BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN VĂN TUÂN
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
VINH, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA - 2017
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN VĂN TUÂN
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
VINH, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:
Kinh tế phát triển
Mã số:
60310105
Quyết định giao đề tài:
410/QĐ-ĐHNT ngày 28/4/2017
Quyết định thành lập hội đồng:
1275/QĐ-ĐHNT ngày 6/12/2017
Ngày bảo vệ:
19/12/2017
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Hồ Huy Tựu
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. Lê Chí Công
Phòng Đào tạo Sau Đại học:
KHÁNH HÒA - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp
đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Nha Trang, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Tuân
iii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường kết hợp với sự
nỗ lực cố gắng của bản thân. Đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành đến:
Quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Nha Trang đã truyền đạt kiến thức, nhiệt tình
giúp đỡ cho tôi trong 2 năm học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
nhất đến Thầy giáo, TS. Hồ Huy Tựu - người hướng dẫn khoa học - đã dành nhiều thời
gian quý báu để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo, Cán bộ cơ quan UBND Thành phố và các
hộ dân trên địa bàn Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn
thành đề tài luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện luận văn này.
Xin gửi lời chúc sức khỏe và chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Tuân
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iv
MỤC LỤC.................................................................................................................. v
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................. ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN......................................................................................... xi
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 3
1.5.1. Cách tiếp cận nghiên cứu .................................................................................. 3
1.5.2. Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu ............................................................. 4
1.6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu ........................................................................... 4
1.6.1. Về mặt khoa học ............................................................................................... 4
1.6.2. Về mặt thực tiễn................................................................................................ 5
1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN.............................................................................. 5
Tóm lược Chương 1:................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ.... 7
2.1. Các khái niệm ...................................................................................................... 7
2.1.1. Khái niệm về chất lượng cuộc sống................................................................... 7
v
2.1.2. Khái niệm về sự thỏa mãn với chất lượng cuộc sống......................................... 8
2.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan .................................................................. 10
2.2.1. Nghiên cứu trong nước.................................................................................... 10
2.2.2. Nghiên cứu ngoài nước ................................................................................... 12
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người dân.............................. 14
2.3.1. Thu nhập bình quân đầu người........................................................................ 14
2.3.2. Lương thực, dinh dưỡng.................................................................................. 15
2.3.3. Chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế.................................................................. 16
2.3.4. Giáo dục ......................................................................................................... 17
2.3.5. Đáp ứng nhu cầu nhà ở, điện, nước, đất đai canh tác ....................................... 17
2.3.6. Hưởng thụ đời sống tinh thần.......................................................................... 18
2.3.7. Môi trường sống ............................................................................................. 18
2.3.8. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường................................................................ 19
2.4. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 20
Tóm lược Chương 2.................................................................................................. 21
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 22
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ................ 22
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên thành phố Vinh.................................................................. 22
3.1.2. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội.................................................................... 24
3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 37
3.2.1. Các giả thuyết nghiên cứu................................................................................. 37
3.2.2. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 38
3.2.3. Nguồn số liệu sử dụng trong luận văn ............................................................. 38
3.2.4. Đo lường các biến số trong mô hình đề xuất ................................................... 39
3.2.5. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu................................................................. 42
3.2.6. Phương pháp xử lý dữ liệu thống kê................................................................ 42
Tóm lược Chương 3:................................................................................................. 45
vi
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 46
4.1. Đặc điểm của mẫu khảo sát................................................................................ 46
4.2. Kiểm định và đánh giá thang đo......................................................................... 47
4.2.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha.......................................................................... 47
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA).................................................................. 49
4.3. Phân tích hồi quy bội ......................................................................................... 53
4.3.1. Xem xét ma trận tương quan giữa các biến...................................................... 53
4.3.2 Kết quả phân tích hồi quy ................................................................................ 55
4.3.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ................................................................. 57
4.3.4. Kiểm định giả thuyết của mô hình................................................................... 61
4.4. Kiểm định tác động của biến giới tính, nhóm tuổi, thu nhập, trình độ đến sự hài lòng ...64
4.4.1. Biến giới tính .................................................................................................. 65
4.4.2.Biến độ tuổi ..................................................................................................... 66
4.4.3. Biến trình độ ................................................................................................... 67
4.4.4. Biến thu nhập .................................................................................................. 68
4.5.Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................. 69
4.5.1. Kết quả đạt được ............................................................................................. 69
4.5.2. Những hạn chế còn tồn tại............................................................................... 71
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................... 72
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 73
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 73
5.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Vinh – Nghệ An...74
5.2.1. Đối với thu nhập bình quân ............................................................................. 74
5.2.2. Đối với lương thực và dinh dưỡng .................................................................. 74
5.2.3. Đối với y tế sức khỏe ...................................................................................... 74
vii
5.2.4. Đối với giáo dục.............................................................................................. 76
5.2.5. Đối với nhà ở, điện nước................................................................................. 76
5.2.6. Đối với văn hóa tinh thần ................................................................................ 77
5.2.7. Đối với ô nhiễm môi trường............................................................................ 78
5.3. Kiến nghị với chính quyền, doanh nghiệp .......................................................... 78
5.3.1.Về nâng cao thu nhập....................................................................................... 78
5.3.2. Về lương thực và dinh dưỡng.......................................................................... 79
5.3.3. Về y tế, sức khỏe............................................................................................. 80
5.3.4. Về giáo dục - Đào tạo ..................................................................................... 80
5.3.5. Về nhà ở, điện, nước ....................................................................................... 81
5.3.6. Về văn hóa tinh thần ....................................................................................... 82
5.3.7. Về môi trường................................................................................................. 82
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai .................................... 83
5.4.1. Hạn chế của đề tài ........................................................................................... 83
5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 86
PHỤ LỤC
viii
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CLCS
Chất lượng cuộc sống
CN, XD
Công nghiệp, xây dựng
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CP
Chính phủ
ĐVT
Đơn vị tính
GD – YT - SK
Giáo dục – y tế - sức khỏe
HĐND
Hội đồng nhân dân
KT-XH
Kinh tế - Xã hội
TP
Thành phố
THPT
Trung học phổ thông
UBND
Ủy ban nhân dân
VP – TK
Văn phòng - Thống kê
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tỷ suất sinh thô thành phố Vinh qua các năm ............................................ 25
Bảng 3.2. Tỉ suất tử thô thành phố Vinh theo nội thành và ngoại thành..................... 25
Bảng 3.3. Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên của thành phố qua các năm...................... 26
Bảng 3.4. Định nghĩa các biến trong mô hình nghiên cứu .......................................... 37
Bảng 3.5. Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 38
Bảng 3.6. Đo lường các biến số trong mô hình đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống người dân tại thành phố................................................................... 39
Bảng 4.1. Đặc điểm mẫu điều tra, khảo sát ............................................................... 46
Bảng 4.2. Bảng tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha ..................................................... 47
Bảng 4.3. Bảng tổng hợp kết quả phân tích EFA thang đo chất lượng cuộc sống ....... 49
Bảng 4.4. Đặt tên biến ............................................................................................... 53
Bảng 4.5. Ma trận hệ số tương quan........................................................................... 54
Bảng 4.6. Bảng tóm tắt mô hình................................................................................. 55
Bảng 4.7. Bảng ANOVA ........................................................................................... 55
Bảng 4.8. Bảng trọng số hồi quy................................................................................ 56
Bảng 4.9. Bảng tóm tắt mô hình................................................................................. 57
Bảng 4.10: Tổng hợp xu hướng tác động của các nhân tố đến Chất lượng cuộc sống
người dân (từ kết quả mô hình).................................................................................. 62
Bảng 4.11. Mã hóa biến giới tính............................................................................... 64
Bảng 4.12. Mã hóa biến độ tuổi ................................................................................. 64
Bảng 4.13. Mã hóa biến thu nhập............................................................................... 64
Bảng 4.14. Mã hóa biến trình độ................................................................................ 65
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định T-test đối với biến giới tính........................................ 65
Bảng 4.16: Kết quả Kiểm định trung bình 2 mẫu độc lập so sánh mức độ hài lòng theo
giới tính ..................................................................................................................... 65
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định Anova-test đối với biến độ tuổi .................................. 66
Bảng 4.18: Kết quả Kiểm định trung bình 2 mẫu độc lập so sánh mức độ hài lòng theo
độ tuổi ....................................................................................................................... 66
Bảng 4.19: Bảng thống kê mô tả sự hài lòng chung về cuộc sống theo trình độ.......... 67
Bảng 4.20: Kết quả One – Way ANOVA so sánh mức độ hài lòng theo trình độ ....... 67
Bảng 4.21: Bảng thống kê mô tả sự hài lòng chung theo thu nhập ............................. 68
Bảng 4.22: Kết quả One–Way ANOVA so sánh mức độ hài lòng theo thu nhập........ 68
x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam luôn coi vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống là mục tiêu xuyên
suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nâng cao chất lượng cuộc
sống là một vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc cần giải quyết để tiếp tục đổi mới và phát
triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là nhân tố có ý nghĩa chính
trị - kinh tế - xã hội hàng đầu để đi đến mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng văn minh;
Thành phố Vinh với diện tích 104,96 km², dân số: 680.000 người (2016), nhằm
thực hiện đề án "Phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá vùng
Bắc Trung Bộ" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ nay đến năm 2020, thành
phố Vinh sẽ mở rộng địa giới hành chính để có diện tích 250 km² với dân số dự kiến là
800.000 - 1.000.000 người. Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần
thứ II, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế, văn
hoá-xã hội đến năm 2020 như sau: “Tập trung làm tốt công tác quy hoạch và quản lý
quy hoạch. Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế đúng hướng. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm. Tích
cực triển khai các giải pháp để thu hút đầu tư. Đảm bảo vệ sinh môi trường và quản lý
trật tự đô thị đi vào nề nếp. Đẩy mạnh công tác xây dựng ngoại thành mới, xây dựng
trường chuẩn quốc gia. Thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội và cải thiện đời sống
nhân dân. Đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững. Bảo đảm an ninh
chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cải
cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí”.
Từ những lý do trên, để có cơ sở tham mưu, đề xuất cho cấp ủy đảng, chính
quyền phường tập trung vào các giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt chương trình mục
tiêu quốc gia là nâng cao chất lượng đời sống dân cư, tác giả quyết định chọn nghiên
cứu đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người dân trên
địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu
nhiên có điều kiện thu thập số liệu sơ cấp.
xi
Phương pháp chuyên khảo, phương pháp thống kê kinh tế gồm thống kê mô tả,
so sánh, phân tổ thống kê; phương pháp toán kinh tế kiểm định giả thuyết thống kê,
phân tích nhân tố và phân tích hồi quy
3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến chất lượng đời sống dân cư.
Đánh giá thực trạng chất lượng đời sống người dân trên địa bàn TP Vinh – tỉnh Nghệ An
hiện nay và phân tích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đời sống người
dân trên địa bàn thành phố. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời
sống dân cư đáp ứng mục tiêu: dân giàu – nước mạnh, xã hội công bằng – dân chủ văn minh.
Từ khóa: Phân tích, nhân tố ảnh hưởng, chất lượng cuộc sống, người dân,
Thành Phố Vinh, Tỉnh Nghệ An.
xii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chất lượng cuộc sống là một trong những vấn đề có tính chất toàn cầu. Đối với
các nước chậm và đang phát triển, chất lượng cuộc sống của dân cư đang là một trong
những vấn đề then chốt đòi hỏi các Chính phủ cần có những biện pháp có hiệu quả để
cải thiện tình hình, trước hết ở các khu vực nông thôn. Song, điểm chung nhất của các
quốc gia là nhằm nâng cao hiện trạng này, mỗi nước đều hình thành một chương nâng
cao chất lượng cuộc sống dân cư với các hình thức và giải pháp đa dạng khác nhau
(Bùi Huy Hải Bích, 2014).
Việt Nam luôn coi vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống là mục tiêu xuyên
suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nâng cao chất lượng cuộc
sống là một vấn đề kinh tế-xã hội bức xúc cần giải quyết để tiếp tục đổi mới và phát
triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là nhân tố có ý nghĩa chính
trị-kinh tế-xã hội hàng đầu để đi đến mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng
văn minh (Ngô Thanh Huệ, 2013). Do đó trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta
đã chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia xóa đói, giảm nghèo, lồng ghép các
chương trình, dự án kinh tế-xã hội gắn với chương trình nâng cao chất lượng cuộc
sống; đề ra nhiều chính sách để hỗ trợ cho hộ nghèo ở các vùng, miền trên cả nước cải
thiện điều kiện sống và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như chính sách phát triển
sản xuất, đất sản xuất; chính sách tín dụng ưu đãi; chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y
tế; giáo dục và đào tạo; nhà ở; nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin; chất lượng
cuộc sống nâng cao gắn với an ninh quốc phòng...Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII, quan điểm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 đã
xác định: “Nhà nước sử dụng thể chế, các nguồn lực, công cụ điều tiết chính sách phân
phối và phân phối lại để phát triển văn hoá, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã
hội; bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cải thiện đời sống mọi mặt của nhân dân. Thực
hiện chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều, bảo đảm mức tối thiểu về thu
nhập và các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch,
thông tin”.
Thành phố Vinh với diện tích 104,96 km², dân số: 680.000 người (2016), nhằm
thực hiện đề án "Phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá vùng
Bắc Trung Bộ" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ nay đến năm 2020, thành
1
phố Vinh sẽ mở rộng địa giới hành chính để có diện tích 250 km² với dân số dự kiến là
800.000 - 1.000.000 người. Sau khi mở rộng, diện tích của thành phố Vinh sẽ bao gồm
thành phố Vinh hiện nay và toàn bộ diện tích thị xã Cửa Lò, phần phía Nam
huyện Nghi Lộc, phía Bắc huyện Hưng Nguyên. Địa hình Thành phố Vinh được kiến
tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù sa sông Lam và phù sa của biển Đông. Sau này
sông Lam đổi dòng chảy về mạn Rú Rum, thì miền đất này còn nhiều chỗ trũng và
được phù sa bồi lấp dần. Địa hình bằng phằng và cao ráo nhưng không đơn điệu, có
núi Dũng Quyết hùng vĩ và dòng sông Lam thơ mộng bao quanh, tạo nên cảnh quan
thiên nhiên của thành phố rất hài hòa và khoáng đạt.
Thực tế, thành phố Vinh là một thành phố phát triển năng động của khu vực
Bắc miền Trung, đây là một trung tâm về kinh tế, chính trị, xã hội và cả y tế của ba
tỉnh Thanh Hóa – Nghệ An - Hà Tĩnh. Người dân nơi đây có cuộc sống ngày càng
được cải thiện đáng kể. Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTSTQ Việt Nam Nguyễn
Thiện Nhân đánh giá cao những thành tựu nổi bật về kinh tế xã hội mà nhân dân thành
phố Vinh đã đạt được trong năm 2016. Cụ thể, kinh tế có mức tăng trưởng khá, hoàn
thành 25/27 chỉ tiêu kế hoạch năm 2016; nông nghiệp giữ được ổn định và đạt mức
tăng trưởng; công nghiệp có sự phục hồi trở lại; an sinh xã hội được đảm bảo... Tuy
nhiên, kèm theo đó là tệ nạn xã hội cũng không ngừng gia tăng, nhất là các tệ nạn về
mại dâm, ma túy và cướp giật. Các cơ quan, lực lượng chức năng ra sức giám sát, ngăn
chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tạo ra một môi trường đầu tư tốt hơn, xây dựng
thành phố Vinh thông minh, hiện đại, an toàn. Tất các các yếu tố này đặt ra vấn đề cần
phải có một nghiên cứu cụ thể về chất lượng cuộc sống của người dân tại thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An.
Từ những lý do trên, để có cơ sở tham mưu, đề xuất cho cấp ủy đảng, chính
quyền phường tập trung vào các giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt chương trình mục
tiêu quốc gia là nâng cao chất lượng đời sống dân cư, tác giả quyết định chọn nghiên
cứu đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người dân trên
địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố chính ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống của người dân tại địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người
dân tại địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Phân tích sự tác động của các nhân tố đó đến chất lượng cuộc sống của dân cư
khu vực thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại địa
bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Những yếu tố nào tác động đến chất lượng cuộc sống của người dân tại địa
bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An?
(2) Những yếu tố đó tác động như thế nào đến chất lượng cuộc sống của người
dân tại địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An?
(3) Những chính sách nào có thể thúc đẩy tăng chất lượng cuộc sống của người
dân tại địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong thời gian tới?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố tác động đến chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn
thành phố Vinh, Nghệ An.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ dân trên địa bàn thành phố
Vinh gồm 16 phường: Bến Thủy, Cửa Nam, Đội Cung, Đông Vĩnh, Hà Huy Tập, Hồng
Sơn, Hưng Bình, Hưng Dũng, Hưng Phúc, Lê Lợi, Lê Mao, Quán Bàu, Quang Trung,
Trung Đô, Trường Thi, Vinh Tân và 9 xã: Hưng Chính, Hưng Đông, Hưng Hòa, Hưng Lộc,
Nghi Ân, Nghi Đức, Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Phú.
- Về thời gian: Mẫu khảo sát được thực hiện từ tháng 05/2016 đến tháng
09/2017.
- Về nội dung: Đề tài tập trung vào các biến số kinh tế - xã hội và thuộc tính
địa phương ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Để tiếp cận với chủ đề nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp sau:
3
- Phương pháp kế thừa: Nghiên cứu kế thừa các tài liệu, tư liệu, kết quả của các
công trình nghiên cứu trong và ngoài nước để khái quát và tạo cơ sở cho quá trình giải
quyết vấn đề cần nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Xây dựng phiếu điều tra, hoàn thiện bảng
câu hỏi và tiến hành điều tra đối với hộ dân trên địa TP Vinh.
- Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định
lượng, trong đó: Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu
khám phá. Tham khảo các tài liệu thứ cấp kết hợp với phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm
để xác định các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn chất lượng cuộc sống.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách phát phiếu khảo sát đến
nhóm các người dân đặc trưng sau đó thu về và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel,
Stata để xử lý, phân tích và trình bày kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Kết quả từ các mô hình xử lý số liệu sẽ được
diễn giải, phân tích và thảo luận chi tiết. Các kiến nghị về chính sách cũng sẽ được đề
suất dựa trên những kết quả phân tích và tổng hợp.
1.5.2. Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu
Nguồn số liệu sơ cấp: Thu thập bằng cách thiết kế bản câu hỏi điều tra các hộ
dân ở các xã, phường trên địa bàn thành phố Vinh. Mẫu nghiên cứu được thu thập
bằng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, theo kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện với cơ
mẫu 300 người dân đại diện các hộ gia đình tại thành Phố Vinh phân bố đều trên 16
phường và 9 xã nêu trên.
Nguồn số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ phòng thống kê UBND
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
1.6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
1.6.1. Về mặt khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ các nhân tố ảnh hưởng tới
chất lượng cuộc sống của người dân. Từ đó phân tích các yếu tố chủ đạo tác động trực
tiếp và mạnh mẽ tới chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn thành phố Vinh.
- Trên cơ sở những yếu tố ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, đưa ra những giải
pháp tập trung vào những yếu tố này nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình mục
tiêu quốc gia về nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.
4
1.6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà lãnh đạo thành phố có những quyết sách
đủ nhanh, đủ mạnh và đủ tầm, đồng thời đưa ra những giải pháp khoa học trong công
cuộc nâng cao chất lượng đời sống dân cư trên địa bàn thành phố.
1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn dự kiến gồm:
Chương 1: Giới thiệu. Trong Chương 1, tác giả đã trình bày mục tiêu của luận
văn gồm: vấn đề, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu về chất lượng
cuộc sống. Những nội dung này sẽ làm cơ sở cho việc xác định rõ về chất lượng cuộc
sống, ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống trên cơ sở biến số kinh tế - xã hội trong
phạm vi người dân thành phố Vinh.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Trong Chương 2, tác giả
đã trình bày khái quát lý thuyết về Chất lượng cuộc sống các khái niệm về chất lượng,
chất lượng cuộc sống, sự thỏa mãn về cuộc sống; mô hình nghiên cứu về chất lượng
cuộc sống; các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Những nội dung này sẽ
làm cơ sở lý luận cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu và phân tích thực trạng về chất
lượng cuộc sống của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Đặc điểm đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Trong chương 3
này, luận văn đã trình bày các nội dung chính từ khái quát về địa bàn nghiên cứu, như vị
trí địa lý và điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của thành phố Vinh về các khía
cạnh kinh tế, xã hội và giáo dục - y tế. Từ các vấn đề lý thuyết trong chương trình kết hợp
với đặc điểm địa bàn luận văn đã nêu cụ thể phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Trong chương 4, luận văn đã
trình bày các nội dung chính từ khái quát về những yếu tố tác động tới chất lượng cuộc
sống dân cư thành phố Vinh giai đoạn 2011 – 2016 như: thu nhập bình quân đầu
người; lương thực và dinh dưỡng; chăm sóc sức khỏe – dịch vụ y tế; giáo dục; nhà ở
và điện, nước; văn hóa tinh thần; môi trường sống và quan hệ cộng đồng. Thông qua
các đánh giá cụ thể những tác động của các yếu tố trên các khía cạnh những kết quả cụ
thể thành phố Vinh đã đạt được so sánh với tình hình phát triển kinh tế xã hội của
thành phố Vinh để nhận định được những tồn tại, hạn chế và những yếu tố chưa đạt để
có giải pháp khắc phục trong Chương 5 nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư
thành phố Vinh trong thời gian tới.
5
Chương 5: Kết luận, đề xuất và kiến nghị. Trong Chương 5, luận văn đã trình
bày các vấn đề về quan điểm, mục tiêu phát triển và các các giải pháp nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân thành phố Vinh. Trong đó mục tiêu phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội cho tới năm 2020 về các mặt: Thu nhập, giáo dục, y tế, du lịch, mở
rộng địa bàn…Những giải pháp chính bao gồm: giải pháp về các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống với mục tiêu tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm chênh
lệch mức sống dân cư giữa thành thị - nông thôn; hoặc giữa các nhóm thu nhập. Để
thực hiện được các giải pháp đó, luận văn đề xuất một số kiến nghị đối với các sở ban
ngành của thành phố Vinh nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung, các tổ chức xã hội và
nhà trường đã được nêu tại Chương này.
Tóm lược Chương 1:
Thông qua chương 1, tác giả đã khái quát được những nội dung cơ bản như: lý
do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu. Tác giả cũng rút ra được những ý nghĩa quan trọng của luận
văn về mặt khoa học và lý luận. Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu kết cấu của toàn
bài gồm 5 chương và nội dung từng chương nói lên vấn đề gì để người đọc có thể nắm
bắt được thông tin chính và quan trọng của luận văn.
6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
DÂN CƯ
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Khái niệm về chất lượng cuộc sống
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2014) quan niệm: “Chất lượng cuộc sống là
nhận thức mà cá nhân có được trong đời sống của mình, trong bối cảnh văn hóa và hệ
thống giá trị mà cá nhân sống, trong mối tương tác với những mục tiêu, những mong
muốn, những chuẩn mực, và những mối quan tâm. Đó là một khái niệm rộng phụ
thuộc vào hệ thống phức hợp của trạng thái sức khỏe thể chất, trạng thái tâm lý hay
mức độ độc lập, những mối quan hệ xã hội và môi trường sống của mỗi cá nhân”
Lawton (2013) cho rằng: “Chất lượng cuộc sống là sự đánh giá đa chiều của cá
nhân về những mối quan hệ mà cá nhân tương tác với môi trường theo những tiêu
chuẩn đồng thời khách quan và chủ quan”.
Theo TS. Nguyễn Hữu Nguyên (2015) trong Hội thảo khoa học: Chất lượng
cuộc sống của người dân TP.HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay cho rằng: “Chất
lượng cuộc sống là tổng hòa của nhiều yếu tố trong đời sống vật chất và tinh thần của
con người, có thể phân thành 3 nhóm chính:
Nhóm 1 là mức sống vật chất gồm: ăn, ở, mặc, đi lại, điều kiện và cường độ lao động…
Nhóm 2 là mức sống tinh thần gồm: Trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng, công
bằng xã hội, hưởng thụ văn hóa, hưởng thụ giáo dục…
Nhóm 3 là môi trường sinh thái tự nhiên gồm: khí hậu, thời tiết, mức độ ô
nhiễm không khí, nguồn nước, mặt đất, tiếng ồn…”.
Trong các tác phẩm của C.Mác, và các nhà kinh tế chính trị cổ điển khác như
A.Smith, D.Ricardo, R.Malthus, J.S.Mill v.v… người ta thấy tư tưởng mở rộng và đề
cao các giá trị về CLCS của con người, như là mục đích giúp con người có một cuộc
sống vật chất và tinh thần phong phú.
Theo R.C.Sharma, tác giả của cuốn sách nổi tiếng: "Dân số, tài nguyên, môi
trường và chất lượng cuộc sống". thì CLCS là một khái niệm phức tạp, nó đòi hỏi sự
thỏa mãn cộng đồng chung xã hội, cũng như những khả năng đáp ứng được nhu cầu cơ
bản của chính bản thân xã hội. Ông đã định nghĩa: "Chất lượng cuộc sống là sự cảm
7
giác được hài lòng (hạnh phúc) hoặc (thỏa mãn) với những nhân tố của cuộc sống, mà
những nhân tố đó được coi là quan trọng nhất đối với bản thân một con người. Thêm
vào đo, chất lượng là sự cảm giác được hài lòng với những gì mà con người có được.
Dù sự thỏa mãn, niềm hạnh phúc hay sự hài lòng là những nhân tố trung tâm
trong định nghĩa này, nhưng chúng ta không nên xem chúng như là một sự khẳng định
mang tính chất nhất thời về niềm hạnh phúc hay sự hài lòng, mà ta nên xem chúng là
kết quả sau cùng trong sự cảm giác của niềm hạnh phúc. Có thể ta có cách giải tốt hơn,
thì nó như là cảm giác của sự đầy đủ hay là sự trọn vẹn của cuộc sống". Định nghĩa
này về CLCS của Ông đã được chấp nhận rộng rãi1. Theo đó, mức sống của mỗi cá
nhân, gia đình và cộng đồng xã hội được coi là yếu tố quan trọng để tạo ra CLCS.
Cái khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia và các tổ chức
quốc tế cho rằng chất lượng cuộc sống được sử dụng trong một loạt các ngữ cảnh bao
gồm các lĩnh vực phát triển quốc tế, y tế, sức khỏe và thậm chí là cả về mặt chính trị.
Chất lượng cuộc sống không nên nhầm lẫn với khái niệm về mức sống, mà tiêu chí là
dựa chủ yếu vào thu nhập. Thay vào đó, chỉ số tiêu chuẩn về chất lượng của cuộc sống
bao gồm không chỉ về thu nhập, sự giàu có và việc làm, mà còn là môi trường xã
hội, môi trường sống, sức khỏe (về thể chất) và tinh thần, giáo dục,giải trí và cuộc
sống riêng tư. Chất lượng cuộc sống cũng không nên nhầm với chất lượng sống, một
khái niệm chỉ về các chỉ số sức khỏe của con người.
Ngoài ra chất lượng cuộc sống thường xuyên liên quan đến những khái niệm
trừu tượng và đậm màu sắc chính trị như tự do,dân chủ, nhân quyền, dân quyền. Ngoài
ra nó cũng liên quan đến chỉ số hạnh phúc, tuy nhiên, vì hạnh phúc là yếu tố mang tính
chủ quan và khó để đo lường, thống kê, người ta không thể cân đong đo đếm được và
không nhất thiết phải là sự giàu có, tăng thu nhập mới là sự hạnh phúc, thoải mái và
mức sống không nên được coi là một thước đo duy nhất của hạnh phúc.
2.1.2. Khái niệm về sự thỏa mãn với chất lượng cuộc sống
Sau khi mua và sử dụng dịch vụ, khách hàng thường đánh giá dịch vụ bằng
cách so sánh giữa trải nghiệm thực tế với kỳ vọng ban đầu. Sự thỏa mãn để chỉ cảm
xúc của khách hàng khi có trải nghiệm tốt về dịch vụ, còn sự bất mãn là để đánh giá
của khách hàng về dịch vụ sau khi thực tế trải nghiệm không tốt như kỳ vọng ban đầu
(Phạm Ngọc Thúy, 2013). Sự thỏa mãn về cuộc sống là một quá trình đánh giá nhận
8
thức chủ quan, nó có thể được định nghĩa là “một sự đánh giá tổng thể về chất lượng cuộc
sống của một cá nhân dựa trên những tiêu chuẩn của chính anh ta” (Hoàng Đức Nhuận,
1995). Quá trình đánh giá về sự thỏa mãn dựa vào sự so sánh giữa thực trạng đời sống
của cá nhân với những gì mà cá nhân đó lựa chọn làm tiêu chuẩn để đánh giá, nó hoàn
toàn mang tính cá nhân chủ quan. Và việc các cá nhân thỏa mãn hay không thỏa mãn
với cuộc sống của mình là dựa vào sự so sánh của họ trên cơ sở các chuẩn mực cụ thể
chứ không phải trên các giá trị. Bởi các cá nhân có thể chia sẻ một hệ thống giá trị
cùng nhau (như cùng hướng đến những mong đợi về sức khỏe, sự giàu có, sự thành
đạt…) nhưng quan niệm hay chuẩn mực riêng của các cá nhân về từng giá trị này lại
không giống nhau (chẳng hạn với anh, sở hữu một tài sản trị giá 1 tỷ đồng đã được
xem là giàu có nhưng với tôi thì phải gấp 20 lần số đó tôi mới thấy thỏa mãn; hoặc với
anh, làm đến chức trưởng phòng có thể xem là thành đạt, nhưng với tôi, phải là chức
giám đốc hoặc cao hơn). Đo lường mức độ thỏa mãn dường như là sự đo lường khá
chủ quan nhưng lại là một phép đo hữu ích, cung cấp những đánh giá mang tính cá
nhân về các khía cạnh cơ bản của cuộc sống. Càng ngày càng có nhiều nghiên cứu về
sự thỏa mãn trong cuộc sống, ở mỗi cuộc nghiên cứu, sự thỏa mãn có thể được nhìn
nhận dưới những góc độ khác nhau và đo đạc bằng những tiêu chí, thang đo khác
nhau, bao gồm 4 mức độ khác nhau (Otake, Keiko; Shimai, Satoshi, 2006) như sau:
Cảm giác dễ chịu, thỏa mãn: Tồn tại cảm giác thỏa mãn nhất thời với những khía
cạnh nhất định của cuộc sống, có thể về những khía cạnh vật chất như đánh giá một
món ăn ngon, hay khía cạnh tinh thần như tham dự một cuộc đi chơi vui vẻ. Tinh thần
của cái gọi là “chủ nghĩa khoái lạc” chính là quan niệm về sự gia tăng tối đa những
cảm giác thỏa mãn dạng này.Chất lượng cuộc sống là một cấu trúc đa chiều bao gồm
nhiều khía cạnh, cụ thể có thẻ chia thành ba nhóm chính như (Hoàng Đức Nhuận,
1995): Nhóm 1 là mức sống vật chất gồm: ăn, ở, mặc, đi lại, điều kiện và cường độ lao
động …; Nhóm 2 là mức sống tinh thần gồm: trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng, công
bằng xã hội, hưởng thụ văn hóa, hưởng thụ giáo dục … Nhóm 3 là môi trường sinh
thái tự nhiệm gồm: khí hậu, thời tiết, mức độ ô nhiễm không khí, nguồn nước, mặt đất,
tiếng ồn … Vì vậy, chất lượng cuộc sống trong nghiên cứu này được đo lường thông
qua sự thỏa mãn ở cấp độ 4 liên quan đến đến các khía cạnh của chất lượng cuộc sống
nên trên.
9
Theo R.C. Sharma, tác giả của cuốn sách nổi tiếng: "Dân số, tài nguyên, môi
trường và chất lượng cuộc sống" thì CLCS là một khái niệm phức tạp, nó đòi hỏi sự
thỏa mãn cộng đồng chung xã hội, cũng như những khả năng đáp ứng được nhu cầu cơ
bản của chính bản thân xã hội. Ông đã định nghĩa: "Chất lượng cuộc sống là sự cảm
giác được thỏa mãn (hạnh phúc) hoặc (thỏa mãn) với những nhân tố của cuộc sống, mà
những nhân tố đó được coi là quan trọng nhất đối với bản thân một con người. Thêm
vào đo, chất lượng là sự cảm giác được thỏa mãn với những gì mà con người có được.
Định nghĩa này đã chỉ rõ rằng, sự hài lòng là sự so sánh giữa lợi ích thực tế cảm
nhận được và những kỳ vọng. Nếu lợi ích thực tế không như kỳ vọng thì khách hàng
sẽ thất vọng. Còn nếu lợi ích thực tế đáp ứng với kỳ vọng đã đặt ra thì khách hàng sẽ
hài lòng. Nếu lợi ích thực tế cao hơn kỳ vọng của khách hàng thì sẽ tạo ra hiện tượng
hài lòng cao hơn hoặc là hài lòng vượt quá mong đợi.
2.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan
2.2.1. Nghiên cứu trong nước
Theo Hội thảo khoa học về “Chất lượng cuộc sống của người dân TP.HCM
trong bối cảnh kinh tế hiện nay”, các Nhà khoa học Việt Nam đã suy ra phương hướng
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thành phố nói chung phải bắt đầu từ
nâng cao thu nhập cho nhóm yếu thế, đồng thời hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đô thị nhưng phải ưu tiên cho các dự án nâng cấp hạ tầng giao thông, chống ngập úng và
khắc phục ô nhiễm môi trường ở những khu vực cư trú của nhóm thu nhập thấp.
Có nhiều nhân tố tác động đến CLCS. Ngoài những nhân tố chung như trình độ
phát triển kinh tế xã hội, hạ tầng giao thông và kinh tế xã hội của đất nước trong từng
thời điểm nhất định, thể chế kinh tế xã hội, trình độ năng lực quản trị, quản lý quốc gia
của chính phủ và các cấp chính quyền, là trình độ quản lý kinh tế xã hội và năng lực
tạo lập cuộc sống của từng lớp dân cư, tầng lớp gia đình, như nhân tố trực tiếp. Những
nhân tố chung tác động đến CLCS thể hiện ra một hệ thống các nhân tố cụ thể, có thể
quan sát được. Đó là: 1) Việc làm, năng suất lao động, thu nhập; 2) Phương tiện đi lại,
hạn tầng giao thông, thái độ ý thức của người vận hành phương tiện giao thông; 3) Sức
khỏe, dịch vụ chữa bệnh, nơi nằm chữa bệnh, thuốc men, thái độ của bệnh viện, khả
năng tự chăm sóc của bệnh nhân, gia đình; 4) Dịch vụ học tập, phương tiện học hành,
thái độ và văn hóa học đường, năng lực quản lý học đường; 5) Nơi ăn, chốn ở như nhà
10
cửa, phương tiện phục vụ nghỉ ngơi, ăn ngủ, vệ sinh; 6) Quan hệ tình cảm trong gia
đình, quan hệ vợ chồng, con cái, sự quan tâm lẫn nhau, tôn trọng, yêu thương nhau; 7)
Quan hệ bạn bè, đồng nghiệp; 8) Không gian vui chơi giải trí, văn hóa, văn nghệ, sinh
thái, du lịch, môi trường sống; 9) Thể chế, môi trường xã hội và năng lực thực hiện tự
do cá nhân, thực hiện quyền bình đẳng, quyền dân chủ; 10) Đảm bảo an toàn thân thể
và an ninh trong cuộc sống; 11) Văn hóa sống của bản thân (năng lực, lẽ sống, lý
tưởng, nhu cầu, tính tự chủ, ý chí vươn lên, kỹ năng sống…) (Theo TS. Hồ Bá Thâm,
“Một số nhân tố tác động tới chất lượng cuộc sống đối với dân cư thành phố Hồ Chí
Minh trong bối cảnh hiện nay”).
Theo Nguyễn Thu Hiền, Khoa Quản Trị - Kinh tế Quốc tế - Trường ĐH Lạc
Hồng, trong báo cáo “Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS của sinh viên tại
trường ĐH Lạc Hồng”. Chất lượng cuộc sống của sinh viên được định nghĩa là mức
độ hài lòng của sinh viên trong quá trình học tại trường. Mức độ hài lòng của sinh viên
được đo lường dựa trên mức độ hài lòng về giáo viên, các công cụ hay thiết bị phục vụ
cho việc học, sự ứng xử của nhà trường đối với sinh viên, mối quan hệ với các bạn và
những hoạt động ngoại khóa. Thông qua nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ khái niệm
động cơ học tập và tính kiên định học tập, khái niệm động cơ được dùng để giải thích
vì sao con người hành động và duy trì hành động của họ và giúp họ hoàn thành những
nhiệm vụ hay công việc đề ra. Theo đó nhà nghiên cứu Noe năm 1986, định nghĩa
động cơ học tập được xác định như một mong muốn được tham gia và hoàn thành
những nội dung của một môn học hay chương trình học.
Theo Nguyễn Văn Vũ An, nghiên cứu về “các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
hài lòng của người dân đối với khu công nghiệp Long Đức ở thành phố Trà Vinh”, bài
viết xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân đối với khu
công nghiệp Long Đức ở thành phố Trà Vinh. Bài viết sử dụng phương pháp kiểm
định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích
hồi quy tuyến tính đa biến trong nghiên cứu để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ hài lòng của người dân đối với khu công nghiệp Long Đức. Kết quả nghiên
cứu phát hiện có hai nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân đối với
khu công nghiệp là biến “Đất đai – nhà ở” và biến “văn hóa – xã hội”. Trong đó biến
“Đất đai, nhà ở” có ảnh hưởng mạnh nhất đến mức độ hài lòng của hộ gia đình ðối với
khu công nghiệp. Bài viết chưa phát hiện các biến “Cơ sở hạ tầng”, “Dịch vụ tiện ích
11
công cộng”, “Môi trường”, “Sức khỏe”, “Tính gắn kết xã hội”, “Chính quyền địa
phương” có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của hộ đối với khu công nghiệp Long Đức.
Theo Lê Thị Hoàn, Trần Thị Thoa, Trường Đại học Y Hà Nội, về “Một số yếu
tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại xã Trung Lương, huyện
Bình Lục, tỉnh Hà Nam, 2014”. Nghiên cứu cho thấy các yếu tố giới tính, tình trạng gia
đình, nguồn thu nhập, điều kiện kinh tế hộ gia đình và tình trạng sức khỏe của người
cao tuổi có sự liên quan tới chất lượng cuộc sống. Trong nghiên cứu này, người cao
tuổi là nữ giới có CLCS kém hơn so với nhóm người cao tuổi là nam giới. Người cao
tuổi sống độc thân có chất lượng cuộc sống kém hơn người cao tuổi sống cùng gia
đình. Kết quả này cho thấy các can thiệp nâng cao CLCS cho người cao tuổi cần ưu
tiên nữ giới, nhất là phụ nữ cô đơn, không nơi nương tựa khi tuổi già, khi ốm đau. Kết
quả nghiên cứu cũng cho thấy ở nhóm người cao tuổi có nguồn thu nhập ổn định từ
lương hưu hoặc trợ cấp hoặc từ công việc có chất lượng cuộc sống về khía cạnh tâm lý
cao hơn nhóm người cao tuổi khác. Nghiên cứu chưa tìm thấy được sự khác biệt về
CLCS giữa nhóm tuổi 60 – 65 và nhóm 66 -70 tuổi, chưa tìm thấy mối liên quan giữa
việc tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi và CLCS. Sự thiếu sót này có thể do
nghiên cứu của tác giả chưa lượng hóa được mức độ tham gia hoạt động xã hội của
người cao tuổi, vì vậy cần tiến hành nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.
2.2.2. Nghiên cứu ngoài nước
Từ năm 1971, Bhutan đã loại bỏ chỉ số Tổng sản phầm trong nước (GDP) để đo
lường sự tiến bộ của nước mình và thay thế bằng chỉ số mới – Hệ giá trị tổng hạnh
phúc quốc gia (GNH), theo đó, đời sống tinh thần thể chất, văn hóa – xã hội của người
dân, việc bảo vệ tài nguyên và môi trường của quốc gia được đưa lên vị trí ưu tiên số
một. Năm 1972, cựu Quốc vương Bhutan Jigme Singye Wangchuck đưa ra khái niệm
GNH thay cho khái niệm GDP, lấy sự hài lòng của người dân đối với xã hội, cuộc
sống làm thước đo khi hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Qua những
hình mẫu phát triển của nước ngoài, ông thấy người dân không hạnh phúc khi khoảng
cách giàu – nghèo ngày càng gia tăng, phúc lợi xã hội không được đảm bảo, môi
trường bị phá hủy trầm trọng từ quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế. Từ đó, Ông
đã tìm kiếm và tự xây dựng một khái niệm hạnh phúc mới – hạnh phúc không đo bằng
tiền bạc mà đo bằng chính sự hài lòng, thỏa mãn của con người với cuộc sống hiện tại,
bằng sự cân đối giữa giá trị vật chất với giá trị tinh thần thông qua chỉ số GNH. Bhutan
12
đánh giá hạnh phúc của con người không chỉ phụ thuộc vào các khía cạnh đời sống
kinh tế mà còn dựa trên 4 tiêu chuẩn: Môi trường trong sạch, phát triển bền vững, quản
trị tốt, bảo tồn và phát huy văn hóa. Hiện nay, có 32 nước trên thế giới (như Mexico,
Colombia, Brazil, Costa Rica, Trung Quốc…) đã nghiên cứu chuyển đổi và áp dụng
phương pháp đo lường chất lượng cuộc sống từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều
trong đo lường và giám sát chất lượng sống, đánh giá và xây dựng các chính sách giảm
nghèo và phát triển xã hội.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chất lượng cuộc sống là “sự hiểu biết của cá nhân về vị
trí xã hội của họ trong bối cảnh văn hóa và hệ thống các giá trị và trong mối quan hệ với các
mục tiêu, kỳ vọng, chuẩn mực và mối quan tâm của họ”. CLCS thường được đánh giá về
bốn khía cạnh chính là sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý, các mối quan hệ xã hội và môi
trường sống. Các tác giả nghiên cứu cũng cho rằng CLCS thường bao gồm những khía
cạnh về thể chất, xã hội, tâm lý và yếu tố tinh thần. Các nghiên cứu trên thế giới cũng đã chỉ
ra yếu tố liên quan đến CLCS của người cao tuổi bao gồm: giới, điều kiện kinh tế, thu nhập,
lối sống, tình trạng sức khỏe, mối quan hệ gia đình và xã hội.
Khi đề cập đến khái niệm về sự hài lòng của cộng đồng, Knop và Sterward (1973)
cho rằng, có hai vấn đề liên quan đến khái niệm sự hài lòng của cộng đồng: Thứ nhất, chính
là bản thân thuật ngữ “cộng đồng”, có thể hiểu theo hai hướng tiếp cận: (1) Cộng đồng như
là một hình thể xã hội thực tế thể hiện qua tính địa phương; (2) Cộng đồng được xem xét
trong một phạm vi rất rộng của những hoạt động và những đặc tính cụ thể điểm hình cho
cuộc sống hàng ngày nhưng không nhất thiết tương đồng với nhau về một phương diện nào
đó. Thứ hai, chính là ý nghĩa của “sự hài lòng”, có thể được khái niệm hóa như là những
nhận thức, đánh giá của các cá nhân về những trải nghiệm của họ trong quá trình quan sát
và cảm nhận của cộng đồng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhận diện các tác động đến
sự hài lòng của cộng đồng dưới các góc độ khác nhau.
- Đặc điểm cá nhân: Tuổi, giới tính chủ hộ, nhận thức và kinh nghiệm cá nhân, quy mô
gia đình, nghề nghiệp, số năm sống tại địa phương, số năm đi học/ trình độ giáo dục; đối
tượng kiếm thu nhập chính trong gia đình, người nhập cư/người địa phương (Theo Davies,
1945; Jesser, 1967; Marans & Rodger, 1975).
- Thu nhập: Thu nhập, cơ hội tìm kiếm thu nhập cao hơn, khả năng sinh kế ở địa
phương, đảm bảo tài chính nghỉ hưu/về già (Jesser, 1967, Marans & Rodger, 1977;
Ladewig & Glenn C.McCann, 1980; Brown, 1999).
13