BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN HẢI ANH
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TỒN TRỮ TẠI KHO THUỐC
TIÊM TRUYỀN TĨNH MẠCH, BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ
VIỆT ĐỨC NĂM 2013
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo các Bộ môn, đặc biệt là Bộ
môn Quản lý và kinh tế dược của trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình giúp
đỡ, tạo điều kiện chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình tôi theo học chuyên khoa
tại trường Đại học Dược Hà Nội.
Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS. TS.
Nguyễn Thị Song Hà và TS.Hà Văn Thúy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi
trong thời gian tôi làm luận văn tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa cấp I.
Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại
học Trường Đại học Dược Hà Nội-Khoa Dược Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức
đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập cũng như trong thời gian
thực hiện đề tài tốt nghiệp Dược sĩ chuyên khoa cấp I.
Tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp tới gia đình, người thân ,bạn bè, đồng nghiệp,
những người đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài
tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 31tháng 5 năm 2014
Học viên
Nguyễn Hải Anh
Mục lục
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: Tổng quan 3
1.1. Một vài nét về bảo quản,tồn trữ thuốc trong kho dược……………… 3
1.1.1. Khái niệm tồn trữ, bảo quản thuốc………………………………… 3
1.1.2. Điều kiện kho tàng và điều kiện cơ sở vật chất trong kho thuốc…. 3
1.1.3. Hoạt động bảo quản thuốc trong kho……………………………… 5
1.1.4. Hoạt động tồn trữ hàng hóa……………………………………… 10
1.2. Khái quát về thuốc tiêm truyền tĩnh mạch………………………… 14
1.2.1. Thuốc tiêm…………………………………………………………. 14
1.2.2. Tiêm truyền tĩnh mạch…………………………………………… 14
1.3. Một vài nét về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức……………………… 16
1.3.1. Bệnh viện hữu Nghị Việt Đức…………………………………… 16
1.3.2. Khoa Dược………………………………………………………… 17
1.3.3. Nhân lực của khoa Dược năm 2013……………………………… 18
1.3.4. Kho tiêm truyền tĩnh mạch………………………………………… 19
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu………………………. 20
2.1. Đối tượng,địa điểm,thời gian nghiên cứu……………………………. 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………… 20
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu………………………………………………. 20
2.1.3.Thời gian nghiên cứu……………………………………………… 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………… 20
2.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu………………………………. 20
2.3.1. Phương pháp quan sát trực tiếp …………… …………………… 20
2.3.2. Phương pháp Hồi cứu……………………………………………… 20
2.3.3. Phương pháp xử lý phân tích và trình bày số liệu…………………. 20
2.4. Nội dung nghiên cứu ………………………………………………. 21
Chương 3: Kết quả nghiên cứu ……… ……………………………… 22
3.1. Phân tích điều kiện nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác
bảo quản và tồn trữ tại kho TTTM……………………………………… 22
3.1.1. Hệ thống kho Dược……………………………………………… 22
3.1.2. Các trang thiết bị ………………………………………………… 25
3.2. Phân tích hoạt động bảo quản thuốc tại kho thuốc TTTM………… 26
3.2.1. Phân tích quy trình sắp xếp hàng hóa……………………………… 26
3.2.2. Phân tích kỹ thuật bảo quản……………………………………… 26
3.2.2.1. Phòng chống nóng ẩm…………………………………………… 26
3.2.2.2. Phòng chống côn trùng,mối mọt………………………………… 28
3.2.2.3. Phòng chống mất trộm………………………………………… 28
3.2.2.4. Phòng chống cháy nổ……………………………………………. 28
3.2.2.5. Thuốc trả về …………………………………………………… 29
3.2.3. Vệ sinh an toàn kho……………………………………………… 31
3.3. Phân tích hoạt động tồn trữ thuốc tại kho thuốc TTTM ……………. 32
3.3. 1. Danh mục thuốc tiêm truyền tĩnh mạch………………………… 32
3.3. 2. Phân tích cơ cấu và chi phí sử dụng thuốc trong danh mục thuốc
tại kho TTTM……………………………………………………………. 35
3.3.3. Phương pháp quản lý lượng hàng dự trữ trong kho ………………. 37
3.3.4. Hệ thống sổ sách ghi chép ………………………………………… 41
3.3.5. Quy trình nhập xuất hàng………………………………………… 42
3.3.5.1. Quy trình nhập hàng…………………………………………… 43
3.3.5.2. Quy trình xuất hàng……………………………………………… 44
Chương 4: Bàn luận………………………………………………………. 46
Kết luận và đề xuất……………………………………………………… 50
Tài liệu tham khảo……………………………………………………… 52
Phụ lục……………………………………………………………………. 55
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Quy định về nhiệt độ kho 6
Bảng 1.2. Nhân lực của khoa Dược 18
Bảng 3.1. Nhân lực kho tiêm truyền tĩnh mạch 22
Bảng 3.2. Tỷ lệ diện tích kho 25
Bảng 3.3. Các trang thiết bị 25
Bảng 3.4. Bảng theo dõi nhiệt độ,độ ẩm tại kho 27
Bảng 3.5. Danh mục thuốc tiêm truyền tĩnh mạch năm 2013 32
Bảng 3.6. Cơ cấu thuốc theo tác dụng dược lý 35
Bảng 3.7. Giá trị tiền thuốc của các nhóm thuốc năm 2013 36
Bảng 3.8. Cơ cấu thuốc theo yêu cầu bảo quản 36
Bảng 3.9. Lượng xuất nhập tồn của một số mặt hàng có số lượng lớn 38
Bảng 3.10. Tỷ lệ hàng dự trữ tại kho trung bình trong tháng 39
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 1.1. Tổ chức khoa Dược 18
Hình 1.2. Khoa Dược BVHN Việt Đức 19
Hình 2.1. Thiết kế nghiên cứu 21
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức kho Dược của bệnh viện 23
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí kho Dược 24
Hình 3.3. Sắp xếp hàng hóa tại kho TTTM 26
Hình 3.4. Sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tại kho 27
Hình 3.5. Phòng chống mối tại kho thuốc TTTM 28
Hình 3.6. Phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại kho 29
Hình3.7. Quy trình hoàn trả thuốc 30
Hình 3.8. Vệ sinh hàng ngày tại kho 32
Hình 3.9. Phương pháp quản lý hàng tồn kho 37
Hình 3.10. Báo cáo xuất nhập tồn hàng ngày 42
Hình 3.11. Quy trình nhập hàng 43
Hình 3.12. Quy trình xuất hàng 44
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
BV : Bệnh viện
BYT : Bộ y tế
DS : Dược sĩ
FIFO : Nhập trước, xuất trước (First in first out)
FEFO : Hết hạn trước, xuất trước (First Expire first out)
GSP : Thực hành tốt bảo quản thuốc (Good storage practice)
GPP : Thực hành tốt kê đơn thuốc (Good Prescribing Practice)
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
TH : Trung học
TM : Tĩnh mạch
TTB : Trang thiết bị
TTTM : Tiêm truyền tĩnh mạch
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho
người bệnh, là đơn vị khoa học kỹ thuật có nghiệp vụ cao về y tế. Một trong những
nhiệm vụ quan trọng quyết định đến chất lượng công tác khám chữa bệnh của bệnh
viện là hoạt động cung ứng thuốc phải đảm bảo đầy đủ, kịp thời, chất lượng, quản
lý sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
Thực tế hiện nay, hầu hết khoa Dược tại các bệnh viện chưa đáp ứng kịp thời
công tác khám chữa bệnh như: thiếu nhân lực Dược, chưa có bộ phận Dược lâm
sàng. Bộ y tế đang định hướng xây dựng mô hình khoa Dược cho phù hợp với quy
mô hoạt động của từng tuyến điều trị như: đã ban hành chỉ thị 05/2004/CT-BYT và
được sửa đổi bổ sung trong quyết định 05/2008/QĐ-BYT về chấn chỉnh hoạt động
cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện và gần đây nhất, ngày 08/08/2013, Bộ Y
tế đã ban hành Thông tư 21/2013/TT-BYT Quy định về tổ chức và hoạt động của
Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện.
Dịch truyền tĩnh mạch là loại thuốc thiết yếu rất cần thiết cho công tác điều trị
và nuôi dưỡng bệnh nhân. Muốn đảm bảo chất lượng dịch truyền trước hết cần thực
hiện tốt khâu quản lý tồn trữ. Tồn trữ không chỉ là việc cất giữ hàng hóa trong kho
mà còn là cả một quá trình xuất nhập kho hợp lý, quá trình kiểm tra, kiểm kê, dự
trữ và các biện pháp kĩ thuật bảo quản hàng hóa. Ở nước ta khí hậu nhiệt đới nóng
ẩm là những điều kiện không thuận lợi cho công tác tồn trữ.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là cơ sở đầu ngành về ngoại khoa của cả nước.
Hàng năm bệnh viện đã phẫu thuật và điều trị cấp cứu ngoại khoa cho hàng chục
2
nghìn bệnh nhân nên lượng thuốc dùng là rất lớn, đặc biệt là các loại thuốc dùng
qua đường tiêm truyền tĩnh mạch (có trên 90 % bệnh nhân sử dụng). Công tác tồn
trữ tại kho thuốc TTTM là một mắt xích quan trọng của việc đảm bảo cung cấp
thuốc cho người bệnh với số lượng đủ nhất và chất lượng tốt nhất, giảm đến mức
tối đa tỷ lệ hư hao trong quá trình cấp phát.
Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: Phân tích hoạt động tồn trữ tại kho thuốc
tiêm truyền tĩnh mạch, Bệnh viện HN Việt Đức năm 2013 với các mục tiêu sau :
1. Phân tích một số điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất trong kho
thuốc tiêm truyền tĩnh mạch tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2013
2. Phân tích hoạt động dự trữ và bảo quản các thuốc tiêm truyền tĩnh
mạch tại Bệnh Viện Việt Đức năm 2013.
Từ các kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu
quả công tác tồn trữ thuốc tại kho thuốc TTTM Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Một vài nét về tồn trữ thuốc trong kho dược
1.1.1.Khái niệm tồn trữ thuốc
- Tồn trữ: (Storage) là sự bảo quản tất cả nguyên liệu, vật tư, bao bì dùng trong
sản xuất, mọi bán thành phẩm trong quá trình sản xuất và các thành phẩm trong kho.
Tồn trữ không chỉ là việc cất trữ hàng hóa ở trong kho mà còn là cả một quá
trình xuất nhập kho hợp lí, quá trình kiểm tra, kiểm kê, dự trữ và các biện pháp kĩ
thuật bảo quản hàng hóa từ khâu nguyên liệu đến các thành phẩm hoàn chỉnh trong
kho. Công tác tồn trữ là một trong các mắt xích quan trọng của việc cung cấp thuốc
cho người tiêu dùng với số lượng đầy đủ nhất, chất lượng tốt nhất, giảm đến mức
tối đa tỷ lệ hư hao trong quá trình sản xuất và phân phối thuốc [ 1].
- Bảo quản thuốc: là việc cất giữ an toàn các thuốc, nguyên liệu, bao gồm cả
việc đưa vào sử dụng và duy trì đầy đủ các hệ thống hồ sơ tài liệu phù hợp, kể cả
các giấy biên nhận và phiếu xuất.
1.1.2.Điều kiện kho tàng và điều kiện cơ sở vật chất trong kho thuốc
*Nhà kho
Địa điểm:
- Kho phải được xây dựng ở nơi cao ráo, an toàn, phải có hệ thống cống rãnh thoát
nước, để đảm bảo thuốc tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, mưa lớn và lũ lụt.
- Kho phải có một địa chỉ xác định, nằm ở nơi thuận tiện cho việc xuất nhập,
vận chuyển, bảo vệ.
Thiết kế,xây dựng:
- Tùy theo mục đích, qui mô của kho ( kho của nhà sản xuất, kho của nhà phân
phối ) cần phải có khu vực xác định, hoặc những hệ thống kiểm soát khác, được xây
dựng, bố trí hợp lý, trang bị phù hợp, đảm bảo các điều kiện cho các hoạt động sau:
4
- Tiếp nhận, biệt trữ và bảo quản các nguyên liệu, bán thành phẩm, tá dược,
bao bì đóng gói hoặc thuốc chờ nhập kho.
- Lấy mẫu nguyên liệu: khu vực này phải được xây dựng, trang bị thích hợp và
phải có hệ thống cung cấp không khí sạch đảm bảo yêu cầu của việc lấy mẫu.
- Bảo quản thuốc có yêu cầu các điều kiện bảo quản đặc biệt.
- Bảo quản nguyên liệu, thành phần thuốc đã xuất kho chờ cấp phát, đưa vào
sản xuất.
- Các thao tác đóng gói, ra lẻ và dán nhãn;
- Bảo quản bao bì đóng gói;
- Bảo quản biệt trữ trước khi xuất nguyên vật liệu;
- Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, bố trí đáp ứng các yêu cầu về đường đi
lại, đường thoát hiểm, hệ thống trang bị phòng cháy, chữa cháy.
- Trần, tường, mái nhà kho phải được thiết kế, xây dựng sao cho đảm bảo sự
thông thoáng, luân chuyển của không khí, vững bền chống lại các ảnh hưởng của
thời tiết như nắng, mưa, bão lụt.
- Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng và được xử lý thích hợp để
đảm bảo tránh được các ảnh hưởng của nước ngầm, đảm bảo hoạt động của nhân
viên làm việc trong kho và sự di chuyển của các phương tiện cơ giới.
- Không được có các khe, vết nứt gãy là nơi tích lũy bụi, trú ẩn của sâu bọ, côn
trùng [2].
* Trang thiết bị
Nhà kho phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Trang bị các phương tiện, thiết bị phù hợp để đảm bảo các điều kiện bảo
quản: quạt thông gió, hệ thống điều hòa không khí, xe chở hàng, xe nâng, nhiệt kế,
ẩm kế.
5
- Được chiếu đủ sáng, cho phép tiến hành một cách chính xác và an toàn tất cả
các hoạt động trong khu vực kho.
- Có đủ các trang bị, giá, kệ để xếp hàng. Không được để thuốc trực tiếp trên
nền kho. Khoảng cách giữa các giá kệ với nền kho phải đủ rộng đảm bảo cho việc
vệ sinh kho, kiểm tra đối chiếu và xếp, dỡ hàng hóa.
- Có đủ các trang thiết bị, các bản hướng dẫn cần thiết cho công tác phòng
chống cháy nổ như: hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động, hoặc các bình khí
chữa cháy, thùng cát, hệ thống nước và vòi nước chữa cháy.
- Có nội quy quy định việc ra vào khu vực kho và phải có các biện pháp phòng
ngừa ngăn chặn việc ra vào của người không được phép.
- Có các biện pháp để ngăn chặn kiểm soát sự xâm nhập, phát triển của côn
trùng, sâu bọ, loài gặm nhấm.
1.1.3: Hoạt động bảo quản thuốc trong kho
* Các điều kiện bảo quản thuốc trong kho
Về nguyên tắc, các điều kiện bảo quản là điều kiện ghi trên nhãn thuốc. Theo quy
định của Tổ chức Y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình thường là khô, thoáng và
nhiệt độ từ 15 – 25
0
C hoặc tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến
30
0
C. Phải tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt, mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu ô
nhiễm khác.
Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản thì bảo quản ở điều kiện bình thường.
Trường hợp ghi là bảo quản ở nơi mát, đông lạnh thì vận dụng các qui định sau:
- Độ ẩm: Điều kiện bảo quản “khô” là độ ẩm tương đối không quá 70% [ 3].
- Nhiệt độ: [ 3].
6
Bảng 1.1.Quy định về nhiệt độ kho
STT Khu vực Nhiệt độ
1 Kho lạnh ≤ 8
0
C
2 Tủ lạnh 2
0
C ÷ 8
0
C
3 Kho đông lạnh ≤ -10
0
C
4 Kho mát 8
0
C ÷ 15
0
C
5 Kho nhiệt độ phòng 15
0
C ÷ 25
0
C, có thể đến 30
0
C tùy thời gian
*Nhân sự:
- Theo qui mô của đơn vị, kho thuốc phải có đủ nhân viên, có trình độ phù hợp
với công việc được giao làm việc tại khu vực kho. Mọi nhân viên phải thường
xuyên được đào tạo về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, về kỹ năng chuyên môn và
phải được quy định rõ trách nhiệm, công việc của từng người bằng văn bản.
- Các cán bộ chủ chốt của kho có chức năng giám sát, kiểm tra, cần phải trung
thực, có những hiểu biết, kinh nghiệm cần thiết và phải có trình độ nghề nghiệp và
kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ được giao, đáp ứng các quy định của Nhà nước.
- Thủ kho phải là người có trình độ hiểu biết cần thiết về dược, về nghiệp vụ
bảo quản: phương pháp bảo quản, phương pháp quản lý sổ sách theo dõi xuất nhập,
chất lượng thuốc.
- Thủ kho phải có trình độ tối thiểu là dược sỹ trung học đối với cơ sở sản xuất,
bán buôn thuốc tân dược. Đối với cơ sở sản xuất, bán buôn thuốc y học cổ truyền,
dược liệu, thủ kho phải có trình độ tối thiểu là lương dược hoặc dược sỹ trung học.
- Thủ kho thuốc phải luôn cập nhật các thông tin , các tiến bộ khoa học về tồn
trữ và bảo quản.
7
- Thủ kho phải thường xuyên được đào tạo cập nhật những qui định mới của
nhà nước về bảo quản, quản lý thuốc, các phương pháp, tiến bộ khoa học kỹ thuật
được áp dụng trong bảo quản thuốc [ 4].
* Sắp xếp, bảo quản, an toàn lao động:
+ Sắp xếp:
Là một nhiệm vụ quan trọng của nghiệp vụ kho. Thông thường hàng hóa trong kho
được sắp xếp trên cơ sở như sau:
- Với mỗi nhóm thuốc, việc sắp xếp dựa vào tên thuốc theo trình tự ABC của
danh pháp thông thường.
- Với mỗi loại thuốc, việc sắp xếp phải dựa trên nguyên tắc FIFO tức là những
thuốc có hạn dùng ngắn, sắp hết hạn phải sắp ở phía ngoài, dễ quan sát, tiện theo
dõi, cấp phát.
- Ở các kho bảo quản phải có sơ đồ kho, sổ theo dõi hạn dùng, theo dõi số
lượng, chất lượng của hàng hóa đặt ở phía ngoài để tiện cho công tác quản lý [4].
+ Bảo quản thuốc
- Các điều kiện bảo quản được yêu cầu như: chủng loại bao bì, giới hạn nhiệt
độ, độ ẩm, việc bảo vệ tránh ánh sáng cần được duy trì trong suốt thời gian bảo
quản. Cần phải có sự chú ý tới các thuốc chứa hoạt chất kém bền vững đối với
nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng
- Bao bì thuốc phải được giữ nguyên vẹn trong suốt quá trình bảo quản. Không
dùng lẫn lộn bao bì đóng gói của loại này cho loại khác.
- Các thuốc đòi hỏi các điều kiện bảo quản đặc biệt cần phải bảo quản ở các
khu vực riêng biệt và được xây dựng và trang bị thích hơp.
- Các thuốc nhạy cảm với nhiệt độ phải được bảo quản ở kho lạnh hoặc trong
tủ lạnh. Nhiệt độ trong kho phải được kiểm tra ở các vị trí khác nhau của kho.
8
- Các thuốc nhạy cảm với ánh sáng phải được bảo quản trong bao bì kín, không
cho ánh sáng truyền qua hoặc trong phòng tối. Các thuốc dễ bay hơi và các thuốc
nhạy cảm với độ ẩm phải được bảo quản tại kho lạnh, bao bì đóng kín. Các chất hút
ẩm mạnh phải được bảo quản tại phòng khô, bao bì bằng thủy tinh hoặc nhựa đóng
kín. Nếu có thể thì nút phải được phủ parafin.
- Các thuốc có mùi phải được bảo quản trong bao bì kín, ở kho riêng.
- Dược liệu phải được bảo quản ở kho khô, thông thoáng. Các thùng hàng phải
được sắp xếp hợp lý, đảm bảo cho không khí lưu thông. Các vật liệu thích hợp để
làm bao bì bảo quản dược liệu có thể là thủy tinh, nhựa, giấy. Các dược liệu chứa
tinh dầu cũng phải được bảo quản trong bao bì kín.
- Các chất dễ cháy, nổ phải được bảo quản tại kho riêng, đáp ứng các quy định
của pháp luật.
- Phải định kỳ tiến hành việc đối chiếu thuốc trong kho theo cách so sánh thuốc
hiện còn và lượng hàng còn tồn theo phiếu theo dõi xuất nhập thuốc. Trong mọi
trường hợp, việc đối chiếu phải được tiến hành khi mỗi lô hàng được sử dụng hết.
- Tất cả các sai lệch, thất thoát cần phải được điều tra để tìm nguyên nhân do
lẫn lộn, cẩu thả hay các vấn đề sai trái khác.
- Thường xuyên kiểm tra số lô và hạn dùng để đảm bảo nguyên tắc nhập trước –
xuất trước hoặc hết hạn trước – xuất trước được tuân thủ, và để phát hiện hàng gần
hết hoặc hết hạn dùng.
- Định kỳ kiểm tra chất lượng của hàng lưu kho để phát hiện các biến chất, hư
hỏng trong quá trình bảo quản do điều kiện nhiệt độ, độ ẩm hoặc các yếu tố khác có
thể ảnh hưởng đến chất lượng thuốc, nguyên liệu.
- Thuốc, nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng, hết hạn dùng phải được
bảo quản ở khu vực riêng, phải dán nhãn, có biển hiệu thuốc, nguyên liệu chờ xử
9
lý. Phải có các biện pháp đề phòng việc cấp phát, sử dụng thuốc, nguyên liệu đã hết
hạn dùng, thuốc, nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
- Phải có các phương tiện vận chuyển và bảo quản thích hợp nhằm đảm bảo
cho thuốc, nguyên liệu tránh đổ vỡ và hư hỏng do các các điều kiện khí hậu vượt
quá qui định như nắng nóng, ẩm ướt trong suốt quá trình vận chuyển, bảo quản cần
lưu ý những loại thuốc, nguyên liệu có yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt.
+An toàn lao động:
- Nhân viên làm việc trong kho phải có quần áo bảo hộ lao động thích hợp.
- Tất cả thủ kho, công nhân làm việc tại khu vực kho phải được kiểm tra sức
khỏe định kỳ. Người mắc bệnh về đường hô hấp, hoặc có vết thương hở đều không
được làm việc trong khu vực bảo quản có trực tiếp xử lý thuốc [ 5].
*Hệ thống sổ sách ghi chép
- Quy trình thao tác: cần phải có sẵn, treo tại các nơi dễ đọc các quy trình thao
tác chuẩn đã được phê duyệt xác định phương pháp làm việc trong khu vực nhà
kho. Các quy trình này phải mô tả chính xác các quy trình về tiếp nhận và kiểm tra
thuốc nhập kho, bảo quản, vệ sinh và bảo trì kho tàng, thiết bị dùng trong bảo quản
(bao gồm các quy trình kiểm tra, kiểm soát côn trùng, chuột bọ ), quy định về việc
ghi chép các điều kiện bảo quản, an toàn thuốc tại kho và trong quá trình vận
chuyển, việc cấp phát thuốc, các bản ghi chép, bao gồm cả các bản ghi về đơn đặt
hàng của khách hàng, thuốc trả về, quy trình thu hồi và xác định đường đi của
thuốc, và của thông tin. Các quy trình này phải được xét duyệt, ký xác nhận và ghi
ngày tháng xét duyệt bởi người có thẩm quyền.
- Phải có một hệ thống sổ sách thích hợp cho việc ghi chép, theo dõi việc xuất
nhập các thuốc, bao gồm tên thuốc, số lô, hạn dùng, số lượng, chất lượng thuốc,
nhà cung cấp, nhà sản xuất, đáp ứng các quy định của pháp luật. Nếu các loại sổ
10
sách được vi tính hóa thì phải tuân theo các quy định của pháp luật. Phải có các quy
định, biện pháp phòng ngừa cụ thể để tránh việc xâm nhập.
+ Phiếu theo dõi xuất nhập thuốc
+ Phiếu theo dõi chất lượng thuốc
+ Các biểu mẫu khác theo quy định
Phải có phiếu theo dõi xuất nhập thuốc riêng cho từng loại sản phẩm cũng như cho
từng loại quy cách sản phẩm.
Đối với việc cấp phát, tiếp nhận thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần
phải tuân theo các quy định về hồ sơ tài liệu tại các quy chế liên quan [6].
1.1.4. Hoạt động tồn trữ hàng hóa
* Xu hướng dự trữ thuốc ở các nước phát triển
Ở các nước phát triển, hệ thống cung ứng thuốc tương đối hoàn chỉnh, điểm
bán lẻ thuốc và các bệnh viện sử dụng sản phẩm của một hãng dược phẩm nào đó,
thường không phải dự trữ các thuốc của họ khi có nhu cầu hoặc báo trước thời
điểm nhận hoặc có các nhu cầu bất thường, sau một thời gian ngắn – thường tính
bằng phút – các yêu cầu sẽ được đáp ứng ngay. Điều này đã được thực hiện một
cách dễ dàng bởi vì:
- Hệ thống thông tin liên lạc rất thuận tiện, các cơ sở cung ứng có đội ngũ tiếp
nhận thông tin rất thành thạo, thông tin họ có thể nhận được hầu như lập tức, ở bất
kỳ thời điểm nào trong ngày. Hệ thống điều hành trung tâm để xử lý yêu cầu và ra
các mệnh lệnh thực hiện rất hoàn chỉnh và tự động hóa cao.
- Hệ thống giao thông vận tải rất thuận tiện, có nhiều loại hình và phương tiện
vận tải phù hợp với từng loại nhu cầu.
- Hệ thống kho tồn trữ của hệ thống cung ứng được phân bố rộng khắp đảm
bảo việc cung ứng theo yêu cầu nhanh nhất và đạt hiệu quả tối ưu.
11
- Đội ngũ làm công tác cung ứng có trình độ thực hành cao, họ được đào tạo
công phu, đội ngũ này luôn được đào tạo lại và đào tạo nâng cao để bắt kịp với xu
thế phát triển chung. Lương của họ khá cao, họ rất có ý thức hoàn thành nhiệm vụ
của bản thân.
Các yếu tố này đã đảm bảo việc đáp ứng nhu cầu của các cơ sở điều trị, do vậy
hệ thống tồn trữ của bệnh viện thực tế không cần thiết lắm. Nếu tính giá thuốc
thuần túy có thể cao hơn so với việc mua thuốc để tồn trữ ở hệ thống kho riêng,
nhưng giá điều trị lại thấp hơn vì giảm được các chi phí về kho, con người và các
chi phí khác cho hệ thống tồn trữ riêng này[7], [8].
Do vậy ở các nhà nước phát triển việc dự trữ thuốc tại bệnh viện ít được quan
tâm trừ ở những nơi quá xa xôi. Hệ thống cung ứng thuốc rất phát triển, hệ thống
này có quan hệ rất chặt chẽ với các cơ sở điều trị và đảm bảo cung ứng thuốc rất tốt
cho nhu cầu sử dụng thuốc cả về lượng và thời gian đáp ứng. Các cơ sở điều trị
luôn được cung cấp các thông tin cần thiết về thuốc và các tiến bộ KHKT dược [ 9].
* Thực trạng về bảo quản, dự trữ thuốc tại Việt Nam trong những năm gần đây
+ Thực trạng về bảo quản
- Về hệ số sử dụng kho: Theo một số tác giả tất cả các kho thuốc đều có hệ số
sử dụng diện tích, thể tích gấp nhiều lần độ cho phép, kho quá chật, thiếu diện tích
thông thoáng, nhiều kho vừa là nơi bảo quản vừa là nơi xuất nhập hàng [ 10].
- Trang thiết bị bảo quản: Chỉ có 3 kho có nhà lạnh để bảo quản thuốc ( công ty
Dược phẩm TW1, công ty Ditherm, công ty Zuellig). Các trang thiết bị bảo quản,
bao gói, đồ bao gói ra lẻ thuốc cũng còn thiếu nhiều. Tuy nhiên có tới 80-90% các
kho đã trang bị hệ thống quạt thông gió và máy điều hòa không khí nên đã đáp ứng
được yêu cầu bảo quản tại các kho.
12
- Trang thiết bị vận chuyển, chất xếp hàng hóa: theo khảo sát tại địa bàn Hà Nội
mức độ cơ giới hóa của kho còn thấp, hầu như mới chỉ có 50% số kho đủ các loại xe
nâng, xe đẩy, xe chở hàng. Một số phương tiện rẻ tiền như giá, kệ, bục, tủ đựng
thuốc cũng mới được khoảng 50% các kho đầu tư đầy đủ [ 10].
- Điều kiện nhiệt độ, độ ẩm tại các kho: hầu như tất cả các kho đều có quạt
thông gió và máy điều hòa không khí đáp ứng được cả về điều kiện nhiệt độ và độ
ẩm [ 10].
+ Thực trạng về dự trữ thuốc
- Đảm bảo luôn đủ thuốc (số lượng thuốc, chủng loại thuốc, dạng bào chế) và
đảm bảo chất lượng thuốc cho nhu cầu điều trị của bệnh viện.
- Chủ yếu dựa trên kinh nghiệm .
- Thường không áp dụng theo công thức chung.
- Phải phù hợp với khả năng của ngân sách và của người bệnh (nếu dự trữ quá
ít sẽ ảnh hưởng tới công tác điều trị, còn nếu dự trữ số lượng lớn làm cho chi phí
tăng cao lãng phí.
Việc lựa chọn dự trữ bao nhiêu tùy vào hiện trạng cụ thể của bệnh viện và các yếu
tố liên quan. [ 11].
* Khái quát về GSP
- Định nghĩa
GSP là các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển
nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận
chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thành phẩm thuốc có chất lượng đã
định khi đến tay người tiêu dùng.
13
- Mục đích và phạm vi áp dụng
Mục đích: Đảm bảo chất lượng thuốc đến tận tay người sử dụng.
Phạm vi áp dụng: Nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán, tồn trữ
thuốc, các khoa dược bệnh viện, viện nghiên cứu và trung tâm y tế.
* Vài nét về GSP tại Việt Nam
Năm 1985, Liên đoàn dược phẩm quốc tế FIP đã đưa ra các nguyên tắc của
thực hành tốt bảo quản thuốc. Thông qua các biện pháp riêng thích hợp cho bảo
quản, vận chuyển nguyên liệu ban đầu và sản phẩm trong tất cả các giai đoạn sản
xuất để khi đến tay người tiêu dùng thành phẩm vẫn giữ nguyên tính chất và chất
lượng quy định. Các nước phát triển cũng như một số nước đang phát triển đã
nhanh chóng triển khai áp dụng, thậm chí xây dựng thành tiêu chuẩn riêng cho
quốc gia mình.
Việt Nam đang trên đà hội nhập kinh tế thế giới, việc nâng cao năng lực sản
xuất và chất lượng hàng hóa đang là vấn đề sống còn đối với ngành dược. Ngày 29
tháng 6 năm 2001 Bộ trưởng Bộ Y Tế đã ban hành quyết định số 2701/2001/QĐ-
BYT về việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn “Thực hành tốt bảo quản thuốc”. Đây là
văn bản chính quy đầu tiên của Việt Nam hướng dẫn áp dụng các nguyên tắc bảo
quản thuốc tốt. Nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng tư
vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, cách đây 3 năm Thông
tư số 22/2011/TT – BYT quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện
được Bộ Y tế ban hành ngày 10/6/2011 nhằm thay thế cho các quy định về “ Quy
chế công tác khoa Dược”, “ Dược sĩ phụ trách kho và cấp phát”, “ Dược sĩ pha chế
thuốc” và “ Trưởng khoa Dược” được ban hành từ năm 1997.
Theo đó, khoa Dược bệnh viện có chức năng quản lý và tham mưu cho giám
đốc bệnh viện về toàn bộ công tác Dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp
14
đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý. Khoa Dược bệnh viện phải được bố trí ở địa diểm thuận tiện
cho việc vận chuyển và cấp phát, có đủ điều kiện về bảo quản thuốc theo nguyên
tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, điều kiện làm việc cho cán bộ, nhân viên khoa
Dược (hệ thống máy vi tính; máy in; điện thoại; internet; fax; phần mềm quản lý sử
dụng thuốc, hóa chất pha chế; tài liệu liên quan về thuốc, về nghiệp vụ dược) và tạo
điều kiện đầy đủ hỗ trợ công tác thông tin, tư vấn và quản lý sử dụng thuốc.
1.2. Khái quát về thuốc tiêm truyền tĩnh mạch
1.2.1.Thuốc tiêm
Là dạng thuốc vô khuẩn, có thể ở dạng lỏng (dung dịch, hỗn dịch hay nhũ
tương) hoặc có thể ở dạng bột được đóng cùng với một ống chất lỏng thích hợp
dùng để pha chế thành dung dịch hay hỗn dịch ngay trước khi tiêm, để tiêm vào cơ
thể theo nhiều đường tiêm khác nhau .
1.2.2. Tiêm truyền tĩnh mạch
Thuốc tiêm truyền tĩnh mạch là những chế phẩm thuốc vô khuẩn dùng để truyền
vào tĩnh mạch cơ thể được pha chế sản xuất bằng cách hòa tan, phân tán hoặc nhũ
hóa dược chất và các tá dược vào một dung môi hay hỗn hợp dung môi thích hợp.
Trong điều kiện tuân thủ các yêu cầu về pha chế, sản xuất các chế phẩm thuốc vô
khuẩn để tránh nhiễm tạp vi sinh vật vào thuốc.
* Các loại dịch truyền
- Dinh dưỡng ( glucose, acidamin)
- Dung dịch kiềm hóa và acid hóa
- Máu và các chế phẩm của máu
- Các chế phẩm thay thế máu: Dextran
15
- Dung dịch ưu trương
- Dung dịch đẳng trương
Thuốc tiêm tĩnh mạch đi thẳng vào máu nên có tác dụng nhanh, nhưng cũng
dễ gây sốc và tử vong hơn các đường dùng khác. Đưa thuốc vào cơ thể qua đường
tiêm tĩnh mạch là biện pháp thường dùng tại các cơ sở y tế nhằm đạt hiệu quả điều
trị nhanh. Nhờ quá trình tuần hoàn máu, thuốc đến đích tác dụng. Nếu đưa thuốc
bằng truyền tĩnh mạch liên tục thì nồng độ thuốc trong máu được coi là ở trạng thái
hằng định trong suốt quá trình tiêm truyền.
Lợi ích điều trị khi sử dụng thuốc qua đường tiêm tĩnh mạch là điều không
thể phủ nhận. Tuy nhiên, cũng chính vì đưa thuốc trực tiếp vào hệ tuần hoàn nên
đây là đường dùng thuốc có tỷ lệ rủi ro cao. Vì vậy, đưa thuốc qua đường tiêm tĩnh
mạch chỉ được tiến hành tại các cơ sở y tế có phương tiện cấp cứu theo quy định,
và phải thực hiện bởi nhân viên y tế đã qua đào tạo. Các đường dùng thuốc đều có
thể gây dị ứng hoặc sốc phản vệ, nhưng với việc đưa thuốc qua đường tĩnh mạch
thì nguy cơ này được đặt lên hàng đầu vì có thể xảy ra ngay tức khắc với mức độ
rất trầm trọng, thậm chí không hồi phục và gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh
nhân. Vì vậy, mọi trường hợp đưa thuốc bằng đường này đều phải có hộp thuốc cấp
cứu thường trực bên cạnh. Trước khi sử dụng thuốc, phải khai thác tiền sử dị ứng
của người bệnh và làm thử nghiệm loại thuốc sẽ dùng.
* Yêu cầu bảo quản các loại dịch truyền
Ngoài các yêu cầu chung về bảo quản thuốc, thuốc TTTM còn có một số đặc điểm
khác biệt về bảo quản do tính chât và dạng bào chế như :
- Thuốc ở dạng dung dịch hoặc hỗn dịch
- Thể tích lớn
- Độ ổn định kém hơn các dạng bào chế khác
16
Do đó thuốc cần phải tránh tuyệt đối một số tác nhân vật lý như ánh sáng, nhiệt độ.
Thủ kho TTTM cần phải:
- Tuân thủ đúng yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất
- Thường xuyên kiểm tra bằng cảm quan sự ổn định của thuốc (màu sắc, độ đồng
nhất của dung dịch, độ lắng cặn, phân lớp)
1.3. Một vài nét về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
1.3.1.Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Bệnh viện HN Việt Đức là một bệnh viện ngoại khoa hạng đặc biệt, được thành lập
ngày 8/1/1902, là một trong những trung tâm phẫu thuật lớn nhất của Việt Nam.
Hàng năm phẫu thuật hàng chục nghìn ca với những chuyên khoa sâu khác nhau như :
Khoa phẫu thuật sọ não
Khoa phẫu thuật tim mạch
Khoa phẫu thuật nhi
Khoa phẫu thuật tiêu hóa
Khoa phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Khoa phẫu thuật cấp cứu bụng
Khoa phẫu thuật nhiễm khuẩn
Khoa phẫu thuật tiết niệu
Khoa phẫu thuật gan mật
Khoa phẫu thuật cột sống
Khoa phẫu thuật nội soi
Khoa phẫu thuật tạo hình hàm mặt
Khoa thận lọc máu
17
Bệnh viện có 8 phòng chức năng, 18 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng và 1 đơn
vị trực thuộc cùng với 5 bộ môn của trường Đại học Y Hà Nội đặt tại Bệnh viện.
Bệnh viện HN Việt Đức có 7 chức năng và nhiệm vụ sau:
- Khám, chữa bệnh
- Phòng bệnh
- Đào tạo
- Nghiên cứu khoa học
- Chỉ đạo tuyến
- Hợp tác quốc tế
- Quản lý kinh tế
1.3.2.Khoa Dược BVHN Việt Đức
- Cùng với sự ra đời của bệnh viện khoa Dược đã được thành lập để cung ứng
thuốc hóa chất vật tư tiêu hao cho bệnh viện. Thời kỳ chống Mỹ khoa Dược là một
bộ phận pha chế dịch truyền lớn chi viện cho các cơ sở khác khi đất nước còn gặp
khó khăn.
- Thời kì đổi mới, hòa chung với sự phát triển của bệnh viện, khoa Dược cũng
không ngừng phát triển: công tác thông tin, dược lâm sàng được triển khai ngày
càng mở rộng, cung ứng thuốc đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu điều trị.
- Tổ chức khoa Dược
18
Hình 1.1 Tổ chức khoa Dược
1.3.3. Nhân lực của khoa Dược năm 2013
Bảng 1.2.Nhân lực của khoa Dược
Số cán bộ nhân viên Tổng Tỷ lệ ( % )
Dược sỹ 7 28
Dược sỹ TH 14 56
Nhân lực khác 4 16
Tổng 25 100
Trưởng khoa
Tổ pha chế, kiểm
nghiệm, kiểm soát
Tổ kho và cấp phát
Tổ dược lâm sàng,
thông tin thuốc
Tổ nghiệp vụ Dược
Tổ thống kê
Nhà thuốc