BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
----------------------------------
NGUYỄN THẾ MINH
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÓ TRỤ
SỞ CHÍNH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
----------------------------------
NGUYỄN THẾ MINH
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÓ TRỤ
SỞ CHÍNH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Giảng viên hướng dẫn: TS. BÙI HỮU PHƯỚC
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
MỤC LỤC ..................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................................
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ .............................................................................
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................... 4
6. Bố cục nghiên cứu.................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU ................................. 6
2.1. Sơ lược về NHTM ................................................................................................... 6
2.1.1. Khái niệm NHTM ............................................................................................ 6
2.1.2. Hoạt động cơ bản của NHTM .......................................................................... 7
2.1.3. Đặc điểm của NHTM ....................................................................................... 8
2.2. Lý luận về nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của NHTM .............................. 8
2.2.1. Khái niệm về rủi ro trong NHTM .................................................................... 8
i
2.2.2. Nợ xấu và bản chất nợ xấu của các NHTM ..................................................... 9
2.2.2.1. Khái niệm nợ xấu ......................................................................................... 9
2.2.2.2. Tiêu chí phân loại nợ xấu ........................................................................... 11
2.2.2.3. Cơ sở lý thuyết về nguyên nhân gây ra nợ xấu .......................................... 13
2.2.2.4. Những quy định pháp lý liên quan đến an toàn trong hoạt động tín dụng và
xử lý nợ xấu của NHTM................................................................................................ 21
2.3. Các nghiên cứu trước đây về nợ xấu .................................................................. 22
2.3.1. Phương hướng và kinh nghiệm xử lý nợ xấu ở các nước trên thế giới .......... 22
2.3.2. Một số nghiên cứu trên thế giới ..................................................................... 30
2.3.3. Nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................................. 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 42
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ
XẤU CÁC NHTM CÓ TRỤ SỞ CHÍNH Ở TP.HCM ............................................. 43
3.1. Tình hình tín dụng và nợ xấu của các NHTMCP trụ sở chính ở TP.HCM .... 43
3.1.1. Tình hình tín dụng các NHTMCP có trụ sở chính ở TP.HCM ...................... 43
3.1.2. Tình hình nợ xấu các NHTMCP có trụ sở chính ở TP.HCM ........................ 44
3.2. Nguyên nhân nợ xấu .................................................................................................... 47
3.3. Những ảnh hưởng của nợ xấu ................................................................................... 54
3.4. Giới thiệu mô hình nợ xấu .................................................................................. 56
3.4.1. Khái quát mô hình...................................................................................................... 56
3.4.2. Cơ sở dữ liệu mô hình................................................................................................ 59
3.4.3. Phương pháp nghiên cứu mô hình ............................................................................ 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 65
CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................... 66
4.1. Thống kê mô tả mô hình ...................................................................................... 66
4.2. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy ................................................................... 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .............................................................................................. 81
ii
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 82
5.1. Kết luận kết quả nghiên cứu .............................................................................. 82
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 82
5.3. Hạn chế về mô hình và đề ra những hướng nghiên cứu mới ......................... 97
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ......................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................
PHỤ LỤC. .....................................................................................................................
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
DIỄN GIẢI
ABS
Chứng khoán bằng tài sản đảm bảo tài chính
AMC
Công ty quản lý tài sản
CTCP
Công ty cổ phần
DATC
GỐC TIẾNG ANH
Asset-Backed Securities
Công ty Mua bán nợ & Tài sản tồn đọng của
doanh nghiệp
DNNN
Doanh nghiệp Nhà nước
DNNVV
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
FED
Cục dự trữ liên bang Mỹ
IAS
Chuẩn mực kế toán quốc tế
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế
NH
Ngân hàng
NHLD
Ngân hàng Liên doanh
NHNNg
Ngân hàng nước ngoài
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
NHTM
Ngân hàng thương mại
NHTMCP
NHTM cổ phần
NHTMNN
NHTM Nhà nước
NHTW
Ngân hàng trung ương
NĐTNN
Nhà đầu tư nước ngoài
NPLs
Nợ xấu
RGDP
Thu nhập quốc dân ròng
TCTD
Tổ chức tín dụng
TTCK
Thị trường chứng khoán
TSĐB
Tài sản đảm bảo
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
ABB
NHTMCP An Bình
Federal Reserve System
International Accounting
Standards
International Monetary
Non-performing Loans
Real Gross Dometic Product
World Trade Organization
iv
ACB
NHTMCP Á Châu
DAF
NHTMCP Đông Á
EIB
NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
HDB
NHTMCP Phát triển Tp.HCM
NAB
NHTMCP Nam Á
NVB
NHTMCP Nam Việt
OCB
NHTMCP Phương Đông
PNB
NHTMCP Phương Nam
SCB
NHTMCP Sài Gòn
STB
NHTMCP Sài Gòn Thương Tín
VAB
NHTMCP Việt Á
VietcapitalBank
NHTMCP Bản Việt
v
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1. Tỷ lệ nợ xấu của 13 NHTM ở TP.HCM ........................................................ 46
Đồ thị 4.1. Tỷ lệ nợ xấu trung bình từng năm của 13 NHTM (giai đoạn 2006-2013) .... 67
Đồ thị 4.2: Tỷ lệ nợ xấu trung bình từng ngân hàng giai đoạn 2006-2013 ...................... 68
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Quá trình xử lý nợ xấu Trung Quốc ............................................................... 26
Bảng 2.2: Đặc điểm của 3 cơ chế AMC Thái Lan ......................................................... 27
Bảng 2.3: Các biến nội tại của ngân hàng và các giả thuyết cụ thể (Hy Lạp) ................ 31
Bảng 2.4: Tóm tắt các biến trong mô hình hồi quy (Guyana) ........................................ 33
Bảng 2.5: Các biến độc lập, ký hiệu, dấu kỳ vọng, dữ liệu tham khảo (Pakistan) ......... 34
Bảng 2.6: Kết quả thực nghiệm mô hình Dr.Chen ......................................................... 36
Bảng 2.7: Tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình Ths.Đ.Quỳnh Anh......................... 38
Bảng 3.1. Mô tả các biến trong mô hình ........................................................................ 62
Bảng 3.2. Cách lấy dữ liệu các biến ............................................................................... 63
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả .................................................................................. 66
Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ....................... 70
Bảng 4.3. Kết quả nghiên cứu 3 mô hình POLS, FEM và REM ................................... 71
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định Breusch – Pagan .............................................................. 72
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Hausman Test .................................................................. 73
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định tác động thời gian của mô hình ....................................... 73
Bảng 4.7 : Kết quả kiểm định VIF, phương sai thay đổi và tự tương quan bậc 1 .......... 75
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định tương quan chéo .............................................................. 75
Bảng 4.9. Trình bày kết quả hồi quy bằng cách sử dụng phương pháp FGLS để ước
lượng các hệ số hồi quy ..................................................................................................... 76
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Khái quát sơ đồ hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTM............................. 7
Sơ đồ 2.2. Mô hình các loại rủi ro tín dụng..................................................................... 8
Sơ đồ 2.3. Mô hình Basel II.......................................................................................... 21
viii
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan công trình luận văn này do chính tôi thực hiện. Tất cả thông
tin, số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc đáng tin cậy và chính xác nhất trong phạm vi hiểu
biết của tôi. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
TP.HCM, ngày tháng năm 2014
Tác giả
NGUYỄN THẾ MINH
ix
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa đào tạo sau đại học trường Đại học Tài
chính Marketing cùng các Thầy Cô giảng dạy chương trình đã giúp tôi trang bị tri thức,
tạo môi trường điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện hoàn
chỉnh đề tài luận văn này.
Với lòng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời tri ân của tôi đến
Tiến sỹ Bùi Hữu Phước đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu luận văn.
Xin chân thành cảm ơn đến các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp chia sẻ thông tìn,
cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu bổ ích, quý giá.
Lời cuối, cho tôi gửi đến gia đình và những người bạn lời cảm tạ chân thành trong suốt
thời gian qua đã hỗ trợ, động viên và chia sẻ rất nhiều cho tôi.
x
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nền kinh tế nước ta hiện đang phải gánh chịu những tác động tiêu cực: hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, trì trệ - cụ thể trong năm
2013 có gần 61.000 doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động, tăng 12% so với năm 2012;
trong đó, 40.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng không công bố (Khảo sát của Tổng
cục thống kê năm 2013). Riêng theo báo cáo của Bộ Xây dựng, dư nợ tín dụng của bất động
sản năm 2013 tăng vọt 36,8% trong khi có hơn 10.000 doanh nghiệp bất động sản ngừng
hoạt động hoặc giải thể. Trước những diễn biến phức tạp, hoạt động của hệ thống NHTM
đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là về vấn đề quản trị rủi ro tín dụng và nợ
xấu. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là quyết liệt xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM
cũng như các NHTMCP có trụ sở chính ở TP.HCM, bởi nó đã và đang đe dọa đến sự tồn tại,
đến hiệu quả kinh doanh, phát triển lành mạnh của hệ thống TCTD cũng như ảnh hưởng đến
việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế
Vì vậy, việc kiểm soát và xử lý nợ xấu vẫn cần tiếp tục được triển khai một cách đồng bộ,
hiệu quả và quyết liệt hơn là bước đi quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân
hàng và nền kinh tế, để tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động, góp
phần mở rộng đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là một đòi hỏi tất yếu và cấp thiết.
Trước tình hình đó, để có cách nhìn, đánh giá rõ hơn và hướng giải quyết phù hợp nhất về
thực trạng nợ xấu của các NHTM Việt Nam, tác giả đã chọn nghiên cứu về đề tài: “CÁC
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NHTMCP CÓ TRỤ SỞ CHÍNH Ở
TPHCM” dựa trên việc tiến hành phân tích mô hình định lượng về nợ xấu. Người viết
mong rằng với sự kế thừa của các tác giả đã nghiên cứu cùng với nỗ lực tìm hiểu, luận văn
có thể tìm ra những nguyên nhân chính gây ra nợ xấu để từ đó đóng góp thêm một số ý kiến
nhằm tìm ra hướng giải quyết và dần hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu cho các ngân hàng.
1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu chung
Từ kết quả hồi quy mô hình các nhân tố tác động lên nợ xấu, tác giả xác định những
nguyên nhân gây nên nợ xấu và các mặt còn hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu; và từ đó
đề ra những hướng giải quyết xử lý nợ xấu phù hợp với môi trường hiện nay.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu cơ sở lý luận về bản chất nợ xấu và mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến nợ xấu của các NHTMCP có trụ sở chính ở TP.HCM trong thời gian qua.
Đánh giá thực trạng nợ xấu của các NHTMCP có trụ sở chính ở TP.HCM và làm rõ các
nguyên nhân ảnh hưởng đến nợ xấu dựa trên cơ sở mô hình phân tích định lượng.
Từ kết quả phân tích định lượng, xác định được mức độ tác động của các nhân tố lên nợ
xấu. Qua đó, biết được nguyên nhân gây ra nợ xấu cũng như tìm ra các mặt hiện còn hạn
chế, thiếu sót trong các phương pháp xử lý nợ xấu mà các ngân hàng nước ta đang áp dụng.
Song song đó, tác giả vận dụng một cách linh hoạt kinh nghiệm về xử lý, quản trị nợ xấu
ngân hàng của các nước trên thế giới (các tiêu chuẩn Basel, CAMELS,…) để hoàn thiện và
nâng cao hơn nữa công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng Việt Nam,
giúp tăng khả năng cạnh tranh, phát triển của ngành ngân hàng cũng như nền tài chính quốc
gia phát triển ổn định trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Nợ xấu của các NHTM có trụ sở chính ở
TP.HCM. Tuy nhiên, nợ xấu là một phạm trù rộng và phức tạp liên quan đến nhiều chính
sách vĩ mô của nền kinh tế như: chính sách tiền tệ tín dụng, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷlệ
thất nghiệp… và các chính sách phát triển nội tại của ngân hàng: quy mô ngân hàng, tốc độ
tăng trưởng dư nợ tín dụng, tỷ lệ thu nhập thuần ngoài lãi... Do đó, luận văn tập trung
nghiên cứu làm rõ qua việc phân tích định lượng các nhân tố này ảnh hưởng đến nợ xấu ra
sao của các NHTM có trụ sở chính TP.HCM.
2
Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu về 13 NHTM có trụ sở chính ở
TP.HCM, gồm: ACB, ABB, EAB, EIB, HDB, NAB, OCB, PNB, SCB, STB, Sài Gòn Công
Thương, VAB, Vietcapital Bank và thời kỳ nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2013.
Luận văn lựa chọn phạm vi nghiên cứu các NHTM có trụ sở chính ở TP.HCM vì
TP.HCM là một trong những vùng kinh tế trọng điểm nhất, là đầu tàu của cả nước và đây là
thời kỳ nước ta đang đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, nhiệm vụ quan
trọng đặt ra đối với ngành ngân hàng là tiếp tục đẩy mạnh quá trình xử lý nợ xấu, lành mạnh
hóa hệ thống ngân hàng, để vai trò của nó thực sự trở thành trung gian tài chính và nhân tố
thúc đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn thông suốt tạo điều kiện phát triển kinh tế
TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung. Từ đó, có sự chuẩn bị tốt cho quá trình tự do hóa
tài chính nhằm nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt
Nam thời kỳ hậu hội nhập WTO. Đồng thời, đó cũng là tiền đề cho quá trình tái cấu trúc hệ
thống NHTM qua việc hoàn thiện khung chính sách ngành ngân hàng.
Mặt khác, nguồn số liệu của giai đoạn nghiên cứu có độ tin cậy cao, đầy đủ và phản ánh
tốt việc đánh giá tình hình nợ xấu của các NHTM có trụ sở chính ở TP.HCM.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để phù hợp với nội dung, yêu cầu và mục đích mà luận văn đề ra, phương pháp phân
tích định tính đã được kết hợp với phương pháp phân tích định lượng, cụ thể:
Phương pháp thống kê mô tả: nguồn số liệu được sử dụng trong các phân tích dựa trên
cơ sở dữ liệu thu thập được từ internet như: IMF, WB, ADB…, tạp chí tài chính ngân hàng
và những nhận xét của các chuyên gia kinh tế…về các báo cáo tài chính, báo cáo thường
niên của NHNN, các NHTMCP trụ sở chính tại TPHCM thời kỳ 2006-2013.
Sử dụng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất OLS bằng phần mềm Stata để
phân tích mô hình dữ liệu bảng qua những số liệu thứ cấp trên và từ mô hình đánh giá nhân
tố nào tác động mạnh đến tình hình nợ xấu hiện nay và so sánh sự khác biệt so với mô hình
của các nghiên cứu trước đây để xác định mức độ phù hợp của các biến khi áp dụng ở Việt
Nam. Từ đó, ngân hàng xem xét quản trị tín dụng, cụ thể là nợ xấu của mình trong các hình
3
thức vận động, giúp đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan, phù hợp với thực tế hơn
để làm nổi bật và sâu sắc nội dung nghiên cứu.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn đã hệ thống hóa và tổng kết những lý luận cơ bản về nợ xấu, việc phòng ngừa
và xử lý nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
Qua việc đánh giá, phân tích các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại các NHTMCP bằng các
phương pháp định tính và định lượng để thấy được những mặt yếu kém, khiếm khuyết đang
tồn tại trong giám sát điều hành và quản trị ở các NHTM Việt Nam cần phải khắc phục. Ta
cần hoàn thiện phương pháp nghiên cứu mô hình định lượng về nợ xấu, trên cơ sở đó đưa ra
cách tiếp cận phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế cho Việt Nam trong việc đánh giá, phân loại
nợ xấu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM.
Đề tài đã rút ra được một số bài học xử lý nợ cho Việt Nam từ các nước trên thế giới,
như: vấn đề sở hữu chéo, về tài sản đảm bảo và cách thức định giá, quản trị rủi ro... Đề xuất
các giải pháp để hoàn thiện khung chính sách trong việc quản lý và điều hành hệ thống
NHTM Việt Nam ở cả khía cạnh vĩ mô (cơ quan quản lý) và góc độ vi mô (quản trị ngân
hàng) cho Chính phủ, NHNN và các NHTM cả nước nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả
phòng ngừa, xử lý nợ xấu, cải thiện năng lực cạnh tranh và góp phần tái cấu trúc cho hệ
thống NHTM. Qua đó, tạo điều kiện cho nền kinh tế vững mạnh phát triển trong xu thế hội
nhập, cạnh tranh gay gắt hiện nay.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Với những kết quả bước đầu của quá trình nghiên cứu, tác giả hy vọng đề tài sẽ được
nghiên cứu mở rộng phù hợp và hoàn thiện hơn nữa (về số lượng các biến tham gia, điều
kiện áp dụng các biến kinh tế vĩ mô, vi mô ở các NHTM Việt Nam; mở rộng số lượng
NHTM nghiên cứu…) mô hình các nhân tố tác động lên nợ xấu cũng như tác động ngược
lại của nợ xấu lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng... để qua đó giúp các
NHTM quản trị rủi ro hiệu quả hơn.
4
6. BỐ CỤC NGHIÊN CỨU
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bố cục
gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan cơ sở lý luận về nợ xấu.
Nêu những vấn đề lý luận và thực tiễn nghiên cứu về nợ xấu, nêu bật các đặc trưng cũng
như ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động của các ngân hàng.
Chương 3: Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến nợ xấu của các NHTMCP có trụ
sở chính tại Tp.HCM
Tiến hành phân tích số liệu nợ xấu các NHTMCP có trụ sở chính tại TPHCM. Đồng thời,
tổng hợp các nguyên nhân gây nên nợ xấu, trên cơ sở đó xây dựng lên mô hình nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu, gồm các biến kinh tế vĩ mô và biến nội tại ngân hàng.
Chương 4: Thảo luận kết quả mô hình
Từ mô hình xác định được các nhân tố nào thực sự tác động đến nợ xấu của các
NHTMCP tại Tp.HCM, mức ý nghĩa cũng như tính mạnh yếu của các tác động đó.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị về công tác xử lý nợ xấu
Dựa trên kinh nghiệm các nước trên thế giới và từ thực trạng nợ xấu cũng như công tác
xử lý hiện nay của Việt Nam, luận văn đưa ra một số đề xuất về biện pháp giám sát và xử lý
nợ xấu cho các NHTMCP.
5
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU
2.1. SƠ LƯỢC VỀ NHTM
2.1.1. Khái niệm NHTM
Mặc dù trải qua lịch sử phát triển lâu dài nhưng cho đến nay, việc đưa ra một khái niệm
cụ thể về NHTM thì vẫn còn là điều gây nhiều tranh cãi của các nhà kinh tế, bởi tại mỗi một
thời điểm khác nhau thì khái niệm lại có những thay đổi, đây lại cũng là một đặc thù của
lĩnh vực ngân hàng tài chính.
2.1.1.1. Theo định nghĩa của các nước trên thế giới
Ở Mỹ, NHTM được định nghĩa là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài
chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Theo luật Mỹ: NHTM là loại
hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là
tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán.
Theo Luật Ngân hàng Pháp (1941): “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở hành nghề
thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền
mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”.
2.1.1.2. Theo định nghĩa của Việt Nam
Luật Tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2007, định nghĩa:
“NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và
các hoạt động khác có liên quan”.
Luật NHNN cũng do Quốc hội khóa X thông qua cùng ngày định nghĩa: “Hoạt động ngân
hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là
nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.”
Theo Nghị định 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009: Về tổ chức và hoạt động của NHTM:
“NHTM là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh
6
doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các TCTD và các quy
định khác của pháp luật”.
Qua đây, ta có thể thấy rằng trên mỗi phương diện khác nhau, ở mỗi quốc gia khác nhau
lại có những quan niệm, nhìn nhận khác nhau; tuy nhiên, tất cả điều đó cho ta những cách
hiểu sâu hơn về khái niệm ngân hàng nói chung và NHTM nói riêng, hiểu rõ về các hoạt
động và những loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.
Như vậy, NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền
kinh tế thị trường, trực tiếp giao dịch với các công ty, tổ chức kinh tế, cơ quan đoàn thể và
các cá nhân qua việc nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm… cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân
hàng cho các đối tượng trên. Nhờ hệ thống này mà các nguồn tiền, vốn nhàn rỗi sẽ được huy
động, tạo lập nguồn vốn tín dụng lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế.
2.1.2. Hoạt động cơ bản của NHTM
NHTM là loại hình tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực tạo lập và cung cấp các dịch vụ
tài chính, tiền tệ cho công chúng cũng như thực hiện nhiều vai trò khác trong nền kinh
tế.Thành công trong kinh doanh của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực, khả năng
cung cấp các dịch vụ đa dạng và cạnh tranh trên thị trường. Dựa trên chức năng của
NHTM, ta có thể phân chia các hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTM như sau:
Sơ đồ 2.1 - Khái quát sơ đồ hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTM
Các hoạt động kinh doanh cơ bản
Chức năng luân chuyển tài sản
Hoạt động huy động vốn
‐
‐
‐
‐
‐
‐
VCSH
Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi giao dịch
Phát hành chứng khoán
Vay các NH, TCTD khác
Hoạt động khác
Chức năng cung cấp dịch vụ
Hoạt động sử dụng vốn
‐ Hoạt động tín dụng
‐ Hoạt động đầu tư
- Ủy thác
- Tư vấn đầu tư
- Đại lý
- Thẻ
- Dịch vụ khác
7
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
- Bảo lãnh
2.1.3. Đặc điểm của NHTM
Hoạt động NHTM có những đặc điểm chính sau:
Là hình thức kinh doanh theo đuổi mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu qua hai hình thức
hoạt động là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng.
Là hình thức kinh doanh có độ rủi ro cao hơn nhiều so với các hình thức kinh doanh
khác và thường có ảnh hưởng sâu sắc tới các ngành khác và cả nền kinh tế.
Sự tồn tại của NHTM phụ thuộc nhiều vào sự tin tưởng của khách hàng
Các NHTM chịu ảnh hưởng dây chuyền với nhau.
2.2. LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM
2.2.1. Khái niệm về rủi ro trong NHTM
a. Rủi ro tín dụng
Trong lĩnh vực ngân hàng: Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn
thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi
phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định.
Rủi ro tín dụng là những rủi ro do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều khoản
của hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ
hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc hoặc/và lãi vay, gây ra những tổn thất về tài
chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
Phân loại rủi ro tín dụng
* Nếu
phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro thì rủi ro tín
dụng được phân ra thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan.
* Nếu
căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được chia thành các loại sau
Sơ đồ 2.2. Mô hình các loại rủi ro tín dụng
Rủi ro lựa chọn
RỦI RO
TÍN DỤNG
RỦI RO GIAO DỊCH
Rủi ro bảo đảm
Rủi ro nghiệp vụ
RỦI RO DANH MỤC
Rủi ro tập trung
Rủi ro nội tại
(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (1999), Giáo trình Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê,
Hà Nội)
8
Rủi ro tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu món vay
của ngân hàng bị thất thoát, dân chúng sẽ thiếu lòng tin và tìm cách rút tiền khỏi ngân hàng,
từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản cũng như không thực hiện được kế hoạch đầu
tư. Khi đó, ngân hàng sẽ khó khăn trong việc huy động vốn và phát triển các sản phẩm dịch
vụ; khó mở rộng quan hệ với các đối tác, ngân hàng phải thu hẹp hoạt động do lợi nhuận
giảm vì ngân hàng phải sử dụng vốn tự có để bù đắp sự thiếu hụt đó, khiến uy tín bị giảm
sút, dẫn đến tình trạng như: gia tăng nợ xấu, buộc phải tái cơ cấu lại hay mua bán sáp nhập
và có thể dẫn đến phá sản. (Tham khảo Phụ lục 1: Mô hình quản lý rủi ro tín dụng trong
ngân hàng).
b. Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường trong hoạt động ngân hàng là rủi ro tiềm ẩn gây ra tác động tiêu cực
đối với thu nhập hoặc vốn của NHTM do những biến động bất lợi của các yếu tố trên thị
trường như: lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán, giá hàng hóa... Ngân hàng không thể tác động
làm thay đổi các yếu tố này, mà chỉ có thể dự báo xu hướng, tính toán mức độ ảnh hưởng để
từ đó đưa ra các biện pháp chủ động điều chỉnh quy mô, cơ cấu tài sản có, sao cho hạn chế
thấp nhất tổn thất có thể xảy ra thông qua việc kết hợp mô hình hiện đại trong việc ước
lượng rủi ro lãi suất và sử dụng linh hoạt các công cụ tài chính phái sinh.
c. Rủi ro hoạt động
Trong hoạt động ngân hàng có rất nhiều loại rủi ro ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên
mức nợ xấu của ngân hàng, như: rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá…(Tham
khảo Phụ lục 2: Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng).
2.2.2. Nợ xấu và bản chất nợ xấu của các NHTM
2.2.2.1. Khái niệm nợ xấu
Hiểu một cách tường minh về nợ xấu theo nhiều góc độ trên thế giới thì nợ xấu được
dánh giá dựa trên 2 yếu tố: thời gian quá hạn và sự suy giảm (hoặc không còn) khả năng
thanh toán của người đi vay.
9
a. Theo định nghĩa của các nước trên thế giới
Thuật ngữ “nợ xấu” (viết tắt là NPL – Non-performing loans) có thể được thay thế bằng
nợ khó đòi theo như Fofack (2005), hoặc các khoản vay có vấn đề (Berger và De Young,
1997). Nợ xấu cũng có thể được định nghĩa là các khoản nợ không trả được (defaulted
loans) mà ngân hàng không thể thu lợi từ nó (Ernst & Young, 2004); hoặc nợ xấu là các
khoản nợ quá hạn trả lãi hoặc gốc trên 90 ngày (Caprio và Klingebiel, 1996; Alton và
Hazen, 2001; Guy, 2011; Bexley và Nenninger, 2012).
Theo định nghĩa của IAS, nợ xấu được xác định dựa trên 2 yếu tố chính: quá hạn trên 90
ngày và khả năng trả được nợ của khách hàng. Nhưng theo góc độ tiếp cận của kế toán,
chuẩn mực kế toán quốc tế 39 (IAS – International Accounting Standard) thì đánh giá nợ
xấu chỉ tập trung toàn bộ vào việc cân nhắc khả năng hoàn trả của khoản vay mà không thật
sự tiếp cận đến thời gian mà chủ thể đi vay đã trả chậm. Trong đó, IAS 39 có đề cập đến
việc đánh giá khả năng dựa trên 2 yếu tố: dựa vào bảng lưu chuyển tiền tệ để xem xét về
dòng tiền trước nhằm đánh giá dòng tiền trong tương lai, hoặc xếp hạng lại khoản vay. Về
cơ bản, cách tiếp cận này chỉ đáp ứng được vấn đề đầu tiên về lý thuyết nhưng trong thực tế
trên thế giới chưa nhiều nơi triển khai vì còn gặp vấn đề trong việc phân tích chính xác và
chưa có thang đo chuẩn.
Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) đưa ra hướng dẫn về nợ xấu: các
khoản nợ không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hay cả hai điều kiện sau xảy ra:
Ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực
hiện hành động gì để cố gắng thu hồi.
Người vay đã quá hạn trả nợ trên 90 ngày (Basel Committee on Banking Supervision –
BCBS, 2002).
Một khoản nợ được xem đã không còn khả năng thanh toán (non-performing loan) khi đã
quá hạn trả lãi và gốc trên 90 ngày, theo như những quy định của Basel II khi xảy ra những
rủi ro về sự đánh mất số tiền cho vay hoặc được tìm hiểu đầy đủ những ý kiến chắc chắn về
việc tổn thất hoàn toàn hay nghi ngờ khả năng không được thanh toán đầy đủ khoản vay.
(ECB, 2009).
10
Theo định nghĩa chính thức của IMF, một khoản nợ được coi là xấu khi việc chi trả tiền
lãi và gốc quá hạn 90 ngày hoặc hơn, hoặc ít nhất 90 ngày kể từ ngày tiền lãi đã được vốn
hóa, tự cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận hoặc nợ được gia hạn; khi việc thanh toán
dòng tiền trễ hạn dưới 90 ngày nhưng có những lý do xác đáng để nghi ngờ khả năng thanh
toán đầy đủ của người vay. Sau khi khoản vay xếp vào danh mục nợ xấu, nợ hay bất kỳ
khoản vay thay thế nào cũng đều bị xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm xóa nợ hoặc
thu hồi được lãi và gốc của khoản vay đó hay thu hồi được khoản vay thay thế. (IMF’s
complication Guide on Financial Soundness Indication 2004).
Guy (2011) cũng khẳng định nợ xấu đã được sử dụng rộng rãi như một thước đo chất
lượng tài sản của các NHTM. Nợ xấu có thể gây tổn hại cho các hoạt động tài chính của các
NHTM (Berger và De Young, 1997) và là một yếu tố quan trọng trong việc khởi xưởng và
thúc đẩy các cuộc khủng hoảng ngân hàng (Greenidge và Grosveno, 2010; Reinhart và
Rogoff, 2010). Vì vậy, quản lý nợ xấu là rất quan trọng cho hiệu quả của một ngân hàng cá
nhân và cho cả nền kinh tế (McNulty và các tác giả, 2001).
b. Theo định nghĩa của Việt Nam
Nợ xấu quy định tại Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của
NHNN Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích
lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban
hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005, xác định theo
các yếu tố: đã quá hạn trên 90 ngày, nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ hoặc có các nhân tố khác
làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ gốc, lãi. Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm nợ
dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5).
2.2.2.2. Tiêu chí phân loại nợ xấu
Tiêu chí định lượng: bất kỳ khoản vay nào quá hạn 90 ngày đều được xem là nợ xấu.
Các khoản nợ được xếp vào nhóm 3, 4 và 5 được xác định là các khoản nợ xấu.
Tiêu
chí định tính: một khoản vay được xem là nợ xấu nếu có lý do để nghi ngờ về khả
năng trả nợ của khách hàng. Phương pháp này dựa vào thông tin về tình hình tài chính của
khách hàng cũng như xếp hạng tín dụng bên trong các thể chế tín dụng. Là tiêu chí được
11
các NHTM sử dụng để phân tích, đánh giá khoản nợ dựa trên cơ sở khả năng trả nợ của
khách hàng một cách toàn diện.
a. Theo chuẩn của quốc tế
Theo thông lệ quốc tế, việc phân loại nợ xấu bao gồm những khoản nợ được đánh giá là
nợ dưới tiêu chuẩn, nợ khó đòi và nợ có khả năng mất vốn.
Hiện chưa có một quy chuẩn quốc tế về phân loại nợ. Hầu hết các quốc gia phát triển đều
áp dụng phương pháp phân loại nợ thành 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới
tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn.
Về cơ bản, đa số các nước cũng xác định nợ xấu dựa trên 2 yếu tố (quá hạn trên 90 ngày
và khả năng trả nợ khách hàng).Tuy nhiên, tiêu chí phân loại nợ là không hoàn toàn đồng
nhất giữa các quốc gia trên thế giới. Theo cuộc khảo sát thực tiễn tại các nước đại diện trong
nhóm liên kết các nguyên tắc cơ bản Basel (The Basel Core Principles Liaison Group Nhóm được thành lập như một sợi dây liên kết trực tiếp giữa Ủy ban Basel - BIS và
WB/IMF để đánh giá các mảng khác nhau của lĩnh vực tài chính và để đưa ra các tiêu chuẩn
an toàn mới về vốn.) thì ở một số quốc gia có thêm các tiêu chuẩn khác như:
Hệ thống phân loại của Mỹ dựa trên một số tiêu chí như: kinh nghiệm thanh toán,
môi trường khách hàng nợ đang hoạt động.
Tại Mexico, các ngân hàng còn dựa trên giá trị có thể thu hồi của tài sản thế chấp.
Tại Anh và Hà Lan không có yêu cầu cụ thể cho việc phân loại nợ vì thế các ngân
hàng tự xây dựng quy tắc cho mình.
Bên cạnh đó, tiêu chí phân loại các khoản nợ (trong đó có một khoản nợ xấu) của một
khách hàng cũng có sự khác biệt giữa các quốc gia như:
Ở Brazil, Cộng hòa Séc, Pháp, Ấn Độ và Nam Phi: khi có một khoản nợ phân loại
là xấu, tất cả các khoản nợ khác của cùng một khách hàng cũng bị phân loại là xấu.
Ở Hàn Quốc, Mexico, Ả Rập Saudi có cách tiếp cận linh hoạt hơn: quyết định của
các ngân hàng dựa trên sự xem xét lại của họ về việc hình thành của từng khoản nợ, bất kể
những khoản nợ khác được xếp hạng như thế nào.
Ở Mỹ: các khoản vay khác nên được đánh giá lại để xác định liệu một hoặc nhiều
12
các khoản vay nên được đánh giá tương tự. Việc xác định nên dựa trên việc đánh giá khả
năng thu hồi độc lập của mỗi khoản vay, khả năng thanh toán của khách nợ.
b. Theo chuẩn của Việt Nam
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 quy định trong:Điều 10 mục 1 chương 2
của Thông tư số02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 1 năm 2013 của NHNN Việt Nam và tại
Điều 6 và 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ra ngày 22/04/2005 của NHNN. Và ngày
24/04/2007 Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi,
bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng, dự phòng để xử lý
rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết
định số 493, quy định việc phân các khoản tín dụng của các TCTD ra 5 nhóm (tham khảo
Phụ lục 3: Phân loại nợ theo Điều 6, Quyết định 18 và Phân loại nợ theo Quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN).
Các khoản vay được coi là nợ xấu được xác định bằng cả phương pháp định lượng và
định tính. Mặc dù việc phân loại các khoản vay được quy định trong Điều 6 (phương pháp
định lượng) và Điều 7 (phương pháp định tính) nhưng phần lớn các ngân hàng hiện đang
phân loại các khoản vay của họ dựa trên định lượng mà ít xét các yếu tố định tính.
Ngoài ra, việc phân loại nợ cho nhiều khoản vay của cùng một khách hàng cũng khác
nhau giữa các quốc gia. Tại Việt Nam, ngân hàng chỉ xếp phần nợ không trả được vào nợ
xấu, trong khi phần còn lại của khoản nợ vẫn được xếp là nợ đủ tiêu chuẩn.
Dù có tiêu chí thời gian quá hạn trả nợ cụ thể để phân loại nợ như trên, TCTD “có đủ
khả năng và điều kiện” vẫn có quyền áp dụng phương pháp “định tính”, tức chủ động tự
quyết định phân loại bất kỳ khoản nợ nào vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn (hay thấp hơn)
tương ứng với mức độ rủi ro nếu đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm (hay tốt
hơn) (Điều 7, QĐ 493). Thường thì các TCTD áp dụng phương pháp “định tính” theo hướng
chuyển các khoản nợ ở nhóm cao sang nhóm thấp để giảm trích lập dự phòng.
2.2.2.3. Cơ sở lý thuyết về nguyên nhân gây ra nợ xấu
Về nguyên nhân gây ra nợ xấu trong hệ thống NHTM, nợ xấu là kết quả của vấn đề rủi ro
về đạo đức hay việc NHTM áp dụng chiến lược cho vay thiếu sự thận trọng (Brownbridge,
13