Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Luận văn thạc sĩ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán VN index

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 114 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

---------------

ĐẶNG THỊ QUỲNH MAI

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN
CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN VN - INDEX
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS. HỒ THỦY TIÊN

TP. HCM - NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “ Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số
giá chứng khoán Vn-Index” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được
sử dụng trong đề tài được thu thập từ các tổ chức trong và ngoài nước, có nguồn gốc rõ
ràng, đáng tin cậy; kết quả nghiên cứu từ luận văn là hoàn toàn trung thực và khách
quan.
Nếu phát hiện bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Người thực hiện luận văn

Đặng Thị Quỳnh Mai



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô
PGS.TS. Hồ Thủy Tiên đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và thực
hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các đồng nghiệp tại đơn vị công
tác, các thầy cô giảng dạy và các bạn đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong thời gian
học.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Khoa Sau Đại Học – Trường Đại học Tài Chính –
Marketing đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học và tốt nghiệp tại trường.
Người thực hiện luận văn

Đặng Thị Quỳnh Mai


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................. 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............ 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................... 3
1.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................. 4
1.6 BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU ............................................................................. 4

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN ......................................................................... 5
2.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN .................................. 5
2.1.1 Khái niệm ........................................................................................................... 5
2.1.2 Phƣơng pháp tính chỉ số giá chứng khoán ..................................................... 5
2.2 CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG
KHOÁN ......................................................................................................................... 8
2.2.1 Tỷ giá hối đoái ................................................................................................... 8
2.2.2 Giá dầu ............................................................................................................... 9
2.2.3 Lãi suất ............................................................................................................. 10
2.2.4 Giá trị sản xuất công nghiệp .......................................................................... 11
2.2.5 Lạm phát .......................................................................................................... 11
2.2.6 Cung tiền .......................................................................................................... 12
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY .................................................................. 14
2.3.1 Một số mô hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................... 14
2.3.2 Một số mô hình nghiên cứu trong nƣớc ........................................................ 18


2.4 Đánh giá chung về các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây .............................. 20
CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................... 27
3.1 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 27
3.2 MÔ TẢ CÁC BIẾN .............................................................................................. 27
3.3 GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU ................................................................................ 30
3.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................... 31
3.5 CÁC PHƢƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH ................................................................. 33
3.5.1 Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Tests) ................................................. 33
3.5.2 Kiểm định đồng liên kết (Cointegration Tests) ............................................ 35
3.5.3 Mô hình véctơ hiệu chỉnh sai số (VECM) ..................................................... 35
3.5.4 Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger (Granger Causality Tests) ..... 36
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 38
4.1 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN .............................................. 38

4.1.1 Phân tích biến động của chỉ số giá chứng khoán Vn-Index ........................ 38
4.1.2 Phân tích các yếu tố vĩ mô ảnh hƣởng đến chỉ số Vn-Index ....................... 41
4.1.2.1 Tỷ giá hối đoái và Vn-Index ........................................................................ 41
4.1.2.2 Giá dầu thế giới và Vn-Index ...................................................................... 43
4.1.2.3 Lãi suất cho vay và Vn-Index ...................................................................... 45
4.1.2.4 Giá trị sản xuất công nghiệp và Vn-Index ................................................. 47
4.1.2.5 Lạm phát và Vn-Index ................................................................................. 48
4.1.2.6 Cung tiền mở rộng và Vn-Index ................................................................. 50
4.1.3 Thống kê mô tả ................................................................................................ 51
4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 53
4.2.1 Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu (Kiểm định nghiệm đơn
vị - Unit Root Test) ................................................................................................... 53
4.2.2 Xác định độ trễ tối ƣu ..................................................................................... 54
4.2.3 Kết quả kiểm định đồng liên kết (Cointegration Test) ................................ 54
4.2.4 Kết quả xác định quan hệ trong dài hạn giữa các biến nghiên cứu ........... 55
4.2.6 Kết quả mức độ hiệu chỉnh sai số ECM (Error correction model) ............ 59
4.2.7 Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger (Granger Causality
Tests) ......................................................................................................................... 60


CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................... 63
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 63
5.2 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015 –2020 63
5.3 KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................... 65
5.3.1 Một số khuyến nghị về chính sách kinh tế vĩ mô .......................................... 66
5.3.2 Khuyến nghị trong nội tại TTCK Việt Nam.................................................. 69
5.3.2.1 Nâng cao chất lƣợng hàng hóa và đa dạng hóa sản phẩm cho TTCK ..... 69
5.3.2.2 Kích cầu và khơi thông nguồn vốn .............................................................. 71
5.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CPI

Tiếng Anh
Consumer Price Index

Tiếng Việt
Chỉ số giá tiêu dùng

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

EIA

Energy Information
Administration

Cơ quan Quản lý Thông tin Năng
lượng Hoa Kỳ

EX


Exchange Rate

Tỷ giá hối đoái

GSO

General Statistics Office

Tổng cục Thống kê Việt Nam

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

IIP

Index of Industrial Production

Chỉ số sản xuất công nghiệp

IPO

Initial Public Offering

Phát hành chứng khoán lần đầu
Cung tiền mở rộng


M2
MS

Money Supply

Cung ứng tiền tệ

MSCI

Morgan Stanley Capital
International

Tổ chức cung cấp các công cụ hỗ
trợ quyết định đầu tư trên toàn thế
giới

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW

Ngân hàng trung ương

OLS


Ordinary least squares

S&P DJ

Standard & Poor’s Dow Jones

Phương pháp bình phương nhỏ
nhất

TTCK

Thị trường chứng khoán

TTLKCK

Trung tâm lưu ký chứng khoán

UBCK

Ủy ban chứng khoán

VAR

Vector Autoregession

Tự hồi quy vector

VECM

Vector Error Correlation Model


Mô hình vector hiệu chỉnh sai số

VND

Việt Nam Đồng


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên đồ thị, hình vẽ, bảng

Trang

Hình 1.1

Cung ứng tiền tệ

12

Bảng 2.1

Tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước đây

20

Bảng 3.1

Tóm tắt các biến nghiên cứu


29

Bảng 3.2

Tóm tắt kỳ vọng tương quan giữa các yếu tố vĩ mô và TTCK

31

Đồ thị 4.1

Diễn biến chỉ số Vn-Index từ 2006 – 2014

38

Đồ thị 4.2

Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và Vn-Index

42

Đồ thị 4.3

Quan hệ giữa giá dầu thế giới và Vn-Index

43

Đồ thị 4.4

Quan hệ giữa lãi suất và Vn-Index


45

Đồ thị 4.5

Quan hệ giữa chỉ số sản xuất công nghiệp và Vn-Index

47

Đồ thị 4.6

Quan hệ giữa lạm phát và Vn-Index

48

Đồ thị 4.7

Quan hệ giữa cung tiền mở rộng và Vn-Index

50

Bảng 4.1

Thống kê mô tả

51

Bảng 4.2

Kiểm định nghiệm đơn vị


53

Bảng 4.3

Kiểm định đồng liên kết

54

Bảng 4.4

Kết quả hồi quy ECM

60

Bảng 4.5

Kết quả kiểm định Granger

61


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thị trường chứng khoán Việt nam chỉ mới đi vào hoạt động từ năm 2000, là thị
trường còn non trẻ so với các nước trong khu vực như Malaysia (1960), Thái Lan
(1962), Singapore (1973)…do đó tính ổn định của thị trường chưa cao và chưa thực sự
đóng vai trò là “hàn thử biểu” của nền kinh tế. Qua 14 năm hoạt động, chúng ta đã
chứng kiến những thăng trầm của TTCK thông qua chỉ số giá chứng khoán Vn-Index,
và từ đó cũng thấy được những hạn chế của thị trường như tính thanh khoản thấp, sự

tăng trưởng chưa tích cực do nhà đầu tư thường chạy theo phong trào, thị trường thiếu
vắng các nhà đầu tư dài hạn, hệ thống các tổ chức trung gian hỗ trợ hoạt động còn
nhiều hạn chế, khung pháp lý của thị trường còn nhiều bất cập…Hiện nay các cơ quan
ban ngành đã và đang tích cực đưa ra những giải pháp nhằm đưa TTCK về đúng với
vai trò của nó đối với nền kinh tế, để làm được điều này, chúng ta cần đặt ra câu hỏi:
những nguyên nhân nào làm cho TTCK Việt Nam diễn biến phức tạp như thời gian
vừa qua, đâu là giải pháp hữu hiệu nhất? Có thể thấy những thông tin tiêu cực về kinh
tế vĩ mô đã có tác động không nhỏ đến sự sụt giảm của TTCK trong thời gian vừa qua,
như vậy câu hỏi đặt ra là giữa TTCK Việt Nam và các yếu tố kinh tế vĩ mô thật sự có
mối tương quan nào không?
Thực tế, đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến vấn đề này của các tác
giả trên thế giới. Tuy nhiên, tại những thị trường khác nhau đã đưa ra những kết quả
không giống nhau. Cụ thể như: theo nghiên cứu năm 2009 của Asmy, Mohamed &
cộng sự tại Malaysia giai đoạn trước và sau khủng hoảng (1987-1995 & 1999-2007)
cho thấy lạm phát có tương quan thuận, cung tiền tương quan nghịch, còn tỷ giá hối
đoái có tương quan quan thuận trong giai đoạn trước khủng hoảng và tương quan
nghịch sau khủng hoảng với chỉ số giá chứng khoán; nghiên cứu của Adman Hussian
tại thị trường Karachi (Pakistan) năm 2009 cho thấy, trong dài hạn, các yếu tố chỉ số
sản xuất công nghiệp, tỷ giá hối đoái thực, dự trữ ngoại hối, cung tiền và chỉ tiêu tổng
tài sản cố định có tương quan thuận, lãi suất ảnh hưởng không đáng kể, còn lạm phát
lại có tương quan nghịch với giá cổ phiếu; nghiên cứu tại thị trường chứng khoán
Trung Quốc và Ấn Độ của Seyed Mehdi Hosseini, Zamri Ahmad & Yew Wah Lai
1


năm 2011 có kết quả như sau: tại Trung Quốc giá dầu thô và cung tiền đồng biến với
chỉ số giá chứng khoán trong dài hạn, tại Ấn Độ thì ngược lại, tuy nhiên trong ngắn
hạn tại Trung Quốc giá dầu thô nghịch biến, cung tiền và lạm phát đồng biến với giá
chứng khoán và ở Ấn Độ cũng có kết quả ngược lại. Mặc dù kết quả khác nhau nhưng
nhìn chung những yếu tố vĩ mô hầu hết đều có ảnh hưởng đến giá chứng khoán, chỉ có

vài yếu tố là tác động không đáng kể. Đặc biệt với thị trường chứng khoán Việt Nam,
vốn còn non trẻ, nhiều biến động và nhạy cảm với sự thay đổi của các biến số kinh tế
vĩ mô thì những ảnh hưởng này theo tác giả là càng đậm nét hơn. Với lý do đó, tác giả
lựa chọn đề tài “Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán
Vn-Index” để làm luận văn thạc sỹ.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1.2

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu chung
Phân tích sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán
Vn-Index trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
 Mục tiêu cụ thể
 Xác định các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến chỉ số giá chứng khoán VnIndex.
 Đo lường và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số
giá chứng khoán Vn-Index.
 Đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm tạo điều kiện phát triển TTCK Việt Nam.
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu như trên, luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên
cứu:
Câu hỏi 1: Các yếu tố kinh tế vĩ mô nào tác động đến chỉ số giá chứng khoán VnIndex?
Câu hỏi 2: Chiều hướng tác động và mức độ tác động của các yếu tố kinh tế vĩ
mô đến chỉ số giá chứng khoán Vn-Index?
Câu hỏi 3: Những hàm ý chính sách nào có thể được đưa ra từ kết quả nghiên
cứu nhằm phát triển TTCK Việt Nam?
2


1.3


ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tƣợng nghiên cứu
 Các yếu tố kinh tế vĩ mô: hoạt động kinh tế thực, tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi

suất, cung tiền, giá dầu tác động lên chỉ số giá chứng khoán Vn-Index.
 Chỉ số giá chứng khoán Vn- Index.
 Phạm vi nghiên cứu
 Đề tài nghiên cứu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE).
 Chỉ số giá chứng khoán Vn-Index thu thập từ sàn HOSE trong giai đoạn từ
tháng 1/2006 đến tháng 07/2014.
 Dữ liệu được thu thập từ các nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO), các
chỉ tiêu tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IFS-IMF), Cục thông tin năng lượng Hoa
Kỳ (EIA), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban chứng khoán Nhà nước trong giai
đoạn 2006 – 2014.
1.4

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên

cứu định tính và định lượng sau đây:
 Nghiên cứu định tính
Được sử dụng bằng cách thu thập các số liệu và thông tin liên quan để quan sát
sự biến động của chỉ số giá chứng khoán Vn-Index thông qua sự tác động của các biến
kinh tế vĩ mô. Phân tích mối quan hệ giữa các biến và đưa ra đánh giá sơ bộ.
 Nghiên cứu định lƣợng
Được sử dụng nhằm đo lường và đánh giá mối liên hệ giữa các biến, cho phép
suy luận thống kê từ kết quả thu được từ các mẫu cho kết quả của tổng thể. Trong
phạm vi bài nghiên cứu, tác giả sử dụng chương trình Eviews 6.0 để kiểm định các giả
thuyết thông qua các phương pháp: kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định đồng liên kết,

mô hình véctơ hiệu chỉnh sai số VECM (phân tích mối quan hệ giữa các biến trong dài
hạn), mô hình hiệu chỉnh sai số ECM, kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger.

3


1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
 Ý nghĩa khoa học:
 Nghiên cứu đã xác định được các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến chỉ số giá
chứng khoán Vn-Index.
 Nghiên cứu đã lượng hóa và xác định được mức độ cũng như chiều hướng tác
động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán Vn-Index.
 Ý nghĩa thực tiễn:
Thông qua phân tích thực trạng và kết quả thực nghiệm, nghiên cứu đã góp phần
làm phong phú thêm các nghiên cứu về mối quan hệ giữa yếu tố kinh tế vĩ mô và giá
chứng khoán Vn-Index tại TTCK Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đưa
ra một số khuyến nghị về chính sách vĩ mô và chính sách phát triển trong nội tại
TTCK nhằm phát triển TTCK Việt Nam trong thời gian tới.
1.6 BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU
Bố cục của luận văn gồm 5 chương được trình bày như sau:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan lý luận
Chương 3: Mô hình nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Trong chương này tác giả đã trình bày tính cấp thiết của đề tài, qua đó nêu lên
được sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài. Nội dung chương cũng xác định được mục
tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

của đề tài, tóm tắt bố cục của đề tài.

4


CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN
2.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN
2.1.1 Khái niệm
Chỉ số giá chứng khoán là số tương đối biểu hiện (bằng điểm), bằng sự tương
quan so sánh giữa giá cổ phiếu bình quân kỳ nghiên cứu (hiện tại) với giá bình quân kỳ
gốc đã chọn (thường coi là 100 hoặc 1000). Chỉ số giá chứng khoán được cấu thành
bởi 2 yếu tố là loại chứng khoán (trọng số) và giá của từng chứng khoán cấu thành.
Chỉ số giá chứng khoán là một giá trị thống kê phản ánh tình hình của thị trường
chứng khoán. Chỉ số giá chứng khoán được tổng hợp từ danh mục các chứng khoán
theo phương pháp tính nhất định. Thông thường, danh mục sẽ bao gồm các chứng
khoán có những đặc điểm chung như cùng niêm yết tại cùng một sở giao dịch, cùng
ngành hay cùng mức vốn hóa thị trường.
 Ý nghĩa
Chỉ số giá chứng khoán phản ánh xu hướng vận động chung của toàn bộ thị
trường nên nó là một thông tin không thể thiếu trong bất cứ một thông tin báo cáo nào
về hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Chỉ số giá chứng khoán cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư đánh giá và phân
tích thị trường chứng khoán một cách tổng quát khi cho thấy tình hình biến động giá
chứng khoán cũng như của cả thị trường, là cơ sở để đưa ra những quyết định đầu tư
mang tính chiến lược và dài hạn chứ không chỉ nhằm mục đích kiếm lời từ những biến
động giá tạm thời. Đây là thông tin rất quan trọng đối với các công ty niêm yết, đối với
nhà đầu tư và việc đánh giá thị trường chứng khoán.
2.1.2 Phƣơng pháp tính chỉ số giá chứng khoán
 Phƣơng pháp Passcher
Đây là loại chỉ số giá thông dụng nhất và nó là chỉ số giá bình quân gia quyền giá

trị với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết thời kì tính toán:
n

IP 

 (q xp

t

)

 (q xp

0

)

i 1
n

t 1

5

t

t


Trong đó:

I p : chỉ số giá Passcher

p t : giá thời kỳ t
p 0 : giá thời kỳ gốc

q t : khối lượng (quyền số) thời điểm tính toán (t) hoặc cơ cấu của khối lượng thời

điểm tính toán
i: số cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá
n: số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số
Chỉ số giá bình quân Passcher là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị lấy quyền
số là quyền số thời kỳ tính toán, vì vậy kết quả tính toán sẽ phụ thuộc vào cơ cấu
quyền số (cơ cấu chứng khoán niêm yết) vào thời kỳ tính toán.
Các chỉ số KOSPI (Hàn Quốc), S&P 500 (Mỹ), ET-SE 100 (Anh), TOPIX
(Nhật), CAC (Pháp), TSE (Đài Loan), Hangseng (HongKong)… và Vn-Index của Việt
Nam áp dụng phương pháp này để tính chỉ số giá cổ phiếu.
 Phƣơng pháp Laspeyres
Chỉ số giá bình quân Laspeyres là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị, lấy
quyền số là số cổ phiếu nêm yết thời kỳ gốc. Như vậy, kết quả tính sẽ phụ thuộc vào
cơ cấu quyền số thời kỳ gốc.
n

IL 

 (q

0

xp t )


 (q

0

xp 0 )

i 1
n

i 1

Trong đó:

I L : chỉ số giá bình quân Laspeyres
p t : giá thời kỳ t
p 0 : giá thời kỳ gốc

6


q 0 : khối lượng (quyền số) thời kỳ gốc hoặc cơ cấu của khối lượng (số lượng cổ

phiếu niêm yết) thời kỳ gốc.
i: số cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá
n: số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số
Có ít quốc gia sử dụng phương pháp này, có thể tham khảo chỉ có chỉ số FAZ, DAX
của Đức.
 Chỉ số giá bình quân Fisher
Chỉ số bình quân Fisher là chỉ số bình quân nhân giữa chỉ số giá Passcher và chỉ
số giá Laspayres

I F  (I P xI L )

Trong đó:

I F : là chỉ số giá Fisher
I P : là chỉ số giá Passcher
I L : là chỉ số giá bình quân Laspayres
Theo thống kê chưa thấy quốc gia nào sử dụng phương pháp tính chỉ số giá này.
 Phƣơng pháp số bình quân đơn giản
Phương pháp này đơn giản là lấy tổng thị giá của chứng khoán chia cho số chứng
khoán tham gia tính toán:
n

IP 

p
i 1

i

n

Trong đó:

I P : giá bình quân

p i : giá của chứng khoán i
n: số lượng chứng khoán đưa vào tính toán

7



Các chỉ số Dow Jone của Mỹ, Nikkei 225 của Nhật, MBI của Ý áp dụng phương
pháp này. Phương pháp này phù hợp khi giá của các cổ phiếu tham gia niêm yết đồng
đều hay độ lệch chuẩn thấp.
 Phƣơng pháp bình quân nhân đơn giản
IP 

n

p

i

i 1

Phương pháp này nên áp dụng khi độ lệch chuẩn giá các chứng khoán khá cao.
Các chỉ số Value line của Mỹ, FT 30 của Anh áp dụng phương pháp bình quân nhân
đơn giản này.
2.2 CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG
KHOÁN
2.2.1 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái giữa hai nước là mức giá tại đó đồng tiền của một nước có thể
biểu hiện qua đồng tiền của nước khác.
Trong điều kiện giao thương và đầu tư “không biên giới” như hiện nay, tỷ giá có
vai trò đáng kể đến thương mại quốc tế và dòng vốn đầu tư nước ngoài, vì vậy khi xảy
ra rủi ro tỷ giá, lợi nhuận kinh doanh và hiệu quả đầu tư sẽ bị ảnh hưởng, từ đó tác
động đến thị trường chứng khoán.
Theo các lý thuyết truyền thống, tỷ giá hối đoái là yếu tố tác động trực tiếp đến
lợi nhuận của các doanh nghiệp và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa với

doanh nghiệp nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, việc giảm giá đồng
nội tệ sẽ làm tăng giá nguyên liệu, hàng hóa nhập khẩu tính bằng đồng nội tệ, từ đó
làm giảm lợi nhuận và giảm lợi thế cạnh tranh với hàng hóa trong nước. Ngược lại, đối
với các doanh nghiệp xuất khẩu, việc giảm giá đồng nội tệ sẽ tạo lợi thế cạnh tranh với
các doanh nghiệp nước ngoài.
Khi tỷ giá tăng lên tức đồng nội tệ giảm giá sẽ thu hút một lượng vốn đầu tư
nước ngoài, vì cùng một lượng ngoại tệ sẽ đổi được nhiều nội tệ hơn để đầu tư, từ đó
giúp thị trường chứng khoán tăng điểm. Tuy nhiên, nếu đồng nội tệ tiếp tục mất giá
liên quan đến sự bất ổn của nền kinh tế thì các nhà đầu tư sẽ trở nên e ngại vì sợ rủi ro
8


tỷ giá, hoạt động đầu tư sẽ không còn hấp dẫn, thị trường chứng khoán cũng sẽ bị ảnh
hưởng.
Có nhiều nghiên cứu đã cố gắng tìm ra mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ
giá tại các quốc gia trên thế giới với nhiều TTCK khác nhau. Theo Dornbusch &
Fisher (1980) có mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ giá và giá chứng khoán; theo Ong &
Izan (1999), có một mối liên hệ yếu giữa tỷ giá và giá chứng khoán Úc cũng như các
nước G7; Bahmani – Oskooee và Sohrabian (1992) lại cho rằng không có mối liên hệ
dài hạn giữa giá chứng khoán và tỷ giá tại Mỹ; Tabak (2006) cho thấy tỷ giá và giá
chứng khoán có mối tương quan ngược chiều. Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Minh Kiều và cộng sự (2013) không tìm thấy mối liên hệ nào giữa tỷ giá và
giá chứng khoán, trong khi kết quả của Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dương
Phương Thảo (2013) thì tác động này là ngược chiều.
2.2.2 Giá dầu
Dầu là ngành năng lượng quan trọng hàng đầu trên thế giới vì nó cần thiết cho
các hoạt động sản xuất. Các nước càng gia tăng tốc độ phát triển thì giá dầu lại càng
được theo dõi sát sao vì nó liên quan đến chi phí đầu vào của nền kinh tế. Một số quốc
gia trên thế giới đã chuyển từ nước xuất khẩu dầu sang nhập khẩu dầu mỏ trong những
năm gần đây vì nhu cầu năng lượng tăng cao, mặc dù các nền kinh tế lớn đã hạn chế

bớt việc tiêu thụ dầu mỏ bằng cách thay thế các nguồn năng lượng khác, nhưng nhu
cầu dầu mỏ vẫn tiếp tục tăng cao tại các nước thị trường mới nổi.
Nghiên cứu của Jones và Kaul (1996) kiểm tra ảnh hưởng của giá dầu lên thu
nhập chứng khoán ở Mỹ (1947 – 1991), Nhật (1970 – 1991) và Anh (1962 – 1981) đã
chỉ ra tác động trái chiều của giá dầu lên thu nhập chứng khoán ở các quốc gia này.
Nghiên cứu của Goswami và Jung (1997) tại Hàn Quốc cũng cho rằng giá dầu ảnh
hưởng tiêu cực đến giá chứng khoán, nghiên cứu của Tunali (2010) tại Thổ Nhĩ Kỳ lại
cho kết quả ngược lại mặc dù cả hai nước này đều nhập khẩu dầu thô. Ngoài ra có một
số nghiên cứu khác cho ra hai kết quả khác nhau như nghiên cứu của Gan và cộng sự
(2006) cho rằng giá dầu sẽ ảnh hưởng tích cực tới chỉ số giá chứng khoán ở các nước
xuất khẩu dầu thô, và tác động tiêu cực đến các nước nhập khẩu dầu thô.

9


Về lý thuyết, giá dầu tăng dẫn đến chi phí đầu vào của các ngành kinh tế tăng
làm cho hoạt động đầu tư mở rộng của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, lợi nhuận kỳ vọng
của doanh nghiệp và niềm tin của nhà đầu tư về giá trị doanh nghiệp trong tương lai
sụt giảm và kết quả là sụt giảm giá chứng khoán.
Tuy nhiên nếu đứng ở góc độ các doanh nghiệp hoạt động khai thác dầu mỏ và
các hoạt động dịch vụ liên quan, khi giá dầu tăng lên giúp hoạt động đầu tư của các
doanh nghiệp này phát triển hơn, góp phần gia tăng lợi nhuận của công ty và kỳ vọng
tăng giá chứng khoán trong tương lai. Như theo khảo sát của El – Sharif (2005) về
nhóm chứng khoán của các công ty khí đốt – dầu mỏ ở Anh (1989 – 2001) cũng phát
hiện sự gia tăng trong giá dầu sẽ làm tăng thu nhập của các công ty này.
2.2.3

Lãi suất

Mukherjee & Naka (1995) đã chỉ ra sự thay đổi của lãi suất trái phiếu chính phủ

dù trong ngắn hạn hay dài hạn đều ảnh hưởng đến lãi suất phi rủi ro danh nghĩa và qua
đó ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu và TTCK. Reily & Brown (2000) cho rằng dòng
tiền vào TTCK có thể thay đổi theo lãi suất và cũng không chắc chắn rằng nó sẽ tăng
hay giảm khi lãi suất thay đổi theo một hướng nào đó. Patanapakorn & Sharma (2007)
lại cho thấy mối quan hệ tích cực giữa lãi suất ngắn hạn và giá chứng khoán. Tóm lại,
các nghiên cứu về mối quan hệ giữa lãi suất vẫn chưa có một kết quả rõ ràng.
Lãi suất thấp cũng là điều kiện để kênh đầu tư chứng khoán trở nên hấp dẫn hơn
bởi nhà đầu tư sẽ không còn mặn mà với các khoản đầu tư có lãi suất cố định như trái
phiếu, gửi tiền ngân hàng…và có xu hướng vay vốn chi phí thấp để chuyển qua đầu tư
trên thị trường chứng khoán với kỳ vọng lợi nhuận cao và điều này làm cho giá cổ
phiếu tăng.
Ngược lại khi lãi suất tăng: thứ nhất, các kênh đầu tư có tính an toàn cao như gửi
tiền ngân hàng, đầu tư vàng lại được ưa chuộng nên lượng tiền đầu tư trên thị trường
chứng khoản giảm và kéo theo đó giá cổ phiếu cũng giảm; thứ hai, lãi suất tăng có tác
dụng thu hút nguồn vốn ngoại tệ đổ vào, gián tiếp làm cho đồng nội tệ tăng giá và tác
động làm giảm tỷ giá hối đoái, các DN xuất khẩu trong trường hợp này sẽ gặp khó
khăn khi hàng hóa của họ trở nên đắt đỏ cộng với chi phí vốn tăng lên, hệ quả là doanh
thu và lợi nhuận kỳ vọng giảm và ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của DN; thứ ba, lãi suất
10


tăng lên khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh vì chi phí vốn
tăng cao, doanh nghiệp bắt buộc hoặc phải giảm các khoản đầu tư tăng trưởng hoặc
chấp nhận chi phí vốn bình quân tăng lên, kết quả là lợi nhuận giảm, giá trị doanh
nghiệp giảm và giá cổ phiếu giảm theo.
2.2.4 Giá trị sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị sản phẩm vật
chất và dịch vụ của toàn ngành công nghiệp được sản xuất ra trong một thời kỳ nhất
định.
Fama (1990) và Geske & Roll (1983) đã chỉ ra mối quan hệ đồng biến giữa sản

lượng công nghiệp và dòng tiền kỳ vọng trong tương lai. Sản lượng công nghiệp tăng
lên là báo hiệu của nền kinh tế tăng trưởng tốt, các doanh nghiệp đầu tư phát triển
nhiều hơn kéo theo nhu cầu huy động vốn lớn, kể cả huy động qua kênh thị trường
chứng khoán.
Đồng thời sự gia tăng của sản lượng công nghiệp cũng phản ánh triển vọng trong
tương lai của ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, do đó sẽ thu hút
nhiều nguồn vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán. Lý thuyết này cũng được chứng
minh qua nghiên cứu của Chen, Roll & Ross (1986) trên một danh mục chứng khoán
của Mỹ, kết quả cho thấy tăng trưởng sản lượng công nghiệp trong tương lai là nhân tố
quan trọng giúp giải thích tỷ suất sinh lợi của chứng khoán.
Tuy nhiên có một số kết quả nghiên cứu đi ngược lại với lý thuyết kinh điển trên
như nghiên cứu của Seyed Mehdi Hosseini, Zamri Ahmad & Yew Wah Lai (2011) tại
Ấn Độ (1999 – 2009) và Muhammad Hussain, Muhammad Aamir, Rasool, Fayyaz &
Mumtaz (2012) tại Pakistan (2001 – 2010).
2.2.5 Lạm phát
Lạm phát là việc giá cả các hàng hóa tăng lên so với mức giá thời điểm trước. Sự
gia tăng ở đây là gia tăng chung của tất cả các loại hàng hóa dịch vụ, chứ không phải
gia tăng của một loại hàng hóa cá biệt nào đó.
Kết quả nghiên cứu của Fama và Schwert (1977), Nelson (1976) và DeFina
(1991) đều cho rằng quan hệ giữa lạm phát và giá chứng khoán là nghịch biến. Lạm

11


phát có thể tác động đến tâm lý nhà đầu tư cũng như giá trị các khoản đầu tư trên thị
trường chứng khoán. Cụ thể khi lạm phát tăng cao, đồng tiền bị mất giá, nhà đầu tư có
xu hướng chuyển qua đầu tư các tài sản khác như vàng, ngoại tệ, lúc này thị trường
chứng khoán giảm điểm. Và khi dòng tiền chảy vào chứng khoán giảm, doanh nghiệp
thiếu vốn đầu tư và tăng trưởng chậm, giá cổ phiếu của doanh nghiệp giảm. Lạm phát
tăng cũng làm gia tăng chi phí đầu vào, doanh nghiệp buộc phải tăng giá bán để đảm

bảo kế hoạch lợi nhuận. Nếu giá bán tăng quá cao, người tiêu dùng sẽ chuyển qua sử
dụng sản phẩm thay thế khác làm doanh thu tiêu thụ giảm và lợi nhuận doanh nghiệp
không đạt được như kế hoạch dẫn đến giá chứng khoán giảm, chi trả cổ tức khó khăn.
Kết quả nghiên của tại New Zealand (1990 – 2003) của Christopher Gan, Minsoo
Lee, Hua Hwa Au Yong, Jun Zhang (2006) và tại Việt Nam (2004 – 2011) của
Nguyễn Minh Kiều và cộng sự (2013) cho thấy lạm phát và TTCK có mối quan hệ
ngược chiều. Tuy nhiên, kết quả ngược lại được chứng minh trong các nghiên cứu của
Asmy Mohamed, Rohilina Wisam, Hassama Aris và Fouad Md (2009) tại Malaysia
(1987 – 2007). Vì vậy, mối quan hệ giữa lạm phát và cổ phiếu là một câu hỏi thực
nghiệm khó có câu trả lời chính xác và mối quan hệ này sẽ thay đổi theo thời gian.
2.2.6 Cung tiền
Cung tiền là lượng tiền cung cấp cho nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua
hàng hóa, dịch vụ, tài sản…của các cá nhân và doanh nghiệp (không kể các tổ chức tín
dụng).
Hình 1.1: Cung ứng tiền tệ

(Nguồn: Cfoviet.com)
12


Trong đó:
 M0 = Tổng lượng tiền NHTW phát hành đang được lưu thông (tiền cơ sở)
 M1 = M0 + tiền mà các NHTM gửi tại NHTW (tiền mạnh)
 M2 = M1 + chuẩn tệ ( tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn…tại các tổ
chức tín dụng)
 M3 = M2 + tất cả các khoản tiết kiệm khác gửi tại các tổ chức tín dụng
(trái phiếu, quốc gia, tín phiếu…)
 M4 (áp dụng ở Anh) = M0 + tiền trong tài khoản các loại
Tính thanh khoản theo nghĩa rộng = M3 + các trái phiếu + các khoản đầu tư tín
thác

Nghiên cứu của Friedman và Schwartz (1963) đã đưa ra những giải thích đầu tiên
về mối quan hệ giữa cung tiền và chứng khoán, theo đó một sự gia tăng trong cung
tiền sẽ làm gia tăng tính thanh khoản và tín dụng cho người mua cổ phiếu dẫn đến giá
các chứng khoán tăng cao hơn.
Theo nghiên cứu của Fama (1981): mối quan hệ cơ bản giữa chính sách tiền tệ và
TTCK là do sự xáo trộn trong lượng tiền tệ chủ yếu thông qua hai chính sách tiền tệ
của chính phủ và là mối quan hệ nghịch biến.
Chính sách tiền tệ mở rộng:
Khi Chính phủ sử dụng chính sách này, lượng cung tiền tăng lên sẽ dẫn đến một
sự gia tăng trong tiêu dùng hàng hóa cũng như gia tăng việc sử dụng các tài sản tài
chính bao gồm chứng khoán. Ảnh hưởng trực tiếp từ động thái này chính là sự vượt
trội của thanh khoản trên TTCK và lãi suất nền kinh tế giảm xuống, từ đó giảm lãi suất
chiết khấu của chứng khoán, làm tăng giá kỳ vọng và tăng thu nhập. Tuy nhiên có các
nghiên cứu như của Cooper (1974) và Nozar – Taylor (1988) lại đưa ra kết quả cho
rằng không có mối quan hệ nào giữa chứng khoán và cung tiền cho dù chính sách mở
rộng được thực hiện.
Chính sách tiền tệ thắt chặt
Chính sách này gây bất lợi cho TTCK vì một số nguyên nhân sau: thứ nhất, nó
làm giảm giá của chứng khoán do làm tăng lãi suất chiết khấu trong các mô hình định
13


giá; thứ hai, nó làm cho các chứng khoán có thu nhập cố định trở nên hấp dẫn hơn; thứ
ba, làm tăng chi phí hoạt động và từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp;
thứ tư, làm giảm xu hướng vay mượn để đầu tư vào chứng khoán. Tuy nhiên, nghiên
cứu của Maysami và Koh (2000) đã chứng minh rằng có mối quan hệ cùng chiều khi
Chính phủ thắt chặt tiền tệ và tỷ suất sinh lời cổ phiếu ở TTCK Singapore do nhà đầu
tư tin tưởng các chính sách hiện tại của Chính phủ sẽ đem lại hiệu quả tốt cho nền kinh
tế.
Nghiên cứu thực nghiệm Adman Hussian, Irfan Lal, Muhammad Mubin (2009)

tại Pakistan, Seyed Mehdi Hosseini, Zamri Ahmad & Yew Wah Lai (2011) tại Trung
Quốc và Nguyễn Minh Kiều và cộng sự (2013) tại Việt Nam đều có kết quả có tồn tại
mối quan hệ cùng chiều giữa cung tiền và chỉ số giá chứng khoán. Các nghiên cứu của
Asmy Mohamed, Rohilina Wisam, Hassama Aris và Fouad Md (2009) tại Malaysia,
Christopher Gan, Minsoo Lee, Hua Hwa Au Yong, Jun Zhang (2006) tại New Zealand
đã chứng minh điều ngược lại.
Vì vậy, theo Mukherjee và Naka (1995) ảnh hưởng của cung tiền lên giá chứng
khoán là một câu hỏi thực nghiệm, những nghiên cứu thực nghiệm ở các thị trường
khác nhau sẽ cho ra những kết quả khác nhau, có mối quan hệ cùng chiều, ngược chiều
hay thậm chí không có mối quan hệ nào giữa TTCK và cung tiền là điều hoàn toàn có
thể xảy ra.
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
2.3.1 Một số mô hình nghiên cứu trên thế giới
 Asmy, Mohamed; Rohiliana, Wisam; Hassama, Aris và Md.Fouad “Effects
of Macroeconomic Variables on Stock in Malaysia: An Aproach of Error Correction
Model” (2009)
Nghiên cứu tập trung xem xét mối quan hệ nhân quả trong ngắn hạn và dài hạn
giữa Kuala Lumper Composite Index (KLCI) và các biến số kinh tế vĩ mô: lạm phát
(biến đại diện là CPI), cung tiền (M2) và tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương
(NEER) trong khoảng thời gian trước và sau khủng hoảng 1997 (giai đoạn 1987-1995
và 1999-2007).

14


Phương trình hồi quy được viết như sau:
LnKLCI  β0  β1LnCPI  β2LnM2  β3LnNEER  ε t

Thông qua những phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định đồng tích
hợp, kiểm định nhân quả Granger và kết quả mô hình hiệu chỉnh sai số trong ngắn hạn

cho thấy: trong dài hạn, có mối tương quan dương giữa tỷ lệ lạm phát và giá cổ phiếu,
mối tương quan âm giữa cung tiền và giá chứng khoán, đối với tỷ giá đa phương có kết
quả khác nhau giữa hai thời kỳ trước (tương quan dương) và sau khủng hoảng (tương
quan âm), mức độ hiệu chỉnh 30,28% trước khủng hoảng và 27,6% sau khủng hoảng.
 Adman Hussian, Irfan Lal, Muhammad Mubin, “Short run and Long run
Dynamics of Macroeconomic Variables and Stock prices: Case study of KSE
(Karachi Stock Exchange)” (2009):
Nghiên cứu mối quan hệ trong dài hạn của các biến số kinh tế vĩ mô và giá chứng
khoán tại thị trường chứng khoán Karachi ở Pakistan. Các biến số kinh tế vĩ mô bao
gồm: tỷ giá hối đoái thực (RER), dự trữ ngoại hối (EXERS), chỉ số giá bán buôn
(WPI), chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), chỉ tiêu tổng tài sản cố định (GFCF), cung
tiền (M2), lãi suất trái phiếu Chính phủ 3 tháng (IR) được thu thập trong giai đoạn
1987 đến 2008 để phân tích.
Kết quả nghiên cứu đưa ra năm mối tương quan giữa các biến và giá chứng khoán
như sau: trong dài hạn, các biến IIP, RER, EXERS, M2 và GFCF có tương quan
dương với giá chứng khoán, trong khi IR có tương quan không đáng kể và WPI có
tương quan âm với giá chứng khoán.
 Christopher Gan, Minsoo Lee, Hua Hwa Au Yong, Jun Zhang,
“Macroeconomic variables and Stock market interactions: New Zealand evidence”
(2006)
Nghiên cứu mối quan hệ giữa bảy biến kinh tế vĩ mô và giá chứng khoán tại thị
trường chứng khoán New Zealand. Tác giả sử dụng số liệu hàng tháng để quan sát các
biến: Tỷ giá hối đoái (EX), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) – biến đại diện cho tỷ lệ lạm
phát, cung tiền (M2), lãi suất dài hạn (LR), lãi suất ngắn hạn (SR), giá dầu bán lẻ

15


trong nước (ROIL), tổng sản phẩm nội địa (GDP) để nghiên cứu tác động đến chỉ số
giá chứng khoán New Zealand giai đoạn 1-1990 đến 1-2003.

Kết quả kiểm định Johansen cho thấy có tồn tại một mối quan hệ dài hạn giữa
NZSE40 và các biến vĩ mô được xem xét. Trong đó, GDP và ROIL đồng biến
NZSE40, ngược lại CPI, M2, LR, SR và EX nghịch biến với NZSE40.
Nhìn chung, NZSE40 luôn bị ảnh hưởng bởi lãi suất, cung tiền và GDP thực trong
khoảng thời gian 1990-2003. Kết quả nhận định rằng nhận thức đầu tư của New
Zealand là sự pha trộn giữa các thị trường chứng khoán khác như Hàn Quốc, Mỹ và
Nhật Bản.
 Seyed Mehdi Hosseini, Zamri Ahmad & Yew Wah Lai, “The Role of
Macroeconomic Variables on Stock Market Index in China and India” (2011)
Nghiên cứu sử dụng bốn yếu tố kinh tế vĩ mô giá dầu thô (COP), cung tiền (M2),
chỉ số sản xuất công nghiệp (IP) và tỷ lệ lạm phát (IR) để phân tích tác động của
chúng lên giá chứng khoán tại Trung Quốc (SSE) và Ấn Độ (BSE). Phân tích sử dụng
dữ liệu tháng được thu thập theo tháng từ tháng 1-1999 đến 1-2009.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có mối quan hệ giữa bốn yếu tố trên với chỉ số giá
chứng khoán tại hai thị trường Trung Quốc và Ấn Độ như sau:

Long-run

Short-run

China

India

COP

+

-


M2

+

-

IIP

/

-

IR

+

+

COP

-

+

M2

+

-


IR

+

-

 Muhammad Hussain, Muhammad Aamir, Rasool, Fayyaz & Mumtaz,
“The impact of Macroeconomic Variables on Stock Prices: An Empirical Analysis
of Karachi Stock Exchange” (2012)

16


Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung phân tích mối quan hệ (trong
dài hạn và ngắn hạn) giữa KSE (Karachi Stock Exchange) và các biến số kinh tế vĩ mô
như tỷ giá hối đoái (ER), dự trữ ngoại hối (FER), chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI),
lãi suất (IR), nhập khẩu (IM), cung tiền (MS), chỉ số bán buôn (WPI) và xuất khẩu (X)
ở Pakistan. Dữ liệu về các biến kinh tế vĩ mô (biến độc lập) và giá chứng khoán (biến
phụ thuộc) được thu thập theo tháng từ tháng 1-2001 đến 12-2010.
Thông qua các kỹ thuật thống kê được sử dụng là kiểm định ADF, KPSS, kiểm
định đồng liên kết Johansen, VECM và kiểm tra nhân quả Granger, kết quả cho thấy
trong dài hạn các yếu tố ER, IPI và X có tác động tiêu cực lên giá chứng khoán, trong
khi FER, IR, M và WPI có tác động tích cực lên giá chứng khoán. Và kết quả từ kiểm
định nhân quả Granger cho thấy MS và WPI có mối quan hệ hai chiều trong khi ER,
FER và IM có mối quan hệ một chiều với giá chứng khoán và IPI, IR, X không có
quan hệ nhân quả theo kiểm định này.
 Dadgar & Nazari, “The Analysis of Relationship between Stock Prices and
Exchange Rates in Iran” (2012)
Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán, tỷ giá hối đoái, lạm
phát và giá dầu tại Iran. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng tháng từ tháng 1/2007 đến

1/2012 của các biến gồm chỉ số tổng hợp từ thị trường chứng khoán, tỷ giá hối đoái, tỷ
lệ lạm phát và giá dầu. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là kiểm định ADF và
PP để kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu, kiểm định Granger để tìm kiếm mối quan
hệ nhân quả giữa các biến, phương pháp Johansen để kiểm tra liệu có hay không mối
quan hệ đồng tích hợp giữa các biến và sau cùng, tác giả sử dụng mô hình hồi quy
VECM để kiểm tra mối quan hệ dài hạn giữa các biến.
Kết quả kiểm định Granger cho thấy có tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều
giữa chỉ số giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái ở Iran, và tác động của tỷ giá hối đoái
trên chỉ số giá chứng khoán là ngược chiều. Nghiên cứu cũng cho thấy lạm phát có tác
động cùng chiều lên giá chứng khoán trong khi đó giá dầu có kết quả ngược lại.
 Abdul Rafay, Farah Naz & Saman Rubab, “Causal Relationship between
Macroeconomic Variables: Evidence from Developing Economy” (2014)

17


×