Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu của công ty tnhh công nghiệp thủy sản miền nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.89 KB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ PHÚ ĐIỀN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIM NGẠCH
XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh doanh quốc tế
Mã số ngành: 52340120

Tháng 8/2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ PHÚ ĐIỀN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIM NGẠCH
XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh doanh quốc tế
Mã số ngành: 52340120


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. VÕ VĂN DỨT

Tháng 8/2014

ii


LỜI CẢM TẠ
Sau hơn 3 năm tích cực học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học
Cần Thơ, nhờ sự chỉ dẫn cũng như giúp đỡ tận tình của quý thầy, cô giảng
viên, đặc biệt là thầy, cô giảng viên khoa Kinh Tế - QTKD đã giúp em trang bị
được những kiến thức, cũng như những kinh nghiệm cần thiết cho con đường
tương lai của bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo nhà trường, cán bộ khoa
Kinh tế - QTKD, các giảng viên thuộc bộ môn Kinh doanh quốc tê. Đặc biệt,
em xin chân thành cảm ơn thầy Võ Văn Dứt, người đã tận tình hướng dẫn và
tạo điều kiện tốt trong suốt quá trình em thực hiện và hoàn thành bài luận văn
này.
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến ban lãnh
đạo công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam đã tạo điều kiện cho em
thực tập, đặc biệt là chú Nguyễn Ngọc Út – Trưởng phòng hành chánh công ty
TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam đã tận tình giúp đỡ và cung cấp
những số liệu cần thiết để em hoàn thành luận văn này.
Ngoài ra, em cũng xin dành những lời cảm ơn chân thành đến gia
đình và bạn bè của em, những người luôn đồng hành và ủng hộ em hết sức
trong suốt quá trình thực hiện luận văn của mình.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và nguồn số liệu tương đối còn
hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô
đóng góp ý kiến để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, em xin gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô, Ban lãnh
đạo nhà trường và Ban lãnh đạo công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền
Nam. Kính chúc công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam ngày càng
phát triển.
Chân thành cảm ơn!

Cần thơ, ngày 20 tháng 11 năm 2014
Sinh viên thực hiện

i


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

……….., ngày……..tháng……năm……
Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

ii


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần thơ, ngày 20 tháng 11 năm 2014
Sinh viên thực hiện

iii



NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.
…….., ngày…….tháng……năm…….

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

iv


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI....................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: .............................................................................. 2
1.3.2 Phạm vi không gian: ................................................................................. 3
1.3.3 Phạm vi thời gian: ..................................................................................... 3
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................ 3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 5
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................... 5
2.1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu ....................................................... 5
2.1.2 Các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu ........................................ 10
2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 13
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 13
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 13
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM .............................................. 16
3.1 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY ............................................................................. 16
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 16
3.1.2 Sản phẩm và thị trường xuất khẩu .......................................................... 18
3.1.3 Các chứng nhận và thành tích đạt được .................................................. 18

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY.......................................................... 19
3.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức .............................................................................. 19
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ............................................ 20
3.3 QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY SOUTH VINA ....................... 24
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC
NHÂN TỐ ĐẾN KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM ...................... 27
4.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH HÀNG CÁ TRA VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2009 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ............................. 27
v


4.2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 2009 ĐẾN 4
THÁNG ĐẦU NĂM 2014 .................................................................................. 34
4.2.1 Thực trạng xuất khẩu .............................................................................. 34
4.2.2 Cơ cấu thị trường và sản phẩm của Công ty ........................................... 40
4.3 MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIM NGẠCH XUẤT
KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM ... 44
4.3.1 Giới thiệu mô hình và các nhân tố có trong mô hình .............................. 44
4.3.2 Kết quả mô hình ....................................................................................... 46
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM ......................... 51
5.1 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT .................................................................. 51
5.1.1 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Công ty .......................... 51
5.1.2 Phân tích chiến lược đề xuất ................................................................... 56
5.2 GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM ......................... 58
5.2.1 Giải pháp trong quá trình sản xuất: ......................................................... 58
5.2.2 Giải pháp về nguồn nguyên liệu ............................................................. 58

5.2.3 Giải pháp về nguồn lao động .................................................................. 58
5.2.4 Giải pháp về thị trường ........................................................................... 59
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 60
6.1 KẾT LUẬN.................................................................................................... 60
6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 60
6.2.1 Đối với nhà nước ..................................................................................... 60
6.2.1 Đối với doanh nghiệp .............................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 62

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VASEP

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản
Việt Nam

EU

The European Union (Liên minh Châu Âu)

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

OLS

Ordinary least squares (Ước lượng bình phương

nhỏ nhất)

XHCN

Xã hội Chủ nghĩa

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

TP

Thành phố

HACCP

Hazard Analysis and Critical Control Point System (Hệ
thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn)

ISO

International Organization for Standardization (Tổ chức
tiêu chuẩn hóa quốc tế)

PE

Polyethene

DN


Doanh nghiệp

HALAL

Theo tiếng Ả - rập có nghĩa là “được phép”

HĐTV

Hội đồng thành viên



Giám đốc

QH

Quan hệ

CCDC

Công cụ dụng cụ

HĐKT

Hợp đồng kinh tế



Hợp đồng


TĐKT

Thi đua khen thưởng

HĐKL

Hội đồng kỉ luật

ANTT

An ninh trật tự

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

IQF

Individual Quick Frozen (cấp đông nhanh từng cá thể)
vii


SQF

Safe quality food (an toàn chất lượng thực phẩm)

XK

Xuất khẩu


NK

Nhập khẩu

USDA

United States Department of Agriculture (Bộ Nông
nghiệp Mỹ)

USFDA

United States Food and Drug Administration (Cục
quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ)

DOC

Department of Commerce (Bộ Thương mại
Hoa Kỳ)

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ASC

Aquaculture Stewaship Council (Hội đồng Quản lý
Nuôi trồng Thủy sản)

viii



DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghiệp
Thủy Sản Miền Nam (South Vina) ................................................................... 19
Hình 3.2 Quy trình chế biến cá fillet của Công ty South Vina ......................... 26
Hình 4.1: Mức tăng trưởng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra của ....... 37
Hình 4.2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty South Vina ............ 38
Hình 4.3: Kim ngạch xuất khẩu sang ba thị trường chính của South Vina
giai đoạn từ 2009 đến 6 tháng đầu năm 2014 ................................................... 43

ix


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 4.1: Sản lượng, kim ngạch và thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam
giai đoạn 2009 đến năm 2013 ........................................................................... 27
Bảng 4.2: Sản lượng, kim ngạch và thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam
6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. ............................................ 33
Bảng 4.3: Mức tăng trưởng về sản lượng và giá trị xuất khẩu của South Vina
6 tháng đầu năm 2009 – 2013 ........................................................................... 34
Bảng 4.4: Mức tăng trưởng về sản lượng và giá trị xuất khẩu của South Vina
6 tháng đầu năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2014 ........................................... 39
Bảng 4.5: Giá trị xuất khẩu cá tra theo thị trường của công ty South Vina từ
2010 đến 6 tháng đầu năm 2014 ....................................................................... 40
Bảng 4.6: Mô tả thống kê và ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình
(n=48)................................................................................................................ 46
Bảng 4.7: Giá trị hệ số phóng đại phương sai VIF ........................................... 48
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của các yếu tố đến kim ngạch xuất khẩu cá tra ............. 48
Bảng 5.1: Ma trận phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của
công ty South Vina ........................................................................................... 55


x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, hoạt động xuất khẩu
được đánh giá là một trong những mục tiêu hàng đầu mà Đảng và nhà nước ta
luôn cố gắng để đẩy mạnh thực hiện. Trong những năm trở lại đây, kim ngạch
xuất khẩu các ngành hàng của Việt Nam liên tục tăng. Bên cạnh những ngành
hàng đang có kim ngạch xuất khẩu cao như dệt may, linh kiện điện tử, giày
da,… ngành thủy sản cũng là một ngành có kim ngạch xuất khẩu cao và được
đánh giá là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Cụ thể,
trong năm 2013, xuất khẩu thủy sản đạt trên 6,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với
năm 2012 và vượt xa so với mục tiêu đặt ra từ đầu năm của ngành. Các mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của ngành phải kể đến như tôm, cá tra và các loại hải
sản khác, trong đó, cá tra được xem là một trong những mặt hàng chủ lực và là
thế mạnh của Việt Nam. Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu cá tra
luôn ở mức cao và chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của ngành thủy sản. Cụ
thể trong giai đoạn 2010 – 2013, tỉ trọng xuất khẩu cá tra chiếm lần lượt là
28,4% (2010), 29,5% (2011), 28,6% (2012) và 26,9% (2013) trong kim ngạch
xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Tổng cục Hải Quan, 2013).
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP),
năm 2012, cá tra Việt Nam đã xuất khẩu sang 142 thị trường trên thế giới.
Được sự hỗ trợ nhiệt tình của các cơ quan, ban ngành cũng như các chính sách
trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cá tra của chính phủ nước ta, nhiều
công ty, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ra đời và phát triển nhanh chóng.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2009 – 2013 hoạt động xuất khẩu nói chung cũng
như hoạt động xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài

chính thế giới, sự suy giảm kinh tế của các thị trường xuất khẩu truyền thống
như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,… đã làm cho sản lượng xuất khẩu cá tra của
nước ta sụt giảm đáng kể. Ngoài ra, quá trình hội nhập cũng đặt ra nhiều vấn
đề về cạnh tranh thị trường, các yêu cầu khắt khe về kỹ thuật cũng như chất
lượng sản phẩm, các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm và các rào cản
thương mại được đặt ra đã trở thành gánh nặng đối với các doanh nghiệp xuất
khẩu thủy sản Việt Nam. Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu
thủy sản Việt Nam (VASEP), tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra 10 tháng đầu
năm 2013 đạt giá trị 1,4 tỷ USD, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2012 và năm
2014 kim ngạch xuất khẩu cá tra sẽ tiếp tục giảm 5% so với năm 2013 vì
1


nguồn nguyên liệu trong nước giảm và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi chính
sách thắt chặt tín dụng của ngân hàng.
Trước tình hình chung của ngành hàng xuất khẩu cá tra, các doanh
nghiệp xuất khẩu cá tra cũng gặp rất nhiều vấn đề khó khăn cần được giải
quyết. Là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy
sản, Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Công nghiệp Thủy sản Miền Nam
với mặt hàng xuất khẩu chính là cá tra fille đông lạnh cũng không thể tránh
khỏi được những khó khăn chung của ngành. Do đó, để đánh giá một cách
toàn diện về các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu của công ty qua đó
có thể tìm ra hướng để giải quyết những khó khăn đang tồn tại, đề tài thực
hiện với chủ đề “Các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu của Công
ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghiệp Thủy sản Miền Nam” là cần thiết.
Mục tiêu của đề tài này nhằm tìm ra những yếu tố tác động đến kim ngạch
xuất khẩu của công ty, từ đó tìm ra những giải pháp thỏa đáng giúp cho kim
ngạch xuất khẩu của công ty được nâng cao, góp phần tăng lợi nhuận và thúc
đẩy sự phát triển của công ty trong tương lai.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu của Công ty
TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam, từ đó, tìm ra các giải pháp nâng cao
kim ngạch xuất khẩu của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng xuất khẩu của Công ty TNHH Công
nghiệp Thủy Sản Miền Nam.
Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu
của Công ty TNHH Công nghiệp Miền Nam.
Mục tiêu 3: Tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu
của Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền nam.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất
khẩu của Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam thông qua việc
phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty.

2


1.3.2 Phạm vi không gian:
Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản
Miền Nam. (Lô 2.14, Khu công nghiệp Trà Nóc 2, Quận Ô Môn, Thành phố
Cần Thơ).
1.3.3 Phạm vi thời gian:
Đề tài được thực hiện từ 11/8/2014 đến 17/11/2014. Số liệu thứ cấp
nghiên cứu thuộc giai đoạn 2009 đến 6 tháng đầu năm 2014.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyễn Hoàng Hải, chuyên ngành thương mại điện tử, trường Đại
học Thương Mại, Hà Nội (2013), “Phân tích kinh tế lượng của biến phụ thuộc

sản lượng xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 1999 – 2013” . Tác giả đã dùng
phương trình hồi quy tuyến tính (OLS) để phân tích sự tác động của các nhân
tố giá xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu và diện tích gieo trồng đến sản lượng
xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 1999 – 2013. Từ đó đã chỉ rõ cụ
thế sự tác động của từng yếu tố đến sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung phân tích mô hình mà chưa đề cập đến thực
trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 1999 – 2013, cũng như
chưa đề ra được giải pháp để nâng cao sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Nguyễn Thị Hà Trang, chuyên ngành Kinh tế quốc tế, trường Đại học
Ngoại thương (2010). “Những yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu các
nhóm hàng của Việt Nam”. Ở đề tài này, tác giả đã trình bày thực trạng xuất
khẩu các nhóm hàng của Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008, đồng thời đã chỉ ra
được các nhân tố có tác động đến kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng Việt
Nam, thông qua đó đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao kim ngạch xuất
khẩu các nhóm hàng Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, đề tài chỉ chủ
yếu tập trung phân tích định tính sự tác động của các yếu tố đến kim ngạch
xuất khẩu mà không chỉ rõ cụ thể được mức độ tác động của các yếu tố đó như
thế nào đến kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam.
Lương Thị Trúc Phương, chuyên ngành Kinh tế phát triển, trường Đại
học Kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh (2008). “Phân tích các nhân tố tác động
đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ”. Tác giả đã dùng phương pháp
phân tích định tính để phân tích và đánh giá sự tác động của các yếu tố đến
hoạt động xuất khẩu gạo của TP.Cần Thơ, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao
hiệu quả xuất khẩu gạo của TP.Cần Thơ. Tuy nhiên, đề tài này chỉ dừng lại ở
việc phân tích định tính là chủ yếu, từ đó chưa làm rõ được cụ thể tác động
của các yếu tố đến tình hình xuất khẩu gạo của TP.Cần Thơ.
3


Nguyễn Hữu Hoàng, chuyên ngành Kinh tế ngoại thương, trường Đại

học Cần Thơ (2013). “Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu
tôm của công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ vào thị trường Mỹ”.
Trong đề tài này, tác giả đã đánh giá thực trạng xuất khẩu tôm vào thị trường
Mỹ của công ty, đồng thời cũng phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài
tác động đến hoạt động xuất khẩu tôm của công ty TNHH Thủy sản Cần Thơ
vào thị trường Mỹ, từ đó đề xuất các giải pháp giúp nâng cao giá trị xuất khẩu
tôm của công ty TNHH Thủy sản Cần Thơ vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, đề
tài chưa đánh giá được thực trạng xuất khẩu chung của công ty cũng như chỉ
sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp so sánh tương đối và tuyệt
đối nên kết quả phân tích chưa đánh giá được cụ thể sự tác động của các nhân
tố đến hoạt động xuất khẩu tôm của công ty.

4


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu
2.1.1.1 Khái niệm hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho nước
ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Trong xuất khẩu
luồng tiền tệ dịch chuyển từ nước nhập khẩu sang nước xuất khẩu và có một
luồng hàng hóa dịch chuyển theo hướng ngược lại từ nước xuất khẩu sang
nước nhập khẩu. Xuất khẩu là sự mở rộng hoạt động buôn bán trong nước ra
thị trường thế giới là một bộ phận của thương mại quốc tế. (Nhiều tác giả. Tạp
chí Doanh nhân Hà Nội, 2013).
Một hoạt động giao dịch hàng hóa và dịch vụ được gọi là xuất khẩu
khi phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định:
- Trụ sở kinh doanh bên mua và bên bán ở hai nước khác nhau.

- Đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ đối với một trong hai bên
hoặc cả hai bên.
- Hàng hóa – đối tượng của giao dịch phải di chuyển ra khỏi biên giới
một nước.
Xuất khẩu đã được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của kinh tế đối
ngoại. Nó được ra đời trên cơ sở sự phân công lao động xã hội và lợi thế so
sánh giữa các nước khác nhau, xuất khẩu càng trở nên cần thiết và không thể
thiếu được đối với các quốc gia trên thế giới. Ngày nay người ta nhận thấy
không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà không có bất kỳ mối
quan hệ nào với nước khác, đặc biệt là về kinh tế. Đảng và Nhà nước ta đang
thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển theo hướng xuất
khẩu, khuyến khích các khu vực kinh tế tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải
quyết vấn đề việc làm và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Đẩy mạnh
xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và
thực hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

5


2.1.1.2 Các hình thức xuất khẩu
a/ Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các loại hàng hóa và dịch vụ do
chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong
nước tới khách hàng nước ngoài thông qua tổ các chức của mình (Nhiều tác
giả. Theo Thư viện học liệu mở Việt Nam, 2013).
Trong trường hợp doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là doanh nghiệp
thương mại không tự sản xuất ra sản phẩm thì việc xuất khẩu bao gồm hai
công đoạn:
- Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu với các đơn vị, địa phương trong
nước.

- Đàm phán ký kết với doanh nghiệp nước ngoài, giao hàng và thanh
toán tiền hàng với đơn vị bạn.
Phương thức này có một số ưu điểm: thông qua đàm phán thảo luận
trực tiếp dễ dàng đi đến thống nhất và ít xảy ra những hiểu lầm đáng tiếc do
đó:
- Giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp do giảm được chi phí trung
gian.
- Có điều kiện phát huy tính đọc lập của doanh nghiệp.
- Chủ động trong việc tiêu thụ hàng hóa sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, phương thức này còn bộc lộ một số nhước điểm như:
- Dễ xảy ra rủi ro nếu không am hiểu thị trường, bạn hàng.
- Nếu như không có cán bộ xuất nhập khẩu có đủ trình độ và kinh
nghiệm khi tham gia ký kết hợp đồng ở một thị trường mới thì có thể sẽ mắc
phải những sai lầm gây bất lợi cho doanh nghiệp.
- Khối lượng hàng hóa khi tham gia giao dịch thường phải lớn thì mới
có thể bù đắp được chi phí trong việc giao dịch.
b/ Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hóa ra thị trường nước
ngoài thông qua các trung gian xuất khẩu như người đại lý hoặc người mô
giới. Đó có thể là cơ quan, văn phòng đại diện, các công ty ủy thác xuất nhập
khẩu…Xuất khẩu gián tiếp sẽ hạn chế mối liên hệ với bạn hàng của nhà xuất

6


khẩu, đồng thời khiến nhà xuất khẩu phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho
người trung gian (Nhiều tác giả. Theo Thư viện học liệu mở Việt Nam, 2013).
Tuy nhiên, trên thực tế phương thức này được sử dụng rất nhiều, đặc
biệt ở các nước kém phát triển, vì các lý do:
Người trung gian thường hiểu biết rõ thị trường kinh doanh còn các

nhà kinh doanh thường rất thiếu thông tin trên thị trường nên người trung gian
tìm được nhiều cơ hội kinh doanh thuận lợi hơn.
Người trung gian có khả năng nhất định về vốn, nhân lực cho nên nhà
xuất khẩu có thể khai thác để tiết kiệm phần nào chi phí trong quá trình vận
tải.
c/ Xuất khẩu ủy thác
Xuất khẩu ủy thác là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị xuất nhập
khẩu (XNK) đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến
hành ký kết hợp đồng xuất khẩu, tiến hành làm các thủ tục cần thiết để xuất
khẩu cho nhà sản xuất do đó đơn vị trung gian sẽ nhận được một số tiền nhất
định gọi là phí ủy thác (Nhiều tác giả. Theo Thư viện học liệu mở Việt Nam,
2013).
Hình thức này bao gồm các bước sau:
- Ký kết hợp đồng xuất khẩu ủy thác với đơn vị trong nước.
- Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền hàng bên nước
ngoài.
- Nhận phí ủy thác xuất khẩu từ đơn vị trong nước.
Ưu điểm của hình thức này:
- Những người ủy thác hiểu rõ tình hình thị trường. pháp luật và tập
quán địa phương, do đó họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán và thanh
tránh bớt ủy thác cho người ủy thác.
- Đối với người nhận ủy thác là không cần bỏ vốn vào kinh doanh, tạo
ra việc làm cho nhân viên đồng thời cũng thu được một khoản tiền đáng kể.
Tuy nhiên, hình thức này có những mặt hạn chế:
- Công ty kinh doanh XNK mất đi sự liên kết trực tiếp với thị trường
phải đáp ứng những yêu cầu của người trung gian.
- Lợi nhuận sẽ bị chia sẻ.

7



d/ Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu
kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người mua đồng thời là người bán, lượng
hàng trao dổi với nhau có trị giá tương đương, người ta còn gọi phương thức
này là xuất khẩu liên kết hoặc là phương thức hàng đổi hàng (Nhiều tác giả.
Theo Thư viện học liệu mở Việt Nam, 2013).
Phương thức này thông thường được thực hiện nhiều ở các nước
đang phát triển, các nước này hầu như là rất thiếu ngoại tệ cho nên thường
dùng phương pháp hàng đổi hàng để cân đối nhu cầu trong nước. Phương thức
này tránh được rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường nhưng nhược
điểm của phương thức này là thời gian trao đổi (thanh toán trên thị trường)
lâu, do vậy không kịp tiến độ sản xuất mất cơ hội kinh doanh và phương thức
này không linh hoạt (cứng nhắc).
e/ Xuất khẩu hàng hóa theo nghị định thư
Đây là hình thức xuất khẩu hàng hóa (thường là để gán nợ) được ký
kết theo nghị định thư giữa hai chính phủ (Nhiều tác giả. Theo Thư viện học
liệu mở Việt Nam, 2013).
Đây là một trong những hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp tiết
kiệm được các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường: tìm kiếm bạn
hàng, mặt khác không có sự rủi ro trong thanh toán.
Trên thực tế hình thức xuất khẩu này chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Thông
thường trong các nước Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) trước đây và trong một số
các quốc gia có quan hệ mật thiết và chỉ trong một số doanh nghiệp nhà nước.
f/ Xuất khẩu tại chỗ
Xuất khẩu tại chỗ là một hình thức xuất khẩu mà hàng hóa không di
chuyển ra khỏi biên giới quốc gia mà được sử dụng ở các khu chế xuất hoặc
doanh nghiệp bán sản phẩm cho các tổ chức nước ngoài ở trong nước. Ngày
nay hình thức này càng phổ biến rộng rãi hơn nhờ những thuận lợi mà nó
mang lại như là các thủ tục bán hàng, quản lý được rủi ro, hợp đồng được thực

hiện nhanh hơn, tốc độ quay vòng sản phẩm nhanh hơn. Tuy nhiên, nhược
điểm của hình thức này là các doanh nghiệp bán hàng sẽ thu được ít lợi nhuận
hơn (Nhiều tác giả. Theo Thư viện học liệu mở Việt Nam, 2013).
g/ Gia công quốc tế
Đây là hình thức kinh doanh trong đó một bên gọi là bên nhận gia
công nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia
8


công) để chế biến ra thành phẩm giao cho bên đặt gia công và nhận thù lao
(gọi là phí gia công).
Đây là một trong những hình thức xuất khẩu đang có bước phát triển
mạnh mẽ và được nhiều quốc gia chú trọng bởi những lợi ích mà nó mang lại.
Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi dụng về giá rẻ về
nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công. Đối với bên nhận gia
công, phương thức này giúp họ giải quyết việc làm cho nhân công lao động
trong nước hoạc nhập được thiết bị, công nghệ mới về nước mình nhằm xây
dựng và phát triển nên công nghiệp dân tộc (Nhiều tác giả. Theo Thư viện học
liệu mở Việt Nam, 2013).
h/ Tạm nhập tái xuất
Đây là một hình thức xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hóa
trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Giao dịch tái xuất
bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một số ngoại tệ lớn hơn
vốn bỏ ra ban đầu. Giao dịch này luôn thu hút được ba nước: nước xuất khẩu,
nước tái xuất và nước nhập khẩu. Vì vậy, người ta gọi giao dịch tái xuất là
giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác (triangular transaction). (Nhiều tác
giả. Theo Thư viện học liệu mở Việt Nam, 2013).
Ưu điểm của hình thức xuất khẩu này là doanh nghiệp có thể thu
được lợi nhuận cao mà không phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng,
máy móc, thiết bị và đặc biệt, khả năng thu hồi vốn cũng nhanh hơn.

i/ Chuyển khẩu
Chuyển khẩu là hình thức xuất khẩu mà hàng hóa đi thằng từ nước
xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và
thu tiền của nước nhập khẩu. Lợi thế của hình thức này là hàng hóa được miễn
thuế xuất khẩu. (Nhiều tác giả. Theo Thư viện học liệu mở Việt Nam, 2013)
2.1.1.3 Vai trò của xuất khẩu
Trong thời buổi hiện đại hóa thì nền kinh tế thị trường mở cửa giúp
cho sự giao thương giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn giúp cho đất nước
ta có cơ hội giao lưu kinh tế với các nước bạn. Ngoài ra, nhà nước đang có chủ
trương gia tăng xuất khẩu vì xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu
để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của các
quốc gia trong phân công lao động quốc tế, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất
nước. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trong mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện với
9


nhiều loại hàng hóa khác nhau, phạm vi hoạt động xuất khẩu rất rộng rãi về
không gian và thời gian. Đánh giá cụ thể, hoạt động xuất khẩu có vai trò:
a/ Đối với xã hội
- Xuất khẩu càng nhiều thì sản xuất hàng hóa càng phát triển, từ đó
tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn để Nhà nước có thể tiếp cận với các trang
thiết bị, máy móc hiện đại.
b/ Đối với nền kinh tế
- Xuất khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại nâng cao uy tín của nước
ta trên trường quốc tế. Xuất khẩu phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu văn hóa
cũng như khoa học kỹ thuật giữa nước ta và các nước trên thế giới.
- Là một trong hai nội dung chính của hoạt động ngoại thương, xuất
khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nên kinh tế của đất

nước.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và phát triển sản xuất.
- Là cơ sở để mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.
c/ Đối với doanh nghiệp
- Xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trường có thêm cơ
hội tiêu thụ hàng hóa, điều này đặc biệt quan trọng khi dung lượng thị trường
nội địa còn hạn chế cơ hội tiêu thụ hàng hóa thấp hơn khả năng sản xuất của
các doanh nghiệp. Vì vậy, vươn ra thị trường quốc tế là yếu tố khách quan.
- Xuất khẩu giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh: do
phải chịu sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước nên để
đứng vững được, các doanh nghiệp phải đổi mới trang thiết bị, máy móc, đào
tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
2.1.2 Các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu
2.1.2.1 Nhóm yếu tố trong nước
a/ Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp
- Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Biểu hiện ở quy mô vốn hiện
có và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Năng lực tài chính ảnh hưởng
trực tiếp đến khả năng sản xuất của doang nghiệp. Do đó, sẽ tác động trực tiếp
đến số lượng sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp.

10


- Quy mô sản xuất của doanh nghiệp: Được thể hiện ở số lượng nhân
công, số nhà xưởng, các dây truyền sản xuất. Quy mô càng lớn có thể làm
giảm được chi phí sản xuất và sản xuất được số lượng lớn hàng hóa. Do đó,
quy mô sản xuất có tác động trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của
doanh nghiệp.
- Trình độ và năng lực quản lý của người điều hành doanh nghiệp:
Đây là nhân tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành công trong kinh

doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Nếu ban
quản lý có năng lực tốt và có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu thì
có thể đưa ra những kế hoạch, chiến lược đúng đắn, đảm bảo cho hoạt động
xuất khẩu được diễn ra thuận lợi trong điều kiện thị trường quốc tế có nhiều
thách thức như hiện nay. Từ đó, nâng cao được kim ngạch xuất khẩu của
doanh nghiệp.
- Trình độ và năng lực trong hoạt đọng xuất khẩu của đội ngũ cán bộ
kinh doanh: Cán bộ kinh doanh là những người trực tiếp thực hiện các công
việc của quá trình xuất khẩu hàng hóa. Vì vậy, trình độ và năng lực trong hoạt
động xuất khẩu của họ sẽ quyết định đến hiệu quả của hoạt động xuất khẩu.
Do đó, tác động đến kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp.
b/ Nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
- Công cụ, chính sách vĩ mô của nhà nước: Đây là nhân tố quan trọng
mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải nắm rõ và tuân thủ nghiêm
khắc bởi vì nó thể hiện ý chí của Đảng và nhà nước. Các công cụ, chính sách
vĩ mô của nhà nước có thể tạo ra nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp trong
hoạt động xuất khẩu nếu các doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định.
- Thuế quan – Hạn ngạch: Đây là các công cụ của Nhà nước dùng để
kiểm soát trong hoạt động xuất nhập khẩu. Hiện nay, Chính phủ nước ta đã có
nhiều chính sách về thuế quan như giảm thuế hay có mức thuế ưu đãi đối với
một số mặt hàng để thức đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển.
- Lạm phát: Lạm phát được hiểu là hiện tượng giá trị thị trường của
đồng tiền một nước bị mất giá. Khi đó đối với hoạt động sản xuất sẽ gặp nhiều
khó khăn do chi phí nguyên vật liệu tăng cao, làm cho sản lượng và sức cạnh
tranh của hàng hóa của doanh nghiệp sẽ bị giảm. Do đó, lạm phát gây ảnh
hưởng gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa làm cho kim ngạch xuất
khẩu giảm.
- Tỷ giá hối đoái: Là giá của ngoại tệ tính theo đồng nội tệ hay quan
hệ so sánh về giá trị giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái có tác
11



động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của một quốc gia. Nếu tỷ giá hối đoái
giảm, nghĩa là đồng nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ thì khi đó sẽ thúc đẩy
hoạt động xuất khẩu và ngược lại nếu tỷ giá hối đoái tăng thì hoạt động xuất
khẩu sẽ bị hạn chế.
2.1.2.2 Nhóm yếu tố ngoài nước
a/ Tình hình phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu
Đây là yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng thanh toán của
khách hàng xuất khẩu, do đó có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp. Các nhân tố phản ánh sự phát triển kinh tế của thị trường xuất
khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập của dân cư, tình hình lạm
phát, biến động lãi suất.
b/ Tình hình chính trị của các thị trường xuất khẩu
Có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu của thị trường nước nhập khẩu.
Nếu chính trị ổn định sẽ làm cho hoạt động giao thương được diễn ra dễ dàng.
Do đó, nhân tố này sẽ có tác động đến kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp.
c/ Chính sách thương mại của các quốc gia là thị trường xuất khẩu
của doanh nghiệp
Đây là yếu tố có thể làm hạn chế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường đó. Một quốc gia có chính sách
thương mại tự do sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị
trường đó được thực hiện một cách dễ dàng và mang lại hiệu quả cao. Vì vậy,
yếu tố này sẽ tác động đến kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp.
d/ Mức độ cạnh tranh quốc tế
Biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, các công ty quốc tế đối
với doanh nghiệp khi cùng tham gia vào thị trường xuất khẩu nhất định. Sức
ép càng lớn thì càng gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động
xuất khẩu sang thị trường này.
e/ Rào cản kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu

Đây là những yêu cầu cần thiết để một sản phẩm có thể đi vào thị
trường của các quốc gia. Tùy từng thị trường và từng loại sản phẩm mà các
yêu cầu về chất lượng sản phẩm hay nồng độ hóa chất xử lý cho loại sản phẩm
sẽ khác nhau. Doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về ký thuật trên
thì mới có thể xuất khẩu sản phẩm của mình. Do đó, yếu tố này sẽ tác động
đến lượng sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp.
12


2.1.2.3 Tình hình kinh tế - xã hội thế giới
Trong điều kiện mà mỗi quốc gia đều dựa vào lợi thế của mình cũng
như thị trường tiêu thụ thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu thì tính liên
kết và phụ thuộc giữa các nước ngày càng tăng lên. Chính vì điều này mà mỗi
sự biến động của tình hình kinh tế - xã hội thế giới đều có ảnh hưởng nhất
định đối với hoạt động kinh tế trong nước. Hoạt động xuất khẩu là lĩnh vực
trực tiếp quan hệ với các chủ thể nước ngoài, chịu sự chi phối và tác động của
các nhân tố nước ngoài nên nó lại càng rất nhạy cảm. Bất kỳ một sự thay đổi
nào về chính sách xuất khẩu, tình hình lạm phát, thất nghiệp hay tăng trưởng
hoặc suy thoái kinh tế của các nước đều ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu
của các doanh nghiệp xuất khẩu ở nước ta.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp theo từng tháng trong giai đoạn 2010 – 2013
thuộc Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam, các số liệu được
công bố của bộ tài chính, niên giám thống kê. Ngoài ra, số liệu được thu thập
trên các phương tiện báo đài, các báo cáo trên các trang Web của các tổ chức
có liên quan.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh số liệu phản ánh kim ngạch
xuất khẩu giữa các năm từ 2009 – 2013, kết hợp phương pháp thống kê mô tả

để phân tích thực trạng xuất khẩu của Công ty TNHH Công nghiệp Miền
Nam.
Có 2 phương pháp so sánh được sử dụng:
- So sánh tuyệt đối: T = T2 – T1
Trong đó:
T1: Là số liệu năm trước
T2: Là số liệu năm sau
T : Là mức chênh lệch, tăng giảm giữa 2 kỳ so sánh T1 và T2
Phương pháp này nhằm xem xét sự biến động của các số liệu kinh tế
và tìm hiểu nguyên nhân tác động, từ đó đề ra giải pháp và biện pháp khắc
phục.
- So sánh tương đối: T =

T2  T1
T1
13


×