Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền tiết kiệm của nông hộ ở huyện phong điền thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.43 KB, 72 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ HUYỀN EM

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
LƢỢNG TIỀN TIẾT KIỆM CỦA
NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

Tháng 8 – 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ HUYỀN EM
MSSV: 4114369

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
LƢỢNG TIỀN TIẾT KIỆM CỦA
NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201



CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
LÊ KHƢƠNG NINH

Tháng 8 – 2014


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng!
Cha mẹ đã sinh ra và hết lòng nuôi dạy con khôn lớn nên ngƣời. Công
ơn hai đấng sinh thành không gì so sánh đƣợc. Xin cảm ơn Ngƣời bằng cả tấm
lòng của ngƣời con hiếu thảo.
Trong hơn 3 năm học tại trƣờng Đại học Cần Thơ cũng nhƣ trong quá
trình làm luận văn tôi đã nhận đƣợc sự dạy dỗ, giúp đỡ tận tình của thầy cô và
các bạn, giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến:
Thầy Lê Khƣơng Ninh đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều, tạo
điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành bài luận văn một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô đã dạy tôi trong suốt 3 năm vừa
qua, cho tôi một hành trang để bƣớc vào đời.
Chân thành cảm ơn bạn của tôi, Lê Thúy Hằng, Dƣơng Tú Loan, Trần
Yến Anh, Trần Nhã Đài Trang và Tô Quỳnh Anh đã nhiệt tình giúp đỡ, ủng hộ
cho tôi vƣợt qua những khó khăn trong suốt 3 năm học.
Cảm ơn các anh chị tại Ủy ban Nhân dân huyện Phong Điền đã giúp đỡ
tôi trong quá trình thu thập số liệu, các cô chú anh chị ở địa bàn huyện Phong
Điền, thành phố Cần Thơ đã nhiệt tình trả lời bảng câu hỏi.
Kính chúc tất cả mọi ngƣời dồi dào sức khỏe, nhiều niềm vui và công
tác thật tốt.
Cần Thơ, ngày 30 tháng 10 năm 2014

Ngƣời thực hiện

Trần Thị Huyền Em

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi. Các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 30 tháng 10 năm 2014
Ngƣời thực hiện

Trần Thị Huyền Em

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày......tháng.......năm 2014
Giáo viên hƣớng dẫn

Lê Khƣơng Ninh

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày......tháng.......năm 2014
Giáo viên phản biện

iv


MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................2
1.3.1 Không gian nghiên cứu ............................................................................2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ...............................................................................3
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ..............................................................................3
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ....4
2.1 Phƣơng pháp luận .......................................................................................4
2.1.1 Những vấn đề lý luận chung về tiết kiệm .................................................4
2.1.1.1 Khái niệm .............................................................................................4
2.1.1.2 Vai trò ..................................................................................................4
2.1.1.3 Các hình thức tiết kiệm .........................................................................5
2.1.2 Những vấn đề lý luận chung về nông hộ ..................................................6
2.1.2.1 Khái niệm nông hộ ...............................................................................6
2.1.2.2 Phân loại nông hộ .................................................................................6
2.1.2.3 Kinh tế nông hộ ....................................................................................7
2.1.3 Các rủi ro thƣờng gặp trong sản xuất nông nghiệp ...................................8
2.1.4 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền tiết kiệm của
nông hộ ............................................................................................................9
2.1.5 Mô hình nghiên cứu ...............................................................................12
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................................14
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu .................................................................14
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ...............................................................15
2.2.2.1 Mô hình phân tích số liệu....................................................................15
v


2.2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu cho từng mục tiêu cụ thể .....................15

Chƣơng 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..............................16
3.1 Khái quát về huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ ................................ 16
3.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................16
3.1.1.1 Vị trí địa lý .........................................................................................16
3.1.1.2 Khí hậu ...............................................................................................16
3.1.1.3 Đất đai ................................................................................................ 17
3.1.2 Tình hình kinh tế – xã hội ......................................................................18
3.1.2.1 Tình hình kinh tế và cơ cấu ngành ......................................................18
3.1.2.2 Văn hóa – xã hội .................................................................................23
3.2 Tình hình huy động vốn trên địa bàn huyện Phong Điền ...........................24
3.2.1 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ...................................25
3.2.2 Ngân hàng Chính sách xã hội ................................................................ 25
Chƣơng 4: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIẾT KIỆM CỦA NÔNG HỘ Ở
HUYỆN PHONG ĐIỀN – THÀNH PHỐ CẦN THƠ.....................................26
4.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp của nông hộ huyện Phong Điền trên mẫu
khảo sát ....... ..................................................................................................26
4.1.1 Thông tin chung về nông hộ ..................................................................26
4.1.1.1 Giới tính và dân tộc của chủ hộ ...........................................................26
4.1.1.2 Tuổi của chủ hộ ..................................................................................27
4.1.1.3 Trình độ học vấn của chủ hộ ...............................................................27
4.1.1.4 Tình hình số lao động của nông hộ .....................................................28
4.1.1.5 Tình hình thu nhập và chi phí sản xuất của nông hộ ............................29
4.1.1.6 Tình hình đất đai của nông hộ .............................................................30
4.1.1.7 Các mối quan hệ xã hội của nông hộ ...................................................31
4.1.1.8 Tình hình cơ sở hạ tầng của nông hộ ...................................................32
4.1.1.9 Thông tin khác của nông hộ ................................................................ 33
4.1.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp của nông hộ xét trên mẫu khảo sát .....34
4.1.2.1 Những thông tin nông hộ đƣợc hỗ trợ trong sản xuất ..........................34
vi



4.1.2.2 Các rủi ro mà nông hộ thƣờng gặp trong quá trình sản xuất ................35
4.2 Thực trạng tiết kiệm của nông hộ huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ 36
4.2.1 Tình hình tiết kiệm của nông hộ huyện Phong Điền ...............................36
4.2.2 Mục đích tiết kiệm của nông hộ huyện Phong Điền ...............................38
4.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ huyện Phong
Điền ............ ..................................................................................................39
4.3.1 Kết quả ƣớc lƣợng mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền tiết
kiệm của nông hộ ...........................................................................................39
4.3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ
huyện Phong Điền ..........................................................................................40
4.3.2.1 Ảnh hƣởng của các biến có ý nghĩa trong mô hình ..............................40
4.3.2.2 Các biến số không có ý nghĩa trong mô hình.......................................42
Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIA TĂNG LƢỢNG TIỀN TIẾT KIỆM
CỦA NÔNG HỘ Ở ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN – CẦN THƠ ...........44
5.1 Cở sở đề xuất giải pháp ............................................................................44
5.1.1 Từ phía chính quyền địa phƣơng............................................................44
5.1.2 Từ phía ngân hàng .................................................................................44
5.1.3 Từ phía nông hộ ....................................................................................45
5.2 Đề xuất giải pháp......................................................................................45
5.2.1 Đối với chính quyền địa phƣơng ............................................................46
5.2.2 Đối với các ngân hàng ...........................................................................46
5.2.3 Đối với các nông hộ huyện Phong Điền .................................................47
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................48
6.1 Kết luận . ..................................................................................................48
6.2 Kiến nghị ..................................................................................................48
6.2.1 Đối với Chính phủ .................................................................................48
6.2.2. Đối với các ngân hàng ..........................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................50
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................52

PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................53
vii


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tổng hợp biến độc lập và dấu kỳ vọng trong mô hình .....................13
Bảng 2.2 Thông tin về mẫu điều tra tại địa bàn huyện Phong Điền .................14
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phong Điền năm 2013 ................17
Bảng 4.1 Giới tính và dân tộc của chủ hộ huyện Phong Điền..........................26
Bảng 4.2 Tình hình lao động của nông hộ ......................................................28
Bảng 4.3 Tình hình thu nhập và chi phí sản xuất ............................................29
Bảng 4.4 Tình hình đất đai của nông hộ huyện Phong Điền ............................30
Bảng 4.5 Tình hình các mối quan hệ xã hội của nông hộ huyện Phong Điền ..31
Bảng 4.6 Tình hình cơ sở hạ tầng của nông hộ năm 2013. ..............................32
Bảng 4.7 Thông tin khác của nông hộ.............................................................33
Bảng 4.8 Thông tin nông hộ huyện Phong Điền đƣợc hỗ trợ trong sản xuất....35
Bảng 4.9 Tình hình rủi ro thƣờng gặp trong sản xuất của nông hộ ..................36
Bảng 4.10 Tình hình tiết kiệm của nông hộ huyện Phong Điền năm 2013 ......36
Bảng 4.11 Mục đích tiết kiệm của nông hộ huyện Phong Điền .......................39
Bảng 4.12 Kết quả ƣớc lƣợng mô hình nghiên cứu .........................................40

viii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Phong Điền giai đoạn 2011 –
2013 ...............................................................................................................19
Hình 3.2 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Phong Điền giai đoạn

2011 – 2013 ...................................................................................................23
Hình 4.1 Cơ cấu trình độ học vấn của chủ hộ huyện Phong Điền ....................27
Hình 4.2 Thực trạng tiết kiệm của nông hộ huyện Phong Điền .......................37

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Agribank

:

Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

NH

:

Ngân hàng

NH CSXH

:

Ngân hàng Chính sách xã hội

NHTM

:


Ngân hàng thƣơng mại

TCCN

:

Trung cấp chuyên nghiệp

TCTD

:

Tổ chức tín dụng

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

x


CHƢƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam liên tiếp chịu ảnh
hƣởng bởi sự bất ổn của nền kinh tế thế giới. Đầu tiên là tác động từ cuộc
khủng hoảng tài chính ở khu vực châu Á, rồi đến khủng hoảng kinh tế toàn
cầu và gần nhất là khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Còn ở trong nƣớc, những
bất ổn kinh tế vĩ mô trở thành mối đe dọa thƣờng trực. Điều đáng quan tâm là
giữa lúc các ngành công nghiệp và dịch vụ bị ảnh hƣởng nặng nề, thì nông
nghiệp vẫn giữ đƣợc nhịp độ tăng trƣởng cao và ổn định. Điều đó cho thấy
nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ cung cấp lƣơng thực,
đảm bảo an sinh xã hội mà còn góp phần phát triển kinh tế đất nƣớc.
Theo Tổng cục thống kê (2013), Việt Nam là một nƣớc có nền nông
nghiệp phát triển với gần 70% hộ gia đình sống bằng nghề nông. Thế nhƣng,
một vấn đề đặt ra là tuy có nền nông nghiệp phát triển nhƣ vậy nhƣng đời sống
vật chất và tinh thần của ngƣời dân hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn chƣa
đƣợc cải thiện. Cụ thể theo báo cáo “Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam:
Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2012 tại 12 tỉnh” do Viện nghiên
cứu và quản lý Trung ƣơng tổ chức thì thu nhập trung bình của hộ gia đình
nông thôn chỉ đạt gần 50.000 đồng/ngày và có khoảng 42% số hộ không hài
lòng về cuộc sống hiện tại của mình. Với mức thu nhập đó, họ còn phải đối
mặt với rất nhiều rủi ro đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là các cú sốc nhƣ
thiên tai, dịch bệnh, giá cả đầu vào cho sản xuất biến động mạnh và thị trƣờng
hoạt động không hoàn hảo. Ƣớc tính, hằng năm ngƣời dân phải chịu thiệt hại
1,5% GDP (giá trị tƣơng đƣơng khoảng 10 tỉ đô la).
Để đối phó với những rủi ro trên, phần lớn các hộ gia đình nông thôn
thƣờng tự dựa vào bản thân hoặc sử dụng các cơ chế phi chính thức và chỉ
50% trong số đó hồi phục đƣợc hoàn toàn với ít nhất một trong 3 cú sốc nặng
nề nhất xảy ra với các hộ. Các công cụ tài chính nhƣ bảo hiểm, tín dụng và các
khoản trợ cấp của Nhà nƣớc bị hạn chế bởi một số nguyên nhân, do đó tiết
kiệm trở nên rất quan trọng đối với các nông hộ. Tuy các khoản tiết kiệm

chính thức với lãi suất cao mang lại lợi ích lớn hơn nhƣng phần lớn các nông
hộ đều nắm giữ các khoản tiết kiệm phi chính thức. Tỷ lệ các hộ có khoản tiết
kiệm phi chính thức chiếm gần 100%, trong khi tỷ lệ hộ có khoản tiết kiệm phi
chính thức chiếm chƣa đến 20%. Phần lớn các hộ tiết kiệm là để dự phòng cho
các khoản chi tiêu không dự tính trƣớc đƣợc, tiết kiệm cho mục đích đầu tƣ
sinh lợi rất ít. Qua đó cho thấy, việc tiết kiệm của hộ nông dân vẫn còn bị ảnh
1


hƣởng bởi nhiều yếu tố đáng quan tâm. Do vậy, việc thực hiện tiết kiệm phù
hợp tăng cƣờng khả năng đối phó với rủi ro, qua đó giúp các hộ nông dân cải
thiện đời sống, điều đó là hết sức cần thiết.
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng nghèo nhất của
Việt Nam, ở đó đời sống nông hộ bị ảnh hƣởng bởi thiên tai nhƣ lũ lụt hàng
năm, xói mòn đất và những thảm họa khác (ADB, 2005). Vì vậy, cải thiện đời
sống của nông hộ nghèo ở những vùng này là vấn đề cấp thiết. Phong Điền là
một huyện nằm ở phía Tây của thành phố Cần Thơ, có nền nông nghiệp khá
phát triển. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thì hộ nông dân liên tục gặp
khó khăn do nhiều yếu tố khách quan. Nhận thức đƣợc sự cần thiết và tầm
quan trọng của vấn đề, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng
tiền tiết kiệm của nông hộ ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” nhằm
tìm ra những yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ từ đó đề
xuất giải pháp giúp các nông hộ nâng cao lƣợng tiền tiết kiệm, cũng nhƣ góp
phần nâng cao thu nhập và thúc đẩy phát triển kinh tế.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng
tiền tiết kiệm của nông hộ ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Từ đó,
tác giả đề xuất giải pháp giúp các nông hộ nâng cao lƣợng tiền tiết kiệm, cũng
nhƣ góp phần nâng cao thu nhập và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phƣơng.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt đƣợc mục tiêu chung, đề tài thực hiện từng mục tiêu cụ thể sau:
– Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng tiết kiệm của nông hộ ở huyện Phong
Điền, thành phố Cần Thơ.
– Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền tiết kiệm
của nông hộ ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
– Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp giúp các nông hộ nâng cao lƣợng tiết
kiệm, cũng nhƣ góp phần nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế địa phƣơng.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền tiết kiệm của
nông hộ đƣợc thực hiện tại địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

2


1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài đƣợc lấy từ năm 2011 đến năm
2014.
Số liệu sơ cấp thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng
câu hỏi đến nông hộ đƣợc thực hiện trong khoảng tháng 10 năm 2014 với
những thông tin phỏng vấn đƣợc lấy trong cả năm 2013 về việc tiết kiệm của
nông hộ.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ ở huyện Phong Điền,
thành phố Cần Thơ.

3



CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Những vấn đề lý luận chung về tiết kiệm
2.1.1.1 Khái niệm
Trong kinh tế học, tiết kiệm là phần thu nhập có thể sử dụng không
đƣợc chi vào tiêu dùng. Khoa học kinh tế giả định rằng con ngƣời có hành vi
tối đa hóa lợi ích. Do đó, khoản thu nhập không đƣợc tiêu dùng sẽ đƣợc đầu tƣ
để sinh lời. Chính vì thế, trong một nền kinh tế khép kín, tiết kiệm bằng đầu
tƣ. Trong thuật ngữ tài chính cá nhân, tiết kiệm đề cập đến việc dự trữ tiền cho
tƣơng lai – loại tiền đƣợc gửi trong ngân hàng (NH). Tiết kiệm khác với sự
đầu tƣ nơi mà có những nhân tố rủi ro. Tuy nhiên, theo mục tiêu của bài
nghiên cứu, tiết kiệm là hình thức dành tiền để sử dụng trong tƣơng lai.
Hộ gia đình có một số vai trò quan trọng trong nền kinh tế, bao gồm
tiêu dùng cuối cùng về hàng hoá và dịch vụ; cung cấp dịch vụ lao động; nhận
thu nhập từ làm công, làm chủ các hoạt động kinh doanh không có tính pháp
nhân và đầu tƣ vào tài sản cố định. Harvey (2004) định nghĩa tiết kiệm của hộ
gia đình là phần còn lại từ thu nhập của hộ gia đình sau khi nộp thuế, đóng các
phí bảo hiểm và tiêu dùng cuối cùng. Thu nhập thực tế (sau thuế và các phí
bảo hiểm) của hộ gia đình bao gồm thu nhập hiện tại của hộ gia đình từ sản
xuất cộng với thu nhập từ sở hữu và chuyển nhƣợng hiện hành, trừ đi tiền chi
trả (nhƣ trả lãi, thuế thu nhập).
2.1.1.2 Vai trò
Brata (1999) định nghĩa tiết kiệm là công cụ rất cần thiết để hỗ trợ, phát
triển kinh tế, là một biện pháp để chống lại những rủi ro xảy ra trong tƣơng lai.
Trực tiếp, tiết kiệm có thể đƣợc sử dụng cho đầu tƣ. Gián tiếp, tiết kiệm cho
biết khả năng trả nợ, cũng nhƣ tăng xếp hạng tín dụng và nhƣ một tài sản thế
chấp trong một thị trƣờng tín dụng. Njung’e (2011) cho rằng tiết kiệm quốc
gia là một yếu tố quan trọng đối với tốc độ của nền kinh tế. Trong các nƣớc
đang phát triển tiết kiệm là một yếu tố quan trọng quyết định phúc lợi hộ gia

đình. Hơn thế nữa, ở mức độ vĩ mô thì tiết kiệm hộ gia đình sẽ là những nguồn
vốn đóng góp không nhỏ vào quỹ tiết kiệm chung của tăng trƣởng quốc gia, từ
đó sẽ tạo điều kiện tăng đầu tƣ, giúp phát triển kinh tế xã hội và ổn định an
ninh chính trị. Nhƣ vậy, sử dụng tiết kiệm hợp lý không chỉ tăng thu nhập cho
ngƣời dân mà còn là chi phí đầu tƣ cho tƣơng lai góp phần phát triển kinh tế,
xã hội và ổn định chính trị.
4


2.1.1.3 Các hình thức tiết kiệm
Một hộ gia đình có một sản phẩm tiết kiệm chính thức nếu hộ có tài
khoản tiết kiệm ở NH hoặc thông qua tiết kiệm bƣu điện. Các khoản tiết kiệm
đƣợc xem là không chính thức nếu chúng đƣợc gửi tại các nhóm tín dụng,
những ngƣời cho vay ở địa phƣơng, hoặc đƣợc giữ dƣới dạng tiền mặt, vàng,
đồ trang sức, hoặc các tài sản có tính thanh khoản khác. (Lƣu Đức Khải và
cộng sự, 2012).
a) Tiết kiệm chính thức
Gửi tiết kiệm: Gửi tiết kiệm an toàn và hiệu quả hơn so với các hình
thức tiết kiệm phi chính thức, sinh lời ở mức ổn định, khi cần có thể rút ra
ngay, có nhiều sản phẩm để lựa chọn. Tuy nhiên, hình thức này lãi thấp, thủ
tục phức tạp, có thể tốn phí. Ngoài ra, các hộ còn phải đối mặt với nhiều rào
cản trong việc tiết kiệm ở các tổ chức tín dụng (TCTD), bao gồm việc thiếu
thông tin chính xác, dẫn đến sự không tin tƣởng và không chắc chắn về tính an
toàn của các khoản tiết kiệm ở các TCTD này.
b) Tiết kiệm phi chính thức
Giữ tiền mặt ở nhà: Việc giữ tiền mặt ở nhà đƣợc coi nhƣ tập quán lâu
đời, thói quen của các hộ gia đình nông thôn. Các hộ gia đình coi đây nhƣ một
khoản dự phòng cho sử dụng khi cần thiết trong tƣơng lai. Tuy nhiên, hình
thức này không an toàn, không có lãi suất, dễ hao hụt do nhiều yếu tố.
Dự trữ vàng: một hình thức khác cũng chiếm tỷ lệ lớn trong hình thức

tiết kiệm. Từ tập quán sống, việc dự trữ vàng đƣơc coi nhƣ là một hình thức
tiết kiệm phổ biến, an toàn. Ngoài ra, hộ gia đình còn dùng vàng để làm vật
trang sức. Tuy nhiên, thị trƣờng vàng hiện nay đang biến động và không ổn
định, hộ nông dân có gặp rủi ro khi tiết kiệm bằng hình thức này.
Chơi hụi: đƣợc coi là hình thức tiết kiệm nhƣng trong một số trƣờng
hợp nó cũng đƣợc coi là hình thức tín dụng mà thông qua đó các nhóm hộ có
thể vay mƣợn lẫn nhau. Mặc dù chơi hụi tận dụng đƣợc tiền nhàn rỗi, sinh
thêm lời. Nhƣng tiết kiệm với hình thức này thƣờng không an toàn, chứa nhiều
rủi ro nếu bị giật hụi. Vì tính rủi ro đó nên chỉ đƣợc một số hộ ƣa chuộng.
Cho vay: Hình thức giữ tiền mặt ở nhà, dự trữ vàng đƣợc coi là không
sinh thêm lời; gửi tiền tiết kiệm, chơi hụi tiền lãi không đƣợc cao. Do đó một
số nhóm hộ chọn hình thức cho hàng xóm, bạn bè vay. Vì tính chất rủi ro của
hình thức này khá cao nên lãi suất cho vay cũng cao.

5


Ngoài ra, các hình thức tiết kiệm khác chiếm tỷ lệ không nhiều: mua
bảo hiểm, giấy tờ có giá, hàng hóa, ngoại tệ và mua đất. Tuy nhiên, theo mục
tiêu bài nghiên cứu, tác giả chỉ đề cập tới các hình thức tiết kiệm chính.
2.1.2 Những vấn đề lý luận chung về nông hộ
2.1.2.1 Khái niệm nông hộ
Lê Đình Thắng (1993) cho rằng nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình
thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn. Theo Đào Thế Tuấn
(1997) hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa
rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông
thôn.
Nhƣ vậy, nông hộ là hộ nông dân có phƣơng tiện kiếm sống từ ruộng
đất, sử dụng chủ yếu lao động của gia đình vào sản xuất. Nói chung đó là các
gia đình sống bằng thu nhập từ nghề nông. Ngoài ra, hộ còn có thể tiến hành

thêm các hoạt động khác, tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ.
2.1.2.2 Phân loại nông hộ
a) Theo quy mô
Quy mô trang trại: là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông
nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và
nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản.
Trang trại gia đình là một hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp
đƣợc hình thành trên cơ sở kinh tế hộ tự chủ trong cơ chế thị trƣờng mang tính
chất sản xuất hàng hoá rõ rệt. Các trang trại gia đình sản xuất hàng hoá chỉ có
thể đƣợc thực hiện khi ruộng đất, tiền vốn, tƣ liệu sản xuất đƣợc tập trung tới
quy mô đủ lớn. Đồng thời lực lƣợng lao động không chỉ là các thành viên
trong gia đình mà còn thuê mƣớn thêm lao động.
Quy mô cá thể: là do một cá nhân làm chủ, kinh doanh tại một địa điểm
cố định, không thƣờng xuyên thuê lao động, không có con dấu và chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Quy mô hợp tác xã: là một số hộ gia đình liên kết lại cùng nhau góp
vốn và tài sản để sản xuất. Cùng nhau góp công sức làm việc và trang thiết bị
để sản xuất. Cùng sản xuất một sản phẩm chung và sản xuất cùng thời vụ với
nhau. Phần lớn hợp tác xã thƣờng thực hiện chức năng chính là đầu mối yếu tố
đầu vào của sản xuất và đầu ra của sản phẩm. Các hộ thành viên tự sản xuất
vẫn là chính.
6


b) Theo phương thức sản xuất
Nông hộ chuyên sản xuất trồng trọt.
Nông hộ chuyên sản xuất chăn nuôi.
Nông hộ sản xuất vừa trồng trọt vừa chăn nuôi.
c) Theo tính chất sản xuất

Hộ thuần nông: là loại hộ chỉ thuần tuý sản xuất nông nghiệp.
Nông hộ kiêm: là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thủ
công nghiệp.
Nông hộ chuyên: là loại hộ làm dịch vụ kỹ thuật cho nông nghiệp (cơ
khí, rèn, sản xuất vật liệu xây dựng), loại hộ trên không ổn định mà có thể
thay đổi khi điều kiện cho phép.
2.1.2.3 Kinh tế nông hộ
Ellis (1998) cho rằng kinh tế nông hộ khác những ngƣời làm kinh tế
khác trong nền kinh tế thị trƣờng ở 3 yếu tố: đất đai, lao động và vốn. “Kinh tế
nông hộ là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền kinh tế xã hội. Các
nguồn lực đất đai, tư liệu sản xuất, vốn, lao động được góp chung, chung một
ngân sách, ngủ chung một mái nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất
kinh doanh và đời sống đều do chủ hộ phát ra”.
Từ khái niệm trên đã thống nhất những vấn đề cơ bản về kinh tế nông
hộ đó là:
– Kinh tế nông hộ là đơn vị hoạt động của xã hội, làm cơ sở cho phân
tích kinh tế.
– Các nguồn lực cùng đƣợc góp vào thành nguồn vốn chung của mọi
thành viên trong gia đình, cùng chung ngân sách, sống chung dƣới một mái
nhà.
Vai trò của kinh tế nông hộ trong phát triển kinh tế – xã hội
– Cung cấp lƣơng thực thực phẩm, đảm bảo an ninh lƣơng thực cho
quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế.
– Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
– Sản xuất ra những mặt hàng xuất khẩu có giá trị, tăng nguồn thu
ngoại tệ cho nền kinh tế.
Hiện nay, kinh tế nông hộ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong chuyển
dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, giải quyết việc làm, góp phần xóa đói
7



giảm nghèo cho nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc. Đặc biệt làm cho nền kinh tế
phát triển sôi động và linh hoạt hơn, khai thác đƣợc nguồn lực còn tiềm ẩn
trong dân cƣ phục vụ cho chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.
2.1.3 Các rủi ro thƣờng gặp trong sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một lĩnh vực sản xuất mang nhiều rủi ro. Theo
Sciabarrasi (2010), có 5 loại rủi ro trong sản xuất nông nghiệp nhƣ sau:
Rủi ro sản xuất (Production Risks): Rủi ro sản xuất làm cho mức năng
suất hoặc sản lƣợng đầu ra thấp hơn dự đoán. Nguyên nhân chính của rủi ro
sản xuất là do điều kiện thời tiết khắc nghiệt (nhƣ hạn hán, đóng băng, hoặc
mƣa quá nhiều khi thu hoạch) hoặc là những thiệt hại do sâu bệnh. Để hạn chế
rủi ro này, ngƣời nông dân nên đa dạng hóa cây trồng và giống; mở rộng sản
xuất, trồng trọt trên đất dƣ thừa; áp dụng công nghệ tiên tiến trong quá trình
sản xuất ví dụ nhƣ hệ thống tƣới nhỏ giọt, hệ thống thoát nƣớc; duy trì trang
thiết bị và cơ sở sản xuất nông nghiệp trong tình trạng tốt nhất và cuối cùng là
thực hiện mua bảo hiểm nông nghiệp
Rủi ro về giá/marketing (Price/Marketing Risks): Rủi ro này ảnh hƣởng
đến thị trƣờng đầu ra của sản phẩm nông nghiệp hoặc giá nhận đƣợc cho sản
phẩm sẽ ít hơn dự kiến. Nguyên nhân làm cho giá thấp hơn do nguồn cung cấp
tăng hoặc nhu cầu tiêu dùng giảm; hoặc tiếp cận thị trƣờng giảm do quy mô
sản xuất của ngƣời nông dân nhỏ, lẻ. Để giảm thiểu rủi ro này, ngƣời nông dân
có thể tham gia hợp tác xã để tiếp thị và ổn định giá, đảm bảo thị trƣờng đầu
ra; mở rộng kênh bán sản phẩm nông nghiệp cho thƣơng lái và các xí nghiệp
sản xuất để tránh phụ thuộc vào một nguồn ra duy nhất. Xem xét vấn đề đầu ra
trƣớc khi gieo trồng và sản xuất.
Rủi ro tài chính (Financial Risks): Rủi ro này có nghĩa là khả năng có
đủ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu sản xuất thấp hơn dự kiến. Nguồn gốc rủi ro
tài chính thƣờng là kết quả của rủi ro sản xuất và rủi ro về giá/tiếp thị. Ngoài
ra, sự gia tăng chi phí đầu vào, tăng lãi suất, số tiền vay NH lớn, thiếu tiền mặt
hoặc tiền tiết kiệm và những thay đổi trong tỷ giá hối đoái tăng cũng có thể

gây ra rủi ro tài chính. Để giảm thiểu rủi ro tài chính cần phải kiểm soát chi
phí sản xuất, giảm thiểu chi tiêu không cần thiết; xem xét việc thuê máy móc
thiết bị thay vì mua, vay tiền từ các TCTD hỗ trợ ngƣời nông dân để đƣợc mức
lãi suất thấp trong dài hạn; kết hợp sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp
để tăng thu nhập; mua bảo hiểm doanh thu cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp

8


Rủi ro pháp lý và môi trƣờng (Legal and environmental risks): Rủi ro
pháp lý có thể xảy ra đối với ngƣời nông dân khi tiến hành ký hợp đồng, thỏa
thuận mua bán với thƣơng lái, xí nghiệp sản xuất. Rủi ro pháp lý cũng liên
quan đến trách nhiệm pháp lý về môi trƣờng và mối quan tâm về chất lƣợng
nƣớc, xói mòn và sử dụng thuốc trừ sâu. Để giảm thiểu rủi ro, ngƣời nông dân
cần xem xét kỹ các điều khoản trong hợp đồng trƣớc khi ký kết và cần có
những kiến thức cơ bản về pháp luật. Bên cạnh đó, ngƣời nông dân cũng nên
áp dụng các phƣơng thức sản xuất “sạch”, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.
Rủi ro quản lý nguồn nhân lực (Human resource management risks):
Rủi ro này liên quan đến các cá nhân và các mối quan hệ của họ với nhau ví
dụ nhƣ gia đình; ngƣời chủ và ngƣời làm công. Rủi ro có thể xảy ra khi ngƣời
chủ sản xuất, ngƣời làm công, hoặc thành viên trong gia đình ly hôn, chết,
khuyết tật. Rủi ro này cũng phát sinh do giao tiếp kém giữa những ngƣời cùng
tham gia sản xuất. Để giảm thiểu rủi ro này cần xem xét nguồn lao động thay
thế; có những chế độ ƣu đãi đối với ngƣời làm công, những thành viên trong
gia đình cần đƣợc đối xử một cách bình đẳng.
Từ những rủi ro trên ta thấy việc sản xuất nông nghiệp phải đối mặt với
rất nhiều khó khăn, ngoài bản thân ngƣời nông dân cần phải có kỹ thuật, quản
lý tốt trong khâu sản xuất và đầu ra thì rất cần thiết phải có một công cụ tài
chính giúp ổn định thu nhập. Vì thế tiết kiệm ra đời là một sự tất yếu, góp

phần to lớn giảm thiểu rủi ro, phát triển kinh tế.
2.1.4 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền tiết
kiệm của nông hộ
Vấn đề tiết kiệm của hộ gia đình đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu, đặc
biệt là các bài nghiên cứu liên quan đến vấn đề các yếu tố ảnh hƣởng đến
lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ. Theo các nhà nghiên cứu (nhƣ Chhoedup,
2013; Denizer et al, 2002; Issahaku, 2011; Kibet et al, 2009; Lƣu Đức Khải và
cộng sự, 2006; Rehman et al, 2010; Yang, 2012;…), có nhiều yếu tố ảnh
hƣởng đến lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ, bao gồm các yếu tố thuộc về chủ
hộ (là ngƣời có thẩm quyền cao nhất trong việc ra quyết định chung của hộ),
các yếu tố thuộc về đặc điểm chung của hộ và các yếu tố ngoại vi (nhƣ chính
sách của nhà nƣớc hay của các TCTD). Tuy nhiên, tùy theo tình hình thực tế
của từng địa phƣơng khác nhau mà các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền tiết
kiệm của nông hộ cũng khác nhau. Dựa vào kết quả của các nghiên cứu trên
cùng với khảo sát thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu, đề tài đề ra một số yếu tố
có khả năng ảnh hƣởng đến lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ để tiến hành
nghiên cứu.
9


Thu nhập của hộ gia đình (THUNHAP): là biến định lƣợng thể hiện
lƣợng tiền mà nông hộ thu đƣợc trong một năm từ tất cả các thành viên trong
gia đình và từ bất kỳ nguồn nào. Khả năng tiết kiệm phụ thuộc rất nhiều vào
thu nhập. Vì thế, thu nhập đƣợc coi là một trong các biến quan trọng nhất để
giải thích về tiết kiệm của hộ gia đình. Sự gia tăng thu nhập nâng cao khả năng
gia tăng các quỹ thặng dƣ của hộ gia đình. Nhƣ vậy, những hộ có thu nhập
càng cao thì số tiền nhàn rỗi đƣợc tạo ra càng nhiều, do đó họ thƣờng có xu
hƣớng tiết kiệm nhiều hơn để dự phòng hoặc sinh lời (Issahaku, 2011). Kết
quả của hầu hết các nghiên cứu (Chhoedup, 2013; Lƣu Đức Khải và cộng sự,
2006; Kibet et al, 2009;…) cũng khẳng định rằng thu nhập có tƣơng quan

thuận với lƣợng tiết kiệm.
Số ngƣời phụ thuộc (PHUTHUOC): là biến định lƣợng phản ánh số
ngƣời phụ thuộc trong hộ gia đình. Số ngƣời phụ thuộc là số thành viên trong
hộ ngoài tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động. Những ngƣời ngoài
tuổi lao động bao gồm những ngƣời từ dƣới 15 tuổi và trên 60 tuổi. Thông
thƣờng những hộ có nhiều ngƣời phụ thuộc sẽ có mức tiết kiệm thấp hơn so
với những hộ không có hoặc có ít ngƣời phụ thuộc. Vì một tỷ lệ phụ thuộc cao
là gánh nặng lớn về kinh tế, giáo dục (đối với các hộ có ngƣời phụ thuộc là
học sinh, sinh viên) và y tế (phần lớn thuộc về các hộ có ngƣời phụ thuộc cao
tuổi). Ngƣợc lại, những hộ không có hoặc có ít ngƣời phụ thuộc thì sẽ giảm
bớt những gánh nặng trên và có khả năng tiết kiệm cao hơn. Một số nghiên
cứu tiêu biểu của các tác giả nhƣ Chhoedup (2013), Kibet et al (2009) và
Reman et al (2010) nhận định rằng: Một tỷ lệ phụ thuộc có tác động tiêu cực
đến tiết kiệm, một tỷ lệ phụ thuộc cao có ý nghĩa là một gánh nặng lớn cho
tiêu dùng và do đó, càng có nhiều phân bổ ngân sách hộ gia đình theo hƣớng
chi tiêu nhiều sẽ càng dẫn đến hạn chế tiết kiệm.
Tuổi của chủ hộ (TUOI): tuổi đƣợc tính từ năm chủ hộ sinh ra đến năm
hiện hành. Theo đó, những ngƣời trẻ tuổi thƣờng có xu hƣớng mạo hiểm, kỳ
vọng sẽ đạt đƣợc lợi nhuận cao nên họ sẽ đem tiền đi đầu tƣ hơn là tiết kiệm.
Ngƣợc lại, những ngƣời lớn tuổi thƣờng có tâm lý ngại đầu tƣ và mạo hiểm
với số tiền nhàn rỗi mà họ tích lũy đƣợc. Vì vậy, họ thƣờng có xu hƣớng tiết
kiệm để phòng ngừa rủi ro (lập khoản dự phòng rủi ro, để dành cho tuổi già,
cho việc học của con cái và xây dựng tài sản). Ngoài ra, ngƣời trung niên
thƣờng có thu nhập cao và ổn định nên họ sẽ có xu hƣớng tiết kiệm cao hơn
ngƣời trẻ tuổi (Deaton, 2005).
Quy mô hộ gia đình (NHANKHAU): là biến định lƣợng thể hiện số
thành viên trong gia đình, bao gồm những ngƣời phụ thuộc và số lao động
10



trong gia đình. Quy mô hộ gia đình tăng tức là sự gia tăng của các thành viên
trong hộ gia đình. Gia đình càng có nhiều thành viên thì dẫn đến tăng ngân
sách, đồng thời giảm phúc lợi của hộ gia đình, do đó giảm tỷ lệ tiết kiệm.
Nghiên cứu của Chhoedup (2013) và Lƣu Đức Khải và cộng sự (2006) cũng
cho thấy quy mô hộ gia đình tƣơng quan nghịch với lƣợng tiền tiết kiệm.
Giới tính của chủ hộ (GIOITINH): là biến giả, nhận trị số là 1 khi chủ
hộ là nam giới và nhận trị số là 0 khi chủ hộ là nữ giới. Trong hoạt động tiết
kiệm, chủ hộ là nữ giới đƣợc kỳ vọng tiết kiệm nhiều hơn. Tƣơng tự nhƣ vậy,
nghiên cứu của Jianakoplos and Bernasek (1998) cho thấy rằng nam giới ít sợ
rủi ro hơn nữ giới, do đó họ có xu hƣớng đầu tƣ vào sản xuất, kinh doanh để
tăng thêm thu nhập cho gia đình. Đồng thời, nữ giới thích mua hàng hóa lâu
bền (đồ trang sức) hơn so với nam giới và do đó tiết kiệm nhiều hơn. Nghiên
cứu của Denizer et al (2002) và Njung’e (2011) cũng chỉ ra rằng chủ hộ là nữ
giới tiết kiệm cao hơn so với chủ hộ là nam giới.
Trình độ học vấn của chủ hộ (HOCVAN): là biến thể hiện trình độ học
vấn của chủ hộ. Biến này sẽ nhận giá trị từ 1 đến 12 theo trình tự các lớp học,
bằng 0 nếu chủ hộ không đi học và nhận các giá trị 13, 14, 15, 16 tƣơng ứng
với các cấp lần lƣợt là trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Chủ hộ có
trình độ cao sẽ dễ dàng tiếp cận với khoa học kỹ thuật, biết hạch toán hoạt
động kinh doanh, quản lý tiền để sản xuất hiệu quả hơn các hộ còn lại. Đồng
thời, trình độ cao cũng giúp chủ hộ dễ nắm bắt và tìm kiếm kênh tiết kiệm có
hiệu quả. Bên cạnh đó, ngƣời có trình độ học vấn tốt sẽ hiểu biết và đánh giá
cao những lợi ích của tiết kiệm và do đó họ tiết kiệm cao hơn cho mình
(Issahaku, 2011). Theo đó, Ghafoor et al (2010) cũng nhận định rằng một
ngƣời nông dân có trình độ cao thì có nhiều khả năng sử dụng các kênh khác
nhau cho tiết kiệm, do đó tiết kiệm cũng nhiều hơn.
Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Kibet et al (2009) thì trình độ
học vấn của chủ hộ tỷ lệ nghịch với tiết kiệm của hộ gia đình. Kết quả đƣợc
giải thích nhƣ sau: Những chủ hộ có trình độ học vấn cao nhận thức đƣợc tầm
quan trọng của giáo dục, do đó họ muốn chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục của

con mình và bản thân. Bằng cách này, họ chi tiêu nhiều hơn và tiết kiệm ít đi.
Cụ thể, các hộ gia đình phải chi tiêu cho giáo dục con cái của họ nhƣ các
khoản chi tiêu về sách vở, chi tiêu dùng hàng tháng, học phí, văn phòng
phẩm,… từ nguồn thu nhập của gia đình.
Nhƣ vậy, việc trình độ học vấn của chủ hộ có tác động đến lƣợng tiền
tiết kiệm của nông hộ hay không và nếu có tác động thì tác động nhƣ thế nào

11


cần phải đƣợc kiểm nghiệm. Tuy nhiên, theo mục tiêu của đề tài nghiên cứu
tác giả kỳ vọng trình độ học vấn có mối tƣơng quan thuận với tiết kiệm.
Diện tích đất của hộ gia đình (DIENTICH): là biến định lƣợng đo
lƣờng diện tích đất nông nghiệp thuộc quyền sở hữu của hộ. Kết quả cho thấy
các hộ gia đình có diện tích đất lớn có thể tiết kiệm nhiều hơn so với các hộ
gia đình có diện tích đất nhỏ. Vì ở khu vực nông thôn, hộ có diện tích đất lớn
có thể kiếm đƣợc nhiều tiền hơn so với những hộ có diện tích đất nhỏ vì sản
lƣợng nông sản hộ đƣợc tạo ra nhiều hơn (Rehman et al, 2010).
Rủi ro trong sản xuất nông nghiệp (RUIRO): cũng là một yếu tố làm
ảnh hƣởng đến tiết kiệm hộ gia đình. Tiết kiệm là cách giúp các hộ ứng phó
với những rủi ro dự báo đƣợc và rủi ro không dự báo đƣợc trong tƣơng lai. Vì
thế, các hộ gia đình gặp rủi ro ở năm trƣớc, năm sau sẽ có xu hƣớng tiết kiệm
nhiều hơn và ít có khả năng tiết kiệm ở thời điểm đó (Lƣu Đức Khải và cộng
sự, 2006).
Ngoài những yếu tố trên, dựa vào đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu đề tài
còn đề xuất thêm một số biến có khả năng ảnh hƣởng đến kết quả nghiên cứu.
Nghề nghiệp của nông hộ (NGHENGHIEP) đây là biến giả, nhận trị số
là 1 nếu nông hộ có thực hiện các hoạt động ngoài sản xuất nông nghiệp và
ngƣợc lại nhận trị số là 0 nếu nông hộ chỉ tham gia sản xuất nông nghiệp.
Ngoài sản xuất nông nghiệp, những hộ có kinh doanh, buôn bán hay có các

thành viên có các nghề nghiệp khác nhƣ công nhân, viên chức,… họ thƣờng
có thêm nguồn thu nhập khác. Bên cạnh đó, những nguồn thu nhập này thƣờng
khá cao và ổn định hơn những hộ chỉ tham gia sản xuất nông nghiệp. Vì vậy,
số tiền nhàn rỗi họ tạo ra nhiều, trong lúc số tiền nhàn rỗi chƣa đƣợc sử dụng
thì các hộ này thƣờng có xu hƣớng tiết kiệm.
Chi phí sản xuất nông nghiệp (CHIPHISX): là biến định lƣợng dùng để
thể hiện tổng chi phí sản xuất trong một năm của nông hộ, bao gồm các khoản
đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp: chi phí đầu vào và chi phí đầu ra. Những hộ
càng có chi tiêu hợp lý thì giảm bớt chi tiêu cho sản suất, nâng cao năng suất
và góp phần tăng thêm thu nhập. Do đó, làm tăng số tiền nhàn rỗi và tăng
lƣợng tiền tiết kiệm.
2.1.5 Mô hình nghiên cứu
Dựa vào cơ sở lý thuyết trình bày về các biến ở trên, tác giả tiến hành
xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền tiết kiệm
của nông hộ nhƣ sau:

12


TIENTIETKIEM=  0+  1TUOI +  2GIOITINH +  3HOCVAN
+  4NGHENGHIEP+  5NHANKHAU+  6PHUTHUOC+  7THUNHAP
+  8CHIPHISX +  9DIENTICH+  10HOIDOANTHE +  11RUIRO + ui (*)
Bảng 2.1 Tổng hợp các biến độc lập và dấu kỳ vọng trong mô hình
STT Tên biến

Ý nghĩa

Dấu kỳ
vọng


1

TUOI

Tuổi của chủ hộ (tuổi)

+

2

GIOITINH

Giới tính của chủ hộ (1=Nam, 0=Nữ)



3

HOCVAN

Trình độ học vấn của chủ hộ nhận giá
trị từ 0 đến 16 (**)

+

4

NGHENGHIEP

Hộ có thêm nghề nghiệp khác ngoài

sản xuất nông nghiệp (1), ngƣợc lại (0)

+

5

NHANKHAU

Số thành viên trong gia đình (ngƣời)



6

PHUTHUOC

Số ngƣời phụ thuộc trong gia đình
(ngƣời)



7

THUNHAP

8

CHIPHISX

Chi phí sản xuất trong năm của hộ

(triệu đồng/năm)



9

DIENTICH

Diện tích đất nông nghiệp của hộ
(1.000 m2)

+

10

HOIDOANTHE

11

RUIRO

Thu nhập trong năm của hộ
(triệu đồng/năm)

Tham gia hội đoàn thể
(1=Có, 0=Không)
Hộ gặp rủi ro về về giá (1),
ngƣợc lại (0)

+


+


Nguồn: Tự tổng hợp từ các nghiên cứu có liên quan
Ghi chú :
Dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc.
Dấu “–” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc.
(**) Học vấn nhận giá trị nếu tốt nghiệp phổ thông thì 13 – trung cấp chuyên
nghiệp ; 14 – cao đẳng ; 15 – đại học ; 16 – sau đại học và 0 – không đi học.

13


×