Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Phân tích hoạt động tồn trữ cấp phát thuốc tại bệnh viện tâm thần thanh hóa năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.44 KB, 82 trang )

de tai tot nghiep CKI K16.doc


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN XUÂN SƠN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TỒN TRỮ, CẤP
PHÁT THUỐC TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN
TỈNH THANH HÓA NĂM 2014

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2015


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN XUÂN SƠN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TỒN TRỮ, CẤP
PHÁT THUỐC TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN
TỈNH THANH HÓA NĂM 2014

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60720412
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình



HÀ NỘI 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp Dược sĩ chuyên khoa I này tôi đã
được Ban giám hiệu nhà trường và các thầy, cô giáo trường Đại học Dược Hà
Nội tận tình giảng dạy hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới
GS. TS. Nguyễn Thanh Bình người đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình trong

suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu, Phòng đào
tạo sau đại học, các thầy cô giáo bộ môn Quản lý và kinh tế dược cùng toàn
thể các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa dược, Phòng kế hoạch
tổng hợp, Phòng tài chính kế toán, Phòng tổ chức cán bộ Bệnh viện Tâm Thần
Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học, cũng như cung cấp số
liệu và đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình đã động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Thanh hóa, ngày 18 tháng 6 năm 2015
HỌC VIÊN

Nguyễn Xuân Sơn



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương1. TỔNG QUAN

3

Hoạt động bảo quản, tồn trữ

3

1.1.1

Hoạt động bảo quản

3

1.1.2

Hoạt động tồn trữ

5

1.2

Hoạt động cấp phát


5

1.3

Bệnh tâm thần

8

1.3.1

Khái niệm

8

1.3.2

Phân loại

8

1.3.3

Thuốc sử dụng điều trị bệnh tâm thần

9

Tình hình sử dụng thuốc trong chương trình bảo vệ chăm sóc
sức khỏe tâm thần cộng đồng

10


1.4.1

Trên cả nước

10

1.4.2

Tại Thanh Hóa

10

Bệnh viện Tâm Thần Thanh Hóa

11

1.5.1

Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện Tâm Thần Thanh Hóa năm
2014

11

1.5.2

Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Tâm Thần Thanh Hóa năm
2014

12


1.5.3

Chức năng nhiệm vụ của Bệnh Viện Tâm Thần Thanh Hóa

15

1.5.4

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược Bệnh Viện Tâm
Thần Thanh Hóa

17

1.5.5

Mô hình tổ chức và cơ cấu nhân lực của khoa Dược

18

1.1

1.4

1.5


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

25


Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu

25

2.1.1

Đối tượng nghiên cứu

25

2.1.2

Địa điểm nghiên cứu

25

2.1.3

Thời gian nghiên cứu

25

Nội dung và phương pháp nghiên cứu

25

2.2.1

Thiết kế nghiên cứu


25

2.2.2

Phương pháp thu thập số liệu

25

2.2.3

Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu

26

2.2.4

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

29

Chương3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

30

Khảo sát hoạt động bảo quản, tồn trữ thuốc, tại khoa Dược
bệnh viên tâm thần Thanh Hóa năm 2014

30


3.1.1

Hoạt động bảo quản

30

3.1.2

Hoạt động tồn trữ

35

3.2.

Phân tích hoạt động cấp phát thuốc tại khoa dược bệnh viện
tâm thần Thanh Hóa năm 2014

39

Chương 4. BÀN LUẬN

51

1

Hoạt động bảo quản

51

2


Hoạt động tồn trữ

52

3

Hoạt động cấp phát

52

KẾT LUẬN

56

Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

60

2.1

2.2

3.1



DANH MỤC BẢNG

Tên bảng

STT

Trang

1.1

Cơ cấu nhân lực bệnh viện Tâm Thần Thanh Hóa năm 2014

11

1.2

Chức năng quản lý của trưởng khoa Dược

22

1.3

Cơ cấu nhân lực của khoa Dược bệnh viện

23

Phân loại và đặc điểm thiết kế hệ thống kho dược bệnh viện
3.1

tâm thần Thanh Hóa


30

Thiết bị bảo quản thuốc tại các kho của khoa dược bệnh viện
3.2

Tâm Thần thanh Hóa

31

3.3

Thiết bị duy trì nhiệt độ, độ ẩm

32

3.4

Thiết bị phòng cháy nổ tại các kho

32

3.5

Số liệu kiểm tra sổ sách ghi chép nhiệt độ, độ ẩm

33

3.6


Số liệu quan sát duy trì nhiệt độ và độ ẩm

34

3.7

Giá trị tiền thuốc tồn kho năm 2014

36

Tỷ lệ thuốc hư hao so với tỷ lệ thuốc sử dụng tại bệnh viện
3.8

Tâm thần Thanh hóa năm 2014

38

3.9

Một số chỉ số kê đơn cấp phát thuốc ngoại trú

48

3.10

Một số chỉ số chăm sóc bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện

49



DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

1.1

Chu trình sử dụng thuốc

6

1.2

Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện tâm Thần Thanh Hóa năm 2014

13

1.3

Mô hình tổ chức của khoa Dược bệnh viện tâm thần Thanh Hóa

19

1.4

Cơ cấu cán bộ khoa dược bệnh viện tâm thần thanh hóa


24

3.1

Sơ đồ hệ thống kho của khoa Dược

30

3.2

Quy trình kiểm nhập thuốc của Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa

37

3.3

Quy trình cấp phát thuốc tại bệnh viện

39

3.4

Quy trình cấp phát thuốc nội trú

41

3.5

Lọ đựng thuốc uống của bệnh nhân


43

3.6

Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân cấp cứu

44

3.7

Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú

45

3.8

Quy trình cấp phát thuốc ngoại trú TTYT

46

3.9

Đánh giá mức độ hài lòng của người nhà bệnh nhân

50


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADR


Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction )

BHYT

Bảo hiểm y tế

CTQG

Chương trình quốc gia

DLS

Dược lâm sàng

KHTH

Kế hoạch tổng hợp

SĐK

Số đăng ký

SKS

Số kiểm soát

TTYT

Trung tâm y tế


TCKT

Tài chính kế toán

TCHC

Tổ chức hành chính

WHO

Tổ chức y tế thế giới ( World Health Orgarization )

VTHC

Vật tư hóa chất

CNTT

Công nghệ thông tin


ĐẶT VẤN ĐỀ

Cùng với sự phát triển của xã hội, nền công nghiệp càng phát triển,
sự tập trung dân cư vào các thành phố ngày càng đông, môi trường ngày
càng bị ô nhiễm, tiếng ồn ào ngày càng nhiều cuộc sống ngày càng bị căng
thẳng thì bệnh tâm thần ngày càng tăng [10], [21]. Một số bệnh tâm lý tâm thần có xu hướng gia tăng như các bệnh liên quan đến các chất kích
thích liên quan đến rượu bia và các chất ma túy, rối nhiễu tâm lý trong trẻ
em tuổi học đường, loạn thần tuổi già… Chính vì vậy, dự án bảo vệ sức

khỏe tâm thần cộng đồng đã được thực hiện với mục tiêu nâng cao chất
lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân dân theo phương thức
lồng ghép vào hoạt động của trạm y tế xã phường.
Bệnh viên tâm thần là nơi triển khai dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần
cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Khoa dược bệnh viện tâm thần có nhiệm vụ
đảm bảo số lượng, chất lượng thuốc cho điều trị nội, ngoại trú đáp ứng yêu
cầu trong công tác điều trị an toàn hợp lý [1].
Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa là bệnh viện chuyên khoa hạng I
tuyến tỉnh với nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, phòng bệnh, khám và điều
trị, phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần trong tỉnh Thanh Hóa.
Năm 2014 Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa được giao chỉ tiêu là 220 giường
bệnh nội trú và 1.600 bệnh nhân ngoại trú lĩnh thuốc hàng tháng tại bệnh
viện. Trong đó thực hiện 240 giường đạt 109,1% với công suất giường
bệnh đạt 100,7% cùng các chỉ số:
Tổng số lần khám bệnh

: 23.515 (đạt 116,41 % kế hoạch)

Tổng số bệnh nhân nội trú : 3.824 (đạt 123,35 % kế hoạch)
Tổng số bệnh nhân ngoại trú : 2.241 (đạt 140,06 % kế hoạch ) [11].

1


Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt
động cung ứng thuốc của bệnh viện, so sánh hiệu quả của các nhóm thuốc
trong điều trị bệnh nhân tâm thần… Các đề tài chủ yếu tập trung nghiên
cứu về 4 nội dung của quy trình cung ứng thuốc trong bệnh viện, và so
sánh hiệu quả của Olanzapin và Haloperidol trong điều trị tâm thần phân
liệt. Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa cũng có những đặc thù riêng do nằm

trên địa bàn dân số đông, địa hình phức tạp, tỷ lệ mắc bệnh cao và từ trước
đến nay cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu kỹ về quy trình cấp phát, sử
dụng thuốc tại Bệnh viện. Để đánh giá hoạt động tồn trữ, cấp phát, sử dụng
thuốc tại bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa một cách chính xác, đầy đủ và có
hệ thống với đề tài “Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát thuốc tại
Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa năm 2014” với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát hoạt động bảo quản, tồn trữ thuốc tại khoa Dược Bệnh
viện Tâm thần Thanh Hóa năm 2014,
2. Phân tích hoạt động cấp phát thuốc tại Bệnh viện Tâm thần Thanh
Hóa và các trung tâm y tế huyện thị tỉnh Thanh Hóa năm 2014.
Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động quản
lý cấp phát, sử dụng thuốc tại Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa.

2


Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Hoạt động bảo quản, tồn trữ
Sau khi thuốc được nhập vào kho tại khoa Dược, thủ kho có trách
nhiệm bảo quản, tồn trữ cấp phát thuốc, theo quy định. Định kỳ hoặc đột
xuất, khoa Dược phải tổ chức kiểm soát chất lượng thuốc.
1.1.1. Hoạt động bảo quản
Bảo quản thuốc là việc cất giữ an toàn các thuốc, nguyên liệu, bao
gồm cả việc đưa vào sử dụng và duy trì đầy đủ các hệ thống hồ sơ tài liệu
phù hợp, kể cả giấy biên nhận và phiếu xuất kho [7].
Về tổ chức kho thuốc
- Thủ kho giúp trưởng khoa lập dự trù mua thuốc phải nắm vững tình
hình tồn kho, cấp phát thuốc cho các khoa điều trị, khoa khám bệnh, và các
trung tâm y tế huyện thị.

- Căn cứ vào nhu cầu điều trị của mỗi Bệnh viện làm sao cho đảm
bảo quá trình xuất nhập kho an toàn, hợp lý và luôn có sự quản lý cấp phát,
kiểm tra giám sát từ khâu cấp phát đến khoa phòng và đến tay bệnh nhân,
thực hiện tốt quá trình kiểm kê, dự trữ và các biện pháp kỹ thuật bảo quản
thuốc [2], [3].
Yêu cầu về vị trí, thiết kế kho
Kho thuốc được bố trí ở nơi cao ráo, an toàn, thuận tiện cho việc
xuất, nhập, vận chuyển và bảo vệ, đảm bảo vệ sinh, chống nhiễm khuẩn,
diện tích kho cần đủ rộng để bảo đảm việc bảo quản thuốc, đáp ứng với yêu
cầu của từng mặt hàng thuốc, kho hóa chất (pha chế, sát khuẩn) bố trí ở khu
vực riêng;
Yêu cầu về trang thiết bị
- Trang bị tủ lạnh để bảo quản thuốc có yêu cầu nhiệt độ thấp;

3


- Kho có quạt thông gió, điều hòa nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế, máy hút ẩm;
- Các thiết bị dùng để theo dõi điều kiện bảo quản phải được hiệu chuẩn
định kỳ;
- Có đủ giá, kệ, tủ để xếp thuốc; khoảng cách giữa các giá, kệ đủ rộng để
vệ sinh và xếp dỡ hàng;
- Đủ trang thiết bị cho phòng cháy, chữa cháy (bình cứu hỏa, thùng cát,
vòi nước) [7].
Quy định về bảo quản
Thuốc, hoá chất, vắc xin, sinh phẩm được bảo quản đúng yêu cầu
điều kiện bảo quản do nhà sản xuất ghi trên nhãn hoặc theo yêu cầu của
hoạt chất (với các nhà sản xuất không ghi trên nhãn) để đảm bảo chất lượng
của sản phẩm. Có sổ theo dõi công tác bảo quản, kiểm soát, sổ theo dõi
nhiệt độ, độ ẩm tối thiểu 2 lần (sáng, chiều) trong ngày và theo dõi xuất,

nhập sản phẩm. Cần phải kiểm soát đặc biệt đối với (thuốc gây nghiện,
thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ). Thuốc
bảo quản ở điều kiện nhiệt độ đặc biệt thì bảo quản theo quy định hiện hành
và yêu cầu của nhà sản xuất.
Tránh ánh sáng trực tiếp và các tác động khác từ bên ngoài.
Theo dõi hạn dùng của thuốc thường xuyên. Khi phát hiện thuốc gần
hết hạn sử dụng hoặc thuốc còn hạn sử dụng nhưng có dấu hiệu nứt, vỡ,
biến màu, vẩn đục phải để khu vực riêng chờ xử lý.
Sắp xếp thuốc trong kho: Các thuốc trong kho được sắp xếp theo
nhóm tác dụng dược lý và dạng bào chế. Riêng nhóm thuốc hướng thần và
thuốc gây nghiện được sắp xếp riêng, có tủ riêng và ngăn riêng có khóa
chắc chắn đảm bảo an toàn, chống nhầm lẫn, thất thoát [5].
Thuốc, hoá chất dễ cháy nổ, vắc xin, sinh phẩm bảo quản tại kho riêng.
Kiểm tra sức khỏe đối với thủ kho thuốc, hóa chất: 6 tháng/lần [7], [8].

4


1.1.2. Hoạt động tồn trữ
Tồn trữ thuốc là quá trình cất giữ hoặc dự trữ thuốc trong điều kiện
bảo quản thích hợp để sử dụng khi cần [22].
Hàng tháng cán bộ thống kê Dược có trách nhiệm theo dõi, thống kê
chính xác số liệu nhập, xuất, tồn báo cáo cho Trưởng khoa Dược và hội
đồng thuốc, định kỳ hội đồng kiểm kê, bộ phận Nghiệp vụ Dược phải thực
hiện kiểm kê, đảm bảo thuốc tồn thực tế đúng với thuốc tồn trên sổ sách,
đánh giá chất lượng của thuốc, kiểm tra việc bảo quản, quản lý cấp phát
thuốc tại các kho của khoa Dược và việc sử dụng, bảo quản thuốc trong tủ
trực tại các khoa lâm sàng [3], [8].
1.2. Hoạt động cấp phát thuốc
Khoa Dược đảm bảo phát thuốc đầy đủ và kịp thời cho các khoa lâm

sàng và bệnh nhân ngoại trú tại khoa khám bệnh. Đối với đơn thuốc cấp
cho bệnh nhân ngoại trú sau khi được kiểm duyệt, bệnh nhân nhận thuốc
tại nơi cấp thuốc ngoại trú. Đối với thuốc cho bệnh nhân nội trú, điều
dưỡng tổng hợp thuốc từ bệnh án vào sổ tổng hợp thuốc sau đó vào phiếu
lĩnh thuốc, riêng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần vào phiếu riêng.
Phiếu lĩnh thuốc phải được trưởng khoa hoặc người được trưởng khoa uỷ
quyền phê duyệt. Nếu đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc sai sót khoa Dược có
quyền từ chối cấp phát và thông báo lại với Bác sĩ, phối hợp với Bác sĩ
lâm sàng trong việc điều chỉnh đơn hoặc thay thế đơn thuốc [3].
Tùy thuộc vào điều kiện nhân lực của đơn vị, Khoa Dược đưa thuốc
đến các khoa lâm sàng hoặc khoa lâm sàng nhận thuốc tại khoa Dược theo
quy định của Giám đốc bệnh viện.
Kiểm tra, đối chiếu khi cấp phát thuốc:
Thể thức phiếu lĩnh thuốc hoặc đơn thuốc;
5


Kiểm tra tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), dạng bào chế, liều dùng,
đường dùng, khoảng cách dùng thuốc trên đơn thuốc với thuốc sẽ giao;
Nhãn thuốc, chất lượng thuốc;
Số lượng, số khoản thuốc trong đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc với số
thuốc sẽ giao;
Sau khi cấp phát phải vào thẻ kho theo dõi thuốc hàng ngày, cấp phát
thuốc theo nguyên tắc thuốc nhập trước xuất trước, thuốc có hạn ngắn hơn xuất
trước. Thuốc cấp phát phải đảm bảo còn hạn sử dụng và đảm bảo chất lượng
Tất cả các thuốc trước khi cấp phát cho các khoa phòng, cho bệnh
nhân trong giờ hành chính đều phải được Trưởng khoa Dược hoặc Dược sĩ
được ủy quyền duyệt phiếu lĩnh thuốc.
Sử dụng thuốc là hoạt động chuyên môn nhằm giúp bệnh nhân sử
dụng thuốc được an toàn, hợp lý đảm bảo phát huy được chất lượng của

thuốc đạt hiệu quả điều trị cao, thuốc được sử dụng đúng người, đúng bệnh.
Đó cũng luôn là mục tiêu đầu tiên trong công tác điều trị.
Ngày 10/6/2011 BYT đã ban hành thông tư số 23/2011/TT-BYT về
hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở Y tế có giường bệnh.
Trong thông tư quy định rất rõ về trách nhiệm của từng chức danh, từng bộ
phận khoa phòng trong việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân [3].
Chu trình sử dụng thuốc được mô tả ở hình 1.1.
Chẩn đoán
Sự tuân thủ
của người
bệnh

Kê đơn
Giao phát thuốc

Hình 1.1. Chu trình sử dụng thuốc
6


Chẩn đoán, kê đơn: Khi khám bệnh, thầy thuốc phải chẩn đoán,
khai thác tiền sử dùng thuốc, tiền sử dị ứng của bệnh nhân, liệt kê các thuốc
mà người bệnh đã dùng trước đó, và diễn biến lâm sàng của người bệnh để
kê đơn, ra y lệnh dùng thuốc cho bệnh nhân. Trong điều trị nội trú trường
hợp người bệnh đã được lựa chọn thuốc và liều thích hợp, thời gian chỉ
định thuốc tối đa không quá 2 ngày đối với ngày làm việc và không quá 3
ngày đối với ngày nghỉ. Ghi chỉ định thuốc theo trình tự đường tiêm, uống,
đặt, dùng ngoài và các đường dùng khác. Đối với chỉ định thuốc kháng
sinh, thuốc phóng xạ, thuốc gây nghiện hướng tâm thần, corticoid, thuốc
điều trị lao phải đánh số thứ tự.
Việc kê đơn, chỉ định dùng thuốc phải được kê đơn theo đúng quy định

về kê đơn thuốc nội trú, ngoại trú [3], [9].
Giao phát thuốc: Khoa Dược tổ chức cấp phát thuốc bảo đảm chất
lượng, phát thuốc kịp thời để người bệnh được dùng thuốc đúng thời gian.
Thuốc sau khi được đóng gói và dán nhãn sẽ được cấp phát cho bệnh nhân,
trước khi cho người bệnh dùng thuốc điều dưỡng phải công khai thuốc cho
bệnh nhân, kiểm tra thuốc so với y lệnh, kiểm tra hạn sử dụng và chất
lượng cảm quan của thuốc.
Sự tuân thủ của người bệnh: Người bệnh phải tuân thủ điều trị,
không tự ý bỏ thuốc hoặc tự ý dùng thuốc không đúng chỉ định của thày
thuốc, các khoa lâm sàng phải có trách nhiệm trong việc cho người bệnh
dùng thuốc và phải có hướng dẫn theo dõi việc dùng thuốc của bệnh nhân.
- Thông tin về thuốc cho bệnh nhân và hướng dẫn, giải thích bệnh
nhân tuân thủ điều trị.
- Theo dõi, giám sát, việc sử dụng thuốc của người bệnh trong quá
trình điều trị.
- Đảm bảo 5 đúng: đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều dùng,
đúng đường dùng, đúng thời gian.
7


- Trực tiếp chứng kiến người bệnh dùng thuốc và theo dõi phát hiện
kịp thời các bất thường của người bệnh trong khi dùng thuốc.
Từ các khâu chẩn đoán, kê đơn, cấp phát đến thông tin thuốc và theo dõi
dùng thuốc chính là quá trình chăm sóc bằng thuốc cho bệnh nhân. Trong quá
trình này cần xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Bác sĩ (chịu trách
nhiệm về chỉ định), Dược sĩ (thông tin và tư vấn), Điều dưỡng là người thực
hiện y lệnh và người bệnh, do đó lấy người bệnh là trung tâm [4].
Khoa điều trị phải có sổ và mẫu báo cáo theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
Nếu có trường hợp nào xảy ra khoa điều trị phải làm báo cáo theo mẫu
gửi về khoa dược. Khoa dược có trách nhiệm gửi báo cáo về trung tâm

quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc [6].
1.3. Bệnh tâm thần
1.3.1.Khái niệm
Bệnh tâm thần là những bệnh do hoạt động của não bị rối loạn mà
gây nên những biến đỗi bất bình thường trong ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác
phong, suy luận, ý thức người bệnh [10], [17].
1.3.2. Phân loại
Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần 10 (ICD X) có khoảng 300 dạng
tật chứng, rối loạn tâm lý - tâm thần với các dạng thường gặp [18]:
Các rối loạn tâm thần thực tổn:
- Mất trí trong bệnh alzhemer.
- Mất trí trong bệnh mạch máu.
- Mất trí trong bệnh parkinson.
- Các rối loạn tâm thần khác do tổn thương não và rối loạn chức năng
não.
Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần:
- Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu.
- Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng chất có thuốc phiện.
8


Bệnh tâm thần phân liệt, các rối loạn phân liệt và các rối loạn hoang tưởng:
- Bệnh tâm thần phân liệt.
- Các rối loạn hoang tưởng dai dẳng.
- Các rối loạn thần cấp và nhất thời.
- Các rối loạn phân liệt cảm xúc.
Rối loạn khí sắc (cảm xúc):
- Giai đoạn hưng cảm.
- Rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
- Giai đoạn trầm cảm.

- Trầm cảm tái diễn.
Các rối loạn bệnh tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể.
Các rối loạn nhân cách và hành vi ở người trưởng thành.
Chậm phát triển tâm thần.
Các rối loạn hành vi và cảm xúc khởi phát ở trẻ em và thanh thiếu niên.
1.3.3. Thuốc sử dụng điều trị bệnh tâm thần
3 tác dụng chủ yếu chống loạn thần
- Chống triệu chứng dương tính bao gồm các biến đổi quá mức quá
trình tư duy (hoang tưởng), tri giác (ảo giác), lời nói và thông báo (ngôn
ngữ hỗn loạn) và kiểm soát hành vi (hành vi thanh xuân và căng trương
lực). Các triệu chứng dương tính này có thể được chia làm hai mức độ khác
nhau: Mức độ loạn thần bao gồm các hoang tưởng và ảo giác và mức độ
hỗn loạn bao gồm rối loạn ngôn ngữ và hành vi.
- Êm dịu làm giảm kích động vận động lo âu.
- Chống triệu chứng âm tính và sự sa sút ở bệnh nhân tâm thần phân
liệt thể hiện sự tiêu hao, mất mát các hoạt động tâm thần sẵn có [16], [19].
Các tác dụng phụ.
- Các hội chứng ngoại tháp: Co cứng kiểu ngoại tháp, hội chứng bất
động hoặc tăng động, run, rối loạn vận động.
9


- Rối loạn thần kinh thực vật: Giảm huyết áp động mạch, táo bón,
giảm tiết nước bọt, khô niêm mạc, thay đổi điều hòa thân nhiệt.
- Rối loạn tâm thần: Bồn chồn, trầm cảm.
Thuốc chống loạn thần
- Thuốc chống loạn thần cổ điển: Clopromazin, Levomepromazin,
Haloperidol, Thioridazin….
-Thuốc chống loạn thần thế hệ mới: Olanzapin, Risperidon, Sulpirid,
paliperidone, Quetiapin.

Các thuốc bình thản – an tĩnh:
- Nhóm Benzodiazepine: Seduxen, Diazepam, Elenium.
- Loại khác: Amizin, Benctizin, Luxidil, Theralene.
Thuốc chống chầm cảm
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Amitriptyline,

Melipramin,

Imipramin….
- Thuốc chống trầm cảm loại ức chế MAO: Niamid, Marplan…
- Thuốc chống trầm cảm loại ư/c chọn lọc thu hồi Serotonin:
Fluocetin, Sertralin
Thuốc chống động kinh: Phenobarbital, Phenytoin, Carbamazepin,
Acid Valproic, Gabapentin, Topiramate, Oxcarbamazepin [10], [19].
1.4. Tình hình sử dụng thuốc trong dự án bảo vệ chăm sóc sức khỏe
tâm thần cộng đồng
1.4.1. Trên cả nước
Theo báo cáo kết quả thực hiện dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng
đồng giai đoạn 2011-2015 tiền thuốc chi cho 1 bệnh nhân trong 1 năm là :
150.000 đồng
1.4.2. Tại Thanh hóa
Theo điều tra của Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa về 10 rối loạn tâm
thần thường gặp tại một số xã phường của Thanh Hóa năm 2013 thì chỉ
10


tính riêng tỷ lệ mắc 10 bệnh tâm thần thường gặp (tâm thần phân liệt, động
kinh, trầm cảm, lo âu, chậm phát triển tâm thần, rối loạn hành vi ở thanh
thiếu nhi, loạn thần tuổi già, nghiện ma túy- nghiện rượu, rối loạn tâm thần
sau chấn thương sọ não đã có 13,28 % dân số bị các bệnh này [13].

Năm 2014, tổng số bệnh nhân tâm thần đang được quản lý, điều trị
ngoại trú tại 27 Trung tâm y tế huyện thị, Thành phố khoảng 4.009 người
với kinh phí ngoại trú 266.760.176 đồng cho cả năm [12].
Các thuốc cấp về tuyến xã (phường):
Aminazin 25 mg
Haloperidol 1,5mg
Phenobarbital 10mg
Phenobarbital 100mg
1.5. Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa
1.5.1. Cơ cấu nhân lực bệnh viện tâm thần Thanh hóa
Bảng 1.1. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện tâm thần Thanh hóa
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Cán bộ nhân viên
Bác sĩ chuyên khoa II
Bác sĩ chuyên khoa I
Thạc sĩ
Bác sĩ
Dược sĩ đại học
Điều dưỡng chuyên khoa I

Điều dưỡng và kỹ thuật viên Y
Đại học khác
Dược sĩ trung học
CBVC-NLĐ khác
Tổng số

Số lượng
04
27
01
08
05
01
137
21
09
45
258

Tỷ lệ %
2,00
10,35
0,35
3,10
1,94
0,35
53,10
8,10
3,36
17,35

100

Bệnh viện Tâm Thần Thanh Hóa được thành lập năm 1972, từ khoa
tâm thần kinh của bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Qua 40 năm xây
11


dựng và trưởng thành, đến năm 2012 là bệnh viện chuyên khoa hạng I
tuyến tỉnh [19]. Với đội ngũ cán bộ vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ
cũng như tuổi công tác, với sự nổ lực phấn đấu không ngừng, cũng như
tinh thần trách nhiệm hết lòng vì người bệnh của toàn thể cán bộ bệnh viện
và sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp đảng chính quyền, của ngành y tế,
trong những năm qua Bệnh viện đã đi vào hoạt động toàn diện và ngày
càng phát triển [4]. Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa đã đóng góp không nhỏ
vào việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân dân tỉnh Thanh Hóa và
giảm tải lớn cho các bệnh viện tuyến Trung ương. Cũng do tính chất của
một bệnh viện chuyên khoa, các Bác sĩ và Điều dưỡng viên luôn được luân
chuyển một cách linh hoạt giữa các khoa phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc bố trí nhân lực và phát huy khả năng của cán bộ viên chức.
Trong đó:
- Cán bộ Dược chiếm tỷ lệ 5,43% so với toàn bệnh viện
- Tỷ lệ Dược sĩ đại học trên tổng số Bác sĩ trong toàn bệnh viện là:
12,5% tỷ lệ này còn thấp (Theo Quyết định số: 07/QĐ- UB LĐTL ngày
23/1/1975 của ủy ban kế hoạch nhà nước thì cứ 3-5 Bác sĩ cần 1 Dược sĩ và
theo thống kê năm 2000 thì ở tuyến điều trị tỷ lệ 1 Dược sĩ đại học có 7
Bác sĩ).
- Tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn (Bác sĩ, Dược sĩ đại học, sau
đại học) chiếm tỷ lệ: 18 % so với toàn Bệnh viện.
- Tỷ lệ Bác sĩ sau đại học chiếm: 13%
- Tỷ lệ Điều dưỡng sau đại học chiếm: 0,35 %

- Số Điều dưỡng và kỹ thuật viên y chiếm tỷ lệ cao: 53,10%.
- Số CBVC- NLĐ khác chiếm tỷ lệ cao: 17,35%
1.5.2. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện tâm thần Thanh hóa năm 2014
Cơ cấu tổ chức của bệnh viện tâm thần Thanh hóa được ở hình 1.2
12


BAN
GIÁM ĐỐC
Hội đồng tư
vấn

Các đoàn thể

Các phòng
chức năng

Các khoa

Phòng
KHTH

Khoa nam I

Phòng
Điều dưỡng

Khoa
Khám bệnh
Khoa Dược


Khoa nam
II

Phòng
TCCB

Khoa Nữ

Khoa Xét
nghiệm

Phòng
TCKT

Khoa
PHCN- Nhi

Khoa KS
nhiễm khuẩn

Phòng
Hành chính

Khoa y học
cổ truyền

Khoa dinh
dưỡng
Khoa


Phòng Chỉ
đạo tuyến

Khoa Lão
khoa

CĐHATDCN

Hình 1.2: sơ đồ tổ chức của Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa năm 2014

13


Mô hình tổ chức của bệnh viện tâm thần Thanh hóa theo mô hình
chung của Bộ Y tế [ 4 ].
Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa gồm Ban Giám đốc (01 Giám đốc
phụ trách chung, 01 phó Giám đốc phụ trách chuyên môn, 01 phó Giám
đốc phụ trách hành chính, Dược hậu cần)
Quy mô bệnh viện có 220 giường bệnh, có 6 phòng chức năng và 12
khoa; có 258 cán bộ công chức viên chức và người lao động.
Các tổ chức có nhiệm vụ tư vấn và giúp ban Giám đốc trong công tác
chuyên môn gồm: Hội đồng thuốc điều trị, hội đồng thi đua khen thưởng,
hội đồng nghiên cứu khoa học, hội y tá điều dưỡng…
Biên chế trong mỗi khoa phòng trong Bệnh viện gồm 1 trưởng và 1
phó khoa phòng, các khoa điều trị có thêm 01 y tá trưởng làm việc dưới sự
lãnh đạo của ban Giám đốc và chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc về mọi
hoạt động của khoa, phòng mình.
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, việc chăm sóc sức khỏe
nói chung và chăm sóc sức khỏe tâm thần nói riêng ngày càng được quan

tâm và chú trọng. vì vậy để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng
tăng, trong năm vừa qua bệnh viện đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể
hàng tháng, quý và cả năm, thường xuyên tổ chức định kỳ sơ kết đánh giá,
rút kinh nghiệm. Chất lượng công tác khám, chữa bệnh ngày càng được
nâng lên, các máy móc trang thiết bị y tế sử dụng phát huy tốt hiệu quả
trong khám chữa bệnh trong đó các máy như: Máy điện não đồ, máy chụp
X- quang DR, máy CT Scanner 2 lớp cắt, máy siêu âm Dopple mạch máu
não, máy kích thích từ xuyên xọ, máy đo lưu huyết não ... đã hoạt động khá
hiệu quả trong việc hổ trợ cho công tác khám và điều trị và đã tạo điều kiện
thuận lợi cho bệnh nhân trong tỉnh Thanh Hóa và bệnh nhân các vùng lân
cận trong việc khám chữa bệnh, và góp một phần làm giảm tải cho các
bệnh viện tuyến trên.
14


1.5.3. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện
Chức năng
Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa là đơn vị sự nghiệp y tế, trực thuộc
sở y tế Thanh hóa, có chức năng khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi
chức năng cho người bệnh tâm thần trên địa bàn tỉnh. Bệnh viên tâm thần
Thanh Hóa là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, có con đấu
riêng và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước.
Nhiệm vụ
Khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho người
bệnh tâm thần trên địa bàn tỉnh:
Trực tiếp khám, cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân tâm thần trên địa
bàn tỉnh cả nội trú hoặc ngoại trú;
Tiếp nhận mọi bệnh nhân tâm thần do người bệnh tự đến hoặc do
người nhà, các tổ chức khác chuyển đến;
Tham gia khám giám định sức khóe tâm thần và giám định pháp y

tâm thần khi được hội đồng giám định y khoa hoặc cơ quan bảo vệ pháp
luật trưng cầu
Tiếp nhận cấp cứu, sơ cứu tai nạn chấn thương, các bệnh khác khi có
yêu cầu và chuyển bệnh nhân đến các bệnh viện đa khoa;
Đào tạo cán bộ:
Là cơ sở thực hành về chuyên ngành tâm thần của trường cao đẳng y
tế Thanh hóa, Khoa tâm lý trường đại học Hồng đức;
Tham gia đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học, cao đẳng và trung học
chuyên nghiệp;
Đào tạo lại và đào tạo nâng cao cho cán bộ, viên chức trong bệnh
viện.

15


Tổ chức đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới như điện não;
lưu huyết não vi tính; cách phát hiện và quản lý bệnh nhân tâm thần...theo
đề án 1816
Nghiên cứu khoa học:
Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực tâm thần
để phục vụ công tác khám, chữa bệnh, phòng bệnh phục hồi chức năng và
cho công tác đào tạo cán bộ.
Đã triển khai và tổ chức nghiệm thu 20 đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ
thuật cấp Bệnh viện và đề nghị Sở Y Tế phê duyệt; hiện tại Bệnh viện đang
triển khai thực hiện 01 đề tài cấp ngành "Nghiên cứu thực trạng rối loạn
giấc ngủ ở bệnh nhân vào điều trị tại Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa năm
2014". Các đề tài tập trung vào nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn Y,
Dược và quản lý kinh tế được hội đồng khoa học Bệnh viện đánh giá cao
và đưa vào áp dụng có hiệu quả.
Chỉ đạo tuyến:

Là đơn vị tham mưu cho Sở Y Tế mô hình quản lý bệnh tâm thần
trên địa bàn tỉnh;
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, thường
xuyên kiểm tra các hoạt động phòng chống bệnh tâm thần của tuyến dưới,
thực hiện sơ kết và tổng kết theo định kỳ, chỉ đạo y tế cơ sở thực hiện dự án
phòng, chống bệnh tâm thần tại cộng đồng trong chương trình mục tiêu y tế
quốc gia.
Tố chức triển khai chương trình và dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần
cộng đồng
Phối hợp với trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe xây dựng kế
hoạch, nội dung để tham gia với các cơ quan thông tin đại chúng trên địa
bàn tỉnh thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe tâm thần nâng
cao kiến thức phòng, chống bệnh tâm thần trong cộng đồng.
16


×