BÔ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
------------OUKEO XAYYASOUK
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TRONG
QUẢN LÝ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
TẠI CỬA KHẨU QUỐC TẾ VĂNG TÀU
TỈNH CHĂM PA SẮC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
BÔ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
------------OUKEO XAYYASOUK
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TRONG
QUẢN LÝ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
TẠI CỬA KHẨU QUỐC TẾ VĂNG TÀU
TỈNH CHĂM PA SẮC
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
MÃ SỐ: 60.34.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN HIẾN
TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Văn Hiến
Các thông tin, số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình khoa học này.
Tác giả luận văn
OUKEO XAYYASOUK
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. CP
:
Chính phủ
2. CHDCND
:
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
3. CTCP
:
Công ty cổ phần
4. ĐTNN
:
Đầu tƣ nƣớc ngoài
5. DN
:
Doanh nghiệp
6. KTSTQ
:
Kiểm tra sau thông quan
7. NSNN
:
Ngân sách nhà nƣớc
8. NN
:
Nhà nƣớc
9. NK
:
Nhập khẩu
10. NCKH
:
Nghiên cứu khoa học
11.QLNN
:
Quản lý nhà nƣớc
12.TCHQ
:
Tổ chức hải quan
13.XK
:
Xuất khẩu
14.XNK
:
Xuất nhập khẩu
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từ năm 2011 – 2013 .......................36
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tỉnh Chăm Pa Sắc từ 2010-2013 .............38
Bảng 2.3 Tỷ trọng của kinh tế trung ƣơng và kinh tế địa phƣơng trong kim ngạch
xuất khẩu của kinh tế quốc doanh từ 2010-2013 ......................................................39
Bảng 2.4 Tỷ trọng của kinh tế trong nƣớc và kinh tế có vốn ĐTNN trong kim ngạch
xuất khẩu tỉnh Chăm Pa Sắc từ 2010-2013 ...............................................................39
Bảng 2.5 Mặt hàng xuất khẩu chính tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn 2010-2013 ..........41
Bảng 2.6 Báo cáo tình hình thực hiện kiểm tra sau thông quan tại Hải quan cửa khẩu
quốc tế Văng Tàu tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn 2011-2013 ......................................44
Bảng 2.7 Báo cáo truy thu thuế tại Hải quan cửa khẩu Quốc tế Văng Tàu tỉnh Chăm
Pa Sắc giai đoạn 2011-2014 ......................................................................................48
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức phòng Hải quan cửa khẩu quốc tế Văng Tàu tỉnh
Chăm Pa Sắc .............................................................................................................35
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Trang
Lời cam đoan
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục hình
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................2
5. Tổng quan nghiên cứu của đề tài .........................................................................3
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................................4
7. Kết cấu của đề tài ................................................................................................5
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU
THÔNG QUAN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU ............................................6
1.1Những vấn đề chung về kiểm tra sau thông quan ..............................................6
1.1.1 Khái niệm....................................................................................................6
1.1.2 Mục đích, đối tƣợng, phạm vi của kiểm tra sau thông quan ......................7
1.2 Những vấn đề chung về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ......8
1.2.1 Khái niệm phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu .....................8
1.2.2 Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá ..............................................9
1.2.3 Hệ thống danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Lào ...........................9
1.2.4 Mã số hàng hóa .........................................................................................12
1.3Kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ................................14
1.3.1 Sự cần thiết của kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu ........14
1.3.2 Cơ sở pháp lý của kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. ....15
1.3.3. Nội dung kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. .................16
1.3.4 Quy trình kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu ..................27
1.3.5 Bài học kinh nghiệm của Hải quan các nƣớc ...........................................29
TÓM LƢỢC CHƢƠNG 1 ........................................................................................31
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KIỂM TRA SAU
THÔNG QUAN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI HẢI QUAN
CỬA KHẨU QUỐC TẾ VĂNG TÀU TỈNH CHĂM PA SẮC ...........................32
2.1 Giới thiệu chung về Hải quan cửa khẩu Quốc tế Văng Tàu tỉnh Chăm Pa Sắc ..
..........................................................................................................................32
2.1.1 Sự hình thành Hải quan cửa khẩu Quốc tế Văng Tàu tỉnh Chăm Pa Sắc .32
2.1.2 Cơ cẩu tổ chức của Hải quan cửa khẩu Quốc tế Văng Tàu tỉnh Chăm Pa
Sắc
.................................................................................................................32
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị Kiểm tra sau thông . quan–Hải quan tỉnh
Chăm Pa Sắc ......................................................................................................33
2.2 Thực trạng kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại Hải quan cửa
khẩu quốc tế Văng Tàu tỉnh Chăm Pa Sắc ............................................................36
2.2.1 Tổng kim ngạch hàng hoá XNK khai báo Hải quan trong 3 năm gần đây...
.................................................................................................................36
2.2.2 Thực trạng chung về công tác kiểm tra sau thông quan tại Hải quan cửa
khẩu quốc tế Văng Tàu tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn 2011-2013 ......................43
2.2.3 Thực trạng kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cửa
khẩu quốc tế Văng Tàu tỉnh Chăm Pa Sắc ............................................................48
2.2.4 Đánh giá thực trạng kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại
Hải quan cửa khẩu quốc tế Văng Tàu tỉnh Chăm Pa Sắc ..................................65
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TRA SAU THÔNG
QUAN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP, NHẬP KHẨU TẠI HẢI QUAN CỬA
KHẨU QUỐC TẾ VĂNG TÀU TỈNH CHĂM PA SẮC .....................................73
3.1 Mục tiêu và phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan hàng
hóa xuất nhập khẩu tại Hải quan cửa khẩu quốc tế Văng Tàu tỉnh Chăm Pa Sắc.73
3.1.1 Mục tiêu nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất nhập
khẩu tại Hải quan cửa khẩu quốc tế Văng Tàu tỉnh Chăm Pa Sắc. ...................73
3.1.2 Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất
nhập khẩu tại Hải quan cửa khẩu quốc tế Văng Tàu tỉnh Chăm Pa Sắc. ..........74
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất nhập
khẩu tại Hải quan cửa khẩu quốc tế Văng Tàu tỉnh Chăm Pa Sắc. .......................75
3.2.1 Hoàn thiện chế tài xử phạt đổi với doanh nghiệp vi phạm quy định về Hải
quan, về thuế. .....................................................................................................75
3.2.2 Nâng cao nhận thức cũng nhƣ trình độ chuyên môn cho công chức Hải
quan. .................................................................................................................75
3.2.3 Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu. ...76
3.2.4 Chú trọng đầu tƣ, tăng kinh phí cho công tác kiểm tra sau thông quan về
phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. .............................................77
3.2.5Tăng cƣờng sự phối kết hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành. ........78
3.3 Kiến nghị .........................................................................................................79
3.3.1 Đối với Nhà nƣớc .....................................................................................79
3.3.2 Đối với ngành Hải quan trung ƣơng Lào ..................................................81
3.4 Hạn chế của luận văn .......................................................................................82
TÓM LƢỢC CHƢƠNG 3 ........................................................................................83
KẾT LUẬN ..............................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................85
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Hiện nay, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào đang trong tiến trình hội nhập,
mở cửa nền kinh tế. Trong những năm gần đây, hoạt động xuất nhập khẩu luôn
đƣợc đẩy mạnh, nhất là từ khi CHDCND Lào có chính sách mở cửa. Cùng với đà
tăng trƣởng mạnh của nền kinh tế, hành vi trốn, lậu thuế và gian lận thuế cũng ngày
càng tinh vi, phức tạp. Một yêu cầu đặt ra cho cơ quan Hải quan là phải quản lý và
kiểm soát đƣợc tình hình xuất nhập khẩu, bảo đảm nguồn thu và chống thất thu cho
Ngân sách Nhà nƣớc; không những vậy mà còn phải bảo vệ cho nền kinh tế trong
nƣớc, bảo vệ môi trƣờng và ngƣời tiêu dùng. Hải quan không những phải đáp ứng
đƣợc yêu cầu của quản lý nhà nƣớc mà còn phải bảo đảm cho những nhu cầu hết
sức thiết thực của cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu - đó là thông quan
nhanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Một khía cạnh quan trọng trong việc kiểm soát Hải quan hàng hóa xuất nhập
khẩu đó là kiểm tra sau thông quan. Việc KTSTQ hàng hóa luôn là một trong những
khâu nghiệp vụ rất quan trọng của ngành Hải quan, góp phần thiết thực trong việc
thực hiện không chỉ chính sách thuế, mà còn chính sách mặt hàng, thống kê và đàm
phán thƣơng mại. Thế nhƣng việc KTSTQ hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay tại
Lào còn nhiều khó khăn bất cập, đối với lƣợng hàng hóa ngày một đa dạng, phong
phú thì việc áp KTSTQ hàng hóa không chỉ là khó cho doanh nghiệp mà còn gây
không ít khó khăn cho chính công chức Hải quan. Cũng chính vì đây là một lĩnh
vực phức tạp nên cũng chứa nhiều rủi ro, không ít doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của
các quy định về mã hàng của Lào để gian lận thuế. Và trong tổng số thuế thất thu
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thì thất thu do sai sót của bộ phận KTSTQ chiếm
một tỉ trọng khá lớn.
Đáp ứng đòi hỏi từ thực tế, việc thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với
hàng hóa xuất nhập khẩu hơn bao giờ hết trở nên vô cùng quan trọng. Xuất phát từ
những ƣu điểm của hậu kiểm mang lại, để làm sao quản lý đƣợc tốt nhất tình hình
1
xuất nhập khẩu, chống thất thu ngân sách, bảo vệ đƣợc thị trƣờng trong nƣớc nhƣng
vẫn đảm bảo thuận lợi tối đa cho hoạt động ngoại thƣơng.
Qua quá trình học tập nghiên cứu, và thực tập tại Hải quan cửa khẩu quốc tế
Văng Tàu tỉnh Chăm Pa Sắc, tác giả chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác
kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại Hải quan cửa khẩu quốc
tế Văng Tàu tỉnh Chăm Pa Sắc”, làm luận văn của mình, mong muốn đƣa ra một
số ý kiến đóng góp nhỏ của tác giả về KTSTQ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra những giải pháp, kiến nghị nhằm
hoàn thiện việc kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu để tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh và
bảo đảm yêu cầu quản lý đồng thời mục tiêu của giải pháp hoàn thiện và thời gian
áp dụng đến năm 2020 và tầm nhìn 2025.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu rất đa dạng và đƣợc chia
thành nhiều loại, trong đó thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu (thủ
tục Hải quan) đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên và ảnh hƣởng trực tiếp đến
hiệu quả quản lý nhà nƣớc về Hải quan. Đây đƣợc coi là công việc xƣơng sống của
ngành Hải quan hiện nay. Trong phạm vi đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu những
cải thiện kiểm tra sau thông quan hiện nay nhằm tìm ra những mặt tích cực, hạn chế
và đề xuất các giải pháp tƣơng ứng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích
Đề tài có sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, phân tích nhằm hệ thống hóa một
cách cơ bản các thủ tục hành chính cơ bản, cốt lõi của ngành Hải quan. Đó là các
thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên
giới. Qua đó, đƣa ra các nhận định về hiện trạng thủ tục hành chính hiện hành nhằm
phát hiện các ƣu, nhƣợc điểm và đề xuất các biện pháp khắc phục.
- Phƣơng pháp so sánh dùng để phân biệt các đối tƣợng nghiên cứu trong đề
2
tài để từ đó có cách hiểu thống nhất đối với vấn đề đƣa ra.
5. Tổng quan nghiên cứu của đề tài
5.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
Hiện nay, việc cải cách thủ tục hành chính đƣợc triển khai ở nhiều nƣớc trên
thế giới đặc biệt trong lĩnh vực Hải quan bởi đây là một lĩnh vực liên quan trực tiếp
đến tạo thuận lợi thƣơng mại, thu hút đầu tƣ và làm tăng khả năng cạnh tranh của
mỗi quốc gia khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Các nghiên cứu của thế giới liên quan đến cải cách thủ tục Hải quan hiện nay
có thể kể tới các tài liệu nhƣ: Cải cách thủ tục xuất nhập khẩu hƣớng dẫn cho đối
tƣợng thực thi (9/2008) của Ngân hàng thế giới, Sổ tay hiện đại hóa Hải quan
(2007); Kinh nghiệm cải cách thủ tục Hải quan của các nƣớc ASEAN (2009)...
Tiếp nữa, một số công trình khoa học nhƣ: Những biện pháp cải cách và hiện
đại hóa công tác quản lý hành chính Hải quan Việt Nam giai đoạn 2001-2006. Trần
Đình Thọ - Luận văn Thạc sỹ 2001; Một số giải pháp ứng dụng tin học vào quản lý
hành chính ngành Hải quan giai đoạn 2002-2005. Nguyễn Hồng Sơn - Luận văn
Thạc sỹ 2002; Kiểm toán Hải quan - Công cụ chống gian lận thƣơng mại. Mai Thị
Hoàng Minh - Công trình NCKH 2005
5.2.Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Các nghiên cứu trong nƣớc đối với cải cách thủ tục hành chính nói chung và
đối với thủ tục Hải quan nói riêng trong thời gian qua khá nhiều. Bởi đây là một vấn
đề mang tính thời sự, là đòi hỏi đặt ra trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đƣợc
Nhà nƣớc Lào coi là một trong những khâu đột phá của cải cách nền hành chính
quốc gia.
Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài "Cải cách thủ tục hành chính
trong ngành Hải quan hiện nay" bao gồm: Hoàn thiện thủ tục Hải quan trong giai
đoạn hiện nay (2006); Báo cáo chẩn đoán của chuyên gia Dự án hiện đại Hải quan
(2005), Báo cáo đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính của Việt Nam: Tối đa hiệu
quả từ cải cách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế (2007) của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ; Thủ tục hành chính về xuất
3
nhập khẩu hàng hóa theo Luật Hải quan, những điểm tích cực và hạn chế (2007)...
Tuy nhiên những nghiên cứu, tƣ liệu này chỉ mới nêu ra một số ý tƣởng,
chƣa nghiên cứu tập trung hoặc chỉ đƣa ra mô hình cải cách của một số quốc gia có
một số điều kiện chƣa thực sự phù hợp với thực tiễn nhƣ Lào. Chính vì vậy, những
thông tin trong đề tài này là thông tin đƣợc cập nhật mới đến thời điểm nghiên cứu.
Đó là kết quả nghiên cứu, tổng hợp, phân tích từ nhiều nguồn thông tin, tƣ liệu khác
nhau, mang tính khoa học và chính xác cao.
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về kiểm tra sau thông
quan hàng hóa xuất nhập khẩu, những quy định của chuẩn mực quốc tế có liên
quan, đánh giá tình hình quản lý nhà nƣớc về Hải quan ở CHDCND Lào trong thời
gian qua, dự đoán những xu hƣớng vận động liên quan ở CHDCND Lào trong thời
gian tới từ đó đề ra những giải pháp mang tính đồng bộ, lâu dài cho hoạt động cải
cách thủ tục Hải quan ở Lào nói chung và Hải quan cửa khẩu quốc tế Văng Tàu tỉnh
Chăm Pa Sắc nói riêng trong thời gian tới đáp ứng đƣợc xu thế phát triển trong điều
kiện hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động Hải quan, từng bƣớc tiếp cận
với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, quy trình thủ tục Hải quan đƣợc cải tiến
theo hƣớng đơn giản, hài hoà, minh bạch, tạo lập cơ sở pháp lý để Hải quan cửa
khẩu quốc tế Văng Tàu tỉnh Chăm Pa Sắc triển khai áp dụng nhiều quy định mới về
quản lý Hải quan hiện đại, đặc biệt là triển khai thủ tục Hải quan điện tử.
- Đổi mới phƣơng pháp quản lý Hải quan từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Thủ
tục Hải quan đã cơ bản đƣợc thực hiện đơn giản, hài hoà dựa trên phƣơng pháp
quản lý rủi ro và áp dụng công nghệ thông tin song song với việc đẩy mạnh áp dụng
kiểm tra sau thông quan. Các quy trình thủ tục Hải quan đã rõ ràng, hiệu quả, phân
định đƣợc trách nhiệm của từng khâu nghiệp vụ, từng công chức thực hiện;
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng, nâng cấp nhiều
chƣơng trình công nghệ thông tin ứng dụng phục vụ cho triển khai Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Hải quan và Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa
4
đổi, Luật Quản lý thuế... và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Nâng cao hiệu quả công tác thống kê Nhà nƣớc về Hải quan, giúp các
Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có đƣợc những số liệu chính xác về
tình hình kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính xác thực trong việc điều hành vĩ mô nền
kinh tế.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ công chức Hải
quan cửa khẩu quốc tế Văng Tàu tỉnh Chăm Pa Sắc để đáp ứng yêu cầu quản lý Hải
quan hiện đại dựa trên mô hình hiện đại.
7. Kết cấu của đề tài
Nội dung đề tài bao gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động kiểm tra sau thông quan hàng hóa
xuất nhập khẩu.
Chương 2: Thực trạng tình hình thực hiện kiểm tra sau thông quan hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu tại Hải quan cửa khẩu quốc tế Văng Tàu tỉnh Chăm Pa Sắc.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan về hàng
hóa xuẩt khẩu, nhập khẩu tại Hải quan cửa khẩu quốc tế Văng Tàu tỉnh Chăm Pa
Sắc.
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA
SAU THÔNG QUAN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
1.1 Những vấn đề chung về kiểm tra sau thông quan
1.1.1 Khái niệm
Kiểm tra sau thông quan là một khâu nghiệp vụ của cơ quan Hải quan nhằm
kiểm tra tính chính xác của các thông tin khai báo về hàng hóa xuất nhập khẩu của
chủ hàng, nhờ đó giảm thiếu đển mức nhỏ nhất những rủi ro trong quản lý Nhà
nƣớc về Hải quan, cũng nhƣ rủi ro về gian lận thuế, thất thu ngân sách và các rủi ro
khác ảnh hƣởng đển nền kinh tế - xã hội của quốc gia.
Kiểm tra sau thông quan đƣợc thực hiện đối với những hàng hóa đã đƣợc
thông quan, trong một phạm vi thời gian và không gian lớn hơn so với kiểm tra
trong thông quan, nhờ đó có thể kiểm tra một cách toàn diện hơn, tỉ mỉ và kĩ càng
hơn. Nhờ vậy cho phép rút ngắn thời gian kiểm tra trong thông quan, đáp ứng nhu
cầu giải phóng hàng nhanh, và đảm bảo việc áp dụng quản lý rủi ro.
Qua kiểm tra tổng hợp đánh giá đƣợc tình hình tuân thủ pháp luật của doanh
nghiệp, tù' đó có sự ƣu tiên trong quản lý đối với hàng hóa đối với những doanh
nghiệp chấp hành tốt pháp luật, áp dụng các biện pháp xử lý, răn đe đối với những
doanh nghiệp chƣa chấp hành, hoặc chấp hành chƣa tốt. Từ đó tạo nên một môi
trƣờng xuất nhập khẩu lành mạnh và bền vững.
Trên thế giới thì kiểm tra sau thông quan đƣợc biết đển với thuật ngữ Kiểm
tra trên cơ sở kiểm toán {Audit-based control). Khái niệm kiểm tra trêncơ sở kiểm
toán đƣợc Tổ chức Hải quan thế giới đƣa ra và đƣợc áp dụngrộng rãi ở các nƣớc
trên thế giới, khái niệm này đƣợc nêu trong công ƣớcKyoto sửa đổi năm 1999 nhƣ
sau: “Kiểm tra trên cơ sở kiểm toán” là cácbiện pháp do cơ quan Hải quan tiến
hành để kiểm tra sự chuẩn xác và trung thực của các tờ khai thông qua việc kiểm tra
các sổ sách, hệ thống kinh doanh hay các số liệu thƣơng mại có liên quan do bên
hữu quan đang quản lý.
6
Khái niệm kiểm tra sau thông quan ở CHDCND Lào cũng thống nhất với
Công ƣớc Kyoto và đƣợc nêu trong Luật Hải quan Lào 2008. Theo đó Kiểm tra sau
thông quan đƣợc hiểu là hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan nhằm thẩm định
tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ mà chủ hàng, ngƣời đƣợc chủ
hàng uý quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu đã khai, nộp, xuất
trình với cơ quan Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã đƣợc thông
quan; thẩm định việc tuân thủ pháp luật trong quá trình làm thủ tục Hải quan đối với
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
1.1.2 Mục đích, đối tƣợng, phạm vi của kiểm tra sau thông quan
Kiểm tra sau thông quan có 3 mục đích chính đó là xác định mức độ chính
xác, trung thực của việc kê khai về hàng hóa; xác định mức độ chính xác của việc tự
tính và nộp thuế; và xác định mức độ chấp hành pháp luật của doanh nghiệp. Thông
qua đó phát hiện ra những sai sót hoặc gian lận trong việc khai báo của chủ hàng,
làm cơ sở cho việc truy thu, truy hoàn thuế và xử lý vi phạm pháp luật.
Từ việc xác định đƣợc các nội dung trên, Hải quan xác định mức độ ƣu tiên
trong quản lý của Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh
nghiệp; làm cơ sở cho việc quản lý rủi ro.
Nhƣ vậy hai mục đích đầu tiên của kiểm tra sau thông quan thống nhất với
kiểm tra trong quá trình thông quan, tuy nhiên kiểm tra sau thông quan làm đirợc
một điều mà khẩu thông quan không làm đƣợc đó là hệ thống đƣợc tình hình chấp
hành pháp luật của toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp. Vì kiểm tra sau thông quan
không chỉ giới hạn kiểm tra đối với doanh nghiệp trực tiếp thực hiện hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa, mà còn đirợc phép kiểm tra bất kỳ tổ chức, cá nhân nào
liên quan tới việc xuất nhập khẩuhàng hóa đó nhƣ ngân hàng, các tổ chức vận tải
hay tổ chức bảo hiểm,...Nhờ vậy sẽ phát hiện ra những gian lận mà khâu thông quan
đã bỏ sót.
Trong kiểm tra sau thông quan, đổi tƣợng chịu sự kiểm tra đó là chủ thế trực
tiểp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, thực hiện thủ tục Hải quan cho hàng hóa.
Đối tƣợng này bao gồm:
7
+ Ngƣời xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
+ Ngƣời đƣợc ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
+ Đại lý làm thủ tục Hải quan, DN Cung cấp dịch vụ bƣuchính,dịch vụ
chuyển phát nhanh.
+ Ngƣời đƣợc chủ hàng ủy quyền làm thủ tục Hải quan.
Khi tiến hành kiểm tra đối với các đối tƣợng này thì KTSTQ phải kiểm tra
thông quan các dữ liệu, tài liệuchứng từ, sổ sách liên quan tới hàng hóa đó, các tài
liệu này có thế ở trên giấy, cũng có thế ở dạng dữ liệu điện tử. Đây chính là đối
tƣợng kiểm tra sau thông quan. Cụ thế đối tƣợng kiểm tra sau thông quan bao gồm:
+ Hồ sơ Hải quan đang lƣu giữ tại doanh nghiệp và đơn vịHải quan làm thủ
tục Hải quan cho hàng hóa liên quan.
+ Chứng từ, tài liệu liên quan đển hàng hóa XNK đã đƣợc thôngquan do
doanh nghiệp lƣu giữ ở dạng giấy tờ hoặc dữ liệu điện tử.
+ Hàng hóa, nơi sản xuất nếu cần thiết và còn điều kiện.
Để đảm bảo cho việc kiểm tra sau thông quan đạt hiệu quả cao, và tránh
kiểm tra tràn lan lãng phí thì hoạt động kiểm tra phải đƣợc giới hạn trong phạm vi
nhất định. Cụ thể là kiểm tra sau thông quan đƣợc thực hiện trong các phạm vi sau:
+ Kiểm tra tất cả hoạt động XNK của 1 doanh nghiệp trong một giai đoạn
hoặc
+ Kiểm tra việc XNK 1 mặt hàng của 1 hoặc nhiều doanh nghiệp, trong một
giai đoạn hoặc
+ Kiểm tra 1 hoặc nhiều nội dung của 1 hoặc nhiều mặt hàng XK/NK, của 1
doanh nghiệp, trong 1 giai đoạn hoặc
+ Kiểm tra 1 hoặc nhiều loại hình XK, NK của 1 doanh nghiệp, trong 1 giai
đoạn
1.2 Những vấn đề chung về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1.2.1 Khái niệm phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là việc căn cứ vào tên gọi, mô tả về
tính chất, thành phần, cấu tạo, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác
8
của hàng hoá để xác định, sắp xếp hàng hoá vào một mã số nhất định theo Hệ thống
hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá, Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Lào
và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo thuật ngữ của Tổ chức Hải quan thế giới WCO thì áp mã hàng hóa hay
áp mã thuế hàng hóa (Tarriff classification of goods) là việc xác định dòng thuế
trong Danh mục biếu thuế mà theo đó một hàng hóa cụ thể đƣợc phân loại.
Việc phân loại, áp mã hàng hóa trong lĩnh vực Hải quan nhằm mục đích xác
định mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua hồ sơ Hải quan, qua thực tế
hàng hóa và các thông tin khác về hàng hóa; từ đó tìm đƣợc mức thuế suất thuế
nhập khẩu (xuất khẩu), thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa đó. Đối với
kiểm tra sau thông quan đây là một nghiệp vụ nhằm kiểm tra sự chuẩn xác trong
việc khai báo mã và thuế suất hàng hóa của chủ hàng.
Trong định nghĩa trên, có đề cập đển một số thuật ngữ: mã số hàng hóa; Hệ
thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá; Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Lào. Để hiểu đƣợc nội hàm của phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,
trƣớc hết cần tìm hiểu về các khái niệm đó.
1.2.2 Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá
Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa là bản danh mục hàng hóa do Tổ
chức Hải quan thế giới ban hành, bao gồm danh sách các nhóm hàng, phân nhóm
hàng cùng mã số tƣơng ứng của các nhóm, phân nhóm hàng đó. Hệ thống còn bao
gồm cả các chủ giải phần, chƣơng, nhóm, phân nhóm và các quy tắc giải thích cho
hệ thống, đƣợc ban hành kèm Công ƣớc Quốc tế về Hệ thống hài hoà mô tả và mã
hoáhàng hoá (International Convention on the Harmonized Commodity Description
anh Coding System) (Công ƣớc HS).
1.2.3 Hệ thống danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Lào
1.2.3.1 Quá trình hình thành
Để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thƣơng mại và theo đúng tinh thần hội
nhập thì CHDCND Lào cần phải có một danh mục hàng hóa XNK và Biểu thuế
XNK đạt đƣợc các tiêu chuấn quốc tế. Đặc biệt là thỏa mãn các chuẩn mực khoa
9
học của Biểu thuế quan hài hòa ASEAN để đảm bảo việc thực hiện AHTN và Nghị
định thƣ thực hiện AHTN.
Ngày 15/08/2008, ngành Hải quan Lào đã tổ chức Hội thảo danh mục Biếu
thuế hài hoà ASEAN với tinh thần xây dựng danh mục hàng hóa XNK Lào thỏa
mãn các tiêu chuấn của AHTN, trở thành danh mục thuế quan của một nƣớc thành
viên; là phƣơng tiện thu thuế và phân tích sổ liệu thống kê thƣơng mại Quốc tế; đàm
phán thƣơng mại; kiểm tra giám sát Hải quan. Hội thảo đã đƣa ra một chƣơng trình
công tác, sự phối hợp tích cực của các Bộ ngành, cơ quan chức năng của Chính phủ
trong quá trinh chuẩn bị, nghiên cứu xây dựng chính sách, đảm bảo các yếu tố cơ
bản, cần thiết cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Lào.
Theo đó, nhóm chuyên viên kỹ thuật hàng hóa của các Tổng công ty/Công ty
có trình độ chuyên môn về hàng hóa và nhóm chuyên viên về Danh mục Biểu thuế
(chuyên viên Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế) đã phối họp,
hiệu đính bản dịch AHTN.
Trƣớc đó năm 2005, Bộ trƣởng Bộ Tài Chính đã ban hành Danh mục hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu Lào Kèm theo Quyết định 95/2005/QĐ-BTC, dựa trên cơ
sở HS 2002; làm cơ sở xây dựng danh mục mặt hàng trong Biểu thuế xuất khẩu,
Biểu thuế nhập khẩu; thống kê Nhà nƣớc về xuất nhập khẩu và thực hiện chính sách
quản lý Nhà nƣớc đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
1.2.3.2 Cấu trúc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Lào
Danh mục gồm 2 phần tiếng Việt và tiếng Anh, với nội dung gồm 6 quy tắc
tống quát; các chủ giải phần, chƣơng, chú giải nhóm, phân nhóm ; 21 phần, 97
chƣơng (trong đó có 1244 nhóm hàng, 5225 phân nhóm hàng cấp độ 6 số, 10.681
phân nhóm 8 số):
Phần I: Động vật sống, các sản phẩm Từ động vật (gồm 5 chƣơng - từ
chƣơng 1 đển chƣơng 5)
Phần II: Các sản phẩm thực vật (gồm 9 chƣơng - từ chƣơng 6-14)
Phần III: Mỡ và dầu động vật hoặc thực vật và các sản phâm tách từ chúng;
mỡ ăn đƣợc đã chế biến; các loại sáp động vật hoặc thực vật (chƣơng 15)
10
Phần IV: Thực phẩm chế biến; đồ uống ; rƣợu mạnh và giấm ; thuốc lá và
các nguyên liệu thay thế thuốc lá đã chế biến (gồm 9 chƣơng - từ chƣơng 16-24)
Phần V: Khoáng sản (gồm 3 chƣơng - từ chƣơng 25-27)
Phần VI: Sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất hoặc các ngành công
nghiệp liên quan (gồm 11 chƣơng - từ chƣơng 28-38)
Phần VII: Plastic và các sản phẩm bâng plastic; cao su và các sản phẩm bằng
cao su (gồm 2 chƣơng - từ chƣơng 39-40)
Phần VIII: Da sống, da thuộc, da lông và các săn phẩm từ da; bộ đồ yên
cƣơng, hàng du lịch,... (gồm 3 chƣơng - từ chƣơng 41-43)
Phần IX: Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ, lie và các sản phẩm làm bằng lie
(chƣơng 45), các sản phẩm thủ công nghiệp làm từ các vật liệu tết, bện, các sản
phẩm làm bằng song, mây (chƣơng 46)
Phần X: Bột giấy từ gỗ (chƣơng 47); Giấy và các tông, các sản phẩm làm
bằng bột giấy hoặc bằng các tông (chƣơng 48); sách báo và các sản phấm khác của
ngành công nghiệp in (chƣơng 49)
Phần XI: Nguyên liệu dệt và sản phẩm dệt (gồm 14 chƣơng -từ chƣơng 5063)
Phần XII: Giày dép (chƣơng 64); mũ (chƣơng 65); ô, dù, ba toong
(chƣơng66); lông vũ và các sản phẩm bằng lông vũ,... (chƣơng 67)
Phần XIII: Sản phấm bằng đá, thạch cao, xi măng (chƣơng 68) ; Gốm, sứ
(chƣơng 69); thủy tinh (chƣơng 70)
Phần XIV: Ngọc trai, đá quý, kim loại quý,... (chƣơng 71)
Phần XV: Kim loại cơ bản và các sản phấm bằng kim loạicơbản(12chƣơng từ chƣơng 72-83)
Phần XVI: Máy và các trang thiết bị cơ khí (chƣơng 84 - gồm 85 nhóm
hàng); Máy điện, thiết bị điện,...(chƣơng 85 - gồm 48 nhóm hàng)
Phần XVII: Xe cộ, phƣơng tiện bay, tàu thuyền và các thiết bị vận tải liên
hợp (gồm 4 chƣơng - từ chƣơng 86-89)
Phần XVIII: Dụng cụ, thiết bị và máy quang học;đồng hồ; nhạc cụ, ...(gồm
11
3 chƣơng - chƣơng 90-92)
Phần XIX: Vũ khí và đạn (chƣơng 93)
Phần XX: Các mặt hàng khác gồm đồnội thất (chƣơng 94); đồchơi(chƣơng
95); các mặt hàng khác (chƣơng 96).
Phần XXI: Các tác phẩm nghệ thuật, đồ sƣu tầm, đồ cổ (chƣơng 97).
Trong mỗi chƣơng, ở phần đầu sẽ có chú giải phần, chƣơng; chú giải này xác
định phạm vi của từng phần, chƣơng và nhóm hàng. Các chú giải này bao gồm 4
loại: Chú giải loại trừ’ (loại trừ hàng hóa không thuộc vào phần, chƣơng, nhóm và
phân nhóm); chú giải định nghĩa (nêu lên khái niệm phạm vi của các từ, nhóm từ
hay các diễn đạt khác); chú giải định hƣớng (định hƣớng làm thế nào để phân loại
một hàng hóa cụ thể); chú giải bao trùm (bao trùm một danh sách hàng hóa điển
hình đƣợc phân loại vào một nhóm cụ thể).
DM đƣợc chia làm 3 cột: Mã hiệu hàng; mô tã hàng hóa; đơn vị tính.
Căn cứ vào Danh mục này, Bộ Tài Chính đã ban hành Biếu thuế nhập khẩu
ƣu đãi (ban hành kèm Quyết định 96/2007/QĐ-BTC); Biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi
đặc biệt (gồm có Danh mục hàng hóa và các mức thuế suất thuế nhập khẩu để thực
hiện Hiệp định CEPT/AFTA giai đoạn 2006-2013; Biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi đặc
biệt để thực hiện khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và
ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA)); Biểu thuế xuất khẩu (ban hành kèm Quyết định
96/2007/QĐ-BTC).
Nhƣ vậy trong danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu cũng nhƣ trong Biểu thuế
xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu, mỗi loại hàng hóa sẽ đƣợc phân vào một chƣơng,
nhóm, phân nhóm cụ thế và có một mã số nhất định. Vậy thì mã số hàng hóa là gì?
Trong Danh mục HS và trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Lào nó
đƣợc biểu hiện nhƣ thế nào?
1.2.4 Mã số hàng hóa
Mã số hàng hóa là dãy số dùng để phân biệt hàng hóa này với hàng hóa
khác, là con số duy nhất đặc trung cho hàng hóa. Mỗi loại hàng hóa đƣợc nhận diện
bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tƣơng ứng với một loại hàng hóa.
12
Trong danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, mỗi chƣơng đƣợc chi tiết
thành nhiều nhóm hàng, mỗi nhóm hàng đƣợc mã hóa bằng 4 chữ số. Khi đứng độc
lập thì giữa hai chữ số đó đƣợc ngăn các bằng dấu chấm:
Mỗi nhóm hàng đƣợc chi tiết thành các phân nhóm hàng, đƣợc mã hóa thành 6 chữ
số:
Nếu nhóm hàng không đƣợc chi tiết thành các phân nhóm thì 2 số bổ sung
đƣợc đại diện bằng 2 số 0, mã số HH có dạng: XXXX.00. Ví dụ: 4807.00 (Giấy và
các tông bồi (đƣợc làm bàng cách dán các lớp giấy phẳng hoặc các tông phẳng với
nhau bằng một lớp Keo dính), chƣa tráng hoặc tham tâm bề mặt, đã hoặc chƣa đƣợc
gia cố với nhau, ở dạng cuộc hoặc tờ).
Một nhóm có thể đƣợc chi tiết thành phân nhóm cấp 1 và phân nhóm cấp 2.
Phân nhóm cấp 1 có chữ số cuối cùng là số 0, và đƣợc kí hiệu bằng 1 gạch trong cột
mô tà nhóm mặt hàng (-). Ví dụ: mã 4811.10: Giấy và các tông đã quét hắc ín, chất
bi-tum hoặc nhựa đường. Trong trƣờng họp các phân nhóm cấp 1 đƣợc chia tiếp
thành các phân nhóm cấp 2 thì phân nhóm cấp 1 này không đƣợc đánh mã số mà
chỉ đƣợc kí hiệu bằng 1 gạch trong cột mô tả mặt hàng. Phân nhóm cấp 2 có chữ số
cuối cùng là 1,2,3,4,5,6,7,8,9 và đƣợc kí hiệu bằng 2 gạch (--) ở cột mô tả nhóm
13
mặt hàng. Ví dụ:8443.91: Bộ phận, phụ tùng của máy in sử dụng các bộ phân in
như bát chữ, trục lăn và các bộ phận in khách của nhóm 8442.
Trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Lào, mã số hàng hóa đƣợc
chi tiết đển 8 chữ số. Trong các phân nhóm 6 số thì có các phân nhóm cấp 1 (đƣợc
kí hiệu bằng 1 gạch (-)) và phân nhóm cấp 2 (kí hiệu bằng 2 gạch (--)). Nhiều phân
nhóm 6 số đƣợc chi tiết thành các phân nhóm 8 sổ. Các phân nhóm 8 sổ thuộc phân
nhóm 6 sổ cấp 1 (1 vạch) sẽ bắt đầu bằng cấp độ 2 vạch. Các phân nhóm 8 số thuộc
phân nhóm 6 số cấp 2 (2 vạch) sẽ bắt đầu cấp độ 3 vạch) (---). Ví dụ: 1302.19.40:
nhực và các chất chiết xuất thực vật từ hoa cúc hoặc rễ cây có chứa rotenone.
Và tùy theo mức độ chi tiết thì các phân nhóm 8 số sẽ đƣợc chia thành các
phân nhóm cụ thể hơn là 8 số 3 vạch (---); 8 số 4 vạch (----) và 8 số 5 vạch (-----).
Trƣờng hợp các phân nhóm 6 số không đƣợc chi tiết thành các phân nhóm
tiếp theo thì sẽ đƣợc mã hóa thêm 2 số 0 (00). Nếu các nhóm hàng không đƣợc chi
tiết thành các phân nhóm thì sẽ đƣợc mã hóa thêm 4 chữ số 0(00.00).
Nhƣ vậy, trong lĩnh vực Hải quan, phân loại hàng hóa đƣợc hiểu là một
nghiệp vụ thực hiện bằng cách đối chiếu lời khai, hồ sơ hàng hóa với thực tế hàng
hóa để sắp xếp một mặt hàng vào đúng Nhóm và Phân nhóm của Danh mục biếu
thuế theo các quy tắc của Công ƣớc HS và theo các quy định của hiện hành của
Lào.
Ứng với một hàng hóa, trong danh mục cũng nhƣ biếu thuế chỉ có một mã số
duy nhất cho hàng hóa đó, và ứng với mã số đó sẽ có một mức thuế suất nhất định.
Việc xác định mức thuế suất của hàng hóa thông qua mã hàng đƣợc gọi là áp mã
thuế cho hàng hóa.
1.3 Kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1.3.1 Sự cần thiết của kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
Với sự phát triển của thƣơng mại quốc tế và hội nhập hiện nay thì lƣu lƣợng
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là rất lớn. Để tối đa hóa lợi nhuận thì nhiều doanh
nghiệp không ngại áp dụng những biện pháp thủ đoạn để trốn thuế. Cùng với sự
phát triển của kỹ thuật công nghệ thì các thủ đoạn ngày đa dạng và rất tinh vi. Đối
14
với gian lận trong lĩnh vực mã số và thuế suất thƣờng có một số thủ đoạn chủ yếu
nhƣ:
+ Khai sai xuất xứ hàng hóa, để đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế
+ Khai sai công dụng, cấu tạo, chất lƣợng hàng hóa để đƣợc áp thuế suất thấp
+ Khai sai mục đích sử dụng để đƣợc hƣởng chính sách miễn thuế
+ Lợi dụng sơ hở hạn chế trong chính sách chế độ về thuế XK, NK
+ Lợi dụng những hạn chế trong hoạt động quản lý, giám sát, kiểm traHải
quan.
+ Lợi dụng quá trình cải tiến, đơn giản hóa thủ tục Hải quan, giảm tỉ lệ kiểm
tra thực tế hàng hóa, tạo điều kiện thông thoáng cho thƣơng mại rút ngắn thời gian
thông quan
+ Lợi dụng kỳ thuật hiện đại để làm giả chứng từ
Hậu quả của những gian lận này không những làm thất thu ngân sách Nhà
nƣớc, mà nó còn ảnh hƣởng tiêu cực đển nền quản lý vĩ mô, gây bất lợi cho nền sản
xuất nội địa, việc hàng nhập trốn thuế bán với giá rẻ gây mất cân bằng giá cả ảnh
hƣởng đển lƣu thông hàng hóa trong nƣớc;...
Mặt khác, yêu cầu phát triến thƣơng mại quốc tế lại là một đòi hỏi thiết thực,
việc tạo thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu là điều tất yếu, vậy thì áp lực
cho ngành Hải quan là làm sao kiểm soát đƣợc tốt việc nhập khẩu hàng hóa, phát
hiện kịp thời và ngăn chặn tối đa tình trạng gian lận thuế thông qua mã số và thuế
suất hàng hóa, tạo ra một môi trƣờng xuất nhập khẩu lành mạnh, bình đẳng, và
thuận lợi tối đa.
Đó là những đòi hỏi thúc bách từ thực tế, nếu chỉ thực hiện kiểm tra trong
thông quan không thể đáp ứng đƣợc, vì vậy việc kiểm tra sau thông quan hàng hóa
xuất nhập khẩu là hết sức cần thiết.
1.3.2 Cơ sở pháp lý của kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
+ Công ƣớc quốc tề về Đơn giản và Hài hòa thủ tục Hải quan (còn gọi là
công ƣớc Kyoto) 1974, sửa đổi năm 1999
+ Công ƣớc HS
15
+ Luật Hải quan số 36/2008/QH 09 ngày 05 tháng 12 năm 2008 (Điều 1
Khoản 18)
+ Nghị định 109/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính Phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám
sát Hải quan (Chƣơng VI)
+ Thông tƣ 81/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 7 năm 2009 của BTC hƣớng
dẫn về thủ tục Hải quan; kiểm tra, giám sát Hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (Chƣơng I, Chƣơng II
Phần VI)
+ Quyết định 1342/ỌĐ-TCHỌ ngày 11 tháng 9 năm 2009 của TCHQ ban
hành quy trinh KTSTỌ, kiểm tra thuế đối với hàng hóa XNK
+ Nghị định số 06/2005/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 22 tháng 01 năm 2005
quy định về việc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
+ Quyết định số 82/2005/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ngày 13 tháng 6 năm
2005 ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Lào
+ Thông tƣ số 85/2005/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 29 tháng 8 năm
2005 Hƣớng dẫn thực hiện việc phân loại hàng hoá theo Danh mục hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu và Biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi, Biểu thuế xuất khẩu
+ Quyết định số 106/2007/ỌĐ-BTC của BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 về
việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi
+ Quyết định số 107/2008/QĐ-BTC của BTC ngày 18 tháng 11 năm 2008 về
việc điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ƣu đãi đối với một số nhóm mặt hàng
trong biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi
1.3.3. Nội dung kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
Đối với kiểm tra sau thông quan nói chung, nội dung kiểm tra bao gồm:
kiểm tra tính đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ Hải quan; kiểm tra tính chính xác của
các căn cứ tính thuế, tính chính xác của việc khai các khoản thuế phải nộp, đƣợc
miễn, không thu, đƣợc hoàn; kiểm tra việc thực hiện các quy định khác của pháp
luật về thuế; kiểm tra việc thực hiện pháp luật về Hải quan.
16