Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP ” Ở TRƯỜNG THCS AN BÌNH TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.23 KB, 16 trang )

Trường THCS An Bình Taây

Nguyễn Thị Kim Pha

Đề tài :

“ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP ” Ở TRƯỜNG THCS AN BÌNH TÂY

A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I . Bối cảnh của đề tài :
Trường THCS An Bình Tây, trong những năm trước đây do đội ngũ
GVCN còn non trẻ, ít kinh nghiệm trong khâu tổ chức các hoạt động ,bên cạnh
đó TPT thay đổi liên tục , Cơ sở vật chất của nhà trường còn chật hẹp và thiếu
thốn ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức các hoạt động . Vì vậy việc thực hiện
hoạt động GDNGLL chưa đạt được hiệu quả cao
Để thu hút học sinh hứng thú tham gia các hoạt động GDNGLL , thực
hiện tốt chủ điểm phù hợp với các ngày lễ lớn. Đồng thời giáo dục cho học sinh
có được tư duy nhạy bén trong học tập , trong các hoạt động tập thể ,cũng như
trong việc rèn luyện kĩ năng sống , cần phải có sự đổi mới về nhận thức và đổi
mới phương pháp hoạt động GDNGLL của đội ngũ GVCN và khâu lập kế
hoạch, tổ chức của TPT Đội.
II . Lý do chọn đề tài :
Cùng với sự đổi mới về phương pháp dạy học, thì đổi mới hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp cũng được ngành giáo dục quan tâm, đó là vấn đề quan
trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay nhất là trong phong trào thi đua “ Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ giáo dục – Đào tạo ban
hành.
Để đội ngũ GVCN trường THCS An Bình Tây nắm được mục tiêu,
phương pháp , kĩ năng thực hiện Hoạt động GDNGLL Tôi đã nghiên cứu và đưa
ra một số kinh nghiệm trong việc “ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ


Trang 1


Trường THCS An Bình Taây

Nguyễn Thị Kim Pha

LÊN LỚP”để vận dụng trong nhà trường nhằm tạo điều kiện cho GVCN tìm

hiểu , học hỏi , rút kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu :
1/ Phạm vi nghiên cứu :
-Vị trí, vai trò, mục tiêu, phương pháp và các chủ điểm HĐ GDNGLL
- Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
- Ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động GDNGLL
- Trường THCS An Bình Tây.
2/ Đối tượng nghiên cứu:
- Các hoạt động cụ thể theo từng chủ điểm
- GVCN và Học sinh của trường THCS An Bình Tây
IV. Mục đích của đề tài:
Trong điều kiện khó khăn trước đây của nhà trường do đội ngũ GVCN trẻ,
chưa có kinh nghiệm tổ chức hoạt động, chưa có vốn sống phong phú , nhằm
giúp cho đội ngũ GVCN có một hướng đi đúng, nắm được một số phương pháp
tổ chức hoạt động GDNGLL theo định hướng đổi mới và cách thức đánh giá kết
quả hoạt động của học sinh. Giáo viên có thái độ tích cực tham gia và vận dụng
sáng tạo vào thực tế . Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để học sinh phát huy vai trò
chủ thể của mình trong hoạt động, nâng cao tính tích cực hoạt động ,từ đó rèn
luyện nhân cách học sinh phát triển toàn diện.Bên cạnh , nhằm củng cố khắc sâu
những kiến thức của các môn học , nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh

vực đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức , kinh nghiệm hoạt động
tập thể của HS.
Với mục đích trên , Tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này nhằm tạo
điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động GDNGLL theo hướng đổi mới.

Trang 2


Trường THCS An Bình Taây

Nguyễn Thị Kim Pha

B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
Theo Luật Giáo dục 2005 ( Điều 5 ) quy định: “ Phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác ,chủ động sáng tạo của người học ;
bồi dưỡng cho người học năng lực tự học , khả năng thực hành, lòng say mê học
tập và ý chí vươn lên”
Với mục tiêu giáo dục là “ giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức,
trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và các kĩ năng cơ bản , phát triển năng lực cá nhân tính
năng động và sáng tạo , hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa “.
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
cũng đã nêu “ Phải phát huy tính tích cực , tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh, phù hợp với đặc trưng môn học , đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện
của từng lớp học , bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học , khả năng hợp
tác , rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn , tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Nghị quyết TW2 khóa VIII cũng khẳng định “ Đổi mới mạnh mẽ phương

pháp giáo dục – đào tạo , khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành
nếp tư duy sáng tạo của người học .Từng bước áp dụng các phương pháp tiên
tiến và phương pháp hiện đại là quá trình dạy - học , bảo đảm thời gian tự học tự
nghiên cứu cho học sinh …”
Rõ ràng , đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với yêu cầu phát triển xã
hội hiện nay là một việc làm tất yếu . Nhà trường cần quán triệt đổi mới phương
pháp giáo dục cả trong quá trình dạy học lẫn việc tổ chức các HĐGDNGLL cho
học sinh. Có thể coi đổi mới phương pháp tổ chức HĐ GDNGLL là việc làm cần
thiết trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông.
Trang 3


Trường THCS An Bình Taây

Nguyễn Thị Kim Pha

Đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL cần định hướng vào việc phát
triển tính chủ động tích cực , sáng tạo của học sinh , khả năng hoạt động độc lập,
khả năng tự đề xuất và giải quyết vấn đề trong hoạt động cũng như khả năng tự
kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của các em. Nói cách khác đó là khả năng
tham gia các hoạt động GDNGLL của học sinh. Sự tham gia của học sinh là
điều kiện cho các em phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc tổ chức và điều
khiển hoạt động của tập thể. Đổi mới phương pháp HĐ GDNGLL là việc làm
cần thiết và cấp bách trong giai đoạn giáo dục hiện nay.
Chương II : THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1/Đặc điểm tình hình của Trường THCS An Bình Tây :
1.1 / Khó khăn :

- Cơ sở vật chất thiếu thốn ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động
ngoại khóa.

- Nhận thức của một số cán bộ giáo viên trước đây còn hạn chế, chưa xem
trọng việc tổ chức các hoạt động NGLL
- Một số GVCN tổ chức HĐ GDNGLL còn mang tính hình thức, nội dung
nghèo nàn, đơn điệu chưa thực sự hấp dẫn , thu hút học sinh tự giác tham gia
hoạt động.
- Một số GVCN, Cán bộ phụ trách Đoàn , Đội còn thiếu nhiệt tình, ít quan
tâm , đầu tư cho hoạt động.
- Một Số GVCN còn thiếu năng lực , thiếu sáng tạo trong khâu tổ chức
hoạt động GDNGLL.
- Học sinh chưa nhiệt tình trong hoạt động tập thể , nhiều em còn rụt rè,
nhút nhát, không tham gia phong trào.
- HS chưa được giáo dục về kĩ năng sống, chưa có vốn sống phong phú.
- Giữa các môn học chưa có sự tích hợp chặt chẽ với các hoạt động
GDNGLL.
Trang 4


Trường THCS An Bình Taây

Nguyễn Thị Kim Pha

- Chưa kết hợp địa phương trong việc tổ chức các hình thức hoạt động
1.2: Thuận lợi :
- Được Sự quan tâm sâu sát của các cấp, các ngành cấp trên trong phong
trào giáo dục.
- BGH nhà trường luôn tạo điều kiện hổ trợ nhiệt tình cho các phong trào
hoạt động
- Đội ngũ giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm tổ chức nhưng chịu khó học
hỏi.
- Phần đông học sinh ngoan , lễ phép nghe lời giáo viên

2. Nhận xét - Đánh giá chung những năm đã qua :
- Do các năm gần đây GV chỉ xem trọng vấn đề chuyên môn , luôn bồi
dưỡng nâng cao trình độ kiến thức và năng lực giảng dạy không chú trọng đến
các hoạt động ngoại khóa.
- Chưa có sự đổi mới trong nội dung và hình thức hoạt động GDNGLL
- GVCN chưa nắm được các phương pháp tổ chức hoạt động
- Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường – gia đình- xã
hội còn thiếu chặt chẽ trong việc tổ chức các phong trào hoạt động.
- Thiếu điều kiện về cơ sở vật chất.
- Học sinh chưa mạnh dạn trong sinh hoạt tập thể.
- Chưa ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động nhằm tạo sự thích thú
,thu hút cho học sinh tham gia.
- GVCN có hoạt động theo chủ điểm nhưng chưa có sự sáng tạo. Phương
pháp tổ chức hoạt động chưa phong phú .Học sinh chưa sổi nổi, nhiệt tình tham
gia
- GVBM đa số tập trung vào việc cung cấp kiến thức bài học chưa chú
trọng đến việc tích hợp các nội dung khác.
3 / Xác định vị trí, vai trò và mục tiêu của hoạt động GDNGLL :
Trang 5


Trường THCS An Bình Taây

Nguyễn Thị Kim Pha

3.1/ Vai trò , vị trí của hoạt động GDNGLL:
Hoạt động GDNGLL giữ vai trò chủ chốt trong các hoạt động giáo dục ở
nhà trường. Thật vậy , với đặc thù riêng của hoạt động GDNGLL, với nội dung
và thời gian thực hiện được khẳng định trong chương trình hoạt động GDNGLL
tạo nên điều kiện thuận lợi để học sinh rèn luyện tính tích cực hoạt động. Các nội

dunh hoạt động đa dạng và phong phú đã thực sự đem lại niềm hứng thú tham
gia hoạt động của HS . Nhu cầu hoạt động của học sinh có điều kiện phát triển
đã tạo nên động lực thôi thúc các em tích cực thực hiện quá trình tổ chức các
hoạt động GDNGLL.
Hoạt động GDNGLL có nhiệm vụ liên kết các lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường tham gia vào quá trình tổ chức hoạt động. Trong mối liên kết
này , nhà trường giữ vai trò chủ đạo điều phối các quan hệ , trong đó có quan hệ
giữa học sinh và giáo viên với các lực lượng giáo dục khác.Chính mối quan hệ
này đã thúc đẩy học sinh phát huy tính tích cực tham gia hoạt động.
3.2/Mục tiêu của hoạt động GDNGLL ;
Hoạt động GDNGLL tạo điều kiện để học sinh phát huy vai trò chủ thể
của mình, nâng cao tính tích cực hoạt động , rèn luyện nhân cách con người phát
triển toàn diện.
Nhằm củng cố và khắc sâu vốn kiến thức, nâng cao hiểu biết về các lĩnh
vực của đời sống xã hội , rèn luyện kĩ năng sống của học sinh
Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động
xã hội
4./ Sự cần thiết Đổi mới HĐ GDNGLL :
- Thực hiện theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục và Phòng GDĐT
BaTri Trường THCS An Bình Tây đã triển khai đày đủ các công văn chỉ đạo của
cấp trên .
Trang 6


Trường THCS An Bình Taây

Nguyễn Thị Kim Pha

- Hoạt động GDNGLL là phần không thể thiếu trong chương trình giáo
dục toàn diện hoàn thành nhân cách của các em. Mỗi người từ Hiệu trưởng đến

giáo viên phải nhận rõ vai trò , trách nhiệm của mình trong hoạt động GDNGLL
- Nhà trường cần phải đổi mới phương pháp tổ chức các HĐ GDNGLL,
phải có kế hoạch , vạch ra hướng đi cho đội ngũ GVCN , đồng thời phải tác động
vào nhận thức của GV để họ tích cực , nhiệt tình và say mê trong việc tổ chức
HĐ GDNGLL.
-Tạo điều kiện cho học sinh hứng thú , mong muốn được tham gia HĐ
GDNGLL
Chương III : CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
1/ Giáo dục nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh về hoạt động
GDNGLL:
- Giáo dục cho giáo viên và học sinh về cơ bản nhận thức được hoạt động
GDNGLL là những hoạt động như thế nào. Một số hoạt động thông thường được
tổ chức trong nhà trường được GV và học sinh đánh giá cao, những hoạt động
theo chủ điểm, tham gia các phong trào địa phương , phong trào “xây dựng
trường học thân thiện học sinh tích cực”… là những HĐ GDNGLL
- Giáo dục cho học sinh hiểu được tầm quan trọng của HĐ GDNGLL như
thế nào trong việc tiếp thu kiến thức và hình thành nhân cách toàn diện của HS
- Giáo dục cho HS có thái độ đúng đắn đối với chương trình HĐ
GDNGLL. Nhà trường cung cấp một số chủ đề trọng tâm ngay từ đầu năm học.
- Chú trọng đến việc phối hợp mối quan hệ gia đình - nhà trường và xã hội
nhằm giáo dục cho các em có thái độ tốt trong học tập và đạt hiệu quả cao
2/ Tạo môi trường tổ chức hoạt động :
- GD NGLL không phải đơn thuần chỉ là tổ chức các hoạt động theo chủ
điểm có sẵn và thực hiện trong lớp học theo thời khóa biểu, mà giáo dục NGLL
Trang 7


Trường THCS An Bình Taây

Nguyễn Thị Kim Pha


được tổ chức dưới nhiều hình thức , nhiều nơi , nhiều chỗ và nhiều nội dung
phong phú.
- Cần thay đổi không gian, vị trí hoạt động
+ Ở trong lớp : thay đổi vị trí của từng tổ trong mỗi hoạt động, đảm bảo
nhóm hoạt động hiệu quả, đôi bạn cùng tiến .
- Khi tổ chức nên sắp xếp bàn ghế hình chữ U, chữ V hoặc vòng tròn để
các em dễ hoạt động. Không nên lặp đi lặp lại mot6 kiểu chỗ ngồi, dễ gây ra sự
nhàm chán.
- Trong quá trình tổ chức , cần tạo không khí thoải mái , tự tin, mạnh dạn
để các em tự do phát biểu những suy nghĩ riêng của mình . Giáo viên không nên
áp đặt theo một ý kiến duy nhất của mình, cần chú ý lắng nghe ý kiến của các
em , phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo
- GVCN phải xây dựng đội ngũ Ban cán bộ lớp phải thực sự vững mạnh ,
có khả năng điều hành hoạt động của lớp, cần nhạy bén trong xử lý các tình
huồng xảy ra.
- Ban cán bộ lớp không tập trung vào một vài tổ mà phải chia đều ra cả lớp
. Trong tiết GDNGLL ban cán bộ lớp có nhiệm vụ chọn lựa, giao nhiệm vụ, điều
hành các thành viên trong lớp cùng tham gia thực hiện hoạt động.
- GVCN kiểm tra việc chuẩn bị kế hoạch hoạt động của BCB lớp
+ Ở bên ngoài :
- Một vài tháng , ta thay đổi hình thức tổ chức một lần , có thể tổ chức đi
dã ngoại như ; tham quan các khu di tích lịch sử, Chăm sóc nghĩa trang Liệt sĩ,
đền thờ liệt sĩ, các gia đình thương binh liệt sĩ, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh
hùng…
- Tổ chức các hoạt động tập trung thông qua các hình thức hội thi, nhằm
tạo sự vui vẻ, hứng thú, tìm tòi học hỏi kiến thức bổ ích

Trang 8



Trường THCS An Bình Taây

Nguyễn Thị Kim Pha

- Ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐ GDNGLL qua hình thức hội thi,
tuyên truyền , hái hoa dâng chủ, đố vui học tập …là những hoạt động sôi nổi,
sinh động và hấp dẫn , thu hút học sinh tham gia nhiều nhất, và đạt hiệu quả cao
với các chủ đề, nội dung lớn : Tìm hiểu về An toàn giao thông, Tuyên truyền và
giáo dục pháp luật,
- Sinh hoạt dưới cờ cũng là hình thức hoạt động GD có chất lượng, Qua
buổi sinh hoạt cờ , giáo dục cho học sinh kĩ năng sống , kĩ năng giao tiếp ở ngoài
xã hội.
3 /Tổ chức các hoạt động GDNGLL:
Năm học 2009 -2010 , Nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động GDNGLL
với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn nhằm thu hút các em học sinh tích cực
tham gia đồng thời phát huy được tính nhạy bén , phát triển tư duy và mạnh dạn
phát biểu trước đám đông.
3.1 / Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động
GDNGLL ( Sử dụng máy chiếu ) tạo cho HS sự hào hứng ,sôi nổi thông qua các
cuộc thi :
- Hội thi tuyên truyền giáo dục pháp luật, phòng chống Ma túy, tệ nạn xã
hội.
- Hội thi Rung chuông Vàng với nội dung :Tìm hiểu “Về An toàn giao
thông” , “Giáo dục môi trường”
-Tổ chức hội thi “ Em là nhà khoa học “- “Hội vui học tập” – nhằm giúp
các em học hỏi , hiểu biết và phát huy trí tuệ thông qua những kiến thức đã học
và kiến thức mà các em tìm hiểu được phù hợp với trình độ của HS.
3.2/ Hình thức tổ chức các cuộc thi : chia thành nhiều đội theo từng khối
lớp , hoặc hai khối lớp kề nhau, ngoài sự tranh tài giữa các đội thi, thì hội thi bao

giờ cũng có phấn dành cho khán giả và cổ động viên.
- Cuộc thi được tiến hành nhiều vòng cho đến khi chung kết.
Trang 9


Trường THCS An Bình Taây

Nguyễn Thị Kim Pha

- Khán giả và cổ động viên với những phần thưởng nho nhỏ đã khích lệ
HS tham gia rất nhiệt tình . Qua đó giúp cho các em khắc sâu kiến thức tốt hơn.
- Cần chọn ra thành phần ban giám khảo Có kiến thức và công bằng
3.3 /Tổ chức hoạt động ngoại khóa : Tham quan các khu di tích lịc sử
trong Huyện Ba tri, Tham quan Khu Thực nghiệm Đồng Gò ở Huyện Giồng
Trôm, Đảo Khỉ ở Huyện Cần Giờ Thành Phố Hồ Chì Minh . Qua những chuyến
tham quan sẽ giúp cho các em hiểu biết thực tế những kiến thức đã học.
3.4/ Tổ chức các hoạt động khác :
- Hoạt động theo chủ điểm những ngày lễ lớn, với các chủ đề hoạt động
theo từng tháng
- Các hoạt động Văn nghệ , thể thao : Tổ chức hội thi Văn nghệ giữa các
khối lớp, Tham gia thi các trò chơi dân gian , giao lưu bóng chuyền với các đơn
vị bạn.
- Tổ chức hoạt động sáng tạo nghệ thuật :
+ Hội thi vẽ tranh theo chủ đề “ Trường học xanh ,sạch, đẹp”,
+ Thi làm báo tường giữa các khối lớp , Tổ chức “Bình báo tường”
qua hình thức dự thi bài viết.
- Ngoài ra còn tổ chức các hoạt động giáo dục như : Chăm sóc SKSSVTN,
phòng chống Ma túy, mại dâm, các tệ nạn xã hội thông qua giáo dục, tuyên
truyền và đánh giá kết quả qua việc thực hành các phiếu trả lời câu hỏi trắc
nghiệm.

- Các hoạt động hàng tuần : Sinh hoạt dưới cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp
cuối tuần lồng vào đó Giáo dục đạo đức, tình yêu quê hương, gia đình, nhà
trường, bè bạn, tình yêu thương con người.Đồng thời giáo dục các em kĩ năng
sống, có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn Trường , lớp xanh, sạch, đẹp
- Các hoạt động hàng ngày :Tổ chức 15 phút truy bài đầu giờ, để kịp thời
phát hiện và nhắc nhở các em thường xuyên không thuộc bài, không chuẩn bị

Trang 10


Trường THCS An Bình Taây

Nguyễn Thị Kim Pha

bài.Tổ chức Văn nghệ đầu giờ và giữa giờ tạo không khí vui vẻ, thoải mái để các
em học tốt.
4. Đổi mới phương pháp hoạt động GDNGLL:
Phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THCS rất đa dạng và phong
phú. Ở đây có sự phối hợp giữa phương pháp giáo dục và phương pháp dạy học ,
trên cơ sở đó giáo viên vận dụng cho phù hợp với nội dung và hình thức hoạt
động.
+ Cần vận dụng một số phương pháp cơ bản sau đây :
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp đóng vai.
- Phương pháp giải quyết vấn đề.
- Phương pháp tình huống.
- Phương pháp giao nhiệm vụ.
- Phương pháp trò chơi.
- Phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu.
- Phương pháp diễn đàn.

Cần chọn phương pháp phù hợp cho từng chủ điểm , không nên lặp lại
nhiều lần một phương pháp tổ chức gây sự nhàm chán ở các em, Tùy theo từng
nội dung của chủ điểm mà thay đổi phương pháp cho phù hợp nhằm tạo hiệu quả
cao cho hoạt động GDNGLL
+Một số yêu cầu đổi mới phương pháp tổ chức HĐ GDNGLL :
- HĐ GDNGLL phải đảm bảo tính khả thi
- Tăng cường sự tham gia của học sinh.
- Phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo của học sinh trong HĐ
GDNGLL.
- Phải đa dạng hóa các hình thức hoạt động
- Hoạt động dựa trên cách tiếp cận kĩ năng sống.

Trang 11


Trường THCS An Bình Taây

Nguyễn Thị Kim Pha

Chương IV : HIỆU QUẢ CỦA SKKN
Sau khi nghiên cứu kĩ đề tài “ Đổi mới hoạt động HĐ GDNGLL” Tôi đã
triển khai rộng rãi trước tập thể CB,GV,CNV nhà trường , tất cả mọi người tán
thành và thực hiện.
- Qua SKKN ,bước đầu đã nâng cao được nhận thức của cán bộ Gv về vai
trò, mục tiêu , ý nghĩa của HĐ GDNGLL trong việc giáo dục toàn diện học sinh.
- Nâng cao được hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, tổ chức HĐ
GDNGLL.
- Nâng cao vai trò , hiệu quả hoạt động của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ,
GV phụ trách công tác Đoàn, TPT Đội .
- Đã tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục : Nhà trường, gia đình và xã

hội trong đổi mới HĐ GDNGLL cho học sinh.
- Nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ lớp, Cán bộ Đoàn , Đội trong khâu
tự quản các HĐ GDNGLL cho học sinh.
- Tổ chức tốt công tác kiểm tra , đánh giá và công tác thi đua khen thưởng.

Trang 12


Trường THCS An Bình Taây

Nguyễn Thị Kim Pha

C. PHẦN KẾT LUẬN
I / Những bài học kinh nghiệm :
Qua quá trình nghiên cứu SKKN và vận dụng ở Trường THCS An Bình
Tây tôi nhận thấy, không phải giáo viên và học sinh của trường thiếu nhiệt tình
trong việc tổ chức và thực hiện HĐ GDNGLL , mà chính là do chưa biết được
cách thức và phương pháp hoạt động , chưa xác định được vai trò, mục tiêu của
HĐ GDNGLL. Từ SKKN này rút ra được bài học kinh nghiệm:
- Giáo viên và học sinh phải có ý thức nhiệt tình trong việc tham gia và tổ
chức các hoạt động GDNGLL.
- Nắm được các phương pháp phù hợp cho tổ chức từng chủ đề GDNGLL
- Phải đa dạng hóa các hình thức hoạt động
- Phát huy tính tích cực , chủ động , sáng tạo của giáo viên và học sinh
trong tổ chức và thực hiện HĐ GDNGLL
- Cơ sở vật chất tương đối phù hợp cho hoạt động
Từ khi SKKN được nhân rộng , đã giúp cho GV và HS của trường hứng
thú, nhiệt tình tổ chức và tham gia hoạt động. HĐ GDNGLL của trường ngày
càng có chất lượng và đạt hiệu quả cao.
II / Ý nghĩa của SKKN.

“ Đổi mới hoạt động GD NGLL ở Trường THCS An Bình Tây” là bước
đột phá thành công trong việc tổ chức và thực hiện tất cả các HĐ GDNGLL
Đồng thời đã tác động sâu sắc vào nhận thức của GV và HS nhà trường tích cực
tham gia hoạt động. Từ đó cho ta thấy HĐ GDNGLL là một phần không thể
thiếu trong chương trình giáo dục toàn diện và hoàn thiện nhân cách cho học
sinh.
III. Khả năng ứng dụng :
SKKN đã được phổ biến ,triển khai trước tập thể Hội đồng giáo viên . Từ
đầu năm học đến nay Nhà trường đã ứng dụng và tổ chức thành công nhiều hoạt
Trang 13


Trường THCS An Bình Taây

Nguyễn Thị Kim Pha

động.GVCN có kinh nghiệm hơn trong khâu thiết kế và phân công HS thực hiện
hoạt động. Học sinh tích cực, tham gia sôi nổi và ham thích các HĐ GDNGLL,
IV. Những kiến nghị và đề xuất :
Các cấp có thẩm quyền tranh thủ xây dựng cơ sở vật chất , tạo điều kiện
cho học sinh có được khuông viên rộng rãi để tổ chức thực hiện các chủ điểm
HĐ GDNGLL đạt kết quả cao.
Người viết

Nguyễn Thi kim Pha

Trang 14


Trường THCS An Bình Taây


Nguyễn Thị Kim Pha

MỤC LỤC :
A . PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………….. trang 1
I. Bối cảnh của đề tài :……………………………………......... 1
II. Lí do chọn đề tài : …………………………………………...1
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. …………………………2
IV. Mục đích của đề tài. ……………………………………….2
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I : Cơ sở lí luận. ………………………………………3
Chương II. Thực trạng của vấn đề. …………………………….4
1. Đặc điểm tình hình trường THCS An Bình Tây…….……….4
2. Nhận xét- đánh giá chung những năm đã qua ………………5
3. Xác định vị trí, vai trò và mục tiêu của HĐ GDNGLL………6
4. Sự cần thiết đổi mới HĐ GDNGLL………………………….6
Chương III: Các biện pháp tiến hành…………………….……..7
1. Giáo dục nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh
về HĐ GDNGLL…………………………………….….7
2. Tạo môi trường tổ chức hoạt động…………………………..8
3. Tổ chức các hoạt động GDNGLL……………………………9
4. Đổi mới phương pháp HĐ GDNGLL……………………….11
Chương IV: Hiệu quả của SKKN……………………………...12
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm………………………………....12
II. Ý nghĩa của SKKN…………………………………………13
III. Khả năng ứng dụng………………………………………..13
IV. Nhửng kiến nghị và đề xuất……………………………….13

Trang 15



Trường THCS An Bình Taây

Nguyễn Thị Kim Pha

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Phùng khắc Bình,Vụ trưởng Vụ công tác HSSV, TS. Vũ Quốc Anh,
chuyên gia Dự án Phát triển Giáo dục THCS II, Mấy vấn đề về kĩ năng
sống ở Trường THCS
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo , Hà Nội , 2009 , Tài liệu tập huấn giáo viên cốt
cán hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Trường THCS
3. Bộ giáo dục và Đào tạo, công văn 1741/BGDĐT-GDTrH, Hướng dẫn
đánh giá kết quả phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện
học sinh tích cực “
4. Quyết định số 16/2006/QĐ - BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo
5. Điều 5 - Luật giáo dục
6. Th.S Hoàng Văn Đoạt, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Hải
Dương, Đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động giáo dục cho học sinh
ở các trường THCS và THPT

Trang 16



×