Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp ở người lớn và hướng phòng bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 127 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM






TRẦN NGỌC THẢO







TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI LỚN
VÀ HƯỚNG PHÒNG BỆNH





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ














TP. HCM, năm 2015




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM





TRẦN NGỌC THẢO





TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI LỚN
VÀ HƯỚNG PHÒNG BỆNH




CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN
MÃ SỐ: 60310105



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GSTS. HOÀNG THỊ CHỈNH




TP. HCM, năm 2015

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này: “Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến
huyết áp ở người lớn và hướng phòng bệnh” hoàn toàn là công trình nghiên cứu
nghiêm túc của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và khảo
sát từ tình hình thực tiễn.
Các trích dẫn tài liệu và các số liệu nghiên cứu đều được dẫn nguồn và có độ
chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.

Toàn bộ hay từng phần nhỏ trong luận văn này cũng như kết quả nghiên cứu
được báo cáo trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa hề công bố, sử dụng vì
bất kỳ mục đích nào khác trước khi bảo vệ trước Hội đồng.

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 06 năm 2015


Trần Ngọc Thảo












MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN


Chương 1: Giới thiệu

nghiên cứu

1


1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1. Mục tiêu tổng quát 3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3

1.3. Câu hỏi nghiên cứu 4

1.4. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu 4
1.5. Bố cục đề tài 4
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
6


2.1. Khái quát chung về huyết áp và tăng huyết áp 6
2.1.1. định nghĩa về huyết áp 6
2.1.2. Phân loại về huyết áp và tăng huyết áp 7
2.1.3. Định nghĩa về tăng huyết áp 8
2.1.3.1. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc 9
2.1.3.2. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ở người trẻ tuổi 9
2.1.3.3. Tăng huyết áp tâm trương đơn độc 9

2.1.3.4. Tăng huyết áp “áo choàng trắng” và hiệu ứng “áo choàng trắng” 9
2.1.3.5. Tăng huyết áp ẩn giấu hoặc THA lưu động đơn độc 10
21.3.6. Tăng huyết áp giả tạo 10
2.1.4. Hậu quả của tăng huyết áp 11
2.1.5. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp 13
2.1.6. Yếu tố khác tác động / ảnh hưởng đến HA: lễ Phật 22
2.2. Các cận lâm sàng hỗ trợ cho việc xác định về tình trạng THA 33
2.3. Khảo lược lý thuyết hỗ trợ mô hình (lý thuyết về Kinh tế sức khỏe) 32
2.4. Khảo lược các nghiên cứu thực nghiệm liên quan 35
2.4.1. Đặc điểm bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại tỉnh Long An 37
2.4.2. Tỉ lệ nguy cơ bệnh tim mạch ở người lớn Khánh Hòa theo biểu đồ dự
báo nguy cơ toàn thể của tổ chức y tế thế giới 2007 38
2.4.3. DTH các yếu tố nguy cơ tim mạch chính ở người lớn tại Khánh Hòa 39
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 41

3.1. Khung phân tích 41

3.2. Mô hình Kinh tế lượng 42

3.3. Dữ liệu 43

3.4. Phương pháp phân tích 44
3.4.1. Giải thích các biến 45
3.4.2. Kỹ thuật thu thập số liệu 48
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 49
3.4.4. Địa điểm nghiên cứu 49
3.4.5.Quy trình thực hiện nghiên cứu 50
3.4.6. Các bước tiến hành đo huyết áp 50
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
52



4.1. Xu hướng tác động của các yếu tố đối với huyết áp 52
4.1.1. Yếu tố tuổi tác tác động lên huyết áp 52
4.1.2. Yếu tố giới tính tác động đến huyết áp 53
4.1.3. Yếu tố hút thuốc tác động lên HA 54
4.1.4. Yếu tố uống rượu/ bia tác động lên HA 57
4.1.5. Hoạt động thể lực tác dụng lên HA 58
4.1.6. Tiền sử gia đình ảnh hưởng đến HA 59
4.1.7. Ăn mặn ảnh hưởng đến HA 60
4.1.8. Béo phì ảnh hưởng đến HA 61
4.1.9. Lễ Phật tác dụng với HA 62
4.1.10. Số năm đi học ảnh hưởng đến HA 63
4.2.Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố lên huyết áp 68
4.2.1. Tác động biên của từng yếu tố lên THA loại I 68
4.2.2. Tác động biên của từng yếu tố lên THA loại II 69
4.2.3. Tác động biên của từng yếu tố lên nhóm k THA 71
4.2.4. Tóm lược xu hướng tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến HA 74
4.3. Hướng phòng bệnh 74
Chương 5: Bàn luận – Kết luận – Khuyến nghị
77

5.1. Bàn luận 77

5.2. Kết luận 80

5.3. Khuyến nghị 81

Tài liệu tham khảo


Phụ lục 1: Phiếu khảo sát 1 (cho người có tăng huyết áp)
Phụ lục 2:
Phiếu khảo sát 2 (cho người không tăng huyết áp)
Phụ lục 3:
Kết quả hồi quy bằng Stata 12.0 mô hình Odered Probit.
Phụ lục 4: Các chú thích và luận giải thêm.













DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

BN bệnh nhân
BVĐKKG Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang
BMI chỉ số khối cơ thể
CS cộng sự
DASH
Dietary Approaches to Stop Hypertension
(Những cách tiếp cận ăn uống giúp ngăn ngừa THA)
DTH dịch tể học
ĐM Động mạch

HA Huyết áp
HATT Huyết áp tâm thu
HATr Huyết áp tâm trương
ISH
International Society of Hypetension
(Hội Tăng Huyết áp Quốc tế)
JNC VII
Joint National Committee 7
(Báo cáo lần 7 của Ủy ban liên quốc gia Hoa Kỳ)
k THA không tăng huyết áp
NHANES
National Health and Nutrition Examination Survey
(Y tế quốc gia và khảo sát kiểm tra dinh dưỡng)
P Xác suất
SK Sức khỏe
TB trung bình
THA Tăng huyết áp
WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)



DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Mục trang
Bảng 2.1: Phân độ tăng huyết áp theo WHO/ISH 2003 7
Bảng 2.2: Phân độ HA theo JNC VII 7
Bảng 2.3: Tỷ lệ THA theo lứa tuổi và giới từ năm 2007-2010 tại hoa Kỳ 8
Bảng 2.4: Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì của TCYTTG năm 2002 20
Bảng 3.4: Giả thuyết kỳ vọng về các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến HA 48
Bảng 4.1.1: Yếu tố tuổi tác tác động lên huyết áp 52
Bảng 4.1.2: Yếu tố giới tính tác động lên huyết áp 53

Bảng 4.1.3.1: Yếu tố hút thuốc (0 đến 5 điếu) tác động lên huyết áp 54
Bảng 4.1.3.2: Yếu tố hút thuốc (6 đến 20 điếu) tác động lên huyết áp 55
Bảng 4.1.3.3: Yếu tố hút thuốc (25 đến 40 điếu) tác động lên huyết áp 56
Bảng 4.1.4: Yếu tố Uống rượu / bia tác động lên huyết áp 57
Bảng 4.1.5: Yếu tố Hoạt động thể lực tác động lên huyết áp 58
Bảng 4.1.6: Yếu tố Tiền sử gia đình tác động lên huyết áp 59
Bảng 4.1.7: Yếu tố Ăn mặn tác động lên huyết áp 60
Bảng 4.1.8: Yếu tố BMI tác động lên huyết áp 61
Bảng 4.1.9: Yếu tố Lễ Phật tác động lên huyết áp 62
Bảng 4.1.10.1: Yếu tố Số năm đi học (0 - 5 năm) tác động lên HA 64
Bảng 4.1.10.2: Yếu tố Số năm đi học (6 - 11 năm) tác động lên HA 65
Bảng 4.1.10.3: Yếu tố Số năm đi học (12 - 17 năm) tác động lên HA 66
Bảng 4.1.10.4: Yếu tố Số năm đi học (18 - 25 năm) tác động lên HA 67
Bảng 4.2: xu hướng tác động của các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến HA 74
Bảng 5: So sánh dấu kỳ vọng của các yếu tố tác động lên HA
77
Hình 2.1.6
:
cách lễ Phật 31

Hình 2.1.6’: chư tăng ni lễ Phật ở chánh điện 32
Hình 3.1: Khung phân tích 41
Hình 3.2: Mô hình kinh tế lượng 42
Hình 3.2’: Khung phân tích thể hiện mô hình kinh tế lượng 43

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tăng huyết áp (THA) là sát thủ giấu mặt của sức khỏe, hiện nay là vấn nạn
nghiêm trọng trong xã hội, gây ra 4,5% gánh nặng toàn cầu với 64 triệu người sống
trong tàn phế và 7,1 triệu người trẻ tuổi tử vong (dữ liệu của Phân hội Tăng huyết
áp Việt Nam). THA không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài, để lại những di

chứng nặng nề, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế và nguồn lực
y tế của quốc gia, khu vực và thế giới.
Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về HA và THA. Tuy nhiên, những
nghiên cứu này chỉ tập trung chủ yếu vào chuyên môn sâu của y khoa để tìm ra
nguyên nhân, phương pháp điều trị và dịch tể học. Trong khi đó, ở giác độ Kinh tế
Sức khỏe thì hầu như có rất ít nghiên cứu về các yếu tố thực sự tác động đến HA và
THA. Ngoài các yếu tố nguy cơ làm ảnh hưởng HA như: tuổi, giới tính, tiền sử gia
đình, hút thuốc, uống nhiều rượu / bia, ăn mặn, béo phì, số năm đi học, luyện tập thể
lực thì yếu tố Lễ Phật cũng có tác động đến HA ở chiều hướng tích cực. Đó cũng là
điểm mới của đề tài này mà tác giả muốn nghiên cứu.
Đề tài này nhằm tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ tác động
đến huyếp áp như thế nào, đồng thời khảo sát thêm tác động của yếu tố lễ Phật đến
HA. Xu hướng và các mức độ ảnh hưởng này được xem xét ở khía cạnh HA của
người lớn, từ đó đưa ra hướng phòng bệnh tích cực. Số liệu được sử dụng để phân
tích là số liệu sống được thu thập trong và ngoài khoa Nội Tim mạch - Bệnh viện đa
khoa tỉnh Kiên Giang trong khoảng thời gian từ tháng 11 / 2014 đến tháng 04 /
2015, sử dụng phương pháp định tính và định lượng, điều tra bằng bảng khảo sát,
phối hợp với thống kê mô tả. Kết quả thu được 306 quan sát gồm 2 nhóm chính:
nhóm có THA (102 quan sát gồm THA loại I và THA loại II) và nhóm đối chứng
(không THA: 204 quan sát) nhằm so sánh mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố nguy
cơ - đặc biệt là mức độ ảnh hưởng của yếu tố Lễ Phật - tác động lên huyết áp của
mỗi cá nhân. Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố nguy cơ, bao gồm một số yếu tố
nguy cơ không thể kiểm soát được ( như: tuổi tác, giới tính, tiền sử gia đình) và một
số yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được (như: hút thuốc lá / thuốc lào, số năm đi
học, ăn mặn, béo phì, hoạt động thể lực, uống nhiều rượu / bia) đều có ảnh hưởng
đáng kể đến tình trạng THA ở người lớn. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy không có sự khác biệt giữa nam và nữ khi xác suất xảy ra THA được tác động
từ các yếu tố. Đề tài cũng chỉ ra xu hướng THA biến thiên theo độ tuổi và thói quen
sinh hoạt: tuổi càng lớn thì nguy cơ THA càng cao; những người trẻ tuổi và những
người chuyên tâm lễ Phật hàng ngày sẽ rất ít nguy cơ THA hơn so với những người

lớn tuổi, không có thói quen lễ Phật. Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ khác như
uống rượu / bia, hoạt động thể lực, ăn mặn, hút thuốc; hoặc là số năm đi học, béo
phì đều có thể thay đổi thành thói quen tốt để cải thiện và tránh được tình trạng
THA.
Thông qua những bằng chứng thực nghiệm, đề tài cũng đưa ra một số
khuyến nghị ở cấp độ cộng đồng và xã hội, nhằm giảm thiểu đến mức tối đa tình
trạng THA, tăng cường bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Từ đó giúp duy trì và gia tăng
nguồn lực kinh tế.


1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề:
Huyết áp (HA) thể hiện phần lớn về tim mạch và tình trạng sức khỏe con người.
Tăng huyết áp (THA) là sát thủ giấu mặt của sức khỏe, hiện nay là vấn nạn
nghiêm trọng và đeo đẳng suốt cuộc đời mỗi con người. THA cũng là nguyên
nhân gây tử vong, hoặc để lại những di chứng nặng nề, thậm chí mất khả năng
lao động, gây tổn thất rất nhiều về hiệu quả kinh tế và nguồn lực y tế.
“Vào năm 2000, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), toàn thế giới
có tới 972 triệu người bị THA và con số này được ước tính là vào khoảng 1,56
tỷ người vào năm 2025. Tỷ lệ người bị THA ngày càng gia tăng, và tuổi bị mắc
mới cũng ngày một trẻ. Các yếu tố nguy cơ của thói quen sinh hoạt như lười vận
động, ăn không hợp lý với chế độ ăn quá nhiều chất béo, ăn mặn, hút thuốc lá,
uống quá nhiều rượu / bia là những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng gánh nặng
này”.
(Phạm Gia Khải và CS (2010)).
Năm 2005, trong số 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch thì THA là
nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của 7,5 triệu người. Báo cáo về sức khỏe
hàng năm của WHO nhấn mạnh: THA là sát thủ số một với nguy cơ tử vong cao
gấp 5 lần nguy cơ tử vong từ hút thuốc lá, và cao gấp 100 lần so với nguy cơ tử

vong vì tai nạn giao thông”.
(Huỳnh Văn Minh và CS (2008)).
“Tỷ lệ người mắc THA ngày một tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển
(Châu Á, Châu Phi). Theo thống kê tại Hoa Kỳ năm 2006, có khoảng 74,5 triệu
người Mỹ bị THA; cứ ba người lớn thì có một người bị THA. Ngay tại Việt
Nam, thống kê mới nhất năm 2007 cho thấy tỷ lệ THA ở người lớn là 27,4%”.
(Phạm Gia Khải và CS (2010)).
“Đối với người bị THA, nguy cơ bị đột quỵ (tai biến mạch máu não) tăng gấp
bốn lần, nguy cơ bị Nhồi máu cơ tim tăng gấp hai lần so với người không bị
THA. Nguy cơ tử vong sẽ tăng gấp đôi khi số HA của chúng ta tăng mỗi

2
20mmHg đối với huyết áp tâm thu (HATT) và tăng 10mmHg đối với huyết áp
tâm trương (HATTR). Năm 2008 có khoảng 16,5 triệu người chết vì THA trên
toàn thế giới. Thống kê tại Hoa Kỳ năm 2006 cho thấy có khoảng 56.561 người
Mỹ chết vì THA”.
(Phạm Gia Khải và CS (2010)).
“Với sự tham gia trực tiếp của Viện Tim Quốc gia, Bộ Y tế Hoa Kỳ đã quyết
định tiến hành điều tra dịch tễ học các bệnh tim mạch trong 20 năm tại một thị
trấn Framingham 28.000 dân thuộc bang Massachusetts. Từ những kết quả thu
được, người ta thấy có liên quan chặt chẽ giữa trị số HA với nhồi máu cơ tim,
tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận. Những thử nghiệm lớn về điều trị
trong THA cho thấy tác dụng tích cực của điều trị lên tỷ lệ bệnh lý và tỷ lệ tử
vong do tim mạch. THA đóng một vai trò bệnh sinh chủ yếu trong hình thành
bệnh lý mạch máu não, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim và suy thận. Việc
điều trị THA làm giảm khoảng 40% nguy cơ đột quỵ và khoảng 15% nguy cơ
nhồi máu cơ tim. Mặc dù việc điều trị THA cho thấy ngăn chặn được bệnh tim
mạch và kéo dài, nâng cao đời sống con người, nhưng THA vẫn chưa được điều
trị một cách đầy đủ ở mọi nơi. Đồng thời THA thường đi kèm những yếu tố
nguy cơ khác như hút thuốc lá, uống nhiều rượu / bia, ăn mặn, béo phì, là

những yếu tố nguy cơ tim mạch chi phối bệnh THA. Khắp trên thế giới, những
yếu tố nguy cơ tim mạch tồn tại đan xen này không được phát hiện và khai thác
một cách đầy đủ ở những người có THA, kết quả làm tăng cao tỷ lệ mắc bệnh
và tỷ lệ tử vong”.
(Huỳnh Văn Minh và CS (2008)).
Những yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được như, hút thuốc lá-thuốc lào, số
năm đi học, ăn mặn, béo phì, hoạt động thể lực, uống nhiều rượu / bia và những
yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát được như: giới tính, tuổi cao, di truyền đều
là những nguy cơ ảnh hưởng đến HA của người lớn. Ngoài ra, yếu tố khác như
lễ Phật cũng tác động tích cực đến việc phòng ngừa THA. Kết quả từ các biến
số này có thể giúp đưa ra những lời khuyên nhằm tránh THA, giúp duy trì và

3
cải thiện chất lượng sức khỏe của mọi người. Từ đó giúp duy trì và gia tăng
nguồn lực kinh tế.
Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát “Tác động của các yếu tố ảnh hưởng
đến huyết áp ở người lớn và hướng phòng bệnh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu tổng quát: Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố (bao gồm
một số yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát được và một số yếu tố nguy cơ có
thể kiểm soát được) tác động đến HA, nhằm giảm thiểu đến mức tối đa tình
trạng THA của từng cá nhân. Từ đó có được hướng phòng bệnh, nhằm tăng
cường bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, giúp duy trì và gia tăng nguồn lực kinh tế.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
 Phân tích xu hướng và mức độ tác động của các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến
HA của người lớn.
 Tìm hiểu xu hướng và mức độ tác động của yếu tố lễ Phật đến HA của người
lớn.
 Tìm ra hướng phòng bệnh.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu:

 Xác định khuynh hướng tác động và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố nguy
cơ có gây THA ở người lớn hay không?
 Yếu tố lễ Phật có ảnh hưởng như thế nào trong việc ngăn ngừa THA?
 Hướng phòng bệnh là gì?
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu xu hướng và phân tích mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố nguy cơ và yếu tố lễ Phật tác động đến HA ở người lớn như thế nào.
Vì thế, mẫu gồm 2 nhóm: nhóm có THA là những BN đang được điều trị tại
khoa Nội Tim mạch 102 quan sát - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang
(BVĐKKG) và nhóm không THA (dùng làm nhóm đối chứng) được lấy ngẫu

4
nhiên trong và ngoài bệnh viện 204 quan sát. Cách tính mẫu sẽ được tác giả
trình bày chi tiết hơn ở chương III.
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn của tỉnh Kiên Giang và địa phương lân
cận. Với nguồn lực và thời gian có hạn của tác giả, nghiên cứu này khó thể thực
hiện trên phạm vi toàn quốc nên tác giả chọn Kiên Giang là vùng đất rộng
người đông và số mẫu có thể tạm thời đại diện được cho tổng thể dân cư.
Nghiên cứu này khảo sát nhằm vào hai nhóm đối tượng: nhóm thứ nhất là
những bệnh nhân đang được điều trị THA tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên
Giang, khoa Nội Tim mạch. Nhóm thứ hai (không THA) là những người khỏe
mạnh ở độ tuổi trưởng thành trở lên, đang sinh sống trên địa bàn của tỉnh Kiên
Giang và địa phương lân cận như An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ.
1
.5. Bố cục đề tài:

gồm năm chương:
- Chương 1: trình bày về sự cần thiết của đề tài nghiên cứu trong xã hội hiện nay.

Tác giả dựa trên các nghiên cứu, báo cáo, khuyến cáo của các tổ chức y tế có uy
tín và lời khuyên của các chuyên gia để đặt ra hướng nghiên cứu cụ thể. Nêu rõ
đối tượng của đề tài nghiên cứu. Nêu rõ mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài,
và trả lời những câu hỏi nghiên cứu nào. Giới thiệu về phương pháp mà tác giả
sử dụng để làm sáng tỏ vấn đề và phạm vi nghiên cứu này cần khảo sát.
- Chương 2: trình bày về cơ sở lý thuyết mà tác giả vận dụng để lý luận cho đề
tài; các lý thuyết về yếu tố nguy cơ có liên quan đến THA; và tóm lược các
hướng nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện bởi những chuyên gia đi
trước.
- Chương 3: trình bày về phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng: nghiên
cứu định tính, sau đó định lượng, phối hợp với thống kê mô tả trong nghiên
cứu. Trình bày kỹ thuật và phương pháp thu thập dữ liệu, cách thức xử lý số
liệu bằng mô hình Ordered Probit.

5
- Chương 4: trình bày về kết quả nghiên cứu có được từ phương pháp nghiên cứu
định tính và định lượng dựa trên mô hình Ordered Probit.
- Chương 5: trình bày về bàn luận, kết luận và khuyến nghị của tác giả dựa trên
kết quả nghiên cứu đạt được.
- Tài liệu tham khảo và các nguồn website.
- Các phụ lục.























6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái quát chung về HA và THA:
2.1.1. Định nghĩa về HA:
Tim bơm máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể thông qua hệ thống động mạch
(ĐM). Ví như một máy bơm nước đẩy nước qua các ống dẫn. Khi máu được
tim bơm đầy, và chảy trong lòng các mạch máu, sức ép của máu vào thành
mạch máu sẽ tạo một áp suất (pressure) gọi là huyết áp (blood pressure). HA
thay đổi tùy lúc, và tùy vào hoạt động của cơ thể. HA xuống thấp hơn lúc ta
ngủ, nghỉ và lên cao hơn khi tinh thần ta kích động.
HA được thể hiện bằng hai con số với đơn vị là mmHg hoặc cmHg. Có 2 chỉ số
HA: huyết áp tâm thu (HATT), còn gọi là HA tối đa, là số đo biểu hiện sức ép
của máu vào lòng ĐM mỗi khi tim co bóp để tống máu đi đến các cơ quan, bình
thường HA tối đa dao động từ 90-139 mmHg. Huyết áp tâm trương (HATTr),
còn gọi là HA tối thiểu, là biểu hiện trương lực của thành mạch, là áp suất trong
lòng ĐM khi con tim dãn ra giữa hai nhịp co bóp, bình thường từ 60-89 mmHg.
Theo bác sĩ Lê Trung Hiếu (Trung tâm Y khoa Kỳ Hòa) định nghĩa: “HA là áp

suất động mạch được tạo bởi sức đẩy của tim và sức ép của thành động mạch.
Khi tim đập, áp lực máu lên thành ĐM gọi là HATT, khi tim nghỉ giữa các
nhịp, áp lực máu lên thành ĐM gọi là HATTr. HA có thể thay đổi liên tục trong
ngày, nhưng thường ở trong mức bình thường”.
(Lê Trung Hiếu (2013).
Năm 1992, Trần Đỗ Trinh khảo sát trên 1.716 người bị THA thì 67,5% không
biết bệnh; 15% biết bệnh nhưng không điều trị; 13,5% điều trị nhưng thất
thường và không đúng cách, chỉ có 4% là điều trị đúng.
Năm 2001, Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Thị Trúc khảo sát 1582 người từ 18
trở lên tại tỉnh Tiền Giang, 16,1% chưa từng được đo HA; 58,7% có đo HA
nhưng không nhớ con số HA của mình; 10,3% biết đo HA nhưng không kiểm
tra thường xuyên và chỉ có 14,3% có ý thức kiểm tra HA định kỳ.

7
Năm 2002, Phạm Gia Khải và cộng sự điều tra 5.012 người từ 25 tuổi trở lên ở
4 tỉnh miền bắc Việt Nam (Nghệ An, Hà Nội, Thái Bình và Thái Nguyên) kết
quả là 23% biết đúng các yếu tố nguy cơ của bệnh THA (béo phì, uống nhiều
rượu, hút thuốc lá, ăn mặn, ít hoạt động thể lực trong cuộc sống), trong đó vùng
thành thị hiểu đúng chỉ 29,5%. Trong 818 người được phát hiện có THA, chỉ có
94 người là dùng thuốc và tỷ lệ HA được khống chế tốt là 19,1%.
(Huỳnh Văn Minh và CS (2008)).
2.1.2. Phân loại về HA và THA:
Theo Huỳnh Văn Minh và cộng sự, “HATT hay HA tối đa là trị số HA cao nhất
đo được và đại diện cho áp lực tại ĐM khi tim co bóp và bơm máu vào tuần
hoàn.
Tăng HATT còn gọi là THA đơn thuần, làm tăng áp lực thành mạch
(được xem là một vấn đề sức khỏe cho tương lai). Nó là dấu hiệu quan trọng
báo trước những tổn thương tiềm ẩn ở các cơ quan như tim, não và vẫn làm
tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ”.
Bảng 2.1: Phân độ huyết áp theo WHO và ISH 2003

Phân loại HATT(mmHg) HATTr(mmHg)
HA tối ưu <120 <80
HA bình thường <130 <85
HA bình thường cao 130-139 85-89
THA độ 1 140-159 90-99
THA độ 2 160-179 100-109
THA độ 3
≥180 ≥110
THA tâm thu đơn độc
≥140
<90
(Nguồn: Huỳnh Văn Minh và cộng sự (2008))

Bảng 2.2: Phân độ HA theo JNC VII
Phân loại HATT(mmHg) HATTr(mmHg)
Bình thường <120 <80
Tiền tăng huyết áp 120-139 80-89
THA loại I 140-159 90-99
THA loại II
≥160 ≥100
(Nguồn: Trương Tấn Minh, Trần Văn Huy và cộng sự (2004))
2.1.3. Định nghĩa về THA:

8

Một trong các định nghĩa cập nhật gần đây về THA đã chấp nhận trong Hướng
dẫn quản lý THA của Hội THA Châu Âu (ESH) và Hội Tim mạch Châu Âu
(ESC) cho rằng: THA, còn gọi là cao huyết áp, được định nghĩa là khi chỉ số
HATT và / hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) cao hơn mức bình thường.


Theo Hoàng Khánh (Trường Đại học Y Dược Huế): “năm 1978, WHO đã quy
định THA khi HA ≥ 160/95 mmHg; Năm 1993 WHO và Hội tăng huyết áp
Quốc tế (ISH) quy định từ 140/90 mmHg trở lên được gọi là THA chính tức”.

Đầu năm 1999 và năm 2004, WHO và ISH định nghĩa: một người lớn bị THA
khi chỉ số HATT được xác định ≥ 140mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90mmHg.
(WHO, ISH: THA và đột quỵ)

Theo quyết định của Bộ Y tế “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị THA” ban hành
kèm theo Quyết định 3192 / QĐ – BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Y tế, thì THA là: khi HATT được xác định ≥ 140mmHg và/hoặc
HATTr ≥ 90mmHg.
Tần suất THA ngày càng gia tăng khi nền kinh tế phát triển; các số liệu thống
kê điều tra THA ở Việt Nam cho thấy: Năm 1960 THA chiếm 1,0% dân số,
1992 tăng lên 11,79% dân số và năm 2002 ở miền Bắc là 16,3%.
Bảng 2.3: Tỷ lệ% THA theo lứa tuổi và giới từ 2007-2010 tại Hoa Kỳ

(nguồn: Hoàng Khánh (1996))
Một số định nghĩa THA (theo Huỳnh Văn Minh và cộng sự, 2008):
2.1.3.1.THA tâm thu đơn độc:

9
“Đối với người lớn, HATT có xu hướng tăng và HATTr có xu hướng giảm. Khi
trị số của HATT >140 mmHg và HATTr <90 mmHg, BN được gọi là THA tâm
thu đơn độc. Độ chênh HA (tâm thu - tâm trương) và HATT sẽ dự báo nguy cơ
và quyết định điều trị”
2.1.3.2.THA tâm thu đơn độc ở người trẻ tuổi:
“Ở trẻ em và người trẻ, thường là nam giới, sự phối hợp của sự gia tăng nhanh
chóng về chiều cao và sự rất đàn hồi của mạch máu làm tăng sự khuếch đại
bình thường của sóng áp lực giữa ĐM chủ và ĐM cánh tay tạo nên HATT rất

cao nhưng HATTr và HA trung bình bình thường. Huyết áp ĐM chủ tuy vậy
cũng bình thường. Điều này có thể dựa vào sự phân tích sóng mạch”.
2.1.3.3.THA tâm trương đơn độc:
“Thường xảy ra ở người trung niên, THA tâm trương thường được định nghĩa
khi HATT < 140 và HATTr > 90 mmHg. Mặc dù HATTr thường được cho là
yếu tố tiên lượng tốt nhất về nguy cơ ở BN tuổi <50 một số tiền cứu về THA
tâm trương đơn độc cho thấy tiên lượng có thể lành tính, tuy vậy, vấn đề đang
còn tranh luận”.
2.1.3.4. THA “áo choàng trắng” và hiệu ứng “áo choàng trắng”:
“Một số BN HA thường xuyên tăng tại bệnh viện hoặc phòng khám bác sĩ trong
khi HA hằng ngày hoặc đo 24h lại bình thường. Tình trạng này gọi là “THA áo
choàng trắng”, cho dù một thuật ngữ khác ít mang tính cơ chế hơn là “THA
phòng khám hoặc bệnh viện đơn độc”. Tỷ lệ hiện mắc ”THA áo choàng trắng”
là 10-30%, chiếm một tỷ lệ không phải không đáng kể trên những đối tượng
THA. THA áo choàng trắng tăng theo tuổi và tỷ lệ này < 10% ở THA độ 2, độ 3
khi đo tại phòng khám. Tăng HA áo choàng trắng có thể là khởi đầu của THA
thực sự và có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch mặc dù không phải nghiên
cứu nào cũng trả lời như thế. Nghi ngờ THA áo choàng trắng khi HA đo tại
phòng khám tăng hoặc kháng trị trong khi không có tổn thương cơ quan đích.
Những người THA phòng khám đơn độc có nguy cơ tim mạch thấp hơn những
người vừa THA phòng khám và THA 24h”.

10
Chẩn đoán THA phòng khám đơn độc khi HA phòng khám 140/90 mmHg đo
nhiều lần đi khám trong khi đó HA 24 giờ <125/80 mmHg. Nên thăm khám tìm
kiếm các yếu tố nguy cơ chuyển hóa và tổn thương cơ quan đích. Sử dụng
thuốc chỉ nên áp dụng khi có bằng chứng tổn thương cơ quan đích hoặc nguy cơ
tim mạch cao. Thay đổi phong cách sống và theo dõi sát nên được áp dụng cho
tất cả bệnh nhân với THA phòng khám đơn độc chưa sử dụng thuốc.
2.1.3.5. THA ẩn giấu (masked hypertension) hoặc THA lưu động đơn độc:

“Thường ít gặp hơn THA áo choàng trắng nhưng khó phát hiện hơn, đó là tình
trạng trái ngược – HA bình thường tại phòng khám và THA ở nơi khác, ví dụ
tại nơi làm việc hay tại nhà (THA 24 giờ đơn độc). Những bệnh nhân này có
tổn thương cơ quan đích nhiều hơn và nguy cơ cao hơn những đối tượng HA
luôn luôn bình thường”.
2.1.3.6. THA giả tạo:
Trong một số lượng nhỏ BN lớn tuổi, các ĐM nuôi cơ ngoại biên trở nên cứng
nên băng quấn phải có áp lực cao hơn để nén lại. ĐM cánh tay hay ĐM quay
vẫn bắt được dù băng quấn đã được bơm căng (dấu Osler dương tính). Khi nghi
ngờ, đo HA nội ĐM quay được tiến hành để xác định.
Như vậy, có đến 90% các trường hợp THA chưa rõ nguyên nhân. Nói cách
khác, với trình độ y khoa hiện tại, người ta chưa tìm ra được nguyên nhân rõ
ràng cụ thể. Một số như các trường hợp gây THA do uống bia rượu nhiều quá,
do bệnh về nội tiết, bệnh thận cấp và mãn tính.
HATT, HATTr và áp lực mạch đập (còn gọi là hiệu áp) được xem như là những
yếu tố dự báo. Trước đây, nhiều tác giả cho rằng HATTr có giá trị hơn HATT
trong vai trò dự báo bệnh tim, động mạch vành và bệnh lý mạch máu não. Vấn
đề này được nêu lên trong các chương trình thiết kế nghiên cứu ngẫu nhiên có
đối chứng trước đây cho đến thập niên những năm 90, trong đó ngưỡng HATTr
là một tiêu chuẩn then chốt để quyết định. Tại các nước phát triển nhiều kết quả
cho thấy HATT liên quan nguy cơ đột quỵ mạnh hơn liên quan với bệnh lý

11
mạch vành. Đặc biệt tại Việt Nam biến chứng THA chủ yếu là đột quỵ rồi đến
bệnh lý mạch vành.
Tuy nhiên, theo khuynh hướng mới ngày nay trong điều trị lâm sàng tại khoa,
người ta thường phân thành 2 độ THA theo JNC VII:
- THA loại I (hay THA giai đoạn I) là HATTr từ 140 đến 159mmHg, HATT từ
50mmHg đến 99mmHg.
- THA loại II (hay THA giai đoạn II) là HATTr từ 160mmHg trở lên, HATT từ

110mmHg trở lên, và được xem là tình trạng nặng.
(Huỳnh Văn Minh và CS (2008)).

Xác định BN THA nguyên phát: đo HA lâm sàng bằng máy đo tự động
OMRON SEM1 của Nhật trong 24h. Chẩn đoán THA theo tiêu chuẩn khuyến
cáo Hội Tim mạch Việt Nam 2008 như bảng 2.2
. Chẩn đoán BN THA nguyên
phát dựa vào khám lâm sàng, và hồ sơ bệnh án tại khoa.
(Huỳnh Văn Minh và CS (2008)).

Xác định BN không THA: là các BN có trị số HA lâm sàng tâm thu < 140
mmHg và/ hoặc tâm trương < 90 mmHg, không có tiền sử THA và không
đang dùng thuốc hạ áp.
Tuy nhiên, chẩn đoán THA cần dựa vào ba giá trị sau: 1- Trị số HA; 2- Đánh
giá nguy cơ tim mạch toàn thể thông qua tìm kiếm các yếu tố nguy cơ, tổn
thương cơ quan đích, bệnh lý hoặc dấu chứng lâm sàng kèm theo. 3- Xác định
nguyên nhân thứ phát gây THA.
Quá trình chẩn đoán cũng bao gồm các bước chính như: 1- Đo HA nhiều lần
trong ngày; 2- Khai thác tiền sử; 3- Khám thực thể và 4- Thực hiện các khám
nghiệm cận lâm sàng cần thiết.
(Huỳnh Văn Minh và CS (2008))
2.1.4. Hậu quả của THA:
Theo GS.TS. Nguyễn Lân Việt, “THA nếu không được chẩn đoán và điều trị
kịp thời sẽ gây ra biến chứng trên các cơ quan như: tim, não, mắt, ĐM ngoại
biên.
THA

nếu

không


được

điều

trị

đúng



đầy

đủ

sẽ



rất

nhiều

biến
chứng

nặng

nề,


thậm

chí



thể

gây

tử

vong

hoặc

để

lại

các

di

chứng

ảnh


12

hưởng đến

sức

khỏe,

sức

lao

động

của

người

bệnh



trở

thành

gánh

nặng

cho


gia

đình





hội.

Một

số

biến

chứng

chính

của

THA

như:
- Các

biến

chứng


về

tim:

Cơn

đau

thắt

ngực,

Nhồi

máu



tim,

suy

tim.

-

Các

biến


chứng

về

não:

Xuất

huyết

não,

Nhũn

não,

bệnh

não

do

THA.

-

Các

biến


chứng

về

thận:

tiểu

ra

protein,

phù,

suy

thận.

-

Các

biến

chứng

về

mắt:


Mờ

mắt,

xuất

huyết,

xuất

tiết



phù

gai

thị.

-

Các

biến

chứng

về


mạch

máu:

Phình

hoặc

phình

tách

thành

động

mạch,

các bệnh

động

mạch

ngoại

vi.

Biến chứng tức thời: Có thể nguy hiểm đến tính mạng, gồm tai biến mạch máu

não, nhồi máu cơ tim cấp, bóc tách động mạch chủ, phù phổi cấp, suy thận
cấp.
Biến chứng lâu dài: xảy ra nếu BN sau một thời gian dài THA mà không
được chẩn đoán và điều trị đúng. Biến chứng gồm: Rối loạn tiền đình, bệnh lý
mắt, tim to, suy tim, đau thắt ngực do thiếu máu cục bộ cơ tim, suy thận mãn,
đau cách hồi”.
(Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn và CS (2012)).
“THA kéo dài sẽ làm tổn thương thành mạch. Nhưng chỉ tổn thương trong
lòng các mạch máu nào dễ bị chất mỡ cholesterol và các tế bào tiểu cầu
(platelet) luôn luôn có sẵn trong máu bám vào. Cơ chế dây chuyền này lại
càng khiến lòng mạch máu tổn thương thêm nữa và dần dần nhỏ hẹp lại, đến
một ngày nào đó, sẽ không còn mang đủ máu về nuôi tim. Nếu một phần tim
thiếu máu nuôi trầm trọng, phần tim đó có thể chết và gây ra hiện tượng chết
cơ tim cấp tính (heart attack). Tương tự, THA làm tổn thương các mạch máu
nuôi óc, nuôi thận, nuôi mắt gây các biến chứng tai biến mạch máu não, suy
thận, giảm thị giác. Nếu không chữa, dễ bị bệnh hẹp tắc các động mạch tim
khiến tim lâu ngày bị thiếu máu nuôi (ischemic heart disease) gấp 3 lần, dễ
suy tim gấp 6 lần và dễ bị tai biến mạch máu não gấp 7 lần so với người bình
thường”.
(Nguyễn Lân Việt và CS (2012)).

13
2.1.5. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến THA:
Theo Hội Tim Mạch Học Quốc Gia Việt Nam, Các yếu tố nguy cơ liên quan
đến THA bao gồm 2 nhóm chính:
* Nhóm yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được: tuổi -giới- tiền sử gia đình:
Tuổi: được tính đến năm đang tiến hành nghiên cứu. Phân nhóm tuổi thường
được chia thành 3 nhóm < 55 tuổi (1), 55 - 65 (2) và > 65 tuổi (3). THA dễ
xảy ra sau tuổi 35.
Sự biến đổi HA theo tuổi:

Đối với người có tuổi, dạng THA phổ biến là tăng HATT đơn thuần, tức là chỉ
số HATT có thể >160mmHg nhưng HATTr phải <90mmHg.
(Huỳnh Văn Minh và CS (2008))
Theo GSTS. Nguyễn Lân Việt và cộng sự
: “Trong nghiên cứu của Danish, các
thông số về HA trong 24h được đánh giá ở những người khỏe mạnh bằng máy
theo dõi HA di động, HATT trug bình và HATTr trung bình tăng từ từ theo
tuổi và không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ.
Trong nghiên cứu thuần tập Framingham, sự biến đổi HA theo tuổi ở những
người bình thường và những người THA nhưng không điều trị đã được đánh
giá và cho thấy sự tăng tuyến tính giữa HATT trong nhóm tuổi từ 30 đến 84.
Sau tuổi 50-60 HATTr bắt đầu giảm, gây ra sự giảm của áp lực thành mạch.
Những BN có HATTr cao (85-89mmHg) có nguy cơ tiến triển thành THA gấp
2,3 lần so những người có HATTr bình thường (< 85mmHg). Sự giảm muộn
của HATTr sau tuổi 60 và sự tiếp tục tăng của HATT phản ánh sự tăng mạnh
mẽ của độ cứng thành mạch ở những ngươi cao tuổi. HATT cao nếu không
được điều trị sẽ thúc đẩy nhanh sự xơ cứng của thành mạch, kéo dài vòng xoắn
bệnh lý”
.
(Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn và CS (2012)),
Nhiều quan sát trên đối tượng lớn tuổi hiệu số HA (HATT - HATTr) hay còn
gọi là “áp lực mạch đập” hoặc “hiệu áp” tăng là yếu tố dự báo các bệnh lý tim
mạch tốt hơn nếu chỉ dựa vào HATT hay HATTr. Tuy nhiên qua phân tích

14
tổng hợp số liệu lớn trên gần 1 triệu bệnh nhân từ 61 nghiên cứu (70% ở châu
Âu) cả HATT và HATTr đều có giá trị dự báo độc lập về nguy cơ tử vong do
đột quỵ và do bệnh lý ĐM vành, và chúng có giá trị hơn so với hiệu số HA (áp
lực mạch đập). Tuy nhiên cũng qua kết quả phân tích này áp lực mạch đập lại
có giá trị dự báo nguy cơ bệnh tim mạch ở các đối tượng trên 55 tuổi.

(Huỳnh Văn Minh và CS (2008))
Kết quả nghiên cứu tại tỉnh Khánh Hòa năm 2007 của Trần Văn Huy cho thấy
tuổi trung bình thường gặp ở bệnh THA là 60, tối thiểu là 40 và tối đa là 90
tuổi
(Trần Văn Huy (2007))

Giới tính và sự liên quan THA: đàn ông dễ THA hơn phụ nữ. Tuy vậy, phụ
nữ, sau khi mãn kinh, cũng dễ THA hơn lúc chưa mãn kinh. Thống kê gần đây
cho thấy sự đe dọa về bệnh động mạch vành ở phụ nữ trước tuổi mãn kinh thấp
hơn hẳn đối với nam giới. Từ tuổi mãn kinh trở đi, ưu điểm này sẽ giảm dần
cho đến mất hẳn. Phụ nữ từ 35 – 44 tuổi ít mắc bệnh động mạch vành hơn nam
từ 6- 7 lần; từ 45 đến 69 tuổi thì ít hơn 3 lần. Sau khoảng 70 – 75 tuổi thì tỉ lệ
này ngang bằng với nam giới
(Isles C (1995))

Đồng thời, “nghiên cứu về sức khỏe của Hội Điều dưỡng chỉ ra rằng, phụ nữ
sử dụng biện pháp tránh thai có nguy cơ mắc THA sau khi đã hiệu chỉnh tuổi
cao hơn 1,5 lần (độ tin cậy 95% 1,2 - 1,8).
(Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn và CS (2012))

Ở nam giới, HA trung bình thường cao hơn so với nữ có cùng độ tuổi. Theo
Nguyễn Lân Việt và cộng sự
: Một nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 278 nữ
tiền mãn kinh thì tỷ lệ THA là 10% và 184 nữ đã mãn kinh có tỷ lệ THA 40%.
Sau khi hiệu chỉnh tuổi và chỉ số khối cơ thể, thì phụ nữ đã mãn kinh có tỷ lệ
phát triển thành THA cao gấp 2,2 lần so với phụ nữ tiền mãn kinh. Giải thích
cho những kết quả này có thể do tăng cân, hoặc sụt giảm estrogen ở phụ nữ
sau mãn kinh. Tuy nhiên, nghiên cứu dọc Framingham đã thất bại trong việc
tìm kiếm mối liên quan có ý nghĩa giữa mãn kinh và THA. Nghiên cứu của tổ


15
chức sức khỏe ban đầu của phụ nữ (WHI) báo cáo rằng tỷ lệ THA cao hơn
25% ở những phụ nữ điều trị bằng estrogen và progestin kết hợp”
.
(Staessen J and others (1989)).
Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Huy (2007) ở tỉnh Khánh Hòa cho thấy tỷ lệ
THA. 34.3% ( 221/615); ở nam 37.5 %, ở nữ là 31. 6%
(Trần Văn Huy (2007)).

 Di truyền / tiền sử gia đình liên quan THA:
Theo Wikipedia, Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với
nhau bởi các mối quan hệ hôn nhân (vợ /chồng), quan hệ huyết thống (cha,
mẹ, anh, chị, em), quan hệ nuôi dưỡng (cha mẹ nuôi, con nuôi) và / hoặc quan
hệ giáo dục (sư phụ và học trò). Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua
một quá trình phát triển lâu dài. Trên thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và
những tác động mạnh mẽ đến xã hội. Nên gia đình thuộc về phạm trù cộng
đồng xã hội – xét về mặt xã hội học. Vì vậy, có thể xem gia đình như một
nhóm xã hội nhỏ gắn kết với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống
hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức
với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên, cũng như để
thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người.
Tuy nhiên, đối với các chứng bệnh mang yếu tố di truyền như THA, thì quan
hệ huyết thống (cha - mẹ - anh - chị - em ruột, ông nội - ngoại, bà nội - ngoại)
xét thấy chủ yếu và phù hợp nhất.
Theo Nguyễn Lân Việt và cộng sự: “các nghiên cứu về hộ gia đình cho thấy
THA xảy ra thường xuyên hơn ở những cá thể có tiền sử gia đình mắc bệnh
THA, và những cá thể này có nguy cơ THA cao hơn 1,6 lần nếu họ có người
thân trực hệ bị THA. Xu hướng này được gọi là sự “gắn kết gia đình” và có thể
quan sát thấy ở mọi mức HA trong tất cả các nhóm tuổi. Tuy nhiên, “sự gắn
kết gia đình” không chứng tỏ hoàn toàn được rằng yếu tố di truyền gây nên

THA. Sự tương đồng về nguy cơ THA có thể do có cùng môi trường sống”.
(Nguồn: Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn và CS (2012))

×