Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh tại TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 81 trang )

B

TR

GIÁO D C VÀ ÀO T O

NG

I H C KINH T TP.HCM

BÙI V N QUANG

LU N V N TH C S KINH T

TP. H Chí Minh – N m 2001


Page

1

MỤC LỤC
Trang
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng và sơ đồ
MỞ ĐẦU
Chương 1 -

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


1.1. Cơ sở lý luận:

1

1.1.1.Bối cảnh kinh tế vó mô

1

1.1.2. Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp.

2

1.1.3. Môi trường kinh doanh

5

1.1.3.1. Vấn đề thương mại

6

1.1.3.2. Đầu tư nước ngoài

6

1.1.3.3. Khu vực tài chính

7

1.1.3.4. Doanh nghiệp


7

1.1.3.5. Phát triển nguồn nhân lực

7

1.1.3.6. Công nghệ

8

1.2. Doanh nghiệp tư nhân và kinh nghiệm cạnh tranh của một số nước.

9

1.2.1. Nhật Bản.

9

1.2.2. Đài Loan.

10

1.2.3. Thái Lan

11

Chương 2 - THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TP. HỒ CHÍ MINH.

2.1. Bối cảnh kinh tế vó mô


13

2.2. Môi trường kinh doanh.

14

2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh các DNCNNQD

17

2.3.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh của các DNCNNQD

17


Page

2

2.3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển DNNQD.

17

2.3.1.2. Tăng trưởng và cơ cấu công nghiệp ngoài quốc doanh

18

2.3.1.3. Ngành nghề sản phẩm


18

2.3.1.4. Quy mô doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh

18

2.3.1.5. Mặt bằng sản xuất kinh doanh

20

2.3.1.6. Hiệu quả kinh doanh

20

2.3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh các DNCNNQD

22

2.3.2.1. Áp dụng quy trình công nghệ

22

2.3. 2.2. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu

23

2.3.2.3. Về nâng cao chất lượng sản phẩm

24


2.3.2.4. Nâng cao năng suất lao động

25

2.3.2.5. Hoạt động marketing .

26

2.3.2.6. Xây dựng chiến lược các DNCNNQD

28

Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁCDOANH NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
3.1. Quan điểm , mục tiêu cạnh tranh

33

3.1.1. Quan điểm

33

3.1.2. Mục tiêu :

33

3.2. Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp công
nghiệp ngoài quốc doanh.


34

3.2.1. Giải pháp tài chính

34

3.2.2. Giải pháp kỹ thuật và công nghệ

36

3.2.3. Giải pháp về nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý

38

3.2.4. Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức quản lý DNNQD

39

3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động Marketing mix của các DNNQD.

40


Page

3

3.2.5.1. Sản phẩm

41


3.2.5.2. Đònh giá sản phẩm

42

3.2.5.3. Phân phối sản phẩm

42

3.2.5.4. Quảng cáo khuyến mãi và tuyên truyền

44

3.2.5.5. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm

46

3.2.5.6. Kiểm tra chương trình tiếp thò

47

3.2.6. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
3.2.7. Các giải pháp vó mô

47
51

3.2.7.1. Hoàn thiện cơ chế và chính sách thuế- tài chính-tín dụng51
3.2.8.2. Phát triển internet
KẾT LUẬN.

TÀI LIỆÂU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC

52


Page

4

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong 10 năm qua, khu vực kinh tế tư nhân nước ta đã phát triển và đóng góp
60% GDP biểu hiện chủ trươngï đúng đắn trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo
hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà Nước trong phát huy nội
lực. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (bao gồm công ty TNHH, công
ty cổ phần, công ty tư nhân… ) chỉ mới đóng góp ở mức khiêm tốn( khoảng 10%
GDP)
Trong những năm gần đây, với sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thò trường,
tốc độ tăng trưởng giá trò sản xuất công nghiệp của các DNCNNQD trên đòa bàn
Thành Phố có xu hướng giảm dần từ tỷ trọng 23,1% năm 1995 giảm xuống 22,3%
giá trò sản lượng công nghiệp năm 2000. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân quan trọng là bản thân các
DNCNNQD chưa khai thác tốt và sử dụng hiệu quả nội lực về vốn, lao động, kỹ
thuật và công nghệ…
Vì vậy, việc làm cho các DNCNNQD thích nghi với những thay đổi về môi
trường và đủ sức cạnh tranh là hết sức cần thiết. Bản thân các DNCNNQD cần nỗ
lực đổi mới hoạt động, đồng thời Nhà nước cần tháo gỡ khó khăn để tạo sức bật mới
cho các DNCNNQD.
Xuất phát từ thực trạng và nhằm tháo gỡ khó khăn cho các DNCNNQD,

chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài:” Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh trên đòa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh ”

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
+ Đối tượng nghiên cứu: Chủ yếu là hoạt động của các DNCNNQD quy mô công
ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân trên đòa bàn TP HCM
+ Về không gian: Luận văn chỉ khảo sát các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế
tư nhân trên đòa bàn TP HCM . Tuy nhiên, có một số chính sách quản lý sẽ được xem
xét trên bình diện chung toàn quốc có tác động đến TP. HCM.


Page

5

+ Về thời gian : Luận văn chỉ đề cập đến sự phát triển các DNCNNQD trên đòa
bàn TP HCM từ 1986 đến nay.
3. Phương pháp nghiên cứu:
+ Luận văn sử dụng phương pháp biện chứng, duy vật lòch sử, phương pháp
thống kê để xác đònh kinh nghiệm phát triển DNTN của các nước và thực trạng
của các DNCNNQD trên đòa bàn TP HCM trong thời gian qua.
+ Sử dụng phương pháp hệ thống để xem xét phân tích các vấn đề nhằm
xây dựng nên một chỉnh thể thống nhất.
+ Trên cơ sở đó, sử dụng phương pháp dự báo, phương pháp diễn giải và
phương pháp tổng hợp để làm rõ các luận điểm và đề ra các giải pháp nâng cao khả
năng cạnh tranh của các DNCNNQD
4. Mục đích nghiên cứu: Dựa trên phạm vi và đối tượng nghiên cứu, luận văn mong
muốn giải quyết các vấn đề sau:
+


Xác đònh hoạt động của các DNTN , các yếu tố kinh tế vó mô và môi

trường kinh doanh tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp .
+ Đánh giá thực trạng hoạt động và khả năng cạnh tranh của các DNCNNQD
trên đòa bàn TP. HCM
+ Đưa ra các giải pháp và kiến nghò nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của
các DNCNNQD
5. Kết cấu của luận văn:
Chương 1 - Cơ sỏ lý luận và thực tiễn
Chương 2 – Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các DNCNNQD trên đòa bàn
TP. HCM
Chương 3 - Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh


Page

Chương 1 -

6

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận:
Đối với một doanh nghiệp, mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận
trên cơ sở cạnh tranh quốc gia hay quốc tế.
Vậy cần xác đònh khái niệm cạnh tranh? Một doanh nghiệp được coi là có sức
cạnh tranh và có thể đứng vững cùng với các nhà sản xuất khác về một loại sản
phẩm khi đưa ra các sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn hoặc khi cung cấp các
sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng hay dòch vụ ngang bằng hay cao

hơn.
Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bò tác động bởi 3 hàm có quan hệ với
nhau như sau :
1.1.1. Bối cảnh kinh tế vó mô :
Chính sách kinh tế vó mô bao hàm chính sách tài chính của Chính phủ, tăng
trưởng hợp lý tiền tệ và tín dụng , mức nợ có khả năng kiểm soát, lạm phát tương
đối thấp, vai trò thích hợp của Chính phủ trong nền kinh tế và sự mở cửûa đối với thò
trường quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, tầm quan trọng của việc
nâng cao tiết kiệm trong nước và đầu tư mạnh vào phát triển nguồn nhân lực cũng
tăng cơ sở vật chất của nền kinh tế.
Ba yếu tố của kinh tế vó mô có quan hệ đặc biệt tới tăng trưởng kinh tế , cạnh
tranh của doanh nghiệp là :
Tài trợ và nợ nước ngoài : Duy trì mức đầu tư cao là cần thiết để thực hiện mục
tiêu tăng trởng kinh tế . Đạt được mức đầu tư cao đòi hỏi phải gia tăng nguồn vốn
tiết kiệm trong nước và phải vay nợ nước ngoài. Nguồn lực bên ngoài để tài trợ cho
các nhu cầu phát triển là cần thiết cho tăng trưởng kinh tế, trên cơ sở đó trả nợ nước
ngoài. Tuy nhiên, nếu quản lý nợ yếu kém , nợ nước ngoài tăng lên thì khả năng trả
nợ khó khăn. Do đó, cần vay mượn thận trọï ng nhằm đảm bảo ổn đònh tài chính lâu
dài.


Page

7

Tiết kiệm và đầu tư : đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài đưa lại động
lực to lớn cho tăng trưởng kinh tế, là một phần quan trọng của chính sách công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, là nguồn tài trợ cần thiết cho sự thâm hụt tài khoản vãng
lai.
Để duy trì mức đầu tư cao, bên cạnh thu hút FDI và ODA , phải có sự huy động

nguồn vốn tiết kiệm trong nước thông qua việc tăng tiết kiệm. Để đạt mức tiết kiệm
cao đòi hỏi phải tăng thu nhập người dân, khuyến khích người dân tiết kiệm.
Tỷ giá hối đoái : Tỷ giá hối đoái được xác lập quá cao sẽ gây bất lợi cho sản
xuất hàng thương mại và giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp đònh
hướng xuất khẩu trên thò trường quốc tế. Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng mạnh mẽ đến
hoạt động xuất khẩu và các dòng thương mại, là công cụ mạnh trong việc đẩy mạnh
xuất khẩu. Mặt khác, việc phá giá đồng tiền sẽ tác động tiêu cực đến đầu tư, nợ
nước ngoài, tỷ lệ lạm phát và độ tin cậy của đồng tiền. Do vậy , việc duy trì một tỷ
giá hối đoái cạnh tranh và năng động hơn , cân bằng được các mặt , chắc chắn sẽ
nâng cao cạnh tranh về giá và qua đó tăng cán cân xuất khẩu và thương mại.
Những chính sách kinh tế vó mô là điều kiện đầu tiên và cần thiết đối với cạnh
tranh và tăng trưởng các ngành và doanh nghiệp. Do vậy, đòi hỏi phải có một hệ
thống các chính sách kinh tế vó mô hợp lý để mang lại hoạt động kinh doanh có hiệu
quả. Cải thiện cạnh tranh sẽ phụ thuộc nhiều vào các thay đổi trong các chính sách
vó mô và chính sách riêng của doanh nghiệp.

1.1.2. Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp.
Nâng cao khả năng cạnh tranh được tiến hành theo các bước:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Kết quả hoạt động của doanh nghiệp quyết đònh bởi hiệu quả hoạt động.
Hiệu quả(HQ) được xem như tỷ lệ thuận với kết quả (KQ) đạt được nhưng tỷ lệ
nghòch với phí tổn (PT) bỏ ra. Càng ít tốn kém thì hiệu quả kinh doanh càng cao.
HQ = KQ/ PT


Page

8

Nhiều hoạt động đạt được kết quả nhưng xét chi phí thì quá nhiều nên không

đạt hiệu quả. Các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả khi giảm thiểu chi phí các nguồn
lực đầu vào đồng thời tăng sản lượng đầu ra. Cũng có những hoạt động đạt được lợi
nhuận trong ngắn hạn nhưng sẽ gây mất uy tín của công ty trong tương lai nên nó
không đạt hiệu quả. Do vậy hiệu quả phải được xét trong dài hạn.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động, doanh nghiệp cần phải:
+ Áp dụng các quy trình công nghệ mới : Để nâng cao hiệu quả hoạt động, các
doanh nghiệp cần phải nâng cao trình độ công nghệ , sử dụng các máy móc thiết bò
hiện đại. Tuy nhiên, máy móc hiện đại là cần thiết trong nhiều trường hợp nhưng
không phải là yếu tố chính quyết đònh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Điều quan trọng là công nghệ phải lựa chọïn sao cho thích hợp. Cách bố trí sắp đặt
sao cho phát huy tối đa tiềm năng của chúng. Cơ cấu các phân xưởng, sắp xếp các
dây chuyền, lộ trình sản phẩm từ “đầu vào” đến “đầu ra”, phân chia các nguyên
công, nhiệm vụ từng phân đoạn, từng chỗ làm việc - tất cả phải được tính toán, xử lý
sao cho phối hợp tốt nhất giữa con người và trang thiết bò máy móc. Đồng thời trình
độ cán bộ và năng lực tổ chức quản lý cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng công
nghệ.
+ Sử dụng nhiều nguồn cung mới và khác nhau: Sự phát triển của khoa học kỹ
thuật cho ra đời nhiều loại nguyên vật liệu mới có tính ưu việt , cung cấp cho sản
xuất với mục đích tạo ra sản phẩm mới có nhiều ưu điểm hơn.
Doanh nghiệp nào tìm được nhiều nguồn cung mới làm tăng chất lượng sản
phẩm, giảm giá thành sẽ giành được ưu thế cạnh tranh.
+ Khả năng tiếp thò : Nhiều doanh nghiệp hoàn toàn thụ động trong việc tiếp cận
với thò trường và đònh hướng khách hàng , tham gia hoạt động tiếp thò trong nước và
quốc tế hoặc thử nghiệm các mẫu sản phẩm mới. Do vậy, sản phẩm của nhiều doanh
nghiệp có giá trò gia tăng thấp, mẫu mã đơn điệu, không có khả năng cạnh tranh.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp thành công nhờ vào việc đẩy mạnh hoạt động tiếp thò,
bám sát nhu cầu thò trường, tập trung thỏa mãn khách hàng với chất lượng sản phẩm


Page


9

tốt, mới lạ và chất lượng phục vụ khách hàngï cao. Các doanh nghiệp không thể
cạnh tranh bền vững nếu không kiểm soát được kênh phân phối và tiếp cận trực tiếp
với khách hàng.
+ Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm : Năng suất được đo lường bằng
giá trò hàng hóa và dòch vụ sản xuất được trên một đơn vò lao động, vốn, qua đó xác
đònh hiệu quả của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào tạo ra nhiều giá trò hàng hóa và
dòch vụ với mức chi phí lao động, vốn thấp hơn sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh.
Về chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp cho rằng chất lượng thấp do nguyên
nhân công nghệ cũ kỹ và thiếu máy móc hiện đại. Trong một số trường hợp, đây có
thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng xấu nhưng kinh nghiệm
quốc tế cho thấy, chất lượng cao còn phụ thuộc nhiều vào khả năng quản lý. Nếu
nguyên liệu và các đầu vào khác có chất lượng thấp, người quản lý có thể tìm đến
các nhà cung cấp tốt hơn. Nếu quy trình sản xuất dẫn đến chất lượng thấp, nhà sản
xuất có trách nhiệm tổ chức và xây dựng lại quy trình sản xuất.
Để đạt được chất lượng sản phẩm, một số hoạt động có thể thực hiện như hoạt
động ngăn ngừa, đào tạo, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng. Hệ thống quản
lý này nhằm mục đích đạt được chất lượng tốt nhất do chế tác sản phẩm,và loại trừ
các khuyết tật trong quá trình sản xuất - là các nguyên nhân dẫn đến chất lượng xấu.

- Chiến lược doanh nghiệp.
Nhiều công ty có tầm nhìn quá ngắn, thò trường( trong nước và nước ngoài)
không ổn đònh, tài chính dài hạn giành cho đầu tư không có và cơ chế chính sách
thường xuyên thay đổi tác động đến các điều kiện tiến hành kinh doanh. Vì vậy,
doanh nghiệp thường không quan tâm nhiều đến chiến lược. Việc xây dựng chiến
lược phụ thuộc vào từng doanh nghiệp, từ đó tạo nên một công cụ cạnh tranh cho
cuộc chiến dai dẳng trên thò trường. Các chiến lược cơ bản bao gồm :
+ Cung cấp những lợi thế cơ bản về chi phí, và giá trò cho khách hàng.

Nhiều doanh nghiệp đặt cơ sở cho hoạt động của mình dựa trên mức lương
thấp và sử dụng nhiều phương pháp không hiệu quả như bắt chước mẫu thiết kế và


Page

10

sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, không đầu tư vào nghiên cứu và
triển khai, tiếp thò hay đào tạo. Nhiều công ty dựa vào những ưu tiên của Chính phủ
như hạn ngạch, giấy phép, trợ cấp, bảo hộ…Các doanh nghiệp xuất khẩu thường lệ
thuộc vào đối tác nước ngoài về mẫu mã thiết kế, linh kiện, quy trình công nghệ, các
kênh phân phối và tiếp thò dẫn đến kém khả năng cạnh tranh.
Do vậy, các doanh nghiệp cần thay đổi mục tiêu chiến lược và chuyển lợi thế
so sánh dựa trên giá lao động rẻ hay tài nguyên thiên nhiên dồi dào sang lợi thế
cạnh tranh dựa trên giảm chi phí, cải tiến mẫu mã sản phẩm, xây dựng quy trình sản
xuất hợp lý.
+ Cung cấp giá trò gia tăng của các sản phẩm và dòch vu:ï Doanh nghiệp cần nỗ
lực tạo ra vò thế cạnh tranh khác biệt và mang tính dài hạn. Các doanh nghiệp cạnh
tranh cần dựa trên cung cấp giá trò gia tăng của các sản phẩm hàng hóa và dòch vụ,
cho phép cạnh tranh trên nhiều phương diện hơn là dựa trên chi phí hay giá cả. Các
cấu thành của giá trò gia tăng có thể là đổi mới thiết kế, cải tiến bao bì, gia tăng
công dụng và chất lượng sản phẩm cũng như tiếp thò thích hợp và các dòch vụ chuẩn
mực cao dành cho khách hàng.
+ Giao dòch trực tiếp với khách hàng và kiểm soát các kênh phân phối: Các doanh
nghiệp vừa và nhỏ thường ít có hoặc không có nhãn hiệu riêng, phải dựa vào khách
hàng và các đối tác chính để có đầu ra, thiết kế, quy trình công nghệ, tiếp thò và
phân phối. Thách thức đối với các công ty là làm sao tạo dựng được biểu trưng nhãn
hiệu của riêng mình , giao dòch trực tiếp với khách hàng và kiểm soát các kênh phân
phối .

Các doanh nghiệp sẽ không thể cải tiến sản phẩm,thu nhiều lợi nhuận hoặc cạnh
tranh quốc tế trên cơ sở bền vững nếu không kiểm soát được kênh phân phối và
tiếp cận trực tiếp với khách hàng. Nếu không, các doanh nghiệp sẽ chậm trễ trong
việc nắm bắt các xu hướng của thò trường và đơn vò trung gian làm dòch vụ thương
mại sẽ là những kẻ chiếm phần lớn lợi nhuận.


Page

11

Các chiến lược khác đòi hỏi đầu tư lâu dài không chỉ ở thiết bò, mà cả cho các
tài sản khác như con người, nghiên cứu và triển khai, tư vấn quản lý và phát triển trò
trường

1.1.3. Môi trường kinh doanh :
Các chính sách, thể chế và cơ sở hạ tầng tạo nên môi trường kinh doanh, nơi
các doanh nghiệp tiến hành cạnh tranh. Các doanh nghiệp khó đạt mức tăng trưởng
bền vững về năng suất và năng lực cạnh tranh nếu như phần lớn những khó khăn,
hạn chế về môi trường kinh doanh không giảm.
Các yếu tố sau đây chi phối môi trường kinh doanh, tác động lên năng suất và
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
1.1.3.1. Vấn đề thương mại : Có khuynh hướng cho rằng tự do hóa thương mại sẽ
làm nhiều doanh nghiệp phá sản, số lượng công nhân mất việc tăng, nguồn thu từ
thuế thương mại và thuế doanh nghiệp có thể suy giảm. Trong hai thập niên gần đây,
nhiều nước thực hiện mở cửa thương mại nhiều hơn đã dẫn đến tốc độ phát triển dài
hạn cao hơn, tạo thuận lợi cho tăng năng suất và khả năng cạnh tranh.
Đặc trưng chủ yếu của việc mở cửa nền kinh tế là : đa dạng hóa hoạt động
ngoại thương, tăng dòng đầu tư nước ngoài và hội nhập vào hệ thống thương mại
quốc tế. Để tăng cường mở cửa, cần dỡ bỏ hàng rào thương mại, hạn ngạch xuất

nhập khẩu, hàng rào thuế quan, bảo hộ và cần đẩy mạnh xuất khẩu.
1.1.3.2. Đầu tư nước ngoài: Mở cửa nền kinh tế đưa đến tăng dòng đầu tư nước
ngoài. Đối với các nước đang phát triển , đầu tư nước ngoài sẽ tăng nguồn vốn đầu
tư, nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ , thông tin, tư duy và kỹ năng quản lý ;
tiếp cận thò trường xuất khẩu lớn hơn và có cơ hội đào tạo.
Nhân tố quan trọng thu hút vốn FDI là chính sách vó mô lành mạnh: hội nhập
vào các tổ chức trên thế giới mạnh mẽ, tiềm năng tăng trưởng kinh tế cao, vò trí đòa
lý thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động trình độ cao
cũng như các luật lệ, thể chế, cơ sở hạ tầng tốt…Đánh giá tác động của FDI cho thấy
nó tác động thuận chiều đến tăng trưởng và chuyển dòch cơ cấu kinh tế, tăng đầu tư,


Page

12

đổi mới công nghệ, gia tăng xuất khẩu và cải thiện cán cân thanh toán. Tuy nhiên,
mặt tiêu cực của FDI, cho thấy nổi lên vấn đề đồng đô la là tiêu chuẩn đo lường ưu
thế làm giảm sự đầu tư của các nhà đầu tư trong nước, thâm hụt mậu dòch và ảnh
hưởng đến văn hóa, xã hội. Tác động tích cực của FDI còn phụ thuộc khá nhiều vào
tiềm lực cũng như chính sách của nước tiếp nhận .
1.1.3.3. Khu vực tài chính: Hoạt động của thò trường tài chính là nhân tố quyết đònh
năng lực cạnh tranh, tăng trưởng kinh tế của một nước, giúp tập trung và phân bố tín
dụng vào các ngành kinh tế khác nhau.
Mức độ lành mạnh của thò trường tài chính phụ thuộc vào các chỉ tiêu: mức độ
lành mạnh của hệ thống ngân hàng, tỷ lệ cấp vốn tín dụng cho các khu vực , chính
sách phân biệt tín dụng , giá trò tài sản của hệ thống ngân hàng, tình trạng bảo đảm
của luật lệ và mức độ giám sát các hoạt động, tăng cường huy động nguồn lực.
1.1.3.4.


Doanh nghiệp

- Doanh nghiệp nhà nước : DNQD nắm giữ một số ngành công nghiệp then
chốt là cần thiết nếu nó góp phần hỗ trợ cho các ngành công nghiệp khác thực hiện
các dòch vụ công cộng với mức giá hợp lý và chất lượng dòch vụ tốt. Ngược lại, nó
sẽ trở thành gánh nặng cho nền kinh tế , kìm hãm hoạt động của các doanh nghiệp
khác khi nó kinh doanh kém hiệu quả, giá cả mang tính độc quyền cao, chất lượng
dòch vụ tồi…
- Doanh nghiệp tư nhân: Không một nước nào trên thế giới có thể đạt được sự
tăng trưởng ngành công nghiệâp một cách bền vững , dựa chủ yếu trên cơ sở sản xuất
hướng vào xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động mà thiếu khu vực tư nhân to lớn và
năng động… Do vậy cần phải thừa nhận tầm quan trọng của các doanh nhân, DNTN nó là nguồn lực tăng trưởng, vừa là nguồn tạo công ăn việc làm.
Để hình thành và phát triển, DNTN cần loại bỏ những trở ngại và tích cực hỗ
trợ cho khu vực này bằng những chính sách phù hợp về các lónh vực liên quan như
pháp lý và luật lệ , đăng ký kinh doanh, phá sản, đất đai, thuế, chính sách cạnh
tranh, tiếp cận nguồn vốn .


Page
1.1.3.5.

13

Phát triển nguồn nhân lực : Chất lượng nguồn nhân lực có ý nghóa quan

trọng đối với cơ cấu sản xuất, khả năng cạnh tranh, xuất khẩu, lónh vực công nghệ và
quản lý. Phát triển nguồn nhân lực cần tập trung vào những vấn đề sau:
- Phát triển hệ thống giáo dục: Nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường cho đào
tạo.
- Đào tạo nghề : kết hợp đào tạo lý thuyết với thực hành, kết hợp giữa Nhà nước và

tư nhân.
- Cải tiến hệ thống quản lý và cán bộ quản lý : Một trong những vấn đề quan
trọng nhất đối với khả năng cạnh tranh là cơ chế quản lý doanh nghiệp và năng lực
cán bộ quản lý, quyết đònh phần lớn kết quả kinh doanh và sự tồn tại lâu dài của
doanh nghiệp.
- Hình thành thò trường lao động: Thò trường lao động ảnh hưởng đến tốc độ phát
triển kinh tế và khả năng cạnh tranh. Thò trường lao động liên quan đến các yếu tố
như trình độ chuyên môn và kỹ năng lao động, ngôn ngữ sử dụng, giá cả thuê
mướn….
1.1.3.6. Công nghệ: Công nghệ ngày nay là một trong những yếu tố quyết đònh khả
năng cạnh tranh . Tốc độ thay đổi công nghệ là kết quả của quá trình cạnh tranh ,
đổi mới trong tất cả các ngành sản xuất. Ngày nay, nhiều ngành công nghiệp mới
xuất hiện trở thành một bộ phận thiết yếu đẩy nhanh tốc độ phát triển các ngành sản
xuất kinh doanh. Việc nâng cao năng lực công nghệ liên quan đến các yếu tố:
- Tạo môi trường cạnh tranh: thò trường cạnh tranh kích thích doanh nghiệp đầu tư
nâng cao năng lực và đònh hướng phát triển công nghệ. Việc tham gia vào cạnh tranh
quốc tế là tác nhân mạnh mẽ cho công nghệ, tăng áp lực cạnh tranh đối với các
doanh nghiệp và kích thích nâng cao công nghệ.
- Chính sách chuyển giao công nghệ: đối với các nước kém và đang phát triển ,
việc chuyển giao công nghệ góp phần nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh.
Tuy nhiên , hiệu quả chuyển giao công nghệ phụ thuộc vào tiêu chuẩn chất lượng ,
đội ngũ sử dụng…


Page

14

- Các hướng ưu tiên công nghệ: trọng tâm chiến lược công nghệ nhấn mạnh đến
công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và tự động hóa,

trong đó công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong khả năng tính toán, liên lạc
và động lực chính cho tăng năng suất.
- Năng lực công nghệ công nghiệp: được khuyến khích và trợ giúp dưới nhiều hình
thức: miễn giảm thuế nhập khẩu, quỹ hổ trợ tín dụng, dòch vụ tư vấn, hổ trợ trong
nghiên cứu và triển khai, hoạt động huấn luyện và đào tạo.

1.2. Doanh nghiệp tư nhân và kinh nghiệm cạnh tranh
của một số nước trên thế giới.
1.2.1. Nhật Bản.
Cho đến nay, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNTN Nhật Bản là
kết quả của sự kết hợp nổ lực từ phía Chính phủ lẫn giới kinh doanh tư nhân của
nước này.
Các biện pháp chủ yếu mà các DNTN Nhật Bản thực hiện : duy trì tăng
trưởng bằng các nguồn nhân tài vật lực chắc chắn như đảm bảo giá bán sản phẩm ở
mức thấp nhất, giảm chi phí ở mức tối thiểu; họ không ngừng nâng cao chất lượng,
không sợ hàng ế và thường tạo ra nhu cầu sản phẩm, thậm chí khi mức cầu giảm
xuống, các công ty Nhật không cắt giảm hoạt động mà còn đầu tư thêm bằng cách đa
dạng hóa sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ.
Các doanh nghiệp Nhật cũng sử dụng triệt để lợi thế của mình. Trong thời
gian khôi phục, họ dựa vào tiền công thấp. Khi chi phí tiền công tăng cao, họ tạo ra
lợi thế cạnh tranh bằng cách đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng , giảm giá
thành nhờ cải tiến kỹ thuật và công nghệ , ứng dụng quy trình quản lý chất lượng.
Các doanh nghiệp Nhật cũng không bỏ sót một biến đổi nào trong chiến thuật của
đối thủ cạnh tranh: một số công ty chờ đối thủ thử nghiệm sản phẩm mới, và khi khả
năng thành công sản phẩm này đã rõ ràng, họ mới đầu tư vào R&D để thâm nhập thò
trường với cùng loại sản phẩm nhưng trội hơn về tính năng và chất lượng; hướng


Page


15

khác chọn triển khai sản phẩm hoàn toàn mới, hoặc phát triển sản phẩm cũ nhưng đã
được cải tiến .
Một vũ khí cạnh tranh khác là chính sách nhân sự phù hợp - đó là chính sách
đào tạo đa năng, trả lương theo thâm niên, và các biện pháp kích thích người lao
động gắn bó và đóng góp sáng kiến cho doanh nghiệp( thưởng, chế độ sinh hoạt, phụ
cấp học tập, biểu dương, đi du lòch, điều kiện sinh hoạt tiện lợi…)
Về công nghệ , đầu tư của tư nhân rất mạnh vào máy móc thiết bò hiện đại
nhất từ Phương Tây, cùng với đội ngũ lao động có tay nghề tương đối khá cho phép
họ tiếp thu và ứng dụng công nghệ có hiệu quả. Bên cạnh mua công nghệ trực tiếp,
phương pháp chuyển giao công nghệ khác là thông qua mời chuyên gia, kỹ sư và các
nhà tư vấn nước ngoài( nhất là Mỹ) làm việc ở Nhật hoặc cử chuyên gia đi học ở
nước ngoài. Chính phủ Nhật cũng cử những cán bộ có năng lực ra nước ngoài để tìm
hiểu công nghệ có triển vọng hoặc thực tiễn kinh doanh ở nước ngoài để hổ trợ cho
các doanh nghiệp .
Chính phủ đã lựa chọn, đưa ra các ngành công nghiệp trọng điểm, áp dụng
những biện pháp khuyến khích phát triển như khuyến khích về thuế, các khoản trợ
cấp và cả những biện pháp bảo hộ các ngành sản xuất còn non trẻ. Thực hiện chính
sách tiền tệ thông qua duy trì đầu tư với lãi suất thấp và tách thò trường tài chính
trong nước với thò trường tài chính thế giới, giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn
vốn vay với giá rẽ. Các can thiệp của Chính Phủ vào giới kinh doanh tư nhân chỉ
mang tính hướng dẫn, vạch đường chỉ lối, chứ không mang tính bắt buộc, mệnh lệnh.
Thành lập diễn đàn giữa Chính Phủ, ngân hàng và giới kinh doanh tư nhân, thông
qua đó Ngân hàng Phát triển Nhật được thành lập có trách nhiệm hướng dẫn sử
dụng các nguồn tài chính để đầu tư và là hạt nhân thúc đẩy hợp tác giữa các doanh
nghiệp.
Do vậy, người Nhật trong thời gian ngắn đã dẫn đầu thò trường bởi những
công ty tư nhân khổng lồ về các lónh vực như xe hơi, xe gắn máy, đồng hồ, máy



Page

16

chụp ảnh, dụng cụ quang học, thép, đóng tàu… và đứng thứ hai về máy tính và thiết
bò xây dựng.

1.2.2. Đài Loan.
Năng lực cạnh tranh của các DNTN Đài Loan được nâng cao với sự giúp sức
của Chính quyền như sau: Một số DNQD được lập ra để sản xuất những hàng hóa cơ
bản như cotton, sắt, thép, hóa dầu, điện lực, năng lượng.. rồi bán rẻ những sản phẩm
này cho các DNTN như là một phương thức hổ trợ các ngành như dệt, cơ khí, phân
bón, nhựa và tạo điều kiện cho các DNTN hướng vào sản xuất hàng xuất khẩu.
Chính Phủ ưu đãi trong nhập khẩu và đầu tư máy móc thiết bò, trong đó có máy móc
cũ nhưng phải phù hợp với nhu cầu phát triển kinh doanh trong từng thời kỳ; đơn
giản hóa thủ tục hành chính, thúc đẩy nới lỏng kiểm soát của Chính quyền và tạo
thích nghi với cơ chế thò trường; đăng ký kinh doanh được thực hiện thuận lợi, dễ
dàng, các doanh nghiệp khi đăng ký là được hoạt động ngay và chỉ cần nộp thuế
theo quy đònh; khuyến khích các ngân hàng cho DNTN vay vốn thành lập công ty,
áp dụng lãi suất ưu đãi; thành lập trung tâm hướng dẫn sử dụng vốn, hổ trợ vốn và
dòch vụ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm cho DNNQD; phát triển hệ thống hợp tác xã sản
xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho DNTN tham gia phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng
huấn luyện kỹ thuật và bảo vệ quyền cá nhân và tư hữu, thành lập mạng lưới hợp
tác xã tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài; thành lập các khu chế xuất, kho ngoại quan,
tạo thuận lợi trong khấu trừ hoàn thuế, thành lập trung tâm hổ trợ sản xuất và tiêu
thụ, quản lý vốn.
+ Để đáp ứng các đơn hàng lớn nước ngoài, các cơ sở nhỏ liên kết sao cho sản
xuất ra đủ số lượng, hoặc các ngành sản xuất dựa vào các doanh nghiệp nhỏ nhằm
thực hiện các phần thầu khác nhau nên giúp tổ chức sản xuất và mở rộng hợp đồng

mà không cần vốn lớn, tránh rủi ro cho một công ty lớn khi vốn không phụ thuộc
hoàn toàn cho cung cấp một khách hàng lớn, nhất là khi nền kinh tế bò suy thoái. Các
DNTN cũng nhanh chóng đạt được những chừng mực về trách nhiệm khi đáp ứng


Page

17

đúng thời hạn giao hàng và các chi tiết về chất lượng. Về công nghệ, các doanh
nghiệp Đài Loan nhập máy móc thiết bò, tháo rời, mô phỏng, chế tạo công nghệ mới.
Kết quả của những chính sách trên là số lượng DNTN có từ 80 đến 500 công
nhân tăng 3 lần giai đoạn 1961 đến 1971 với số công nhân từ 184.000 lên 654.000
người .

1.2 .3. Thái Lan
Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc hổ trợ các DNNQD rất thiết thực, các
chính sách bao gồm :
+ Tích cực tạo môi trường kinh doanh, hổ trợ các ngành nghề, bảo vệ lợi ích
cho các DNTN, không thành lập DNQD cạnh tranh với các DNTN cùng loại.
+ Chính sách kinh tế linh hoạt và nhạy bén nhằm tạo điều kiện tối đa cho phát
triển DNNQD, đường lối công nghiệp hóa theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp
nhẹ nhằm phát huy năng lực sản xuất của các DNV&N.
+ Thực hiện cân bằng trong quan hệ thương mại với nước lớn như Mỹ, Nhật,
EU nhằm đa cực hóa thò trường xuất khẩu, tăng cọ sát mậu dòch, tạo điều kiện tối đa
cho xuất khẩu của các DNTN.
+Thực hiện liên kết giữa các DNQD và DNNQD, chẳng hạn như hệ thống
sản xuất ngành may mặc gần như dựa vào phương thức đấu thầu hoặc các DNTN
thầu lại một phần các hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất kinh doanh, công
nghiệp khai thác.. tạo điều kiện các DNTN tiếp thu kinh nghiệm về kỹ thuật, quản lý

và tận dụng năng lực tài chính phù hợp ,đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Việc
Thái Lan phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng cũng nhờ sự hợp tác xuất khẩu
giữa các DNQD và các DNTN, khai thác triệt để năng lực sản xuất trong nước và
thâm nhập vào các thò trường trên thế giới.


Page

18

Tóm tắt chương 1
Để đẩy mạnh khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả
hoạt động thông qua áp dụng các quy trình công nghệ mới, sử dụng các nguồn cung
khác nhau, tăng cường khả năng tiếp thò và nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm. Đồng thời, các doanh nghiệp phải đầu tư lâu dài không chỉ ở thiết bò, mà cả
các tài sản khác như vốn con người, nghiên cứu và triển khai, tư vấn quản lý và phát
triển trò trường nhằm xây dựng các chiến lược như : cung cấp những lợi thế cơ bản về
chi phí, cung cấp giá trò gia tăng của các sản phẩm và dòch vụ, giao dòch trực tiếp với
khách hàng và kiểm soát các kênh phân phối. Bên cạnh đó , Nhà Nước cần có chính
sách vó mô phù hợp và tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi nhằm tăng năng lực
cạnh tranh cho các DNNQD.


Page

19

Chương 2 - THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH TP. HCM


2.1. Bối cảnh kinh tế vó mô
Tăng trưởng kinh tế và chuyển dòch cơ cấu kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành Phố đạt 11,4% thời kỳ 1991-2000, cao
hơn mức trung bình cả nước 7,6%. Tuy tốc độä tăng GDP thời kỳ 1996-2000 có thấp
hơn thời kỳ 1991-1995 nhưng vẫn cao hơn mức chung cả nước.
Năm 2000, tốc độ tăng công nghiệp đạt 14,7%, cao hơn tốc độ tăng dòch vụ
9,8% và nông nghiệp 2,5% . Kinh tế thành phố chủ yếu dựa vào công nghiệp và
dòch vụ. Trong 10 năm từ 1991 đến năm 2000, tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm từ
4,6% năm 1991 xuống 2,2% năm 2000. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ
40,6% năm 1991 lên 44,6% năm 2000, tỷ trọng khu vực dòch vụ giảm từ 54,8% năm
1991 xuống 53,2% năm 2000, song vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP của
Thành Phố(Bảng2.1)
Bảng 2.1
Năm

Tốc độ tăng trưởng của GDP và cơ cấu ngành (%)
1991

1995

1996

1997

2000

1. Tốc độ tăng GDP(%) 11,7

15,3


14,7

12,1

9

2. Nông, lâm, thủy sản

4,6

3,2

2,6

2,6

2,2

Công nghiệp& XD

40,6

41,2

42,3

41

44,6


Các ngành dòch vụ

54,8

55,7

55,2

56,4

53,2

Nguồn :

Niên giám thống kê TP. HCM năm 1995,1998,2000

Tiết kiệm và đầu tư : Trong thời kỳ 1996-2000, tổng vốn đầu tư đạt 101.486
tỷ đồng, gấp 2, 7 lần thời kỳ 1991-1995. Tỷ trọng đầu tư so với GDP Thành phố tăng
trong thời kỳ 1991-1995 nhưng đã giảm mạnh thời kỳ 1996-2000. Tốc độ đầu tư giảm
dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành Phố giảm.
Trong cơ cấu vốn đầu tư của Thành Phố, vốn đầu tư của khu vực tư nhân
chiếm 24,8% , vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 35,5%. Tỷ


Page

20

trọng khu vực tư nhân đầu tư tăng từ 19,1% năm 1996 lên 27% năm 1999. Khu vực

công nghiệp và xây dựng chiếm 40,5% tổng vốn đầu tư.
Tỷ lệ tiết kiệm nội bộ từ GDP của Thành Phố tăng từ 20% năm 1995 lên 27%
năm 1997 và giảm dần từ 26% năm 1998 xuống còn 19% năm 2000.

Thu ngân sách luôn tăng trưởng theo đà tăng GDP. Tỷ lệ thu ngân sách so
với cả nước tăng từ 31,4% năm 1996 lên 34% năm 2000.

Tỉ giá hối đoái .Đồng tiền Việt namm ngày càng mất giá, đồng đô la là tiêu
chuẩn đo lường ưu thế đã làm giảm phát huy nội lực do đầu tư trong nước giảm, chủ
yếu là tư nhân. Sự tác động của tỷ giá làm giá đầu vào của sản xuất ngày càng tăng,
chiếm tỷ trọng cao trong chi phí sản xuất.
Môi trường kinh tế vó mô của Thành Phố tác động thuận lợi và bất lợi đến
hoạt động của các DNNQD. Nhìn chung, trong thời gian qua, bất lợi nhiều hơn thuận
lợi. Công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng giá trò công nghiệp đã giảm từ
23,2% năm 1997 xuống 22,3% năm 2000 (giảm mất 1% trong 3 năm). Tốc độ tăng
vốn đầu tư của các DNNQD giảm trong vài năm gần đây( năm 1999 giảm –11,6%,
năm 2000 giảm –2,6%). Vốn đầu tư của các DNNQD chiếm tỷ trọng thấp nhất trong
tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên đòa bàn Thành Phố, năm 2000 giảm –13,8%

2.2. Môi trường kinh doanh.
Thương mại-xuất nhập khẩu : Sự mở cửa kinh tế đã tạo cho Thành Phố đẩy
mạnh hoạt động ngoại thương. Kim ngạch xuất khẩu năm 2000 là 5,7 tỷ USD, tốc độ
tăng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1996-2000 trên đòa bàn là 17% năm, khá cao song
thấp hơn thời kỳ 1991-1995. Tỷ trọng hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của Thành Phố tăng từ 62,3% năm 1996 lên 69,7% năm 1999. Tuy nhiên , xuất
khẩu chủ yếu là các ngành thâm dụng lao động và năng suất lao động thấp như may
mặc, giày dép. Trong thời gian qua, nhiều chính sách thương mại được ban hành tạo
điều kiện cho sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, xuất nhập khẩu( phụ lục 2.1 ) . Đặc
biệt , Nghò đònh 57/ND9-CP ngày 31/07/98, các doanh nghiệp được tham gia vào
hoạt động xuất nhập khẩu mà không cần có giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu đã



Page

21

tạo điều kiện cho nhiều DNNQD tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp,
không phải qua ủy thác xuất nhập khẩu, hạn chế tiết lộ thông tin mật về hợp đồng
thương mại. Tuy nhiên, vướng mắc còn tồn đọng là : thủ tục Hải quan phát sinh bởi
hệ thống phân loại thuế chưa rõ ràng, dễ lẫn lộn; thủ tục chồng chéo; văn bản hướng
dẫn chưa ban hành kòp thời, việc phân bổ hạn ngạch chủ yếu ưu tiên cho các DNNN,
Các ngành công nghiệp trong nước được bảo hộ bởi thuế xuất nhập khẩu cao hơn so
với các nước khác trong khu vực. Nhiều sản phẩm công nghiệp chưa được chuẩn bò
đầy đủ để tham gia cạnh tranh trong quá trình tham gia AFTA, APEC và tiến tới
WTO.

Tài chính
Từ năm 1987 đến nay, nhiều bước cải cách quan trọng về chính sách tài khóa,
tiền tệ, tài chính và ngân hàng ( Phụ lục 2.2 ). Đặc biệt, việc kiểm tra thuế của các
DNNQD đã được tập trung ở Cục Thuế Thành Phố thay vì quản lý bởi các quận
huyện như trước đây nên các DNNQD tránh bò nhũng nhiễu từ các cấp cơ sở .
Tình trạng thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trò gia tăng một số mặt
hàng còn cao. Thành phố có thu ngân sách lớn nhất nước( không kể Bà Ròa-Vũng
Tàu có nguồn thu dầu khí ), trong đó khu vực ngoài quốc doanh chiếm 8,1% tổng thu
ngân sách trên đòa bàn năm 2000.
Về hoạt động ngân hàng, năm 2000, vốn huy động 56.203,48 tỷ đồng , bằng
73,3% GDP. Tổng dư nợ cho vay là 52.193,3 tỷ đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn
36.847 tỷ đồng, dư nợ dài hạn 15.346,25 tỷ đồng. Năm 2000, tỷ lệ cho vay của
DNQD cao nhất 36,5%, tiếp đến là ĐTNN 25,4%, CTCP –TNHH 13,1 %, DNTN chỉ
chiếm 1,7%. Tình trạng vốn bò ứ đọng trong ngân hàng kéo dài. Tính đến cuối tháng

6 năm 2000, mức vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên đòa bàn TPHCM tăng
22,4% so với đầu năm, trong khi dư nơ tín dụng chỉ tăng 9,35% so với đầu năm,
nhiều doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh phát triển có nhu cầu vay vốn nhưng
khó vay được.


Page

22

Doanh nghiệp công nghiệp. Qua bảng 2.2

cho thấy số DNQD giảm từ

316 năm 1996 xuống 278 đơn vò năm 2000, giảm 38 đơn vò. Số DNNQD giảm từ
30.742 năm 1996 xuống 27.274 đơn vò năm 2000, giảm 3.468( giảm –11%)
Bảng : 2.2

Tình hình phát triển cơ cở công nghiệp ngoài quốc doanh từ 1996-2000

Chỉ tiêu

1996

1997

1998

1999


2000

Tổng số
1/ DNQD
2/ DNNQD
3/ ĐTNN

316
30.742
200

290
24.584
288

285
23.848
319

282
25.992
316

278
27.274

Nguồn : Thôùng kê TP. Hồ Chí Minh năm 1998, 2000
DNNQD hoạt động chủ yếu ở các ngành nông nghiệp, xây dựng, khách sạnnhà hàng, công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác, thương nghiệp, vận tải, tài
chính-tín dụng, kinh doanh bất động sản, giáo dục-đào tạo, đóng góp khoảng 37%
GDP thành phố, góp phần tích cực trong giải quyết việc làm trên đòa bàn, chiếm tới

73,2% lao động đang làm việc. DNNQD mặc dù tăng về số lượng nhưng phần lớn
quy mô nhỏ nên chỉ chiếm 22,3% giá trò công nghiệp Thành Phố năm 2000( Bảng
2.3)
Bảng 2.3

Giá trò và cơ cấu SXCN theo thành phần kinh tế ĐVT : tỷ đồng
1997

Quốc doanh
Cơ cấu (%)
DNNQD
Cơ cấu (%)
ĐTNN
Cơ cấu (%)

1998

1999

2000

40.418,3
35.467
31.929,3
29.111,8
47,4
48,1
46,9
52,6
19.051,7

16.285,8
15.506,4
12.844
22,3
22,1
22,8
23,2
25.849,3
21.952,8
20.581,4
13.378,9
30,3
29,8
30,3
24,2
Nguồn : Niên giám thống kê TP. HCM 2000

Về hiệu quả sử dụng đồng vốn của cả DNQD và DNNQD đều thấp( lợi nhuận
/ 1 đồng vốn của DNQD : 0,18 đồng và của DNNQD : 0,23 đồng) . Nếu trừ đi nộp
ngân sách thì lợi nhuận tạo ra trên 1 đồng vốn của DNQD : 0,08 đồng và của
DNNQD : 0,17 đồng , thấp hơn lãi suất huy động của Ngân hàng. Những hạn chế
môi trường kinh doanh về các vấn đề pháp lý, đăng ký kinh doanh, phá sàn, đất đai,


Page

23

thuế, tiếp cận nguồn vốn, gây cho các DNNQD khó khăn trong cạnh tranh với doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.


Về khoa học và công nghệ:

Trong 5 năm qua trong ngành công

nghiệp,việc đổi mới máy móc thiết bò, công nghệ, cải tiến mẫu mã, chất lượng ngày
càng được quan tâm, nhiều sản phẩm mới ra đời đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại
nhập và vươn ra thò trường các nước. Bước đầu hình thành thò trường công nghệ ở
Thành Phố. nhưng nói chung là thấp. Máy móc thiết bò ở nhiều nghành công nghiệp
lạc hậu từ 2-3 thế hệ so với các nước công nghiệp tiên tiến
Về trình độ kỹ thuật chỉ có 1,4% tự động, 36% bán tự động, 20,8% cơ khí,
28,6% bán cơ khí và 12,7% ở trình độ thủ công. Nói chung, phần lớn các doanh
nghiệp có công nghệ lạc hậu, việc nâng cao trình độ công nghệ còn chậm, các dòch
vụ về tư vấn phát triển công nghệ còn yếu, nguồn thông tin còn hạn chế, năng lực
tiếp thu và sử dụng công nghệ còn thấp, nguồn lực tài chính còn ít, nhất là ở các
DNNQD, chưa được sự hỗ trợ của các trung tâm nghiên cứu khoa học, các trường đại
học.

Nguồn nhân lực: Năm 2000, dân số Thành phố : 5.169.449 người (trong đó
3.386.240 người có khả năng lao động, 2.237.168 người có việc làm ). Số sinh viên
tốt nghiệp hàng năm là 16.048 trung học chuyên nghiệp và 42.624 đại học và cao
đẳng. Tỷ lệ lao động trực tiếp sản xuất có trình độ cao đẳng trở lên 1,52%, trung cấp
2,62%, công nhân kỹ thuật 12,8%. Lao động phân theo ngạch bậc thì bậc 7 chỉ 1%,
bậc 6 là 6,5%, bậc 5 là 8,3%, bậc 4 là 9,9%, còn lại bậc 1,2,3 chiếm tỷ lệ cao. Trình
độ giám đốc là người Việt nam làm việc tại các doanh nghiệp công nghiệp có 2,76%
là trên đai học, 57,53% cao đẳng và đại học, 11,74% trung cấp, 3,3% công nhân kỹ
thuật, 24,67 % trình độ khác. Nhìn chung, công nhân và cán bộ có trình độ kỹ thuật
cao tập trung ở các doanh nghiệp nước ngoài, trình độ kỹ thuật thấp tập trung ở các
DNNQDV&N.



Page

24

2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh các DNCNNQD
2.3.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh của các DNCNNQD
2.3.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển DNNQD.

Trước năm 1975, CNNQD phát triển khá nhiều, trong thời gian 1973-1974 với
hơn 8.000 cơ sở sản xuất công nghiệp ( gồm 6.500 cơ sở dưới 10 công nhân, 1.500 cơ
sở có từ 10 đến 100 công nhân) . Sau năm 1975, thựcï hiện chính sách quốc doanh
hóa các doanh nghiệp công nghiệp lớn của tư bản và tổ chức các cơ sở sản xuất tiểu
thủ công nghiệp thành các hợp tác xã. Năm 1982, Đại hội Đảng lần thứ V đã xác
đònh 5 thành phần kinh tế , CNNQD đã phát triển trở lại, năm 1991 30,52% giá trò
sản lượng công nghiệp, lao động CNNQD chiếm 49,25% lao động công nghiệp. Đến
năm 2000, có tới 27.274 cơ sở, giá trò sản xuất đạt 22,3% giá trò sản xuất công
nghiệp, lao động chiếm tới 57% lao động công nghiệp trên đòa bàn.
2.3.1.2.

Tăng trưởng và cơ cấu công nghiệp ngoài quốc doanh

Tốc độ tăng trưởng CNNQD Thành Phố tăng mạnh , 8,6% năm 1997, 7,7%
năm 1998, 17,1% năm 1999, 17% năm 2000.
Tỷ trọng CNNQD trong cơ cấu công nghiệp trên đòa bàn nhìn chung ít biến
động, dao động trong khoảng 22-23% giá trò của công nghiệp Thành Phố.
2.3.1.3. Ngành nghề sản phẩm
Có đến 16,3% các DNNQD có đăng ký hoạt động từ 2 ngành trở lên, trong đó

CTCP là 26,2%, công ty TNHH là 23,8%. Trên giấy phép, một doanh nghiệp thường
đăng ký ngành hoạt động chính và mấy ngành hoạt động phụ nhưng trong thực tế
giữa ngành hoạt động chính và hoạt động phụ ít khi cố đònh, mà thường bò thay đổi
tùy tiện, miễn là có lãi, có lợi.
Các công ty và DNTN tập trung nhiều ở các ngành công nghiệp như may mặc
và giày dép chiếm 20% , thực phẩm và đồ uống 17,9%, dệt ( 9,1% ), sản phẩm cao
su và plastic 14,4%, kim loại và sản phẩm từ kim loại ( 8,5%). Riêng các nhóm sản
phẩm này có trên 70% số DNTN đang hoạt động. Đây là những ngành có hàm


×