Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ và kênh phân phối sản phẩm cá thịt trong mô hình luân canh lúa – cá ở tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
---    ---

DƯƠNG HƯƠNG GIANG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT,
TIÊU THỤ VÀ KÊNH PHÂN PHỐI SẢN
PHẨM CÁ THỊT TRONG MÔ HÌNH LUÂN
CANH LÚA – CÁ Ở TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế Nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115

08 – 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
---    ---

DƯƠNG HƯƠNG GIANG
MSSV: 4114611

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT,
TIÊU THỤ VÀ KÊNH PHÂN PHỐI SẢN
PHẨM CÁ THỊT TRONG MÔ HÌNH LUÂN
CANH LÚA – CÁ Ở TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành Kinh tế Nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
LÊ NGUYỄN ĐOAN KHÔI

08 – 2014


LỜI CẢM TẠ
Kính thưa Quý thầy cô!
Suốt khoảng thời gian hơn 3 năm theo học chuyên ngành Kinh tế nông
nghiệp, Khoa Kinh tế & QTKD thuộc Trường Đại học Cần Thơ, với kiến thức
đã được thầy cô truyền đạt ở trường và những kinh nghiệm thực tế từ chuyến
đi thu thập số liệu, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin
chân thành cảm ơn đến:
Con xin chân thành cảm ơn cha mẹ đã nuôi dạy con từ bé đến tận khi
trưởng thành.
Em chân thành cám ơn thầy Lê Nguyễn Đoan Khôi, người thầy đã giúp
đỡ, hướng dẫn em tận tình để em có thể hoàn thành luận văn này.
Em xin cám ơn thầy Cao Quốc Nam đã giúp đỡ em trong suốt quá trình
thu thập số liệu, định hướng và hỗ trợ em trong suốt quá trình thực hiện luận
văn.
Em chân thành cám ơn quý Thầy Cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là
Khoa Kinh tế & QTKD và Khoa Phát triển Nông thôn Khu Hòa An đã giảng
dạy, hỗ trợ, giúp đỡ em về chuyên môn để em có nền tảng kiến thức vững
vàng để hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị Sở Nông nghiệp thuộc tỉnh Hậu
Giang, các chú, các cô tại các xã, ấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực
hiện luận văn của mình.

Cuối cùng, em kính chúc quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế & QTKD, Khoa
Phát triển Nông thôn cùng các Cô Chú, Anh Chị tại Sở Nông nghiệp và các
chú, các cô tại các xã, ấp được dồi dào sức khỏe, công tác tốt, vui vẻ và may
mắn trong cuộc sống.
Trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày …..tháng…..năm…….
Người thực hiện

Dương Hương Giang

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi trong khuôn khổ của đề tài Phát triển thị trường tiêu thụ cá
thịt trong mô hình luân canh lúa – cá vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dự án
có quyền sử dụng kết quả của luận văn này để phục vụ cho dự án.
Cần Thơ, ngày…...tháng……năm……..
Người thực hiện

Dương Hương Giang

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…….tháng…….năm…….
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

iii


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…….tháng…….năm…….
Giảng viên hướng dẫn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

iv


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
1.1.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 2
1.1.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2
1.4.1 Không gian ............................................................................................. 2
1.4.2 Thời gian................................................................................................. 2
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3
1.4.4 Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 3
CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................... 4
2.1.1 Mô hình lúa – cá ..................................................................................... 4
2.1.2 Tiêu thụ ................................................................................................... 5
2.1.3 Kênh phân phối....................................................................................... 5
2.1.4 Tác nhân ................................................................................................. 8
2.1.5 Chi phí marketing ................................................................................... 9

2.1.6 Một số khái niệm liên quan .................................................................... 9
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................... 10
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................... 12
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 12
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 13
CHƯƠNG 3 - GIỚI THIỆU TỔNG QUAN TỈNH HẬU GIANG ...................... 16
3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HẬU GIANG .... 16
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên ................................................................................ 16
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................ 18
3.1.3 Các huyện thuộc địa bàn nghiên cứu .................................................... 20
3.2 KÊNH PHÂN PHỐI CÁ THỊT TRONG MÔ HÌNH LUÂN CANH LÚA –
CÁ ..................................................................................................................... 22
3.2.1 Tổng quan về mô hình luân canh lúa – cá ở Hậu Giang ...................... 22
3.2.2 Kênh phân phối cá thịt trong mô hình luân canh lúa – cá .................... 23
v


CHƯƠNG 4 - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ VÀ
KÊNH PHÂN PHỐI CÁ THỊT Ở TỈNH HẬU GIANG ...................................... 25
4.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ VÀ KÊNH PHÂN PHỐI CÁ
THỊT TRONG MÔ HÌNH LUÂN CANH LÚA – CÁ Ở HẬU GIANG.......... 25
4.1.1 Đặc điểm chung của các tác nhân......................................................... 25
4.1.2 Người nuôi cá ....................................................................................... 25
4.1.3 Thương lái địa phương ......................................................................... 36
4.1.4 Người bán lẻ ......................................................................................... 40
4.1.5 Người tiêu dùng .................................................................................... 43
4.1.6 Thực trạng kênh phân phối ................................................................... 43
4.1.7 Phân tích tổng hợp chi phí Marketing và lợi nhuận ............................. 44
4.2 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC KÊNH PHÂN PHỐI CÁ THỊT TRONG MÔ
HÌNH LÚA – CÁ Ở HẬU GIANG .................................................................. 45

4.2.1 Cấu trúc kênh phân phối cá thịt ở Hậu Giang ..................................... 45
4.2.2 Phân tích kinh tế cấu trúc kênh............................................................ 46
CHƯƠNG 5 - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CÁ THỊT
TRONG MÔ HÌNH LUÂN CANH LÚA – CÁ Ở TỈNH HẬU GIANG ............. 50
5.1 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI NUÔI CÁ
TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁ THỊT ............................................. 50
5.2 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP CHO THƯƠNG
LÁI VÀ BÁN LẺ .............................................................................................. 52
5.3 CÁC GIẢI PHÁP CHUNG........................................................................ 53
5.3.1 Đối với hoạt động sản xuất ................................................................... 53
5.3.2 Đối với hoạt động tiêu thụ ................................................................... 54
CHƯƠNG 6 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 55
6.1 KẾT LUẬN ................................................................................................. 55
6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 55
6.2.1 Đối với Hậu Giang ............................................................................... 55
6.2.2 Kiến nghị ngành thủy sản ..................................................................... 56
6.2.3 Kiến nghị đối với Nhà nước ................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 57
PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................... 58
PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... 64
PHỤ LỤC 3 .......................................................................................................... 68
PHỤ LỤC 4 .......................................................................................................... 71
PHỤ LỤC 5 .......................................................................................................... 73
vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Cơ cấu mẫu phỏng vấn điều tra và cỡ mẫu .....................................12
Bảng 3.1 Diện tích ruộng lúa – cá giai đoạn 2011 - 2014 ...............................22

Bảng 3.2 Diện tích và sản lượng cá tại một số xã của huyện Long Mỹ năm
2013 ..............................................................................................................23
Bảng 4.1 Độ tuổi của các tác nhân .................................................................25
Bảng 4.2 Sự tham gia tổ chức xã hội, đoàn thể ..............................................26
Bảng 4.3 Kinh nghiệm sản xuất luân canh lúa – cá ........................................26
Bảng 4.4 Diện tích ruộng lúa – cá..................................................................27
Bảng 4.5 Tỷ lệ nuôi các loài cá và chi phí giống trong mô hình lúa – cá ........27
Bảng 4.6 Bảng phân tích so sánh chi phí giữa 3 huyện bằng ANOVA – Phi
tham số (*) ....................................................................................................29
Bảng 4.7 So sánh hiệu quả tài chính giữa 3 huyện (*)....................................30
Bảng 4.8 Thị trường cá thịt trong mô hình luân canh lúa – cá ........................31
Bảng 4.9 Tham gia hợp đồng mua bán giữa thương lái và người nuôi cá .......33
Bảng 4.10 Giá trị trung bình (TB), độ lệch chuẩn (SD), giá trị nhỏ nhất (min)
và giá trị lớn nhất (max) của các biến độc lập trong phương trình hồi qui tuyến
tính bội giải thích biến thu nhập từ cá(*) .........................................................35
Bảng 4.11 Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính giữa Log10 (Thu nhập) từ cá
thịt trong mô hình luân canh lúa-cá (đồng/ha/vụ) với các biến độc lập(*)........36
Bảng 4.12 Chi phí, thu nhập và lợi nhuận của thương lái thu mua cá ruộng
luân canh .......................................................................................................39
Bảng 4.13 Kích cỡ của từng loại cá được ưa chuộng mua ..............................41
Bảng 4.14 Hiệu quả hoạt động của người bán lẻ cá ruộng .............................42
Bảng 4.15 Tổng hợp chi phí Marketing và lợi nhuận của các tác nhân...........44
Bảng 4.16 Phân phối lợi nhuận của các thành viên ........................................47
Bảng 4.17 Kết quả hoạt động của các tác nhân theo đơn vị đồng/kg ..............47
Bảng 4.18 Kết quả hoạt động của các tác nhân ..............................................48
Bảng 4.19 Tổng hợp kết quả hoạt động Marketing của các tác nhân ..............49
Bảng 5.1 Thuận lợi, khó khăn và giải pháp của người nuôi cá trong sản xuất và
tiêu thụ ..........................................................................................................51
Bảng 5.2 Thuận lợi, khó khăn và giải pháp cho thương lái và bán lẻ .............53


vii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cấu trúc kênh phân phối ...................................................................6
Hình 2.2 Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng ................7
Hình 3.1 Cấu trúc kênh phân phối cá thịt trong mô hình lúa – cá ...................24
Hình 4.1 Cách tiếp cận thương lái của người nuôi cá .....................................31
Hình 4.2. Thị trường đầu vào và đầu ra của người nuôi cá .............................32
Hình 4.3 Thị trường đầu vào và đầu ra của thương lái ...................................40
Hình 4.4 Thị trường đầu vào và đầu ra của người bán lẻ................................42
Hình 4.5 Tổng hợp kênh phân phối cá thịt trong mô hình luân canh lúa – cá ở
Hậu Giang .....................................................................................................43

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Sở NN & PTNT

:

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

SXNN

:

Sản xuất nông nghiệp


K1, K2, K3,…

:

Kênh 1, Kênh 2, Kênh 3,…

AMM

:

Absolute Marketing Margin

RMM

:

Relavant Marketing Margin

GMM

:

Gross Marketing Margin



:

Mật độ


TB

:

Trung bình

GTGT

:

Giá trị gia tăng

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hiện nay, có nhiều mô hình sản xuất trên ruộng lúa được các hộ nông
dân triển khai để thay thế lúa vụ 3 cũng như nâng cao hiệu quả về kinh tế. Các
mô hình được áp dụng rộng rãi như là: mô hình 2 lúa – 1 màu, mô hình lúa –
cá, mô hình lúa – khoai lang, mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ tôm,… Trong đó, mô
hình luân canh lúa – cá được nhiều hộ nông dân ở các tỉnh vùng Đồng bằng
sông Cửu Long, đặc biệt là những vùng ngập lũ như tỉnh Hậu Giang, Thành
phố Cần Thơ, Đồng Tháp,… áp dụng nhằm chuyển đổi sản xuất thích ứng với
môi trường đặc thù của vùng, đồng thời gia tăng thu nhập trên một đơn vị diện
tích.
Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của vùng Đồng bằng
sông Cửu Long, được tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ vào năm 2004. Tổng diện

tích của tỉnh khoảng 160,2 nghìn ha, diện tích đất nông nghiệp khoảng 140,4
nghìn ha, trong đó diện tích đất canh tác lúa là 82,5 nghìn ha, chiếm 58,77%
tổng diện tích đất nông nghiệp (Cổng thông tin điện tử Hậu Giang, 2012). Do
đặc điểm địa lý của Hậu Giang là phần cuối Đồng bằng sông Cửu Long, địa
hình thấp, diện tích đất chưa hoàn toàn kiểm soát lũ là tương đối lớn, thích hợp
để phát triển nuôi cá tôm. Với những thuận lợi như ít tốn chi phí đầu vào cũng
như không mất diện tích đất trồng lúa, mô hình luân canh lúa – cá có tiềm
năng phát triển rất lớn. Thực tế, mô hình luân canh lúa – cá đã được áp dụng
từ 10 năm trước và đang được Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn khuyến
khích mở rộng diện tích, quy mô canh tác thông qua phê duyệt dự án “Phát
triển mô hình lúa – cá” (1265/QĐ-BNN-KHCN, ký ngày 29 tháng 05 năm
2012).
Tuy nhiên, việc gia tăng diện tích sản xuất sẽ dẫn đến những khó khăn về
thị trường tiêu thụ cá thịt, do các loài cá nuôi trong mô hình lúa – cá chỉ tiêu
thụ nội địa. Ngoài ra, các hộ nông dân còn gặp nhiều hạn chế trong khâu bảo
quản sau thu hoạch do cá rất dễ chết, hư thối, khó chế biến gây tổn thất, khó
khăn trong khâu tiêu thụ và bán sản phẩm. Ngoài ra, đa số hộ nông dân thu
hoạch cuối vụ một cách đồng loạt dẫn đến hiện tượng cung vượt cầu trong thời
gian ngắn và việc thương lái mua cá thịt ép giá khiến cho giá bán cá rất thấp,
gây bất lợi cho các hộ nông dân áp dụng mô hình.
Xuất phát từ thực tế trên, để có được những luận cứ khoa học cung cấp
cho các nhà nghiên cứu trong khuôn khổ dự án “Phát triển thị trường tiêu thụ
1


cá thịt trong mô hình luân canh lúa – cá vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, tác
giả đã quyết định tham gia và chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích thực trạng
sản xuất, tiêu thụ và kênh phân phối sản phẩm cá thịt trong mô hình luân
canh lúa – cá ở tỉnh Hậu Giang”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.1.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ và kênh phân phối, từ đó đề xuất
giải pháp hoàn thiện kênh phân phối cá thịt trong mô hình luân canh lúa - cá ở
tỉnh Hậu Giang.
1.1.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:
(1) Phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ cá thịt trong mô hình luân
canh lúa – cá ở tỉnh Hậu Giang;
(2) Phân tích kênh phân phối cá thịt trong mô hình luân canh lúa – cá ở
Hậu Giang;
(3) Đề xuất giải pháp hoàn thiện kênh phân phối cá thịt trong mô hình
luân canh lúa – cá ở tỉnh Hậu Giang.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng sản xuất, tiêu thụ cá thịt trong mô hình lúa – cá như thế
nào?
- Hệ thống kênh phân phối sản phẩm cá thịt trong mô hình luân canh lúa
– cá như thế nào?
- Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối ra sao?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Đề tài được tiến hành ở 3 huyện là: Châu Thành A, Long Mỹ, Phụng
Hiệp thuộc tỉnh Hậu Giang.
1.4.2 Thời gian
Thời gian thu thập số liệu từ ngày 18/08/2014 đến ngày 22/09/2014, thời
gian thực hiện đề tài từ tháng 08/2014 đến tháng 12/2014. Số liệu cần thu thập
là số liệu của vụ cá gần nhất năm 2014.

2



1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kênh phân phối cá thịt trong mô hình
luân canh lúa – cá tỉnh Hậu Giang.
1.4.4 Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ và kênh phân
phối cá thịt trong mô hình luân canh lúa – cá và đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm cá thịt trong mô hình luân canh lúa – cá
tỉnh Hậu Giang.

3


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Mô hình luân canh lúa – cá
2.1.1.1 Khái niệm mô hình luân canh lúa – cá
Nuôi cá trong ruộng lúa đã được thực hiện ở nhiều vùng châu Á như:
Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Malaysia, Thái Lan,… Có 2 hình
thức nuôi cá trong ruộng lúa: nuôi kết hợp 2 – 3 vụ lúa và 1 vụ cá/năm và nuôi
luân canh 1 – 2 vụ lúa theo sau là 1 vụ cá/năm.
Mô hình lúa – cá mang tính quảng canh và quảng canh cải tiến và là một
dạng trong hệ thống canh tác kết hợp. Diện tích của mô hình lúa – cá khoảng
vài hecta. Trên bờ bao, người dân sử dụng lưới chắn để bao chắn cá trong
ruộng lúa (hoặc trồng cây). Thời gian thả giống thường từ đầu tháng 6 (sau vụ
lúa Hè – Thu) và thu hoạch vào cuối tháng 11 (trước vụ Đông Xuân). Các
giống loài cá được nuôi ghép trong ruộng là cá chép, cá rô phi, cá mè vinh, cá
mè hoa, cá mè trắng,… Với nguồn thức ăn tự nhiên phong phú trong ruộng lúa
vào mùa lũ, cá phát triển rất tốt.
2.1.1.2 Lợi ích của việc nuôi cá kết hợp trong ruộng lúa

Trong Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Canh tác lúa – cá, 2001 trình bày một số
lợi ích thiết thực được tổng hợp lại là:
- Cá có thể tận dụng thức ăn tự nhiên có sẵn trên đồng ruộng và sục bùn
làm đất tơi xốp, vì thế góp phần hạn chế sâu bệnh, cỏ dại, làm tăng năng suất
lúa.
- Giúp nông dân hạn chế sử dụng hóa chất nông nghiệp, bảo vệ sinh thái,
môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
- Kết hợp đa dạng hóa sản phẩm trong hệ thống canh tác và làm đa dạng
hóa sinh học (lúa trên đồng ruộng, hoa màu, cây trái trên bờ kênh và cá dưới
nước). Mô hình này có tính lâu bền về mặt sinh thái cao hơn hệ thống độc
canh cây lúa đơn thuần.
- Có lãi thuần và hiệu quả đầu tư cao hơn giúp nông dân cải thiện thu
nhập.
- Tăng nguồn thực phẩm cho nông hộ và cho xã hội.
- Tạo thêm công ăn, việc làm để giải quyết lao động nông dân.

4


- Giúp nông dân gắn bó với đồng ruộng hơn, từ đó áp dụng những biện
pháp canh tác hiệu quả hơn.
- Có tác dụng tích cực về mặt xã hội, tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm
sản xuất giữa nông dân với nhau và gắn bó tình làng, nghĩa xóm.
2.1.2 Tiêu thụ
Tiêu thụ là giai đoạn của vòng chu chuyển vốn ở doanh nghiệp, là quá
trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa. Sản phẩm
hàng hóa chuyển từ trạng thái vật chất sang trạng thái tiền tệ và sản phẩm hàng
hóa có thu hồi được thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn để tiến hành tái
sản xuất mở rộng và ngày càng phát triển.
Trong kỳ phân tích doanh nghiệp tiêu thụ nhiều hay ít là biểu hiện ở chỉ

tiêu khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ, chỉ tiêu này được tính bằng đơn vị
giá trị và được gọi là giá trị sản lượng hàng hóa tiêu thụ hay doanh thu bán
hàng.
2.1.3 Kênh phân phối
2.1.3.1 Định nghĩa kênh phân phối
Kênh phân phối là tập hợp những cá nhân hay những cơ sở sản xuất kinh
doanh độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình tạo ra dòng vận
chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng.
Tất cả những người tham gia vào kênh phân phối được gọi là các thành
viên của kênh, các thành viên nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng là
những trung gian thương mại, các thành viên này tham gia nhiều kênh phân
phối và thực hiện các chức năng khác nhau:
- Nhà buôn bán: là những trung gian bán hàng hóa, dịch vụ cho các
trung gian khác nhau như các nhà bán lẻ hoặc những nhà sử dụng công
nghiệp;
- Nhà bán lẻ: là những trung gian bán hàng hóa và dịch vụ trực tiếp cho
người tiêu dùng cuối cùng;
- Đại lý và môi giới: là những trung gian có quyền hợp pháp thay mặt
cho các nhà sản xuất cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các trung gian khác;
- Nhà phân phối: là chỉ chung những người trung gian thực hiện chức
năng phân phối trên thị trường (Trương Đình Chiến, 2010).

5


2.1.3.2 Vai trò của kênh phân phối
Vai trò chính của các trung tâm thương mại là làm cho cung và cầu phù
hợp một cách trật tự và hiệu quả. Việc tiêu thụ sản phẩm qua các bộ phận
trung gian biểu hiện quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội
rõ nét, tạo được nhiều lợi thế cho nhà sản xuất:

- Các bộ phận trung gian chịu phần chi phí trong việc bán hàng trực tiếp
đến tay người tiêu dùng.
- Nhà sản xuất có điều kiện tập trung đầu tư vào công việc sản xuất của
mình, đầu tư chuyên môn hóa cao sẽ tạo điều kiện nâng cao năng suất lao
động và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Thông qua trung gian sẽ làm giảm số lượng các mối quan hệ giao
dịch, làm tăng hiệu quả của phân phối trong xã hội (Trương Đình Chiến,
2010).
2.1.3.3 Cấu trúc kênh phân phối
Cấu trúc kênh là một nhóm các thành viên của kênh mà tập hợp các công
việc phân phối được phân bổ cho họ. Các cấu trúc kênh khác nhau có cách
phân chia các công việc phân phối cho các thành viên kênh khác nhau.
M

C

M

R

C

M

W

R

M


A

W

C
R

C

Nguồn: Trương Đình Chiến, 2010

Hình 2.1 Cấu trúc kênh phân phối
Trong đó: M: Người sản xuất, A: Đại lý, W: Người bán buôn,
R: Người bán lẻ, C: Người tiêu dùng.
Người sản xuất: Người đưa ra những sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu thị
trường.
Người bán buôn: bao gồm các doanh nghiệp có liên quan đến mua hàng
hóa để bán cho những người bán lại hoặc sử dụng kinh doanh như những
người bán lẻ, công ty sản xuất công nghiệp, tổ chức ngành nghề hoặc cơ quan
nhà nước cũng như cho những người bán buôn khác. Nó cũng bao gồm các
công ty hoạt động như các đại lý hoặc người môi giới trong việc mua hoặc bán
hàng hóa cho các khách hàng như vậy.
6


Người bán lẻ: bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh bán hàng hóa cho
tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình và các dịch vụ cho thuê bổ trợ cho việc bán
hàng hóa (Trương Đình Chiến, 2010).
2.1.3.4 Kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng
Kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng được thể hiện ở hình

2.2:
K1

K2

SXNN

SXNN

K3

K4

SXNN

SXNN

Thu gom

K5

Thu gom

SXNN

K6

K7

SXNN


SXNN

Chế biến Thu gom Chế biến

Bán buôn

Người xuất khẩu

Bán lẻ

THỊ
TRƯỜNG
NƯỚC

NGƯỜI TIÊU DÙNG

NGOÀI

Nguồn: Nguyễn Nguyên Cự, 2008

Hình 2.2 Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng
Trong hệ thống kênh phân phối này có những điểm chú ý sau:
- Tùy theo trình độ chuyên môn hóa, qui mô sản xuất và mức độ gắn kết
với thị trường mà kênh phân phối được tổ chức dài hay ngắn. Hai kênh K1 và
K2 là hai kênh ngắn, chủ yếu hoạt động ở thị trường nông thôn. Các kênh còn
lại đáp ứng cho người tiêu dùng thành phố và xuất khẩu.
- Ngoài kênh K1 và K2 thì 5 kênh còn lại là khâu trung gian đầu tiên là
người thu gom hoặc người chế biến nhưng có chức năng thu mua. Đặc trưng


7


này là do sản phẩm nông nghiệp thường sản xuất nhỏ lẻ phân tán, đặc biệt đối
với những nước sản xuất nông nghiệp chưa phát triển như Việt Nam.
- Người nông dân với tư cách là người sản xuất ở đầu kênh nhưng
không phải là chủ kênh phân phối nên họ thường chỉ quan tâm đến các trung
gian đầu tiên trực tiếp quan hệ với họ. Họ đòi hỏi những người trung gian
quan hệ phải là người kinh doanh mua rõ ràng, mua hàng nhiều, lấy hàng
nhanh, đúng hẹn, giá cả công khai, thanh toán song phẳng, có sự hỗ trợ về kỹ
thuật và tài chính (Nguyễn Nguyên Cự, 2008).
2.1.4 Tác nhân
Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, là trung tâm
hoạt động độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Tác nhân là những hộ
doanh nghiệp tham gia trong một ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của
họ
Một tác nhân có thể tham gia duy nhất một ngành hàng hoặc tham gia
nhiều ngành hàng trong nền kinh tế. Có thể phân loại tác nhân thành một số
nhóm tùy theo bản chất hoạt động chủ yếu của tác nhân trong ngành hàng như
sản xuất, chế biến, tiêu thụ và dịch vụ, hoạt động tài chính và phân phối.
2.1.4.1 Tác nhân kinh tế
- Theo nghĩa hẹp, tác nhân kinh tế là khái niệm để chỉ các cơ sở kinh
doanh cơ bản trong xã hội, những tế bào cơ bản hoạt động trong nền kinh tế.
Tác nhân kinh tế là chủ thể kinh tế có quyền tự quyết định và hành động. Tác
nhân kinh tế có thể là người thực hiện như nông dân, thương nhân…hay có thể
là người tinh thần như xí nghiệp, cơ quan quản lý, cơ quan khuyến nông,…
(Phạm Văn Khôi, 2007).
Theo nghĩa rộng, tác nhân kinh tế là tập hợp các nhân tố kinh tế có tác
động hay hoạt động cùng loại.
Theo phân loại của kế toán quốc gia, có 5 loại tác nhân kinh tế cơ bản.

- Các xí nghiệp: tiến hành sản xuất các hàng hóa hay dịch vụ để bán.
- Các cơ quan tài chính: hoạt động cho vay, bảo hiểm,…
- Các hộ gia đình: Đơn vị vừa hoạt động sản xuất, vừa tiêu dùng.
- Các cơ quan quản lý hành chính kinh tế: Phục vụ không được bù đắp
trực tiếp. Hoạt động không thu phí.
- Bên ngoài: Tất cả tác nhân ngoài biên giới quốc gia.

8


2.1.4.2 Tác nhân sản xuất
Tác nhân sản xuất là những tác nhân kinh tế, nhưng là những tác nhân
trực tiếp tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ của ngành nông sản (Phạm Văn
Khôi, 2007).
2.1.5 Chi phí marketing
- Biên tế Marketing (marketing cận biên) là khoảng cách giữa giá bán
của nông dân và giá mua của người tiêu dùng. Biên tế Marketing tồn tại bởi
hai nguyên nhân: Lợi nhuận và chi phí marketing.
- Lợi nhuận: Phần thu được của người kinh doanh.
- Chi phí marketing: Bao gồm toàn bộ phí tổn phải chi ra cho dịch vụ có
liên quan đến việc chuyển sản phẩm từ người bán đến người tiêu dùng (như
vận chuyển, chế biến, dự trữ, bảo quản, hao hụt, thuế suất,…)
- Chi phí Marketing trong nông nghiệp: là chi phí cho sản phẩm nông
nghiệp sau khi rời khỏi nông trại (hoặc nông hộ) cho đến khi được người tiêu
dùng mua. Các chi phí Marketing chủ yếu trong nông nghiệp gồm: Chuẩn bị
sản phẩm (làm sạch, phân loại), đóng gói, bóc dỡ, vận chuyển, hao hụt sản
phẩm, lưu kho, chế biến,…
Hai nguyên nhân làm cho biên tế marketing cao hay thấp:
+ Chi phí marketing cao làm cho giá về phía người tiêu dùng lớn hơn
nhiều so với giá bán của nông hộ.

+ Các yếu tố độc quyền trong hệ thống marketing thu lợi nhuận quá độ
làm cho chênh lệch marketing tăng cao gây bất lợi cho người sản xuất và
người tiêu dùng.
2.1.6 Một số khái niệm liên quan
- Chi phí
Chi phí là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với
mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh
doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất của nông hộ nhắm
đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận.
- Chi phí cơ hội
Theo Robert S.Pindyck và Daniel L.Rubinfeld định nghĩa trong Kinh tế
học vi mô, chi phí cơ hội là chi phí liên quan đến những cơ hội đã bị bỏ qua do
nguồn lực của hãng không được sử dụng vào công việc đem lại nhiều giá trị
nhất.
9


- Doanh thu
Doanh thu là tổng các khoản thu của nông hộ từ hoạt động sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm.
Doanh thu = sản lượng * giá bán
- Thu nhập
Thu nhập là số tiền dôi ra từ doanh thu sau khi trừ đi các khoản chi phí
để có được các nguồn đầu vào trong sản xuất nông nghiệp. Đây là kết quả cuối
cùng của sản xuất nông nghiệp đối với người nông dân.
Thu nhập = Tổng doanh thu – Tổng chi phí (chưa tính lao động nhà)
- Lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của sản xuất kinh doanh, là
phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí.
Lợi nhuận = Thu nhập – Chi phí

2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
 Tiếp cận theo phương pháp phân tích kênh thị trường
Phan Thị Ngọc Vân, 2013. “Phân tích kênh phân phối sản phẩm heo thịt
ở tỉnh Hậu Giang”. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích: thống kê
mô tả, xếp hạng, các chỉ số tài chính, kênh thị trường, giá trị gia tăng và cuối
cùng là ma trận SWOT để đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện kênh phân
phối. Qua nghiên cứu cho thấy hộ chăn nuôi đạt được lợi nhuận theo quy mô:
chăn nuôi quy mô nhỏ đặt lợi nhuận thấp, với quy mô vừa thì hộ bán lẻ đạt lợi
nhuận cao nhất. Các tác nhân trong kênh có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì
vậy yếu tố truyền thống gia đình là yếu tố chủ yếu gia nhập ngành. Nghiên cứu
cũng cho thấy kênh phân phối theo quy mô nhỏ thì chênh lệch lợi nhuận nhiều
nhất và giá heo trên thị trường đa phần do thương lái quyết định. Tuy nhiên,
nghiên cứu chưa mô tả cụ thể mối quan hệ của các tác nhân, lợi nhuận của các
tác nhân trên cơ sở ước lượng.
Nguyễn Vũ Trâm Anh, 2010. “Phân tích kênh phân phối sản phẩm bưởi
Năm Roi Vĩnh Long”. Nghiên cứu có sử dụng phương pháp phân tích kênh thị
trường, phân tích phân biệt để xác định lợi nhuận của nông hộ phụ thuộc vào
yếu tố nào. Qua nghiên cứu cho thấy hoạt động sản xuất bưởi mang lại hiệu
quả cao cho người sản xuất về mặt tài chính. Nghiên cứu phát hiện khó khăn
nhất của người nông dân khi tiêu thụ trái cây như: rớt giá khi đến mùa thu
hoạch, bán sản phẩm thường bị thương lái ép giá, thiếu thông tin thị trường.

10


Tuy nhiên nghiên cứu chưa xét đến điều kiện mua bán, tiêu chuẩn mua bán và
phương thức thanh toán cũng như mối liên kết giữa các tác nhân.
 Các nghiên cứu trên đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận của từng tác nhân nhưng chưa phân tích được mối liên hệ giữa các
thành viên.

 Tiếp cận theo phương pháp cấu trúc thị trường
Lưu Thanh Đức Hải, 2006. “Cấu trúc thị trường tiêu thụ và hệ thống
phân phối heo thịt Đồng bằng sông Cửu Long”. Bài viết trình bày phương
pháp phân tích cấu trúc thị trường dùng để nghiên cứu mối quan hệ, đặc tính
của các đối tượng mua bán trên thị trường để xác định cấu trúc, dạng của thị
trường. Tác giả dùng hệ số GINI và đồ thị Lorenz để tính mức độ tập trung
của hoạt động kinh doanh mua bán. Kết quả nghiên cứu cho thấy thị trường
heo thịt ĐBSCL là thị trường cạnh tranh, do đó thông tin về giá cả thị trường
không bị cản trở. Việc tham gia thị trường ở mức độ dễ dàng. Người chăn nuôi
chủ động liên hệ trước với người mua và thanh toán bằng tiền mặt. Chi phí
trong quá trình chăn nuôi thì chi phí thức ăn và chi phí con giống là hai chi phí
cao nhất. Ngoài ra, tình trạng giá cả không ổn định và thiếu vốn sản xuất gây
khó khăn cho người chăn nuôi.
 Nghiên cứu phân tích từng loại thị trường cho mỗi tác nhân đồng thời
phân tích mối quan hệ giữa các thành viên trung gian trong hệ thống
marketing.
Từ nội dung của các lược khảo trên, đề tài sử dụng các phương pháp
phân tích: thống kê mô tả, xếp hạng, các chỉ số tài chính, phương trình hồi
quy tuyến tính bội để làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người
nuôi cá, những thuận lợi và khó khăn của các tác nhân để từ đó đưa ra giải
pháp. Bên cạnh đó, đề tài so sánh các chỉ tiêu chi phí, hiệu quả tài chính của
mô hình thông qua phân tích ANOVA giữa các huyện trong tỉnh Hậu Giang để
có cái nhìn cụ thể, toàn diện về thực trạng sản xuất, tiêu thụ của người nuôi cá
trong mô hình luân canh lúa – cá ở Hậu Giang.

11


2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập qua:
- Internet: Cổng thông tin điện tử Hậu Giang, các trang web có số liệu
liên quan đến điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, thị trường tiêu thụ cá
thịt ở Hậu Giang;
- Tạp chí khoa học.
- Các báo cáo hàng năm của Phòng nông nghiệp huyện và báo cáo năm
của các xã.
2.3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập từ phỏng vấn, lấy ý kiến trực tiếp từ các
nhóm đối tượng nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi được soạn.
Mẫu nghiên cứu gồm 4 đối tượng thuộc các tác nhân tham gia kênh phân
phối cá thịt trong mô hình luân canh lúa – cá ở Hậu Giang. Quan sát mẫu chọn
bằng phương pháp thuận tiện tại các xã của mỗi 3 huyện trong tỉnh Hậu Giang
là huyện Châu Thành A, huyện Long Mỹ và huyện Phụng Hiệp. Quan sát
được chọn dựa trên tiêu chí người nuôi cá có thu nhập từ cá thịt trong mô hình
luân canh lúa – cá. Số liệu cần điều tra là số liệu của vụ cá gần nhất năm 2014,
thời gian ghi nhận số liệu là tháng 8 – 2014.
Bảng 2.1 Cơ cấu mẫu phỏng vấn điều tra và cỡ mẫu
Đối tượng nghiên cứu
1. Nông dân nuôi cá thịt
2. Thương lái địa
phương
3. Bán lẻ
4. Người tiêu dùng

Địa bàn
- Huyện Châu Thành A
- Huyện Long Mỹ
- Huyện Phụng Hiệp

- Huyện Châu Thành A
- Huyện Long Mỹ
-Huyện Phụng Hiệp
- Huyện Châu Thành A
- Huyện Long Mỹ
-Huyện Phụng Hiệp
- Huyện Châu Thành A
- Huyện Long Mỹ
-Huyện Phụng Hiệp

Tổng cộng:

Số quan sát mẫu
79 quan sát

4 quan sát

10 quan sát

10 quan sát

103 quan sát

12


2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
 Dùng phương pháp phân tích thống kê mô tả, các chỉ số tài chính và
phương pháp phân tích kênh thị trường để đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu
thụ cá thịt trong mô hình luân canh lúa – cá.

- Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp dùng để mô tả, thống kê
mẫu thông qua các đo lường mức độ tập trung như: trung bình, trung vị, mode,
và mức độ phân tác như: phương sai, độ lệch chuẩn, khoảng biến thiên của các
dữ liệu.
- Các chỉ số tài chính: Thu nhập/chi phí, lợi nhuận/chi phí, lợi
nhuận/thu nhập.
+ Thu nhập/chi phí: Cho biết 1 đồng chi phí nông hộ đầu tư thì thu được
bao nhiêu đồng thu nhập;

+ Lợi nhuận/chi phí: Cho biết 1 đồng chi phí nông hộ đầu tư thì thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận;

+ Lợi nhuận/thu nhập: Cho biết 1 đồng thu nhập có bao nhiêu đồng lợi
nhuận hay phản ánh mức lợi nhuận so với thu nhập.

 Phương trình hồi qui tuyến tính được giả định có ảnh hưởng tới thu
nhập từ cá trong mô hình luân canh lúa-cá như sau:
Y = B0 + B1X1 + B2X2 + ... + BnXn + ei
Trong đó:
Y

= Biến phụ thuộc

X1, X2, … Xn

= Biến độc lập (từ 1 đến n)

B0

= Giá trị cắt trục tung (Intercept)


B

= Hệ số hồi qui

ei

= Sai số

Phương trình trên được sử dụng để phân tích cho biến phụ thuộc là thu
nhập từ cá (tổng thu – tổng chi, không kể chi phí lao động gia đình). Giá trị
13


của hệ số hồi qui chuẩn hóa () được tính toán để so sánh tầm quan trọng của
các biến độc lập (X1, X2, …Xn) góp phần giải thích về sự biến động của biến
phụ thuộc Y. Phần mềm thống kê R (version 3.1.2) được sử dụng trong phân
tích hồi qui tuyến tính bội.
 Dùng phương pháp phân tích kênh thị trường, phương pháp phân tích
các chỉ số tài chính, giá trị gia tăng và chi phí trung gian để phân tích kênh
phân phối cá thịt.
- Phân tích kênh thị trường:
Lợi nhuận biên tế đo lường tỷ lệ của doanh thu sau khi trừ đi toàn bộ chi
phí liên quan đến marketing. Lợi nhuận biên được tính theo công thức sau:
Lợi nhuận biên = Tổng marketing biên tế - Chi phí marketing
Tổng marketing biên tế = Giá bán bình quân – Giá mua bình quân
- Biên tế Marketing:
+ Là sự khác nhau giữa hai giai đoạn marketing;
+ Là sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua;
+ Là sự bù đắp chi phí cho các dịch vụ Marketing và lợi nhuận.

- Marketing biên tế tuyệt đối: cho biết sự chênh lệch giá bán và giá
mua, qua đó cho thấy sự chênh lệch giá trên thị trường.
Marketing biên tế tuyệt đối: ký hiệu AMM (Absolute Marketing Margin)
AMM = Giá bán – Giá mua
Marketing biên tế tương đối: ký hiệu RMM (Relavant Marketing
Margin)
RMM = (Giá bán – Giá mua)*100/giá bán
- Tổng thu nhập marketing cho biết thu nhập thực của một đối tượng
tham gia kênh marketing, viết tắt GMM (Gross Marketing Margin)
GMM = AMM*Q
Trong đó: Q là sản lượng kinh doanh (sản lượng bán).
- Khái niệm giá trị gia tăng và phân phối giá trị gia tăng
+ Giá trị gia tăng giữa hai tác nhân: là chênh lệch giá bán sản phẩm giữa
hai tác nhân;
+ Giá trị gia tăng trong từng tác nhân: là chênh lệch giá bán và chi phí
trung gian (hoặc chi phí đầu vào đối với người sản xuất ban đầu – nông dân);
+ Chi phí trung gian của mỗi tác nhân: là giá mua sản phẩm của các tác
nhân đó. Đối với nhà sản xuất ban đầu trong sơ đồ chuỗi (ví dụ nông dân) thì
14


×