Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu một số chỉ số huyết áp động mạch và tần số tim của sinh viên trường đại học sư phạm hà nội 2 khóa k36 k39

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 54 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN

ĐÀO THỊ KIM NGÂN

“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT ÁP ĐỘNG
MẠCH VÀ TẦN SỐ TIM CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG
ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHÓA K36 - K39”.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lí ngƣời và động vật

HÀ NỘI, 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN

ĐÀO THỊ KIM NGÂN

“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT ÁP ĐỘNG
MẠCH VÀ TẦN SỐ TIM CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG
ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHÓA K36 - K39”.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lí ngƣời và động vật

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. Phạm Thị Kim Dung

HÀ NỘI, 2015




Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn Th.S Phạm Thị
Kim Dung người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên
cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô
trong bộ môn Sinh lý người và động vật, Khoa Sinh - KTNN đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho em được học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2 học tập tại các khoa khác nhau trong trường các khóa K39 - K36 đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè và những người thân trong gia đình đã
quan tâm, động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Đào Thị Kim Ngân

Đào Thị Kim Ngân

K37B SINH - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả, các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kì công trình nào khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Đào Thị Kim Ngân

Đào Thị Kim Ngân

K37B SINH - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CS

: Cộng sự

CV


: Coefficient of Variation (Hệ số biến thiên)

ĐHSPHN2

: Đại học Sư phạm Hà Nội 2

HSSH

: Hằng số sinh học người Việt Nam

mmHg

: Milimet thủy ngân

Nxb

: Nhà xuất bản

SD

: Standard Diviation (Độ lệch chuẩn)

TB

: Trung bình

Tr

: Trang


Đào Thị Kim Ngân

K37B SINH - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................3
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ..................................................................3
NỘI DUNG ..............................................................................................................................4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................4
1.1. Khái quát về hệ tuần hoàn .................................................................................4
1.1.1. Cấu tạo của tim ...................................................................................................................... 4
1.1.1.1. Hình thể ngoài của tim ...............................................................................4
1.1.2.2. Cấu tạo trong của tim .................................................................................6
1.1.3. Cấu tạo của mạch máu ................................................................................................... 10
1.1.3.1. Cấu tạo của động mạch ........................................................................... 10
1.1.3.2. Cấu tạo của tĩnh mạch ............................................................................. 11
1.1.3.3. Cấu tạo của mao mạch ............................................................................ 12
1.2. Những vấn đề liên quan đến huyết áp ...................................................... 13
1.2.1. Khái niệm và phân loại huyết áp.............................................................................. 13
1.2.2. Những thay đổi sinh lý của huyết áp .................................................................... 15
1.2.3. Nguyên nhân gây nên một số bệnh tim mạch ................................................ 16
1.3. Nghiên cứu một số chỉ số chức năng của hệ tuần hoàn ................... 18

1.3.1. Những nghiên cứu về tần số tim và HA động mạch trên thế giới......... 18
1.3.2. Những nghiên cứu về tần số tim và HA động mạch ở Việt Nam ........... 20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................... 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 25
2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................... 25
Đào Thị Kim Ngân

K37B SINH - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

2.1.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu..................................................................... 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 26
2.2.1. Các chỉ số được nghiên cứu ........................................................................................ 26
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 26
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu ....................................................................... 27
2.2.4. Xử lý số liệu .......................................................................................................................... 28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...................................... 31
3.1. Tần số tim của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ................. 31
3.2. Huyết áp tâm thu của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ... 33
3.3. Huyết áp tâm trương của sinh viên trường ĐHSP Hà Nội 2 ............................ 35
3.4. Huyết áp tâm thu (mmHg) của sinh viên theo các tác giả khác nhau ........ 38
3.5. Huyết áp tâm trương của sinh viên theo các tác giả khác nhau .................... 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 44

Đào Thị Kim Ngân


K37B SINH - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG ĐỀ TÀI

Trang
1. Bảng 1.1. Huyết áp tâm thu và tâm trương ở trẻ thuộc các

19

lứa tuổi khác nhau.
2. Bảng 2.1. Phân bố khách thể nghiên cứu theo khóa học (kèm

25

theo tuổi) và giới tính.
3. Bảng 3.1. Tần số tim (nhịp/phút) của sinh viên theo khóa

31

học (kèm theo tuổi) và giới tính.
4. Bảng 3.2. Huyết áp tâm thu (mmHg) của sinh viên theo khóa

33


học (kèm theo tuổi) và giới tính.
5. Bảng 3.3. Huyết áp tâm trương (mmHg) của sinh viên theo

35

khóa học (kèm theo tuổi) và giới tính
6. Bảng 3. 4. Huyết áp tâm thu (mmHg) của sinh viên theo các

38

tác giả khác nhau.
7. Bảng 3.5. Huyết áp tâm trương (mmHg) của sinh viên theo

40

các tác giả khác nhau.

Đào Thị Kim Ngân

K37B SINH - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG ĐỀ TÀI
Trang
1. Hình 1. Mặt ức sườn của tim


5

2. Hình 2. Hình thể trong của tim

7

3. Hình 3. Mạch máu của tim

10

4. Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện tần số tim (nhịp/phút) của sinh viên

32

theo khóa học (kèm theo tuổi) và giới tính
5. Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện huyết áp tâm thu (mmHg) của sinh

34

viên theo khóa học (kèm theo tuổi) và giới tính
6. Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện huyết áp tâm trương (mmHg) của

37

sinh viên theo khóa học (kèm theo tuổi) và giới tính
7. Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện huyết áp tâm thu (mmHg) của sinh

39

viên theo các tác giả khác nhau

8. Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện huyết áp tâm trương (mmHg) của

41

sinh viên theo các tác giả khác nhau

Đào Thị Kim Ngân

K37B SINH - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, đời sống kinh tế - xã hội của con người ngày
càng được phát triển, mức sống ngày càng được nâng cao. Sự phát triển đó
mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống con người. Giáo dục được phát triển,
vấn đề an sinh xã hội ngày càng được quan tâm, đặc biệt con người ngày càng
quan tâm đến sức khỏe của bản thân mình hơn. Và chúng ta ngày càng được
hưởng những dịch vụ y tế phục vụ cho chăm sóc sức khỏe tốt hơn nhờ những
tiến bộ vượt bậc của khoa học - kĩ thuật. Tuy nhiên cùng với lợi ích mà xã hội
phát triển mang lại cho con người thì chúng ta cũng phải đối đầu với rất nhiều
mặt tiêu cực của nó. Đó là môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng, là thiên
tai, dịch bệnh… Những điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con
người. Ngày nay chúng ta xuất hiện ngày càng nhiều bệnh nguy hiểm như
AIDS, ung thư, cúm… Bên cạnh đó, chúng ta cũng vẫn phải đối mặt với một
loại bệnh được coi là kinh điển, đó là các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn. Từ

xưa đến nay, bệnh về tuần hoàn máu đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của
con người. Xã hội ngày càng phát triển thì tỉ lệ bệnh này ngày càng gia tăng.
Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới, bệnh tim mạch là bệnh có
nguy cơ gây tử vong hàng đầu trong các nhóm bệnh gây nguy hiểm. Trên thế
giới và ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về bệnh học hệ tuần
hoàn máu và đã thu được nhiều thành tựu to lớn phục vụ cho xã hội, đặc biệt
là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, nước ta đang trên con đương đổi mới thực hiện quá trình
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước để theo kịp và hội nhập kinh tế với
các nước trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu ấy, Đảng
và nhà nước ta đã xác định con người chính là nhân tố cơ bản.

Đào Thị Kim Ngân

1

K37B SINH - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Trong đó đối tượng giữ vị trí then chốt làm nguồn lực cho tương lai của
đất nước là học sinh, sinh viên. Vì vậy việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục cho
học sinh, nhất là sinh viên cần được đặc biệt chú trọng để những chủ nhân
tương lai của đất nước phát triển toàn diện (đức, trí, thể, mỹ). Trong đó vai trò
của ngành giáo dục và y tế đóng vai trò quan trọng. Giáo dục và y tế có mối
quan hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời nhau.
Nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý tuần hoàn của sinh viên là việc làm cấp

thiết với nhiều ngành như y học, giáo dục học. Nó cần thiết cho việc hoạch
định chiến lược về con người và lựa chọn các phương pháp giáo dục đạt hiệu
quả cao cũng như tìm gia mối liên hệ giữa bệnh tật và lứa tuổi.
Từ trước đến nay có rất ít công trình nghiên cứu về các chỉ số sinh học
của sinh viên, đặc biệt là các sinh viên học tập tại các trường không phải ở
trung tâm thành phố. Sinh viên đến từ rất nhiều tỉnh thành trong cả nước,
cùng hội tụ về học cùng nhau. Thế nhưng mỗi người lại có chế độ dinh
dưỡng, sinh hoạt khác nhau, mỗi vùng lại có một điều kiện kinh tế - xã hội
khác nhau nên các chỉ số sinh học cũng khác nhau. Hơn nữa, các chỉ số này
cũng thay đổi theo ngày. Vì vậy các chỉ số sinh học cần phải được nghiên cứu
thường xuyên. Vì tất cả các lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu một số chỉ số huyết áp động mạch và tần số tim của sinh
viên trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 khóa K36 - K39”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu một số chỉ số chức năng của hệ tuần hoàn (tần số tim và
huyết áp động mạch) của sinh viên các khóa K36, K37, K38, K39 đang học
tập tại các khoa khác nhau của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.
- So sánh các chỉ số tuần hoàn giữa nam và nữ để tìm ra sự khác biệt.
- Kết quả nghiên cứu thu được của đề tài là cơ sở xây dựng nếp sống,
nếp sinh hoạt phù hợp để nâng cao sức khỏe và phòng tránh bệnh tật cho sinh
viên.

Đào Thị Kim Ngân

2

K37B SINH - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tần số tim và trị số huyết áp động mạch của
sinh viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 khóa K36 - K39. Các sinh
viên được chọn một cách ngẫu nhiên, hoàn toàn khỏe mạnh không bị dị tật về
hình thể và các bệnh mạn tính.
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 931 sinh viên, trong đó có 436 sinh
viên nam và 495 sinh viên nữ của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 các khóa
từ K36 - K39.
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài
+ Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Nghiên cứu được thực hiện
vào lúc 8h sáng, đối tượng nghiên cứu ở trạng thái bình thường, không vận
động mạnh, trước khi nghiên cứu tình trạng sức khỏe tốt.
Trước hết các đối tượng được phổ biến cho cách tính tuổi để tự mình
tính tuổi của mình.
- Tần số tim được xác định bằng ống nghe tim phổi.
- Huyết áp được xác định bằng phương pháp Korotkov [3].
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Xác định được các chỉ số cơ bản về hoạt động của hệ tuần hoàn như:
tần số tim, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và của sinh viên trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 khóa K36 - K39.
- Cung cấp số liệu các chỉ số cơ bản về hoạt động tuần hoàn, góp phần
đa dạng hóa các chỉ số sinh học người Việt Nam trong thời đại mới.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có làm tài liệu tham khảo trong việc
xây dựng cơ sở vật chất, các điều kiện giáo dục, phương pháp giáo dục và các
phương pháp chăm sóc sức khỏe cũng như tinh thần cho sinh viên trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 nói riêng và cho sinh viên các trường Đại học trong cả
nước nói chung.


Đào Thị Kim Ngân

3

K37B SINH - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

NỘI DUNG
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái quát về hệ tuần hoàn
1.1.1. Cấu tạo của tim
Tim có hình nón, đáy trên, đỉnh dưới, nằm giữa hai lá phổi, trên cơ
hoành sau xương ức (khoang trung thất trước). Đỉnh tim hơi chếch sang trái,
khoảng từ sườn III đến sườn V.
Tim là một khối cơ rỗng, tác dụng như một cái bơm vừa hút vừa đẩy
máu đi nuôi cơ thể, gồm hai nửa phải và trái. Mỗi nửa tim có hai buồng: một
buồng nhận máu từ tĩnh mạch về gọi là tâm nhĩ, một buồng đẩy máu vào các
động mạch gọi là tâm thất.
1.1.1.1. Hình thể ngoài của tim
 Ðáy tim
Đáy tim tương ứng với mặt sau hai tâm nhĩ, ở giữa có rãnh gian nhĩ.
Bên phải rãnh gian nhĩ là tâm nhĩ phải, liên quan với màng phổi phải và thần
kinh hoành phải, phía trên có tĩnh mạch chủ trên và phía dưới có tĩnh mạch
chủ dưới đổ vào. Bên trái rãnh gian nhĩ là tâm nhĩ trái, có bốn tĩnh mạch phổi

đổ vào. Tâm nhĩ trái liên quan với thực quản ở phía sau, nên khi tâm nhĩ trái
lớn sẽ đè vào thực quản.
 Mặt ức sườn
Còn gọi là mặt trước có: Rãnh vành chạy ngang phía trên, ngăn cách
phần tâm nhĩ ở trên, phần tâm thất ở dưới. Phần tâm nhĩ bị thân động mạch
phổi và động mạch chủ che lấp. Hai bên có hai tiểu nhĩ phải và trái. Phần tâm
thất có rãnh gian thất trước chạy dọc từ sau ra trước, lệch sang bên phải đỉnh
tim, ngăn cách tâm thất phải và tâm thất trái. Tâm thất phải chiếm diện tích
phần lớn mặt này.

Đào Thị Kim Ngân

4

K37B SINH - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

 Mặt hoành
Hay mặt dưới, đè lên cơ hoành và qua cơ hoành liên quan với thuỳ trái
của gan và đáy vị.
Rãnh vành ở mặt ức sườn chạy tiếp xuống mặt hoành, chia tim ra hai
phần: phần sau là tâm nhĩ, hơi hẹp, phần trước là tâm thất, rộng hơn, có rãnh
gian thất sau, chạy từ sau ra trước và nối với rãnh gian thất trước ở bên phải
đỉnh tim.
 Mặt phổi
Còn gọi là mặt trái: hẹp, liên quan với phổi và màng phổi trái, dây thần

kinh hoành trái.
 Ðỉnh tim
Còn gọi là mỏm tim, nằm chếch sang trái; ngay sau thành ngực, tương
ứng khoảng gian sườn V trên đường giữa xương đòn trái

Hình 1. Mặt ức sườn của tim
1. Tiểu nhĩ phải 2. Rãnh vành 3. Cung động mạch chủ
4. Thân động mạch phổi 5. Rãnh gian thất trước 6. Tiểu nhĩ trái

Đào Thị Kim Ngân

5

K37B SINH - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

1.1.2.2. Cấu tạo trong của tim
1.1.2.2.1. Các van tim
Tim người là một khối cơ rỗng, có kích thước trung bình khoảng 300g
(ở nam) và khoảng 270g (với nữ) ở người trưởng thành. Trọng lượng và kích
thước tim của người Việt Nam khoảng 270g (nam) và 250g (nữ).
Giữa tâm nhĩ và tâm thất của mỗi bên tim có van nhĩ - thất (van 2 lá ở
tim trái và van ba lá ở tim phải). Van nhĩ - thất chỉ cho máu chảy theo một
chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Khi máu đi qua lỗ van nhĩ thất thì van mở, lá
van áp vào thành thất. Khi thất co, áp suất cao trong buồng tâm thất làm van
nhĩ - thất đóng lại, máu không chảy ngược lên tâm nhĩ được, mà bị đẩy ra

động mạch.
Giữa tâm thất và động mạch có van tổ chim (hay còn gọi là van bán
nguyệt). Bên trái là van động mạch chủ chỉ cho máu đi một chiều từ tâm thất
trái ra động mạch chủ, rồi ra ngoại vi, đến tất cả các mô để nuôi cơ thể. Bên
ngoài là van động mạch phổi, chỉ cho máu đi từ tâm thất phải ra động mạch
phổi, lên phổi trao đổi khí để lấy oxi và thải CO2. Ở thì tâm trương, tim không
co bóp, hai tâm thất giãn ra nhưng máu ở động mạch chủ và động mạch phổi
không chảy ngược về thất được vì các van động mạch đóng lại, máu vẫn tiếp
tục chảy ra ngoại vi.
1.1.2.2.2. Các tâm nhĩ
Các tâm nhĩ có thành mỏng hơn các tâm thất. Chúng nhận máu từ các
tĩnh mạch đổ về. Mỗi tâm nhĩ thông với một tiểu nhĩ ở phía trên và thông với
tâm thất cùng bên qua lỗ nhĩ thất. Tâm nhĩ phải nhận máu từ tĩnh mạch chủ
trên, tĩnh mạch chủ dưới và xoang vành đổ vào. Tâm nhĩ trái nhận máu từ các
tĩnh mạch phổi đổ vào.
1.1.2.2.3. Các tâm thất
Các tâm thất có thành dày hơn thành tâm nhĩ, thông với tâm nhĩ cùng
bên và cho ra các động mạch lớn.
Đào Thị Kim Ngân

6

K37B SINH - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

 Tâm thất trái: hình nón dẹt, có hai thành. Tâm thất trái thông với tâm

nhĩ trái qua có lỗ nhĩ thất trái có van hai lá đậy ở lỗ này không cho máu từ
tâm thất trái chảy ngược về tâm nhĩ trái. Ngoài ra còn có lỗ động mạch chủ có
van động mạch chủ đậy kín. Về cấu tạo, van động mạch chủ tương tự như van
thân động mạch phổi.
 Tâm thất phải: có dạng hình tháp ba mặt, có lỗ nhĩ thất phải thông
giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải, được đậy kín bằng van nhĩ thất phải hay
van ba lá. Phía trước trên lỗ nhĩ thất phải là lỗ thân động mạch phổi, được đậy
kín bởi van thân động mạch phổi gồm ba van nhỏ hình tổ chim.

Hình 2. Hình thể trong của tim
1. Phần màng vách gian thất 2. Phần cơ vách gian thất
3. Van hai lá 4. Thừng gân 5. Trụ cơ
1.1.2.2.4. Thành của tim
Thành tim gồm ba lớp: Lớp ngoài (ngoại tâm mạc) gồm tâm mạc màng
(bao bọc tim) và tâm mạc thớ (cố định tim vào thành ngực). Lớp giữa: Cơ
tim. Lớp trong (nội tâm mạc) gồm một lớp tế bào dẹt.

Đào Thị Kim Ngân

7

K37B SINH - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Lớp cơ ở tâm nhĩ mỏng gồm hai lớp. Lớp ngoài là bó sợi ngang chung
cho cả hai tâm nhĩ. Lớp trong gồm những bó sợi cơ dọc, riêng cho mỗi tâm

nhĩ.
Cơ tâm thất dày, liên quan đến chức năng tống máu vào động mạch, gồm
ba lớp. Lớp ngoài là bó cơ dọc. Lớp giữa là cơ vòng riêng cho mỗi tâm thất, đặc
biệt phát triển ở tâm thất trái. Lớp trong là cơ dọc chung cho hai tâm thất.
Sợi cơ tim là loại cơ vân có cấu tạo đặc biệt, có sợi actin và myosin,
nên nó có khả năng co giãn. Tế bào cơ tim cũng có nhiều nhân giống cơ vân.
Đồng thời tế bào cơ tim cũng có cấu trúc giống cơ trơn đó là nhân nằm ở giữa
tế bào. Do tế bào cơ tim có cả tính chất của tế bào cơ vân và của tế bào cơ
trơn nên cơ tim co bóp khỏe.
Đặc tính cấu trúc riêng của tế bào cơ tim là tuy cơ tim gồm nhiều tế bào
cơ và mỗi tế bào cơ đều có màng bao bọc riêng, nhưng dọc hai bên của lớp tế
bào cơ kề nhau có những đoạn màng tế bào cơ hòa vào nhau, tại đây điện trở
rất thấp, các ion dễ dàng khuếch tán qua tạo thành các cầu lan truyền hưng
phấn từ tế bào này sang tế bào khác, do đó cơ tim hoạt động như một thể hợp
bào. Một hợp bào tức là một tập hợp các tế bào đan xen vào nhau, khiến cho
khi một tế bào hưng phấn, thì điện thế hoạt động tại đây sẽ lan tỏa ra khắp các
tế bào của cơ tim.
Cả quả tim có hai khối hợp bào là hợp bào nhĩ (bao gồm cả nhĩ phải và
nhĩ trái) và hợp bào thất (bao gồm cả thất phải và thất trái). Hai khối hợp bào
này ngăn cách nhau bởi vòng mô xơ bao quanh lỗ van nhĩ - thất.
Cơ tim còn có đặc điểm là trong tế bào cơ tim có chứa nhiều glycogen và
nhu cầu về oxy của tế bào cơ tim cao hơn các tế bào khác. Đặc điểm này cho
thấy nhu cầu về năng lượng của cơ tim rất lớn do cơ tim hoạt động liên tục.
Màng trong tim mỏng, nhẵn, lót mặt trong của các ngăn tim và phủ lên
các van tim.

Đào Thị Kim Ngân

8


K37B SINH - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Mạch máu và thần kinh cung cấp máu cho tim. Gồm có động mạch vành
trái và động mạch vành phải, cả hai đều tách ra từ gốc động mạch chủ và nối
tiếp nhau ở đỉnh tim.
1.1.2.2.5. Hệ thống hạch dẫn truyền của tim
Hệ thống hạch dẫn truyền của tim có khả năng phát sinh ra hưng phấn
và dẫn truyền hưng phấn. Hệ thống cấu trúc này là các hạch và các nút.
Hạch xoang nhĩ nằm ở vách tâm nhĩ phải, nơi tĩnh mạch chủ đổ vào
tâm nhĩ phải. Đây là hạch phát sinh ra xung một cách nhịp nhàng. Hạch xoang
gồm hai loại tế bào chính: tế bào nhỏ và tròn là các tế bào để phát ra nhịp, tế
bào dài có chức năng là dẫn truyền và chuyển tiếp trong mô nút và các vùng
lân cận. Hạch xoang là hạch dẫn nhịp cho quả tim.
Hạch nhĩ thất nằm ở cơ tâm nhĩ phải, cạnh lỗ của xoang tĩnh mạch
vành. Phía trên của hạch này liên hệ với các sợi từ hạch xoang, phía dưới gom
lại thành bó His. Hạch này cũng có các tế bào phát nhịp và tế bào chuyển tiếp.
Bó His xuất phát từ hạch nhĩ thất tới vách liên thất, chia ra thành hai nhánh
phải và trái để đi đến các cơ của hai tâm thất. Mỗi nhánh lại được chia thành
những nhánh nhỏ hơn chạy giữa các sợi cơ tim và tạo thành mạng lưới puốc kinh - giơ.
1.1.2.2.6. Mạch máu của tim
1.1.2.2.6.1. Ðộng mạch
Tim được nuôi dưỡng bởi động mạch vành phải và động mạch vành
trái. Hai động mạch thường nối nhau nhưng không nối với các động mạch lân
cận.
 Ðộng mạch vành phải: tách từ phần đầu động mạch chủ lên, theo

rãnh vành chạy xuống mặt hoành của tim, cho nhánh gian thất sau, rồi tiếp tục
sang trái, có thể nối với nhánh mũ của động mạch vành trái. Ðộng mạch vành
phải cấp máu cho nửa phải của tim và một phần tâm thất trái.
 Ðộng mạch vành trái: từ động mạch chủ qua khe giữa thân động
mạch phổi và tiểu nhĩ trái ra trước, chia hai nhánh là nhánh gian thất trước đi
Đào Thị Kim Ngân

9

K37B SINH - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

trong rãnh gian thất trước đến khuyết đỉnh tim, nối với nhánh động mạch gian
thất sau của động mạch vành phải và nhánh mũ tim theo rãnh vành xuống mặt
hoành và có thể nối với động mạch vành phải.
1.1.2.2.6.2. Tĩnh mạch của tim
Tĩnh mạch gồm tĩnh mạch tim lớn đi theo nhánh động mạch gian thất
trước trong rãnh thất trước, tĩnh mạch tim giữa đi trong rãnh gian thất sau
cùng nhánh động mạch gian thất sau, tĩnh mạch sau của tâm thất trái, tĩnh
mạch chếch của tâm nhĩ trái, tĩnh mạch tim nhỏ...

Hình 3. Mạch máu của tim
1. Xoang ngang 2. Động mạch vành phải 3. Động mạch vành trái
4. Động mạch mũ tim 5. Động mạch gian thất trước
1.1.3. Cấu tạo của mạch máu
1.1.3.1. Cấu tạo của động mạch

Động mạch là những ống hình trụ, xuất phát từ động mạch phổi và
động mạch chủ, là các mạch dẫn máu từ tâm thất phải lên phổi và từ tâm thất
trái đi đến các cơ quan, các mô và các tế bào của cơ thể.
Động mạch có thành dày và được cấu tạo bởi ba lớp. Lớp trong: niêm
mạc, nối tiếp với lớp nội tâm mạc ở tim, gồm một lớp tế bào. Lớp giữa: có

Đào Thị Kim Ngân

10

K37B SINH - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

nhiều sợi đàn hồi và sợi cơ trơn, có khả năng co rút để đẩy máu đi. Lớp ngoài
là lớp mô liên kết mỏng.
Từ động mạch chủ trở ra, các động mạch chủ được chia thành các
nhánh nhỏ dần. Các động mạch thường được nối thông với nhau, làm cho tiểu
động mạch sau cùng được tiếp nối với các mao mạch. Càng xa tim, thiết diện
của một động mạch càng nhỏ, nhưng tổng thiết diện của cả hệ thống động
mạch càng lớn, do đó máu chảy trong động mạch càng xa tim thì vận tốc càng
mạnh.
 Động mạch phổi
Xuất phát từ tâm thất phải, chia thành hai nhánh đi vào hai lá phổi, gồm
động mạch phổi trái và động mạch phổi phải. Mỗi nhánh tiếp tục đi vào các
thùy phổi, tạo thành các động mạch thùy. Tiếp theo là các động mạch tiểu
thùy đi vào các tiểu thùy phổi và tận cùng ở động mạch phế nang, từ đó

chuyển sang hệ mao mạch ở phổi.
 Động mạch chủ
Xuất phát từ tâm thất trái, gồm bốn đoạn sau: quai động mạch chủ,
đoạn ngực động mạch chủ, đoạn bụng động mạch chủ, đoạn cùng của động
mạch chủ.
Từ động mạch chủ trở ra, các động mạch chủ được chia thành các
nhánh nhỏ dần. Các động mạch thường được nối thông với nhau, làm cho tiểu
động mạch sau cùng được tiếp nối với các mao mạch. Càng xa tim, thiết diện
của một động mạch càng nhỏ, nhưng tổng thiết diện của cả hệ thống động
mạch càng lớn, do đó máu chảy trong động mạch càng xa tim thì vận tốc càng
mạnh.
1.1.3.2. Cấu tạo của tĩnh mạch
Tĩnh mạch được bắt nguồn từ các mao mạch, các tĩnh mạch thường
song song với các động mạch và gồm một số tĩnh mạch chính. Thiết diện của

Đào Thị Kim Ngân

11

K37B SINH - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

các tĩnh mạch càng gần về tim càng lớn. Nhưng tổng thiết diện của hệ tĩnh
mạch thì giảm đi khi gần về tim. Tổng tiết diện của tĩnh mạch lớn hơn hệ
động mạch. Trên đường đi của tĩnh mạch có những chỗ phình ra tạo thành các
xoang tĩnh mạch.

Thành của tĩnh mạch mỏng hơn thành động mạch, cũng được cấu tạo
bởi ba lớp. Lớp trong cùng là lớp nội mạc, ở từng đoạn lại nhô ra những nếp
gấp hình bán nguyệt, làm thành những van tĩnh mạch. Hệ thống van tĩnh
mạch phát triển ở phần dưới cơ thể, hướng cho máu chảy theo một chiều từ
dưới lên tim. Lớp giữa gồm các sợi liên kết và các sợi cơ trơn, trong đó các
sợi cơ vòng và các sợi cơ dọc đan lẫn với các sợi liên kết. Lớp ngoài mỏng,
gồm toàn các sợi liên kết.
 Tĩnh mạch phổi
Từ mao mạch phế nang xuất phát các tĩnh mạch tiểu thùy, tập trung lại
thành tĩnh mạch thùy. Ra khỏi phổi có bốn tĩnh mạch phổi đổ về tâm nhĩ trái.
 Tĩnh mạch đại tuần hoàn
 Tĩnh mạch chủ trên
 Tĩnh mạch chủ dưới
1.1.3.3. Cấu tạo của mao mạch
Máu từ tiểu động mạch, qua tiểu động mạch tận cùng rồi vào mao
mạch. Máu chảy theo chiều dài của mao mạch sang tiểu tĩnh mạch, các tiểu
tĩnh mạch tập trung lại thành tĩnh mạch, cuối cùng máu về tim.
Có hai loại mao mạch. Loại mao mạch thứ nhất là mao mạch chính
thức, là những mao mạch có cơ thắt trước mao mạch. Cơ thắt trước mao mạch
là một sợi cơ trơn bao quanh mao mạch ở chỗ tiểu động mạch tận cùng nối
với mao mạch. Loại mao mạch thứ hai là kênh ưu tiên, là những mao mạch
luôn mở, không có cơ thắt trước mao mạch, nối giữa tiểu động mạch và tiểu
tĩnh mạch.

Đào Thị Kim Ngân

12

K37B SINH - KTNN



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Thành của mao mạch rất mỏng, chỉ khoảng 0,5 µm, gồm một lớp tế bào
nội mô, bên ngoài được bao bọc bởi màng đáy. Thành mao mạch có các lỗ
nhỏ để cho các chất có kích thước nhỏ qua lại.
1.2. Những vấn đề liên quan đến huyết áp
1.2.1. Khái niệm và phân loại huyết áp
 Khái niệm huyết áp
Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
Tùy theo số lượng máu và sức cản của động mạch mà có áp suất cao
hoặc thấp. Trong đó máu trong động mạch có một áp lực có xu hướng đẩy
thành động mạch giãn ra, thành động mạch lại có một sức ép ngược trở lại.
Sức đẩy của máu gọi là huyết áp, sức ép của thành động mạch gọi là thành áp.
Hai lực này cân bằng nhau.
Máu chảy trong động mạch là kết quả của hai lực đối lập nhau. Đó là
lực đẩy máu của tim và lực cản máu của động mạch, trong đó lực đẩy máu
của tim đã thắng nên máu lưu thông được trong động mạch với một tốc độ và
áp suất nhất định.
 Phân loại huyết áp
Huyết áp được chia thành rất nhiều loại như: huyết áp tâm thu, huyết áp
tâm trương, huyết áp trung bình, huyết áp hiệu số…
Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa): là trị số huyết áp cao nhất trong chu
kỳ tim, được đo ở thời kỳ tâm thu, phụ thuộc vào lực tâm thu và thể tích tâm
thu của tim.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, huyết áp tâm thu có giá trị trong khoảng từ
90 đến dưới 140 mmHg, bằng hoặc trên 140 là tăng huyết áp, dưới 90 mmHg
là hạ huyết áp. Huyết áp tâm thu tăng khi lao động, do hở van động mạch chủ

(tăng thể tích tâm thu)…giảm trong các bệnh của cơ tim gây giảm lực co tim.

Đào Thị Kim Ngân

13

K37B SINH - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu): là trị số huyết áp thấp nhất
trong chu kỳ tim, ứng với thời kỳ tâm trương. Huyết áp tâm trương phụ thuộc
vào trương lực của mạch máu.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, huyết áp tâm trương có giá trị trong
khoảng từ 60 mmHg đến dưới 90 mmHg, bằng hoặc trên 90 mmHg là tăng
huyết áp, dưới 60 mmHg là hạ huyết áp. Huyết áp tâm trương tăng khi giảm
tính đàn hồi của thành động mach (gặp trong xơ vữa động mạch), khi co
mạch. Huyết áp tâm trương giảm khi giãn mạch.Trong các bệnh tăng huyết
áp, nếu chỉ có huyết áp tâm thu tăng cao thì chưa nặng, nếu cả huyết áp tâm
thu và huyết áp trương tăng cao thì tạo ra một áp lực lớn đối với tim.
Huyết áp hiệu số: là mức chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và huyết áp
tâm trương, bình thường có trị số là 110 – 70 = 40 mmHg. Đây là điều kiện
cho máu lưu thông trong động mạch.
Khi huyết áp hiệu số giảm gọi là “huyết áp kẹt”, tức là huyết áp tâm thu
rất gần với huyết áp tâm trương, đây là dấu hiệu cho thấy tim còn ít hiệu lực
bơm máu, làm cho tuần hoàn máu bị kìm hãm và ứ trệ.
Huyết áp trung bình: huyết áp trung bình là trị số áp suất trung bình

được tạo ra trong suốt một chu kỳ tim, nhưng không phải trung bình cộng
huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương mà gần với trị số huyết áp tâm
trương hơn vì thời gian tâm trương dài hơn tâm thu. Huyết áp trung bình bằng
huyết áp tâm trương cộng một phần ba huyết áp hiệu số.

HATB  HATT 

1
HAHS
3

Trong đó:
HATB: Huyết áp trung bình
HATT: Huyết áp tâm trương
HAHS: Huyết áp hiệu số

Đào Thị Kim Ngân

14

K37B SINH - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Huyết áp trung bình thấp nhất lúc mới sinh và cao nhất khi tuổi già.
Huyết áp trung bình thể hiện hiệu lực làm việc thực sự của tim và đây chính
là lực đẩy máu qua hệ thống tuần hoàn.

1.2.2. Những thay đổi sinh lý của huyết áp
Theo thời gian: Buổi sáng khi mới ngủ dậy, huyết áp thường cao hơn từ
sáng tới chiều.Huyết áp cũng tạm thời nhích lên khi ta có xúc động hoặc vận
động [6].
Tuổi và giới: Nữ giới có huyết áp thấp hơn nam giới khoảng 5 milimet
thủy ngân, ở trẻ em huyết áp thấp hơn nhiều so với người lớn. Người già
huyết áp cao hơn người lớn tuổi từ 10 mmHg - 20 mmHg [6].
Sinh hoạt: Khi lao động, huyết áp tăng lên, khi gắng sức cũng vậy, ta
phải nín thở, ngậm mồm ép không khí trong lồng ngực khá mạnh lên huyết áp
lên cao, sau gắng sức huyết áp dần trở về bình thường.
Ở tư thế đứng huyết áp cao hơn tư thế nằm khoảng 10 mmHg đến 20
mmHg.
Ảnh hưởng của kinh nguyệt và thai ngén: Trước khi có kinh nguyệt,
huyết áp hơi tăng, khi có thai, tử cung co, ngăn cản tuần hoàn, huyết áp tăng,
sau khi đẻ huyết áp giảm rồi trở lại mức bình thường.
Ảnh hưởng của tiêu hóa: Ngay sau khi ăn huyết áp tăng. Khi thức ăn
tiêu hóa thì huyết áp giảm.
Ảnh hưởng của thần kinh: Cảm xúc nhiều, lao động trí óc căng thẳng, sự lo
lắng, đều làm cao huyết áp. Đó là nguyên nhân trong bệnh tăng huyết áp.
Huyết áp thay đổi tùy theo nơi đo: Ví dụ huyết áp động mạch cánh tay,
hai bên có thể chênh lệch 5 mmHg. Huyết áp ở động mạch khoeo cao từ
20mmHg đến 40 mmHg so với huyết áp động mạch cánh tay.
Triệu trứng tăng huyết áp: Bệnh lý về huyết áp được coi là “kẻ giết
người thầm lặng” bởi diễn biến của bệnh rất âm thầm. Khi có triệu chứng tăng

Đào Thị Kim Ngân

15

K37B SINH - KTNN



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

huyết áp, thường lúc này đã có những biến chứng hoặc tình trạng tăng huyết
áp đã nặng. Khi huyết áp tối đa tăng cao, người bệnh thường bị nhức đầu sau
gáy, có khi nhức cả đầu, hay thoáng quên, kém trí nhớ, ở người nhiều tuổi có
thể gặp các triệu trứng hoa mắt, cảm giác như ruồi bay qua mắt, đầu ngón tay,
ngón chân tê như có cảm giác kiến bò trên ngón, triệu chứng này hay gặp về
mùa rét. Tuy vậy cũng có trường hợp người bệnh ở giai đoạn âm thầm không
thể hiện rõ rệt triệu trứng, nhiều khi do khám bệnh thường xuyên mà phát
hiện bệnh.
Triệu chứng hạ huyết áp: những người có huyết áp thấp thường có biểu
hiện: Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, giảm tập trung trí lực, suy
giảm khả năng tình dục, da nhăn và khô kèm theo rụng tóc, vã mồ hôi nhưng
vẫn cảm thấy lạnh, thở dốc nhất là sau khi leo cầu thang hay làm việc nặng,
khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, thoáng ngất hoặc ngất. Nhịp tim
nhanh có thể có ngoại tâm thu mạch yếu có khi nhịp chậm, lưu lượng tim
giảm rõ rệt.
1.2.3. Nguyên nhân gây nên một số bệnh tim mạch
Nguyên nhân gây nên bệnh tim mạch rất đa dạng, có thể là do bẩm
sinh, nhưng phần nhiều bệnh tim mạch mắc phải do nguyên nhân phát sinh
trong cuộc sống sinh hoạt. Thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, chế độ làm
việc ảnh hưởng khá lớn tới sức khỏe của hệ tim mạch. Joint National
Committee cho rằng đa số các bệnh về tim mạch có thể phòng trừ được thông
qua thay đổi lối sống [6].
Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người nghiện rượu, thuốc lá
thì nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, huyết áp cao hơn nhiều lần so với những

người không uống rượu thường xuyên và không hút thuốc lá.Chế độ ăn uống
cũng ảnh hưởng khá lớn tới hệ tim mạch. Chế độ ăn nhiều mỡ là nguyên nhân

Đào Thị Kim Ngân

16

K37B SINH - KTNN


×