Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ánh giá phát thải khí nhà kính n₂o từ phương tiện giao thông xe máy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.06 MB, 73 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

LÊ MINH TUẤN

ĐÁNH GIÁ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH N2O
TỪ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG – XE MÁY

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2015


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

LÊ MINH TUẤN

ĐÁNH GIÁ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH N2O
TỪ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG – XE MÁY


LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Trường Giang

HÀ NỘI – 2015


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Lê Minh Tuấn


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của Tiến sĩ Lê Trường Giang đã hết lòng giúp đỡ,
dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giảng dạy trong chương trình cao học
“Biến đổi khí hậu” đã truyền dạy những kiến thức quý báu, những kiến thức này
rất hữu ích và giúp tôi nhiều khi thực hiện nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi học tập làm việc và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ............................................................................... 8
1. 1. Khái quát chung về khí nhà kính (KNK) ............................................... 8
1. 1. 1. Tác động tích cực của KNK đến môi trường................................... 8
1. 1. 2. Tác động tiêu cực của KNK đến môi trường................................... 9
1. 1. 3. Các khí nhà kính ............................................................................. 9
1. 1. 4. Công ước, nghị định pháp lý liên quan.......................................... 12
1. 2. Vai trò của N2O đối với biến đổi khí hậu .............................................. 14
1. 2. 1. Tác hại của Nitơ Oxit.................................................................... 15

1. 2. 2. Ảnh hưởng của NOx đến sức khỏe con người ............................... 15
1. 2. 3. Ảnh hưởng của NOx đến thực vật ................................................. 16
1. 2. 4. Ảnh hưởng đến quang hợp............................................................ 17
1. 3. Tình hình nghiên cứu khí N2O trên thế giới .......................................... 18
1. 3. 1. Phát thải khí N2O .......................................................................... 18
1. 3. 2. Tình hình nghiên cứu khí N2O từ các phương tiện giao thông trên
thế giới ..................................................................................................... 19
1. 4. Tình hình nghiên cứu khí N2O tại Việt Nam......................................... 23
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2. 1. Hiện trạng phát triển các phương tiện giao thông đường bộ, đặc biệt là xe
máy tại Việt Nam ......................................................................................... 26
2. 2. Cơ chế hình thành N2O trong động cơ .................................................. 27
2. 2. 1. Cơ chế hình thành NOx trong quá trình cháy của động cơ đốt trong
................................................................................................................. 29
2. 2. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ các chất ô nhiễm trong khí xả
động cơ đốt trong ..................................................................................... 30
2. 3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 34
2. 4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 35
2. 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 35
2. 5. 1. Lấy mẫu và phân tích.................................................................... 36
1


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 41
3. 1. Thực nghiệm......................................................................................... 41

3. 1. 1. Các loại xe máy thử nghiệm.......................................................... 41
3. 2. Chế độ vận hành thử nghiệm ................................................................ 42
3. 3. Tính toán phát thải khí N2O từ phương tiện xe máy.............................. 42
3. 3. 1. Kết quả thực nghiệm đối với xe đăng ký trước năm 2010 ............. 43
3. 3. 2. Kết quả thực nghiệm đối với xe đăng ký sau năm 2010 ................ 49
3. 3. 3. Tổng hợp kết quả phân tích khí N2O của xe máy đăng ký trước năm
2010 và sau năm 2010 .............................................................................. 56
3. 3. 4. Phương pháp tính tổng lượng phát thải từ phương tiện cơ giới...... 58
3. 4. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu khí nhà kính N2O từ khí thải xe máy 60
3. 4. 1. Giảm mức độ phát sinh ô nhiễm ngay từ nguồn ............................ 60
3. 4. 2. Động cơ đánh lửa cưỡng bức ........................................................ 60
3. 4. 3. Xử lí khí xả bằng bộ xúc tác ......................................................... 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 63
1. Kết luận .................................................................................................... 63
2. Kiến nghị.................................................................................................. 64

2


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

Danh mục chữ viết tắt
BTNMT:

Bộ Tài nguyên môi trường

EPA:


Cục Bảo vệ môi trường Mỹ

GTVT:

Giao thông vận tải

GWP:

Tiềm năng làm nóng toàn cầu

IPCC:

Uỷ ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu

KNK:

Khí nhà kính

NMVOC:

Hợp chất hữu cơ bay hơi không có metan

THC:

Tổng số hydrocarbon

UNFCCC:

Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu


3


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

Danh mục bảng
Bảng 1 Tiềm năng nóng lên toàn cầu của một số khí nhà kính so với khí CO2 12
Bảng 2 Tỷ lệ phương tiện không đạt mức tiêu chuẩn khí thải khi kiểm tra (khảo
sát năm 2007 – đo ở chế độ không tải – Bộ GTVT).......................................... 27
Bảng 3 Các loại xe máy đăng ký trước năm 2010, được thử nghiệm ............... 34
Bảng 4 Các loại xe máy đăng ký sau năm 2010, được thử nghiệm .................. 35
Bảng 5 Các loại xe máy đăng ký trước năm 2010, được thử nghiệm ............... 41
Bảng 6 Các loại xe máy đăng ký sau năm 2010, được thử nghiệm .................. 42
Bảng 7 Kết quả phân tích nồng độ khí N2O trong khí thải xe máy trong chế độ
chạy vận hành tại tốc độ 20km/h ...................................................................... 43
Bảng 8 Kết quả phân tích nồng độ khí N2O trong khí thải xe máy trong chế độ
chạy vận hành tại tốc độ 30 km/h ..................................................................... 43
Bảng 9 Kết quả phân tích nồng độ khí N2O trong khí thải xe máy trong chế độ
chạy vận hành tại tốc độ 40 km/h ..................................................................... 44
Bảng 10 Giá trị nồng độ khí N2O trong khí thải xe máy, loại xe số (ppm) ....... 44
Bảng 11 Giá trị nồng độ khí N2O trong khí thải xe máy, loại xe số (mg/m3).... 45
Bảng 12 Tải lượng khí N2O trong khí thải xe máy, loại xe số (mg/s)............... 46
Bảng 13 Lượng phát thải khí N2O trong khí thải xe máy, loại xe số (mg/km).. 46
Bảng 14 Kết quả phân tích nồng độ khí N2O trong khí thải xe máy – xe ga..... 48
Bảng 15 Tổng hợp nồng độ khí N2O trong khí thải xe máy – xe ga ................. 48
Bảng 16 Kết quả phân tích nồng độ khí N2O trong khí thải xe máy trong chế độ

chạy vận hành tại tốc độ 20km/h ...................................................................... 50
Bảng 17 Kết quả phân tích nồng độ khí N2O trong khí thải xe máy trong chế độ
chạy vận hành tại tốc độ 30 km/h ..................................................................... 50
Bảng 18 Kết quả phân tích nồng độ khí N2O trong khí thải xe máy trong chế độ
chạy vận hành tại tốc độ 40 km/h ..................................................................... 51
Bảng 19 Giá trị nồng độ khí N2O trong khí thải xe máy, loại xe số (ppm) ....... 51
Bảng 20 Giá trị nồng độ khí N2O trong khí thải xe máy, loại xe số (mg/m3).... 52
Bảng 21 Tải lượng khí N2O trong khí thải xe máy, loại xe số (mg/s)............... 53
Bảng 22 Lượng phát thải khí N2O trong khí thải xe máy, loại xe số (mg/km).. 53
Bảng 23 Kết quả phân tích nồng độ khí N2O trong khí thải xe máy – xe ga..... 54
Bảng 24 Kết quả tổng hợp nồng độ khí N2O trong khí thải xe máy – xe ga ..... 55
4


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

Bảng 25 Tổng hợp kết quả phân tích nồng độ khí N2O của xe máy số đăng ký
trước và sau năm 2010 ..................................................................................... 56
Bảng 26 Tổng hợp kết quả phân tích nồng độ khí N2O của xe máy ga đăng ký
trước và sau năm 2010 ..................................................................................... 57

5


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:

www.foxitsoftware.com/shopping

Danh mục hình
Hình 1 Phát thải khí Nitơ Oxit của Mỹ ............................................................. 19
Hình 2 Biểu đồ tăng trưởng phương tiện cơ giới đường bộ............................... 26
Hình 3 Túi Tedlar lấy mẫu khí thải................................................................... 36
Hình 4 Sơ đồ hệ thống sắc ký khí ..................................................................... 37
Hình 5 Cột nhồi và cột mao quản ..................................................................... 38
Hình 6 Một loại sắc đồ trong phân tích không khí ............................................ 39
Hình 7 Kết quả đo đạc nồng độ khí N2O của xe máy trước năm 2010 .............. 45
Hình 8 Kết quả tính toán nồng độ khí N2O (mg/m3) ......................................... 46
Hình 9 Lượng phát thải N2O của xe máy số ..................................................... 47
Hình 10 Lượng phát thải khí N2O của xe máy ga ............................................. 49
Hình 11 Nồng độ khí N2O trong khí thải xe máy, loại xe số ............................. 52
Hình 12 Lượng phát thải khí N2O trong khí thải xe máy, loại xe số.................. 54
Hình 13 Lượng phát thải khí N2O trong khí thải xe máy, loại xe ga ................. 55
Hình 14 Lượng phát thải khí N2O trong khí thải xe máy đăng ký trước và sau
năm 2010, loại xe số......................................................................................... 56
Hình 15 Lượng phát thải khí N2O trong khí thải xe máy đăng ký trước và sau
năm 2010, loại xe ga ........................................................................................ 57

6


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

MỞ ĐẦU

Với tình hình phát thải các khí nhà kính do các hoạt động của các nước
trên thế giới trong nhiều năm qua đa gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính trên
toàn cầu và lớn hơn nữa là làm cho khí hậu trái đất thay đổi, nước biên dâng,
thiên tai ngày càng nhiều hơn.
Việt Nam là một trong 5 quốc gia bi tác động nhiều nhất của hiện tượng
nước biển dâng cao, là hậu quả tăng nhiệt độ làm bề mặt trái đất nóng lên do
phát thải khí nhà kính. Theo cảnh báo của Uỷ ban Liên chính phủ về biến đổi
khí hậu (IPCC) đến năm 2100, nếu mực nước biển dâng cao 1m sẽ ảnh hưởng
đến 5% đất đai của Việt Nam, 10% dân số, tác động đến 7% sản xuất nông
nghiệp, giảm 10% GDP (Dagupta, 2007), riêng sản xuất kinh tế biển sẽ suy
giảm 1/3.
Nhận thấy được hậu quả đó đã có nhiều nghiên cứu nhằm giảm lượng
phát sinh khí nhà kính tại các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Việt
Nam là quốc gia có số lượng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tăng rất
cao, tổng số phương tiện cơ giới đăng ký lưu hành tính đến hết tháng 01/2013 là
38.570.645 chiếc (trong đó: ôtô là 2.015.996 chiếc và xe máy là 36.554.649
chiếc). Sử dụng phương tiện cá nhân, đặc biệt là xe máy tại Việt Nam là rất phổ
biến. Khí thải của xe máy chứa một hàm lượng không nhỏ khí N2O. Việc đánh
giá phát thải khí nhà kính N2O từ phương tiện giao thông – xe máy là rất cần
thiết trong bối cảnh phát triển của Việt Nam.
Vì những lý do kể trên, lựa chọn đề tài: “Đánh giá phát thải khí nhà
kính N2O từ phương tiện giao thông – xe máy” sẽ có ý nghĩa lớn về mặt khoa
học cũng như thực tiễn, là cơ sở để đề xuất những giải pháp xử lý, khắc phục sự
phát tán khí N2O từ phương tiện giao thông – xe máy ở Việt Nam.

7


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor

To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1. 1. Khái quát chung về khí nhà kính (KNK)
Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng
ngoại) được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt
trời, sau đó phân tán nhiệt trở lại cho trái đất và gây nên hiệu ứng nhà kính. Các
khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC. Khí
nhà kính ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiệt độ của Trái Đất, nếu không có chúng
nhiệt độ bề mặt Trái Đất trung bình sẽ lạnh hơn hiện tại khoảng 33°C.
1. 1. 1. Tác động tích cực của KNK đến môi trường
Năng lượng của Mặt trời có thể thay đổi, tuy rất ít, nhưng cũng có khả
năng ảnh hưởng đến khí hậu trên Trái đất. Nhờ có tầng khí quyển chứa sẵn
những khí gây ra hiệu ứng nhà kính bẫy một phần năng lượng Mặt trời, mà nhiệt
độ trên Trái đất mới trở nên vừa phải để sinh vật sinh sôi nảy nở và sinh sống
thoải mái.
Ở nhiệt độ 2550K, Trái Đất ở trạng thái đóng băng. Tuy nhiên các phép đo
thực tế chỉ ra rằng nhiệt độ trung bình của khí quyển và bề mặt Trái Đất trong cả
năm ở tất cả các khu vực là 2990K (tương ứng với 160C), lớn hơn 1550K. Sự
khác biệt này là do sự tồn tại của Hiệu ứng nhà kính mà ta chưa tính đến.
Nếu giả sử không có hiệu ứng nhà kính thiên nhiên thì nhiệt độ trung bình
trên Trái đất, hiện nay khoảng 160C, đã giảm xuống chỉ còn khoảng -180C. Hiệu
ứng nhà kính hạn chế sự thay đổi nhiệt độ bề mặt giữa ban ngày và ban đêm,
giữa các mùa trong năm, cũng như các vùng khí hậu khác nhau trên Trái Đất.
Những tác động đó của Hiệu ứng nhà kính đã làm cho môi trường bề mặt
trái đất là nơi lý tượng cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật, con người trong
hàng triệu năm qua.


8


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

1. 1. 2. Tác động tiêu cực của KNK đến môi trường
Phần lớn các nhà khoa học ủng hộ giả thuyết cho rằng việc tăng nồng độ
các khí nhà kính do loài người gây ra, hiệu ứng nhà kính nhân loại, sẽ làm tăng
nhiệt độ trên toàn cầu (sự nóng lên của khí hậu toàn cầu) và như vậy sẽ làm thay
đổi khí hậu trong các thập kỷ và thập niên kế đến.
Các nguồn nước: Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu,
nước cho kỹ nghệ và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản
có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự
tăng khí bốc hơi. Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn. Khí hậu thay
đổi có thể làm đầy các lòng chảo nối với sông ngòi trên thế giới.
Các tài nguyên bờ biển: Chỉ tại riêng Mỹ, mực nước biển dự đoán tăng 50
cm vào năm 2100, có thể làm mất đi 5.000 dặm vuông đất khô ráo và 4.000 dặm
vuông đất ướt.
Sức khỏe: Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những
chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các
bệnh truyền nhiễm.
Nhiệt độ tăng lên làm tăng các quá trình chuyển hóa sinh học cũng như
hóa học
trong cơ thể sống, gây nên sự mất cân bằng.
Lâm nghiệp: Nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra
hơn. Năng lượng và vận chuyển: Nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và
giảm nhu cầu làm nóng. Sẽ có ít sự hư hại do vận chuyển trong mùa đông hơn,

nhưng vận chuyển đường thủy có thể bị ảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi
sự giảm mực nước sông. Xa hơn nữa nếu nhiệt độ của quả đất đủ cao thì có thể
làm tan nhanh băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực và do đó mực nước biển sẽ
tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy.
1. 1. 3. Các khí nhà kính
Hơi nước
- Chiếm một lượng chủ yếu và rất quan trọng trong khí nhà kính.
9


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

- Hơi nước trong khí quyển là chất giữ nhiệt và làm cho trái đất nóng
lên. Tuy nhiên hơi nước là yếu tố tự nhiên thay đổi theo nhiệt độ từng
khu vực mà ta không kiểm soát được hằng trăm năm nay với sự thay
đổi không lớn.
Cacbon dioxit (CO2)
- Một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính với số lượng lớn. Chiếm
khoảng một nửa khối lượng KNK
- Đóng góp tới 60% cho quá trěnh lŕm tăng nhiệt độ khí quyển
- Từ năm 1975 đến nay, nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên 28%
- Phát sinh từ quá trình sử dụng năng lượng hóa thạch và hô hấp của
sinh vật
Mê tan (CH4)
- Xếp thứ 2 sau CO2 về khối lượng và trong quá trình làm tăng nhiệt độ
khí quyển. Tuy với lượng không nhiều như CO2 nhưng khả năng gây
hiệu ứng nhà kính gấp 21 so với CO2.

- Được sinh ra trong quá trình khai thác, vận chuyển than, khí đốt thiên
nhiên, dầu mỏ và sinh ra tronng quá trình phân hủy chất hữu cơ trong
điều kiện yếm khí.
Ozon (O3)
- Ozon đối lưu làm tăng nồng độ KNK trong khi Ozon bình lưu dưới gọi
là lá chắn bảo vệ sinh vật trên trái đất khỏi các tia bức xạ tử ngoại từ
mặt trời.
- Xếp thứ 3 về khối lượng và trong quá trình làm tăng nhiệt độ khí
quyển.
- Tạo ra trong tự nhiên, sản sinh từ động cơ ô tô, xe máy, nhà máy
điện…
Nitơ oxit (N2O)
10


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

- Từ đầu thế kỷ đến nay tăng khoảng 8%
- Phát sinh trong quá trình sản xuất nông nghiệp và các hoạt động sử
dụng nhiên liệu, sử dụng phân bón, sản xuất hóa chất, công nghiệp và
giao thông.
- Khả năng giữ nhiệt gây hiệu ứng nhà kính gấp 298 lần so với CO2.
Khí nhân tạo (CFCs, HFCs, PFCs, SF6)
- Hoàn toàn do con người chế tạo ra với nhiều mục đích như những chất
làm lạnh, chất tẩy rửa, chất bán dẫn trong các ngành công nghiệp lạnh,
chế tạo vi mạch và vật liệu….
- Tuy là khí nhân tạo với lượng phát thải nhỏ hơn nhiều so với các khí

gây hiệu ứng nhà kính khác nhưng mức độ gây hiệu ứng nhà kính lại
rất lớn gấp hàng ngàn lần so với cacbon dioxit. Loại hóa chất Cloruaflorua-cacbon (CFCs) do con người tạo ra được nhắc đến rầm rộ vào
thập niên 80 khi con người nhận ra chúng đã đục thủng một vùng lớn
tầng ozone ở những vùng cực. Năm 1987, hiệp ước quốc tế có tên
Nghị định thư Montreal được kí kết, qui định chặt chẽ việc sản xuất
CFC và những khí gây hại tầng ozone. Đến năm 1996, những chất này
hoàn toàn không còn được sử dụng. Từ sau đó, tầng ozone của Trái đất
của cả hai vùng cực và của bầu khí quyển xung quanh hành tinh dần
được phục hồi. Nhưng N2O là loại khí không có trong danh mục Nghị
định thư Montreal. Và việc thải N2O có thể đảo ngược thành quả trên,
thậm chí có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ.
Tùy vào bản chất của từng loại khí nhà kính mà khả năng bẻ gảy liên kết
phân tử Ozôn trên tầng bình lưu dẫn đến việc thủng tầng Ozôn và khả năng giữ
nhiệt gây hiệu ứng nhà kính cũng khác nhau. Tầng ozôn bao quanh và che chở
Trái đất khỏi tác hại của tia cực tím và bức xạ mặt trời, loại tia này tăng khả
năng ung thư của con người cũng như đe dọa mùa màng và đời sống thủy sinh.
Các nghiên cứu về khí nhà kính cho thấy sự cần thiết phải giảm việc sử dụng
loại hợp chất này để tránh làm mỏng tầng ozôn bao quanh Trái đất.
11


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

Bảng 1 Tiềm năng nóng lên toàn cầu của một số khí nhà kính so với khí
CO2
Tiềm năng nóng lên toàn cầu
Khí


Ký hiệu

Tuổi thọ

theo mặt bằng thời gian (năm)
20

100

500

Cacbon dioxit

CO2

-

1

1

1

Mê tan

CH4

12


62

23

7

Oxit Ni tơ

N2O

114

275

296

156

HFC-23

CHF3

260

9.400

12.000

10.000


HFC-125

CHF2CF3

29

5.900

3.400

1.100

HFC-227

CF3CHFCF3

33

5.600

3.500

1.100

Nguồn: Báo cáo đánh giá lần 3 của IPCC, 2001
1. 1. 4. Công ước, nghị định pháp lý liên quan
 Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC): ra đời,
Tháng 5/1992 có hiệu lực từ 21/3/1994. – Đây là luật quốc tế chính, điều chỉnh
các vấn đề Biến đổi Khí Hậu. Có hiệu lực từ những năm 1990, UNFCCC đưa ra
quá trình thương thảo về nhiều mặt của việc giảm thiểu và thích ứng đối với vấn

đề biến đổi khí hậu, đòi hỏi sự hợp tác mang tính quốc tế. Các nước “Thành
Viên” kí cam kết đối với các thỏa thuận này – và hầu hết các nước trên thế giới
(192 nước) đều là thành viên của UNFCCC. Việt Nam ký Công ước khung của
Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) ngày 11/6/1992 và phê chuẩn
UNFCCC ngày 16/11/1994
 Nghị định thư Kyoto: được kí kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại
Kyoto, được các bên của UNFCCC thông qua và chính thức có hiệu lực vào
ngày 16 tháng 2 năm 2005. Đưa ra chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính có tính
12


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

ràng buộc pháp lý đối với các nước phát triển công nghiệp giảm phát thải 6 loại
khí nhà kính 5% vào nằm 2012, mức độ cắt giảm theo đó đến năm 2010 phải đạt
được thì chỉ tiêu này là khoảng 29%.
Hơn thế nữa là đặt ra một mục tiêu cụ thể cho mỗi loại khí, các mục tiêu
tổng thể đối với tất cả 6 loại khí (CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, SF6) sẽ được qui
đổi "tương đương với CO2" để chỉ còn một đơn vi ̣c hung.
Kể từ tháng 11/2007 đã có khoảng 175 nước kí kết tham gia chương trình
này. Trong đó có khoảng 36 nước phát triển
Trong đó:
- Cắt giảm 8% phát thải của các nước Thụy sĩ, phần lớn các quốc gia Trung
và Ðông Âu, và EU (sẽ đạt mục tiêu của nó bằng cách phân bổ các mức
độ cắt giảm khác nhau trong số các nước thành viên); EU đã cam kết giảm
các kênh khí thải xuống 20% trong năm 2020 so với mức của năm 1990.
(www.cpv.org.vn/cpv/ Modules/News/NewsDetail.as..)

- Giảm 7% phát thải của Mỹ
- Giảm 6% phát thải của Canada, Hungary, Nhật và Ba lan.
- Các nước đang phát triển không phải cam kết giảm phát thải nhưng phải
báo cáo định kỳ lượng phát thải của nước mình.
Việt Nam đã tham gia ký kết Nghị định thư Kyoto vào ngày 25/9/2002.
Việt Nam đã phê chuẩn UNFCCC (1992-1994) và Nghị định thư Kyoto KP (1998-2002):
- Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg ngày 17/10/2005 về việc tổ chức thực hiện
nghi định thư Kyoto thuộc UNFCCC;
- Quyết định số 15/2006/QĐ-BTNMTngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) về Ban hành danh mục các thiết bị làm
lạnh sử dung môi chất lạnh cấm nhập khẩu.

13


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

- Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg ngày 06/4/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
- Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ
tướng chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo
cơ chế phát triển sạch.
1. 2. Vai trò của N2O đối với biến đổi khí hậu
Nitơ oxit (N2O) còn có tên là “khí cười”, loại khí thông thường trong tự
nhiên. N2O được sinh ra trong quá trình sản xuất phân bón ni tơ, đốt cháy
nguyên liệu hóa thạch, giao thông hay xử lí nước thải,...

Những nghiên cứu mới của A.R. Ravishankara thuộc Ban quản lí Khí
quyển và Hải dương Mỹ, cho thấy N2O là khí nhà kính làm phân hủy ozone
nghiêm trọng nhất hiện nay và tầng ozone liên tục bị tấn công nếu chúng ta
không có những hành động thích ứng. Nghiên cứu cho thấy rằng khi N2O liên
kết với khí metan hoặc CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính. Vì vậy việc đánh giá
chính xác hàm lượng, nghiên cứu các giải pháp để hạn chế sự phát thải N2O có
tính cấp thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu.
N2O được tạo thành trong tự nhiên, đất, nước dưới tác dụng của các vi
khuẩn. N2O bay hơi và bị giữ lại trong tầng bình lưu, tại đây chúng phản ứng với
ozone hoặc dưới tác dụng của tia mặt trời, khí N2O bị phân hủy thành các phân
tử ni tơ và oxy.
Tuy nhiên một số N2O vẫn tồn tại và có thể tồn tại hàng trăm năm. Hợp
chất này phản ứng với nguyên tử oxy năng lượng cao để tạo thành hợp chất
nitric oxide (NO), và là tác nhân chính phá hủy ozone. Ravishankara chỉ ra rằng
mặc dù N2O không làm thủng tầng ozone nhưng nó khiến toàn thể lớp ozone
mỏng hơn.
Mặc dù có khả năng làm suy yếu tương đương các hợp chất CFCs nhưng
N2O có thể có tác động phá hủy nhiều hơn bởi vì nguồn sản sinh chúng quá
14


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

phong phú. Mỗi năm có khoảng 10 triệu tấn N2O bị thải ra môi trường, tương
đương hơn 1 triệu tấn CFC các loại tại điểm thải cao nhất.
Các nhà khoa học chỉ ra chúng ta đã hoàn toàn lờ đi vai trò của chính
mình trong việc tạo ra loại khí nguy hại này. 1/3 tổng lượng N2O thải vào khí

quyển là từ những hoạt động của con người như đốt cháy nguyên liệu hóa thạch,
sử dụng phân bón gốc nitơ, vận hành các nhà máy xử lí nước thải hay các quy
trình công nghiệp khác liên quan đến nitơ.
Ravishankara cho biết khi mức CFC được giảm bớt, N2O thậm chí lại tác
động mạnh hơn. Ni tơ và những hợp chất clo trung hòa tác động của nhau đối
với tầng ozone – càng nhiều clo th́ tác động phá hủy tầng ozone của ni tơ càng
giảm và ngược lại. Khi CFC các loại được thanh lọc khỏi bầu khí quyển thì tác
động của N2O tăng 50% khả năng so với trước.phản ứng với nguyên tử oxy
năng lượng cao để tạo thành hợp chất nitric oxit (NO). Chính hợp chất này là tác
nhân phá hủy ozon. Mặc dù N2O không làm thủng tầng ozon nhưng nó khiến
toàn thể lớp ozon mỏng hơn.
1. 2. 1.Tác hại của Nitơ Oxit
Nitơ Oxit có thể phát sinh do các quá trình tự nhiên hay do hoạt động
công nghiệp. NOx trong khí quyển do các quá trình tự nhiên sinh ra ước chừng
50.107 tấn. Nó phân bố đều trên mặt địa cầu với nồng độ khoảng 2 ÷ 10µg/m3,
gọi là nồng độ nền. NOx do hoạt động của con người tạo ra, tập trung chính ở
vùng thành thị và các khu công nghiệp, chiếm khoảng 1/10 lượng NOx trong tự
nhiên hiện nay.
1. 2. 2. Ảnh hưởng của NOx đến sức khỏe con người
NOx có thể đi sâu vào phổi con người do ít hòa tan trong nước. Khi vào
được trong phổi, 80% lượng NOx bị giữ lại (đối với SO2, cơ quan này chỉ giữ lại
khoảng 5%). Trong các chất của NOx, độc tính của NO2 cao hơn rất nhiều lần so
với NO.

15


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:

www.foxitsoftware.com/shopping

NOx chủ yếu do quá trình cháy gây ra. Ngoài các quá trình cháy công
nghiệp và gia dụng, trong sinh hoạt, con người còn chịu đựng ảnh hưởng trực
tiếp của NOx do khói thuốc lá gây ra. Tùy theo loại thuốc lá, khi hút một điếu
thuốc người hút đã đưa vào phổi từ 100 đến 600µg NOx, trong đó hơn 5% là
NO2. Với thuốc lá nâu thông thường, trung bình mỗi điếu sinh ra 350µg NOx.
Nếu người hút thuốc hít 8 lần, mỗi lần 2s với dung tích 35ml và khoảng thời
gian giữa hai lần hít là 60s, chúng ta tính được nồng độ NOx trung bình là 933
ppm theo thể tích trong toàn bộ khói thuốc. Nhưng mỗi lần hít vào, khói thuốc lá
hòa tan vào phổi có thể tích 3500 ml, nghĩa là đã làm loãng đi 100 lần, nồng độ
NOx trung bình trong phổi khoảng 9,3 ppm đối với người chủ động hút thuốc lá.
Đối với người thụ động chịu ảnh hưởng của thuốc lá (người hít không khí
trong không gian bị ô nhiễm bởi khói thuốc lá) ảnh hưởng này nhỏ nhưng cũng
đáng kể. Tính trung bình theo số liệu trên đây thì trong một phòng kín có thể
tích 50 m3, khi người ta hút một gói 20 điếu thuốc, thì nồng độ NOx trong phòng
đạt khoảng 0,1 ppm do người hút thải ra. Nếu tính luôn phần khói thuốc thoát ra
giữa hai lần hít, người ta ước chừng nồng độ
NOx trong phòng gấp 2÷5 lần so với nồng độ trên đây, nghĩa là 0,2 ÷ 0,5
ppm.
1. 2. 3. Ảnh hưởng của NOx đến thực vật
NOx chỉ ảnh hưởng đến thực vật khi nồng độ của nó đủ lớn. Người ta thấy
ở vùng đô thị hóa cao, nồng độ NOx đạt khoảng 3,93ppm, sự quang hợp của
thực vật chỉ giảm đi 25%. Thí nghiệm đặt cây dưa leo trong không khí có nồng
độ NOx 0,75ppm trong hai tháng cho thấy không bị ảnh hưởng gì. Những thí
nghiệm khác được thực hiện trên cà chua và đậu Hà Lan đặt trong môi trường
không khí nhân tạo với nồng độ NOx cao hơn 10 lần so với nồng độ của chúng
trong không khí khi bị ô nhiễm nặng nhất cho thấy các loại cây này không bị hư
hại gì nhưng nồng độ nitơ tổng cộng trong môi trường gia tăng.


16


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

Các thí nghiệm trên cây cam trồng trong không gian nhà kính với 4 điều
kiện môi trường không khí như sau:
a. Không khí nguyên thủy nơi làm thí nghiệm
b. Không khí được lọc
c. Không khí lọc + NO2 với nồng độ môi trường
d. Không khí lọc + 2 lần nồng độ NO2 trong môi trường
Thí nghiệm được tiến hành bằng cách cân lá rụng và trái cây thu hoạch
được trong thời gian cho trước trên một số cành xác định. Người ta thấy rằng lá
cây trong điều kiện c có khuynh hướng rụng nhiều hơn cây trong điều kiện b;
Lượng lá rụng nhiều nhất trong môi trường không khí d nhưng lượng trái cây
thu hoạch được tối ưu nhất trong môi trường.
Những thí nghiệm khác được tiến hành bằng cách đặt cam trong môi
trường không khí ô nhiễm nặng hơn, có nồng độ NO2 từ 0,5 đến 1ppm, kéo dài
trong 35 ngày cho thấy lá cây bị vàng và rụng nghiêm trọng. Vì vậy thực vật chỉ
bị tác hại khi nồng độ NOx đủ lớn và thời gian đủ dài (2÷10ppm; 4÷20µg/m3
trong nhiều ngày). Oxyde nitơ không gây tác hại đến thực vật với nồng độ của
chúng hiện nay trong khí quyển. Chỉ có sự tham dự của NOx vào các phản ứng
hóa quang mới được xem là nguy hiểm vì NOx tác dụng với một số chất khác có
mặt trong không khí trong những điều kiện nhất định tạo ra những chất nguy
hiểm đối với thực vật. Chẳng hạn dưới tác dụng của tia cực tím trong môi trường
có chứa hydrocacbon, NOx có thể tạo ra những hợp chất nguy hiểm đối với thực
vật gấp ngàn lần hơn so với chính bản thân NOx.

1. 2. 4. Ảnh hưởng đến quang hợp
Khi nồng độ NOx lớn hơn 0,5 ÷ 0,7ppm chúng sẽ làm giảm sự quang hợp.
Sự giảm quang hợp đạt đến trạng thái cân bằng đối với NO nhanh hơn đối với
NO2 và sau khi môi trường hết ô nhiễm, sự quay trở lại trạng thái ban đầu đối
với NO nhanh hơn đối với NO2. Trong những vùng đô thị hóa cao (nồng độ NOx
đạt khoảng 3,93ppm), sự quang hợp có thể bị giảm đi 25%.
17


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

1. 3. Tình hình nghiên cứu khí N2O trên thế giới
1. 3. 1. Phát thải khí N2O
Theo Cục Bảo vệ môi trường Mỹ, trong năm 2012, khí nitơ oxit (N2O)
chiếm khoảng 6% lượng phát thải khí nhà kính từ các hoạt động của con người.
Oxit nitơ có trong khí quyển như là một phần của chu kỳ nitơ của Trái đất, và có
một loạt các nguồn tự nhiên. Tuy nhiên, các hoạt động của con người như nông
nghiệp, đốt cháy nhiên liệu, quản lý nước thải, và các quá trình công nghiệp
đang tăng lượng N2O trong khí quyển. Phân tử nitơ oxit tồn lại trong bầu không
khí trung bình khoảng 120 năm. Tác động của lượng khí N2O vào sự ấm lên của
khí quyển cao hơn 300 lần so khí CO2.
Trên thế giới, khoảng 40% tổng lượng phát thải N2O đến từ các hoạt động
của con người. Nitơ oxit được thải ra từ nông nghiệp, giao thông vận tải, và các
hoạt động công nghiệp, mô tả dưới đây.
Nông nghiệp: Nitơ oxit được sinh ra khi người dân thêm nitơ cho đất
thông qua việc sử dụng phân bón tổng hợp. Quản lý đất nông nghiệp là nguồn
lớn nhất của khí thải N2O tại Mỹ, chiếm khoảng 75% tổng lượng phát thải N2O

Mỹ trong năm 2012. Nitơ oxide cũng được sinh ra trong quá trình phân hủy của
nitơ trong phân gia súc và nước tiểu, đóng góp 4% lượng phát thải N2O trong
năm 2012.
Giao thông vận tải: Nitơ oxit được thải ra khi đốt cháy nhiên liệu giao
thông. Phương tiện vận tải, bao gồm ô tô chở khách và xe tải, là nguồn chính
của N2O phát thải từ giao thông. Lượng N2O phát ra từ vận chuyển giao thông
phụ thuộc vào loại nhiên liệu và công nghệ phương tiện, bảo trì, và thực tiễn di
chuyển.
Công nghiệp: Nitơ oxit được tạo ra như là một sản phẩm phụ trong quá
trình sản xuất axit nitric, được sử dụng làm phân bón thương mại tổng hợp, được
sử dụng để làm cho sợi, như nylon, và các sản phẩm tổng hợp khác.

18


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

Hình 1 Phát thải khí Nitơ Oxit của Mỹ
(Nguồn USEPA 2014)

1. 3. 2. Tình hình nghiên cứu khí N2O từ các phương tiện giao thông trên thế
giới
Ngày nay, cùng với sự gia tăng các phương tiện cơ giới cho giao thông
đường bộ, kèm theo đó là lượng khí thải từ các phương tiện cũng gia tăng, đặc
biệt là các khí nhà kính, trong đó có khí Nitơ Oxit N2O, nhiều nghiên cứu trên
thế giới về vấn đề này đã được thực hiện.
Luật hội đồng 1493 (Pavley, 2002) yêu cầu Ủy Ban Tài nguyên không khí

California phát triển các tiêu chuẩn khí thải nhà kính cho các loại xe, áp dụng
cho các mô hình năm 2009 và xa hơn nữa. Dự luật này yêu cầu thêm Ủy Ban
Tài nguyên không khí để phát triển và áp dụng, tính đến tháng 1 năm 2005, quy
định rằng đạt được sự giảm khả thi tối đa của các loại khí gây biến đổi khí hậu
phát ra bởi các loại xe chở khách và xe tải hạng nhẹ. Quy định này là một phần
dựa trên một kiểm kê được thực hiện bởi Ủy Ban Tài nguyên không khí, cũng
như vào sự đánh giá của lợi ích công nghệ chi phí - hiệu quả và chiến lược kiểm
soát thay thế có thể bắt nguồn từ một sự hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến
một kiểm kê như lượng khí thải.
19


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

Đây là bước ngoặt của luật pháp (đầu tiên trên toàn thế giới để xem xét
việc hạn chế các loại biến đổi khí hậu từ nguồn di động) đã được thúc đẩy, một
phần, bởi thực tế là trong những thập kỷ qua, trong khi lượng khí thải gây ô
nhiễm không khí khác nhau giảm tại Mỹ, lượng khí thải oxit nitơ tăng lên 25 %
(USEPA, 1998). Đây cũng là tài liệu mà công nghệ kiểm soát khí thải xe trên
đường cao tốc thực hiện tại Mỹ để giảm carbon monoxide (CO), oxit nitơ
(NOx), hợp chất hữu cơ bay hơi không có metan (NMVOC), tổng số
hydrocarbon (THC), và metan (CH4), nhưng kết quả là khí N2O và carbon
dioxide (CO2) có tỷ lệ phát thải cao hơn do chuyển đổi xúc tác cho các loại này.
Mặc dù nguồn di động là một trong những nguồn nhân tạo lớn nhất tạo ra
khí thải N2O tại Mỹ, có tương đối ít số liệu so với tiêu chuẩn chất ô nhiễm để
ước tính hệ số phát thải oxit nitơ từ xe ô tô. Ước tính kiểm kê phát thải khí nhà
kính của Mỹ của khí thải N2O từ nguồn di động, về khí thải CO2 tương đương,

khoảng giữa 0,5% và 3% (Michaels, 1998).
Nghiên cứu ban đầu sự phát thải của N2O từ những năm 1970 (Bradow và
Stump, 1977; Urban và Garbe, 1979;. Cadle et al, 1979; Smith và Carey, 1982).
Nhiều nghiên cứu gần đây về phát thải của N2O từ ống xả xe bao gồm khung thử
nghiệm lực kế (Jobson et al, 1994; Laurikko và Aakko, 1995; Cadle et al 1997,;.
Odaka et al, 1998;.. Michaels et al, 1998), nghiên cứu trong đường hầm (Berges
et al, 1993;.. Sjödin et al, 1995), kiểm tra động cơ (Pringent và De SOETE,
1989), và các nghiên cứu sử dụng kiểm tra chất xúc tác (Koike et al., 1999). Một
số các nghiên cứu, báo cáo có sự khác biệt, có thể đo lường giữa nồng độ N2O
trong khí thải động cơ - ra và môi trường nền (không khí môi trường xung
quanh) mức khoảng 0,3 ppm. Tuy nhiên, một khi khí thải đi qua một bộ chuyển
đổi xúc tác, khí thải N2O tăng đáng kể, N2O được hình thành trong quá trình
giảm xúc tác của oxit nitric (NO) đến nitơ phân tử (Ballantyine et al., 1994).
Dasch (1992) đã tiến hành đo nitơ oxit trên chín phương tiện và kết hợp các giá
trị này với dữ liệu từ thêm 32 xe để ước tính hệ số phát thải N2O điển hình.

20


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

Theo nghiên cứu này, lượng khí thải ô tô trung bình 2,2 mg/km từ không
xúc tác, 18 mg/km từ các phương tiện với quá trình oxy hóa chất xúc tác, 38
mg/km từ các phương tiện với chất xúc tác kép, và 28 mg/km từ với ba chiều
chất xúc tác. Koike et al. (1999) xác định nồng độ nitơ oxit có xu hướng giảm
dần khi số lượng của các kim loại quý giảm chất xúc tác, khẳng định vai trò của
các loại xúc tác trong sự hình thành khí N2O. Michaels (1998) báo cáo hệ số

phát thải trung bình cho xe chở khách chứng nhận Tier 0 là gần gấp đôi hệ số
phát thải trung bình cho xe chở khách được chứng nhận Tier 1.
Các giá trị mặc định của Mỹ đối với các yếu tố phát thải N2O từ xe chở
khách chỉnh sửa theo IPCC năm 1996, đã dựa trên ba nghiên cứu đã kiểm tra
năm xe châu Âu sử dụng chứ không phải là giao thức kiểm tra của Mỹ. Mở rộng
quy mô này đã được hỗ trợ bởi dữ liệu cho thấy xe tải hạng nhẹ thải ra N2O
nhiều hơn so với xe chở khách với công nghệ tương đương. Việc sử dụng các tỷ
lệ nhiên liệu tiêu thụ để xác định hệ số phát thải được coi là một biện pháp tạm
thời, phải được thay thế ngay khi dữ liệu thử nghiệm bổ sung có sẵn (IPCC,
1997).
Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (USEPA, 1998) đã ước tính hệ số phát thải
N2O dựa trên các bài kiểm tra từ 50 xe và tiêu thụ nhiên liệu. Ủy Ban Tài
nguyên không khí ước tính hệ số phát thải oxit nitơ dựa trên sự tương quan giữa
N2O và oxit nitơ thải. IPCC cũng đã tính toán kiểm kê phát thải cho N2O
(IPCC, 1997; USEPA, 1998) và hiện đang đánh giá lại những kiểm kê này
(Gillenwater, 2004). Để bổ sung những kết quả của ARB, USEPA và các ước
tính của IPCC, Lipman và Delucchi (2002) gần đây đã phát triển một cơ sở dữ
liệu rộng lớn, dựa trên các số liệu được công bố, để ước tính hệ số phát thải cho
N2O từ các phương tiện thông thường.
Becker et al. (2010) so sánh phát thải đo trong một đường hầm của Đức
với đo lực kế cho một đội tàu nhỏ của mẫu xe năm gần đây, việc tìm kiếm kết
quả phù hợp giữa hai phương pháp này và phát thải trung bình là 11 ± 5 mg/km
cho đội tàu nhỏ đo lực kế thử nghiệm. Durbin et al. (2001) xác định đặc trưng
21


×