Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.38 KB, 88 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QTKD

PHAN THỊ ÁNH HOÀNG

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP CỦA
NÔNG HỘ Ở HUYỆN LONG MỸ TỈNH HẬU
GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã ngành: 52620115

Tháng 08/2014
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

1


KHOA KINH TẾ - QTKD

PHAN THỊ ÁNH HOÀNG
MSSV: 4114616

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP CỦA
NÔNG HỘ Ở HUYỆN LONG MỸ TỈNH HẬU
GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Ngành Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã ngành: 52620115

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TS. PHẠM LÊ THÔNG

Tháng 08/2014

2


LỜI CẢM TẠ
Sau khoảng thời gian học tập tại Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh
trƣờng Đại học Cần Thơ, đƣợc sự truyền đạt, chỉ dạy tận tình của quý thầy cô
em đã tiếp thu đƣợc rất nhiều kiến thức bổ ích và những kinh nghiệm thực tế,
đặc biệt là trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Nhân đây, em xin gửi
lời cảm ơn đến:
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Khoa Kinh Tế & Quản trị kinh
doanh đã tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này, đặc biệt là thầy Phạm Lê
Thông đã tận tình hƣớng dẫn, định hƣớng kiến thức và góp ý kiến để em hoàn
thành tốt đề tài luận văn này.
Chân thành biết ơn thầy cố vấn học tập Ths. Nguyễn Văn Ngân đã quan
tâm, dìu dắt, động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian em bƣớc chân vào
giảng đƣờng Đại học.
Chân thành cảm ơn các cô chú, các anh chị phòng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang, các chú, các anh tại các xã,
các ấp và bà con nông dân tại địa phƣơng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
thực hiện luận văn của mình.
Em xin gởi lời cảm ơn đến gia đình đã khuyến khích, động viên, tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và sự giúp đỡ các bạn

lớp kinh tế nông nghiệp 1 khóa 37 trong học tập cũng nhƣ lúc em thực hiện
luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô khoa Kinh tế & Quản trị Kinh
doanh cùng quý Cô Chú, Anh Chị tại phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Huyện Long Mỹ và các chú, các anh tại các xã, ấp đƣợc dồi dào sức
khỏe, công tác tốt, luôn vui vẻ trong cuộc sống và thành đạt trong công việc.
Trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2014

Ngƣời thực hiện

Phan Thị Ánh Hoàng

3


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa dùng cho bất cứ luận
văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2014


Ngƣời thực hiện

Phan Thị Ánh Hoàng

4


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
………..…, ngày……….tháng………năm 2014
Thủ trƣởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

5



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
…………, ngày……….tháng……….. năm 2014
Giảng viên hƣớng dẫn
(ký tên và ghi họ tên)

Ts. Phạm Lê Thông

6


MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1 ..................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................. 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..................................................................... 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................... 3
1.4.1 Không gian ...................................................................................... 3
1.4.2 Thời gian ......................................................................................... 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 3
1.4.4 Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 3
CHƢƠNG 2 ..................................................................................................... 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 4
2.1.1 Nông hộ ........................................................................................... 4
2.1.2 Kinh tế hộ ........................................................................................ 5
2.1.3 Nguồn lực nông hộ .......................................................................... 5
2.1.4 Thu nhập ......................................................................................... 8
2.1.5 Đa dạng hóa thu nhập ..................................................................... 9
2.1.6 Các hoạt động đa dạng hóa thu nhập ........................................... 10
2.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đa dạng hóa thu nhập ............................... 11
2.2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ..................................................................... 13
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 17
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................... 17
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu ..................................................... 18
CHƢƠNG 3 ................................................................................................... 23
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG 23
3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN LONG
MỸ, TỈNH HẬU GIANG ............................................................................... 23
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 23

7



3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................. 25
3.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA HUYỆN LONG MỸ ................... 27
3.2.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp .................................................... 27
3.2.2 Tình hình sản xuất công nghiệp .................................................... 33
3.2.3 Tình hình sản xuất thương mại – dịch vụ ...................................... 34
3.2.4 Thu nhập bình quân đầu người ..................................................... 35
CHƢƠNG 4 ................................................................................................... 36
THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở
HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG ................................................. 36
4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NÔNG HỘ .............................................. 36
4.1.1 Nhân khẩu và số lao dộng ............................................................. 36
4.1.2 Một số đặc điểm của chủ hộ .......................................................... 37
4.1.3 Một số đặc điểm của thành viên trong hộ ..................................... 39
4.1.4 Đặc điểm về lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. 41
4.1.5 Tổng diện tích đất canh tác ........................................................... 42
4.2 THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ .... 43
4.2.1 Thực trạng thu nhập của nông hộ ................................................. 43
4.2.2 Mức độ đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ................................. 46
4.2.3 Thực trạng vay vốn của nông hộ ................................................... 50
CHƢƠNG 5 ................................................................................................... 52
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP CỦA
NÔNG HỘ Ở HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG ........................ 52
5.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP
CỦA NÔNG HỘ ............................................................................................. 52
5.2 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐA
DẠNG HÓA THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ ................................................. 58
5.2.1 Thuận lợi ....................................................................................... 58
5.2.2 Khó khăn ....................................................................................... 58

5.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐA DẠNG HÓA CÁC HOẠT ĐỘNG
TẠO THU NHẬP CHO NÔNG HỘ .............................................................. 60
CHƢƠNG 6 ................................................................................................... 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 62
6.1 KẾT LUẬN .......................................................................................... 62
6.2 KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 63
6.2.1 Đối với nông hộ ............................................................................. 63

8


6.2.2 Đối với chính quyền ...................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64
PHỤ LỤC 1..................................................................................................... 66
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................... 69

9


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Cơ cấu phân phối mẫu điều tra của huyện Long Mỹ ....................... 18
Bảng 2.2 Diễn giải các biến và kỳ vọng về dấu của các hệ số ........................ 21
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất ở huyện Long Mỹ năm 2012 – 2013 ........... 24
Bảng 3.2 Đặc điểm dân số huyện Long Mỹ qua các năm 2011 – 2013 .......... 25
Bảng 3.3 Diện tích và sản lƣợng lúa của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang từ
năm 2011 – 2013...............................................................................................27
Bảng 3.4 Diện tích và sản lƣợng các loại cây màu của huyện Long Mỹ tỉnh
Hậu Giang từ năm 2011 – 2013 ....................................................................... 28
Bảng 3.5 Diện tích và sản lƣợng cây công nghiệp hàng năm (cây mía) từ năm

2011 – 2013 .................................................................................................... 29
Bảng 3.6 Diện tích và sản lƣợng một số loại cây ăn trái ở huyện Long Mỹ giai
đoạn 2011 – 2013 ............................................................................................ 30
Bảng 3.7 Số lƣợng và sản lƣợng gia súc gia cầm ở huyện Long Mỹ tỉnh Hậu
Giang từ năm 2011 – 2013 .............................................................................. 31
Bảng 3.8 Sản lƣợng thủy sản và giá trị khai thác, nuôi trồng của huyện Long
Mỹ tỉnh Hậu giang giai đoạn 2011 – 2013 ...................................................... 32
Bảng 3.9 Số cơ sở và giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Long Mỹ
tỉnh Hậu Giang năm 2011 – 2013 .................................................................... 33
Bảng 3.10 Số cơ sở kinh doanh và giá trị sản xuất thƣơng mại dịch vụ ở
huyện ................................................................................................................ 34
Bảng 3.11 Giá trị gia tăng bình quân đầu ngƣời ở huyện Long Mỹ, Hậu Giang
từ năm 2011 – 2013 ......................................................................................... 35
Bảng 4.1 Đặc điểm nhân khẩu của hộ nông dân ở huyện Long Mỹ, Hậu Giang
.......................................................................................................................... 36
Bảng 4.2 Một số đặc điểm của chủ hộ ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang .... 37
Bảng 4.3 Đặc điểm giới tính và lao động trong độ tuổi và ngoài độ tuổi của
các thành viên trong hộ ................................................................................... 39
Bảng 4.4 Đặc điểm về trình độ học vấn của các thành viên trong hộ ............. 41
Bảng 4.5 Đặc điểm về lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp của
hộ...................................................................................................................... 41
Bảng 4.6 Diện tích đất canh tác của nông hộ .................................................. 42
Bảng 4.7 Thu nhập của nông hộ năm 2013 ở huyện Long Mỹ ....................... 43
Bảng 4.8 Thông tin về các nguồn thu nhập của nông hộ ................................. 45

10


Bảng 4.9 Số hoạt động tạo thu nhập của nông hộ ở huyện Long Mỹ trong năm
2013 ................................................................................................................. 47

Bảng 4.10 Các nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp của nông hộ năm 2013 ... 48
Bảng 4.11 Thực trạng vay vốn của nông hộ năm 2013 ................................... 50
Bảng 5.1 Một số tiêu chí cơ bản của nông hộ trong mẫu khảo sát .................. 52
Bảng 5.2 Kết quả mô hình hồi quy theo phƣơng pháp OLS. .......................... 53

11


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1 Thu nhập của nông hộ năm 2013 ..................................................... 44
Hình 4.2 Cơ cấu thu nhập của nông hộ ở huyện Long Mỹ năm 2013 ............ 46
Hình 4.3 Tỷ trọng các nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp và số hoạt động.. 49
Hình 4.4 Thông tin về nguồn vốn vay của nông hộ năm 2013 ....................... 51

12


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Đvt

:

Đơn vị tính.

Stt

:

Số thứ tự.


VA

:

Giá trị tăng thêm.

GDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội.

THCS

:

Trung học cơ sở.

UBND

:

Uỷ ban nhân dân.

HDNN

:

Hội đồng nhân dân.


ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long.

OLS (Ordinary least squares)
thông thƣờng.

:

13

Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nông nghiệp là một trong những ngành đóng vai trò rất quan trọng trong
nền kinh tế đất nƣớc, góp phần không nhỏ vào sự phát triển đời sống của
ngƣời dân. Đó là một trong các ngành sản xuất vật chất chủ yếu cho xã hội
hiện nay. Khu vực hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là nông thôn, nơi
có lực lƣợng lao động chiếm đa số. Trong những năm gần đây, ngành nông
nghiệp luôn có những bƣớc tiến vƣợt bậc, điển hình là tốc độ tăng trƣởng GDP
năm 2013 toàn ngành đạt 2,67% (Cục Thống kê, 2013), giá trị sản xuất nông
nghiệp liên tục tăng góp phần gia tăng thu nhập của nông hộ. Những chính
sách phát triển nông nghiệp, nông thôn mới nhƣ: tín dụng, Tam Nông, … đã
từng bƣớc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nông dân.

Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã phần nào ảnh hƣởng
đến nền nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay.
Hậu Giang là tỉnh mới đƣợc tách ra trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành
chính năm 2004 từ tỉnh Cần Thơ nên đƣợc coi là tỉnh còn yếu kém về sự phát
triển kinh tế - xã hội so với các tỉnh khác. Mặc dù, tốc độ tăng trƣởng kinh tế
bình quân giai đoạn 2004 – 2013 đạt 12,39%, năm 2013 là 12,31% (Cục thống
kê tỉnh Hậu Giang, 2013) nhƣng quy mô tăng trƣởng còn nhỏ so với các tỉnh
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Ngoài ra, nếu so tỷ trọng thu
nhập giá trị tăng thêm của tỉnh Hậu Giang với cả vùng trong giai đoạn này chỉ
chiếm khoảng 3,7 – 4,0% đạt 27,3 triệu đồng/ngƣời/năm và bằng 84 – 85%
VA/ngƣời của vùng ĐBSCL (UBND tỉnh Hậu Giang, 2013). Bên cạnh đó, đa
phần ngƣời dân làm nghề nông và nông nghiệp là chính, vì vậy đời sống nông
dân chịu ảnh hƣởng khi nó thay đổi. Vấn đề đa dạng hóa thu nhập từ các
ngành nghề cũng từ đó mà phát triển.
Điển hình là huyện Long Mỹ, một trong những huyện đi đầu trong tỉnh
về nghề nông, với diện tích tự nhiên 39.848 ha, diện tích đất nông nghiệp hơn
35.358 ha với hơn 70% dân số thu nhập từ nông nghiệp (Niên giám thống kê,
2013) đã phản ánh rõ rệt. Hiện nay, toàn huyện có diện tích trồng cây ăn trái
tƣơng đối cao và là một trong các nguồn thu nhập chủ yếu của nông hộ. Hơn
nữa, nhờ vào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp mà đời sống ngƣời nông dân
cũng từng bƣớc đƣợc nâng cao, thu nhập ngày càng ổn định. Trong 6 tháng
đầu năm 2014, thu nhập bình quân đầu ngƣời của huyện đạt 102,08% so với
Nghị Quyết số 06/2013/NQ-HDND về tình hình phát triển kinh tế - xã hội
năm 2014. Tuy nhiên một thực tế cho thấy, nông dân đang phải đối mặt với

14


nhiều thách thức khó vƣợt qua nếu chỉ bằng nỗ lực của bản thân. Đó là sự thu
hẹp của diện tích đất nông nghiệp vì mục đích công nghiệp hóa, đô thị hóa

trong khi dân số không ngừng gia tăng (Huỳnh Trƣờng Huy và cộng sự,
2008). Thêm vào đó, là sự cạn kiệt nguồn tài nguyên tự nhiên và sự biến đổi
khí hậu làm cho sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân gặp nhiều khó khăn, một
bộ phận di cƣ lao động dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo giữa nông thôn và
thành thị ngày càng tăng làm ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế
của địa phƣơng và thu nhập của ngƣời dân (Reardon và cộng sự, 1992).
Bên cạnh đó, theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu
Giang đến năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, tốc độ tăng
trƣởng kinh tế bình quân đạt 14,7%/năm giai đoạn 2011 – 2015 và 16,3%/năm
giai đoạn 2016 – 2020; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 36,8 triệu
đồng/ngƣời vào năm 2015 và đạt khoảng 72 triệu đồng/ngƣời vào năm 2020.
Ngoài ra, theo Nghị quyết 26 – NQ/T.Ƣ (2008) “Về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn” của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng và các Quyết định của Thủ
tƣớng Chính phủ, Ban chỉ đạo thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây
dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến 2020 tỉnh Hậu Giang đã đề ra kế hoạch:
giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5 – 5,5%/năm, thu nhập nông thôn bình quân
năm 2020 đạt 15 – 20 triệu/ngƣời/năm, tỉ lệ hộ nghèo còn dƣới 5%. Để tỉnh
Hậu Giang đạt đƣợc những mục tiêu trên thì huyện Long Mỹ cần phải nỗ lực
để đạt đƣợc yêu cầu của tỉnh.
Để có đƣợc những căn cứ xác thực và cơ sở khoa học giúp các nhà
nghiên cứu kinh tế cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng có đƣợc giải pháp phát
triển kinh tế - xã hội thì việc đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến đa dạng hóa
thu nhập của hộ nông dân là rất cần thiết. Chính vì thế, tác giả đã chọn và
nghiên cứu đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến đa dạng hóa thu nhập
của nông hộ ở huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến đa dạng hóa thu
nhập của nông hộ ở huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Nghiên cứu nhằm đạt 3 mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
- Phân tích cơ cấu thu nhập và sự đa dạng hóa thu nhập của nông hộ tại
huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang.
- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ.

15


- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh đa dạng hóa thu nhập của nông
hộ trên địa bàn huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Cơ cấu thu nhập của nông hộ tại huyện Long Mỹ hiện nay ra sao ?
- Nông hộ tham gia những hoạt động nào để tạo thu nhập ?
- Các yếu tố nào ảnh hƣởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ?
- Các giải pháp nào nhằm đẩy mạnh hoạt động đa dạng hóa thu nhập cho
các hộ nông dân tại huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang ?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Đề tài đƣợc nghiên cứu tại 4 xã: Long Bình, Long Trị A, Xà Phiên và
Vĩnh Viễn của huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang do nơi đây có sự đa dạng hóa
các ngành nghề khác nhau ở vùng gần và xa thị trấn.
1.4.2 Thời gian
Thời gian thực hiện đề tài bắt đầu từ tháng 8/2014 đến tháng 11/2014. Số
liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài qua các năm 2012, 2013 và 6 tháng đầu
năm 2014. Số liệu sơ cấp thu đƣợc do phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân ở
huyện Long Mỹ năm 2014.
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ tại huyện Long Mỹ tỉnh
Hậu Giang và các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập nông hộ.
1.4.4 Nội dung nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu cơ cấu thu nhập và sự đa dạng hóa thu nhập của
nông hộ, các yếu tố ảnh hƣởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ và từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đa dạng thu nhập cho nông
hộ.

16


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Nông hộ
Theo Ellis (1993), nông hộ đƣợc định nghĩa nhƣ là hộ mà tham gia vào
các hoạt động sản xuất gắn liền với lĩnh vực nông nghiệp, nhƣng nói một cách
tổng thể nó sẽ bao hàm cả lĩnh vực phi nông nghiệp. Cụ thể là những ngƣời
nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, dịch vụ và tiểu thủ công
nghiệp hoặc kết hợp nhiều nghề sử dụng lao động và nguồn vốn để sản xuất
kinh doanh là chủ yếu. Ngoài ra họ còn có thêm các hoạt động khác nhƣng đó
chỉ là hoạt động phụ.
- Đặc trƣng của hộ nông dân:
+ Sản xuất của hộ nông dân vẫn còn trong tình trạng sản xuất nhỏ lẻ,
manh mún, sản xuất theo kiểu truyền thống dựa trên công cụ sản xuất thủ
công, trình độ canh tác lạc hậu, hiệu quả sản xuất thấp, trình độ khai thác tự
nhiên thấp.
+ Hộ nông dân có sự gắn bó của các thành viên về huyết thống, về quan
hệ hôn nhân, có lịch sử và truyền thống lâu đời, … nên các thành viên trong
nông hộ gắn bó với nhau trên các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan
hệ phân phối. Do thống nhất về lợi ích nên sự gắn kết, tính tự nguyện, tự giác
cao trong lao động. Trong mỗi nông hộ bố mẹ vừa là chủ hộ, vừa là ngƣời tổ
chức sản xuất. Vì vậy, tổ chức sản xuất trong hộ nông dân có nhiều ƣu việt và

có tính đặc thù.
+ Hộ nông dân còn là đơn vị tái tạo nguồn lao động. Sự tái tạo bao gồm
việc sinh, nuôi, dƣỡng và giáo dục con cái, truyền nghề, đào tạo nghề … đây
cũng là đặc trƣng của hộ nông dân.
- Vai trò của nông hộ
+ Với các đặc trƣng về sự gắn bó của các thành viên, về mặt sở hữu,
quản lý và phân phối nên rất phù hợp với đặc điểm sinh học của sản xuất nông
nghiệp, hộ nông dân có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất nông sản đáp
ứng yêu cầu của xã hội.
+ Hộ nông dân có vai trò quan trọng trong việc khai thác các nguồn lực,
trƣớc hết là nguồn nhân lực của hộ và ruộng đất đã đƣợc Nhà nƣớc giao. So
với trang trại, hiệu quả sử dụng các nguồn lực của hộ có kém hơn, nhƣng với
bản tính cần cù, chịu khó khi các nguồn lực đƣợc giao cho hộ quản lý và tổ

17


chức sử dụng, các hộ nông dân đang có vai trò quan trọng trong việc khai thác
các nguồn lực để sản xuất nông sản đáp ứng nhu cầu xã hội.
+ Với tƣ cách là những đơn vị kinh tế tự chủ, hộ nông dân từng bƣớc
thích ứng với cơ chế thị trƣờng, áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ
vào sản xuất, thực hiện liên doanh, liên kết. Vì vậy, các hộ nông dân đã có vai
trò quan trọng trong tiến trình chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa
theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Hộ nông dân hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, bộ máy quản lý gọn nhẹ,
năng động nên có thể dễ dàng đáp ứng đƣợc những thay đổi của nhu cầu thị
trƣờng mà không sợ tốn kém về mặt chi phí.
+ Là thành phần chủ yếu ở nông thôn, hộ nông dân có vai trò quan trọng
trong xây dựng các cơ sở hạ tầng, khôi phục các thuần phong mỹ tục và xây
dựng nông thôn mới (Trần Quốc Khánh, 2005).

2.1.2 Kinh tế hộ
Kinh tế hộ là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của xã hội, mà trong đó các
hoạt động sản xuất sử dụng chủ yếu là nguồn lực gia đình với mục đích là đáp
ứng nhu cầu của hộ gia đình. Các thành viên trong hộ có chung ngân quỹ, ăn
chung một nhà, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tuỳ
thuộc vào chủ hộ, đƣợc Nhà nƣớc thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển.
Quá trình sản xuất của hộ đƣợc tiến hành một các độc lập và điều quan trọng
là các thành viên cuả hộ thƣờng có cùng huyết thống, thƣờng cùng chung một
ngôi nhà, có quan hệ chung với nhau, họ cũng là một đơn vị để tổ chức lao
động.
Có thể nói kinh tế nông hộ còn bao gồm toàn bộ các khâu của quá trình
tái sản xuất mở rộng: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Kinh tế hộ thể
hiện đƣợc các loại hộ hoạt động kinh tế trong nông thôn nhƣ hộ nông nghiệp,
hộ nông - lâm - ngƣ nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thƣơng nghiệp, ngƣ
nghiệp.
2.1.3 Nguồn lực nông hộ
- Nguồn lực vốn (tài chính)
Vốn là yếu tố đầu vào rất cần thiết cho sản xuất nói chung và sản xuất
nông nghiệp nói riêng. Đó là yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng đến hiệu quả sản
xuất và thu nhập của nông hộ. Trong nông nghiệp, vốn không thể thiếu bởi
nông hộ cần sử dụng vốn để mua máy móc thiết bị, vật tƣ nông nghiệp, giống,
phân bón, thuê lao động, … nhằm đảm bảo tính thời vụ và giảm thiểu rủi ro,
qua đó làm tăng thu nhập. Ngoài ra, vốn còn giúp nông hộ đầu tƣ phát triển hệ

18


thống thủy lợi, áp dụng kỹ thuật mới và đa dạng hóa sản xuất các ngành nghề
để nâng cao thu nhập, mua sắm và trang trải chi phí cho các vật liệu đầu vào
để hạn chế tối thiểu doanh thu thấp khi chịu sức ép của thị trƣờng từ giá cả

không cao (Mink và cộng sự, 2004).
Vốn của nông hộ đƣợc hình thành từ nhiều nguồn: tích lũy từ kết quả sản
xuất, kinh doanh, vay tín dụng hay nguồn hỗ trợ từ Nhà nƣớc, các tổ chức xã
hội và ngƣời thân, .... . Trƣớc bối cảnh hiện nay, thu nhập của nông hộ còn
thấp nên không đủ tích lũy để tái đầu tƣ, vốn ngân sách lại rất hạn chế bởi phải
san sẻ cho các khu vực kinh tế khác, trong khi đó vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài
vào lĩnh vực nông nghiệp của nƣớc ta không đáng kể do khả năng sinh lợi
thấp, vốn bán chính thức và phi chính thức lại nhỏ lẻ nên ít đƣợc sử dụng cho
sản xuất. Do đó, tín dụng chính thức trở nên hết sức quan trọng đối với các
nông hộ. Tuy nhiên, một khó khăn cho nông hộ khi vay tín dụng chính thức là
việc thế chấp tài sản không đủ bù đắp cho sự rủi ro cũng nhƣ những bất trắc
khó lƣờng ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng nhƣ mất mùa, mất
giá hay dịch bệnh từ nông sản, từ đó tạo có hội cho tín dụng phi chính thức
phát triển với lãi suất cao và nông hộ phải phụ thuộc vào đó nên làm cho thu
nhập giảm xuống (Lê Khƣơng Ninh, 2011).
- Nguồn lực lao động
Lao động cũng là yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất nông nghiệp,
bao gồm cả số lƣợng lẫn chất lƣợng. Khi điều kiện sản xuất ít đƣợc cơ giới
hóa thì số lƣợng lao động là yếu tố cơ bản giúp làm tăng thu nhập cho nông
hộ. Tuy nhiên, do tính thời vụ và trình độ của ngƣời lao động còn hạn chế, khó
tham gia các hoạt động phi nông nghiệp nên tình trạng lao động nhàn rỗi ở
nông thôn còn khá lớn. Thêm vào đó, tình trạng lao động trong hộ còn phụ
thuộc khi nông hộ đã ý thức hơn từ việc tạo điều kiện học tập cho con cái
trong thời kỳ hiện đại nên số lao động trực tiếp tạo thu nhập sẽ ít lại. Vì vậy,
đối với một số hộ tuy có nhiều ngƣời trong độ tuổi lao động nhƣng không tăng
thêm đƣợc thu nhập cho hộ.
Theo các nhà nghiên cứu nhƣ Hufman (1977), Foster & Rosenzweig
(1996), Yang (2004), chất lƣợng lao động đƣợc thể hiện ở trình độ học vấn, kỹ
năng, kinh nghiệm, … . Trong đó, trình độ học vấn đóng vai trò then chốt cho
sự phát triển của một cá nhân, một tổ chức cũng nhƣ một quốc gia. Yếu tố

quyết định lợi thế mỗi ngƣời là sự hiểu biết từ kiến thức đã đƣợc tích lũy, kỹ
năng áp dụng phƣơng pháp kỹ thuật mới vào sản xuất, sử dụng hiệu quả các
nguồn lực trong điều kiện tốt nhất thông qua học vấn. Hơn nữa, học vấn cũng
sẽ giúp tăng cƣờng khả năng nắm bắt và xử lý thông tin thị trƣờng kịp thời để

19


tạo ra cơ hội tham gia các hoạt động phi nông nghiệp, qua đó làm tăng thu
nhập. Đối với những lao động có trình độ học vấn thấp thì khả năng tạo thu
nhập cao là rất ít vì ngƣợc lại với những yếu tố trên. Mặt khác, vấn đề này
cũng ảnh hƣởng thiết thực đến nông thôn khi chủ hộ là ngƣời quyết định các
vấn đề quan trọng của cả hộ. Do đó, trình độ học vấn của chủ hộ cũng sẽ ảnh
hƣởng đến thu nhập của bản thân và nghề nghiệp, cơ hội việc làm của các
thành viên cũng nhƣ thu nhập của hộ. Nếu chủ hộ có trình độ học vấn cao thì
các thành viên trong hộ cũng có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn khá
hơn, có thể tham gia nhiều ngành nghề, đạt đƣợc địa vị xã hội cao và tạo nhiều
mối quan hệ hơn. Các mối quan hệ này giúp có đƣợc nhiều thông tin và cơ hội
tiếp cận các nguồn vốn ƣu đãi, kỹ thuật sản xuất mới, … góp phần nâng cao
thu nhập. Ngoài ra, một bộ phận chủ hộ không có trình độ học vấn cao và sản
xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của chủ hộ cũng giúp phòng tránh đƣợc
nhiều rủi ro do thời tiết, khí hậu, sâu bệnh gây ra, vận dụng đƣợc thời điểm
sản xuất và thu hoạch phù hợp với nhu cầu thị trƣờng, qua đó làm tăng thu
nhập cho nông hộ (Marsh và cộng sự, 2007).
- Nguồn lực đất đai
Đất đai là điều kiện cơ bản và cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất.
Đối với nông nghiệp, đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt và đóng vai trò quan
trọng trong hầu hết các hoạt động nông nghiệp mà đối tƣợng chủ yếu là cây
trồng và vật nuôi. Với đặc điểm này, nông hộ muốn tăng thu nhập thì cần
không ngừng nâng cao độ phì nhiêu của đất, thích ứng theo hệ sinh thái nông

nghiệp nhằm cải thiện năng suất, chất lƣợng trên từng diện tích đất canh tác để
tăng mức sản lƣợng (Đinh Phi Hổ, 2003). Nghiên cứu của Marsh và cộng sự
(2007) cũng đã cho thấy quy mô đất đai của nông hộ có ảnh hƣởng thuận
chiều với thu nhập bình quân đầu ngƣời của nông hộ, các nông hộ có diện tích
đất lớn thƣờng là các hộ khá giả. Phần lớn các hộ nghèo có diện tích đất ít hơn
hoặc không có ruộng đất và tình trạng nông hộ có ít đất sản xuất hoặc không
có đất đang lan rộng. Tuy nhiên những hộ này vẫn có thể tăng cƣờng sức lao
động, vốn dầu tƣ cũng nhƣ ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản suất để tăng
năng suất, sản lƣợng trên diện tích đất ít nhƣ thế cũng sẽ tăng thu nhập cao
hơn cho nông hộ khi sản phẩm ngày càng tăng.
- Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố cơ bản cho sự phát triển của địa
phƣơng, nó giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội
nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đầu tƣ cơ sở hạ tầng bao gồm:
đầu tƣ cho thuỷ lợi, hệ thống điện, nƣớc sạch, đƣờng giao thông, trƣờng học,

20


bệnh viện, hệ thống thông tin liên lạc, chợ, ... . Theo Ellis (1998), cơ sở hạ
tầng càng hoàn thiện thì quy mô và tốc độ tăng trƣởng kinh tế nông thôn và
sản xuất nông nghiệp càng có điều kiện mở rộng và nâng cao thu nhập của
nông hộ bởi vì cơ sở hạ tầng tốt không chỉ là động lực để chuyển dịch cơ cấu
nông thôn mà còn kéo theo sự thu hút đầu tƣ vào địa phƣơng và hơn nữa đáp
ứng các yêu cầu kỹ thuật, giảm giá thành sản phẩm và hạn chế các rủi ro trong
đầu tƣ sản xuất. Thực tế cho thấy, những địa phƣơng nào mà cơ sở hạ tầng yếu
kém thì hiệu quả và năng suất thấp, khó thu hút các nhà đầu tƣ và khi đó hạn
chế khả năng cải tạo cơ sở hạ tầng nên có sự phát triển yếu kém hơn so với nơi
khác. Vì vậy, đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng nông thôn là rất quan trọng nhƣng cần
lƣợng vốn khá lớn, nhƣ thế sẽ góp phần xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng

nông thôn phục vụ sản xuất, tạo tiền đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
để đẩy mạnh đa dạng các ngành nghề tạo thu nhập cho nông hộ.
- Nguồn vốn xã hội
Hiện nay, việc tham gia vào các tổ chức xã hội, đoàn thể hay câu lạc bộ
đang ngày càng thu hút nhu cầu của nông hộ vì nó mang lại hiệu quả rất cao từ
sự hỗ trợ về vốn cho nông dân trong hoạt động sản xuất cũng nhƣ đầu tƣ vào
các lĩnh vực phi nông nghiệp. Trong các nghiên cứu thƣờng ít chú trọng đến
nguồn lực này nhƣng sự đóng góp của nó là không nhỏ đối với thu nhập của
nông hộ, đặc biệt là khi mở rộng hoặc đẩy mạnh các ngành nghề tạo thu nhập.
Nếu thành viên trong hộ có gia nhập vào các tổ chức trên thì sẽ tạo đƣợc nhiều
điều kiện để đầu tƣ và mở rộng thêm các hoạt động cho hộ bởi vì điều kiện
tham gia và vay vốn rất thuận lợi và dễ dàng hơn. Từ đó, hoạt động của nông
hộ giảm đƣợc áp lực và từng bƣớc đẩy mạnh ngành nghề của gia đình để ổn
định và nâng cao thu nhập. Ellis (2000) cũng đã từng đề cập đến nguồn lực
này.
Tất cả các yếu tố trên có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản
xuất cũng nhƣ kinh doanh của nông hộ. Nếu biết tận dụng mối liên hệ này sẽ
giúp nông hộ tận dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có, giảm rủi ro và tăng
thu nhập.
2.1.4 Thu nhập
Theo Đinh Phi Hổ (2003), thu nhập là giá trị mà hộ gia đình nhận đƣợc
bao gồm lợi nhuận và chi phí cơ hội của lao động gia đình.
Thực tế, trong sản xuất hay kinh doanh khái niệm thu nhập cũng không
khó định nghĩa tuy là nó bao hàm nhiều yếu tố nhƣng nhìn chung thì thu nhập
là phần giá trị sản xuất tăng thêm mà hộ đƣợc hƣởng để bù đắp cho thù lao lao
động gia đình, cho tích lũy và tái sản xuất mở rộng nếu có. Thu nhập của hộ

21



phụ thuộc vào kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh mà hộ thực hiện
và có thể phân thành 3 loại:
+ Thu nhập nông nghiệp: bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất
trong nông nghiệp nhƣ trồng trọt (lúa, màu, cây ăn trái, …), chăn nuôi (gia
súc, gia cầm, …) và nuôi trồng thủy sản (cá, tôm, …).
+ Thu nhập phi nông nghiệp: là thu nhập tạo ra từ các hoạt động ngành
nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế biến,
sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, … .
Ngoài ra, thu nhập phi nông nghiệp còn đƣợc tạo ra từ các hoạt động
thƣơng mại dịch vụ nhƣ buôn bán, thu gom, … . Thu nhập khác: Đó là các
nguồn thu nhập từ các hoạt động làm thuê, làm công ăn lƣơng, từ các nguồn
trợ cấp xã hội và sản xuất.
Thu nhập của hộ = Tổng thu của hộ - Tổng chi phí vật chất và dịch vụ sử
dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ.
- Thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm: Là tổng các nguồn thu nhập của
hộ/năm chia đều cho số thành viên trong gia đình.
2.1.5 Đa dạng hóa thu nhập
Thuật ngữ “đa dạng hóa thu nhập” là việc tăng số lƣợng các nguồn thu
nhập của nông hộ từ việc phân phối nguồn lực của họ cho các hoạt động khác
nhau nhằm mục đích cải thiện điều kiện sống và giảm rủi ro trong sản xất,
kinh doanh bởi vì việc tạo thu nhập là một trong những chiến lƣợc sinh kế của
hộ. Hơn nữa nông hộ phải thƣờng xuyên đối mặt với các rủi ro chính sách và
điều kiện tự nhiên trong khi đó thị trƣờng bảo hiểm và tín dụng chƣa phát
triển. Vì vậy, nông hộ có xu hƣớng đa dạng hóa các hoạt động để ổn định và
tăng thu nhập (Ellis, 1998).
Theo Joshi và cộng sự (2002), đa dạng hóa thu nhập là sự gia tăng về số
lƣợng nguồn thu nhập và sự cân đối giữa các nguồn thu nhập với nhau. Do đó,
nếu nhƣ nông hộ có hai nguồn thu nhập thì đƣợc xem là đa dạng hóa hơn hộ
khác chỉ có một nguồn thu nhập và hộ với hai nguồn thu nhập mà mỗi nguồn
chiếm 50% tổng thu nhập sẽ đa dạng hơn hộ với một nguồn thu nhập chiếm

tới 90% tổng thu nhập.
Trong nền nông nghiệp hiện đại, đa dạng hóa thu nhập có thể giúp nông
hộ chuyển dịch từ cây trồng có giá trị thấp sang cây trồng có giá trị cao hơn,
hay chuyển sang chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nhằm mục tiêu tăng thu nhập
trên diện tích đất canh tác của nông hộ. Thực tế cho thấy, đa phần nông hộ phụ
thuộc vào nguồn thu nhập từ sự độc canh cây lúa hoặc cây ăn trái. Việc thay

22


đổi cơ cấu mùa vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi có thể giúp hộ đa dạng
nhiều hình thức thu nhập để tránh rủi ro và gia tăng thu nhập. Thêm vào đó,
sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ và so với các ngành khác thì thu nhập
sẽ thấp hơn. Do đó, việc tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp (buôn
bán, làm thuê, xây dựng, …) cũng là một trong những yếu tố đa dạng hóa thu
nhập để tạo nguồn thu nhập ổn định cho nông hộ (Minot và cộng sự, 2006).
Xét ở cấp hộ gia đình, đa dạng hóa thu nhập đƣợc định nghĩa nhƣ là một
quá trình mà trong đó các hộ gia đình nông thôn tăng việc làm và thu nhập của
họ từ ngành phi nông nghiệp. Qua đó, một trong hai phần là chia sẻ thời gian
hoặc là tỷ lệ thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp đƣợc sử dụng để làm nổi
bật tầm quan trọng của thu nhập từ phi nông nghiệp trong sinh kế của nông hộ
(Ellis, 2000).
Nhiều nghiên cứu của các tác giả ở các nƣớc đang phát triển, điển hình là
Châu Phi cho thấy đa dạng hóa thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của hộ. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ ra
rằng mối quan hệ giữa đa dạng hóa theo hƣớng phi nông nghiệp và thu nhập
của nông hộ có chiều hƣớng thuận với nhau.
Reardon (1998) thông qua một vài nghiên cứu từ các vùng nông thôn ở
Châu Phi đã cho thấy tỷ lệ thu nhập từ phi nông nghiệp có thể đóng góp đến
29% tổng số thu nhập của các hộ gia đình nông thôn ở Nam Á. Nhìn chung,

thu nhập phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn quan trọng hơn so với khu vực
gần thành thị nếu hệ thống cơ sở hạ tầng tốt hơn. Đây cũng là xu hƣớng cho
mục đích nghiên cứu đa dạng hóa thu nhập tại vùng nông thôn Hậu Giang.
2.1.6 Các hoạt động đa dạng hóa thu nhập
- Hoạt động trồng trọt: bao gồm các nguồn thu nhập từ trồng lúa, khoai,
sắn, cây ăn quả, rừng ... và các loại cây trồng khác.
- Hoạt động chăn nuôi: bao gồm các nguồn thu nhập từ nuôi lợn, bò, gà,
cá, ... và từ chăn nuôi động vật khác.
- Hoạt động từ kinh doanh, buôn bán: bao gồm các hoạt động mua, bán
(bán lẻ, bán buôn, đại lý) nhằm mục đích sinh lời.
- Hoạt động tạo tiền lƣơng, tiền công: là các ngành nghề, dịch vụ (sửa
chữa máy móc thiết bị, may mặc, khuân vác, …) để tạo nguồn thu nhập
(Reardon và cộng sự, 2001).

23


2.1.7 Các yếu tố ảnh hƣởng đến đa dạng hóa thu nhập
Nguồn thu nhập chính của nông hộ đa phần là từ sản xuất nông nghiệp.
Vì vậy, thu nhập của hộ sẽ chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố từ các điều kiện tự
nhiên, thị trƣờng và nhất là từ nguồn lực của nông hộ mà tác giả đã nêu ở trên.
Bên cạnh đó, thu nhập từ phi nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng quyết
định trong nông hộ. Cụ thể cho những nguồn lực này đã đƣợc các nhà nghiên
cứu nhƣ Abdulai và CroleRees (2001), Yang (2004), Marsh và cộng sự
(2007), Demurger và cộng sự (2010), Klasen & cộng sự (2013), Minot và
cộng sự (2003) đƣa ra rất nhiều yếu tố cho thấy chúng có ảnh hƣởng rất lớn
đến sự đa dạng thu nhập của hộ gia đình.
 Yếu tố tài chính
Đầu tiên, vốn là một trong những yếu tố đầu vào rất quan trọng trong
việc phân bổ cho sự chi tiêu sản xuất của nông hộ nhƣ là: mua giống, vật tƣ,

máy móc thiết bị, … để đảm bảo cho việc sản xuất không gặp khó khăn, đi
đúng thời vụ nhằm giảm tối thiểu rủi ro có thể phát sinh và qua đó sẽ tăng thu
nhập cho hộ. Hơn nữa, vốn còn giúp nông độ đầu tƣ và cải thiện các hệ thống
tƣới tiêu, áp dụng kỹ thuật mới để nâng cao chất lƣợng và giảm giá thành cho
sản phẩm (Bardhan và cộng sự, 1999). Sự hình thành vốn thông qua việc tích
lũy từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ vay từ ngân hàng, các tổ chức xã hội, đoàn
thể hoặc vay từ ngƣời thân, bạn bè. Tuy nhiên, nguồn vốn từ bán chính thức và
phi chính thức còn nhỏ lẻ, tiền vay đƣợc lại không đủ để phục vụ sản xuất. Do
đó, tín dụng chính thức là một nhu cầu cần thiết cho hộ nhƣng không phải là
không có khó khăn bởi vì nguồn vay này thƣờng hạn chế đối với các nông hộ
ở nông thôn khi chi phí giao dịch và rủi ro cao, phần lớn xuất phát từ điều kiện
thế chấp của hộ không đáp ứng đƣợc lãi suất cao và không đủ tài sản thế chấp.
Mặt khác, trong sản xuất vẫn thƣờng xảy ra những bất trắc khó lƣờng nhƣ:
dịch bệnh, mất mùa, giá sản phẩm giảm, … ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ
của nông hộ (Lê Khƣơng Ninh, 2011). Vì lý do này, nông hộ phải lệ thuộc vào
các nguồn vốn phi chính thức hoặc bán chính thức và với mức lãi suất cao sẽ
ảnh hƣởng đến ngành nghề cũng nhƣ thu nhập của nông hộ.
 Yếu tố nhân lực
Nguồn lao động là lực lƣợng sản xuất quan trọng nhất của xã hội. Trong
hoạt động tạo thu nhập, lao động không chỉ thể hiện ở số lƣợng mà còn cả về
chất lƣợng, độ tuổi lao động đối với nam là từ 15 đến 60 tuổi và nữ từ 15 đến
55 tuổi. Theo nhiều nghiên cứu về nguồn lực lao động đối với thu nhập cũng
nhƣ sự gia tăng thu nhập của nông hộ, lao động càng tăng thì sự đa dạng hóa
càng cao, tuy nhiên vẫn còn số lao động phụ thuộc sẽ hạn chế một phần thu

24


nhập của nông hộ. Xét về chất lƣợng nguồn lao động còn thể hiện ở trình độ
học vấn, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, … mà đó là những yếu tố sẽ ảnh

hƣởng đến thu nhập của hộ, đặc biệt là trong lĩnh vực phi nông nghiệp.
Trình độ học vấn là một khía cạnh rất quan trọng để đánh giá chất lƣợng
của lao động. Theo Yang (2004), Foster và cộng sự (1996), trình độ học vấn
đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển của một cá nhân, một tổ chức cũng
nhƣ một quốc gia. Học vấn quyết định lợi thế của mỗi ngƣời trong việc tạo ra
thu nhập bởi học vấn cao thì sẽ dễ tiếp thu kiến thức mới, áp dụng kỹ thuật
mới vào sản xuất và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác. Bên cạnh đó, học
vấn cũng giúp tăng cƣờng khả năng nắm bắt và xử lý thông tin thị trƣờng để
tạo ra cơ hội tham gia các hoạt động phi nông nghiệp, qua đó làm tăng thu
nhập. Đối với chủ hộ, ngƣời thƣờng ra quyết định cho những vấn đề quan
trọng nên chẳng những ảnh hƣởng đến thu nhập của nông hộ mà còn ảnh
hƣởng đến trình độ học vấn, nghề nghiệp cũng nhƣ cơ hội làm việc của các
thành viên trong hộ. Nếu chủ hộ có trình độ học vấn cao thì các thành viên
cũng có trình độ học vấn, kiến thức chuyên môn khá hơn tạo điều kiện tham
gia vào các ngành nghề, phát triển nhiều mối quan hệ hơn (Marsh và cộng sự,
2007).
Ngoài ra, tuổi của chủ hộ là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến khả
năng đa dạng hóa thu nhập của hộ. Chủ hộ là ngƣời thƣờng ra quyết định cho
mọi vấn đề, vì thế chủ hộ có độ tuổi càng cao thì càng giúp ích cho sự thành
công của hoạt động nâng cao thu nhập từ những kinh nghiệm từng trải trong
việc phán xét, nắm bắt đƣợc thị trƣờng và tình hình biến động của các hoạt
động sản xuất nên giảm đƣợc nhiều rủi ro và đẩy mạnh nhiều hoạt động tạo
thu nhập. Phần lớn, chủ hộ là nam giới thì khả năng đa dạng hóa hoạt động
cao hơn (Sujithkumar, 2008).
 Yếu tố tự nhiên
Trong nông nghiệp, đất là tƣ liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu. Nguồn
thu nhập của nông hộ đa phần phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, mà sản
xuất nông nghiệp là dựa vào thủ công và quy mô đất nên diện tích đất sẽ quyết
định thu nhập. Nhƣng, nông hộ có ít đất sản xuất thì không thể đầu tƣ hiện đại
cho các hoạt động, chất lƣợng sản phẩm giảm xuống, giá cả không cao từ đó

ảnh hƣởng đến việc mở rộng quy mô ngành nghề và cải thiện thu nhập cho
ngƣời dân (Manjunatha & cộng sự, 2013). Tuy nhiên, đối với các hoạt động
phi nông nghiệp thì yếu tố đất đai không ảnh hƣởng lớn vì không sử dụng
nhiều nguồn lực sẵn có.
 Yếu tố vật chất

25


×