Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Luận văn thạc sĩ xác định các yếu tố ảnh hướng đến tỷ lệ thanh khoản ở các ngân hàng thương mại tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.92 KB, 83 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “Xác định các yếu tố ảnh hướng đến tỷ lệ thanh
khoản ở các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan
rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc
được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này
mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2014

Nguyễn Thị Thương

i


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện đề tài, Tôi đã tiếp thu nhiều kiến thức mới và được học hỏi
những kinh nghiệm cũng như ý kiến đóng góp, những lời động viên khích lệ từ phía
quý Thầy (Cô) và bạn bè. Sự nhiệt tình quan tâm của quý Thầy (Cô) đã tạo cho Tôi sự
tự tin và hăng say trong công việc.
Trước tiên, Tôi xin gửi lời cám ơn nhiều nhất đến trường Đại học Tài chính
Marketing, nơi đào tạo và cung cấp cho tôi những kỹ năng, kiến thức bổ ích, giúp Tôi
ngày càng hoàn thiện chính mình hơn trong cuộc sống cũng như trong công việc.
Và đặc biệt, Tôi xin gửi lời tri ân chân thành nhất đến Giảng viên hướng dẫn TS
Nguyễn Xuân Trường, người đã trực tiếp truyền đạt kiến thức và hướng dẫn tận tình,
chu đáo cho Tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng, Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, người thân đã giúp đỡ


cũng như động viên khích lệ tinh thần giúp Tôi hoàn thiện đề tài của mình.

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2014

Nguyễn Thị Thương

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................. vii
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................... 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1

1.2

Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................................ 2

1.3

Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 3

1.4


Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................... 3

1.5

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.6

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4

1.6.1

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 4

1.6.2

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4

1.7

Ý nghĩa của luận văn .................................................................................................... 4

1.8

Kết cấu của đề tài nghiên cứu...................................................................................... 5

CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................... 6
Tổng quan về thanh khoản tại ngân hàng thương mại ............................................. 6

2.1


2.1.1 Khái niệm thanh khoản............................................................................................ 6
2.1.2 Vai trò của thanh khoản trong hoạt động ngân hàng ........................................... 6
2.1.3 Các phương pháp đo lường thanh khoản. .............................................................. 7
2.2

Tổng hợp kết quả một số bài nghiên cứu có liên quan ............................................ 13

2.3

Các khái niệm và cách đo lường các biến ................................................................. 19

2.3.1 Tỷ lệ thanh khoản ................................................................................................... 19
2.3.2 Quy mô ngân hàng.................................................................................................. 20
2.3.3 Tỷ lệ vốn .................................................................................................................. 21
2.3.4 Tỷ lệ lợi nhuận ........................................................................................................ 23
2.3.5 Rủi ro tín dụng ........................................................................................................ 23
2.3.6 Tăng trưởng GDP ................................................................................................... 25
Mô hình nghiên cứu.................................................................................................... 26

2.4

2.4.1 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 26
2.4.2

Cơ sở lựa chọn mô hình nghiên cứu ................................................................. 33

2.4.3

Kết quả phỏng vấn ý kiến chuyên gia ............................................................... 34


2.4.4

Mô hình nghiên cứu............................................................................................ 35
iii


TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ......................................................................................................... 37
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................................. 38
3.1

Phương pháp thu thập dữ liệu................................................................................... 38

3.2

Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................... 40

3.2.1

Phương pháp bình phương bé nhất (OLS) ...................................................... 40

3.2.2

Phương pháp phương sai thay đổi GLS ........................................................... 42

3.3

Mô tả mẫu nghiên cứu: .............................................................................................. 42

3.4


Phân tích tương quan ................................................................................................. 44

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 45
CHƯƠNG 4 ............................................................................................................................. 46
4.1 Kiểm định các giả thuyết hồi quy .................................................................................... 46
4.1.1 Kiểm định phương sai của sai số không đổi (không bị hiện tượng phương sai
thay đổi) ............................................................................................................................... 46
4.1.2 Kiểm định giữa các sai số không có mối quan hệ tương quan với nhau (không bị
hiện tượng tự tương quan) ................................................................................................. 46
4.1.3 Kiểm định không có sự tự tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình
(không bị hiện tượng đa cộng tuyến) ................................................................................ 47
4.1.4 Tổng hợp kết quả kiểm định..................................................................................... 47
4.2. So sánh giữa các mô hình trên panel data: Pooled Regression, Fixed effects
model, Random effects model ................................................................................................ 48
4.2.1 So sánh giữa các mô hình: Pooled Regression và Fixed effects model: ................ 48
4.2.2 So sánh giữa các mô hình: Fixed effects model và Random effects model: ......... 48
4.3

Kết quả kiểm định độ phù hợp của các biến giải thích ........................................... 50

4.4

Kết quả tương quan và hồi quy ................................................................................. 51

4.4.1

Biến rủi ro tín dụng LRR ................................................................................... 51

4.4.2


Biến quy mô ngân hàng Lnsize.......................................................................... 51

4.4.3

Biến tỷ lệ vốn CAP .............................................................................................. 52

4.4.4

Biến tỷ lệ lợi nhuận ROE ................................................................................... 52

4.4.5

Biến tăng trưởng GDP ....................................................................................... 53

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ......................................................................................................... 54
CHƯƠNG 5 ............................................................................................................................. 56
5.1

Kết luận ....................................................................................................................... 56

5.2

Hạn chế của đề tài và kiến nghị nghiên cứu tiếp theo ............................................. 57

5.3

Một số kiến nghị.......................................................................................................... 58

5.3.1

5.3.2

Kiến nghị với chính phủ ......................................................................................... 59
Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước ............................................................. 59

iv


5.3.3

Kiến nghị với các ngân hàng thương mại ......................................................... 60

KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 64
PHỤ LỤC 01: DANH SÁCH 28 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2008 -2012 ................................................................................................................... 67
PHỤ LỤC 02: BẢNG KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA ............................................. 70
PHỤ LỤC 03: DANH SÁCH PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA ............................................. 72
PHỤ LỤC 04: MÔ TẢ THỐNG KÊ SỐ LIỆU CÁC BIẾN HỒI QUY............................. 73

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Trạng thái thanh khoản ròng

Trang 8

Bảng 2.2: Cung và cầu thanh khoản


Trang 8

Bảng 2.3: Tóm tắt một số nghiên cứu có liên quan

Trang 16

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp các biến

Trang 35

Bảng 3.1 Các thông số thống kê mô tả

Trang 42

Bảng 3.2: Phân tích tương quan

Trang 44

Bảng 4.1: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Trang 47

Bảng 4.2 Phân tích hồi quy theo Pooled Regression

Trang 48

Bảng 4.3 Phân tích hồi quy theo Fixed effects model

Trang 48


Bảng 4.4 Phân tích hồi quy theo Random effects model

Trang 49

Bảng 4.5 Kiểm định Hausman

Trang 49

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định độ phù hợp của các biến giải thích

Trang 50

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Từ đầy đủ

1

NHNN

Ngân hàng nhà nước

2


TCTD

Tổ chức tín dụng

3

NHTW

Ngân hàng trung ương

4

NHTM

Ngân hàng thương mại

5

IMF

Quỹ tiền tệ thế giới

6

WB

Ngân hàng thế giới

vii



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008 tại Mỹ, sự phá sản của hàng loạt các
ngân hàng thương mại có bề dày lịch sử và quy mô lớn đã đặt ra một câu hỏi về tính an
toàn của hệ thống ngân hàng. Tại Việt Nam, sau bài học tại ngân hàng thương mại cổ
phần Á Châu, hệ thống ngân hàng cũng gióng lên một hồi chuông cảnh báo về tính
thanh khoản tại các ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn
và ẩn chứa nhiều yếu tố không thuận lợi cho ngành ngân hàng.
Nhiều công trình nghiên cứu tại các nước đang phát triển cho thấy, vấn đề thanh khoản
của hệ thống tài chính nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng luôn được các nhà
quản lý đặc biệt quan tâm. Sự an toàn của hệ thống tài chính – ngân hàng không những
giúp cho hoạt động tài chính diễn ra thông suốt, mà còn tạo niềm tin cho công chúng
và nhà đầu tư, tăng cường vai trò quản lý của ngân hàng trung ương thông qua các
chính sách tiền tệ.
Tình hình thanh khoản tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đôi lúc còn bấp
bênh (Vũ Văn Thực, 2013). Sau những lo lắng về tình trạng kém thanh khoản trong
năm 2013, những tháng đầu năm 2014 hệ thống ngân hàng thương mại lại chuyển sang
trạng thái lo dư thừa thanh khoản. Lãi suất những tháng đầu năm 2014 liên tục giảm,
các ngân hàng không còn cho nhân viên chạy chỉ tiêu huy động vốn mà chuyển sang
đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, điều này cho thấy tình trạng thừa vốn đang diễn tại
NHTM. Thêm vào đó, việc huy động thành công 25.000 tỷ trái phiếu chính phủ chỉ
trong tháng 2 năm 2014, trong khi lãi suất trái phiếu thấp hơn 0,32%- 0,62%/năm so
với lãi suất huy động tháng Một cũng là một minh chứng cho thấy các ngân hàng đang
tìm nhiều cách để giải quyết nguồn vốn ứ đọng sau đợt đẩy mạnh huy động năm 2013
(Thời báo NHNN, 2014)
Hệ thống 38 ngân hàng thương mại với quy mô vốn và thị phần không ngừng tăng lên
đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong điều tiết vốn cho toàn bộ nền kinh tế.

1


Các ngân hàng không chỉ là kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế, mà tổng tài sản
của ngân hàng cũng dẫn đầu trong số các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Chưa kể tại
Việt Nam, tình trạng sở hữu chéo cổ phần giữa các ngân hàng rất phổ biến. Nếu như
chỉ cần một trong số những ngân hàng này rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán,
sẽ dẫn đến sự sụp đổ cả hệ thống ngân hàng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin
dân chúng, an ninh tài chính quốc gia.
Thanh khoản không phải là một số tiền nào đó, cũng không phải một tỷ lệ nhất định.
Thay vào đó, nó thể hiện phạm vi khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của một
ngân hàng. Theo nghĩa này, thanh khoản đại diện cho yếu tố định tính về sức mạnh tài
chính của một ngân hàng ( Duttweiler, 2008, p30). Khả năng thanh khoản không hợp lí
là dấu hiệu đầu tiên cho thấy ngân hàng đang trong tình trạng có vấn đề về tài chính.
Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt khi ngân hàng có trong tay một nguồn vốn khả
dụng hợp lý hoặc ngân hàng có thể nhanh chóng huy động vốn thông qua con đường
vay nợ hoặc bán tài sản (Peter Rose, 2004).Tuy nhiên, yếu tố nào tác động đến tỷ lệ
thanh khoản và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố là bao nhiêu thì đang còn là một
vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Do đó, việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tỷ lệ thanh khoản của ngân
hàng thương mại để từ đó có thể đề xuất một số giải pháp giúp ngân hàng thương mại
quản lý tốt thanh khoản là hết sức cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa
thực tiễn của vấn đề đó, tác giả lựa chọn đề tài “Xác định những yếu tố tác động đến
tỷ lệ thanh khoản ở các ngân hàng thương mại tại Việt Nam”. Với đề tài này, tác
giả tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động của các yếu tố đến tỷ lệ thanh khoản tại 28
ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 đến 2012, thu thập kết quả
của những nghiên cứu trước đó đồng thời kết hợp với việc khảo sát ý kiến của một số
chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng nhằm xác định mức độ tác động của một số yếu
tố đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.2 Vấn đề nghiên cứu

Luận văn xác định những yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản và mức độ ảnh hưởng
của những yếu tố này đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng thương mại. Đồng thời rút ra
2


mối liên hệ giữa tỷ lệ thanh khoản và tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng để giúp
ngân hàng duy trì một tỷ lệ thanh khoản phù hợp.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm vào những mục tiêu sau đây:
- Xác định các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng thương mại ở Việt
Nam;
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng
thương mại ở Việt Nam;
- Xây dựng một tỷ lệ thanh khoản ở mức an toàn với chi phí thấp cho ngân hàng
thương mại, đảm bảo mục tiêu của ngân hàng về tăng trưởng quy mô thị trường hoặc
lợi nhuận.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết những mục tiêu cụ thể nêu trên, nội dung của luận văn phải trả lời được
những câu hỏi nghiên cứu sau đây:
1) Những yếu tố nào tác động đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng?
2) Mức độ tác động của những yếu tố đó đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng là tích
cực hay tiêu cực?
3) Làm thế nào để duy trì một tỷ lệ thanh khoản ở mức an toàn và vẫn đảm bảo mục
tiêu tăng trưởng lợi nhuận tại ngân hàng thương mại?
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng dựa trên cơ sở thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy.
- Thống kê mô tả: Tập hợp dữ liệu và phân tích tổng quan về dữ liệu thu thập được.
- Phân tích tương quan: Xác định mức độ tương quan giữa các biến.


3


- Phân tích hồi quy tuyến tính: Thực hiện hồi quy tuyến tính theo phương pháp bình
quân bé nhất (OLS). Sau đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp GLS để khắc phục hiện
tượng tự tương quan bậc nhất giữa các sai số và hiện tượng phương sai thay đổi để
đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả.
Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp chuyên gia thông qua việc phỏng vấn
các nhà khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhằm xác định các
yếu tố và chiều tác động của các yếu tố đến tỷ lệ thanh khoản.
1.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.6.1

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại
ngân hàng, mức độ tác động của các yếu tố đến đến tỷ lệ thanh khoản ngân hàng tại
Việt Nam.
1.6.2

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các yếu tố phù hợp với thực tiễn và có ảnh hưởng đến đến tỷ lệ
thanh khoản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Tỷ lệ thanh khoản được thiết
lập theo công thức tài sản ngắn hạn chia cho tổng tài sản của ngân hàng
1.7 Ý nghĩa của luận văn
Về mặt khoa học, đề tài đã giải quyết được những vấn đề sau:
1) Hệ thống hóa những lý luận chung về thanh khoản, biện pháp đo lường thanh
khoản, các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản tại ngân hàng thương mại. Do đó, kết
quả nghiên cứu sẽ có những đóng góp nhất định cho việc xác định tỷ lệ thanh khoản

phù hợp cho ngân hàng thương mại ở Việt Nam
2) Nghiên cứu đã đo lường và đánh giá được tỷ lệ thanh khoản tại Việt Nam trong giai
đoạn 2008 -2012, đây là vấn đề rất ít tác giả Việt Nam nghiên cứu. Qua đó cho thấy
một cách toàn diện về thanh khoản tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

4


Về mặt thực nghiệm:
1) Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà khoa học, nhà quản lý ngân hàng và nhà đầu
tư tại Việt Nam có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về phương pháp tiếp cận trong đo
lường và đánh giá tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng. Thêm vào đó, đề tài đã xác định
được những yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản và mức độ tác động của những yếu
tố trên đến tỷ lệ thanh khoản. Qua đó giúp nhà quản lý ngân hàng xây dựng được biện
pháp quản trị thanh khoản phù hợp, có giải pháp duy trì tỷ lệ thanh khoản ở mức an
toàn.
2) Luận văn này có thể là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến tỷ lệ thanh
khoản tại ngân hàng thương mại về phương pháp luận, cách đo lường, kiểm định các
kết quả của nghiên cứu
1.8 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kiểm định giả thuyết và kết quả nghiên cứu
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu

5



CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về thanh khoản tại ngân hàng thương mại
2.1.1 Khái niệm thanh khoản
Thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi
trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh. Thanh khoản đại diện cho khả
năng thực hiện tất cả các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn. Do thực hiện bằng tiền mặt,
thanh khoản chỉ liên quan đến các dòng lưu chuyển tiền tệ. Việc không thể thực hiện
nghĩa vụ thanh toán sẽ dẫn đến tình trạng thiếu thanh khoản.
Một nguồn vốn được gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động vốn thấp và
thời gian thu hồi vốn nhanh. Một tài sản được gọi là có tính thanh khoản cao khi đáp
ứng được các tiêu chí như: có sẵn số lượng để mua hoặc bán (the right amount id
available); có sẵn thị trường giao dịch (at the right location); có sẵn thời gian giao dịch
(at the right time); giá cả hợp lý (at the right price).
Dưới góc độ ngân hàng, thanh khoản là khả năng ngân hàng đáp ứng kịp thời và đầy
đủ các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh như chi trả
tiền gửi, cho vay, thanh toán và các giao dịch tài chính khác.
2.1.2 Vai trò của thanh khoản trong hoạt động ngân hàng
Các loại rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng…có thể đe dọa đến khả năng thanh
toán cuối cùng của ngân hàng, nhưng rủi ro thanh khoản chỉ là một vấn đề xảy ra
thường nhật đối với hoạt động ngân hàng (Nguyễn Văn Tiến, 2012). Vì vấn đề thanh
khoản là vấn đề thường nhật, cho nên một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
đối với nhà quản lý ngân hàng là đảm bảo khả năng thanh khoản một cách thường
xuyên, liên tục và đầy đủ.
Đối với ngân hàng thương mại, cần phải có thanh khoản để để đáp ứng nhu cầu vay
mới mà không cần thu hồi những khoản vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản

6



đầu tư có kỳ hạn. Thanh khoản còn có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng sinh lời của
ngân hàng. Nếu ngân hàng duy trì trạng thái thanh khoản quá mức thì nghĩa là đã duy
trì một lượng vốn không sinh lời, ngược lại nếu ở trạng thái thâm hút thanh khoản, tức
là không có khả năng chi trả kịp thời dẫn đến rủi ro thanh khoản.
Thanh khoản của ngân hàng còn ảnh hưởng đến lòng tin của người gửi tiền. Những
nghiên cứu gần đây chứng tỏ rằng hiện tượng thiếu hụt thanh khoản, thường là một
trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy ngân hàng đang ở trong tình trạng khó khăn tài
chính nghiêm trọng. Hậu quả tiếp theo có thể là ngân hàng mất dần các khoản tiền gửi
cũ vì áp lực rút tiền ngày càng gia tăng, không thể thu hút thêm lượng tiền gửi mới do
khách hàng dè dặt, thiếu lòng tin vào năng lực tài chính của ngân hàng.
Hậu quả nghiêm trọng nhất của thiếu hụt thanh khoản chính là hiện tượng mất khả
năng thanh toán tại ngân hàng, đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản. Việc phá sản của
một ngân hàng thương mại có thể gây nên hiệu ứng dây chuyền cho toàn bộ hệ thống
ngân hàng, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh tài chính quốc gia
2.1.3 Các phương pháp đo lường thanh khoản.
Từ vai trò quan trọng của thanh khoản đối với hoạt động của ngân hàng, cần xác định
và duy trì một tỷ lệ thanh khoản phù hợp, vừa đáp ứng nhu cầu an toàn tài chính mà
vẫn đảm bảo được tỷ suất lợi nhuận mong đợi của ngân hàng. Dưới đây là một số biện
pháp được ngân hàng thương mại hiện nay đang sử dụng để đo lường thanh khoản.
1) Nguồn và sử dụng thanh khoản
Rủi ro thanh khoản có thể đến từ việc có phát sinh hiện tượng rút tiền quá mức hoặc
do các khoản tín dụng phải cấp theo cam kết. Khi đó, để đáp ứng nhu cầu thanh khoản
ngân hàng cần phải thanh lý một bộ phận tài sản thành tiền hoặc đi vay bổ sung trên
thị trường tiền tệ. Để quản lý thanh khoản hiệu quả, ngân hàng cần lượng hóa tình
trạng thanh khoản hàng ngày. Một công cụ thường được sử dụng là bảng báo cáo
thanh khoản ròng, ghi chép thống kê tất cả các luồng tiền tạo nên thanh khoản và số

7



tiền ngân hàng đã thực sự sử dụng để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản. Trạng thái
thanh khoản ròng tại một thời điểm là chênh lệch giữa hai luồng tiền nói trên.
Bảng 2.1: Trạng thái thanh khoản ròng
Nguồn thanh khoản (đvt: tỷ đồng)

Sử dụng nguồn thanh khoản (đvt: tỷ đồng)

1.Tài sản có tương đương tiền:
2. Năng lực vay tối đa:

2.000

1. Không phát sinh
2. Đã vay :

12.000

3. Tiền dự trữ vượt mức:
Tổng nguồn:

6.000

3. Đã chiết khấu tại NHNN:

500
14.500

Đã sử dụng:

1.500

7.500

Trạng thái thanh khoản ròng: 7.000
Ngân hàng có ba nguồn thanh khoản cơ bản là tài sản có tương đương tiền bao gồm
trái phiếu, tín phiếu kho bạc có khả năng chuyển thành tiền ngay với rủi ro giá cả và
chi phí thấp; năng lực đi vay tối đa là số tiền ngân hàng có thể vay trên thị trường tiền
tệ; tiền dự trữ vượt mức là khoản tiền nằm tại quỹ của ngân hàng và khoản dự trữ vượt
mức tại NHNN. Nếu trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng càng lớn thì rủi ro
thanh khoản càng thấp.
2) Phương pháp cung cầu thanh khoản
Yêu cầu thanh khoản của một ngân hàng có thể được xem xét trong mô hình cung cầu. Đối với hầu hết ngân hàng, cầu về vốn khả dụng xuất hiện từ hai nguồn chính: (1)
Khách hàng rút vốn khỏi tài khoản tiền gửi và (2) Yêu cầu tín dụng từ những khách
hàng mà ngân hàng mong muốn đáp ứng.
Bảng 2.2: Cung và cầu thanh khoản
Cung thanh khoản

Cầu thanh khoản

Tiền gửi của khách hàng

Khách hàng rút tiền gửi

Hoàn trả tín dụng

Nhu cầu tín dụng của khách hàng

Đi vay trên thị trường tiền tệ

Hoàn trả nợ vay


Thu nhập từ cung cấp dịch vụ

Chi phí hoạt động và thuế

8


Nhu nhập từ bán tài sản

Thanh toán cổ tức

Nguồn hình thành cung và cầu thanh khoản rất đa dạng, mối quan hệ cung – cầu thanh
khoản thể hiện trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng. Hiếm khi cung và cầu
thanh khoản lại bằng nhau tại bất kỳ thời điểm nào. Điều này cho thấy ngân hàng phải
thường xuyên liên tục xử lý các trạng thái “thâm hụt thanh khoản” hay “thặng dư
thanh khoản”. Giải quyết vấn đề thanh khoản chứa đựng sự đánh đổi giữa “thanh
khoản” và “khả năng sinh lời”. Với các yếu tố khác không đổi, dự trữ càng nhiều tài
khoản có tính lỏng cao để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, thì khả năng sinh lời của ngân
hàng càng thấp.
3) Phương pháp khe hở tài trợ
Cách đo lường này bắt đầu với thực tế là: khả năng thanh khoản tăng khi tiền gửi tăng
và cho vay giảm; và khả năng thanh khoản giảm khi tiền gửi giảm và cho vay tăng.
Bất cứ khi nào nguồn thanh khoản và nguồn sử dụng thanh khoản không bằng nhau,
ngân hàng phải đối mặt với khe hở tài trợ (gap financing).
Khe hở tài trợ được tính toán bằng công thức:
Khe hở tài trợ

=

Dư nợ tín dụng trung bình


-

Số dư tiền gửi trung bình

Nếu khe hở tài trợ dương thì ngân hàng phải giảm số dư tiền mặt dự trữ và các tài
khoản thanh khoản, hay đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ.
4) Phương pháp chỉ số tài chính
Phương pháp này dựa trên việc so sánh các chỉ số tài chính và những đặc điẻm của
bảng cân đối tài sản giữ các ngân hàng có quy mô hoạt động ngang nhau và trên cùng
một địa bàn. Các chỉ số tài chính được sử dụng bao gồm:

9


1) Chỉ số trạng thái tiền mặt (Cash position indicator)

Trạng thái tiền mặt

=

Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD khác
Tổng tài sản

Nếu chỉ số “trạng thái tiền mặt” cao thì ngân hàng có khả năng đáp ứng được các nhu
cầu tiền mặt tức thời.
2) Chỉ số chứng khoán thanh khoản (Liquid sercurities indicator)
Chứng

khoán


khoản

thanh

Chứng khoán chính phủ

=

Tổng tài sản

Chỉ số này càng cao thì tính thanh khoản càng cao
3) Chỉ số năng lực cho vay (Capacity Ratio)

Năng lực cho vay

=

Dư nợ tín dụng + Dư nợ cho thuê tài chính
Tổng tài sản

Chỉ số “năng lực cho vay” càng lớn thì tính thanh khoản của ngân hàng càng thấp
4) Chỉ số tiền nóng (Hot money Ratio)

Chỉ tiêu tiền nóng

Tiền nóng bên tài sản có

=


Tiền nóng bên tài sản nợ

Tiền nóng là các loại tài sản nhạy cảm với lãi suất, thường bao gồm: tiền mặt, tiền gửi
không kỳ hạn, chứng khoán chính phủ gắn hạng ccác các tài sản khác có thể chuyển
hóa thành tiền trong ngắn hạn. Nếu chỉ tiêu tiền nóng cao thì ngân hàng được xem là
thanh khoản.

10


5) Chỉ số tiền gửi thường xuyên (Core deposit ratio)

Chỉ số tiền gửi thường xuyên

=

Tiền gửi thường xuyên
Tổng tài sản

Nếu chỉ tiêu “tiền gửi thường xuyên” càng lớn, thì ngân hàng được xem là càng thanh
khoản.
6) Chỉ số cấu trúc tiền gửi (Deposit composition ratio)

Chỉ số cấu trúc tiền gửi

=

Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn


Chỉ số cấu trúc tiền gửi đo lường tính ổn định cơ sở tiền gửi của ngân hàng. Nếu chỉ số
này càng thấp thì nhu cầu thanh khoản của ngân hàng càng thấp.
7) Chỉ số tín dụng/ tiền gửi
Nếu ngân hàng có chỉ số “tín dụng/ tiền gửi” cao, hàm ý ngân hàng đã dự chủ yếu vào
nguồn vốn ngắn hạn hơn là nguồn vốn dài hạn để tài trợ tín dụng.
5) Phương pháp cấu trúc nguồn vốn
Với phương pháp này, bước đầu tiên là tiền gửi và các nguồn vốn khác nhau của ngân
hàng được chia thành nhiều nhóm dựa vào khả năng vốn bị rút ra khỏi ngân hàng.
Thông thường, tổng nguồn vốn được chia thành ba nhóm chủ yếu:
Nhóm 1: Nguồn vốn nóng. Bao gồm vốn đi vay và tiền gửi nhạy cảm với lãi suất hoặc
được dự tính sẽ bị rút ra khỏi ngân hàng trong kỳ kế hoạch
Nhóm 2: Nguồn vốn kém ổn định. Bao gồm các khoản tiền gửi của khách hàng trong
đó cmột phần đáng kể có thể bị rút ra khỏi ngân hàng tại một thời điểm nào đó trong
kỳ kế hoạch.
Nhóm 3: Nguồn vốn ổn định. Bao gồm các khoản vốn mà ngân hàng tin tưởng là ít có
khả năng bị rút ra trong kỳ kế hoạch
11


Tiếp theo, nhà quản lý thanh khoản phải dành riêng một phần vốn thanh khoản với mỗi
nhóm nêu trên (dữ trữ thanh khoản) được xác định theo công thức:
Dự trữ thanh khoản vốn = Ʃ tỷ lệ dự trữ thanh khoản xác định của nhóm x (nhóm vốn
tiền gửi và phi tiền gửi – dự trữ bắt buộc)
Sau đó, ngân hàng dự tính con số vay tối đa tiềm năng và cần có lượng dự trữ thanh
khoản hay năng lực vay vốn hợp lý, tương đương với 100% chênh lệch giữa tổng dư
nợ thực tế và tổng cho vay tiềm năng tối đa. Theo đó:
Tổng yêu cầu thanh khoản của ngân hàng = Ʃ Tỷ lệ dự trữ thanh khoản xác định của
nhóm x (nhóm tiền gửi và phi tiền gửi – dự trữ bắt buộc) + 100 x (quy mô cho vay tối
đa – tổng dư nợ hiện tại).
6) Phương pháp chỉ số thanh khoản

Nhu cầu thanh khoản được ước tính dựa trên chỉ số thanh khoản và các chỉ báo khác
của trạng thái thanh khoản. Chỉ số thanh khoản đo lường tổn thất mà một ngân hàng
phải gánh chịu khi bán tháo các tài sản của mình để đáp ứng nhu cầu thanh khoản với
giá thấp hơn giá thị trường trong điều kiện bình thường.
Công thức đo lường chỉ số thanh khoản:
I = ∑[wi×(Pi/P*i)]
Trong đó: wi: Tỷ trọng tài sản thứ i trong danh mục tài sản
Pi: Giá bán tháo tài sản thứ i
P*i: Giá thị trường của tài sản thứ i
Các chỉ báo trạng thái thanh khoản khác:
- Chỉ số dự trữ thanh toán / Tổng tài sản có
- Tông dư nợ/ Tổng tiền gửi
- Tỷ lệ khả năng chi trả
12


- Tiền vay / Tổng tài sản
- Chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi
- Chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản
- Cam kết tín dụng / Tổng tài sản
- Chỉ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn
Từ những biện pháp đo lường tổng quát trên, tùy thực tế và khả năng tại từng ngân
hàng, nhà quản trị sẽ lựa chọn biện pháp nào là hiệu quả nhất đối với ngân hàng của
mình. Trên cơ sở phương pháp Chỉ số tài chính, tác giả sẽ tiến hành đo lường thanh
khoản theo công thức: tỷ lệ thanh khoản bằng tài sản thanh khoản chia cho tổng tài
sản. Công thức là sự kết hợp giữa lý thuyết về chỉ số tài chính, và các thực nghiệm đã
được kiểm chứng trong các nghiên cứu có liên quan.
2.2 Tổng hợp kết quả một số bài nghiên cứu có liên quan
Tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng thương mại là một vấn đề được các nhà nghiên cứu
và các nhà quản lý ngân hàng đặc biệt quan tâm. Do đó, đã có rất nhiều bài nghiên cứu

khác nhau ở các nước về những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng
thương mại. Điển hình như nghiên cứu của tác giả Deléchat et al. (2012), chỉ ra những
yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các quốc gia Trung Mỹ, Panama và Cộng hòa
Dominican. Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng dữ liệu của 96 ngân hàng khu vực
trong giai đoạn 2006-2010 với cơ sở dữ liệu từ Bankscope và các nguồn dữ liệu là các
báo cáo của IMF. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ thanh khoản được tính bằng tài sản
ngắn hạn chia cho Tổng tài sản. Sử dụng phương pháp ước tính OLS để xác định ngân
hàng, quốc gia và thời gian tác động đến mức độ thanh khoản, sau đó dùng phương
pháp GMM để loại bỏ các sai số do thời gian, đặc trưng quốc gia và hiện tượng nội
sinh bởi yếu tố GDP, các tác giả đã xác định Tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng phụ
thuộc vào Quy mô ngân hàng, Tỷ lệ vốn, Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và Rủi ro tín
dụng. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu này là chưa tập trung vào một loại hình ngân
hàng, dẫn đến chỉ xác định được tỷ lệ thanh khoản chung cho khu vực là 25% mà
không xác định được cho loại hình ngân hàng thương mại.

13


Một nghiên cứu khác của Oriol Aspachs et al. (2005) cũng đề cập tới những yếu tố tác
động đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng Anh. Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu thứ cấp
là bảng cân đối kế toán, các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 57 ngân hàng
hoạt động tại Anh (có tham gia hoạt động thanh toán với Ngân hàng Anh và hoạt động
trên thị trường tiền tệ Anh) và dữ liệu trên thị trường tài chính Anh Quốc từ quý 1 năm
1985 đến quý 4 năm 2003 (trong đó loại bỏ những ngân hàng có tổng tài sản nhỏ hơn 5
tỷ Bảng Anh). Sử dụng hai bước nghiên cứu, bước một kiểm tra mức độ tác động đến
tỷ lệ thanh khoản của từng ngân hàng, bước hai sử dụng phương pháp của Almeida et
al. (2004) để kiểm định chi tác động của tỷ lệ thanh khoản lên tình hình tài chính của
ngân hàng. Trong nghiên cứu này, các tác giả cũng sử dụng công thức Tỷ lệ thanh
khoản bằng Tài sản ngắn hạn chia cho tổng tài sản, tuy nhiên các tác giả cũng dùng
thêm công thức Tỷ lệ thanh khoản bằng Tài sản ngắn hạn chia cho Tổng số dư tiền gửi

để nhằm các định rõ từng mức độ thanh khoản trên bảng tổng kết tài sản. Điểm khác
biệt trong nghiên cứu này là nhóm tác giả đã đưa vào biến Hỗ trợ LLR nhằm nhấn
mạnh vai trò “Người cho vay cuối cùng” của Ngân hàng trung ương – LOLR (Lender
of Last Resort). Điều này được giải thích việc hỗ trợ của NHTW có thể gây ra rủi ro
đạo đức của các ngân hàng thương mại, giảm sự khuyến khích các ngân hàng tự bảo
hiểm bằng một tỷ lệ thanh khoản an toàn. Đối với biến này, nhóm tác giả sử dụng bảng
xếp hạng Fitch quy định mức hỗ trợ thanh khoản, cụ thể mức hỗ trợ dao động từ 1 đến
5 (hỗ trợ nhiều nhất đến hỗ trợ ít nhất) và chuyển đổi thành xác suất có tỷ lệ từ 20%
đến 50%. Sau kết quả nghiên cứu, các tác giả đã xác định được những yếu tố có tác
động đến tỷ lệ thanh khoản là Mức hỗ trợ LOLR (chỉ riêng những ngân hàng của
Anh), lãi suất ngắn hạn và tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu này
không áp dụng được tại Việt Nam bởi những quy định khác nhau trên thị trường tiền
tệ, hơn nữa ở Việt Nam không có một tỷ lệ thanh khoản cố định được quy định cho các
ngân hàng như ở Anh.
Pavla Vodova (2013) cũng thực hiện một số nghiên cứu về các yếu tố quyết định khả
năng thanh khoản tại hệ thống ngân hàng thương mại ở Slovenia, Cộng hòa Séc và
Hungary. Tác giả sử dụng dữ liệu cụ thể của từng ngân hàng thông qua báo cáo thường
niên và dữ liệu kinh tế vĩ mô tại các nước thông qua thống kê tài chính của Quỹ tiền tệ

14


thế giới IMF trong giai đoạn 2001-2010, sau đó phân tích bằng phương pháp hồi quy
dữ liệu. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng 4 yếu tố là đặc trưng của ngân hàng bao
gồm: tỷ lệ vốn (CAP), tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), quy
mô ngân hàng (TOA); đồng thời sử dụng 8 yếu tố vĩ mô bao gồm: biến giả về khủng
hoảng tài chính (FIC), tốc độ tăng trưởng GDP, Tỷ lệ lạm phát (INF), lãi suất giao
dịch thị trường liên ngân hàng (IRB), lãi suất cho vay (IRL), biên lãi suất huy động và
lãi suất cho vay (IRM), lãi suất repo (MIR) và tỷ lệ thất nghiệp (UNE). Tỷ lệ thanh
khoản được tác giả đo lường lần lượt bằng 04 công thức: là (i) tài sản ngắn hạn trên

tổng tài sản, (ii) tài sản ngắn hạn trên tổng số dư tiền gửi và các khoản vay ngắn hạn,
(iii) dư nợ cho vay trên tổng tài sản, và (iv) dư nợ cho vay trên tổng số dư tiền gửi và
các khoản vay ngắn hạn. Tác giả lần lượt hồi quy kết quả tác động của các yếu tố lên
thanh khoản được xác định bởi 04 công thức trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Thanh
khoản của các ngân hàng chịu tác động của kích thước của các ngân hàng; Tỷ lệ vốn
ngân hàng, lợi nhuận ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội trong năm
trước đó và khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, nghiên cứu này thực hiện trong với số
quan sát khá ít và chỉ dừng lại ở ngân hàng thương mại tại Slovania dẫn đến chưa nhìn
nhận đầy đủ được những yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản, ngoài ra việc đưa biến
khủng hoảng tài chính chỉ mang tính thời điểm trong quá trình nghiên cứu.
Doriana Cucinelli (2013) khi nghiên cứu các yếu tố quyết định rủi ro thanh khoản tại
khu vực đồng tiền chung Châu Âu, cũng sử dụng thước đo tỷ lệ thanh khoản để đánh
giá rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại. Sử dụng 1080 quan sát bao gồm tất
cả các ngân hàng khu vực Eurozone, sau đó dùng phương pháp phân tích hồi quy OLS
dựa trên dữ liệu bảng là các chỉ số từ báo cáo tài chính của ngân hàng, tác giả đã kiểm
định 3 giả thuyết: (i) Có những yếu tố bên trong ngân hàng nào tác động đến thanh
khoản của ngân hàng? (ii) Ngân hàng đã niêm yết có thanh khoản cao hơn ngân hàng
chưa niêm yết hay không? (iii) Khủng hoảng tài chính thế giới 2008 có tác động tiêu
cực đến thanh khoản tại ngân hàng? Cuối cùng kết quả nghiên cứu cho thấy: các ngân
hàng có quy mô lớn gánh chịu rủi ro thanh khoản cao hơn, trong khi các ngân hàng có
tỷ lệ vốn hóa cao lại có tính thanh khoản tốt trong dài hạn.

15


Bonfim & Kim (2011) trong một nghiên cứu tại các ngân hàng ở Bắc Mỹ và Châu Âu,
trong giai đoạn 2002 – 2009 về phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng,
các tác giả đã xem xét ba cách đo lường rủi ro thanh khoản khác nhau. Bằng cách sử
dụng phương pháp phân tích hồi quy dựa trên dữ liệu bảng, các tác giả đã cố gắng tìm
hiểu xem các ngân hàng có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn trong giai đoạn khủng

hoảng hay không? Trong nghiên cứu này, các tác giả cũng xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ lệ thanh khoản, trong đó nổi bật lên các yếu tố: quy mô ngân hàng, tỷ lệ
giữa tiền vay và tiền gửi của ngân hàng, hiệu suất hoạt động của ngân hàng thông qua
chỉ tiêu ROE. Trong đó, quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến thanh khoản ngân
hàng mạnh nhất trong giai đoạn khủng hoảng.
Bảng 2.3: Tóm tắt một số nghiên cứu có liên quan
Biến phụ
thuộc phản
STT

Tác giả

Dữ liệu nghiên

ánh tỷ lệ

cứu

thanh khoản
tại ngân

Các biến độc lập tác động có ý
nghĩa
Chiều
Tên biến

động

hàng
Số liệu nghiên

Corinne
Delechat,
Camila
Henao,
01

Priscilla
Muthoora &
Svetlanta
Vtyurina
(2012)

cứu: 96 ngân
hàng; thời gian
nghiên cứu: 20062010; quốc gia
nghiên cứu: Costa
rica, Dominican
Rep, Guatemala,
Pananma,

Tỷ lệ thanh

tác

Quy mô ngân hàng

(-)

Rủi ro tín dụng


(-)

Tỷ lệ Vốn

(-)

khoản (Tài
sản thanh
khoản chia
cho tài sản)

Lãi suất biên
(chênh lệch lãi suất
huy động và cho vay)

Honduras, El
Salvador &
Nicaragua

16

(-)


Oriol
Aspachs;
02

Erlend Nier &
Muriel Tiesset

(2005

Số liệu nghiên

Tỷ lệ thanh

cứu: 57 ngân

khoản (Tài

hàng; quốc gia

sản ngắn hạn

nghiên cứu: Anh;

chia cho

thời gian nghiên

Tổng số dư

cứu: 1985 -2003

tiền gửi)

Số liệu nghiên

03


Lãi suất ngắn hạn

(-)

Tăng trưởng GDP

(-)

Quy mô ngân hàng

(-)

Tỷ lệ vốn

(-)

Tỷ lệ thanh

hàng; quốc gia

khoản (Tài

Pavla Vodova

nghiên cứu: Công

sản thanh

ROE


(-)

(2013)

hòa Séc và

khoản chia

Tăng trưởng GDP

(+)

Slovania; thời gian

cho Tổng tài

nghiên cứu: 2001-

sản)

Số liệu nghiên
Muhammad

cứu: 26 ngân

Farhan Malik

hàng; quốc gia

& Amir


nghiên cứu:

Rafique

Parkistan; thời

(2013)

gian nghiên cứu:
2007-2011)

Diana
Teixeira
(2013)

Khủng hoảng kinh tế
( Biến giả)

(-)

Rủi ro tín dụng

(-)

khoản ( tiền

Quy mô ngân hàng

(+)


và các khoản

Tỷ lệ lạm phát

(-)

tương đương

Chính sách lãi suất

(+)

Tỷ lệ thanh

tiền chia cho
tổng tài sản

Số liệu nghiên

05

(-)

cứu: 16 ngân

2010

04


Hỗ trợ của NHTW

cứu: 5715 ngân

Tỷ lệ thanh

hàng; quốc gia

khoản (Tài

nghiên cứu: liên

sản thanh

minh châu Âu và

khoản chia

Thụy Sĩ; thời gian

cho Tổng tài

nghiên cứu: 2007-

sản)

2011)
17

Khủng hoảng kinh tế

( Biến giả)

(-)

Tài sản ngoại bảng

(-)

Tỷ lệ vốn

(-)

Rủi ro tín dụng

(+)

Tỷ lệ tiền gửi

(+)

Tốc độ tăng GDP

(+)


Như vậy, qua phần tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan, tác giả thấy rằng các
yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng thương mại tại hầu hết các
nghiên cứu có thể phân loại thành 2 nhóm: Nhóm các yếu tố bên trong ngân hàng,
nhóm các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế. Cụ thể:
- Nhóm các yếu tố bên trong ngân hàng gồm: Quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn, rủi ro tín

dụng, NIM, lãi suất, tỷ lệ tiền gửi, ROE, ROA.
- Nhóm các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế: tỷ lệ tăng trưởng GDP thực, hỗ trợ của
NHTW trong vai trò người cho vay cuối cùng, tỷ lệ lạm phát, biến giả khủng hoảng
kinh tế.
Thời gian của các nghiên cứu có liên quan đều là trước hoặc trong thời kỳ diễn ra
khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, trong khi đó những biến động của thanh khoản
ngân hàng thời kỳ hậu khủng hoảng lại chưa được các nghiên cứu đề cập. Đặc biệt có
những biến động xảy ra làm thay đổi quan điểm truyền thống về thanh khoản ngân
hàng như “to big to fail”, dẫn đến một số kết quả nghiên cứu có thể không còn phù
hợp. Mặt khác, đối với ngành ngân hàng, đặc trưng tại mỗi quốc gia có thể sẽ khiến
kết quả nghiên cứu trước có nhiều sai biệt. Chẳng hạn tại Việt Nam, lãi suất trần do
Ngân hàng nhà nước ấn định, và mức lãi suất tái cấp vốn ở Việt Nam khá cao so với
thế giới, chưa kể lãi suất công bố của các ngân hàng thương mại hầu như không phản
ánh chính xác lãi suất thực, do đó việc lấy số liệu về lãi suất tiền gửi ngắn hạn làm
biến nghiên cứu sẽ không ra kết quả như mong đợi. Tương tự đối với tỷ lệ lạm phát, có
sự khác biệt trong kết quả công bố của Tổng cục thống kê và của IMF, mặt khác ở các
nước đang phát triển như Việt Nam, tỷ lệ lạm phát được duy trì khá cao so với các
nghiên cứu trước đây tại những nước phát triển, do vậy tác giả cũng không đưa biến
lạm phát vào nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu của tác giả là từ 2008 đến 2012, là thời
gian sau khi diễn ra khủng hoảng kinh tế thế giới, do đó tác giả không sử dụng biến giả
khủng hoảng kinh tế để chia khoảng thời gian nghiên cứu thành nhiều giai đoạn (trước,
trong và sau khủng hoảng). Ở Việt Nam, vai trò người cho vay cuối cùng (LOLR)
cũng không chỉ áp dụng cho nhóm những ngân hàng có quy mô lớn hay nhóm ngân
hàng nhà nước, do vậy việc đưa sự hỗ trợ của NHNN trong vai trò người cho vay cuối
cùng sẽ khó đo lường cũng như tạo ra kết quả nghiên cứu chính xác.
18


×