Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.29 MB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
------

HUỲNH MỸ PHƯỢNG
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
NÔNG HỘ TRỒNG MÍA HUYỆN PHỤNG
HIỆP TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115

Tháng 8 - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
------

HUỲNH MỸ PHƯỢNG
MSSV: 4114705

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
NÔNG HỘ TRỒNG MÍA HUYỆN PHỤNG
HIỆP TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
LÊ NGUYỄN ĐOAN KHÔI

Tháng 8 - 2014


LỜI CẢM TẠ

Qua bốn năm học tập và rèn luyện tại khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh trường Đại học Cần Thơ. Hôm nay, với những kiến thức đã được học ở
trường cùng với những kinh nghiệm thực tế trong quá trình học tập, em đã
hoàn thành Luận văn tốt nghiệp Đại học của mình. Thông qua luận văn này:
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy (Cô) trường Đại học Cần Thơ, quý
Thầy (Cô) khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã truyền đạt những kiến thức
quý báu cho em trong suốt bốn năm học tại trường và sẽ là hành trang quý giá
cho em bước vào xã hội.
Em chân thành biết ơn thầy cố vấn học tập Ts. Phạm Lê Thông đã quan
tâm, dìu dắt, động viên và giúp đỡ em từ những ngày đầu em mới bước chân
vào giảng đường Đại học.
Đặc biệt em chân thành biết ơn thầy Lê Nguyễn Đoan Khôi đã tận tình
chỉ dạy, hướng dẫn và đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành tốt luận văn này.
Bên cạnh đó em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú anh chị
ở phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu
Giang, các chú cán bộ địa phương, các phòng, ban kinh tế và em rất biết ơn bà
con nông dân huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang đã nhiệt tình giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối lời em xin kính chúc quý Thầy (Cô) Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh
doanh cùng Quý Cô Chú, Anh chị tại phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang dồi dào sức khỏe, công tác tốt, vui vẻ
trong cuộc sống và thành công trong công việc. Kính chúc Quý bà con nông

dân huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang luôn vui khỏe và sản xuất luôn được
mùa trúng lớn.
Trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

Huỳnh Mỹ Phượng

i


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là
trung thực và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

Huỳnh Mỹ Phượng

ii


NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Giáo viên hướng dẫn
(ký và ghi họ tên)

TS. LÊ NGUYỄN ĐOAN KHÔI

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... ii
NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .......................... iii
MỤC LỤC .............................................................................................................. iv
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................ vii
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................ viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. ix
CHƯƠNG 1 ..............................................................................................................1
GIỚI THIỆU.............................................................................................................1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung.............................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.............................................................................................2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...................................................................................2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................................2
1.4.1 Không gian nghiên cứu .................................................................................2

1.4.2 Thời gian nghiên cứu ....................................................................................3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................3
1.5 Lược khảo tài liệu ...............................................................................................3
CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................5
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................................5
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản ..............................................................................5
2.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả kinh tế .................................................5
2.1.1.2 Khái niệm về hiệu quả tài chính .................................................................5
2.1.1.3 Khái niệm nông hộ và kinh tế hộ ................................................................5
2.1.1.4 Tài nguyên của nông hộ .............................................................................6
2.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế .......................................................................................6
2.1.3 Các chỉ số tài chính ......................................................................................7
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................7
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .............................................................7
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................8
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp ...........................................................................................8
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp ............................................................................................8
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................8
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................ 11
iv


GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG VÀ THỰC TRẠNG SẢN
XUẤT MÍA TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG .............................. 11
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG ........................................ 11
3.2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHỤNG HIỆP ..................................12
3.2.1 Vị trí địa lý .................................................................................................12
3.2.2 Địa hình .....................................................................................................12
3.2.3 Khí hậu ...................................................................................................... 13

3.2.4 Thủy Văn ...................................................................................................13
3.2.5 Tình hình kinh tế xã hội huyện Phụng Hiệp ................................................ 13
3.2.5.1 Về nông nghiệp ........................................................................................ 13
3.2.5.2 Về sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN – TTCN) ................ 14
3.2.5.3 Về giao thông, thủy lợi............................................................................. 14
3.2.5.4 Về giáo dục ............................................................................................. 15
3.2.5.5 Về y tế .....................................................................................................15
3.2.5.5 Về văn hóa............................................................................................... 15
3.2.5.6 Dân cư ....................................................................................................15
3.3 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MÍA .....................................................................16
3.4 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MÍA TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU
GIANG ................................................................................................................... 17
3.4.1 Tình hình sản xuất mía huyện Phụng Hiệp .................................................. 17
3.4.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang.......... 19
3.4.2.1 Trồng trọt ................................................................................................ 19
3.4.2.2 Công tác bảo vệ thực vật ......................................................................... 20
3.4.2.3 Chăn nuôi, thú y ...................................................................................... 21
3.4.2.4 Thủy sản ..................................................................................................22
3.4.2.5 Kế hoạch sản xuất mía năm 2014 ............................................................ 22
CHƯƠNG 4 ............................................................................................................ 24
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NĂNG SUẤT, LỢI NHUẬN .................................................................................. 24
4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁC NÔNG HỘ TRONG MẪU ĐIỀU TRA.......... 24
4.1.1 Giới tính, dân tộc, độ tuổi, trình độ học vấn của nông hộ ............................ 24
4.1.2 Diện tích canh tác, kinh nghiệm trồng mía và nhân lực tham gia sản xuất ...26
4.1.3 Công tác tập huấn và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất 26
4.1.4 Lý do chọn sản xuất mía ............................................................................. 28
4.1.5 Vốn trong sản xuất ..................................................................................... 30
4.1.6 Nguồn vốn của chủ hộ ................................................................................ 31
4.1.7 Tình hình tiêu thụ mía huyện Phụng Hiệp ................................................... 31

4.2 CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ĐẦU RA ......................................... 32
v


4.2.1 Chi phí sản xuất.......................................................................................... 32
4.2.2 Phân tích năng suất, giá bán và thu nhập của nông hộ từ hoạt động sản xuất
mía...................................................................................................................... 37
4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG MÍA HUYỆN
PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH .....39
Tóm lại, qua sự phân tích các chỉ số tài chính thì đa phần các nông hộ trồng mía trên
địa bàn huyện Phụng Hiệp đạt hiệu quả về mặt tài chính nhưng thu nhập và lợi nhuận
của các nông hộ trồng mía chưa cao là do chi phí sản xuất của nông hộ cao mà các
nông hộ chỉ có năng suất trung bình và giá thấp. Ngoài ra, còn chịu tác động từ lũ lụt,
sâu bệnh. ................................................................................................................. 41
4.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ LỢI NHUẬN TRỒNG
MÍA HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG ................................................. 41
CHƯƠNG 5 ............................................................................................................ 46
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................................................... 46
5.1 CƠ SỚ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ......................................................................... 46
5.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP NÔNG HỘ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI
CHÍNH ................................................................................................................... 47
5.2.1 Giải pháp về mặt sản xuất ........................................................................... 47
5.2.2 Giải pháp về mặt tiêu thụ ............................................................................ 48
CHƯƠNG 6 ............................................................................................................ 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 49
6.1 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 49
6.2 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 51
PHỤC LỤC 1 ......................................................................................................... 53
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI

NHUẬN NÔNG HỘ TRỒNG MÍA ........................................................................ 53
PHỤC LỤC 2 ......................................................................................................... 54
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA NÔNG HỘ TRỒNG MÍA TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG
............................................................................................................................... 54

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Số lượng mẫu phỏng vấn của 3 xã huyện Phụng Hiệp ................... ..8
Bảng 2.2 Diễn giải các biến đưa vào mô hình ............................................... 10
Bảng 3.1 Dân số trung bình huyện Phụng Hiệp năm 2013 ............................ 16
Bảng 3.2 Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp của huyện Phụng Hiệp............... 18
Bảng 3.3 Diện tích, năng suất và sản lượng mía huyện Phiệp từ năm 2011 đến
năm 2013 ..................................................................................................... 19
Bảng 3.4: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa huyện Phụng Hiệp ................. 20
Bảng 4.1: Giới tính, dân tộc, tuổi và trình độ học vấn của chủ hộ ................. 24
Bảng 4.2: Diện tích canh tác, kinh nghiệm và nhân lực tham gia trồng mía .. 26
Bảng 4.3: Công tác tập huấn của chủ hộ ....................................................... 27
Bảng 4.4: Các giống mía được nông hộ sử dụng trong mẫu điều tra ............. 28
Bảng 4.5: Lý do và nguồn gốc của giống mía mà nông hộ chọn trồng .......... 29
Bảng 4.6 Nguồn vốn trong sản xuất của nông hộ .......................................... 30
Bảng 4.7: Nguồn vốn vay của chủ hộ ..................................................................... 31
Bảng 4.8: Tổng hợp một số khoản mục chi phí sản xuất mía của nông hộ .............. 33

Bảng 4.9 Các khoản mục năng suất, giá bán, doanh thu và thu nhập từ việc
trồng mía của nông hộ .................................................................................. 37
Bảng 4.10: Phân tích các chỉ số tài chính từ hoạt động sản xuất mía ....................... 39


Bảng 4.11: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ... 42

vii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 4.1 Trình độ học vấn của chủ hộ ........................................................... 25
Hình 4.2 Tình hình tam gia tập huấn của nông hộ .......................................... 27
Hình 4.3 Nguồn gốc giống của nông hộ......................................................... 30
Hình 4.4: Cơ cấu chi phí bình quân sản xuất mía của nông hộ trên
1000m 2 .......................................................................................................... 34

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông cửu long
QTKD: Quản trị kinh doanh
BVTV: Bảo vệ thực vật
LĐGĐ: Lao dộng gia đình
NH: Ngân hàng
NHNN: Ngân hàng nông nghiệp
KHKT: Khoa học kỹ thuật
TD: Tín dụng
KH: Kế hoạch
DT: Doanh thu
CP: Chi phí
LN: Lợi nhuận

CPSX: Chi phí sản xuất
TCPSX: Tổng chi phí sản xuất
TN: Thu nhập
LĐGĐ: Lao động gia đình
CPLĐGĐ: Chi phí lao động gia đình
CN: Công nghiệp
TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
TH: Tập huấn

ix


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hậu Giang là tỉnh có diện tích trồng mía lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu
Long hiện nay. Mía được chọn là cây chủ lực để phát triển mạnh tại huyện
Phụng Hiệp cụ thể là diện tích trồng cây hoa màu và cây công nghiệp hàng
năm là khoản 10,757 ha nhưng cây mía đã chiếm đến 9,553 ha tức là 89%
(Niên giám thống kê huyện Phụng Hiệp, 2013). Trong những năm qua, ngành
nông nghiệp Hậu Giang đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là về hệ thống
đê bao, thủy lợi đảm bảo phục vụ sản xuất cho vùng nguyên liệu mía. Ở Hậu
Giang mía là cây trồng đã được nông dân canh tác từ lâu đời. Trước đây diện
tích và năng suất mía không ổn định do chưa được đầu tư đúng mức và đầu ra
bấp bênh. Từ năm 2003 đến nay, nhờ được sự quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng,
chuyển giao khoa học kỹ thuật, đầu tư lao động, thâm canh của nông dân,
cùng với sự phối hợp của các doanh nghiệp mía đường nên diện tích mía của
tỉnh đã tăng mạnh, lên đến 13.000-15.000 ha/năm (Nguồn: nongnghiep.vn).
Tuy nhiên những năm gần đây người nông dân luôn gặp rất nhiều khó
khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ nông sản. Đặc biệt đối với người dân

trồng mía ở Hậu Giang họ phải đối đầu với tình hình biến động không ổn định
của giá cả, lượng sản phẩm đầu ra không tiêu thụ được. Mà cây mía lại chiếm
tỷ trọng cao trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, tạo thu nhập chủ yếu cho
người dân nơi đây. Đa phần người dân ở Hậu Giang làm nghề nông, nông
nghiệp là chính nên đời sống chịu ảnh hưởng khi nó thay đổi. Một vụ mía
trồng khoảng 8 đến 10 tháng, trong suốt khoảng thời gian đó nông dân không
thể trồng xen canh thêm cây trồng khác để tăng thu nhập, còn nếu có cũng chỉ
là số lượng nhỏ không đáng kể.
Ở Hậu Giang sản lượng mía hàng năm lớn nhưng thu nhập đem lại từ cây
mía của người dân tương đối thấp chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của họ. Do
quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ và manh mún, trình độ canh tác chưa cao. Do sản
xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, dịch
bệnh, nhiều biến động của thị trường đầu vào đầu ra nên mỗi vụ mùa sản xuất
trong năm đều có sự biến động về chi phí sản xuất tăng như tiền giống, phân
bón, tiền thuê nhân công,… Dẫn tới năng suất, doanh thu và lợi nhuận khác
nhau. Năng suất cao nhưng đa phần hiệu quả sản xuất và tiêu thụ của nông dân
còn thấp và bị động. Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả tài
chính của nông hộ trồng mía tại huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang”. Qua
đó đánh giá thực trạng sản xuất mía trên địa bàn để đưa ra những giải pháp
1


giúp người nông dân sản xuất mía đạt được hiệu quả tốt hơn về tài chính và có
thể nâng cao thu nhập.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung: phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía tại
huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang. Thông qua đề tài nhằm đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệu quả tài chính cho nông hộ trồng mía trong địa bàn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu 1: Phân tích tình hình sản xuất mía ở huyện Phụng Hiệp tỉnh
Hậu Giang.
- Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía trên địa
bàn huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang.
- Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nông
dân trồng mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang.
- Mục tiêu 4: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính cho
nông hộ trồng mía huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng sản xuất mía ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang hiện nay
như thế nào?
- Hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu
Giang hiện nay như thế nào?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nông dân trên địa bàn
huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang?
- Những thuận lợi và khó khăn mà nông dân trong địa bàn gặp phải trong
quá trình sản xuất mía là gì?
- Cách nào để nâng cao hiệu quả tài chính cho nông dân trồng mía trong
địa bàn?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung ở các nông hộ sản xuất mía tại xã Hiệp Hưng,
Tân Phước Hưng và xã Phương Bình huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang. Do
nơi đây có diện tích đất trồng mía nhiều ở huyện Phụng Hiệp.

2


1.4.2 Thời gian nghiên cứu
- Đề tài được được thực hiện trong giới hạn thời gian học kỳ 1 năm học

2014 - 2015 và trong khung kế hoạch làm luận văn tốt nghiệp của Khoa Kinh
Tế và QTKD Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2014.
- Số liệu thứ cấp được thống kê từ năm 2011- 2013.
- Số liệu sơ cấp thu thập từ niên vụ mía năm 2013-2014.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Các nông hộ tham gia sản xuất mía tại xã Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng
và xã Phương Bình huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang.
1.5 Lược khảo tài liệu
Phạm Lê Thông (2010). “Hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa và
thương hiệu lúa gạo của Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Trong bài này tác giả
đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả các biến và xem sự biến
động của các biến trong mô hình. Phương pháp sử dụng hàm sản xuất, lợi
nhuận biên ngẫu nhiên Cobb- Douglas để thấy được sự tác động của các yếu
tố đầu vào như : giá giống, chí phí phân bón, chi phí thuốc, chi phí lao động
thuê và lao động gia đình, tập huấn. Trong đó biến tập huấn ảnh hưởng đến
năng suất và lợi nhuận là nhiều nhất và từ đó thấy được mô hình đạt được hiệu
quả kinh tế là 72% và hiệu quả kỹ thuật là 85%. Bên cạnh đó còn thấy được
khoản thất thoát về năng suất trung bình là khoảng 1,23 tấn/ha và khoản lợi
nhuận trung bình là khoảng 3,2 triệu đồng/ha ảnh hưởng khá cao trong mô
hình thông qua hiệu quả kỹ thuật.
Trần Duy Hưng (2012). “Đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình trồng
mía nguyên liệu ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang”. Để có cái nhìn tổng
quát về tình hình sản xuất mía nguyên liệu của huyện tác giả đã sử dụng
những phương pháp như sau: thống kê mô tả, so sánh tuyệt đối và tương đối
Ngoài ra, còn phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả tài chính của
mô hình trồng mía nguyên liệu của huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang. Phân
tích hồi quy tương quan để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất mía
như: chi phí lao động thuê, chi phí thuốc, diện tích đất trồng mía tác động đến
hiệu quả sản xuất của nông hộ nằm trong mức ý nghĩa (1% -10%). Từ đó biết
được tình hình tài chính của nông hộ trồng mía để đề ra một số giải pháp nâng

cao hiệu quả trồng mía và giảm bớt chi phí trong sản xuất.
Bùi Thị Kim Thoa (2013). “Phân tích hiệu quả tài chính tại làng nghề
hoa kiểng Phú Thọ - Bà bộ quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ”. Trước tiên
tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thống kê các số liệu về giá trị
3


đầu vào, đầu ra và từ kết quả đó cho thấy các yếu tố này tác động đến mô hình
sản xuất hoa. Tiếp theo dùng phương pháp so sánh để so sánh mô hình trồng
hoa truyền thống với mô hình trồng hoa mới. Phương pháp hồi quy để chỉ ra
các biến có tác động và không có tác động đến năng suất, lợi nhuận.
Lê Thị Diễm Hằng (2013). “Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình
trồng đậu nành trên đất ruộng ở xã Tân Hạnh - huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh
Long”. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả trong bài nghiên cứu để
thống kê các số liệu về giá trị đầu vào, đầu ra và dựa vào kết quả thống kê
được để đánh giá sự tác động của các yếu tố đầu ra, đầu vào đến kết quả kinh
tế của mô hình sản xuất đậu nành. Để so sánh thực trạng sản xuất đậu nành
qua các năm tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh. Dùng phương pháp
phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả tài chính của nông hộ.
Luận văn “Phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía huyện
Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang” đã kế thừa những phương pháp có trong lược
khảo tài liệu như: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phân
tích các chỉ số tài chính và sử dụng phương pháp hồi quy để phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của nông hộ. Các tài liệu tham khảo giúp
cho đề tài xác định được mục tiêu và phương hướng để thực hiện tránh bỏ xót
cũng như dư thừa trong quá trình nghiên cứu.

4



CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả: là việc xem xét và chọn lựa thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao
cho đạt kết quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn
lực lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu con
người.
- Hiệu quả kinh tế: hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt
động sản xuất, nói rộng ra là hiệu quả hoạt động kinh tế, hoạt động kinh
doanh, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động,
vật tư, tài chính. Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu
tố sản xuất - kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối
thiểu. Tùy theo mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng
những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, hàm
lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với đồng vốn đã bỏ ra, thời gian thu
hồi vốn….
Nói cách khác: Hiệu quả kinh tế = Lợi ích mô hình đem lại cho xã hội + lợi
nhuận (doanh thu – chi phí) – Thiệt hại cho xã hội mà mô hình sản xuất gây ra.
2.1.1.2 Khái niệm về hiệu quả tài chính
- Hiệu quả tài chính: là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực một cách
tối ưu nhất để đem lại lợi nhuận cao nhất. Hay nói cách khác khi phân tích
hiệu quả tài chính chỉ xem xét đến lợi nhuận (doanh thu – chi phí) của mô hình
mang lại, mà không xét đến phần lợi và thiệt hại cho xã hội. Hiệu quả tài chính
chỉ tính trên góc độ cá nhân, tất cả các chi phí và lợi ích đều tính theo giá thị
trường.
2.1.1.3 Khái niệm nông hộ và kinh tế hộ
- Nông hộ định nghĩa “nông hộ là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự

kiếm kế sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của
gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ

5


yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt
động với mức độ không hoản hảo cao”. (Nguồn: Frank Ellis, 1993)
- Kinh tế hộ: là loại hình kinh tế mà trong đó các hoạt động sản xuất sử
dụng chủ yếu là lao động không thuê (nguồn lực gia đình) với mục đích là đáp
ứng nhu cầu của hộ gia đình. Tuy nhiên cũng có sản xuất ra để trao đổi nhưng
ở mức độ hạn chế.
2.1.1.4 Tài nguyên của nông hộ
- Tài nguyên trong nông hộ rất đa dạng bao gồm đất đai, lao động, kỹ
thuật, tài chính, con người,… chúng có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong quá
trình sản xuất của nông hộ. Nếu biết sử dụng hợp lý nguồn tài nguyênsẵn có sẽ
giúp nông hộ giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất.
2.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế
- Chi phí sản xuất (CPSX): là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá
trình kinh doanh với mong muốn mang lại một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành
hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động
sản xuất của nông hộ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu
và lợi nhuận.
- Tổng chi phí sản xuất (TCPSX): là toàn bộ số tiền mà người sản
xuất chi ra cho hoạt động sản xuất từ giai đoạn sản xuất đến giai đoạn tạo ra
sản phẩm cuối cùng. Tổng chi phí trong sản xuất bao gồm chi phí lao động,
vật tư nông nghiệp, máy móc,..ngoài ra còn chi phí cơ hội lao động gia đình.
- Tổng doanh thu: là giá trị thành tiền từ số lượng tổng sản phẩm
với đơn giá sản phẩm được bán ra.
Tổng doanh thu = Tổng sản lượng x Đơn giá sản phẩm

- Lợi nhuận: là phần còn lại của tổng doanh thu khi trừ đi tổng chi phí
sản xuất
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí sản xuất
Trong kế toán, lợi nhuận là phần chênh lệch giữa giá bán ra và chi phí
sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp, lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh
kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất. Lợi nhuận của người
nông dân sẽ bằng doanh thu trừ đi chi phí mà người nông dân bỏ ra.
- Thu nhập (TN): là phần lợi nhuận thu được cộng với chi phí lao động
gia đình đã bỏ ra.
Thu nhập = Lợi nhuận + CPLĐGĐ

6


Lao động gia đình (LĐGĐ): là số ngày công lao động mà người sản
xuất trực tiếp bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi trong suốt vụ sản xuất.
Lao động gia đình được tính bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công được tính
là 8 giờ lao động).
2.1.3 Các chỉ số tài chính
- Tỷ suất thu nhập: phản ánh hiệu quả đầu tư, nghĩa là khi người sản

xuất đầu tư một đồng chi phí sản xuất thì sẽ thu về được bao nhiêu đồng thu
nhập tương ứng.
Tỷ suất thu nhập = Thu nhập / Tổng chi phí sản xuất
- Doanh thu trên chi phí: tỷ số được tính bằng cách lấy tổng doanh thu
chia cho tổng chi phí (DT/CP). Tỷ số này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ
thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
- Thu nhập trên chi phí: tỷ số được tính bằng cách lấy tổng thu nhập
chia cho tổng chi phí (TN/CP). Tỷ số này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ
thu lại được bao nhiêu đồng thu nhập.

- Lợi nhuận trên chi phí: tỷ số được tính bằng cách lấy lợi nhuận chia
cho tổng chi phí (LN/CP). Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì nông
hộ đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Thu nhập trên doanh thu: tỷ số này được tính bằng cách lấy thu nhập
chia cho doanh thu (TN/DT). Tỷ số này phản ánh một đồng doanh thu thu
được có bao nhiêu đồng thu nhập.
- Lợi nhuận trên doanh thu:tỷ số được tính bằng cách lấy lợi nhuận
chia cho doanh thu (LN/DT). Tỷ số này thể hiện trong một đồng doanh thu thì
có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Thu nhập trên chi phí chưa có LĐGĐ: tỷ số được tính bằng cách lấy
thu nhập chia cho chi phí chưa có LĐGĐ. Tỷ số này thể hiện một đồng chi phí
(chưa có LĐGĐ) bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là 3 xã Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng và
Phương Bình của huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang. Lý do chọn địa bàn
huyện Phụng Hiệp để nghiên cứu vì nơi đây tập trung nhiều hộ nông dân trồng
mía và có đường giao thông thuận tiện hơn các xã khác trong quá trình thu
thập số liệu.

7


2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ Niên giám thống kê của huyện Phụng
Hiệp năm 2013 về tình hình kinh tế, xã hội. Đối với số liệu về diện tích, năng
suất, sản lượng được thu thập từ phòng Nông Nghiệp huyện Phụng Hiệp tỉnh
Hậu Giang năm 2013 và một số thông tin tham khảo được lấy từ các bài báo,
tạp chí, internet.

2.2.2.2 Số liệu sơ cấp
Lý do chọn địa bàn huyện Phụng Hiệp để nghiên cứu vì nơi đây tập trung
nhiều hộ nông dân trồng mía với tổng diện tích là 9,553 ha chiếm 89% diện
tích đất trồng mía của huyện. Tại vùng nghiên cứu tác giả chọn 3 xã Hiệp
Hưng, Tân Phước Hưng và Phương Bình vì đây là 3 xã có diện tích trồng mía
lớn trong huyện và có đường giao thông thuận tiện hơn các xã khác, thuận lợi
trong quá trình thu thập số liệu và đây là các xã có tính đại diện cao có thể suy
rộng ra cho cả huyện. Phỏng vấn các hộ nông dân nhằm thu thập các nội dung:
thông tin tổng quát các hộ sản xuất, tình hình sản xuất, lượng các yếu tố sử
dụng trong sản xuất, thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các hộ
trồng mía và những thuận lợi, khó khăn của họ. Cụ thể về số mẫu điều tra như
sau:
Bảng 2.1: Số lượng mẫu phỏng vấn của 3 xã huyện Phụng Hiệp


Nông hộ

Tân Phước Hưng

32

Hiệp Hưng

27

Phương Bình

15

Tổng


74

Nguồn: Kết quả khảo sát 74 nông hộ, 2014

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh tương đối
và so sánh tuyệt đối để mô tả khái quát thực trạng sản xuất mía của nông hộ tại
vùng nghiên cứu, nhằm đánh giá chính xác sự biến động của các chỉ tiêu cần
phân tích như lợi nhuận, sản lượng, diện tích đất, năng suất,… để tìm ra các
giải pháp phù hợp.

8


- Phương pháp thống kê mô tả: là tổng hợp các phương pháp đo lường,
mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và thông tin
được thu thập trong điều kiện không chắc chắn.
- So sánh số tuyệt đối: lấy giá trị tuyệt đối của năm sau trừ đi năm trước
để thấy sự chênh lệch.
Công thức: ΔY = Y1 – Y0
Y0 : chỉ tiêu năm trước
Y1 : chỉ tiêu năm sau
ΔY : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của
các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các
chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề xuất biện pháp khắc phục.
- So sánh số tương đối: là giá trị tương đối của năm sau trừ đi giá trị
tương đối của năm trước. Được tính bằng công thức:
Y1- Y0


ΔY=

Y0

X 100%

Y0: chỉ tiêu năm trước.
Y1: chỉ tiêu năm sau.
ΔY: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động các mức độ của các chỉ
tiêu kinh tế. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh
tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp
khắc phục.
Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả tài chính mô hình trồng mía của nông hộ. Trong phương
pháp này đề tài sử dụng các yếu tố để xây dựng phương trình hồi quy tuyến
tính trên cơ sở hàm lợi nhuận để đánh giá các yếu tố tác động đến hoạt động
sản xuất mía trên địa bàn nghiên cứu.
Xây dựng mối quan hệ của lợi nhuận phụ thuộc vào các yếu tố chi phí và
từ đó thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận như thế nào, đề tài đã sử
dụng phương pháp thiết lập phương trình hồi quy tuyến tính để nghiên cứu.
Phương trình có dạng như sau:
Lnπi= β0+ β1lnP Ni + β2lnP Pi + β3lnP Ki + β4lnPGi+ β5lnTi+ β6lnFi+ β7lnKNi+
β8THi + β9TDi + ui
9


Trong đó: πi là lợi nhuận chuẩn hóa của nông hộ thứ i, được tính bằng
tổng doanh thu trừ đi các khoản chi phí biến đổi như chi phí phân bón, chi phí

thuốc nông dược và giống, tất cả được chia cho giá của mía mà nông hộ bán
được, βk là các hệ số cần ước lượng trong mô hình. Lược khảo tài liệu của các
tác giả Phạm Lê Thông, Bùi Thị Kim Thoa, Lê Thị Diễm Hằng, Trần Duy
Hưng để diễn giải các biến độc lập trong bảng như sau:
Bảng 2.2: Diễn giải các biến được đưa vào mô hình
Biến số
Giá phân N (PN)

Giá phân P (PP)

Giá phân K (PK)

Giá của giống
(PG)
Chi phí thuốc
nông dược (T)
Lao động của hộ
(F)
Kinh nghiệm
(KN)
Tập huấn kỹ
thuật (TH)
Tín dụng (TD)

Diễn giải biến
Kỳ vọng
PN là giá chuẩn hóa của 1 kg phân N nguyên chất,
+/được tính bằng giá 1 kg phân nguyên chất chia cho
giá 1kg mía đầu ra.
PP là giá chuẩn hóa của 1 kg phân P nguyên chất,

+/được tính bằng giá 1 kg phân nguyên chất chia cho
giá 1kg mía đầu ra.
PK là giá chuẩn hóa của 1 kg phân K nguyên chất,
+/được tính bằng giá 1 kg phân nguyên chất chia cho
giá 1kg mía đầu ra.
PG là giá chuẩn hóa của 1 kg giống, được tính bằng
+/giá 1 kg giống chia cho giá 1kg mía đầu ra.
T là chi phí thuốc nông dược sử dụng, đơn vị tính là
+/(1.000 đồng/công).
Tổng số ngày công lao động của hộ sản xuất (số
+
ngày).
+
Kinh nghiệm của nông hộ được đo lường bằng số
năm trồng của nông hộ (năm).
Biến giả, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ có tham gia lớp
+
tập huấn, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ không tham gia
lớp tập huấn.
Biến giả, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ có vay vốn, nhận
giá trị 0 nếu chủ hộ không có vay vốn.
Nguồn: Tổng hợp từ lược khảo tài liệu, 2014

10

+


CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG VÀ THỰC

TRẠNG SẢN XUẤT MÍA TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU
GIANG
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG
Thực hiện Nghị quyết 22/2003/QH.11 ngày 26 tháng 11 năm 2003
củaQuốc hội nước CHXHCN Việt Nam và Nghị quyết số 05/2004/NĐ-CP
ngày 02tháng 01 năm 2004 của Chính phủ, tỉnh Cần Thơ được chia tách thành
hai đơn vị hành chính: thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu
Giang.
Tỉnh Hậu Giang chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004 với 6
đơn vị hành chính là Thị xã Vị Thanh và các huyện: Châu Thành, Châu Thành
A, Phụng Hiệp, Long Mỹ và Vị Thủy. Đến tháng 9/2005, thực hiện Nghị
quyết số98/2005/NĐ-CP của Chính phủ, huyện Phụng Hiệp được chia tách
làm 2 đơn vị hành chính: huyện Phụng Hiệp và Thị xã Tân Hiệp (nay là Thị xã
Ngã Bảy).
Cùng với thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm ĐBSCL,
là tỉnh thuộc khu vực nội địa của ĐBSCL. Hậu Giang là tỉnh nằm về phía Tây
của sông Hậu, cách Thành phố Cần Thơ 60 km và cách Thành phố Hồ Chí
Minh 250 km. Đây là tỉnh có khí hậu điều hòa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, có
hai mùa (không có mùa lạnh). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ
tháng 12 tới tháng 4 năm sau.
Về địa hình Hậu Giang là tỉnh nằm ở phần cuối Đồng bằng châu thổ
sông Cửu Long, địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 2m so với mực nước
biển. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Khu vực ven
sông Hậu cao nhất, trung bình khoảng 1 -1,5m, độ cao thấp dần về phía Tây.
Hậu Giang hiện có 7 đơn vị hành chính, gồm 5 huyện: Phụng Hiệp, Long Mỹ,
Vị Thủy, Châu Thành, Châu Thành A và 2 thị xã: Vị Thanh và Ngã Bảy.
Trong 7 đơn vị hành chính gồm có 75 xã, phường. Hậu Giang có hệ thống
sông ngòi chằng chịt bao quanh: sông Hậu, sông Cái Tư, kênh QuảnLộ, kênh
Phụng Hiệp, kênh Xà No…
Hậu Giang có tổng diện tích đất tự nhiên 106,2 nghìn ha chiếm khoảng

4% diện tích vùng ĐBSCL và chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích đất tự nhiên
của Việt Nam. Về cơ bản đất trên địa bàn tỉnh có thể chia là 2 nhóm chính sau:

11


- Đất phù sa (chiếm khoảng 42%) nằm trong phạm vi tác động mạnh của
sông Hậu, loại đất này được khai thác sớm, lại được bồi đắp hằng năm nên đã
có những biến đổi đáng kể.
- Đất phèn (chiếm diện 58%) tập trung ở phần trung tâm và phần phía
Tây của tỉnh, có 2 loại là đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng.
3.2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHỤNG HIỆP
3.2.1 Vị trí địa lý
Huyện Phụng Hiệp là huyện có diện tích lớn nhất Hậu Giang, với
tổng diện tích tự nhiên khoảng 485 km2 chiếm 30,3% diện tích tự nhiên
toàn tỉnh và có dân số trên 210.089 người (chiếm 26,3% dân số toàn
tỉnh), mật độ dân số bình quân 429 người/km2, là một trong những huyện
có mật độ dân số thấp so với các huyện khác trong tỉnh. Trung tâm huyện
Phụng Hiệp nằm trên tỉnh lộ 927 cách trung tâm tỉnh Hậu Giang 37 km về
phía Đông, đồng thời cách trung tâm thành phố Cần Thơ 36 km về phía Nam,
địa giới hành chính của huyện được xác định:
- Phía Đông giáp thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành.
- Phía Tây giáp huyện Vị Thủy.
- Phía Nam giáp huyện Long Mỹ và tỉnh Sóc Trăng.
- Phía Bắc giáp huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A.
Huyện Phụng Hiệp có 15 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn trực thuộc
gồm: thị trấn Cây Dương, thị trấn Kinh Cùng, thị trấn Búng Tàu, xã Phụng
Hiệp, Long Thạnh, Thạnh Hòa, Tân Bình, Hòa An, Hiệp Hưng, Tân Phước
Hưng, Hòa Mỹ, Phương Bình, Phương Phú, Tân Long và Bình Thành.
Trên địa bàn huyện có mạng lưới giao thông đường bộ khá dày đặc,

gồm tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 61, tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp với
chiều dài khoảng 50 km, 2 tuyến tỉnh lộ 927 và 928 (với với chiều dài
45 km) cũng là tuyến huyết mạch của huyện.
3.2.2 Địa hình
Phụng Hiệp là một huyện của tỉnh Hậu Giang, là nơi nằm cuối phần
đồng bằng châu thổ, địa hình thấp, độ cao so với mực nước biển chỉ khoảng từ
0,2cm-0,5cm. Phụng Hiệp là vùng đất tốt, có nhiều tiềm năng phát triển kinh
tế, có truyền thống trồng trọt lâu đời với hệ thống cây ăn trái, mía đường. Nơi
này đang được quy hoạch thành một trung tâm công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp (CN -TTCN) với quy mô địa phương như chế biến lương thực – thực
phẩm, may mặc, cơ khí, đồ gia dụng…
12


3.2.3 Khí hậu
Huyện Phụng Hiệp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo. Tính chất này được thể hiện ở những đặc điểm về quang và nhiệt. Nhiệt
độ cao đều trong năm ( trung bình 26,8°C), tháng 4 nóng nhất (nhiệt độ trung
bình 28,3°C) và tháng 1 thấp nhất ( nhiệt độ trung bình 25,5°C). Nắng nhiều
(trung bình 2.445 giờ/năm, 6,7 giờ/ngày), khá thuận lợi để cây trồng sinh
trưởng – phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao.
Lượng mưa bình quân năm đạt 1.635 mm và phân hóa sâu sắc theo mùa.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm 90% tổng
lượng mưa năm, đặc biệt trong các tháng mưa nhiều thường gây tình trạng
ngập cục bộ ở các khu vực trũng. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3
với lượng mưa chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa năm nên thường thiếu nước
cho cây trồng, nhất là các khu vực có địa hình cao.
3.2.4 Thủy Văn
Chế độ thủy văn của hệ thống kênh rạch ở huyện Phụng Hiệp chịu tác
động mạnh bởi chế độ thủy triều biển Đông và biển Tây, chế độ dòng chảy

chính của sông rạch, chế độ mưa tại chổ và địa hình.
3.2.5 Tình hình kinh tế xã hội huyện Phụng Hiệp
3.2.5.1 Về nông nghiệp
Những năm qua, ngành nông nghiệp huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng
vật nuôi, trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất hợp lý, phù hợp với điều
kiện thổ nhưỡng và sinh thái của từng vùng. Năm 2013 toàn huyện gieo trồng
được 54.515 ha lúa (3 vụ), sản lượng 312.356 tấn (Niên giám thống kê huyện).
Nhiều vùng chuyên canh lúa, mía, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, mang lại
hiệu quả kinh tế cao đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao mức sống người
dân, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo.
Ngoài lúa và cây ăn trái, huyện Phụng Hiệp còn chú trọng phát triển cây
mía, là vùng nguyên liệu mía của tỉnh Hậu Giang. Niên vụ mía năm 2013,
huyện Phụng Hiệp trồng được 9.554 ha, sản lượng 823.836 tấn, giá bán từ 780
– 960 đồng/kg (phòng nông nghịêp huyện); gần trung tâm huyện Phụng Hiệp
là Công ty Mía đường - cồn Long Mỹ Phát và nhà máy đường Phụng Hiệp đó
là điều kiện thuận lợi để tiêu thụ mía trên địa bàn huyện. Bên cạnh thế mạnh
cây lúa và cây mía truyền thống, huyện Phụng Hiệp còn tận dụng lợi thế tự
nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản. Phong trào chăn nuôi thủy sản ở
huyện Phụng Hiệp nở rộ trong vài năm gần đây. Bước đầu chăn nuôi theo hình
thức bán công nghiệp, chủ yếu trong ao, vèo, lồng... ven các tuyến kênh, rạch.
Mỗi khi mùa nước về, thay vì sản xuất lúa vụ 3 kém hiệu quả, người dân
chuyển sang nuôi cá dưới ruộng.
13


Tuy nhiên, do quy mô các mô hình sản xuất nhỏ, chỉ góp phần cải thiện
cuộc sống cho nhiều hộ dân nông thôn, chứ chưa thể khai thác hết tiềm năng,
thế mạnh nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Về thủy sản năm 2012 toàn
huyện thả nuôi 3.999,05 ha cá các loại với sản lượng 30.694,5 tấn. Dựa vào lợi
thế tự nhiên của 2 xã Hiệp Hưng và Tân Phước Hưng có các tuyến kênh lớn

như: kênh Quản lộ Phụng Hiệp, Lái Hiếu, Cây Dương..., huyện Phụng Hiệp đã
quy hoạch thành công vùng nuôi thủy sản có giá trị thương phẩm của khu vực
ĐBSCL và phục vụ cho xuất khẩu.
3.2.5.2 Về sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN – TTCN)
Nằm trên địa bàn huyện Phụng Hiệp là các Công ty: Công ty cổ phần
Việt Long VDCO sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, Công ty TNHH hải sản
Việt Hải và một số Hợp tác xã làm ăn có hiệu quả. Nhằm phục vụ cho nhu cầu
nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện cũng như các huyện khác trong tỉnh và
các tỉnh lân cận. Toàn huyện có 765 cơ sở CN-TTCN với trên 3.545 lao động.
Về hoạt động sản xuất tổng sản lượng CN-TTCN đạt 1.182 tỷ đồng. Về
thương mại, dịch vụ: tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ được
3.172 tỷ đồng. Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, toàn huyện có 6.402 cơ
sở thương mại- dịch vụ với 10.430 lao động.
3.2.5.3 Về giao thông, thủy lợi
Trong những năm gần đây, huyện Phụng Hiệp đã tập trung đầu tư phát
triển mạng lưới giao thông đường bộ, đặc biệt là hệ thống giao thông nông
thôn. Triển khai thực hiện tốt công tác xây dựng cơ bản về hạ tầng thủy lợi
phục vụ sản xuất và vùng nguyên liệu: lúa, mía, cây ăn trái, cánh đồng mẫu
lớn; thựchiện vượt kế hoạch chiến dịch giao thông thủy lợi mùa khô; phòng
chống lụt bão thực hiện có hiệu quả. Sự quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục
vụ sản xuất và đời sống nhân dân như công trình thuỷ lợi, giao thông nông
thôn đã phát huy có hiệu quả.
Chiến dịch giao thông thủy lợi mùa khô năm 2013 đã Triển khai thi
công nạo vét 11 công trình, dài 22,02 km, khối lượng 290.030 m 3 thi công sửa
chữa 36 cống đã hoàn thành 100% khối lượng. Với tổng kinh phí
17.236.000.000 đồng. Trong đó, nhân dân đóng góp 2.911.000.000 đồng, kinh
phí Nhà nước 14.325.000.000 đồng. Công tác đầu tư khép kín vùng mía
nguyên liệu với diện tích 5.000 ha. Gồm các đơn vị (Hiệp Hưng, Tân Phước
Hưng, Hòa An, Thị trấn Cây Dương, Thị trấn Búng Tàu). Trong đó: Đã triển
khai thi công 22 công trình/47 công trình nạo vét kênh và xây dựng 25 cống

tròn khép kín với diện tích 2.380 ha (Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng, Hòa An).

14


×