Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH DÂN TỘC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CƯ PUI II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.66 KB, 20 trang )

Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT

NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH DÂN
TỘC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CƯ PUI II
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Krông Bông là một huyện nằm ở phía Đông của tỉnh Đắk Lắk. Điều kiện phát triển
kinh tế- xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn. Dân số 89.114 người trong đó dân tộc thiểu
số chiếm 36 % với 25 dân tộc anh em cùng sinh sống. Công tác Giáo dục và Đào tạo
chưa thực sự phát triển. Năm học 2012-2013 toàn Huyện có 55 trường, 768 lớp với
19.978 học sinh ở 3 bậc học là Trung học cơ sở, Tiểu học và Mầm non trong đó học sinh
dân tộc thiểu số là 8.728 em (chiếm 43,7%). Trong những năm vừa qua, mặc dù được
Huyện ủy, HĐND, UBND, phòng Giáo dục- Đào tạo Krông Bông và các địa phương
quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, chăm lo đời sống của đội ngũ
CBGVNV, hỗ trợ học sinh bằng những chính sách thiết thực nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục. Tuy nhiên, vì những khó khăn như trình độ dân trí không đồng đều, điều kiện
cơ sở vật chất của các trường vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số chưa đáp ứng được nhu
cầu, đặc biệt là trình độ nhận thức, vốn tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số còn
nhiều hạn chế nên chất lượng giáo dục còn rất thấp. Là một người làm công tác giảng
dạy và quản lý ở vùng học sinh dân tộc thiểu số hơn 20 năm, thấy được những khó khăn
về đội ngũ giáo viên, trình độ nhận thức của học sinh, sự quan tâm của phụ huynh đối
với việc học tập của học sinh dẫn đến chất lượng dạy và học ở đây còn rất thấp. Tôi
cùng với đồng nghiệp luôn trăn trở, tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục học sinh. Sau nhiều năm nghiên cứa và đã chỉ đạo cho tập thể cán bộ,
giáo viên trường Tiểu học Cư Pui II áp dụng thực hiện một số giải pháp cụ thể trong
công tác dạy và học, chất lượng giáo dục ở đây đã được nâng lên rõ rệt.
Chất lượng Giáo dục luôn là điều mà tất cả xã hội quan tâm, đặc biệt là chất lượng
học sinh dân tộc thiểu số. Ở huyện Krông Bông có đến 43,7 % học sinh là người dân tộc
thiểu số phân bố hầu hết trên 14 xã, thị trấn. Khi có được cơ sở vật chất, trang thiết bị
đầy đủ, đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp, điều kiện học tập được cả thiện, vốn
trang1




Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT

tiếng Việt của học sinh đảm bảo yêu cầu, năng lực của đội ngũ giáo viên đồng đều… sẽ
từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Thực tế cho thấy, tuy khó khăn, thiếu thốn
song trong quá trình thực hiện, cán bộ quản lý biết vận dụng sáng tạo các biện pháp một
cách sáng tạo; đội ngũ giáo viên thực hiện nghiêm túc các giải pháp thì chất lượng giáo
dục sẽ được nâng lên. Tuy nhiên do điều kiện còn khó khăn nên trong những năm vừa
qua các trường chưa chú trong đến việc nâng cao chất lượng mà chỉ xem “Số lượng là
chất lượng” nên chất lượng của học sinh dân tộc ở các trường có nhiều học sinh dân tộc
thiểu số còn rất thấp so với các trường ở vùng có điều kiện. Vì vậy kết thúc mỗi năm
học, tỷ lệ học sinh yếu, lưu ban rất nhiều, ảnh hưởng rất nhiều đến công tác phổ cập giáo
dục Tiểu học đúng độ tuổi. Với tầm quan trọng và cần thiết của việc nâng cao chất
lượng Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số nói chung và học sinh dân tộc thiểu số trường
tiểu học Cư Pui II nói riêng, tôi đã quan tâm đến đề tài "Những giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số vùng sâu của trường tiểu học Cư Pui II" từ
nhiều năm nay.
1.2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Đề tài đúc kết những kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo thực hiện những giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số vùng sâu của trường
tiểu học Cư Pui II- huyện Krông Bông trong đó đề cập đến những giải pháp tăng cường
tiếng Việt; nâng cao tinh thần trách nhiệm, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên;
đổi mới phương pháp dạy học; xây dựng cơ sở vật chất nhà trường; kết hợp chặt chẽ
giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục. Việc nghiên cứu nhằm mục
đích tìm hiểu các biện pháp chỉ đạo việc dạy và học nhằm nâng cao chất lượng học tập
của học sinh dân tộc thiểu số của trường tiểu học Cư Pui II. Qua đó có biện pháp chỉ đạo
nhằm nâng cao chất lượng và nâng cao năng lực quản lí góp phần nâng cao chất lượng
học tập của học sinh dân tộc thiểu số trong nhà trường.
Đề tài thống kê, tổng hợp những số liệu về thực trạng trình độ dân trí của nhân dân

trên địa bàn của trường, tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh; cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ dạy và học; chất lượng giáo dục một số năm học; những khó khăn,
thuận lợi và trình độ tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số của nhà trường qua đó đưa
trang2


Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT

ra một số giải pháp đã thực hiện và kết quả việc khắc phục những nhược điểm đồng thời
đưa ra những đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường
có học sinh dân tộc thiểu số.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu một số phương pháp truyền thống, phương pháp mới mà giáo viên nhà
trường đã thực hiện trong quá trình giảng dạy những năm học vừa qua đối với học sinh
trường Tiểu học Cư Pui II, một số hoạt động ngoài giờ lên lớp có liên quan đến việc
nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc.
- Học sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học Cư Pui II; Chất lượng, hiệu quả đào tạo
của nhà trường từ năm học 2001-2012 đến học kỳ I năm học 2012-2013; những thuận
lợi- khó khăn, điều kiện dạy và học của nhà trường.
- Chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Cư Pui II
- Thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường
1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu một số phương pháp dạy và học, những thành tựu trong việc đổi mới
phương pháp dạy học đối với học sinh dân tộc thiểu số ở tất cả các khối lớp từ lớp 1 đến
lớp 5 đặc biệt là kết quả của việc thực hiện nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu
số của tất cả 64 giáo viên đứng lớp và các giáo viên bộ môn ở trường tiểu học Cư Pui II
(Krông Bông).
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp số liệu về thực trạng chất lượng học sinh dân tộc thiểu số ở huyện Krông
Bông nói chung và ở trường tiểu học Cư Pui II nói riêng; tổng hợp các số liệu về đội

ngũ, cơ sở vật chất.
- Phân tích, so sánh chất lượng, hiệu quả đào tạo trước khi chưa thực hiện giải pháp và
sau khi áp dụng những giải pháp.
- Phỏng vấn một số giáo viên và học sinh về những thuận lợi, khó khăn; hiệu quả đạt
được, những hạn chế khi thực hiện những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục học
sinh dân tộc thiểu số.
trang3


Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT

2. PHẦN NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận
Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành
tham mưu để Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chính sách hỗ trợ ở vùng miền núi,
vùng đồng bào dân tộc và chỉ đạo các địa phương thực hiện nhằm góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục như: Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo
viên giai đoạn 2008-2012, Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân
tộc nội trú giai đoạn 2011-2015(Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 của Thủ
tướng Chính phủ; Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Thủ tướng Chính
phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở
giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; Quyết định số 2123/QĐ-TTg
ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với
các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015; Thực hiện công bằng trong xã hội và một
số chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, cho vay đi học. Nghị quyết
40/2002/NQ-QH của Quốc Hội khóa IX về đổi mới giáo dục phổ thông nói về việc nâng
cao chất lượng giáo dục cũng đã khẳng định: tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông được đưa
vào dạy học thống nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tiếng Việt trong nhà trường
tồn tại với hai tư cách: vừa là một môn học vừa là công cụ giao tiếp, học tập của học
sinh. Do đó, trình độ tiếng Việt (vốn từ, kiến thức về tiếng Việt và kỹ năng sử dụng vốn

từ trong học tập, giao tiếp) có vai trò và ảnh hưởng rất quan trọng đối với khả năng học
tập các môn học của học sinh. Thực tế cho thấy, học sinh người dân tộc thiểu số càng
học lên lớp trên thì khả năng đạt chuẩn chương trình các môn học càng thấp vì nhiều
nguyên nhân như cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện kinh tế, điều kiện học tập, trình
độ nhận thức... trong đó, sự thiếu hụt về vốn sống, vốn ngôn ngữ là nguyên nhân chủ
yếu và trực tiếp của tình trạng trên.
Trong những năm vừa qua, Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa,
vùng có điều kiện kinh tế- xã hội gặp nhiều khó khăn đã và đang được Đảng, Nhà nước
và các địa phương quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho
trang4


Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT

dạy và học. Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có rất nhiều thay đổi về khung thời gian, chương
trình, sách giáo khoa đối với học sinh dân tộc thiểu số như chương trình 100 tuần,
chương trình 120 tuần, chương trình 165 tuần; tăng thời lượng môn tiếng Việt, giảm tải
chương trình sách giáo khoa; soạn thảo chương trình sách giáo khoa tiếng dân tộc... Dự
án giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (PEDC) đã hỗ trợ xây dựng cơ sở vật
chất, mua sắm trang thiết bị, sách giáo khoa, sách hướng dẫn, tập huấn nâng cao năng
lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, tuyển chọn và bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng
cho đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo viên là người dân tộc thiểu số trong quá trình giảng
dạy... song chất lượng vẫn chưa được như mong muốn, hiệu quả giáo dục thấp, tỷ lệ học
sinh yếu kém, lưu ban, bỏ học vẫn còn rất cao thậm chí vẫn còn những học sinh "ngồi
sai lớp".
Các trường trong toàn huyện nói chung và các trường vùng sâu, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số nói riêng đã được Huyện ủy, HĐND, UBND, phòng Giáo dục- Đào tạo, các
cấp, các ngành rất quan tâm, đầu tư xây nhiều hạng mục công trình, chăm lo đời sống
của đội ngũ CBGVNV, hỗ trợ học sinh bằng những chính sách thiết thực nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, vì những khó khăn đặc biệt là trình độ nhận thức, vốn

tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế, đội ngũ giáo viên chưa thực
hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học nên chất lượng giáo dục còn rất
thấp, tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học vẫn còn cao.
2.2. Thực trạng về chất lượng dạy và học của học sinh trường Tiểu học Cư Pui II
Trường tiểu học Cư Pui II là một trường nằm ở vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn
của huyện Krông Bông. Địa bàn của trường rất rộng đường sá đi lại gặp rất nhiều khó
khăn đặc biệt là vào mùa mưa, phải qua nhiều đèo dốc, sông suối. Nhà trường có 6 điểm
trường lẻ và 1 điểm trường chính trải dài trên 8 thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số
gồm 6 thôn với hơn 8.200 khẩu là người dân tộc Thái, Tày, Nùng, Mường... nhiều nhất
là người H'Mông (gần 8 nghìn khẩu) di cư từ các tỉnh phía Bắc vào và 2 buôn người
đồng bào dân tộc Ê Đê, M'Nông với 11 dân tộc anh em cùng chung sống. Trình độ dân
trí còn thấp, cuộc sống của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn.
trang5


Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT

Năm học 2012-2013 nhà trường có 55 lớp; 76 cán bộ, giáo viên, nhân viên; 1.493 học
sinh trong đó học sinh dân tộc thiểu số là 1.450 em chiếm tỷ lệ 97,1% (trong đó 5 điểm
trường có 100 % là học sinh dân tộc thiểu số là Ea Lang 1, Ea Lang 2, Ea Lang 3, Ea
Bar, Ea Rớt). Đội ngũ giáo viên trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng
dạy đặc biệt là giảng dạy học sinh dân tộc. Chất lượng giáo dục hàng năm còn rất thấp.
Trước đây, tỷ lệ học sinh lưu ban hàng năm trên 20%; học sinh bỏ học gần 4%; hiệu quả
giáo dục sau 5 năm chỉ đạt khoảng trên 20 %. Nhà trường được tách ra từ trường tiểu
học Cư Pui từ năm 2004, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn và tạm bợ.
Tổng số phòng học là 36, trong đó có 16 phòng tạm bợ xuống cấp có nguy cơ sập đổ. Số
phòng học này chỉ đủ cho việc học 1 buổi/ ngày. Bàn ghế tương đối đủ nhưng một số do
phụ huynh tự đóng nên không đúng quy cách và hư hỏng nhiều. Vì điều kiện khó khăn
nên nhà trường chưa có lớp nào học 2 buổi/ ngày. Do vậy việc phụ đạo học sinh yếu
kém, học sinh “ngồi sai lớp” và tăng cường tiếng Việt cho các em vào buổi thứ 2 chưa

thể thực hiện được.
Các phòng chức năng như phòng họp, phòng sinh hoạt chuyên môn chưa có nên
việc sinh hoạt chuyên môn của các khối lớp thường chỉ tranh thủ vì phải mượn phòng
học để sinh hoạt nên chất lượng sinh hoạt chưa thực sự hiệu quả, hơn nữa nhà trường có
đến 7 điểm trường nên việc sinh hoạt chuyên môn tổ khối thực hiện không thường
xuyên. Đồ dùng, thiết bị vẫn còn thiếu nhiều và sử dụng chưa hiệu quả do nhà trường rất
nhiều điểm trường. Các điểm trường xa điểm chính nên việc mượn đồ dùng, thiết bị dạy
học không thường xuyên do giáo viên ngại đi lại nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất
lượng giảng dạy.

Trong những năm học vừa qua, nhà trường đã cố gắng tìm nhiều giải pháp để
nâng cao chất lượng giáo dục như đổi mới phương pháp dạy học; tăng thời lượng một số
môn học cơ bản như Toán, tiếng Việt; tăng cường phụ đạo học sinh yếu; tổ chức các
hình thức học tập như học theo nhóm, đôi bạn cùng tiến, nhiều tiết học kéo dài 50 đến
60 phút thậm chí 70 phút nhưng chất lượng vẫn chưa được nhu mong muốn vì rất nhiều
trang6


Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT

nguyên nhân trong đó vốn tiếng Việt của học sinh còn rất hạn chế. Học sinh sau khi lên
lớp lại có tình trạng đọc chưa thông, viết chưa thạo "ngồi sai lớp", tỷ lệ lưu ban sau mỗi
năm học vẫn còn cao, nhiều học sinh bỏ học vì học lực yếu, kém... Xảy ra tình trạng này
là do các em còn ít vốn tiếng Việt nên các em tiếp thu kiến thức một cách thụ động (học
vẹt) nên rất dễ quên. Do đó trong thời gian nghỉ hè các em đã quên khá nhiều kiến thức
trong đó đặc biệt quan trọng là quên việc đọc, viết và làm toán dẫn đến tình trạng nhiều
học sinh "ngồi sai lớp".
Qua khảo sát đầu các năm học vừa qua, tỷ lệ học sinh đến lớp Mẫu giáo trên địa bàn
xã Cư Pui ra lớp chỉ đạt khoảng 50- 65% trẻ trong độ tuổi (do việc huy động trẻ trong độ
tuổi ra lớp đạt tỷ lệ thấp). Đây là một trong những khó khăn lớn nhất của nhà trường khi

tiếp nhận 35- 50 % các em chưa ra lớp Mẫu giáo vào học lớp Một. Những em này hầu
như chưa biết và giao tiếp được bằng tiếng Việt. Trong số học sinh qua Mẫu giáo thì
việc giao tiếp bằng tiếng Việt của các em vẫn hết sức khó khăn. Tỷ lệ học sinh có thể
hỏi, trả lời và hiểu được những yêu cầu của giáo viên chỉ chiếm 20- 35 % trong số
những em đã qua Mẫu giáo hoặc những học sinh lưu ban. Các em chỉ nghe và hiểu được
những câu lệnh đơn giản như "trật tự", "ra chơi", "vào lớp", "ra về".... Với 12/17 lớp
Mẫu giáo là học sinh dân tộc H'Mông nhưng không có một giáo viên Mầm non nào là
người H'Mông cũng là một trong những khó khăn trong quá trình giảng dạy.
Việc giảng dạy mang tính áp đặt, khô khan do giáo viên “tham” và sợ nên cố truyền
đạt những kiến thức có trong sách giáo khoa mà không giành thời gian để tạo ra sự hứng
thú cho học sinh trong học tập là một hạn chế rất lớn trong quá trình tiếp thu kiến thức
của học sinh đặc biệt là đối với học sinh là người dân tộc thiểu số. Vì vậy chất lượng
giáo dục rất thấp, tỷ lệ học sinh bỏ học cao do các em chán học, khhông tìm thấy niềm
vui khi đến lớp.
Bên cạnh đó, trình độ dân trí vẫn còn thấp, các gia đình chưa thực sự quan tâm đến
việc học tập của con em. Nhiều em học sinh vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên thường
xuyên phải nghỉ học để ở nhà giúp đỡ gia đình như giữ em, chăn bò, làm nương rẫy...
Khi vào thăm, khảo sát thực tế ở các gia đình thì hầu hết các gia đình là người dân tộc
thiểu số không có bàn ghế, điện thắp sáng, không có góc học tập để các em học ở nhà và
trang7


Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT

hầu hết các gia đình không quan tâm con em mình học hành ở lớp ra sao, về nhà thế nào,
không sắp xếp thời gian biểu cũng nhưng tạo điều kiện cho các em học tập.
Tôi mạnh dạn đưa ra đây một số giải pháp mà bản thân đã tích lũy nhiều năm bằng
những kinh nghiệm thực tế giảng dạy và quản lý. Những giải pháp này đã được áp dụng
và thực hiện có hiệu quả tại đơn vị cách đây đã 2 năm (có thể các đơn vị khác và các bạn
đồng nghiệp đã thực hiện một trong những giải pháp này) để cùng đồng nghiệp chia sẻ.

Thiết nghĩ, nếu những trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số mà thực trạng giống
như trường tiểu học Cư Pui II cũng đưa những giải pháp này và áp dụng một cách khoa
học, phù hợp tại đơn vị chắc chắn chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số sẽ được
nâng lên.
2.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu
học Cư Pui II
2.3 1. Mục tiêu của giải pháp
Có được những phương pháp dạy học mới, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng học
sinh dân tộc thiểu số, những giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ, đề xuất về cơ sở
vật chất và sự vào cuộc của toàn xã hội trong công tác xã hội hóa giáo dục nhằm góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục, giảm thiểu tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học.
2.3.2 Nội dung và cách thức thực hiện những giải pháp
2.3.2.1. Tăng cường tiếng Việt, tăng thời lượng dạy tiếng Việt cho học sinh lớp Một
Đây là giải pháp vô cùng quan trọng đối với học sinh dân tộc thiểu số nhất là học
sinh bắt đầu vào học Bậc học Mầm non và khi vào lớp Một. Với 97% học sinh là người
dân tộc thiểu số, trường Tiểu học Cư Pui II rất quan tâm đến việc tăng cường tiếng Việt
cho học sinh trước và sau khi vào lớp Một. Có rất nhiều hình thức tăng cường vốn tiếng
Việt để các em có vốn tiếng Việt cần thiết tiếp thu bài học một cách tốt hơn. Sau đây là
một số biện pháp mà nhà trường đã thực hiện:
Phối hợp với trường Mẫu giáo Cư Pui và các thôn, buôn vận động tối đa trẻ trong
độ tuổi ra lớp Mẫu giáo 3,4,5 tuổi. Đây là điều kiện tốt giúp các em có được vốn tiếng
Việt ban đầu rất quan trọng để sau 1 đến 3 năm các em tự tin vào lớp Một.
trang8


Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT

Trong quá trình giảng dạy tất cả các môn học, ngoài việc cung cấp kiến thức, giáo
viên phải thường xuyên tăng cường tiếng Việt chi các em bằng cách sử dụng các phương
pháp gợi mở, vấn đáp, diễn kịch, đóng vai, thực hiện nhiều các trò chơi “học mà chơi,

chơi mà học” đối với học sinh lớp Một, lớp Hai, tạo hứng thú trong giờ học cho các em
đồng thời giúp các em mạnh dạn, tự tin và tích lũy vốn tiếng Việt cần thiết.
Chú trọng và quan tâm tăng cường tiếng Việt cho các em trong các hoạt động ngoài
giờ lên lớp như sinh hoạt Sao Nhi đồng, Đội thiếu niên, giao lưu tiếng Việt giữa các
khối lớp, giữa các trường trong Cụm 3 xã và giao lưu học sinh dân tộc thiểu số cấp
trường, cấp Huyện.
Thời gian vừa qua, nhà trường đã khuyến khích giáo viên tự học tiếng dân tộc để
giao lưu với các em giúp cho các em dễ dàng trong việc làm quen và nâng cao vốn tiếng
Việt. Ngoài ra, việc tạo thói quen sử dụng tiếng Việt ở trường, ở gia đình và ở khu dân
cư là điều hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên xuống phối hợp với
gia đình giúp các em làm quen và thường xuyên sử dụng tiếng phổ thông trong sinh hoạt
hàng ngày.
Vừa qua phòng Giáo dục- Đào tạo Krông Bông đã triển khai và hướng dẫn thực hiện
việc tăng thời lượng môn tiếng Việt từ 350 tiết lên 500 tiết. Trong quá trình thực hiện,
nhà trường cũng gặp một số khó khăn như không biết áp dụng như thế nào để có hiệu
quả. Vì vậy bản thân đã đưa ra kế hoạch thực hiện chuyên đề Cụm chuyên môn về
“Tăng thời lượng trong môn tiếng Việt lớp Một” để các trường trong Cụm thảo luận việc
tăng thời lượng hợp lý trong từng tiết dạy. Sau khi thống nhất, các khối 1, khối 2 ở
trường tiểu học Cư Pui II triển khai thực hiện. Trước hết, giáo viên lập kế hoạch và
phương án tăng thời lượng trong thiết kế bài dạy. Việc tăng thời lượng tùy theo vào điều
kiện của từng lớp, từng điểm trường. Các khối trưởng phối hợp đi dự giờ ở khối 1 đánh
giá và góp ý việc tăng thời lượng nhằm rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả của việc
tăng thời lượng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Việt làm tiền đề cho các
môn học khác ở lớp Một và các lớp tiếp theo. Các lớp chủ yếu tăng thời lượng bằng cách
giành 5 phút sinh hoạt đầu giờ, giảm thời lượng một số môn học khác, 5 phút nghỉ giữa
trang9


Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT


các môn học… để tăng thời lượng cho môn tiếng Việt. Những tiết tiếng Việt được tăng
thời lượng lên từ 10 đến 20 phút.
Việc tăng thời lượng môn tiếng Việt ở các lớp có 100% học sinh là người dân tộc
thiểu số cũng được các giáo viên chủ nhiệm tăng thêm về mặt thời gian. Nhiểu giáo viên
tận dụng những phòng học trống vào các buổi học để dạy các môn học khác còn thời
gian buổi học chính sẽ giành tăng thời lượng cho môn tiếng Việt. Sau khi kết thúc học
kỳ I năm học 2012-2013, chất lượng môn tiếng Việt của lớp Một ở phần lớn các lớp của
trường đã được từng bước nâng lên.
Nhà trường đã xác định, việc đầu tư vào dạy 2 môn Toán và tiếng Việt là khâu
then chốt đối với học sinh dân tộc thiểu số các khối lớp đặc biệt là lớp Một. Nhà trường
đã chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên đầu tư soạn giảng có chất lượng 2 môn học này, giành
nhiều thời gian cho môn tiếng Việt vì đây là môn học đặc biệt quan trọng. Khi các em
không đọc thông, viết thạo thì sẽ rất khó để học và tiếp thu kiến thức các môn học khác.
Trong những năm học vừa qua, Nhà trường cũng đã đầu tư rất nhiều kinh phí để các
khối lớp mua đồ dùng dạy học phục vụ cho 2 môn học này.
2.3.2.2. Duy trì sỹ số học sinh
Học sinh người DTTS rất hay nghỉ học vì lý do đi lại khó khăn vào mùa mưa hoặc
vào ngày mùa. Vì vậy ảnh hưởng rất nhiều đến việc nâng cao chất lượng. Những năm
trước đây do đội ngũ giáo viên ít quan tâm đến việc này nên cứ đến giai đoạn gieo tỉa và
thu hoạch mùa là học sinh nghỉ học để ở nhà giúp đỡ gia đình rất nhiều (thời điểm thu
hoạch có lớp nghỉ đến ¼ lớp). Hai năm trở lại đây, Nhà trường đã làm tốt công tác tuyên
truyền và phối hợp với gia đình và các đoàn thể ở thôn, buôn nên tỷ lệ học sinh bỏ học
đã giảm rõ rệt. Đặc biệt, bản thân đã chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện kế hoạch: giáo
viên ít nhất xuống thăm mỗi học sinh 1 lần/ năm học. Có giáo viên đã vận động ủng hộ
quần áo, dày dép, cặp, mũ ở các nơi khác để tặng các em; tổ chức các trò chơi dân gian;
những tiết học sôi động... làm cho học sinh hứng thú đến trường. Vì vậy tỷ lệ học sinh
bỏ học năm học 2010-2011 là 3,8% thì kết thúc năm học 2011-2012 đã giảm xuống còn
1,8% và kết thúc học kỳ I năm học 2012-2013 tỷ lệ học sinh bỏ học của nhà trường đã
giảm xuống còn 0,6%. Một số em nhà cách trường 3-5 km nhưng vẫn đi học đều, không
trang10



Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT

còn nghỉ học và bỏ học như trước nữa. Việc học sinh đi học thường xuyên giúp cho các
em tiếp thu kiến thức một cách liên tục, không bị gián đoạn. Chính vì vậy chất lượng đã
được nâng lên rõ rệt.
2.3.2.3 Phân công chuyên môn hợp lý
Phân công chuyên môn một cách hợp lý là điều kiện thuận lợi giúp cho việc nâng cao
chất lượng. Vì vậy ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu đã giành rất nhiều thời gian để
thảo luận, nghiên cứu và thống nhất việc phân công chuyên môn. Bản thân đã chủ trì
việc thảo luận phân công chuyên môn sau khi các bộ phận đã đưa ra thực trạng về đội
ngũ giáo viên. Xác định đội ngũ giáo viên được phân công dạy lớp Một là quan trọng
nhất. Đội ngũ giáo viên này ngoài năng lực chuyên môn vững vàng, chữ viết đẹp thì
phải khóe léo, nhiệt tình, tâm huyết và chút năng khiếu và kinh nghiệm trong dạy lớp
Một. Những giáo viên dạy các lớp 5 cần có năng lực chuyên môn vững vàng. Những
giáo viên còn lại sẽ được phân công theo năng lực, sở trường, điều kiện, hoàn cảnh…
Trong 2 năm học vừa qua, việc phân công đã đem lại hiệu quả, chất lượng giáo dục đã
được nâng lên, tỷ lệ học sinh lớp Một lưu ban đã giảm từ 32% năm học 20102011xuống còn 28% năm học 2011-2012. Theo thồng kê thì học kỳ I năm học 20122013 tỷ lệ học sinh có học lực yếu cũng đã giảm so với cùng kỳ năm học trước.
2.3.2.4. Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện
Việc áp dụng phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm đối với học sinh
dân tộc thiểu gặp rất nhiều khó khăn và thiếu hiệu quả nếu không thực hiện một cách
khoa học và phù hợp với đối tượng học sinh. Nhiều giáo viên không dám sử dụng nhiều
các hoạt động trong giảng dạy vì sợ “cháy giáo án”. Vì vậy, tiết học trở nên nặng nề,
căng thẳng, ít hiệu quả. Do vậy, bản thân đã chỉ đạo cho giáo viên thực hiện các biện
pháp giảng dạy nhẹ nhàng, sôi động gây hứng thú cho học sinh giúp các em dễ dàng tiếp
thu kiến thức hơn. Đối với học sinh dân tộc thiểu số, việc sử dụng những phương pháp
như đóng vai, thảo luận nhóm, phỏng vấn, sử dụng giáo án điện tử, đồ dùng dạy học…
giúp các em có điều kiện làm quen với các hoạt động tập thể, tiếp xúc và sử dụng tiếng
Việt nhiều tạo hứng thú để các tiếp thu bài học tốt hơn.

trang11


Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT

Hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng được Nhà trường quan tâm. Hàng tháng Đội thiếu
niên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động theo chủ đề như các hoạt
động văn nghệ, thể thao, giao lưu tiếng Việt, rung chuông vàng, cắm trại, tổ chức thi các
trò chơi truyền thống…
2.3.2.5. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong đội ngũ giáo viên
Theo ông Phan Hồng, Giám đốc SGD-ĐT: “Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì
trước hết phải quan tâm đến chất lượng đội ngũ. Vì vậy, việc bồi dưỡng, nâng cao ý
thức, nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên là điều vô cùng quan trọng, tiếp tục thực
hiện cuộc vận động 'Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo'”.
Đối với đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số ngoài năng lực chuyên môn thì đội
ngũ giáo viên còn phải quan tâm đến việc tinh thần trách nhiệm, sự tâm huyết, cống
hiến, tự giác, tận tụy đối với công tác giảng dạy. Sự tâm huyết đó được thể hiện bằng
việc khắc phục những khó khăn của cuộc sống đời thường, điều kiện khó khăn của Nhà
trường, giành thời gian hợp lý để phụ đạo học sinh yếu, tìm tòi, sáng tạo, học hỏi những
kinh nghiệm trong giảng dạy, tìm những giải pháp hay, thiết thực và hiệu quả để nâng
cao chất lượng từng tiết dạy; biết quý thời gian trên lớp để truyền thụ kiến thức cho học
sinh, giành thời gian ngoài giờ lên lớp để tổ chức các hoạt động vui chơi giúp học sinh
hứng thú đến lớp; xuống gia đình học sinh tìm hiểu về điều kiện gia đình, hướng dẫn
học ở nhà…
Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ giáo viên
Nhà trường có đội ngũ giáo viên hầu hết là trẻ và đều đạt chuẩn và trên chuẩn.
Những giáo viên đạt chuẩn hiện tại đang theo học các lớp Đại học, Cao đẳng. Hiện tại số
cán bộ giáo viên nhân viên của nhà trường là 76 người trong đó đạt chuẩn là 100%. trên
chuẩn là 67%. Việc học nâng chuẩn của giáo viên được nhà trường hết sức quan tâm và

tạo điều kiện để các đồng chí yên tâm học tập, thi cử. Những đồng chí đi học được Nhà
trường miễn giảm một số hoạt động trong hè, nghỉ các cuộc họp, sinh hoạt trong những
trang12


Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT

ngày thứ 7, chủ nhật để các đồng chí ôn thi, kiểm tra… Vì vậy những đồng chí tham gia
học tập nâng cao đều có kết quả cao trong các kỳ thi.
Việc nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên còn được Nhà trường
quan tâm bằng cách thường xuyên tổ chức thao hội giảng, dự giờ, thăm lớp, sinh hoạt
chuyên đề để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm ở các khối lớp; tham dự các kỳ thi giáo viên
dạy giỏi, giáo viên viết chữ đẹp… và năm nào nhà trường cũng có nhiều giáo viên được
công nhận giáo viên dạy giỏi, giáo viên viết chữ đẹp cấp trường, cấp Huyện và cấp Tỉnh.
Ngoài ra, Nhà trường còn tham mưu với UBND xã Cư Pui hàng năm tổ chức Hội
thảo Giaó dục để có sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể và đội ngũ giáo viên để
cùng nhìn nhận thực trạng công tác giáo dục của địa phương từ đó tìm giải pháp nâng
cao chất lượng giáo dục.
Việc sinh hoạt chuyên đề ở Cụm chuyên môn (6 trường vùng 3) cũng được Nhà
trường hết sức quan tâm. Rất nhiều vấn đề liên quan đến công tác chuyên môn như làm
thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số, ứng dụng công nghệ
thông tin vào giảng dạy đối với học sinh dân tộc, giải pháp giảm thiểu tình trạng học
sinh bỏ học, dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số hiệu quả, tăng cường tiếng
Việt, tăng thời lượng môn tiếng Việt lớp Một… được Nhà trường đưa ra tại các kỳ sinh
hoạt chuyên đề để cán bộ, giáo viên các trường thảo luận, tìm ra giải pháp tối ưu về áp
dụng ở các trường. Qua những buổi sinh hoạt như vậy giúp đội ngũ cán bộ, giáo viên
tích lũy cho mình những kinh nghiệm quản lý cũng như phương pháp dạy học quý giá.
2.3.2.6. Quan tâm đến học sinh cá biệt, học sinh yếu
Trường Tiểu học Cư Pui II có số lượng học sinh khá đông với 1.493 em. Do đó mỗi
lớp bình quân gần 30 học sinh/lớp. Tỷ lệ học sinh yếu khá cao. Đặc biệt, nhiều lớp vẫn

còn tình trạng học sinh “ngồi sai lớp”. Nếu giáo viên không quan tâm đến những em này
thì chắc chắn số học sinh yếu và những em “ngồi sai lớp” lại sẽ lưu ban vào cuối năm
học. Vì vậy ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chỉ đạo cho tất cả giáo viên chủ nhiệm
khỏa sát chất lượng đầu năm và phân loại học học lực để có biện pháp phụ đạo những
học sinh yếu. Để việc giảng dạy có hiệu quả, nhiều giáo viên chủ nhiệm lớp đã phân loại
học sinh theo học lực và thực hiện việc giảng dạy cho các em theo kiểu lớp ghép. Với
trang13


Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT

giải pháp này, những học sinh yếu vẫn có thể tiếp thu được kiến thức và những học sinh
khá, giỏi vẫn học bình thường. Tuy nhiên, hạn chế ở các lớp này là tỷ lệ học sinh trên
lớp cao nên việc giúp đỡ từng em rất khó thực hiện.
Với những học sinh yếu, giáo viên chủ nhiệm lập tổ học tập, đôi bạn cùng tiến để
giúp đỡ nhau trong học tập. Ngoài ra giáo viên thường xuyên xuống gia đình để hướng
dẫn các em về phương pháp học ở nhà; phối hợp với gia đình xây dựng góc học tập cho
các em…
2.3.2.7. Thực hiện nghiêm túc việc bàn giao chất lượng
Bàn giao chất lượng một cách nghiêm túc, khách quan là một trong những biện pháp
để nâng cao chất lượng giáo dục. Qua việc bàn giao, giáo viên kiểm nghiệm được quá
trình giảng dạy của mình bằng hiệu quả chất lượng cuối năm. Đồng thời giáo viên nhận
bàn giao nắm được chất lượng thực tế của lớp mình phụ trách qua đó có kế hoạch giảng
dạy phù hợp. Bàn giao chất lượng giúp giáo viên có ý thức trách nhiệm hơn về chất
lượng học sinh ngay từ đầu năm học; giúp giáo viên xây dựng kế hoạch, đổi mới phương
pháp dạy học, tìm ra những giải pháp nâng cao chất lương. Vì vậy, ngay từ cuối năm
học nhà trường đã thành lập Hội đồng nghiệm thu và bàn giao chất lượng gồm những
thành viên như Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn, các khối trưởng và giáo viên
chủ nhiệm. Lịch bàn giao được các khối lớp lên kế hoạch. Đặc biệt, nhà trường quán
triệt đến toàn Hội đồng việc bàn giao chất lượng phải được thực hiện một cách nghiêm

túc, đúng quy định và hướng dẫn của cấp trên.
Nhờ thực hiện nghiêm túc việc bàn giao nên năm học 2012-2013, các lớp đã có được
những số liệu sát thực tế về chất lượng. Qua đó đánh giá được hiệu quả giảng dạy của
từng giáo viên đồng thời có cơ sở để giáo viên xây dựng kế hoạch sát thực tế, phù hợp
với điều kiện từng lớp. Kết thúc học kỳ I, chất lượng dạy và học của trường Tiểu học Cư
Pui II đã được nâng lên so với cùng kỳ năm học 2011-2012.
2.3.2.8. Xây dựng cơ sở vật chất để tổ chức dạy 2 buổi/ngày, phối hợp với các ban
ngành, đoàn thể huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp Mẫu giáo
trang14


Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT

Xã cư Pui có 12.389 người trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 87%
(gần 60 % hộ nghèo theo chuẩn mới). Các khoản đóng góp xây dựng các em học sinh
được miễn hoàn toàn, việc huy động đóng góp của nhân dân cũng không thực hiện được.
Tuy vậy nhưng nhà trường đã tham mưu cho chính quyền địa phương giành nguồn vốn
xây mới được 4 phòng học, sửa chữa 8 phòng học tạm, 4 phòng ở giáo viên, láng nền 4
phòng học tạm ở điểm trường Ea Rớt. Vì vậy nhiều lớp đã có thêm phòng học trống để
phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi. Số học sinh yếu cuối học kỳ I đã giảm
xuống rõ rệt nhất là học sinh ở điểm trường Ea Lang 2, Ea Lang 3… Trong thời gian tới,
điểm trường Ea Bar sẽ được Nhà nước đầu tư 10 tỷ đồng từ nguồn dự án để xây dựng cơ
sở vật chất trường học như phòng học cao tầng, phòng chức năng, sân chơi; dự án xây
dựng mới và sửa chữa những phòng học tạm, xây dựng phòng thư viện ở điểm trường
Ea Lang 2…giúp có thêm phòng học để phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi
và từng bước thực hiện việc dạy tăng buổi đối với học sinh lpứ Một; trang bị tài liệu học
tập, giảng dạy tại thư viện điểm trường để thầy trò có điều kiện tham khảo tài liệu.
Trong thời gian vừa qua, Trường Tiểu học Cư Pui II và trường Mẫu giáo Cư Pui đã
cùng với các ban ngành, đoàn thể của Xã xuống các thôn, buôn phối hợp với Ban tự
quản, gia đình huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp Mầm non và Tiểu học. Kết quả có trên

80% trẻ Mầm non ra lớp, trên 95% trẻ trong độ tuổi vào lớp Một cắp sách đến trường.
3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua hơn 2 năm chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học Cư Pui II (Krông
Bông) đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng những giải pháp nêu trên vào quá trình
giảng dạy nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (đặc biệt là lớp 1 và
lớp 2), cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được tăng cường; trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giáo viên được nâng lên… Các giải pháp
được thực hiện nhịp nhàng, khoa học rất hiệu quả nên chất lượng dạy và học được nâng
lên từ 3 đến 4 % mỗi năm; học sinh lưu ban từ 22% năm học 2010- 2011 đã giảm xuống
còn 18% năm học 2011-2012; tỷ lệ học sinh bỏ học cuối học kỳ I năm học 2012-2013
giảm xuống còn 0,6%...
trang15


Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT

Đến nay tất cả các thôn (buôn) trên địa bàn xã Cư Pui đều đã có lớp Mầm non, trên
50% số lớp Mầm non trên địa bàn đã được học 2 buổi/ ngày, từ 50 đến 65 % trẻ trong độ
tuổi ra lớp Mẫu giáo năm 2009- 2010 thì đầu năm học 2012-2013 tỷ lệ trẻ ra lớp Mẫu
giáo trong độ tuổi 4- 5 tuổi đạt trên 80%. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để nâng cao
chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số trường Tiểu học Cư Pui II.
4. KẾT LUẬN
Là một trong những đơn vị trường khó khăn nhất của huyện Krông Bông mà hàng
năm chất lượng giáo dục tăng từ 5 đến 7%, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm từ gần 4% xuống
còn hơn 1% có thể xem như đó là thành công lớn của tập thể Sư phạm nhà trường cũng
như các cấp, các ngành trên địa bàn xã Cư Pui và ngành giáo dục Krông Bông.Trong
quá trình Giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học phụ thuộc rất nhiều yếu tố song đối
với các trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số, việc tăng cường tiếng Việt, duy trì sỹ
số, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo… là những yếu
tố hết sức quan trọng. Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp không được phép nóng

vội mà phải kiên trì để tìm và kết hợp những phương pháp, giải pháp phù hợp với điều
kiện của học sinh thì mới đem lại hiệu quả như mong muốn.
Để các em có được điều kiện học tập và phương pháp giảng dạy phù hợp, hiệu quả
thì trước hết Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, tổ khối phải có kế hoạch hoạt động cụ
thể; đội ngũ giáo viên phải thực sự nhiệt tình, tâm huyết, có tinh thần tự học, thiết kế
những tiết học sôi nổi, hấp dẫn, thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp,
kết hợp chặt chẽ với phụ huynh nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học ở
nhà và thường xuyên sử dụng tiếng phổ thông trong việc giao tiếp ở nhà và ở cộng đồng.
Để đạt được những kết quả tốt trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục đối với
một trường đặc biệt khó khăn như trường Tiểu học Cư Pui II là nhờ có sự quan tâm của
các cấp, các ngành trong việc xây dựng cơ sở vật chất, chính sách thu hút đội ngũ cán bộ
giáo viên làm cho họ tuy ở xa nhà nhưng rất yên tâm công tác và tận tuy, tâm huyết với
nghề. Nhiều giáo viên đã tìm ra những phương pháp dạy học tích cực góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục một cách hiệu quả. Gia đình và các tổ chức đoàn thể ở thôn (buôn)
luôn tích cực phối hợp, họ luôn là môi trường thuận lợi trong việc làm quen và bồi
trang16


Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT

dưỡng vốn tiếng Việt cho trẻ trong thời gian ở nhà và sinh hoạt ở cộng đồng. Đặc biệt
trong dịp hè, tổ chức Đoàn ở các thôn, buôn thường xuyên tạo cho các em những sân
chơi giúp cho các em có được những ngày hè vui tươi, bổ ích và tạo điều kiện nâng cao
vốn tiếng Việt để tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.
5. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
Là một trường có địa bàn rộng, nhiều điểm trường, số lớp và số học sinh đông, tỷ lệ
học sinh dân tộc thiểu số cao nên cấp trên sớm cho chủ trương để chia tách trường tiểu
học Cư Pui II thành 2 trường để việc quản lý thuận lợi hơn nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục. Huy động trẻ trong độ tuổi hàng năm ra lớp Mẫu giáo đạt tỷ lệ cao tạo điều
kiện cho trẻ tiếp xúc và làm quen với tiếng Việt, chuẩn bị tốt tiếng Việt để các em bước

vào lớp Một.
Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo để từng bước tiến hành dạy 2 buổi/ ngày (trước hết
ưu tiên lớp Một) tạo điều kiện để các em có nhiều thời gian nhằm tăng cường tiếng Việt
cho các em vào buổi thứ 2.
Cần có chính sách thỏa đáng và quan tâm hơn nữa đối với những cán bộ, giáo viên,
nhân viên công tác ở các trường có điều kiện đặc biệt khó khăn để những giáo viên có
nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy học sinh dân tộc tình nguyện và yên tâm công tác lâu
dài ở trường; khuyến khích và có chế độ thỏa đáng đối với giáo viên tự học tiếng dân tộc
thiểu số để nhiều người hưởng ứng tham gia.
LỜI CẢM ƠN
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ trong công tác quản lý mà bản thân tôi đúc
kết sau hơn 20 năm làm công tác giảng dạy và quản lý ở các trường có nhiều học sinh là
người dân tộc thiểu số mà bản thân đã thực hiện tại đơn vị và đã đem lại được một số kết
quả khả quan trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Những kinh nghiệm mà tôi thực
hiện và viết ra đây có thể không mới nhưng tôi đã vận dụng những giải pháp đưa ra một
cách sáng tạo, tuân thủ nghiêm túc nên nó đem lại hiệu quả như bản thân mong muốn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các tổ chức đoàn thể, các tổ khối trong nhà trường đã phối
kết hợp để có được kết quả này đặc biệt xin cám ơn đội ngũ giáo viên đã thực hiện tốt
những kế hoạch, nhiệm vụ được giao và có ý thức đổi mới phương pháp dạy học phù
trang17


Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT

hợp, luôn tìm những giải pháp tối ưu để tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc và
đã đem lại những hiệu quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên đây chỉ là những kinh nghiệm thực
tế của bản thân áp dụng ở một đơn vị có điều kiện đặc biệt khó khăn, vì vậy chắc chắn
còn nhiều giải pháp chưa phù hợp để áp dụng rộng rãi ở các đơn vị khác; quá trình thực
hiện ghi chép lại còn nhiều thiếu sót, chưa thực sự đầy đủ và khoa học. Kính mong Hội
đồng khoa học các cấp góp ý.

Xin chân thành cảm ơn!
Cư Pui, tháng 3 năm 2013
Người viết

ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
trang18


Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT

……………………………………………………………………………………………..
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP PHÒNG
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………,,,,,,,,,,,,,,,,,,
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
MỤC LỤC
Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1. 1 Lý do chọn đề tài.............................................................................…………1
1. 2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.......................................................................2
1.3 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
1. 4Giới hạn phạm vi nghiên cứu.........................................................................3
1.5 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
2. PHẦN NỘI DUNG............................................................................................4
2.1. Cơ sở lý luận....................................................................................................4
2.2. Thực trạng về chất lượng dạy và học của học sinh trường tiểu học
Cư Pui II ..............................................................................................................6
2.3. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số
ở trường tiểu học Cư Pui II.................................................................................9
2.3 1. Mục tiêu của giải pháp................................................................................9
trang19


Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT

2.3.2 Nội dung và cách thức thực hiện những giải pháp ………………………9
2.3.2.1. Tăng cường tiếng Việt, tăng thời lượng dạy tiếng Việt cho học sinh

lớp Một……………………………………………………………………………9
2.3.2.2. Duy trì sỹ số học sinh…………………………………………………..11
2.3.2.3 Phân công chuyên môn hợp lý…………………………………………..12
2.3.2.4. Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện…………..…...12
2.3.2.5. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên…………………………………………….14
2.3.2.6. Quan tâm đến học sinh cá biệt, học sinh yếu………………………….15
2.3.2.7. Thực hiện nghiêm túc việc bàn giao chất lượng………………………16
2.3.2.8. Xây dựng cơ sở vật chất để tổ chức dạy 2 buổi/ngày, phối hợp với
các ban ngành, đoàn thể huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp Mẫu giáo….……17
3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC………………………………………………………18
4. KẾT LUẬN……………………………………………………………………18
5. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT…………………………………………………….…….19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Thông tin trên Website Sở Giáo dục- Đào tạo Đắk Lắk
- Nghị quyết 40/2002/NQ-QH của Quốc Hội khóa IX về đổi mới giáo dục phổ
thông
- Hồ sơ của trường tiểu học Cư Pui II ở các năm học: 2010-2011; 2011-2012,
học kỳ I năm học 2012-2013

trang20



×