Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Luận văn thạc sĩ kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 108 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
*****

TRƯƠNG TUẤN ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐỀ TÀI:
U

U

KIỂM ĐỊNH CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính - Ngân hàng

GVHD : TS. NGUYỄN THỊ MỸ DUNG

TP.HCM, tháng 04/2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế - Tài chính ngân hàng với đề tài
“Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và xây dựng mô hình dự báo giá vàng tại Việt Nam”
là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc. Các thông
tin sử dụng trong luận văn đáng tin cậy và trung thực.

Học viên


TRƯƠNG TUẤN ANH


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, trước hết em xin hết lòng cảm ơn các Thầy, Cô
của trường Đại học Tài chính – Marketing đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu,
những bài học lý luận trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt em xin gửi lòng biết ơn trân trọng đến cô Nguyễn Thị Mỹ Dung, người đã
hướng dẫn, chỉ bảo em để hoàn thành tốt luận văn này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Phương Nam, giảng viên trường Đại
học Kinh tế TP.HCM đã hỗ trợ em về mặt tài liệu nghiên cứu và một số kiến thức chuyên
môn trong quá trình chạy mô hình thực hiện luận văn này.
Một lần nữa, em xin tri ân đến tất cả mọi người bằng tấm lòng chân thành nhất.

Học viên

TRƯƠNG TUẤN ANH


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NHTW

:

Ngân hàng Trung Ương

NHTM

:


Ngân hàng thương mại

NHNN

:

Ngân hàng Nhà nước

SGD

:

Sở giao dịch

WGC

:

World Gold Council (Hội đồng vàng thế giới)

CRB

:

Commodity Research Bureau (chỉ số hàng hóa)

IMF

:


International Monetary Fund (Quỹ tiền tệ quốc tế)

OLS

:

Ước lượng bình phương bé nhất


- Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
- Chương 2: Lý luận tổng quan về đặc điểm của vàng và thị trường vàng.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị

3


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
MỤC LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................... 1
U


U

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................ 1
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................... 2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................ 2
1.5 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ................................................................................ 2
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 4

CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VÀNG ..................... 5
U

U

2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VÀNG .................................................... 5
2.1.1 Đặc điểm của vàng ........................................................................................... 5
2.1.1.1 Vàng là một kim loại quý ........................................................................ 5
2.1.1.2 Vàng là một hàng hóa đặc biệt ................................................................ 5
2.1.1.3 Vàng là một khoản đầu tư ......................................................................... 6


2.1.1.4 Vàng là dự trữ quốc gia ............................................................................ 6
2.1.2 Đơn vị đo lường và cách niêm yết giá vàng .................................................... 6
2.2 CÁC YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG Ở VIỆT NAM ..... 8
2.2.1 Biến động cung – cầu vàng .............................................................................. 8
2.2.2 Chính sách của Nhà nước ................................................................................ 8
2.2.3 Giá vàng thế giới ............................................................................................ 10
2.2.4 Tỷ giá USD/VND ........................................................................................... 10
2.2.5 Giá dầu ............................................................................................................ 11
2.2.6 Lãi suất tiền gửi ............................................................................................... 11

2.2.7 Biến động giá chứng khoán ............................................................................ 11
2.2.8 Các yếu tố khác .............................................................................................. 11
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN GIÁ VÀNG .............................................................................................. 12
2.3.1 Các nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................... 12
2.3.2 Những nghiên cứu trên thế giới ..................................................................... 13
2.3.3 Kết luận rút ra từ các nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết về các yếu tố ảnh
hưởng đến giá vàng ở Việt Nam ...................................................................................... 15
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 18

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 19
U

U

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................... 19
3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................ 19


3.2.1 Sử dụng mô hình hồi quy bội trong nghiên cứu biến động giá vàng ............. 19
3.2.2 Tiêu chí lựa chọn mô hình .............................................................................. 20
3.2.3 Kiểm định giả thuyết ...................................................................................... 20
3.2.4 Mô hình ARIMA ........................................................................................... 22
3.2.5 Mô hình ARCH, GARCH, TGARCH ........................................................... 23
3.3 XÁC ĐỊNH CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU .......................................................... 24
3.3.1 Ảnh hưởng của Lãi suất tiền gửi đến Giá vàng Việt Nam ............................ 24
3.3.2 Ảnh hưởng của Tỷ giá hối đoái USD/VND đến Giá vàng Việt Nam ........... 25
3.3.3 Ảnh hưởng của Giá dầu thế giới đến giá vàng Việt Nam .............................. 26
3.3.4 Ảnh hưởng của Giá bạc thế giới đến giá vàng Việt Nam .............................. 28
3.3.5 Ảnh hưởng của Giá vàng thế giới đến giá vàng Việt Nam ............................ 28


3.4 DỮ LIỆU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU .................................................................... 30
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 32

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 33
U

U

4.1 GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2007 - 2011 .................................................................. 33
4.1.1 Mô hình hồi quy ............................................................................................. 34
4.1.2 Xử lý tồn tại xu thế của chuỗi dữ liệu ............................................................ 36
4.1.2.1 Xét tính dừng của chuỗi dữ liệu ............................................................ 36
4.1.2.2 Xử lý tồn tại xu thế của chuỗi dữ liệu ................................................... 38
4.1.3 Mô hình hồi quy bội với dữ liệu đã khử yếu tố xu thế .................................. 41
4.1.4 Kiểm tra sự phù hợp của mô hình .................................................................. 42


4.1.4.1 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ....................................................... 42
4.1.4.2 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan ....................................................... 43
4.1.4.3 Kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi .................................... 44
4.1.5 Giải thích kết quả đạt được ............................................................................ 45
4.2 GIAI ĐOẠN TỪ THÁNG 1/2012 – THÁNG 5/2014 ...................................... 45
4.2.1 Mô hình hồi quy ............................................................................................. 46
4.2.2 Xử lý tồn tại xu thế của chuỗi dữ liệu ............................................................ 48
4.2.2.1 Xét tính dừng của chuỗi dữ liệu ............................................................ 48
4.2.2.2 Xử lý tồn tại xu thế của chuỗi dữ liệu ................................................... 51
4.2.3 Mô hình hồi quy bội với dữ liệu đã khử yếu tố xu thế .................................. 54
4.2.4 Kiểm tra sự phù hợp của mô hình .................................................................. 55
4.2.4.1 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ....................................................... 55

4.2.4.2 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan ....................................................... 56
4.2.4.3 Kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi .................................... 57
4.2.5 Mô hình ARIMA ............................................................................................ 58
4.2.6 Mô hình hồi quy bội với tất cả các nhân tố đã chọn ...................................... 61
4.2.7 Mô hình ARCH .............................................................................................. 62
4.3 KẾT QUẢ DỰ BÁO .......................................................................................... 63
4.4 TÓM TẮT VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................ 64
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ....................................................................................... 68

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 69
U

U

5.1 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 69


5.2 GỢI Ý VỀ CHÍNH SÁCH ................................................................................. 69
5.2.1 Về lãi suất tiền gửi ......................................................................................... 70
5.2.2 Về tỷ giá USD/VND ...................................................................................... 70
5.2.3 Về yếu tố cung vàng ....................................................................................... 70
5.2.4 Về yếu tố mùa ................................................................................................ 71
5.2.5 Về chính sách Nhà nước ................................................................................ 71
5.4 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
..................................................................................................................................... 71
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ........................................................................................ 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 - Kỳ vọng chiều hướng ảnh hưởng của các biến đến giá vàng ................... 30
Bảng 4.1 - Thống kê mô tả các biến giai đoạn 2007 – 2011 ......................................... 33
Bảng 4.2 – Ma trận tương quan của các hệ số hồi quy của mô hình (1.4) ................. 42
Bảng 4.3 - Thống kê mô tả các biến giai đoạn tháng 1/2012 – tháng 5/2014 ............. 45
Bảng 4.4 – Ma trận tương quan của các hệ số hồi quy của mô hình (2.4) ................. 55
Bảng 4.5 – Các tiêu chuẩn đánh giá một số mô hình ARIMA ..................................... 61
Bảng 4.6 – Kết quả dự báo giá vàng tại Việt Nam từ tháng 6/2014 đến tháng 12/2014 ..
....................................................................................................................... 63
Bảng 4.7 – Kết quả chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố đến giá vàng Việt Nam .....
....................................................................................................................... 65

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 4.1 - Giản đồ tự tương quan của giá vàng trong nước giai đoạn 2007-2011 ... 37
Hình 4.2 - Giản đồ tự tương quan sai phân bậc 1 giá vàng trong nước giai đoạn 20072011 .............................................................................................................. 39
Hình 4.3 - Giản đồ tự tương quan của giá vàng trong nước giai đoạn tháng 1/2012 –
tháng 5/2014 ................................................................................................ 49
Hình 4.4 - Giản đồ tự tương quan sai phân bậc 1 giá vàng trong nước giai đoạn tháng
1/2012 – tháng 5/2014 ................................................................................. 52


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 - Lãi suất tiền gửi và Giá vàng Việt Nam từ tháng 1/2007 đến tháng 5/2014
.................................................................................................................... 25
Biểu đồ 3.2 - Tỷ giá hối đoái USD/VND và giá vàng Việt Nam từ tháng 1/2007 đến
tháng 5/2014 .............................................................................................. 26
Biểu đồ 3.3 - Giá dầu thế giới và Giá vàng Việt Nam từ tháng 1/2007 đến tháng 5/2014
.................................................................................................................... 27

Biểu đồ 3.4 - Giá bạc thế giới và Giá vàng Việt Nam từ tháng 1/2007 đến tháng 5/2014
.................................................................................................................... 28
Biểu đồ 3.5 - Giá vàng thế giới và Giá vàng Việt Nam từ tháng 1/2007 đến tháng
5/2014 ........................................................................................................ 29
Biểu đồ 4.1 - Giá vàng trong nước giai đoạn năm 2007 – 2011 ................................... 36
Biểu đồ 4.2 – Giá vàng trong nước giai đoạn 2007 – 2011 sau khi lấy sai phân bậc 1 ....
.................................................................................................................... 39
Biểu đồ 4.3 - Giá vàng trong nước giai đoạn tháng 1/2012 – tháng 5/2014 ................ 48
Biểu đồ 4.4 - Giá vàng trong nước giai đoạn tháng 1/2012 – tháng 5/2014 sau khi lấy
sai phân bậc 1 ........................................................................................... 52
Biểu đồ 4.5 - Giá trị thực tế và giá trị dự báo giá vàng Việt Nam từ tháng 6/2014 đến
tháng 12/2014 ........................................................................................... 64


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Huỳnh Đạt Hùng và cộng sự, 2011, Kinh tế lượng, Nhà xuất bản Phương Đông.
2. Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2007, Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản Thống Kê.
3. TS. Bùi Hữu Phước, TS. Lê Thị Lanh, TS. Lại Tiến Dĩnh, TS. Phan Thị Nhi Hiếu,
2009, Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài Chính.
4. Nguyễn Trọng Hoài, Phùng Thanh Bình, Nguyễn Khánh Duy, 2013, Dự báo và
phân tích dữ liệu trong Kinh Tế và Tài Chính, Nhà xuất bản Tài Chính.
5. Thái Thị Hạnh Nhi, 2011, Mô hình dự báo giá vàng Việt Nam, Luận văn thạc sĩ,
Đại học Kinh tế TP.HCM.
6. Đinh Thị Ngọc Mai, 2010, Một số giải pháp nhằm ổn định thị trường vàng và phát
triển hoạt động đầu tư vàng tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM.
7. Lê Phạm Hạnh Nguyên, 2012, Giá vàng và một số nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng
tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM.
8. Phạm Thị Huyền Trang, 2012, Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong

nền kinh tế Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM.
9. baodientu.chinhphu.vn, 2013, Dự báo thị trường vàng những tháng cuối năm 2013.
< />0
3

nam-2013/180949.vgp> [Truy cập ngày 10/12/2014]
T
0
3

B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
1. Ganesh Mani and Srivyal Vuyyuri (05/2005), Gold Pricing in India An
Econometric Analysis. Management consultants in Hyderabad, India.


2. Rabi N.Mishra and G.Jagan Mohan (2012), Gold Prices and Financial Stability in
India, Reserve Bank of India, India.
3. Cengiz Toraman và cộng sự (2011), Determination of Factors Affecting the Price
of Gold: A Study of MGARCH Model.
4. Dr. Sindhu (2013), A study on impact of select factors on the price of Gold.
5. Ismail, Z., Yahya A. And Shabri A. (2009), Forecasting Gold Prices Using
Multiple Linear Regression Method.
6. Khaemasunun Pravit (2008), Forecasting Thai.
7. Topcu (2010), Altin Fiyatlarini Etkileyen Faktorler.


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn tập trung phân tích, kiểm định và giải thích sự ảnh hưởng của các yếu tố
vĩ mô như Lãi suất tiền gửi, Tỷ giá hối đoái, Giá dầu thế giới, Giá bạc thế giới, Giá vàng
thế giới đến giá vàng Việt Nam. Qua đó xây dựng nên mô hình dự báo về giá vàng trong

tương lai nhằm giúp người dân và các nhà đầu tư có sự hoạch định về chiến lược kinh
doanh của mình, đồng thời giúp các nhà điều hành kinh tế có thể lập kế hoạch, đưa ra
những chính sách điều tiết nền kinh tế. Luận văn sử dụng chính là phương pháp nghiên
cứu định lượng để kiểm định và giải thích các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến giá vàng Việt
Nam.
Với việc sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian theo tháng, tác giả đã sử dụng phương
pháp kiểm định nghiệm đơn vị ADF để rút ra kết luận thống kê trong ngắn hạn và dài hạn
và kết quả đã chứng minh rằng Lãi suất tiền gửi, Tỷ giá hối đoái, Giá dầu thế giới, Giá
bạc thế giới, Giá vàng thế giới thực sự có ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam tùy theo giai
đoạn nghiên cứu. Theo đó, Lãi suất tiền gửi, Giá bạc thế giới và Giá vàng thế giới tương
quan thuận với giá vàng Việt Nam; Tỷ giá hối đoái và Giá dầu thế giới tương quan nghịch
với giá vàng Việt Nam.
Với việc sử dụng mô hình ARIMA(1,1,1), tác giả đã xây dựng được mô hình dự
báo giá vàng Việt Nam trong 7 tháng. Kết quả cho thấy mức độ sai số so với thực tế dao
động trong khoảng từ 0,18% đến 1,54%.
So sánh với những kết quả nghiên cứu trước đây, đồng thời liên hệ thực nghiệm
đến những biến động trong giai đoạn khảo sát cho thấy kết quả nghiên cứu phù hợp với cơ
sở lý thuyết và thực trạng nền kinh tế Việt Nam.


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm trở lại đây, diễn biến của nền kinh tế Việt Nam vô cùng phức tạp,
không chỉ gây khó khăn cho các nhà điều hành kinh tế mà còn gây ảnh hưởng đến quyết
định của các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cho mình.
Giá vàng là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động đó, vì vàng
đóng vai trò rất quan trọng trong 1 nền kinh tế của 1 quốc gia, nhất là trong bối cảnh hiện
nay khi sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tình hình lạm phát trong nước kéo dài cũng như
sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán, bất động sản thì với tập quán tích trữ vàng lâu đời
của người dân thì hiện nay, vàng đã trở thành kênh đầu tư được quan tâm nhất nhằm bảo

toàn giá trị tài sản nắm giữ.
Nghiên cứu về sự biến động giá vàng cùng các nhân tố có tầm ảnh hưởng mạnh đến giá
vàng không chỉ cung cấp nhận thức cơ bản về vàng, thị trường vàng mà còn có thể giúp ta
nhận thấy được thực trạng, từ đó có thể đưa ra các dự báo về giá vàng, các định hướng, giải
pháp ổn định và phát triển thị trường vàng tại Việt Nam.
Chính vì thế, việc phân tích, kiểm định, giải thích các yếu tố vĩ mô tác động đến giá
vàng để từ đó đưa ra dự báo cũng như nhận định về xu hướng biến động giá vàng là một
trong những việc làm hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lý do đó, tác giả đã chọn đề tài
“Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng tại Việt Nam” cho việc nghiên cứu luận văn
của mình.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Qua việc tham khảo các kết quả nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn trước đây, luận
văn sẽ tập trung nghiên cứu những mục tiêu sau đây:
a. Kiểm định các yếu tố tác động đến giá vàng tại Việt Nam;
1


b. Xem xét mức độ tác động của các yếu tố đó như thế nào để đề xuất giải pháp hay
những gợi ý về chính sách.

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luận văn tập trung nghiên cứu những nhân tố tác động đến giá vàng trong đó xác định
các nhân tố chính chủ yếu ảnh hưởng đến sự biến động về giá vàng tại Việt Nam bao gồm:
Lãi suất tiền gửi, Tỷ giá hối đoái USD/VND, Giá dầu thế giới, Giá bạc thế giới, Giá vàng
thế giới. Luận văn sử dụng những số liệu thu thập được từ Ngân hàng, Quỹ tiền tệ quốc tế
IMF, các website về giá dầu, giá vàng, giá bạc thế giới và được lấy giai đoạn từ năm 2007
- tháng 5 năm 2014.

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng, kiểm định các giả thuyết bằng việc sử dụng chương trình Eviews, các phương pháp
sau đây được thực hiện:
+ Phương pháp phân tích hồi quy bội, mô hình hồi quy đa tuyến tính.
+ Phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị ADF (Augmented Dickey – Fuller) để
xác định tính dừng của các chuỗi dữ liệu thời gian.
+ Phương pháp kiểm định sự phù hợp của mô hình: khắc phục hiện tượng tự tương
quan và đa cộng tuyến nếu có.
+ Phương pháp ước lượng, dự báo bằng các mô hình ARIMA, ARCH.

1.5 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có kết cấu gồm 5
chương như sau:

2


TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Giá vàng Việt Nam thời gian gần đây biến động rất phức tạp, gây tâm lý hoang mang
cho người dân và ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư. Việc điều hành thị trường
vàng cũng đang là vấn đề nhức nhối của các nhà hoạch định chính sách. Vì vậy tác giả hi
vọng những phát hiện trong nghiên cứu đề tài sẽ hữu ích không chỉ riêng cho người dân,
các nhà đầu tư, các doanh nghiệp kinh doanh vàng mà còn giúp cho việc điều hành chính
sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước được thuận lợi hơn.

4


CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ

ĐẶC ĐIỂM CỦA VÀNG
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VÀNG
2.1.1 Đặc điểm của vàng
Nhìn vào nhu cầu của con người đối với vàng, ta có thể thấy được giá trị của vàng
ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống kinh tế - xã hội.
2.1.1.1 Vàng là một kim loại quý
Vàng là kim loại quý trong ngành trang sức, điêu khắc và trang trí kể từ khi
xuất hiện trong lịch sử. Vàng có tính bền vững hóa học cao với vẻ đẹp bề ngoài sáng bóng.
Vàng nguyên chất có độ dẻo cao, dễ dát thành lá mỏng và kéo sợi nên vàng rất phù hợp với
việc chế tác đồ kim hoàn, các linh kiện và vi mạch điện tử… Ngoài ra vàng còn là vật chất
có độ dẫn điện, dẫn nhiệt cao, phản ánh tia hồng ngoại rất mạnh, một kim loại không thể
thiếu trong sản xuất máy tính, thiết bị liên lạc, đầu máy bay phản lực, tàu không gian và
nhiều sản phẩm khác. Đồng thời, vàng cũng được dùng trong nha khoa phục hồi cũng như
nhiều tác dụng khác trong công nghiệp và y khoa trị liệu.
2.1.1.2 Vàng là một hàng hóa đặc biệt
Với tính chất ưu việt và được công nhận rộng rãi, vàng đã trở thành một vật
chất đặc biệt mang hình thái hàng hóa – tiền tệ. Lịch sử tiền vàng kéo dài hàng mấy nghìn
năm và phổ biến trên khắp các nuớc với những biến cố, những giai đoạn thăng trầm khác
nhau. Trong lịch sử tiền tệ thế giới, vàng được coi là một loại tiền tệ đặc biệt hội đủ 5 chức
năng của đồng tiền mà chưa có loại tiền nào có chức năng đầy đủ như thế, bao gồm: Thước
đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ và tiền tệ
quốc tế. Theo chế độ bản vị Bretton Wood ra đời ngày 1/7/1944, chế độ bản vị vàng hối
đoái được thiết lập, 1 ounce = 35 USD (1 ounce = 31,103 gram) tạo điều kiện cho đồng
USD lên ngôi trở thành đồng tiền được chấp nhận trên toàn thế giới.
5


2.1.1.3 Vàng là một khoản đầu tư
Chính tính chất như một loại hàng hóa của vàng cũng đem lại cho vàng một
sức hút hấp dẫn trong vai trò là công cụ đầu tư, chống lạm phát. Kinh tế ngày càng phát

triển, lạm phát gia tăng và vàng trở thành nơi trú ẩn. Vàng còn là một khoản tiền đầu tư đã
tồn tại cùng chứng khoán và các loại hàng hóa khác góp phần quan trọng trên thị trường
thế giới. Đặc biệt như hiện nay, khi nền kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau
khủng hoảng, đồng tiền bị mất giá, thị trường chứng khoán và bất động sản trầm lắng, thị
trường vàng trở thành kênh đầu tư hấp dẫn.
Trong bối cảnh tình hình chính trị bất ổn, vàng cũng là một loại tài sản tích trữ
duy nhất bởi giá trị đồng tiền có thể thay đổi theo diễn biến chính trị. Trong khi đó, vàng
luôn giữ được giá trị của mình dưới bất kỳ hoàn cảnh nào. Đó chính là lý do vì sao giá vàng
luôn tăng cao khi tình hình chính trị leo thang.
Một lý do nữa khiền cho các nhà đầu tư hiện nay chú ý đến vàng là do việc gia
tăng dự trữ bằng vàng của các NHTW các nước. Tại nhiều quốc gia, các NHTW đang đưa
vàng vào danh mục dự trữ của mình thay cho việc dự trữ đôla Mỹ như truyền thống trước
đây.
2.1.1.4 Vàng là dự trữ Quốc gia
Tính đến thời điểm tháng 2/2014, tổng dự trữ vàng của thế giới là 31.890,7 tấn
và các NHTW không ngừng ý định tăng lên về khối lượng. Hoa Kỳ là nước có số vàng dự
trữ cao nhất thế giới với khoảng hơn 8133,5 tấn, Đức hiện đang ở vị trí thứ hai với ý định
nâng mức dự trữ lên 4000 tấn vàng. Để đối phó với tình trạng mất ổn định trong giá trị các
đồng tiền và suy thoái kinh tế, các NHTW trên khắp thế giới đều muốn dự trữ vàng trong
danh mục dự trữ của mình để tránh nguy cơ giảm giá trị do lạm phát và phá giá tiền tệ trong
điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay.

2.1.2 Đơn vị đo lường và cách niêm yết giá vàng

6


Trên thị trường thế giới, vàng thường được tính theo đơn vị là ounce hay troy ounce,
1 ounce tương đương 31,103476 gram, thường được niêm yết như sau:
• Đơn vị yết giá (thông thường): USD/ounce

• 1 ounce = 1 troy ounce = 0,83 lượng
• 1 lượng = 1,20556 ounce
Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, khối lượng của vàng được tính theo đơn vị là
lượng hoặc chỉ. Một lượng vàng nặng 37,50 gram. Một chỉ bằng 1/10 lượng vàng, được
niêm yết như sau:
• Đơn vị yết giá: VND/lượng
• Công thức quy đổi giá vàng từ đơn vị tính USD/oz thành đơn vị tính
VND/lượng:
P VN = (P TG + Phí vận chuyển) x 1,20556 x (1 + Thuế suất thuế NK) x (1 + Thuế suất
R

R

R

R

thuế TTĐB) x (1 + thuế suất thuế GTGT) x Tỷ giá + Phí gia công
P VN

: Giá vàng thành phẩm khi nhập khẩu về Việt Nam (VND/lượng)

P TG

: Giá vàng thế giới (USD/oz)

R

R


R

R

Phí vận chuyển : Phí vận chuyển về đến Việt Nam (USD/oz)
Thuế NK

: Thuế nhập khẩu vàng do Chính phủ Việt Nam quy định (%)

Thuế TTĐB

: Thuế tiêu thụ đặc biệt do Chính phủ Việt Nam quy định (%)

Thuế GTGT

: Thuế giá trị gia tăng (%)

Tỷ giá

: Tỷ giá quy đổi giữa USD và VND

Phí gia công

: Phí gia công vàng nguyên liệu thành vàng thành phẩm
(VND/lượng)

Đây là công thức đơn giản để quy đổi giá vàng tính theo USD/oz thành giá vàng
tính theo đồng/lượng, điều này cho thấy giá vàng trong nước dao động và chịu ảnh hưởng
bởi giá vàng thế giới.


7


Tuy nhiên, công thức trên chỉ tính đến giá vàng thế giới có tác động đến giá vàng
trong nước mà chưa tính đến cung cầu của thị trường vàng trong nước và một số yếu tố chi
phối khác nên công thức trên chỉ có thể dùng để tính giá vàng quy đổi, một cách tính để hỗ
trợ cho việc tính toán giá vàng trong nước dựa theo giá vàng thế giới.

2.2 CÁC YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG Ở VIỆT NAM
2.2.1 Biến động cung – cầu vàng
• Biến động nguồn cung:
Nguồn cung vàng của Việt Nam hàng năm chính là nguồn vàng nhập khẩu. Khi
giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi, các công ty kinh doanh vàng có
sẵn nguồn vàng sẽ xuất khẩu vàng để thu lợi nhuận. Ngược lại, khi giá vàng trong nước cao
hơn giá vàng thế giới, họ lại nhập khẩu vàng để cung cấp cho thị trường trong nước. Tuy
nhiên, nguồn cung này lại phụ thuộc vào hạn ngạch do NHNN cho phép nên đáp ứng chậm
so với nhu cầu, điều này càng đẩy giá vàng lên cao hơn, tạo điều kiện cho đầu cơ và buôn
lậu vàng, khiến tình hình giá vàng trong nước càng khó kiểm soát.
• Biến động về cầu vàng:
Theo báo cáo của Hội đồng vàng Thế giới (WGC) ngày 13/11/2014 về Xu
hướng Nhu cầu vàng quý 3/2014, Việt Nam là nước tiêu thụ vàng nhiều thứ 7 thế giới. Nhu
cầu vàng quý 3 năm 2014 của Việt Nam ở mức 19 tấn, giảm 27% so với cùng kỳ năm 2013,
con số này cũng thấp hơn chút so với mức tiêu thụ 29,3 tấn vàng của quý 2 và 19,5 tấn của
quý 1. Trong đó nhu cầu về vàng nữ trang của Việt Nam giảm 9% so với cùng kỳ năm
ngoái, còn 2 tấn; nhu cầu đầu tư vào vàng miếng cũng giảm 29%, còn 17 tấn. Nhu cầu vàng
trên thị trường vàng Việt Nam bao gồm: Nhu cầu trang sức, nhu cầu tích lũy, nhu cầu sản
xuất và nhu cầu đầu tư. Nhưng cũng như trên thị trường thế giới, nhu cầu đầu tư vàng trên
thị trường có tác động mạnh đến giá vàng.
2.2.2 Chính sách của Nhà nước


8


• Chính sách tiền tệ:
Theo công thức quy đổi giá vàng, tỷ giá USD/VND tác động cùng chiều lên
giá vàng trong nước. Tuy nh iên, trên thực tế, tác động của tỷ giá USD/VND lên giá vàng
thực tế được giao dịch trên thị trường vàng Việt Năm lại rất phức tạp, góp phần làm giá
vàng trong nước và giá vàng thế giới quy đổi có sự chênh lệch. Vì tỷ giá USD/VND vừa là
công cụ, vừa là kết quả của chính sách tiền tệ, tác động trực tiếp lên kỳ vọng vào giá trị
đồng VND, và là một trong những thông số tham chiếu trong quyết định đầu tư của các nhà
đầu tư trên thị trường tài chính mà vàng là một kênh đầu tư trên thị trường đó. Từ đó, tỷ giá
USD/VND đã gián tiếp tác động lên giá vàng.
Mặt khác, sự biến động tỷ giá USD/VND không phải là tác nhân chính khiến
giá vàng trong nước chênh lệch lớn so với giá vàng thế giới. Vì, khi ta dùng tỷ giá
USD/VND bình quân qua các năm để tính giá vàng thế giới quy đổi tại các thời điểm khác
nhau theo đơn vị triệu đồng/lượng thì chênh lệch giữa giá vàng thế giới và Việt Năm vẫn
rất lớn, thậm chí còn lớn hơn so với các giá trị thông thuờng khi ta dùng tỷ giá trần để quy
đổi.
• Quy định về việc nhập khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước:
Việc cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng là một biện pháp quản lý hành chính trong
việc quản lý thị trường vàng. Biện pháp này được NHNN đưa ra nhằm kiểm soát ngoại hối
có liên quan đến việc điều hành tỷ giá. Tuy nhiên, với diễn biến giá vàng như năm 2012,
giá vàng trong nước tăng cao, chênh lệch lớn so với giá vàng thế giới, có thời điểm lên đến
gần 4 triệu đồng/lượng, cần bổ sung nguồn cung nhanh chóng để giảm giá, bình ổn thị
trường vàng thì việc cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng đã gây chậm trễ trong việc bổ sung
nguồn cung, tạo điều kiện cho buôn lậu và đầu cơ vàng thu lợi, càng làm rối loạn thị trường
vàng.
• Cấm sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản:
Việc đóng cửa hoạt động sàn giao dịch vàng và cấm kinh doanh vàng trên tài
khoản, thị trường vàng Việt Nam sẽ chuyển hoàn toàn sang thị trường vàng vật chất, chủ


9


yếu giao dịch mua bán vàng miếng như hiện nay. Trong khi, nhu cầu thực của thị trường
đối với các loại hình giao dịch này rất lớn và phù hợp với xu hướng hội nhập.
Mặt khác, việc cấm sàn vàng và kinh doanh vàng tài khoản khiến cho thông tin
đầu tư bị hạn chế, tạo điều kiện cho đầu cơ làm giá trên thị trường vàng vật chất, ảnh hưởng
xấu đến giá vàng trong nước và việc quản lý thị trường vàng càng trở nên khó khăn.
2.2.3 Giá vàng thế giới
Hiện nay, với xu thế toàn cầu hóa, tự do thương mại giữa các quốc gia, giá vàng
trong nước phụ thuộc vào giá vàng thế giới do khi giá vàng thế giới và giá vàng trong nước
có chênh lệch thì lập tức giá vàng trong nước sẽ lập tức điều chỉnh thông qua hoạt động
xuất nhập khẩu.
Mặc dù tại một số thời điểm, giá vàng trong nước có chênh lệch so với giá vàng
thế giới, có thể do sự chi phối của Nhà nước, do tâm lý hoặc có sự xuất hiện của các nhà
đầu cơ, … nhưng sự chênh lệch này không duy trì được lâu và sẽ bị phá vỡ bởi quy luật
cung cầu: Giá vàng trong nước cao dẫn đến các nhà đầu tư tiếp tục nhập khẩu, cung vàng
tăng dẫn đến giá vàng giảm. Giá vàng trong nước thấp dẫn đến hành động xuất vàng ra
nước ngoài tìm kiếm lợi nhuận, cung vàng giảm dẫn đến giá vàng tăng trở lại khiến cho giá
vàng trong nước tiếp tục theo sát với giá vàng thế giới.
2.2.4 Tỷ giá USD/VND
Đối với nguồn vàng có được từ nhập khẩu, giá vàng theo thông thường được mua
bán theo đơn vị USD/ounce, do đó tỷ giá USD/VND là một trong các yếu tố quan trọng tác
động đến giá vàng trong nước của lượng vàng này.
Khi nhu cầu USD tăng bởi nhiều yếu tố kinh tế tác động, trong đó có một số yếu tố
ảnh hưởng trực tiếp như: tăng lãi suất tiền gửi đồng USD, các chỉ số sức mạnh của nền kinh
tế Mỹ tăng bền vững và chính trị bình ổn, … USD sẽ được định giá cao hơn, khi đó giá
vàng sẽ được điều chỉnh lại thông qua quy đổi. Về mặt quy đổi trong mối tương quan của
các cặp tiền tệ, khi USD tăng thì giá vàng được định giá bằng đồng USD sẽ trở nên đắt hơn

so với các loại tiền tệ khác, ngay lập tức giá vàng sẽ được điều chỉnh giảm.
10


Trở lại quy đổi giữa VND, USD và giá vàng, khi tỷ giá USD/VND giảm, số tiền
VND cần dùng để mua các hàng hóa được niêm yết theo giá USD như vàng sẽ giảm và
ngược lại.
2.2.5 Giá dầu
Vì giá dầu được tính bằng USD nên bất cứ sự dao động nào trong giá dầu sẽ ảnh
hưởng đến tỷ giá USD và kéo theo sự tăng giảm giá vàng. Nghĩa là giá vàng không bị ảnh
hưởng trực tiếp từ giá dầu hỏa mà cùng với giá dầu chịu ảnh hưởng của các biến cố chính
trị - xã hội khác. Giả sử khi giá dầu mỏ tăng, do USD là đồng tiền chủ yếu được dùng trong
thanh toán quốc tế nên tất yếu dẫn đến hệ quả tiền USD giảm giá trị, từ đó các nước càng
có xu hướng nhập vàng về tích trữ, do đó nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tăng và kéo theo sự
tăng giá của vàng.
2.2.6 Lãi suất tiền gửi
Lãi suất tiền gửi cũng gây ảnh hưởng gián tiếp đến giá vàng trong một vài trường
hợp. Nếu lãi suất tiền gửi giảm, lãi suất cho vay cũng sẽ giảm, điều này sẽ thu hút việc vay
vốn đầu tư của các doanh nghiệp, làm tăng lượng tiền trong lưu thông sẽ gây ra lạm phát.
Nếu tốc độ lạm phát tăng cao, người dân sẽ đầu tư vào vàng như một phương thức
dự trữ tài sản, bảo toàn vốn hiệu quả nhất. Lúc này, cầu về vàng sẽ phát sinh ở cả cộng
đồng, đẩy mức cầu vàng tăng cao, khiến giá vàng tăng theo.
2.2.7 Biến động giá chứng khoán
Sự biến động giá chứng khoán cũng có ảnh hưởng đến sự biến động của giá vàng
theo hướng cùng chiều. Khi giá chứng khoán biến động liên tục, chỉ số biến động của thị
trường tăng điều này có nghĩa là thị trường đang hoảng loạn và các nhà đầu tư thường đầu
tư vàng cả trực tiếp lẫn gián tiếp để phòng ngừa rủi ro. Điều này khiến giá vàng tăng cao.
2.2.8 Các yếu tố khác
Tình trạng đầu cơ: Giới kinh doanh vàng tranh thủ giá vàng thế giới tăng nhanh và
đoán biết tâm lý của người đầu tư cho rằng giá vàng còn đi lên, đã dùng kỹ xảo tạo ra cầu


11


×