Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

ứng dụng CNTT trong dạy học môn toán ở trường THCS việt hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.54 KB, 20 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG HẢI DƯƠNG
KHOA TỰ NHIÊN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG
THCS VIỆT HÒA
Giáo viên hướng dẫn: CAO THỊ THU HẰNG
Lớp: Toán – Tin 3A
Chuyên ngành: Toán-Tin

Năm học 2013 – 2014


ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán ở trường THCS Việt Hòa

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới hiện đại đang biến đổi một cách mạnh mẽ. Với sự phát triển như
vũ bão của công nghệ thông tin đã khiến cho kiến thức nhân loại tăng lên nhanh
chóng. Xu thế quốc tế hóa đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Việt Nam cũng
đang trên đường toàn cầu hóa. Trong hoàn cảnh như hiện nay, các nhà giáo dục
phải gánh một nhiệm vụ quan trọng đó là phải đào tạo ra những con người lao
động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề thực tế.
Vì vậy, con người cần phải có một tri thức, một tư duy nhạy bén để nắm bắt và
sử dụng những tri thức đó trong cuộc sống hàng ngày. Muốn có những tri thức
đó con người cần phải tự học, tự nghiên cứu tìm hiểu những kiến thức. Hơn nữa
việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi người giáo viên cần phải tích cực
nghiên cứu sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, sử
dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học môn Toán có hiệu quả nhằm đáp
ứng nhu cầu dạy học. Đối với môn Toán thì việc ứng dụng công nghệ thông tin,


sử dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học là một yêu cầu cấp thiết. Nó
giúp giáo viên và học sinh hình thành thuật toán, đồng thời góp phần phát triển
tư duy cho học sinh. Có những bài toán nếu không có máy tính điện tử hỗ trợ thì
việc hình thành kiến thức cho học sinh gặp rất nhiều khó khăn.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong môn Toán hiện nay ở trường
THCS Việt Hòa đa phần chưa thể hiện rõ được thế mạnh của CNTT, hầu hết chỉ
là đưa ra những kiến thức cơ bản ( đã có trong SGK) đưa ra hệ thống câu hỏi của
giáo viên ( GV có thể trực tiếp phát vấn trên lớp) điều đó đôi khi còn phản tác
dụng làm cho giáo viên thụ động, phụ thuộc vào hệ thống câu hỏi đã soạn sẵn,
làm cho HS khó theo dõi vừa nghe cô hỏi, vừa cố đọc những điều cô chiếu (như
nhau), không thể hiện được vai trò tổ chức hoạt động của GV, hoạt động tích
cực của HS. (Chuyển từ “đọc, chép” sang “ chiếu, nhìn, đọc, chép”)
Trong thực tế giảng dạy sử dụng các phương pháp truyền thống chỉ thiên về giao
tiếp một thầy - một trò sẽ dẫn đến một số học sinh lười suy nghĩ, thụ động tiếp
thu kiến thức, ngại giao tiếp, không mạnh dạn và không linh hoạt. Do đó, hiệu
quả dạy học chưa cao. Trong khi đó nhu cầu học hỏi của học sinh ngày càng
cao, các em thích tìm hiểu, ham học hỏi, khám phá những kiến thức mới lạ. Còn
về phía giáo viên lại không được đào tạo bài bản về nội dung này. Hầu hết các
giáo viên đều tự học, tự tìm hiểu, tự nghiên cứu các kiến thức về công nghệ
thông tin nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng máy tính trong quá trình
giảng dạy của mình. Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“ Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy môn Toán học ở trường THCS”
2. Mục đích
- Nhận thức về thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn toán ở
trường THCS Việt Hòa.
- Giúp giáo viên thấy được việc ứng dụng CNTT vào mỗi bài giảng, cho
ta tiết kiệm và tận dụng thời gian để khai thác bài dạy sâu hơn, triệt để hơn. Chỉ
2



ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán ở trường THCS Việt Hòa

trong một thời gian rất ngắn ta có thể giới thiệu cho học sinh một hệ thống các
câu hỏi, bài tập, đáp án của câu hỏi, lời giải mẫu thay cho hệ thống bảng phụ
cồng kềnh và đôi khi triển khai trên lớp còn mất nhiều thời gian.
Với các chức năng siêu việt của phần mềm trình chiếu, sử dụng giáo án điện tử
đã làm cho học sinh hứng thú hơn, tập trung và chú ý hơn, nhận thức bài nhanh
và hiểu bài sâu hơn, do đó khả năng vân dụng tốt hơn. Từ đó các em đạt kết quả
học tập cao hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Toán ở trường THCS.
3.2 Khách thể nghiên cứu:
- Hiện nay trường THCS Việt Hòa đã trang bị phòng máy, phòng đa năng,
nối mạng Internet và Tin học được giảng dạy chính thức, trường còn trang bị
thêm thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim (Sound Recorder, Camera,
Camcorder), máy quét hình (Scanner), và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng
CNTT cho giáo viên sử dụng vào quá trình dạy học của mình.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở THCS.
4.2 Khảo sát thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS
Việt Hòa.
4.3Thiết kế giáo án điện tử và tổ chức dạy học trên phần mềm Microsof
Powerpoint.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu ứng dụng CNTT phù hợp trong thiết kế giáo án và tổ chức dạy học
môn toán thì chất lượng của tiết dạy học có ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao
hơn rất nhiều so với những tiết dạy học truyền thống bảng đen phấn trắng. Khi
ứng dụng CNTT trong dạy học GV có thể tiết kiệm được thời gian viết bảng, vẽ

hình.... kiểm soát được sai sót trong quá trình giảng dạy, tạo hứng thú học tập
cho học sinh.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp quan sát
Đề tài sử dụng phương pháp quan sát nhằm thu thập thông tin về việc tổ
chức và tổ chức dạy học môn Toán của GV THCS.
6.2 Phương pháp điều tra
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra nhằm tìm hiểu thực trạng ứng dụng
CNTT trong dạy học môn Toán ở trường THCS.
6.3 Phương pháp vấn đáp
Đề tài sử dụng phương pháp vấn đáp nhằm trao đổi thông tin giữa người
dạy và người học trong tổ chức dạy học của GV.
3


ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán ở trường THCS Việt Hòa

6.4 Phương pháp Thiết kế
Đề tài sử dụng phương pháp thiết kế nhằm tiếp thu học hỏi kinh nghiệm
từ đồng nghiệp trong các uộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp để tổ chức ứng dụng
CNTT tốt hơn trong dạy học môn toán ở trường THCS Việt Hòa.

PHẦN II PHẦN NỘI DUNG
I.

Cơ sở lí luận

1. Một số khái niệm
1.1 Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các
phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn

thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con
người và xã hội. Thuật ngữ "Công nghệ Thông tin" xuất hiện lần đầu vào năm
1958 trong bài viết xuất bản tại tạp chí Harvard Business Review. Hai tác giả
của bài viết, Leavitt và Whisler đã bình luận: "Công nghệ mới chưa thiết lập một
tên riêng. Chúng ta sẽ gọi là công nghệ thông tin (Information Technology IT)."
1.2 Ứng dụng công nghệ thông tin là sử dụng các thiết bị, phần mềm liên
quan đến máy tính, mạng internet…… để đáp ứng được mục đích của người sử
dụng
1.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là áp dụng các thiết bị dạy
học như máy tính, máy vi tính, máy chiếu…. trong tiết dạy học
1.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn toán là sử dụng giáo án
điện tử, các phần mềm geogebra, Toolkit Math….. để áp dụng phục vụ việc
giảng dạy của bộ môn Toán.
2. Tác dụng của ứng dụng CNTT trong dạy học:
Công nghệ thông tin đã góp phần hiện đại hóa các phương tiện dạy học,
các phần mềm dạy học như Activestudio, Powerpoint…sẽ giúp giáo viên tạo bài
giảng phù hợp nhu cầu của học sinh, giúp học sinh có nhiều phương pháp tiếp
thu kiến thức. Đặc biệt, nó sẽ giúp cho giáo viên tạo ra một lớp học mang tính
tương tác hai chiều: giáo viên – học sinh và ngược lại. Điều này phù hợp với
quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo vì “học là quá trình thu nhận thông tin
4


ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán ở trường THCS Việt Hòa

có định hướng, có sự tái tạo và phát triển thông tin, dạy là quá trình phát thông
tin và giúp người học thực hiện quá trình trên một cách có hiệu quả” Do đó, ứng
dụng công nghệ thông tin sẽ giúp học sinh tiếp nhận thông tin bài học hiệu quả
hơn và sẽ biến những thông tin đó thành kiến thức của mình. Đồng thời, nó cũng

phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, khai thác nhiều
giác quan của người học để lĩnh hội tri thức.
3Điều kiện ứng dụng CNTT trong dạy học
Để ứng dụng được CNTT trong dạy học người giáo viên phải có những
kiến thức co bản như biết sử dụng máy vi tính, biết cách sử dụng thành thạo các
phần mềm liên quan đến quá trình giảng dạy như phần mềm PowerPoint,
Microsoft Word…. Để phục vụ cho việc giảng dạy có ứng dụng CNTT.
4. Mối quan hệ giữa ứng CNTT và kết quả dạy học
Qua khảo sát chúng tôi thấy, nếu sử dụng phương pháp dạy học truyền
thống với phấn trắng bảng đen thì hiệu quả mang lại chỉ có 30% trong khi hiệu
quả của phương pháp multimedia ( nhìn – nghe ) lên đến 70%.
II.

Thực trạng về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
trong dạy học ở trường THCS

1. Nhận thức của GV về việc ứng dụng CNTT vào trong dạy học ở trường
THCS
Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra GV
trường THCS Việt Hòa với câu hỏi: “ Xin các thầy cô cho biết tầm quan trọng
của việc ứng dụng CNTT trong dạy học” .
Qua điều tra em thấy tại trường THCS Việt Hòa số giáo viên có 29 thầy
cô trực tiếp tham gia giảng dạy, số lượng học cả 4 khối 6, 7, 8, 9 là 408 học sinh.
Trong đó khối 6 chiếm 106 học sinh, khối 7 chiềm 102 học sinh, khối 8 chiếm
96 học sinh, khối 9 chiếm 104 học sinh.
Kết quả được trình bày ở bảng 1
Bảng 1: nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học.
GV
29


Rất quan trọng
Số lượng
%
15
51,7

Quan trọng
Số lượng
%
10
34,4

Không quan trọng
Số lượng
%
4
13,7
5


ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán ở trường THCS Việt Hòa

Nhìn vào bảng 1, chúng ta thấy số lượng giáo viên ở trường THCS Việt Hòa
biết đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Theo quan sát ta thấy có 15/29 giáo viên cho rằng việc ứng dụng công
nghệ thông tin là rất quan trọng chiểm tỉ lệ 51,7%. Điều đó chứng tỏ rằng giáo
viên trường THCS Việt Hòa đã nhận thức được tầm quan trọng của ứng dụng
CNTT, điều đó sẽ tạo ra tiền đề để giáo viên tham gia tích cực vào việc ứng
dụng CNTT trong dạy học các môn học.

Theo quan sát ta thấy có 10/29 giáo viên cho rằng việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học ở trường THCS là quan trọng, chiếm 34,4%. Điều
đó chứng tỏ rằng: trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông việc
ứng dụng CNTT là quan trọng trong giảng dạy. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự
lực với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua
mang, dạy học qua cầu truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới
phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là
hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước
kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực
hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng
tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang
“lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Nhìn vào bảng ta thấy số lượng giáo viên cho rằng việc ứng dụng CNTT
trong dạy học ở trường THCS Việt Hòa là không quan trọng có 4/29 giáo viên
chiếm 13,7%. Điều đó chứng tỏ rằng: Những giáo viên này chưa tiếp cận được
với sự phát triển của xã hội, và không biết đến tầm quan trọng của CNTT nó có
lợi ích như thế nào việc giảng dạy của giáo viên. Họ cho rằng: “Tuy máy tính
điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ
nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn trong
các bài giảng của họ. Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp
dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ,
không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó.”
Bảng 2: Kết quả của học sinh trường THCS Việt Hòa khi chưa ứng dụng CNTT
trong day học
HS

TSHS

Khối 6
Khối 7

Khối 8
Khối 9

106
102
96
104

Giỏi
khá
Trung bình
Yếu
kém
SL %
SL %
SL
%
SL %
SL %
9
8,4
30 28,3
50 47,1 15 14,1 2 2,1
15 14,7 30 29,4
47 46,0
9
8,8
1 1,1
24 25,0 28 29,1
42 43,7

1
1,04 1 1.16
18 17,3 25 24,0
60 57,6
1
1,1
0 0,0

6


ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán ở trường THCS Việt Hòa

Bảng 3: kết quả của học sinh trường THCS Việt Hòa khi đã áp dụng CNTT
trong dạy học
HS

TSHS

Khối 6
Khối 7
Khối 8
Khối 9

106
102
96
104

Giỏi

khá
Trung bình
Yếu
SL %
SL %
SL
%
SL %
15 14,1 40 37,7
48 45,2
3
3,0
22 21,5 39 38,2
39 38,2
2
2,1
32 33,3 50 52,0
14 14,7
0
0,0
25 24,0 45 43,2
34 32,8
0
0,0

kém
SL %
0 0,0
0 0,0
0 0,0

0 0,0

Nhìn vào bảng 2 và bảng 3 chúng ta thấy khi chưa áp dụng CNTT trong dạy học
thì số lượng học sinh giỏi và khá còn hạn chế thay vào đó số lượng học sinh
trung binh, yếu,kém.
Nhưng khi ứng dụng công nghệ thông tin vào thì số lượng học sinh giỏi, khá đã
tăng lên, học sinh trung bình, yếu có dấu hiệu giảm xuống, học sinh kém thì đã
ko còn.
Cụ thể như khối 6:
- Số học sinh giỏi tăng 6 học sinh chiếm 14,1% tăng 5.7%
- Số học sinh khá tăng 10 học sinh chiếm 37,7 tăng 9,4%
- Số học sinh trung bình giảm 2 học sinh chiếm 3,0% giảm 1,9%
- Số học sinh yếu giảm 12 học sinh chiếm 3,0% giảm 11,1%
- Số học sih kém giảm 2 học sinh chiếm 0,0% giảm 2,1%
khối 7:
- Số học sinh giỏi tăng 7 học sinh chiếm 21,5% tăng 6,8%
- Số học sinh khá tăng 9 học sinh chiếm 38,2% tăng 8,8%
- Số học sinh trung bình giảm 8 học sinh chiếm 38,2% giảm 7,8%
- Số học sinh yếu giảm 7 học sinh chiếm 2,1% giảm 6,7%
- Số học sinh kém giảm 1 học sinh chiếm 0,0% giảm 1,1%
khối 8:
- Số học sinh giỏi tăng 8 học sinh chiếm 33,3% tăng 8,3%
- Số học sinh khá tăng 22 học sinh chiếm 52,0 tăng 22,9%
- Số học sinh trung bình giảm 28 học sinh chiếm 14,7% giảm 29%
- Số học sinh yếu giảm 1 học sinh chiếm 0,0% giảm 1,04%
7


ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán ở trường THCS Việt Hòa


- Số học sinh kém giảm 1 học sinh chiếm 0,0% giảm 1,16%
khối 9:
- Số học sinh giỏi tăng 7 học sinh chiếm 24,0% tăng 6.7%
- Số học sinh khá tăng 20 học sinh chiếm 43,2% tăng 19,2%
- Số học sinh trung bình giảm 26 học sinh chiếm 32,8% giảm 24,8%
- Số học sinh yếu giảm 1 học sinh chiếm 0,0% giảm 1,1%
2. Mức độ ứng dụng CNTT của giáo viên trường THCS Việt Hòa trong
dạy học
Qua khảo sát chúng tôi thấy mật độ giáo viên trường THCS Việt Hòa ứng
dụng CNTT trong dạy học là trung bình. Như vậy chứng tỏ rằng nhận thức của
giáo viên về CNTT vẫn còn hạn chế rất nhiều.
3. Sự thuận tiện của giáo viên trường THCS Việt Hòa trong việc ứng
dụng CNTT trong dạy học
CNTT đã và đang có những đóng góp đa dạng và quan trọng vào quá
trình dạy và học của toàn bộ giáo viên và học sinh trường THCS Việt Hòa, hỗ
trợ công tác giảng dạy và nâng cao chất lượng các hoạt động học tập cho hiệu
quả hơn, tạo ra nhiều phương pháp tiếp cận học tập, bảo đảm sự tiếp cận với
chương trình dạy và học.
CNTT có thể cải thiện việc đánh giá quá trình dạy và học của giáo viên và
học sinh bằng cách đưa ra những phân tích và phản hồi nhanh chóng và bằng
cách hỗ trợ giáo viên sử dụng những đánh giá của học sinh để cải tiến chương
trình giảng dạy, từ đó đưa ra các đánh giá chính xác về cách tiếp cận và vận
dụng tri thức mới.
4. Khó khăn của giáo viên trường THCS Việt Hòa trong việc ứng dụng
CNTT trong dạy học
Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo án diện tử, nghĩ rằng tốn thời
gian để chuẩn bị một bài giảng. Việc thực hiện một bài giảng một cách công phu
bằng các dẫn chứng sống động trên các slide trong các giờ học lí thuyết là một
điều mà các giáo viên không muốn nghĩ đến. Để có một bài giảng như thế đòi
hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị mà đó chính là điều mà các giáo viên

thường hay tránh. Khảo sát hiệu quả từ phía học sinh cho thấy, nếu sử dụng
phương pháp dạy học truyền thống với phấn trắng bảng đen thì hiệu quả mang
lại chỉ có 30%, trong khi hiệu quả của phương pháp multimedia ( nhin – nghe )
lên đến 70%. Việc sử dụng phương pháp mới đòi hỏi một giáo án mới. Thực ra,
muốn “click” chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì giáo viên phải vất vả gấp
nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến thức căn bản về vi tính, sử
8


ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán ở trường THCS Việt Hòa

dụng thành thạo phần mềm powerpoint, violet,.... giáo viên cần phải có niềm
đam mê thật sự với công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính
thẩm mĩ để săn tìm tư liệu từ nhiều nguồn.
Hơn nữa trong quá trình thiết kế, để có một giáo án điện tử tốt từng cá
nhân giáo viên còn gặp không ít khó khăn trong việc tự đi tìm hình ảnh minh
họa, âm thanh sôi động, tư liệu dẫn chứng phù hợp với bài giảng. Đây cũng
chính là một trong những nguyên nhân mà một số giáo viên thường đưa ra để
tránh né việc thực hiện dạy ứng dụng CNTT.
Trong tổ chuyên môn đa số giáo viên mơi nên ngoài việc hoàn thiện về
chuyê môn bên cạnh đó còn phải trang bị cho bản thân những kiến thức tin học
về các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy. Mặc dù đã bước đầu soạn giảng
những kinh nghiệm xử lí còn thiếu nhiều hạn chế.
Thường trình chiếu nội dung bài dạy suốt cả tiết học làm cho học sinh mỏi
mắt, đưa vào tình trạng mệt mỏi, kém tích cực.
Có một số nội dung không nhất thiết phải trình chiếu cũng thể hiện lên,
chưa chắt lọc được phần kiến thức nào thì dùng phần mềm để hỗ trọ.
Một số hoạt động tiếp cận khái niệm, mô tả khái niệm, quy tắc, tiếp cận định lí
chưa biết khai thác thế mạnh của phần mềm ứng dụng như powerpoint,
sketchpat,.....

Qua thăm dò, đánh giá học sinh thì các em làm phần trắc nghiệm trả lời
rất tôt nhưng cho làm bài toán có tính suy luận thì gặp rất nhiều khó khăn.
Chính vì những khó khăn trên mà các giáo viên chỉ ứng dụng CNTT khi có nhu
cầu. Tức là chỉ có thao giảng, thì mới sử dụng và việc làm này chỉ mang tính
chất đối phó. Tình trạng này cũng phổ biến trong các trường phổ thông. Mục
đích sử dụng máy tính phục vụ cho công tác giảng dạy chỉ được áp dụng trong
tình huống này.
5. Kết quả sử dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy của giáo
viên trường THCS Việt Hòa
Số lượng

Năm học 20092010
213/1655=12,9%

Số cán bộ, giáo
viên có địa chỉ
email
Số cán bộ , giáo
viên có trình độ
Tin Học A trở
lên
Số cán bộ, giáo 353/1655=21.3%
viên có khả
năng ứng dụng
CNTT
Số bài giảng có 107

Năm học 20102011
254/1677=21,11%


Năm học 20112012
716/1670=42,9%

16/1677=36.73%

1113/1670=66.6%

716/1670=42,9%

1265/1670=75,7%

945

2533
9


ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán ở trường THCS Việt Hòa

ứng dụng
CNTT
Chất lượng giáo dục (học lực)
Năm học
2009-2010
2010-2011
2011-2012

Giỏi
8.44%
9.82%

11.61%

Khá
36.24%
37.69%
39.82%

TB
51.65%
50.27%
46.14%

Yếu, kém
3.60%
2.22%
1.72%

Công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang có những đóng góp đa dạng và
quan trọng vào quá trình dạy và học. Công nghệ thông tin có thể hỗ trợ công tác
giảng dạy và nâng cao chất lượng các hoạt động học tập cho hiệu quả hơn, tạo ra
nhiều phương pháp tiếp cận học tập, bảo đảm sự tiếp cận với chương trình dạy
và học.
Với sự hỗ trợ của máy tính, mạng Internet, học sinh có điều kiện tiếp xúc
với các chương trình giảng dạy đa phương tiện: thí nghiệm mô phỏng, hình ảnh
động, các phần mềm hỗ trợ vẽ hình như bài toán quĩ tích trong Toán học, các
video trực quan…
CNTT có thể cải thiện việc đánh giá quá trình dạy và học bằng cách đưa
ra những phân tích và phản hồi nhanh chóng và bằng cách hỗ trợ giáo viên sử
dụng những đánh giá của học sinh để cải tiến chương trình giảng dạy. Những
thông tin phản hồi tích cực được thiết kế cho các phản ứng riêng của học sinh, từ

đó đưa ra các đánh giá chính xác về cách tiếp cận và vận dụng tri thức mới. Tác
động của CNTT đối với quá trình dạy và học còn phụ thộc vào nhiều yếu tố và
trong từng điều kiện cụ thể. CNTT cũng có thể không có tác dụng gì hoặc thậm
chí có những ảnh hưởng bất lợi. Bởi vì CNTT không phải là “biến trung tâm”
trong quá trình cải tiến chất lượng giáo dục. Hơn nữa, hiệu quả của nó đối với
giáo viên và học sinh còn phụ thuộc rất quan trọng vào việc nó được ứng dụng
như thế nào đối với các chương trình giảng dạy, hướng dẫn và đánh giá.
Qua khảo sát khi áp dụng CNTT trong dạy học tôi đã thu được kết quả sau:
- số trường có địa chỉ email phục vụ công tác trao đổi thông tin đạt 100%

10


ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán ở trường THCS Việt Hòa

III. Thiết kế giáo án và tổ chức dạy học môn Toán có ứng

dụng CNTT
1. Thiết kế giáo án
Người soạn: Đặng Thị Hường
Lớp: Toán – tin 3A
Tiết 60. §4. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU CHO HỌC SINH
1.1 Kiến thức
- HS nắm được định nghĩa bất phương trình bậc nhất một ẩn.
- HS nắm được được quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân với một số để
biến đổi bất phương trình.
1.2 Kĩ năng
- Biết vận dụng các kiến thức vừa học để giải các bài tập.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác đặc biệt khi nhân hay chia hai vế của
bất phương trình với cùng một số.
1.3 Thái độ
- Thái độ học tập hợp tác, tích cực, chủ động và sáng tạo.
- Vận dụng kiến thức bài học vào bài toán thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ
2.1 Chuẩn bị của GV
- Giáo án, sách giáo khoa trang 43, sách bài tập, sách giáo viên toán 8 tập 2
- Bảng phụ, bút dạ.
2.2 Chuẩn bị của học sinh
+ Khái niệm và cách biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình.
+ Ôn lại về phương trình bậc nhất một ẩn.
+ SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp
- GV kiểm tra sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ ( chiếu lên màn hình)
Câu hỏi: Viết và biểu diễn tập nghiệm trên trục số của mỗi phương trình sau:
a) x < 4
b) x ≥ 1
Ở mỗi phương trình hãy chỉ ra một nghiệm của nó?
11


ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán ở trường THCS Việt Hòa

Đáp án :
a) { x | x < 4}. Một nghiệm của bất phương trình là: x = 3
/
0


)//////////////////////
4

b) { x | x ≥ 1 }. Một nghiệm của bất phương trình là: x = 1
///////////////////////////////////////////////////////////[
0 1

]

Hỏi cả[ lớp: Thế nào là phương trình bậc nhất một ẩn? Hai quy tắc biến đổi
phương trình bậc nhất một ẩn?
7

Đáp án: Phương trình dạng ax + b = 0 với a, b là hai số đã cho và a ≠ 0 gọi là
phương
trình bậc nhất một
/
2 ẩn.
- Hai quy tắc biến đổi phương trình là:
+ Quy tắc chuyển vế: Trong một phương trình ta có thể chuyển một hạng tử từ
vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.
+Quy tắc nhân: Trong một phương trình ta có thể nhân cả hai vế với cùng một
số khác không.
3. Nội dung bài mới
ĐVĐ: Ở tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về bất phương trình và tập nghiệm
của nó, Vậy bất phương trình bậc nhất một ẩn có dạng như thế nào và cách giải
của nó ra sao chúng ta cũng vào bài hôm nay:
“ Tiết 60. §4. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN”
Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng
GV : Ghi bảng
? Nêu dạng TQ của PT bậc nhất một
ẩn.
HS : ax + b = 0 , a ≠ 0 .
GV : Ở đây nếu ta thay dấu “=” ở dạng
tổng quát của PTBN 1 ẩn bằng các dấu
bất đẳng thức như “<” “>”, " ≤ " , " ≥ "
thì ta sẽ được các BPTBN 1 ẩn. Vậy
một em hãy phát biểu cho cô thế nào
là BPTBN 1 ẩn.
-GV: Gọi 1 HS phát biểu.
- HS : Bất phương trình dạng
ax + b < 0 ,(hoặc
ax + b > 0
,
ax + b ≥ 0 ,
ax + b ≤ 0 )với a và b là hai số đã cho
và a ≠ 0 , được gọi là bất phương trình

1. Định nghĩa
TQ : ax + b = 0 , a ≠ 0

*Định nghĩa :
(SGK / Tr.43).
Dạng BPT :
12


ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán ở trường THCS Việt Hòa


bậc nhất một ẩn.

ax + b < 0, ax + b ≤ 0, ax + b > 0, ax +
- GV : Gọi 1 HS nhận xét và chính xác b ≥ 0 với a ≠ 0 .
hóa.
- Nhấn mạnh: Ẩn x có bậc là bậc nhất và
hệ số của ẩn (hệ số a ≠ 0 )
- GV: Yêu cầu HS chỉ ra đâu là BPT
bậc nhất 1 ẩn?
?1 Trong các BPT sau, hãy cho biết
- GV: Chỉ ra các hệ số a và b trong BPT nào là BPT bậc nhất 1 ẩn.
trường hợp a) và c).

a .2 x − 3 < 0 ;

- HS:

b. 0x + 5 > 0

a) a = 2, b = -3

c. 5x – 15 ≥ 0 ;

c) a = 5, b = -15

d. x 2 > 0

- GV : Trong ?1 BPT b và d có phải là TL : BPT bậc nhất 1 ẩn là : a, c
BPTBN 1ẩn không? Vì sao?

- Hệ số lần lượt là :
- HS:
a) a = 2, b = -3
b) a = 0

c) a = 5, b = -15

d) Biến x có bậc 2
-GV: Yêu cầu mỗi HS cho một ví dụ
về BPTBN một ẩn và một ví dụ BPT
không phải bất phương trình bậc nhất
một ẩn.
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa.
ĐVĐ : Ta đã biết hai quy tắc biến
đổi phương trình là quy tắc chuyển vế
và quy tắc nhân với 1 số. Đối với BPT
hai quy tắc trên còn đúng không,
chúng ta cùng tìm hiểu phần 2: 2. Hai
quy tắc biến đổi bất phương trình .

ĐVĐ : Ta đã biết hai quy tắc biến đổi
phương trình là quy tắc chuyển vế và
quy tắc nhân với 1 số. Đối với BPT hai
quy tắc trên còn đúng không, chúng ta
cùng tìm hiểu phần 2: 2. Hai quy tắc
biến đổi bất phương trình .

- Để giải một bất phương trình tức là 2. Hai quy tắc biến đổi bất phương
tìm ra tập nghiệm của BPT, ta cũng có trình
hai quy tắc: quy tắc chuyển vế và qui

tắc nhân với một số. Ta xét quy tắc
đầu tiên.
- GV: Từ liên hệ giữa thứ tự và phép
cộng, ta có quy tắc sau để biến đổi
tương đương BPT. Ta gọi đó là quy
tắc chuyển vế.
- GV: Gọi HS phát biểu quy tắc
chuyển vế
a) Quy tắc chuyển vế
13


ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán ở trường THCS Việt Hòa

- GV: Ghi bảng và gọi HS nhắc lại.

* Quy tắc : SGK / 44
VD1. (sgk/ 44)
- GV: Em hãy nhận xét gì về quy tắc Giải BPT: x − 5 < 18
này so với quy tắc chuyển vế trong Ta có x − 5 < 18
biến đổi tương đương phương trình?
⇔ x < 18 + 5
⇔ x < 23
-HS: 2 quy tắc này tương tự nhau.
Vậy tập nghiệm của BPT là { x x < 23}
-GV: HD và trình bày VD1
- GV: Hướng dẫn HS làm VD2. Cả VD2 : (sgk/ 44)
lớp làm vào vở.
Ta có
− 3x > −4x + 2

- GV : Từ 2 ví dụ, Gọi 2 HS lên làm ?
⇔ −3x + 4x > 2
2. Giải các BPT sau :
a. x + 12 > 21
⇔x>2
b. -2x > −3x − 5
Vậy tập nghiệm của BPT là { x x > 2}
Yêu cầu biểu diễn tập nghiệm trên trục
số.
- GV: Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- GV : Từ liên hệ giữa thứ tự và phép
nhân với số dương hoặc số âm, ta có
quy tắc nhân với một số như sau: (GV
trình bày quy tắc và ghi bảng)

?2. SGK/ 44
a. x + 12 > 21
⇔ x > 21 − 12
⇔ x >9

- GV: Gọi HS đọc lại quy tắc.
- GV: Khi áp dụng quy tắc nhân để
biến đổi tương đương BPT ta cần chú
b. -2x > −3x − 5
ý điều gì?
- HS : Khi nhân vào 2 vế của BPT với ⇔ −2x + 3x > −5
cùng một số âm, thì ta cần đổi chiều ⇔ x > −5
BPT đó.
- GV: Để hiểu rõ các quy tắc này ta xét
các ví dụ sau.

- GV: Hướng dẫn và trình bày VD3 b. Quy tắc nhân với một số
(nhân cả hai vế của BPT với 2)
- Làm ví dụ 4
GV: Cần nhân 2 vế của BPT với bao
nhiêu để được vế trái là x?
- GV: Khi nhân 2 vế của BPT với -4 ta
cần chú ý điều gì?
- GV: Gọi một HS lên bảng trình bày
và biểu diển tập nghiệm của BPT lên
trục số, dưới lớp làm vào vở.
- GV: Gọi 2 HS lên bảng làm ?3, dưới

- Quy tắc: SGK/ tr 44.
- VD3. Giải BPT
0,5x < 3
Ta có: 0,5x < 3
⇔ 0,5x.2 < 3.2
⇔x<6
Vậy tập nghiệm của BPT là { x x < 6}
14


ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán ở trường THCS Việt Hòa

lớp làm vào vở.
-GV : Gọi HS nhận xét, kiểm tra các
bước làm.
-GV : Ta đã biết 2 BPT tương đương
là 2 BPT có cùng tập nghiệm, để trả
lời ?4. Chúng ta đi tìm tập nghiệm của

2 BPT. Một bạn lên bảng làm.
Cách 2 : “Không giải BPT mà chỉ sử
dụng quy tắc biến đổi để giải thích sự
tương đương của BPT”
- GV: Hướng dẫn HS làm ?4
- GV: Nhận xét

-GV : Nhắc lại định nghĩa BPT bậc
nhất một ẩn ? Nêu hai quy tắc biến đổi - VD4. Giải BPT
−1
BPT.
x < 3 và biểu diễn tập nghiêm trên
4
- Bài tập 1: ( Treo bảng phụ)
trục số
- GV : Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp
Giải :
làm vào vở.
−1
x<3
Ta có:
4
−1

x.(−4) > 3.(−4)
4
⇔ x > −12
Vậy tập nghiệm của BPT là
{ x x > −12} .
Tập nghiệm được biểu diễn như sau:

- GV : Gọi HS nhận xét bài và GV
kiểm tra các bước làm của HS.
?3 Giải các BPT sau (dùng quy tắc
nhân) :
a. Ta có: 2x < 24
⇔ 2x.

1
1
< 24.
2
2

⇔ x < 12
Vậy tập nghiệm của BPT là { x | x < 12 }
b. Ta có : -3x < 27
15


ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán ở trường THCS Việt Hòa
 1



 1



⇔ -3x.  − 3  > 27.  − 3 
⇔ x > -9

Vậy tập nghiệm của BPT là { x | x > -9 }
?4 Giải thích sự tương đương :
a, x + 3 < 7 ⇔ x − 2 < 2
b, 2x < −4 ⇔ −3x > 6
Giải :
a) Cộng hai vế của BPT x + 3 < 7 với 5 ta được BPT x - 2 < 2.
b) Nhân cả 2 vế của BPT 2x < −4 với
( −3 2 ) và đổi chiều BPT ta được BPT
- 3x > 6.
- GV : Treo bảng phụ
Y/c cả lớp cùng quan sát làm bài. Gọi
1 học sinh lên bảng điền.
- GV : gọi HS nhận xét và kiểm tra
bài.
4. Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc định nghĩa bất phương trình bậc nhất một ẩn
- Học thuộc hai quy tắc biến đổi bất phương trình để giờ sau vận dụng giải
bất phương trình.
- Làm bài tập 19, 20, 21- SGK/ Tr 47
2. Tổ chức dạy học – kết quả đạt được
Bài ‘ Bất phương trình bậc nhất một ẩn’ được dạy tại lớp 8B với
không khí học tập rất sôi nổi, những slide sinh động tạo cho học sinh cả lớp rất
hứng thú với tiết học này.
Qua việc thực hiện ứng dụng CNTT trong tiết học này chúng tôi nhận
thấy tinh thần học tập được nâng cao. Các em hứng thứ với tiết học có ứn dụng
CNTT này, sự tập trung chú ý khi học của học sinh cũng phần nào được nâng
cao.
Qua khảo sát về việng ứng dụng CNTT trong dạy học môn toán ở trường
THCS Việt Hòa chúng tôi thấy tỉ lệ học sinh yêu thích môn toán ngày càng cao
cụ thể như sau:


16


ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán ở trường THCS Việt Hòa

Năm Học
Chất lượng
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu

2010 – 2011
5/45 = 11%
18/45 = 40%
19/45 = 42%
3/45 = 7%

2011 - 2012
6/44 = 14%
19/44 = 43%
17/44 = 39%
2/44 = 4%

2012 - 2013
7/42 = 17%
18/42 = 43%
16/42 = 38%
1/44 = 2%


Trong giảng dạy dùng phương pháp nào, biện pháp nào giáo viên cũng
phải giải quyết cho được vấn đề để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học
sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ và rèn luyện kĩ năng
một cách thông minh sáng tạo, sử dụng CNTT cũng không ngoài mục đích trên

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
17


ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán ở trường THCS Việt Hòa

 Kết luận
Đối với công tác giảng dạy chúng tôi nhận thấy đổi mới phương pháp dạy
học là cần thiết và phải thường xuyên. Mọi phương pháp của giáo viên đều
nhằm mục đích nâng cao chất lượng bộ môn. Việc sử dụng
CNTT vào hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học cũng gặp nhiều khó khăn
nhưng không phải là không thực hiện được.
Trong quá trình làm đề tài chúng tôi rút được một số vấn đề sau:
• Về phía học sinh
Mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình phương pháp học chủ động, tích
cực.
Trong lớp cần chú ý nghe giảng, chuẩn bị đầy đủ bài trước khi đến lớp.
Chuẩn bị những kiến thức có liên quan đến bài học. Phân tích khái quát kiến
thức để nhận biết đặc điểm của từng loại, từng dạng bài. Các em cần được thực
hành làm các bài tập áp dụng sau khi học lí thuyết để rèn kĩ năng.
• Về phía giáo viên
Người thầy phải bao quát được toàn bộ kiến thức cơ bản của chương trình
mình dạy, đẫ dắt các em từng bước làm nổi bật được kiến thức trọng tâm của
mỗi bài, cả giáo viên và học sinh cần phải linh hoạt sáng tạo tùy theo đặc điểm

của từng bài. Giáo án điện tử chỉ là phương tiện hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy
học cho nên không nhất thiết bài học nào chúng ta cũng thực hiện soạn giảng
bằng giáo án điện tử. Nhiều bài cần kết hợp ứng dụng CNTT với phương pháp
giảng dạy truyền thống tức là kết hợp ghi bảng với công nghệ phần mềm trong
dạy học. Tùy theo kiến thức của từng phần, từng bài mà lựa chọn phần mềm sao
cho thích hợp, đủ và đúng lúc phù hợp với nội dung kiến thức của bài. Tuy
nhiên giáo viên cần lưu ý: Để có những slide có chất lượng cần thiết kế cẩn thận
hợp lí trên những ý tưởng sư phạm của giáo viên. Trong các slide lên tận dụng
hình, biểu tượng kết hợp với chữ, chữ càng ít càng tốt vì chữ phải đọc còn hình
tượng tốt có thể nhìn và hiểu ngay.
Giáo viên phải kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu
quả các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố
tích cực của phương pháp dạy học truyền thống. Nếu làm tốt ứng dụng CNTT
vào bài dạy theo chúng tôi việc dạy học đạt được hiệu quả cao hơn. Các em
hứng thú hơn trong học tập, tiếp thu nhanh hơn, năng động hơn, luyện tập được
nhiều hơn, khắc sâu được kiến thức, nâng cao năng lực tự học, phát hiện tư duy
và kĩ năng vận dụng kiến thức được nâng lên rõ rệt so với cách dạy truyền
thống.

 Kiến nghị
Để nâng cao chất lượng dạy và học các bộ môn nói chung và môn Toán ở
trường THCS Việt Hòa nói riêng tôi mạnh dạng đề nghị các cấp có thẩm quyền
cần quan tâm tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất và trang thiết bị công
18


ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán ở trường THCS Việt Hòa

nghệ, đầu tư phòng máy, máy tính sách tay, máy chiếu đa năng..... Để mọi giáo
iên chủ động hơn trong giờ lên lớp.

Trên đây là một vài ý kiến của bản thân tôi về việc ‘ ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học môn Toán ở trường THCS Việt Hòa’ có hiệu quả.
Trong quá trình viết đề tài, do điều kiện về thời gian và năng lực có hạn lên
chưa đáp ứng được nhu cầu của người đọc, đề tài không tránh khỏi những
sai sót hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô giáo và các đồng nghiệp.

Người viết

Đặng Thị Hường

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số điều Luật Giáo Dục năm 2003, năm 2005 và nghi quyết của
Đảng năm 200
2. sách giáo trình hoạt động dạy học ở trường THCS.
3. Một số thông tin và một số khái niệm trên internet

19


ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán ở trường THCS Việt Hòa

20



×