Gilman, Joanna Ellison, Richard
Coleman đã phân tích các hình ảnh viễn thám, hệ thống thông tin địa lý, đo dữ liệu
thuỷ triều và dự đoán sự thay đổi của mực nước biển đối với bề mặt RNM. Từ đó dự
đoán chính xác sự thay đổi ranh giới HST ven biển, bao gồm cả phản ứng của RNM

14


với mực NBD với các mô hình khác nhau, cho phép nâng cao quy hoạch để giảm thiểu
và bù đắp những tổn thất và thiệt hại theo dự đoán [35].
Năm 2007, tập thể các tác giả Eric L. Gilman, Joanna Ellison, Norman C. Duke,

Colin Field nghiên cứu về "Mối đe doạ đến RNM từ BĐKH và các giải pháp thích
ứng" cho thấy HST RNM đang bị đe doạ bởi BĐKH, NBD có thể là mỗi đe doạ lớn
nhất đối với RNM[36].
Nghiên cứu "Mô hình địa hình kỹ thuật số kiểm tra ảnh hưởng của mực nước
biển dâng đến RNM ở giai đoạn đầu" năm 2008 của D.Di Nitto, F.Dahdouh-Guebas,
J.G. Kairo, H.Decleir, N.Koedam phân tích các động thái cấu trúc thảm thực vật của
RNM để khái quát về điều kiện hình thành RNM ở giai đoạn đầu khi được tách từ cây
bố m dưới tác động của mực nước biển dâng dựa trên mô hình nói trên và sử dụng hệ
thống thông tin địa lý[33].
Nghiên cứu "Mô hình khái niệm cho các phản ứng RNM với mực NBD" năm
2009 của MLG Soares [42] thấy rằng trong bối cảnh NBD, phản ứng của RNM sẽ phụ
thuộc vào một vài đặc điểm chính như tốc độ của mực NBD, trầm tích đầu vào, sự
thay đổi độ cao chất nền RNM, đặc điểm khu vực nghiên cứu cũng như địa mạo và địa
hình của vùng ven biển khu vực đó.
1.3.2. Tại Việt Nam
Một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng thế giới [39] dự báo Việt Nam là một
trong hai nước đang phát triển (Bangladesh và Việt Nam) bị tác động tồi tệ nhất trên
thế giới do NBD. Dasgupta vànnk (2007) [32] dựa trên các kết quả phân tích, đã cho
thấy Việt Nam là một trong các nước trên thế giới có khả năng chịu tổn thương cao
nhất do NBD và là nước có khả năng chịu tổn thương cao nhất ở Đông Á. Theo các tác
giả này, mực NBD 1m sẽ làm ảnh hưởng tới khoảng 5% diện tích, 11% dân số, 7% sản
lượng nông nghiệp và làm giảm 10% GDP của Việt Nam. Carew-Reid (2007) sử dụng
số liệu địa hình số để mô phỏng ngập lụt do NBD 1m và xác định rằng ĐBSH và
ĐBSCL là hai khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.
Năm 2007, nghiên cứu "BĐKH và vai trò của RNM trong việc ứng phó" của
Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Vũ Đoàn Thái và Vũ Đình Thái đã đưa ra kết quả
về tác động của BĐKH đối với HST RNM Việt Nam và nêu ra vai trò của RNM trong
việc ứng phó với BĐKH và NBD.

15



Cũng trong năm 2007, Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Vũ Thục Hiền, Vũ
Đình Thái đã tổng hợp và biên soạn về tác dụng của RNM trong việc hạn chế tác hại
của sóng thần. Bùi Xuân Thông có công trình "NBDvào kỳ triều cường tại các vùng
ven biển miền Trung, Đông Nam Bộ trong tổ hợp tác động BĐKH".
Năm 2008, luận án tiến sĩ của Vũ Đoàn Thái đã nghiên cứu về tác dụng của
RNM đối với sóng bão ở vùng ven biển Hải Phòng. Nghiên cứu này cho rằng RNM
che chắn phía ngoài bờ và đê biển có tác dụng làm giảm đáng kể độ cao sóng khi
truyền qua, khả năng cản sóng này của RNM tùy thuộc vào bề rộng, cấu trúc rừng; khi
có bão lớn, RNM có ỹ nghĩa quan trong việc làm giảm thiểu tác động phá hủy của
sóng bão đối với bờ biển.
Năm 2009, nghiên cứu "Đánh giá tính dễ bị tổn thương của vùng đất ngập nước
ven biển Việt Nam cho sử dụng bền vững (trường hợp nghiên cứu tại Xuân Thuỷ, Việt
Nam)" của Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nghiêm Quỳnh Hương,
Nguyễn Thị Hồng Huệ, Nguyễn Tài Tuệ, Phạm Bảo Ngọc đã đề xuất ra một số giải
pháp nhằm sử dụng thích hợp các tài nguyên đất ngập nước và phục vụ PTBV vùng
ven biển căn cứ vào mức độ dễ bị tổn thương [16].
Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về RNM và BĐKH, về ảnh hưởng
của NBD, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể và chuyên sâu về ảnh hưởng của
NBD tới thảm thực vật RNM.
1.4. Điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
1.4.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên VQG Xuân Thủy
Vườn Quốc gia Xuân Thủy nằm ở phía đông nam huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định, ngay tại cửa Ba Lạt của sông Hồng, toạ độ: từ 20010' đến 20015' vĩ độ Bắc và từ
106020' đến 106032' kinh độ Đông.
Vùng lõi của VQG XT bao gồm: Phần Bãi trong của Cồn Ngạn, toàn bộ Cồn
Lu và Cồn Xanh. Vùng lõi có diện tích đất nổi khi triều kiệt là 3.100 ha và đất còn
ngập nước là 4.000 ha. Tổng diện tích đất tự nhiên 7.100 ha.
Vùng đệm VQG XT có tổng diện tích 7.233,6 ha. Vùng này bao gồm 960 ha

còn lại của Cồn Ngạn (ranh giới tính từ phía trong đê Vành Lược đến lạch sông Vọp),
2.632 ha của Bãi Trong cùng với phần diện tích tự nhiên rộng 3.641,6 ha của 5 xã
Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải.

16


Hình 1.1: Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ [20]
Nhiệt độ trung bình năm là 24oC, cao nhất vào mùa hè là 40,3oC, thấp nhất
trong mùa đông là 6,8oC. Độ ẩm trung bình 84%[20].
Lượng mưa trung bình năm 1.700 – 1.800 mm, số ngày mưa trong năm là 133
ngày. Chế độ mưa phân bố theo hai mùa: hè và đông, mùa Thu Đông có lượng mưa
trung bình thấp nhất, biến động từ 25 đến 50 mm/tháng. Tháng 8 có lượng mưa lớn
nhất trong năm, đạt tới 400 mm và trong tháng này có tới 15 - 18 ngày mưa. Lượng
bốc hơi hàng năm 1.000 – 1.200 mm.
Lũ sông Hồng từ tháng 7 đến tháng 10 và dòng chảy ven bờ tác động mạnh với
gió đông bắc. Hai ảnh hưởng ngoại lực này chi phối địa mạo của vùng nghiên cứu.
Mùa Đông gió thịnh hành hướng Bắc, đầu mùa hè là hướng Đông, sau chuyển
hướng Đông Nam và Nam. Tốc độ gió mùa Đông từ 3,2 – 3,9 m/s (trong đất liền 2,0 –
2,5 m/s), mùa Hè từ 4,0 – 4,5 m/s (trong đất liền 2,3 – 2,6 m/s). Bão xuất hiện hàng
năm nhiều, thí dụ năm 2005 có 7 cơn bão đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam trong đó có 3
cơn bão mạnhvới sức gió từ cấp 9 đến cấp 12.
Độ mặn biến động từ 11‰ - 30‰ và biến thiên độ mặn tùy thuộc vào các
tháng trong năm và không gian cụ thể của từng vùng bãi. Xâm nhập mặn ở mức độ
muối 1‰ vào sâu đất liền tới 20 km và ở mức 4‰ tới 10 km.

17


Trong vùng có chế độ nhật triều, chu kỳ khoảng 23 giờ. Biên độ triều trung

bình khoảng 180cm, lớn nhất 4,3m, nhỏ nhất 0m. Trong khoảng nửa tháng có 1 lần
triều cường, 1 lần triều kiệt, đôi khi xảy ra 1 tháng 3 lần triều kiệt, 2 lần triều cường
hoặc ngược lại. Biên độ triều lớn nhất vào mùa khô và thường xuất hiện vào tháng 12
năm trước đến tháng 2 năm sau.
1.4.2. Đặc điểm dân số, kinh tế-xã hội khu vực VQG Xuân Thủy
1.4.2.1. Dân số
Theo số liệu thống kê đến tháng 12/2013, toàn bộ 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thuỷ
có 50.637 nhân khẩu trong13.478 hộ với diện tích 40,33 km2. Mật độ dân cư các xã
tương đối đồng đều, trung bình 1.256 người/km2. Xã Giao Lạc có mật độ dân cao nhất
(1.515 người/km2), xã Giao Thiện có mật độ thấp nhất là 952 người/km2 (Bảng 2.1).
Bảng 1.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số các xã vùng đệm [28]
TT
1
2
3
4
5


Giao Thiện
Giao An
Giao Lạc
Giao Xuân
Giao Hải
Tổng

Diện tích (km2)
11,8
8,35
7,05

7,58
5,55
40,33

Số hộ
2.862
2.909
2.651
2.869
2.187
13.478

Dân số(người)
11.230
10.761
10.680
10.519
7.447
50.637

Mật độ (người/km2)
952
1.288
1.515
1.388
1.342
1.256

Mật độ dân số tại các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy cũng tương đương với mật
độ dân số trung bình của khu vực đồng bằng sông Hồng (1.238 người/1km2 vào năm

2007). Tuy nhiên, mật độ dân số trong vùng vẫn cao, gấp 5 lần so với mật độ trung
bình của cả nước, gấp gần 3 lần so với đồng bằng sông Cửu Long, gấp 10 lần so với
Miền núi và Trung du Bắc Bộ và gấp 17,6 lần so với Tây Nguyên. Đây chính là áp lực
lớn đối với công tác bảo tồn và PTBV vùng ĐNN tại vùng nghiên cứu.
Lao động ở vùng đệm tương đối trẻ, tuổi đời từ 16 - 44 tuổi chiếm 42,9%, trong
đó có khoảng 49,28% là lao động nữ. Đây cũng là lực lượng chính tham gia hoạt động
khai thác tài nguyên ở khu vực VQG. Thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp thực
chất chỉ chiếm 30% quỹ thời gian trong năm, còn lại chủ yếu là khai thác tài nguyên
sinh vật ở khu vực VQG Xuân Thuỷ.
Số người trong độ tuổi lao động tại các xã trong khu vực VQG Xuân Thủy
được giới thiệu trong bảng 1.2.

18


Bảng 1.2:Cơ cấu dân số và lao động của các xã vùng đệm năm 2013[28]
TT

Tên xã

Dân số trong độ tuổi lao động

Dân số
Tổng

Nam

Nữ

Tổng


Nam

Nữ

1

Giao Thiện

11.230

5.713

5.517

6.177

3.001

3.175

2

Giao An

10.761

6.170

4.591


6.150

3.551

2.599

3

Giao Lạc

10.680

5.130

5.550

4.730

2.260

2.470

4

Giao Xuân

10.519

5.317


5.202

4.529

1.589

2.940

5

Giao Hải

7.447

3.738

3.709

3.724

1.869

1.854

Tổng

50.637

25.023


24.569

25.842

12.270

13.039

Theo số liệu Thống kê huyện Giao Thủy (2011) [18], toàn bộ 5 xã vùng đệm VQG
Xuân Thuỷ có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tương đối đồng đều giữa các xã, bình quân
qua các năm là gần 1,02%. So với các năm trước, tỷ lệ này đã giảm nhiều do trình độ
dân trí ngày càng nâng cao và công tác kế hoạch hoá gia đình của địa phương được
thực hiện tốt trong những năm gần đây.
Khu vực 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thuỷ là nơi sinh sống chủ yếu của người
dân tộc Kinh. Số dân theo đạo thiên chúa giáo chiếm 41% tổng số dân trong khu vực.
Trong đó, tỷ lệ người theo đạo ở xã Giao Thiện chiếm 72%, xã Giao An 32%, xã Giao
Lạc 71%, Giao Xuân 27% và Giao Hải 3,6%.
1.4.2.2.Đặc điểm kinh tế-xã hội của các xã vùng đệm
Sản xuất nông nghiệp
Cơ cấu cây trồng đã được đa dạng, không còn độc canh cây lúa hay cây màu,
gồm trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày cùng rất nhiều loài cây ăn quả.
Loài cây trồng có diện tích đáng kể là cây lúa nước, phát triển khá ổn định. Năm 2011
năng suất lúa nước vụ chiêm bình quân 76 tạ/ha, vụ mùa 59 tạ/ha.Các cây ăn quả được
người dân lựa chọn để đưa vào trồng là cam, quýt, chanh, bưởi, nhãn, vải, chuối, song
hầu hết ở mức độ ít, chưa phát triển thành hàng hoá. Chăn nuôi trên khu vực các xã
vùng đệm phát triển còn thấp, đàn gia súc tương đối ít và chủ yếu thuộc sở hữu tư
nhân, nên chỉ góp phần cải thiện sinh kế hàng ngày, tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia
đình và tận dụng phân bón cho nông nghiệp.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Theo số liệu Thống kê huyện Giao Thủy (2011) [18], các ngành nghề trong khu
vực các xã vùng đệm chủ yếu là các ngành nghề truyền thống, ngành chế biến nông
sản, thuỷ hải sản và cơ khí sửa chữa.Thành phần tham gia vào hoạt động sản xuất công

19


nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn các xã chủ yếu là các cơ sở tư nhân. Năm
2011, tổng giá trị hàng hoá sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp khối tư nhân
chiếm hơn 83%.
Tình hình đời sống nhân dân và cơ sở hạ tầng các xã trong vùng đệm
Gần đây kinh tế trong khu vực đã có những bước phát triển đáng kể, điều kiện
sinh hoạt trong các hộ gia đình cũng từng bước được cải thiện, chủ yếu nhà xây kiên
cố và bán kiên cố (chiếm 63%), nhà cấp 4 chiếm 37%,...Điện lưới đã xuống tới các
thôn, xóm và hiện nay 100% số hộ trong các xã vùng đệm đã được dùng điện cho sinh
hoạt, sử dụng cho sản xuất chưa nhiều.
Trong vùng đệm có gần 50% bà con sử dụng giếng khoan và giếng đào nhưng
chỉ khoảng 20 - 30% là sử dụng nước hợp vệ sinh. Nước sinh hoạt chủ yếu dựa vào
nước mưa và nước qua bể lọc. Tuy nhiên, tình hình thiếu nước sinh hoạt thường vẫn
diễn ra hàng năm vào mùa hè, nhất là những năm ít mưa.Phần lớn người dân trong
vùng quan tâm đến vấn đề vệ sinh.
Giao thông đường bộ từ tất cả các nơi đến VQG khá thuận lợi. Từ ranh giới đê
quốc gia đi ra vùng lõi của VQG có một đường trục Cồn Ngạn dài khoảng 4km là con
đường giao thông huyết mạch của VQG. Ranh giới giữa vùng lõi và vùng đệm ở phía
Tây Bắc là đê bao bề mặt được thảm nhựa hoặc rải đá dăm - là tuyến đường bộ duy
nhất để tuần tra bảo vệ và phục vụ khách tham quan du lịch trong khu vực. Tuy nhiên,
mặt đường h p, chưa bằng phẳng nên việc đi lại cũng còn khó khăn.Trong khu vực
VQG Xuân Thủy có cácsông nhánh như sông Vọp, sông Trà và nhiều lạch triều, du
khách có thể đi thuyền máy nhỏ dọc theo các dòng sông lạch để du ngoạn trong VQG.
Tuy nhiên, giao thông đường thuỷ ở VQG phụ thuộc vào thuỷ triều, nên khi triều

kiệtdu khách thăm quan bằng đường thuỷ gặp rất nhiều khó khăn.
1.4.3. Khai thác và nuôi trồng thủy sản
1.4.3.1. Khai thác thuỷ sản: Trong VQG Xuân Thủy có 15,2% hộ gia đình tham
gia khai thác thuỷ sản tự nhiên, tập trung ở các xã Giao Thiện (16%), Giao Xuân
(19%) và Giao Hải (28%). Phương tiện đánh bắt chủ yếu là các công cụ thô sơ như:
bẫy tự làm bằng tay (chiếm 65%), gần 3% số hộ sử dụng thuyền thô sơ để đánh bắt
gần bờ và ở các bãi; các phương tiện hiện đại như thuyền máy chỉ có gần 25% số hộ sử
dụng chủ yếu để khai thác ở ngoài biển quy mô lớn.

20


Các hộ sử dụng công cụ thô sơ để đánh bắt thủy sản tập trung ở các xã: Giao
Thiện (74,29%), Giao An (88,24%), Giao Xuân (86,36%), Giao Lạc (62,50%). Số hộ
sử dụng thuyền máy tập trung chủ yếu ở xã Giao Hải (51,52%).
Bảng 1.3: Loại hình khai thác thủy sản của người dân (%)
Nghề khai thác
Khai thác thủ công tự do ngoài bãi
Đánh cá biển
Khai thác, đánh bắt thủy sản trong VQG
Đăng đáy
Khác

Giao
Thiện
86,11
2,86
16,43
5,71
2,86


Giao
An
76,47
5,88
8,13
5,88
0

Giao
Xuân
90,70
6,98
19,72
0
0

Giao
Hải
50,00
66,67
27,27
0
0

Giao
Lạc
75,00
0
3,96

25,00
0

Trung
bình
72,84
26,88
15,20
3,13
0,63

Nguồn: Kết quả điều tra sinh kế hộ gia đình VQG Xuân Thủy (2012)
Hoạt động khai thác khác nhau: thủ công bằng tay, tàu đánh cá biển, đăng đáy,
lờ bát quái. Bảng 2.3 chỉ ra có 72,84% số hộ khai thác thủ công và tự do ngoài bãi
triều, số hộ đánh bắt cá biển (26,88%) và chủ yếu ở xã Giao Hải (66,67%). Các hộ
đánh bắt bằng hình thức đăng đáy chiếm 3,13% và tập trung ở xã Giao Lạc (25%). Tổ
chức đánh bắt thủy sản theo cá nhân (hơn 70%), khai thác theo nhóm hay hợp tác với
người khác cùng đi khai thác chiếm dưới 20%, khoảng 10% số còn lại đi khai thác
theo hình thức gia đình.
Địa điểm người dân đánh bắt rất đa dạng, tập trung ở RNM tự nhiên, khu vực
bãi bồi Cồn Lu và vùng biển (trên 20%). Tùy vào vị trí địa lý của các xã mà khu vực
khai thác cho các hộ dân của các xã khác nhau (Bảng 1.4). Địa điểm khai thác của
người dân xã Giao thiện và Giao Hải đa dạng nhất, trong khi người dân các xã khác
chỉ được khai thác ở một số nơi. Ví dụ, xã Giao Lạc người dân ở đây chỉ có thể khai
thác ở các bãi bồi Cồn Ngạn và Cồn Lu.
Bảng 1. 4: Địa điểm khai thác thủy sản của người dân (%)
Địa điểm
Giao Thiện Giao An Giao Xuân Giao Hải Giao Lạc
Ao kênh và rừng nuôi trồng
2,7

0
0
1,28
0
Bãi trong cồn Ngạn
2,7
15,79
0
0
25
RNM cồn Ngạn
5,41
63,16
0
3,85
0
Bãi bồi
29,73
10,53
0
1,28
0
RNM tự nhiên
21,62
10,53
34,88
17,95
0
Bãi bồi cồn Lu
16,22

0
46,51
25,64
75
Rừng phi lao
0
0
2,33
0
0
Sông rạch trong RNM
16,22
0
9,3
0
0
Biển
2,7
0
6,98
47,44
0
Cồn Xanh và các cồn cát
2,7
0
0
2,56
0
Tổng
100

100
100
100
100

Nguồn: Kết quả điều tra sinh kế hộ gia đình VQG Xuân Thủy(2012)

21

Chung
1,08
3,24
9,19
7,57
21,08
28,11
0,54
5,41
22,16
1,62
100


Người dân đánh bắt thủy sản trong tất cả các tháng của năm và chủ yếu vào
những lúc nông nhàn. Một số hộ khai thác quanh năm, nhiều nhất vào các tháng 3, 4
và từ tháng 9 đến tháng 11. Các tháng mùa Đông người dân khai thác ít hơn, bình quân
một tháng các hộ khai thác 14,53 ngày, cá biệt có hộ khai thác toàn thời gian
(30ngày/tháng). Trung bình mỗi chuyến đánh bắt thủy sản khoảng 19 ngày, khai thác
thủ công trên bãi bồi và ven biểnlà 7,6 giờ/ngày, chủ yếu từ 14h-18h và một số đánh
bắt vào ban đêm (từ 19h-5h sáng) ở ngư trường gần bờ.

Các loại thuỷ sản được người dân đánh bắt rất đa dạng, nhiều nhất là cá (chiếm
42,77%), tiếp sau là ngao và các loại nhuyễn thể khác. Giao Hải có bến cá và nhiều hộ
dân đi tàu đánh cá biển, nên cá là loại được khai thác nhiều nhất. Giao Xuân là xã có
diện tích lớn về đất bãi cát thuộc Cồn Lu có khả năng nuôi ngao rất tốt, là xã đi tiên
phong (hơn 80% số dân nuôi ngao) và có nhiều kinh nghiệm trong nuôi và khai thác
nguồn lợi ngao. Giao Thiện và Giao An là hai xã có diện tích RNM rộng, nên phát
triển các hoạt động khai thác thủ công và đăng đáy.
1.4.3.2. Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản
Vùng đệm VQG Xuân Thuỷ có điều kiện thuận lợi cho phát triển NTTS, nhất là
trong các đầm và trên bãi triều. Kết quả điều tra (12/2012) của VQG Xuân Thủy cho
thấy chỉ có 6,6% hộ gia đình NTTS. Số hộ nuôi tôm chiếm 51%, các hộ nuôi cá và
nuôi ngao, vạng đều chiếm 15%, và nuôi các loài thủy sản khác.
NTTS nhiều nhất ở Bãi trong (chiếm 31,94%số hộ nuôi trồng), ở Cồn Lu
(26,39%), còn ở ao kênh, ruộng đồng chiếm 11,11%, cồn Ngạn chiếm 13,89%. Ngoài
ra, có những hộ NTTS trong các khu RNM cồn Ngạn (rừng trồng) chiếm 8,33%, và
nuôi trong RNM tự nhiên chiếm 5%. Khoảng 700ha bãi triều không có RNM ở phân
khu phục hồi sinh thái của VQG Xuân Thủy cuối Cồn Lu được sử dụng để nuôi ngao,
vạng.Trung bình một vụ tôm thả nuôi khoảng 3-4 tháng (tôm Thẻ chân trắng), 6-7
tháng (tôm Sú) và thời gian nuôi tôm quảng canh khoảng 9 tháng. Thời gian nuôi ngao
thịt từ 2-4 năm, nuôi các loài cá và cua biển trung bình mất khoảng 7 tháng.
Trung bình các hộ đầu tư khoảng 100 triệu đồng cho các khoản chi phí để nuôi
thuỷ sản tuỳ thuộc vào diện tích của các vây, các đầm.Trong số các khoản đầu tư cho
nuôi tôm, ngao, cua, cá,...lớn nhất là con giống, tiếp đến là cải tạo vùng nuôi, đấu thầu
và thuê nhân công. Vốn đầu tư lớn, thời gian nuôi các loại thủy hải sản dài nên dễ gặp

22


×