BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
--------------TRẦN BẢO TRÂN
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU KHI THỰC
HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CỤC HẢI
QUAN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài
chính Ngân hàng
Mã số: 60340201
TP. HCM – NĂM 2015
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
--------------TRẦN BẢO TRÂN
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU KHI THỰC
HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CỤC HẢI
QUAN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Chuyên ngành: Tài
chính Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
GVHD : TS.LÊ TRUNG ĐẠO
TP. HCM – NĂM 2015
LỜI CẢM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu thu
thập được và kết quả nghiên cứu trình bày trong đề tài này là trung thực. Các tài liệu
tham khảo có nguồn trích dẫn rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung
và tính trung thực của đề tài nghiên cứu này.
Tác giả: Trần Bảo Trân
i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp với
kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân.
Đạt được kết quả này, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quý Thầy giáo,
quý Cô giáo trường Đại học Tài chính - Marketting, trường Đại học kinh tế TP HCM;
các đồng chí đồng nghiệp và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho Tôi. Đặc biệt Tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo TS. Lê Trung Đạo, Phó hiệu trưởng
Trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan, là người trực tiếp hướng dẫn khoa học; Thầy
đã tận tình giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn tất luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành cám ơn đến lãnh đạo, cán bộ công chức Cục Hải quan thành
phố Cần Thơ, Chi cục Hải quan cửa khẩu Vĩnh Long, Chi cục Hải quan cảng Cần
Thơ, Chi cục Hải quan Tây Đô, Chi cục Hải quan Sóc Trăng, Chi cục Kiểm tra sau
thông quan, các Phòng Tham mưu thuộc Cục đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho Tôi hoàn
thành luận văn này.
Mặc dù với sự nổ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý Thầy, quý Cô, đồng
nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!
TP. Vĩnh Long, ngày 24 tháng 7 năm 2015
Trần Bảo Trân
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THU THU XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU KHI THỰC HIỆN
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ .................................................................. 4
1.1.
Lý luận chung về quản lý thu thuế xuất nhập khẩu ...................................... 4
1.1.1.
Khái niệm...................................................................................................... 4
1.1.2.
Nội dung cụ thể của quản lý thu thuế xuất nhập khẩu của ngành Hải quan. 6
1.2.
Cơ sở lý luận về thủ tục hải quan điện tử ..................................................... 15
1.2.1.
Các khái niệm ............................................................................................. 15
1.2.2.
Nội dung về thủ tục hải quan điện tử thông qua hệ thống VNACCS/VCIS (hệ
thống) .......................................................................................................... 16
1.3.
Tổng quan về rủi ro trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu của ngành Hải
quan ............................................................................................................... 19
1.3.1.
Khái niệm về rủi ro ..................................................................................... 19
1.3.2.
Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan .................................... 21
1.4.
Kinh nghiệm quản lý thuế xuất nhập khẩu của một số nước và một số đơn vị
hải quan ....................................................................................................... 26
1.4.1
Kinh nghiệm quản lý thu thuế xuất nhập khẩu ở Nhật Bản ...................... 26
1.4.2
Kinh nghiệm từ các đơn vị hải quan .......................................................... 27
1.5
Kinh nghiệm quản lý rủi ro ở các nước ..................................................... 29
1.5.1
Kinh nghiệm quản lý rủi ro của hải quan Anh .......................................... 29
1.5.2
Kinh nghiệm quản lý rủi ro của hải quan Thái Lan ................................... 29
1.5.3
Kinh nghiệm quản lý rủi ro của hải quan Nhật Bản .................................. 35
iii
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ
XUẤT NHẬP KHẨU THỜI GIAN QUA TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH
PHỐ CẦN THƠ ..............................................................................................37
2.1.
Thực trạng công tác quản lý thu thuế tại Cục HQCT thời gian qua ............. 37
2.1.1. Công tác tổ chức thu thuế. ........................................................................... 37
2.1.2.
Công tác quản lý rủi ro. .............................................................................. 42
2.1.3.
Công tác kiểm soát, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại ............. 45
2.1.4.
Công tác kiểm tra sau thông quan. ............................................................... 46
2.1.5.
Kết quả thu thuế .......................................................................................... 47
2.1.6.
Công tác triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử ............................... 48
2.2.
Phân tích rủi ro trong công tác thu thuế xuất nhập khẩu khi thực hiện thủ tục
hải quan điện tử tại Cục Hải quan Thành phố Cần Thơ ............................. 52
2.2.1.
Rủi ro do cơ chế chính sách pháp luật ......................................................... 52
2.2.2. Rủi ro thuộc về yếu tố cơ quan hải quan ..................................................... 53
2.2.3.
Rủi ro do yếu tố công nghệ lạc hậu ............................................................ 54
2.2.4.
Rủi ro do các yếu tố thuộc về doanh nghiệp ................................................ 57
2.2.5. Rủi ro do yếu tố thuộc về hàng hóa xuất nhập khẩu ................................... 57
2.2.6. Rủi ro do yếu tố thuộc về thị trường ........................................................... 57
2.3.
Phân tích SWOT tại Cục Hải quan thành phố Cần Thơ .............................. 58
2.3.1.
Điểm mạnh ................................................................................................... 58
2.3.2. Điểm yếu...................................................................................................... 58
2.3.3.
Cơ hội ......................................................................................................... 58
2.3.4.
Thách thức .................................................................................................. 59
2.5
Bài học kinh nghiệm cho Cục Hải quan Cần Thơ ..................................... 59
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TẠI KHI
THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CỤC HẢI QUAN
TP CẦN THƠ .................................................................................................62
3.1.
Cơ sở xây dựng giải pháp ............................................................................ 62
3.2.
Mục đích xây dựng giải pháp ..................................................................... 62
iv
3.3.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu thuế xuất nhập khẩu và giảm
thiểu rủi ro trong công tác quản lý thu thuế tại Cục Hải quan TPCT .......... 64
3.3.1. Nhóm giải pháp về quản lý thu thuế xuất nhập khẩu .................................. 64
3.3. 2 Các giải pháp tăng cường quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế
tại Cục Hải quan TPCT .............................................................................. 70
3.4.
Một số kiến nghị ......................................................................................... 73
3.4.1.
Kiến nghị trong lĩnh vực quản lý thuế xuất nhập khẩu ............................. 74
3.4.2.
Kiến nghị về quản lý rủi ro ........................................................................ 77
3.4.3.
Kiến nghị với các cơ quan liên quan .......................................................... 79
KẾT LUẬN..........................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................82
v
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
ASEAN : Tổ chức các quốc gia Đông Nam Á
AFTA
: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
ATIGA
: Hiệp định hàng hóa thương mại Asean
BTA
: Hiệp định thương mại song phương
CEPT
: Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của các nước ASEAN
C/O
: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
DN
: Doanh nghiệp
ĐTNT
: Đối tượng nộp thuế
ĐBSCL
: Đồng bằng sông Cửu Long
GATT
: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
GDP
: Tổng sản phẩm quốc nội
GTGT
: Giá trị gia tăng
HQ
: Hải quan
HQĐT
: Hải quan điện tử
KTSTQ
: Kiểm tra sau thông quan
MFN
: Tối huệ quốc
NK
: Nhập khẩu
NSNN
: Ngân sách nhà nước
SXXK
: sản xuất xuất khẩu
TNCN
: Thu nhập cá nhân
TNDN
: Thu nhập doanh nghiệp
TCHQ
: Tổng cục Hải quan
TTHQĐT : Thủ tục hải quan điện tử
TPCT
: Thành phố Cần Thơ
TSCĐ
: Tài sản cố định
TTĐB
: Tiêu thụ đặc biệt
vi
XNK
: Xuất nhập khẩu
VNACCS : Hệ thống thông quan tự động
VCIS
: Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ
WTO
: Tổ chức Thương mại thế giới
vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1:
Sơ đồ Quy trình QLRR trong lĩnh vực Hải quan ................................. 22
BẢNG
Bảng 2.1:
Tốc độ thông quan hàng hóa XNK của Cục HQTPCT (2010-2014)... 38
Bảng 2.2:
Số liệu thu thuế của Cục HQTPCT (2010-2014) ................................. 39
Bảng 2.3:
Số liệu thu hồi nợ thuế của Cục HQTPCT (2010-2014) ..................... 39
Bảng 2.4:
Kết quả phân luồng hàng hóa XNK tại Cục HQCT (2010-2014) ....... 43
Bảng 2.5:
Số liệu thực hiện QLRR (2010-2014) .................................................. 44
Bảng 2.6:
Kết quả tình hình xử lý vi phạm hành chính (2010-2014) ................... 45
Bảng 2.7:
Kết quả kiểm tra sau thông quan (2010-2014)..................................... 46
Bảng 2.8:
Kết quả thu thuế XNK (2010-2014) .................................................... 47
Bảng 2.9:
Số lượng tờ khai và kim ngạch thực hiện TTHQĐT (2010-2014) ..... 49
viii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: TRẦN BẢO TRÂN
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201
Niên khoá 2013-2015
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ TRUNG ĐẠO
Tên đề tài: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ THU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU KHI THỰC HIỆN THỦ
TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Rủi ro trong công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu khi thực
hiện thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan TPCT và đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và giảm thiểu rủi ro trong
công tác quản lý thu thuế.
2. Phạm vi, đối tượng:
- Phạm vi của luận văn chỉ nghiên cứu tình hình quản lý thu nộp thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại địa bàn do Cục Hải
quan TPCT quản lý.
- Đối tượng nghiên cứu: các rủi ro ảnh hưởng nhiệm vụ thu thuế xuất nhập
khẩu nộp vào ngân sách.
- Thời gian phân tích đánh giá từ 2010-2014 và kiến nghị một số giải pháp có ý
nghĩa trong giai đoạn 2015 trở về sau.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
- Phương pháp thống kê, mô tả, phân tích, tổng hợp:
- Phương pháp ma trận SWOT
3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
- Phân tích các rủi ro tác động công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan TPCT.
Phân tích SWOT: phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức đối
với Cục Hải quan TPCT trong công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
- Qua phân tích các rủi ro, Luận văn đã đề xuất các giải pháp và kiến nghị
nhầm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế tại Cục Hải quan
Thành phố Cần Thơ
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Luật Hải quan được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 7 thông qua và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2015. Đây là văn bản pháp lý quan trọng điều chỉnh toàn bộ hoạt
động nghiệp vụ hải quan, là một bước phát triển mới về cơ sở pháp lý để ngành hải
quan thực hiện tốt nhiệm vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, góp
phần bảo vệ lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia.
Luật Hải quan 2014 thể hiện rõ việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hải quan, hiện đại
hóa quản lý hải quan, thay đổi căn bản phương thức thực hiện thủ tục hải quan từ
phương thức truyền thống, bán điện tử sang phương thức điện tử, tiếp tục đơn giản hóa
thủ tục hành chính về hải quan, áp dụng các nguyên tắc quản lý rủi ro để nâng cao hiệu
lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hải quan, tăng cường công tác bảo vệ an ninh quốc
gia và an ninh kinh tế nhằm phòng chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua
biên giới, gian lận thương mại. Việc chuyển đổi thực hiện thủ tục hải quan điện tử
không chỉ là bước đi quan trọng trong lộ trình hiện đại hóa của Hải quan Việt Nam và
tiến tới thực hiện Cơ chế Hải quan một cửa quốc gia và kết nối Cơ chế một cửa
ASEAN mà còn mang lại cho các doanh nghiệp nhiều lợi ích to lớn, góp phần thúc đẩy
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Cục Hải quan thành phố Cần Thơ (TPCT)là một trong những đơn vị hải quan
được giao chức năng quản lý nhà nước về hải quan trên nhiều địa bàn gồm: Cần Thơ,
Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh. Với địa bàn rộng lớn, lưu lượng hàng
hóa được thực hiện thông qua hệ thống thông quan điện tử ngày càng nhiều nhưng
việc thu nộp ngân sách nhà nước của Cục là một trong những vấn đề khó khăn, 4 năm
liên tiếp (2009-2012) không đạt số thu nộp ngân sách theo chỉ tiêu của Bộ Tài chính
giao. Bên cạnh đó, qua công tác kiểm tra sau thông quan thời gian qua, Cục Hải quan
TPCT ấn định lại số tiền thuế của các doanh nghiệp vi phạm về thuế ngày càng tăng,
năm 2010: ấn định 767.995.842 đồng, năm 2011: 1.833.177.965 đồng, năm 2012:
8.450.897.026 đồng, năm 2013: 70.299.031.590 đồng, năm 2014: 4.852.484.979 đồng.
1
Qua đó cho thấy, với cơ chế thông quan tự động hiện nay, thủ tục hải quan càng
T
1
5
thông thoáng, càng dễ dẫn đến những rủi ro thất thu ngân sách Nhà nước.Với nhận
T
1
5
định trên, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro trong công tác quản lý thu
thuế xuất nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan
Thành phố Cần Thơ” nhằm mục đích phân tích đánh giá tình hình quản lý thu thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan TPCT thời gian qua, qua đó có thể góp
phần đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm hỗ trợ đơn vị nơi công tác thực hiện công
tác quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Rủi ro trong công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải
quan điện tử tại Cục Hải quan TPCT.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế
xuất nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan TPCT.
3. Phạm vi, đối tượng:
- Phạm vi của luận văn chỉ nghiên cứu tình hình quản lý thu nộp thuế xuất nhập
khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại địa bàn do Cục Hải quan TPCT quản lý.
- Đối tượng nghiên cứu: các quy định về thủ tục hải quan điện tử và các rủi ro
ảnh hưởng nhiệm vụ thu thuế xuất nhập khẩu nộp vào ngân sách.
- Thời gian phân tích đánh giá từ 2010-2014 và kiến nghị một số giải pháp có ý
nghĩa trong giai đoạn 2015 trở về sau.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp thống kê, mô tả, phân tích, tổng hợp:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn như
phương pháp mô tả, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phân tích và tổng
hợp... Các phương pháp này được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu thực hiện
đề tài, từ khâu xây dựng cơ sở, lý luận, trong quá trình khảo sát thực trạng, trích xuất
số liệu ... cho đến khâu xây dựng giải pháp liên quan.
4.2. Phương pháp ma trận SWOT:
2
Phương pháp này được dùng để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách
thức. Trong đó:
- Điểm mạnh (S): cho biết điều kiện thuận lợi, nguồn lực thúc đẩy góp phần thu
ngân sách đạt hiệu quả. Nên tận dụng và phát triển mặt mạnh này để phát huy thế
mạnh sẵn có.
- Điểm yếu (W): các yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích hợp, làm giảm
nguồn thu đồng thời phải tìm cách khắc phục và cải thiện.
- Cơ hội (O): những phương hướng cần được thực hiện hay những cơ hội có
được nhằm tăng nguồn thu ngân sách.
- Thách thức (T): những yếu tố có khả năng tạo ra kết quả xấu, hạn chế hoặc
triệt tiêu nguồn thu thuế.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Đề tài của tác giả sẽ đi sâu vào đánh giá những rủi ro có thể xảy ra trong công tác
quản lý thu thuế tại Cục Hải quan TPCT, qua đó đề xuất kiến nghị các giải pháp cụ thể
trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử để Cục
Hải quan TPCT có thể hoàn thành nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan tại địa bàn
đạt hiệu quả cao nhất.
6. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được bố cục thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu và thủ
tục hải quan điện tử.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu thời gian qua tại
Cục Hải quan TPCT
Chương 3: Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong trong tác quản lý thu thuế xuất
nhập khẩu tại khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan TPCT.
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU KHI THỰC
HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
1.1. Lý luận chung về quản lý thu thuế xuất nhập khẩu:
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm thu thuế xuất nhập khẩu:
Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là kết quả của một chuỗi công việc bao gồm
kiểm tra hồ sơ khai thuế, các chứng từ liên quan và việc kiểm tra thực tế hàng hoá,
kiểm tra sau thông quan, thanh tra kiểm tra thuế… do cơ quan hải quan thực hiện để
xác định đúng số thuế đối tượng nộp thuế phải nộp và chuyển số thuế đó vào ngân
sách Nhà nước đúng quy định.
Theo Điều 12 Luật Hải quan 2014, Điều 27 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu và Điều 2 Luật Quản lý thuế thì cơ quan hải quan có nhiệm vụ tổ chức thực hiện
pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra và thu thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu.
1.1.1.2 Khái niệm quản lý thu thuế xuất nhập khẩu:
Hiện nay khi nói đến quản lý thu thuế xuất nhập khẩu, người ta thường chỉ nhấn
mạnh hoặc chú ý đến các nội dung mang tính chấp hành như qui trình quản lý thu
thuế, chế độ quản lý số thu, quản lý ấn chỉ, quản lý nợ thuế, quản lý đối tượng nộp
thuế, các chính sách miễn, giảm, hoàn thuế, truy thu thuế…Tuy nhiên, qua nghiên cứu
khái niệm về quản lý thuế xuất nhập khẩu, để đạt được mục tiêu của công tác quản lý,
cần phải quán triệt đầy đủ ba nội dung cơ bản của công tác quản lý thu thuế xuất nhập
khẩu đó là:
- Xây dựng và ban hành chính sách thuế xuất nhập khẩu: Chính sách thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật quy định về thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu như: Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nghị định của Chính
4
phủ hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thông tư của các bộ hướng dẫn
nghị định của Chính phủ.
- Xây dựng qui trình qui phạm quản lý thu thuế xuất nhập khẩu: Trên cơ sở các
chính sách nhà nước về thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Ngành Hải quan tiến hành
xây dựng các qui trình hành thu cụ thể cho tất cả các loại hình kinh doanh xuất nhập
khẩu, qui định cụ thể các khâu nghiệp vụ từ khâu kiểm tra hồ sơ, kiểm tra hàng hoá,
tính thuế, theo dõi số thu thuế, số nợ thuế, nợ khó đòi, tiền phạt chậm nộp thuế, tiền
phạt theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các khoản phí và lệ phí Hải quan ...
- Tổ chức thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu đã được ban hành, bao gồm
các nội dung: Thiết lập tổ chức bộ máy thu thuế, tuyển dụng và đào tạo cán bộ, tổ
chức việc thu, nộp thuế, tuyên truyền giải thích chính sách thuế, quản lý nợ thuế,
cưỡng chế thuế…
Có nhiều chủ thể tham gia vào quá trình quản lý, thực tế cho thấy có rất nhiều cơ
quan trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình quản lý như: Hải quan, Tài chính,
Công thương, Thuế, Quản lý thị trường, Công an, Bộ độ biên phòng, Chính quyền địa
phương… và quần chúng nhân dân.
Đối tượng bị quản lý đa dạng và phức tạp, bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân
tham gia vào hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc mọi thành phần kinh tế
và tất cả các hàng hoá được phép hoặc không được phép xuất khẩu, nhập khẩu đều
thuộc đối tượng của công tác quản lý.
Sử dụng nhiều biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện công tác quản lý, bao
trùm lên toàn bộ các nội dung của công tác quản lý, từ khâu xây dựng chính sách, tổ
chức thực hiện chính sách đến việc kiểm tra việc thực hiện chính sách.
Địa bàn quản lý rộng khắp trải dài trên toàn bộ lãnh thổ, từ cửa khẩu biên giới
trên đất liền, trên biển và trong thị trường nội địa.
- Kiểm tra kiểm soát việc thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu trong thực
tiễn bao gồm cả việc giải quyết khiếu nại về thuế xuất nhập khẩu.
* Mục tiêu của quản lý thu thuế xuất nhập khẩu:
5
Mục tiêu bao trùm của quản lý thuế xuất nhập khẩu là phát huy một cách tốt nhất,
có hiệu quả nhất và đầy đủ các vai trò của công cụ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Tùy theo điều kiện về trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước trong từng giai đoạn mà
nhấn mạnh, quan tâm đến từng mục tiêu cụ thể ở những mức độ khác nhau, nhưng dù
ở các nước phát triển hay các nước đang phát triển thì công tác quản lý thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu cũng nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
- Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ thuế xuất nhập khẩu.
- Bảo hộ hợp lý và có hiệu quả nền sản xuất trong nước và phù hợp với thông lệ
quốc tế.
- Kiểm soát chặt chẽ và điều tiết linh hoạt đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hoá.
- Khẳng định chủ quyền và bảo vệ an ninh quốc gia, chống phân biệt đối xử trong
thương mại quốc tế.
1.1.2. Nội dung cụ thể của quản lý thu thuế xuất nhập khẩu của ngành Hải
quan:
1.1.2.1 Các loại thuế, phí do cơ quan Hải quan thu:
Theo qui định của pháp luật hiện hành, ngành Hải quan chịu trách nhiệm thu các
loại thuế và phí đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, dịch vụ xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hoá, bao gồm:
- Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
-Thu thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với hàng hoá nhập khẩu là đối tượng chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt).
-Thu thuế giá trị gia tăng (đối với hàng hoá nhập khẩu).
-Thu thuế thu nhập cá nhân (đối với đối tượng nhận quà biếu nhập khẩu có trị giá
theo qui định phải nộp thuế thu nhập).
-Thu thuế để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử
trong nhập khẩu hàng hoá.
-Thu lệ phí hải quan.
6
-Thu phạt chậm nộp thuế theo qui định của luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
-Thu xử phạt vi phạm hành chính về hải quan.
-Thu bán hàng tịch thu thông qua hoạt động điều tra chống buôn lậu.
1.1.2.2. Quản lý khai thuế:
i) Trách nhiệm của người nộp thuế:
Với cơ chế người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm
trước pháp luật về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, người nộp thuế đóng vai trò chủ
động trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cũng như nâng cao tính tự giác, tuân thủ
chấp hành pháp luật. Theo quy định hiện hành, người nộp thuế có trách nhiệm sau
trong việc khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
- Tự kê khai đầy đủ, chính xác, trung thực các tiêu chí trên tờ khai hải quan và
các chứng từ phải nộp, phải xuất trình theo quy định của pháp luật, các yếu tố làm căn
cứ, liên quan đến tính thuế hoặc miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, xét hoàn
thuế, không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia
tăng, thuế bảo vệ môi trường (trừ việc kê khai thuế suất, số tiền thuế phải nộp đối với
hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế);
- Tự xác định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai số tiền thuế phải
nộp; số tiền thuế được miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế hoặc không
thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế
bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật; kê khai số tiền thuế phải nộp trên
giấy nộp tiền theo quy định của Bộ Tài chính về thu, nộp thuế và các khoản thu khác
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kê khai thuộc đối tượng không chịu thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi
trường hoặc miễn thuế, xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế
suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan và đã được xử lý theo
kê khai nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được
miễn thuế, xét miễn thuế, áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn
ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất
7
khẩu và hàng hóa tạm nhập - tái xuất chuyển tiêu thụ nội địa thì người nộp thuế phải
thực hiện khai hải quan đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ
nội địa theo quy định.
ii)Trách nhiệm của cơ quan hải quan đối với nhiệm vụ quản lý thu thuế xuất nhập
khẩu:
- Tổ chức thực hiện thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp
luật.
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về
thuế;
- Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho
người nộp thuế;
- Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, hoàn
thuế theo theo quy định của pháp luật về thuế;
- Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo
quy định của pháp luật;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo
thẩm quyền;
- Giao kết luận, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho đối tượng kiểm tra
thuế, thanh tra thuế và giải thích khi có yêu cầu;
- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của Luật này.
1.1.2.3. Quản lý thu, nộp thuế xuất nhập khẩu:
i) Phương thức thu nộp thuế, thời hạn nộp thuế, và thời điểm tính thuế xuất nhập
khẩu:
Điều 44 Luật Quản lý thuế năm 2006 quy định địa điểm và hình thức nộp thuế,
theo đó người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước: Tại Kho bạc
Nhà nước; Tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế; Thông qua tổ chức
được cơ quan quản lý thuế uỷ nhiệm thu thuế; Thông qua ngân hàng thương mại, tổ
chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.
8
Tương ứng với từng loại hình hàng hóa sẽ có thời hạn thời hạn nộp thuế khác
nhau theo quy định tại Luật Quản lý thuế năm 2006 và Luật sửa đổi bổ sung Luật
Quản lý thuế năm 2012:
Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá,
thuế chống trợ cấp (trong thời hạn hiệu lực của Quyết định áp dụng của Bộ trưởng Bộ
Công Thương) là ngày đăng ký tờ khai hải quan. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được
tính theo mức thuế, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế tại thời điểm tính thuế.
ii) Phương pháp tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Có nhiều phương pháp tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, nói
chung các phương pháp sau đây thường được áp dụng:
+ Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ: Là phương pháp tính thuế mà số thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu được ấn định theo tỷ lệ % của trị giá hàng xuất khẩu, nhập khẩu;
tỷ lệ % ở đây được quy định cao hay thấp tuỳ theo từng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu.
Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hoá
áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm được căn cứ vào số lượng đơn vị từng mặt hàng
thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, trị giá tính thuế, thuế suất từng
mặt hàng và được thực hiện theo công thức sau:
xuất khẩu,
=
hàng thực tế xuất khẩu,
Thuế
Trị giá tính
Số lượng đơn vị từng mặt
Số tiền thuế
x
thuế tính trên
x
suất của
thuế nhập khẩu
nhập khẩu ghi trong tờ
một đơn vị
từng mặt
phải nộp
khai hải quan
hàng hóa
hàng
+ Phương pháp tính thuế theo đơn vị hàng hoá (thuế tuyệt đối): Là phương pháp
tính thuế mà số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được ấn định cụ thể trên một đơn vị
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, đơn vị có thể là chiếc, cái, tấn, m3… mà không quan
P
P
tâm đến trị giá mua của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đó. Ví dụ như: 15.000
USD/chiếc xe tô tô đã qua sử dụng…
Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp theo mức thuế
9
tuyệt đối thực hiện theo công thức sau:
khẩu, thuế nhập
=
mặt hàng thực tế xuất
Tỷ
Mức thuế tuyệt
Số lượng đơn vị từng
Số tiền thuế xuất
X
đối quy định
x
giá
khẩu phải nộp
khẩu, nhập khẩu ghi
trên một đơn vị
tính
theo mức thuế
trong tờ khai hải quan
hàng hoá
thuế
tuyệt đối
áp dụng thuế tuyệt đối
+ Phương pháp tính thuế kết hợp: Là phương pháp tính thuế kết hợp giữa phương
pháp tính thuế theo tỷ lệ và phương pháp tính theo đơn vị hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu. Theo phương pháp này thì ngoài việc phải nộp thuế theo tỷ lệ % của trị giá hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu còn phải nộp một khoản thuế theo đơn vị của hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu.
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu phải nộp đối với
Số tiền thuế tính theo
hàng hóa áp dụng thuế hỗn
tỷ lệ
=
Số tiền thuế tuyệt đối
phải nộp tính theo thuế
+
hợp
tuyệt đối
iii) Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
* Đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%), căn cứ tính thuế
là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải
quan, giá tính thuế từng mặt hàng và thuế suất từng mặt hàng.
+ Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: là số lượng mặt hàng thực tế xuất
khẩu, nhập khẩu. Số lượng này được xác định dựa vào tờ khai hải quan của các tổ
chức, cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Trị giá hải quan:
Trị giá hải quan của hàng xuất khẩu: là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu
xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F),
10
Trị giá hải quan của hàng nhập khẩu: là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu
nhập đầu tiên, được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị
giá hải quan và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá hải quan. Các phương
pháp xác định trị giá hải quan bao gồm:
(1) Phương pháp trị giá giao dịch;
(2) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;
(3) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
(4) Phương pháp trị giá khấu trừ;
(5) Phương pháp trị giá tính toán;
(6) Phương pháp suy luận.
Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng
phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho
nhau.
+Thuế suất của hàng hoá:
Thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại
Biểu thuế xuất khẩu.
Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng,
gồm: thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường.
Thuế suất ưu đãi: áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm
nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với
Việt Nam. Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế ưu
đãi do Bộ Tài chính ban hành.
Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ
nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ
thương mại với Việt nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh quan thuế
hoặc để tạo thuận lợi cho việc giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc
biệt khác.
11
Thuế suất thông thường: áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ
nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không
thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu đối với Việt Nam. Thuế suất thông
thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt
hàng tương ứng quy định tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
* Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
Phương pháp tính thuế:
Số lượng đơn vị từng
Số tiền thuế tự
mặt hàng thực tế nhập
Giá
Thuế suất thuế
vệ, thuế chống
khẩu ghi trong tờ khai
tính
tự vệ, thuế
bán phá giá
=
hải quan áp dụng thuế
X
thuế
X
chống bán phá
hoặc thuế chống
tự vệ, thuế chống bán
nhập
giá hoặc thuế
trợ cấp phải nộp
phá giá hoặc thuế chống
khẩu
chống trợ cấp
trợ cấp
Số tiền thuế tự
Tổng số tiền thuế nhập
khẩu phải nộp cho hàng
hóa áp dụng thuế tự vệ,
=
thuế chống bán phá giá
Số tiền thuế phải nộp tính
theo quy định
vệ, thuế chống
+
bán phá giá hoặc
thuế chống trợ
cấp phải nộp
hoặc thuế chống trợ cấp
* Đối với hàng hoá áp dụng mức thuế suất tuyệt đối:
Căn cứ tính thuế là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi
trong tờ khai hải quan và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa.
Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từng
mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu trong tờ khai hải quan thuộc danh mục hàng
hoá áp dụng thuế suất tuyệt đối.
+ Tỷ giá tính thuế:
12
Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá
tính thuế là tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm cuối ngày của
ngày thứ năm tuần trước liền kề hoặc là tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền trước
ngày thứ năm trong trường, hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ. Tỷ giá này được
sử dụng để xác định tỷ giá tính thuế cho các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần.
Đối với các ngoại tệ không được Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam công bố tỷ giá thì xác định theo tỷ giá tính chéo giữa đồng
Việt Nam với một số ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Đối với các
ngoại tệ chưa được công bố tỷ giá tính chéo thì xác định theo nguyên tắc tính chéo
giữa tỷ giá đô la Mỹ (USD) với đồng Việt Nam và tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ với các
ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Tỷ giá do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam công bố là tỷ giá được đưa tin mới nhất trên trang điện tử của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
1.1.2.4. Quản lý nợ thuế xuất nhập khẩu:
Quản lý nợ thuế: là hoạt động của cơ quan thuế nhằm thực hiện đôn đốc số thuế
mà người nộp thuế đã kê khai, cơ quan thuế đã tính, các cơ quan chức năng phát hiện
và thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan thuế xác định đây là nghĩa vụ của người nộp
thuế và đã thông báo cho người nộp thuế nhưng đã hết thời hạn quy định mà chưa nộp
vào ngân sách nhà nước.
Nợ thuế: Là các khoản tiền thuế, phí, lệ phí, tiền chậm nộp và các khoản phải
nộp khác theo quy định của pháp luật về thuế mà người nộp thuế đã kê khai, cơ quan
thuế đã tính; các cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan
thuế xác định đây là nghĩa vụ của người nộp thuế và đã thông báo cho người nộp thuế
nhưng đã hết thời hạn quy định trên mà chưa nộp vào NSNN.
Người Nợ thuế: Là người nộp thuế có khoản tiền thuế nợ
Khoản nợ: là số tiền thuế nợ được xác định theo từng lần phát sinh
Nợ thuế có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội như:
+ Nợ thuế gây thất thu NSNN
13