Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.63 KB, 22 trang )

Báo cáo tổng hợp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
LỜI MỞ ĐẦU
Từ giữa tháng 8/2010 em được nhận về thực tập tại NH ĐT&PT chi nhánh
Quang Trung, tại địa chỉ 53 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội . Trải qua 1 tháng thực
tập tại chi nhánh, với sự giúp đỡ tận tình của các anh chị tại phòng Quan hệ khách hàng
2 cùng anh chị phòng ban khác em đã hoàn thành xong báo cáo này.
Là một chi nhánh thuộc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Chi nhánh
Quang Trung thực hiện đầy đủ các hoạt động như huy động vốn; tín dụng; thực hiện các
giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, bảo lãnh, ủy thác, ký gửi...
Trong phạm vi báo cáo của mình, em hy vọng có thể trình bày một cách khái quát về
quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh, cũng
như những định hướng, và biện pháp thực hiện của chi nhánh, những gì em học hỏi
được trong quá trình một tháng thực tập tại đây.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến TS Lê Thanh Tâm, giảng viên khoa Ngân hàng
– Tài chính, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã hướng dẫn chỉ bảo em trong quá trình
thực tập cũng như viết Báo cáo tổng hợp này.
Báo cáo thực tập tổng hợp này bao gồm 3 phần chính:
Phần1: Giới thiệu tổng quát về NH ĐT&PT chi nhánh Quang Trung
Phần 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Quang Trung trong thời
gian qua
Phần 3: Kết luận

SV: Lê Thị Huyền Lớp: NH49A
1
Báo cáo tổng hợp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
1. Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang
Trung.
1.1Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam được chính thức thành lập ngày 26/04/1957
theo quyết định 177/TT của thủ tướng chính phủ. Cho tới nay, trải qua hơn 50 năm hoạt
động, xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng có 3 tên gọi khác nhau phù hợp với mục


tiêu kinh doanh trong từng thời kì lần lượt là :
- Ngân hàng kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/04/1957.
- Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/06/1981.
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990.
Đây là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất ở Việt Nam được hình
thành sớm nhất và lâu đời nhất, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt với chức năng
ban đầu là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho
tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Hệ thống tổ chức được hình thành và hoàn
thiện dần theo mô hình của một tập đoàn trong tương lai. Hiện nay, mô hình tổ chức của
BIDV gồm 05 khối lớn: Khối ngân hàng thương mại quốc doanh (bao gồm 104 chi
nhánh cấp 1 với hơn 400 điểm giao dịch và trên toàn quốc); khối Công ty; khối các đơn
vị sự nghiệp; khối liên doanh; Khối đầu tư.
Chi nhánh Quang Trung được hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 04/2005
trên cơ sở nâng cấp Phòng Giao dịch Quang Trung - Sở giao dịch 1, nhằm khai thác triệt
để thế mạnh của một đơn vị BIDV trên địa bàn trú đóng của Sở giao dịch trước đây. Địa
chỉ trụ sở chính tại 53 Quang Trung Hà Nội. Tài sản ban đầu khi mới thành lập là nguồn
huy động vốn 1.300 tỷ và nguồn nhân lực 65 cán bộ được điều động từ Hội sở chính và
Sở giao dịch.
Xác định phương hướng phát triển theo mô hình của một ngân hàng hiện đại, là đơn vị
cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và phục vụ đối tượng khách hàng khu vực dân
doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp đang trong lộ trình cổ phần hoá,
Chi nhánh Quang Trung đã nỗ lực không ngừng trong việc tiếp cận và tìm kiếm khách
hàng, tích cực thực hiện công tác phát triển nguồn nhân lực, mở rộng và phát triển mạng
lưới, nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ mới... nhằm nâng cao khả năng hoạt động của
chi nhánh và đáp ứng tối đa các nhu cầu của các đối tượng khách hàng thuộc khối bán
lẻ.
Sau 21 tháng kể từ ngày thành lập, cuối năm 2006, chi nhánh Quang Trung đã đạt được
số dư huy động vốn 3.742 tỷ tăng gần gấp 3 lần, Dư nợ cho vay gần 1.000 tỷ tăng hơn 3
lần, Thu dịch vụ trong 21 tháng đạt gần 8 tỷ đồng. Số cán bộ tại chi nhánh đạt 142 với
SV: Lê Thị Huyền Lớp: NH49A

2
Báo cáo tổng hợp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
mô hình tổ chức ngày càng được hoàn thiện: gồm 14 phòng và 1 tổ nghiệp vụ. Đặc biệt,
chi nhánh Quang Trung là chi nhánh đầu tiên đã có mô hình tổ Marketing chuyên trách,
Tổ chứng khoán và Ban phát triển mạng lưới bán chuyên trách phục vụ cho những
nhiệm vụ đặc thù của đơn vị. Với những nỗ lực của tập thể cán bộ chi nhánh, trong hai
năm 2005, 2006, chi nhánh Quang Trung liên tục đạt danh hiệu đơn vị hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ.
Năm 2009 sau gần 5 năm thành lập con số huy động vốn của BIDV Quang Trung
đã tăng lên hơn 7 nghìn tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt gần 4 nghìn tỷ đồng. Cùng với sự
thay đổi trong mô hình của toàn hệ thống, BIDV Quang Trung cũng đã cơ cấu lại các
phòng ban theo mô hình hiện đại hóa giai đoạn 2 (TA2) bao gồm khối tín dụng bao gồm
các phòng QHKH, phòng Quản lý rủi ro. Khối tác nghiệp bao gồm các phòng như
Thanh toán quốc tế, phòng Quản trị tín dụng, các phòng dịch vụ khách hàng doanh
nghiệp, cá nhân. Ngoài ra còn các phòng như Tổ chức hành chính, kế hoạch nguồn vốn,
kế toán, kho quỹ. Về cơ bản BIDV Quang Trung đã chuyển mình và cơ cấu phù hợp với
mô hình của toàn hệ thống phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp hơn rất nhiều.
Đầy là một trong những thành tựu nổi bật nhằm hướng tới kỉ niệm 05 năm thành lập
BIDV Quang Trung (1/4/2005 – 1/4/2010)
Cùng với những thành công ban đầu trong hoạt động kinh doanh, các công tác
chính trị, đoàn thể thường xuyên được coi trọng và hoạt động có hiệu quả. Chi bộ Đảng
được kiện toàn về tổ chức, hoạt động theo đúng điều lệ, phát triển được 7 đảng viên
mới, số đảng viên của chi bộ hiện đã lên tới 24, cùng với 8 cảm tình đảng đang tiếp tục
theo dõi, bồi dưỡng và chuẩn bị kết nạp. Tổ chức công đoàn thực hiện tốt các nhiệm vụ
theo điều lệ, đảm bảo tốt quyền lợi và sự phát triển của đoàn viên. Chi đoàn thanh niên
tích cực hoạt động phong trào, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của cán bộ trẻ, tăng
cường hiểu biết và góp phần vào thành tích chung trong hoạt động của BIDV khu vực
và toàn hệ thống.
Nhìn chung, trong thời gian hoạt động chưa lâu, nhưng bộ máy của Chi nhánh và
các tổ chức đoàn thể đã dần được phát triển, bổ sung và hoàn thiện, hoạt động có sự

phối hợp và mang lại hiệu quả tốt. Tập thể cán bộ người lao động trong chi nhánh có
tinh thần gắn kết, thẳng thắn đấu tranh và phê bình trong nội bộ nhằm đạt được tinh thần
đoàn kết đích thực, cùng rút kinh nghiệm và xác định tư tưởng phấn đấu chung.
1.2Cơ cấu và chức năng các phòng ban
SV: Lê Thị Huyền Lớp: NH49A
3
Báo cáo tổng hợp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
1.2.1 Mô hình tổ chức và mạng lưới
Hiện nay, Chi nhánh BIDV Quang Trung hoạt động theo mô hình tổ chức TA2 (dự án
tái cơ cấu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2) với các khối, phòng
ban như sau:
 Khối quan hệ khách hàng: gồm Phòng quan hệ khách hàng I, Phòng quan hệ khách
hàng II, Phòng quan hệ khách hàng III
 Khối quản lý rủi ro: gồm Phòng quản lý rủi ro
 Khối tác nghiệp: gồm Phòng quản trị tín dụng, Phòng thanh toán quốc tế, Phòng
dịch vụ khách hàng cá nhân, Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, Phòng quản lý và
dịch vụ kho quỹ
 Khối quản lý nội bộ: gồm Phòng tổ chức hành chính, Phòng tài chính kế toán, Phòng
kế hoạch tổng hợp, Phòng điện toán.
SV: Lê Thị Huyền Lớp: NH49A
4
KHỐI QUAN HỆ
KHÁCH HÀNG
PHÒNG
QHKH I
PHÒNG
QHKH II
PHÒNG
QHKH III
KHỐI QUẢN LÝ

RỦI RO
PHÒNG QUẢN LÝ
RỦI RO
KHỐI TÁC NGHIỆP
PHÒNG QUẢN TRỊ
TÍN DỤNG
PHÒNG THANH
TOÁN QUỐC TẾ
PHÒNG QUẢN LÝ
VÀ DỊCH VỤ KHO
QUỸ
PHÒNG DỊCH VỤ
KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP
PHÒNG DỊCH VỤ
KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN
KHỐI QUẢN LÝ
NỘI BỘ
PHÒNG TỔ CHÚC
HÀNH CHÍNH
PHÒNG TÀI
CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG KẾ TOÁN
TỔNG HỢP
PHÒNG ĐIỆN
TOÁN

Báo cáo tổng hợp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
SV: Lê Thị Huyền Lớp: NH49A

GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHỤ TRÁCH QHKH
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHỤ TRÁCH TÁC NGHIỆP
Bảng 1. Bộ máy tổ chức của BIDV chi nhánh Quang Trung
5
Báo cáo tổng hợp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Hiện nay cơ cấu mạng lưới của Chi nhánh Quang Trung được cơ cấu như sau :
Trụ sở chính : 53 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội bao gồm hầu hết các phòng
ban, bộ phận nghiệp vụ của Chi nhánh.
BIDV Quang Trung bao gồm 03 phòng giao dịch : PGD Nguyễn An Ninh, PGD
Đường Thành, PGD Cát Linh và Quỹ tiết kiệm số 1 tại 64 Phố Huế
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
• Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Giám đốc
Giám đốc là người có quyền hạn cao nhất tại chi nhánh, chịu trách nhiệm cao nhất
về mọi hoạt động kinh doanh, trực tiếp quản lý khối quản lý rủi ro, chỉ đạo sự phân cấp ủy
quyền của ngân hàng, thực hiện công tác đối ngoại, quản lý công tác tổ chức.
Phó giám đốc là người điều hành công việc khi Giám đốc vắng mặt và báo cáo lại
kết quả công việc khi giám đốc đã có mặt tại chi nhánh, giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành
một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công, phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc
về quyết định của mình.
• Khối quan hệ khách hàng
Chức năng nhiệm vụ của khối quan hệ khách hàng là marketing, tiếp thị, phát triển
khách hàng và đồng thời trực tiếp thực hiện công tác tín dụng. Về cơ bản, cán bộ QHKH
phải nắm bắt được tất cả các nghiệp vụ, sản phẩm của Chi nhánh để có thể giới thiệu được
đến khách hàng.
• Khối quản lý rủi ro
Thực hiện các nhiệm vụ quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tác nghiệp, phòng
chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO. Đồng thời, tham mưu giúp việc cho giám

đốc chi nhánh bằng cách kiểm tra, kiểm soát nội bộ về viêc thực hiện các quy định, quy
trình nghiệp vụ, quy chế điều hành của Giám đốc/Phó giám đốc tại các phòng, đơn vị trực
thuộc chi nhánh.
• Khối tác nghiệp
- Phòng quản trị tín dụng:
SV: Lê Thị Huyền Lớp: NH49A
6
Báo cáo tổng hợp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Trực tiếp thực hiện tác nghiệp tạo tài khoản tiền vay, theo dõi các vấn đề liên quan
đến tài khoản vay trên hệ thống đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và
của Chi nhánh.
Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng
Quan hệ khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng quản lý rủi ro
để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Phòng thanh toán quốc tế:
Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng.
Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện tiếp cận, tiếp thị, phát triển khách hàng,
giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại. Theo dõi, đánh giá việc sử dụng các
sản phẩm tài trợ thương mại, đề xuất cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tiếp
thu tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, trước hết là các nghiệp vụ liên quan
đến nghiệp vụ đối ngoại.tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng và đề xuất giải quyết;
tư vấn cho khách hàng về các giao dịch đối ngoại, hợp đồng thương mại quốc tế.
- Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân:
Trực tiếp quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch với khách hàng cá nhân.
Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy
đinh của Nhà Nước và của BIDV; phát hiện báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu
hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp.
- Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp:
Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng doanh nghiệp
Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy

định của nhà nước và của BIDV; phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu
hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp.
- Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ:
Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ.
Các dịch vụ ngân quỹ: trực tiếp thực hiện các giao dịch thu - chi tiền mặt phục vụ
khách hàng theo quy định như: nộp tiền vào tài khoản, chuyển tiền đi, thanh toán kiều
hối…và thu chi nội bộ của chi nhánh.
SV: Lê Thị Huyền Lớp: NH49A
7
Báo cáo tổng hợp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
• Khối quản lý nội bộ
Thu thập thông tin, quản lý nội bộ về hành chính cũng như công tác kỷ luật của chi
nhánh,…
1.3Các sản phẩm của NH
Các sản phẩm của các Ngân hàng hiện nay có thể khái quát như sau:
1.3.1 Sản phẩm tiền gửi
Đây là sản phẩm tiền gửi thông thường và là cơ bản nhất của tất cả các khách hàng,
phục vụ hầu hết các đối tượng khách hàng. Sản phẩm tiền gửi bao gồm nhiều loại chủ yếu
là:
- Tiền gửi thanh toán thông thường: Là tài khoản do khách hàng mở tại Ngân hàng
với mục đích gửi, giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng bằng các
phương tiện thanh toán, Nộp, rút tiền mặt, Chuyển khoản, Ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu,
thanh toán séc,.. Khách hàng có thể sử dụng để sử dụng các dịch vụ kèm theo như thu, chi
… và có thể thực hiện tại bất kỳ chi nhánh nào.
- Tiền gửi kỳ hạn: là tài khoản của các tổ chức kinh tế gửi tại các Ngân hàng trong
một thời gian nhất định bao gồm nhiều loại như lãi cố định, lãi thả nổi, lãi trả trước, lãi trả
sau …Khách hàng có thể giao dịch tại bất kỳ chi nhánh nào và được đảm bảo bí mật an
toàn cao.
- Các loại tiền gửi khác như: tiền gửi ký quỹ, tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi kinh
doanh chứng khoán hoặc các loại tiền gửi đặc thù khác theo nhu cầu của khách hàng.

1.3.2 Dịch vụ thanh toán quốc tế
Các loại sản phẩm chủ yếu của sản phầm này như sau:
- Chuyển/nhận tiền quốc tế: Ngần hàng thực hiện chuyển/nhận tiền theo yêu cầu của
khách hàng đối với khách hàng nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật.
- Thư tín dụng (L/C): Khách hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa và thanh toán
theo hình thức L/C, Ngân hàng sẽ là trung gian thực hiện thao tác này và đảm bảo an toàn
cho cả 3 bên: Nhà xuất khẩu, nhập khẩu và Ngân hàng. Các dịch vụ cụ thể là Thông báo
LC, Xác nhận L/C, Chuyển nhượng L/C, Thanh toán L/C
SV: Lê Thị Huyền Lớp: NH49A
8

×