Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

CHUYÊN đề MA TRẬN đề THI và các DẠNG bài tập ôn LUYỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.91 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH PHÚC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN VĨNH PHÚC

CHUYÊN ĐỀ
MA TRẬN ĐỀ THI VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP ÔN LUYỆN
Môn

: Tiếng Anh

Tổ bộ môn

: Ngoại Ngữ

Người thực hiện

: Nguyễn Thị Thanh Nhân

Điện thoại

: 0912.468.689

Email

:

Vĩnh Yên, tháng 03, năm 2014


PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn chuyên đề:


Kì thi tuyển sinh đại học là kì thi quan trọng nhất đối với học sinh vì kì thi
này quyết định tương lai, sự nghiệp cũng như cuộc sống của học sinh. Vì vậy để
đạt được mục tiêu này học sinh cần phải được trang bị đầy đủ các kiến thức cũng
như các kĩ năng để làm bài thi hiệu quả, đạt kết quả cao nhất. Theo mô hình tuyển
sinh của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo thì việc phân khối thi đối với các thí sinh là
tương đối hiệu quả vì nó giúp học sinh định hướng các ngành nghề theo sở thích và
sở trường của mình. Trong các khối thi thì khối D gồm ba môn thi Văn, Toán,
Ngoại Ngữ (tiếng Anh) được học sinh lựa chọn nhiều hơn cả vì ba môn học này
tương đối cơ bản và hợp xu thế của thời đại. Trong ba môn thi này, tiếng Anh được
đánh giá kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm bao gồm 80 câu trắc nghiệm được
làm trong thời gian 90’. Một lượng kiến thức khổng lồ được nén trong một bài thi
gồm 80 câu nên để làm được bài thi đạt kết quả cao nhất học sinh phải có một thời
gian khổ luyện cũng như phải rèn những kĩ năng nhất định. Chính vì vậy, giáo viên
cần có kế hoạch định hướng và ôn luyện cho học sinh một cách khoa học và kĩ
lưỡng. Để làm được điều này, theo tôi nghĩ giáo viên cần có một cái nhìn tổng quát
về cách thức kiểm tra đánh giá để có thể khoanh vùng, lựa chọn các dạng bài tập
cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì lí do này, tôi chọn chuyên đề
viết về “Ma trận đề thi và các dạng bài tập ôn luyện” để các giáo viên cùng
tham khảo và xây dựng cho chuyên đề này thật hoàn thiện và hiệu quả.
II. Mục đích của chuyên đề:
Khi viết chuyên đề này tôi chỉ mong được đóng góp thêm một vài kinh
nghiệm của mình trong việc lựa chọn tài liệu trong quá trình ôn thi đại học cho học
sinh và nếu có thể xin làm một nguồn tài liệu tham khảo cho các giáo viên tiếng
Anh phục vụ cho việc ôn luyện bồi dưỡng học sinh thi đại học.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Chuyên đề này dành cho học sinh lớp 12 đang ôn thi đại học.


IV. Cơ sở nghiên cứu:
Tôi viết chuyên đề này dựa vào những cở sở sau:

- Dựa vào Bloom’s Taxonomy (Thang tiếp nhận)
- Dựa vào ma trận đề thi của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
- Dựa vào 03 đề thi tuyển sinh đại học (2011, 2012, 2013)
- Dựa vào một số tài liệu tham khảo và một số ý kiến của đồng nghiệp.


PHẦN THỨ HAI
PHẦN NỘI DUNG
1. Bloom’s Taxonomy (Thang phân loại của Bloom)
Do ma trận đề thi của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo được mô tả trên cơ sở tham
khảo thang phân loại của Bloom (Bloom’s Taxonomy) nên trước tiên ta nên tìm
hiểu thang phân loại của Bloom để đo mức độ khó của đề thi.
Thang phân loại của Bloom là bậc thang phân loại các đối tượng học trong
giáo dục. Thang phân loại chia đối tượng giáo dục (người học) theo ba phạm trù:
(1) cognitive (nhận thức), kỹ năng (psychomotor) và cảm nhận (affective). Tuy
nhiên, do các cấp độ có khả năng trùng lắp giao thoa rất cao, việc xác định một
hành vi cụ thể thuộc cấp độ nào một cách rạch ròi trong đánh giá hành vi/ kĩ năng
chi tiết quá mức là rất khó chính vì vậy trong ma trận đề thi của Bộ Giáo Dục và
Đào Tạo chỉ miêu tả chi tiết các câu hỏi trên phạm trù nhận thức. Để tiện cho việc
xác định mức độ khó của đề thi, chúng ta nên tìm hiểu sâu về phạm trù nhận thức
Cognitive domain (Phạm trù nhận thúc)
Các kỹ năng trong phạm trù nhận thức bao gồm sáu mức độ từ thấp đến
cao: (1) Knowledge- biết, (2) Comprehension - hiểu, (3) Application - vận dụng,
(4) Analysis- Phân tích, (5) Synthesis - Tổng hợp, (6) Evaluation - Đánh giá. Để
đảm bảo tính chính xác, phạm trù nhận thức được trình bày bằng tiếng anh bao
gồm cả ví dụ và một số động từ chính để xác định các mức độ của phạm trù này

Category

Knowledge:

Recall data or
information.

Example and Key Words (verbs)
Examples: Recite a policy. Quote prices from
memory to a customer. Know the safety rules.
Define a term.
Key Words: arranges, defines, describes,
identifies, knows, labels, lists, matches, names,
outlines, recalls, recognizes, reproduces,
selects, states.


Comprehension:
Understand the
meaning,
translation,
interpolation, and
interpretation of
instructions and
problems. State a
problem in one's
own words.

Examples: Rewrites the principles of test
writing. Explain in one's own words the steps
for performing a complex task. Translates an
equation into a computer spreadsheet.
Key Words: comprehends, converts, defends,
distinguishes, estimates, explains, extends,

generalizes, gives an example, infers,
interprets, paraphrases, predicts, rewrites,
summarizes, translates.

Application: Use
a concept in a
new situation or
unprompted use
of an abstraction.
Applies what was
learned in the
classroom into
novel situations
in the work place.

Examples: Use a manual to calculate an
employee's vacation time. Apply laws of
statistics to evaluate the reliability of a written
test.

Analysis:
Separates
material or
concepts into
component parts
so that its
organizational
structure may be
understood.
Distinguishes

between facts
and inferences.

Examples: Troubleshoot a piece of equipment
by using logical deduction. Recognize logical
fallacies in reasoning. Gathers information from
a department and selects the required tasks for
training.

Key Words: applies, changes, computes,
constructs, demonstrates, discovers,
manipulates, modifies, operates, predicts,
prepares, produces, relates, shows, solves,
uses.

Key Words: analyzes, breaks down, compares,
contrasts, diagrams, deconstructs,
differentiates, discriminates, distinguishes,
identifies, illustrates, infers, outlines, relates,
selects, separates.

Examples: Write a company operations or
Synthesis:
process manual. Design a machine to perform a
Builds a structure
specific task. Integrates training from several
or pattern from
sources to solve a problem. Revises and
diverse elements.



Put parts together
to form a whole,
with emphasis on
creating a new
meaning or
structure.

process to improve the outcome.
Key Words: categorizes, combines, compiles,
composes, creates, devises, designs, explains,
generates, modifies, organizes, plans,
rearranges, reconstructs, relates, reorganizes,
revises, rewrites, summarizes, tells, writes.

Evaluation:
Make judgments
about the value of
ideas or
materials.

Examples: Select the most effective solution.
Hire the most qualified candidate. Explain and
justify a new budget.
Key Words: Appraises compares, concludes,
contrasts, criticizes, critiques, defends,
describes, discriminates, evaluates, explains,
interprets, justifies, relates, summarizes,
supports.


2. Ma trận đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng môn tiếng Anh (Khối D) của
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
Sau khi tìm hiểu ma trận của đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng môn tiếng
Anh (Khối D) của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, tôi rút ra một số kết luận sau:
- Đề thi gồm 80 câu trắc nghiệm (50 câu trắc nghiệm đơn lẻ và 30 câu trắc
nghiệm dựa vào bài khoá - kĩ năng đọc hiểu)
- Đề thi kiểm tra trên 5 lĩnh vực: Ngữ âm, ngữ pháp- từ vựng, chức năng giao tiếp,
kĩ năng đọc và kĩ năng viết trong đó mức độ biết l à 10 câu, mức độ hiểu là 12
câu, mức độ vận dụng la 42 câu và mức độ phân tích, tổng hợp, đánh giá ..là 16
câu. Và theo khung tham chiếu Châu Âu (Common European Framework of
Reference) thì độ khó tương tương mức độ B1.
(1) Phần ngữ âm: 5 câu ở mức độ nhận biết
Phần ngữ âm đề thi chỉ yêu cầu học sinh dừng ở mức độ phân biệt được đơn
vị âm tiết và nhận biết được vị trí của trọng âm cũng như nhận biết được sự khác
nhau về cách thức phát âmcủa âm nguyên âm và âm phụ âm.
(2) Ngữ pháp- từ vựng:


+ Từ pháp: 7 câu ở mức độ vận dụng
+ Cú pháp: 5 câu ở mức độ vận dụng
+ Phương thức cấu tạo từ + chọn từ: 2 câu (biết), 4 câu (vận dụng)
+ Tổ hợp từ, cụm động từ: 1 câu (biết), 3 câu (vận dụng)
+ Từ đồng nghĩa, trái nghĩa: 1câu (biết), 4 câu (vận dụng)
Phần ngữ pháp- từ vựng bao gôm 27 câu, trong đó có 4 câu ở mức độ nhận
biết, 23 câu ở mức độ vận dụng.
(3) Phần giao tiếp bao gồm 03 câu ở mức độ vận dụng với nội dung giao tiếp đơn
giản.
(4) Phần kĩ năng đọc bao gồm 30 câu trong đó có 10 câu ở mức độ hiểu, 07 câu
ở mức độ vận dụng, 13 câu ở mức độ phân tích, đánh giá. Phần đọc hiểu gồm hai
dạng bài:

4.1. Dạng bài điền khuyết (01 bài khoá khoảng trên dưới 200 từ): 04 câu ở
mức độ hiểu, 4 câu ở mức độ vận dụng và 2 câu ở mức độ phân tích, tổng hợp
4.2. Dạng bài đọc hiểu (02 bài khoá độ dài trên dưới 450 từ với các chủ đề
phổ thông). Các câu hỏi tập trung vào 5 dạng sau:
+ Lấy thông tin đại ý hoặc cụ thể: 2 câu (hiểu)
+ Đoán nghĩa từ mới qua văn cảnh: 2 câu (vận dụng)
+ Hiểu được cách ví von, ẩn dụ, hoán dụ, tưong phản, đồng nghĩa, trái nghĩa:
4 câu (hiểu)
+ Phân tích, tổng hợp, phê phán, suy diễn…: 6 câu (phân tích, tổng hợp)
(5) Phần kĩ năng viết: Do yêu cầu thực tế là toàn bộ 80 câu hỏi phải ở dạng câu
hỏi trắc nghiệm (MCQ) nên kĩ năng viết trong bài thi tuyển sinh đại học là viết
“gián tiếp”. Phần kĩ nănng viết chia làm hai phần
5.1.Phát hiện lỗi: phần này gồm 05 câu cho sẵn dưới hình thức trắc nghiệm
đơn lẻ, học sinh phải phát hiện được lỗi cần phải sửa (01 câu ở mức độ biết) và
phân biệt được câu đúng/ sai về phương diện cấu trúc, sự hoà hợp chủ - vị, mệnh
đề chính-phụ… (4 câu ở mức độ vận dụng)


5.2. Viết gián tiếp: phần này gồm 10 câu trong đó có 2 câu ở mức độ hiểu, 5
câu ở mức độ vận dụng và 03 câu ở mức độ phân tích, tổng hợp. Ở phần này
người kiểm tra có thể kiểm tra các vấn đề như: loại câu, câu cận nghĩa, khác
nghĩa, chấm câu, tính cân đối, hợp mệnh đề chính phụ….
Như vậy, ở mức độ nhận biết (10 câu) kiến thức tập trung vào phần ngữ âm
(5 câu), ngữ pháp-từ vựng (4 câu) và kĩ nằng viết (tìm lỗi- 01 câu); ở mức độ hiểu
(12 câu) kiến thức tập trung vào 2 kĩ năng đọc (10 câu) và viết (2 câu); ở mức độ
vận dụng (42 câu) kiến thức tập trung vào 4 kĩ năng chính: giao tiếp (3 câu), ngữ
pháp, từ vựng (23 câu), đọc (7 câu), viết (9 câu); kĩ năng phân tích, tổng hợp gồm
16 câu tập trung vào hai kĩ năng đọc (13 câu) và viết (3 câu). Có thể thấy, trong
tổng số 80 câu hỏi, chỉ có 12 câu ở mức độ thấp là biết và hiểu, ở mức độ vận
dụng (42 câu) kiến thức tập trung chủ yếu ở phần ngữ pháp - từ vựng. Còn ở mức

độ phân tích và tổng hợp - mức độ cao nhất (16 câu), đề thi tập trung chủ yếu ở
hai kĩ năng đọc và viết đặc biệt là kĩ năng đọc hiểu. Chính vì vậy trong khi ôn
luyện cho học sinh, muốn đạt được kết quả cao giáo viên cần chú trọng rèn ba
phần chính là kĩ năng đọc hiểu, trang bị kiến thức và cung cấp các bài tập liên
quan đến từ vựng và cấu trúc cũng như phải đảm bảo trang bị đầy đủ kiến thức về
ngữ pháp cho học sịnh. Các kiến thức và bài tập cung cấp nên khảo sát ở mức độ
vận dụng và phân tích tổng hợp. Riêng phần viết, mặc dù được phân loại ở mức
phân tích tổng hợp nhưng do đề thi là trắc nghiệm, phần viết được kiểm tra ở hình
thức tìm lỗi và viết “gián tiếp” nên phần viết được thiết kế ở cấp độ câu chính vì
vậy phần viết liên quan đến cấu trúc câu và có thể ôn luyên kèm ở phần ngữ pháp
và từ vựng
3. Đề thi tuyển sinh đại học môn tiếng Anh khối D năm 2011, 2012, 2013
Để đảm bảo cho công tác ôn thi được hiệu quả, ba đề thi tuyển sinh đại học
môn tiếng Anh khối D gần đây nhất (2011,2012,2013) được khảo sát, phân loại và
đánh giá. Kết quả khảo sát đựơc đánh giá như sau
- Đề thi bám sát ma trận đề thi của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đảm bảo 5 phần
và độ khó các câu.


- Các dạng bài tập đa dạng nhưng tương đôi ổn định tập trung vào 10 dạng
bài sau:
+ Bài tập phân biệt đơn vị âm tiết
+ Bài tập phân biệt được trọng âm của từ
+ Bài tập về ngữ pháp và từ vựng (kiểm tra về ngữ pháp, từ vựng, giao tiếp,
cụm động từ, …)
+ Bài tập về chọn từ gần nghĩa
+ Bài tập về chọn từ trái nghĩa
+ Bài đọc dạng điền khuyết (1 bài)
+ Bài đọc dạng đọc hiểu (2 bài)
+ Bài tập về tìm lỗi

+ Bài tập về kết hợp câu
+ Bài tập về diễn đạt ý tương đương
Để làm được các dạng bài trên đạt kết quả cao nhất, những yêu cầu được đặt
ra với giáo viên trong quá trình ôn thi đại học như sau:
+ Trang bị đầy đủ các kiến thức liên quan đến kiến thức nền cho học sinh
(ngữ pháp).
+ Cung cấp bài tập liên quan đến ngữ pháp và từ vựng cũng như cấu trúc câu
nên ở hai hình thức là tự luận và trắc nghiệm.
+ Cung cấp song song đồng thời từ vựng và cấu trúc câu cho học sinh (có
thể bám theo các bài đọc, chủ đề ví dụ như chủ dề về giáo dục, sức khoẻ, khoa học
và công nghệ …). Trong quá trình cung cấp từ vựng, cần chú trọng đến cách phát
âm của từ.
+ Chon tài liệu phù hợp với mức độ thi đại học (dựa vào thang nhận thức
của Bloom).
+ Tập trung nhiều hơn ở các dạng bài đọc hiểu đặc biệt khai thác các câu ở
mức độ phân tích, tổng hợp và đánh giá.
+ Bám sát chương trình và dạy nghiêm túc bài nói theo các đơn vị bài học
trong sách giáo khoa kết hợp việc tạo các tình huống để học sinh giao tiếp.


+ Riêng phần cụm động từ, nên cung cấp các cụm động từ quen thuộc và
nên dạy khu biệt thì học sinh sẽ nhớ được nhiều và lâu hơn.
+ Luyện tập thường xuyên các dạng đề thi tổng hợp phù hợp với mức độ thi
đại học.
Do đặc thù tiếng Anh là một môn học bắt buộc, phổ biến và có tính ứng
dụng cao nên các nguồn tài liệu cho học sinh và giáo viên tham khảo là vô cùng
phong phú. Dựa vào phân tích và khảo sát ma trận đề thi và đề thi đại học, tôi xin
gợi ý một số đầu sách tôi đang sử dụng để ôn luyện cho học sinh và tôi thấy tương
đối thích hợp với đối tượng học cũng như mục tiêu đã đặt ra.
1. A.J. Th omson, A.V Martinet.(1986) Third Edition. A Practical English

Grammar Exercises. Oxford University Press.
2. Cái Ngọc Duy Anh, Nguyễn Thị Diệu Phương, (2010). 30 Bộ Đề Trắc Nghiệm
Khách Quan Tiếng Anh. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
3. Lưu Hoằng Trí. (2011). Tổng Ôn Tập Các Chuyên Đề Tiếng Anh. NXB Đại
Học Quốc Gia Hà Nội.
4. Nguyễn Bảo Trang M.A, Đinh Quang Khiếu M.S, (2005). Hướng Dẫn Học và
Làm Các Dạng Bài Tập Ngữ Âm Tiếng Anh, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Chi, Nguyễn Hữu Cương, (2009), 2430 Câu Hỏi Trắc Nghiệm
Tiếng Anh, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
6. Vĩnh Bá, (2012). Câu Hỏi Trắc Nghiệm Chuyên Đề Điền Từ Vào Đoạn Văn
Tiếng Anh, NXB Đại Học Sư Phạm.
7. Vĩnh Bá, (2010). Câu Hỏi Trắc Nghiệm Chuyên Đề Kĩ Năng Đọc Hiểu, NXB
Đại Học Quốc Gia.
8. Vĩnh Bá, (2011). Câu Hỏi Trác Nghiệm Chuyên Đề Từ Vựng Tiếng Anh, NXB
Đại Học Sư Phạm.
9. Vĩnh Bá. (2011). 45 Đề Trắc Nghiệm Tiếng Anh. NXB Đại Học Quốc Gia Hà
Nội.


4. Kết luận
Trên đây là một số phân tích và gợi ý của tôi nhằm tổng kết và rút ra một số
kinh nghiệm cho các giáo viên đang ôn thi đại học ở các trường THPT. Mặc dù đã
cố gắng tìm tòi, phân tích và đánh giá nhưng do lượng sách tham khảo quá nhiều
nên các sách tôi gợi ý có thể chưa đáp ứng hết yêu cầu và nhu cầu của các thầy cô.
Rất mong các thầy cô tham khảo và đóng góp thêm cho chuyên đề được hoàn
chỉnh cũng như bổ sung các đầu sách các thầy cô đang sử dụng nhằm phong phú
thêm nguồn tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và ôn luyện.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

A.J. Thomson, A.V Martinet.(1986) Third Edition. A Practical English Grammar
Exercises. Oxford University Press.
BGDĐT. (2009). Matrix Đề Thi Năm 2012.
BGDĐT. (2011). Đề Thi Tuyển Sinh Đại Học Năm 2011.
BGDĐT. (2011). Đề Thi Tuyển Sinh Đại Học Năm 2012.
BGDĐT. (2011). Đề Thi Tuyển Sinh Đại Học Năm 2013.
Cái Ngọc Duy Anh, Nguyễn Thị Diệu Phương, (2010). 30 Bộ Đề Trắc Nghiệm
Khách Quan Tiếng Anh. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
Lưu Hoằng Trí. (2011). Tổng Ôn Tập Các Chuyên Đề Tiếng Anh. NXB Đại Học
Quốc Gia Hà Nội.
Nguyễn Bảo Trang M.A, Đinh Quang Khiếu M.S, (2005). Hướng Dẫn Học và
Làm Các Dạng Bài Tập Ngữ Âm Tiếng Anh, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
Nguyễn Thị Chi, Nguyễn Hữu Cương, (2009), 2430 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Tiếng
Anh, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
Vĩnh Bá, (2012). Câu Hỏi Trắc Nghiệm Chuyên Đề Điền Từ Vào Đoạn Văn Tiếng
Anh, NXB Đại Học Sư Phạm.
Vĩnh Bá, (2010). Câu Hỏi Trắc Nghiệm Chuyên Đề Kĩ Năng Đọc Hiểu, NXB Đại
Học Quốc Gia.


Vĩnh Bá, (2011). Câu Hỏi Trác Nghiệm Chuyên Đề Từ Vựng Tiếng Anh, NXB
Đại Học Sư Phạm.
Vĩnh Bá. (2011). 45 Đề Trắc Nghiệm Tiếng Anh. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.



×